Trở Về Thập Niên 70 Làm Thú Y
-
Chương 19: Bán Cá
Nghe vậy Hà Hưng Gia có chút dao động, anh đang băn khoăn không biết kiếm tiền bằng cách nào đây. Kỳ trước nhờ theo dõi heo rừng mới tìm thấy nhân sâm. Song Hà Hưng Gia không nghĩ mình sẽ lại gặp được kỳ ngộ thêm lần nào nữa, bởi may mắn đâu đến hoài như vậy.
Còn việc đánh cá, đối với người ta là khó chứ đối với Hà Hưng Gia là muỗi. Mặc dù không nghe rõ tụi nó nói chuyện nhưng anh có thể nghe tiếng động “ọc ọc” của bọn chúng. Vì vậy chỉ cần lần mò theo âm thanh đó sẽ tìm ra được vị trí tụi cá ẩn náu, không lo chết đói.
Không chần chừ nữa, Hà Hưng Gia liền hỏi mượn Hưng Quốc dụng cụ đánh bắt. Tìm ra phương pháp kiếm tiền, anh thích thú chỉ mong trời sáng nhanh nhanh để còn đi thả lưới.
Hôm sau, khi bầu trời vẫn còn khoác trên mình chiếc áo màu lam đậm điểm vài nét tối, đã thấy Hà Hưng Gia tay xách nách mang nào là thùng nào là lưới đi một mạch ra sông. Anh chọn vị trí thượng nguồn, lắng tai nghe chỗ nào phát ra tiếng “ọc … ọc … ọc” nhiều nhất liền quăng chài cái vút.
Hiệu quả thật nha, còn chưa kịp nóng đít đã thấy mấy con cá bị mắc vào lưới đang ra sức quẫy đuôi bạch bạch cố gắng thoát thân.
Nhấc nhấc áng chừng chắc cũng phải được cỡ chục cân rồi, Hà Hưng Gia liền thu lưới.
Để xem nào, không biết có xