Trong Lòng Vợ Tôi Có Một Ánh Trăng Sáng
-
Chương 17
Chủ nhật, ngày 13 tháng 7 năm 2019, trời quang.
Nghe xong câu “không phải thế anh chỉ muốn nói với em là tiền của bố anh đều là tiền của mẹ anh hết anh có tiền riêng của mình anh muốn hỏi em là phải cần bao nhiêu tiền thì cả đời này em mới không còn muốn ly hôn với anh nữa” của Phương tiên sinh, tôi lập tức liền kéo anh ấy đi vào trong rừng cây nhỏ.
Không hôn sâu anh ấy một cái thì tôi quả thực là có lỗi với Thượng Đế quá rồi, bất chấp bây giờ có đang là giữa ban ngày ban mặt và trong lòng thì đang cảm thấy ngượng ngùng không ngớt.
Làm sao bây giờ tôi phát hiện ra kể từ sau khi quen biết anh ấy cả người tôi đều đã bị anh ấy làm cho xiêu vẹo hết cả rồi chẳng những tính tình đã trở nên bừa bãi hơn mà ngay đến cả khi nói khi viết cũng đều không thèm thêm dấu chấm câu vào nữa.
Aiz, tự dưng thấy nhớ hình tượng e dè ngày xưa của tôi quá.
Tôi nghĩ là tôi lại muốn đi gặp Cha để sám hối nữa rồi.
Còn nhớ rõ lần đầu tiên gặp mặt Phương tiên sinh, tôi còn tưởng là tôi đã gặp phải một tên biến thái rồi cơ chứ.
Người thích múa ba-lê trong thành phố G này cũng không nhiều lắm, nhà hát cũng không được quá lớn, mỗi buổi biểu diễn đều rất hiếm khi nào có thể lấp kín được tất cả các ghế ngồi. Không biết bắt đầu từ khi nào mà cứ mỗi lần tôi lên sân khấu biểu diễn là sẽ luôn có một người đội mũ đeo khẩu trang tới xem diễn.
Anh ta lúc nào cũng ngồi lẻ loi ở vị trí tối tăm nhất trong nhà hát, bốn phía thì trống trơn, trông cứ như là một hòn đảo cô độc đang bị ngăn cách với thế giới này vậy.
Số lần tới xem diễn của anh ta rất nhiều, tôi khó tránh được có cảm giác kỳ quái, có mấy lần tôi nhịn không được chỉ muốn chạy qua nói với anh ta: “Tiên sinh, ở phía trước vẫn còn có ghế trống, hay là anh lên ghế trước ngồi đi, anh ngồi ở chỗ này cũng không thể nhìn thấy rõ được màn biểu diễn ở trên sân khấu đâu.” Thế nhưng lại sợ làm như vậy là quá bất lịch sự cho nên tôi cũng chỉ dám nghĩ mà thôi.
Hay là anh ta là bị mù? Chắc tới đây cũng chỉ là vì muốn được nghe nhạc mà thôi. Tôi liền nghĩ theo một hướng khác.
Thế nhưng có một ngày, lúc đó tôi vừa mới múa xong, đang tẩy trang thì biên kịch đột nhiên mang theo vẻ mặt như bị táo bón đi vào nói với tôi rằng:
“Lạp Sênh, vừa nãy trong lúc cậu múa có một tên biến thái dùng ống nhòm để soi cậu đấy!”
Tôi nghệt mặt ra, nói: “Chắc không phải chứ, nhà hát của chúng ta nhỏ như vậy, xem tôi biểu diễn mà cũng cần phải dùng đến ống nhòm à?”
Biên kịch nói: “Thật mà! Tôi không có lừa cậu đâu, tên đó ngồi một góc ở hàng ghế cuối cùng, đội mũ đeo khẩu trang, trong tay còn cầm cả ống nhòm nữa cơ.”
Lúc ấy tôi thật sự bị dọa sợ đến phát khiếp lên được, lập tức đi tìm người phụ trách của nhà hát nói: “Các anh không thể người nào cũng cho vào như thế được, các anh có biết là vừa rồi có một tên biến thái đã trà trộn vào bên trong được một lúc lâu rồi không hả?!”
Người phụ trách nói: “Đâu có đâu, buổi biểu diễn nào chúng tôi cũng đều kiểm soát khán giả rất gắt gao, chưa từng để xảy ra sự cố gì ngoài ý muốn cả.”
Tôi nói: “Thế nhưng mà vừa nãy có một tên ngồi ở hàng ghế cuối cùng cứ luôn dùng ống nhòm để nhìn tôi!”
Người phụ trách giở quy định của nhà hát ra xem lại, sau đó nghiêm túc nói cho tôi biết: “Tiếu tiên sinh, trong này không hề có quy định khán giả không thể dùng ống nhòm để xem diễn. Cho nên cậu không thể nào kết luận vị tiên sinh kia là biến thái được.”
Tôi cảm thấy có hơi bực mình, thế nhưng cũng không còn cách nào khác, tôi đã ký hợp đồng năm năm với nhà hát, tiền cũng đã nhận rồi, cho nên không thể nào bỏ diễn được.
Về sau, cứ mỗi lần đến lượt tôi biểu diễn là tôi lại cố tình hung tợn trợn mắt với tên biến thái kia một cái, tỏ ý cảnh cáo tên đó không được xằng bậy.
Tôi nghĩ làm như thế thì chắc là tên đó sẽ biết tiết chế lại một chút.
Thế nhưng mà lúc biểu diễn xong tiết mục hạ màn, một nhân viên đã chạy tới đưa cho tôi một bó hoa tulip màu đỏ.
“Là của vị tiên sinh ngồi ở hàng cuối cùng tặng cho đấy.” Cậu ta nói.
Tôi lại càng cảm thấy tôi đã đụng phải một tên biến thái rồi.
Thế nào cũng có cảm giác đó là một tên biến thái.
Nghe xong câu “không phải thế anh chỉ muốn nói với em là tiền của bố anh đều là tiền của mẹ anh hết anh có tiền riêng của mình anh muốn hỏi em là phải cần bao nhiêu tiền thì cả đời này em mới không còn muốn ly hôn với anh nữa” của Phương tiên sinh, tôi lập tức liền kéo anh ấy đi vào trong rừng cây nhỏ.
Không hôn sâu anh ấy một cái thì tôi quả thực là có lỗi với Thượng Đế quá rồi, bất chấp bây giờ có đang là giữa ban ngày ban mặt và trong lòng thì đang cảm thấy ngượng ngùng không ngớt.
Làm sao bây giờ tôi phát hiện ra kể từ sau khi quen biết anh ấy cả người tôi đều đã bị anh ấy làm cho xiêu vẹo hết cả rồi chẳng những tính tình đã trở nên bừa bãi hơn mà ngay đến cả khi nói khi viết cũng đều không thèm thêm dấu chấm câu vào nữa.
Aiz, tự dưng thấy nhớ hình tượng e dè ngày xưa của tôi quá.
Tôi nghĩ là tôi lại muốn đi gặp Cha để sám hối nữa rồi.
Còn nhớ rõ lần đầu tiên gặp mặt Phương tiên sinh, tôi còn tưởng là tôi đã gặp phải một tên biến thái rồi cơ chứ.
Người thích múa ba-lê trong thành phố G này cũng không nhiều lắm, nhà hát cũng không được quá lớn, mỗi buổi biểu diễn đều rất hiếm khi nào có thể lấp kín được tất cả các ghế ngồi. Không biết bắt đầu từ khi nào mà cứ mỗi lần tôi lên sân khấu biểu diễn là sẽ luôn có một người đội mũ đeo khẩu trang tới xem diễn.
Anh ta lúc nào cũng ngồi lẻ loi ở vị trí tối tăm nhất trong nhà hát, bốn phía thì trống trơn, trông cứ như là một hòn đảo cô độc đang bị ngăn cách với thế giới này vậy.
Số lần tới xem diễn của anh ta rất nhiều, tôi khó tránh được có cảm giác kỳ quái, có mấy lần tôi nhịn không được chỉ muốn chạy qua nói với anh ta: “Tiên sinh, ở phía trước vẫn còn có ghế trống, hay là anh lên ghế trước ngồi đi, anh ngồi ở chỗ này cũng không thể nhìn thấy rõ được màn biểu diễn ở trên sân khấu đâu.” Thế nhưng lại sợ làm như vậy là quá bất lịch sự cho nên tôi cũng chỉ dám nghĩ mà thôi.
Hay là anh ta là bị mù? Chắc tới đây cũng chỉ là vì muốn được nghe nhạc mà thôi. Tôi liền nghĩ theo một hướng khác.
Thế nhưng có một ngày, lúc đó tôi vừa mới múa xong, đang tẩy trang thì biên kịch đột nhiên mang theo vẻ mặt như bị táo bón đi vào nói với tôi rằng:
“Lạp Sênh, vừa nãy trong lúc cậu múa có một tên biến thái dùng ống nhòm để soi cậu đấy!”
Tôi nghệt mặt ra, nói: “Chắc không phải chứ, nhà hát của chúng ta nhỏ như vậy, xem tôi biểu diễn mà cũng cần phải dùng đến ống nhòm à?”
Biên kịch nói: “Thật mà! Tôi không có lừa cậu đâu, tên đó ngồi một góc ở hàng ghế cuối cùng, đội mũ đeo khẩu trang, trong tay còn cầm cả ống nhòm nữa cơ.”
Lúc ấy tôi thật sự bị dọa sợ đến phát khiếp lên được, lập tức đi tìm người phụ trách của nhà hát nói: “Các anh không thể người nào cũng cho vào như thế được, các anh có biết là vừa rồi có một tên biến thái đã trà trộn vào bên trong được một lúc lâu rồi không hả?!”
Người phụ trách nói: “Đâu có đâu, buổi biểu diễn nào chúng tôi cũng đều kiểm soát khán giả rất gắt gao, chưa từng để xảy ra sự cố gì ngoài ý muốn cả.”
Tôi nói: “Thế nhưng mà vừa nãy có một tên ngồi ở hàng ghế cuối cùng cứ luôn dùng ống nhòm để nhìn tôi!”
Người phụ trách giở quy định của nhà hát ra xem lại, sau đó nghiêm túc nói cho tôi biết: “Tiếu tiên sinh, trong này không hề có quy định khán giả không thể dùng ống nhòm để xem diễn. Cho nên cậu không thể nào kết luận vị tiên sinh kia là biến thái được.”
Tôi cảm thấy có hơi bực mình, thế nhưng cũng không còn cách nào khác, tôi đã ký hợp đồng năm năm với nhà hát, tiền cũng đã nhận rồi, cho nên không thể nào bỏ diễn được.
Về sau, cứ mỗi lần đến lượt tôi biểu diễn là tôi lại cố tình hung tợn trợn mắt với tên biến thái kia một cái, tỏ ý cảnh cáo tên đó không được xằng bậy.
Tôi nghĩ làm như thế thì chắc là tên đó sẽ biết tiết chế lại một chút.
Thế nhưng mà lúc biểu diễn xong tiết mục hạ màn, một nhân viên đã chạy tới đưa cho tôi một bó hoa tulip màu đỏ.
“Là của vị tiên sinh ngồi ở hàng cuối cùng tặng cho đấy.” Cậu ta nói.
Tôi lại càng cảm thấy tôi đã đụng phải một tên biến thái rồi.
Thế nào cũng có cảm giác đó là một tên biến thái.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook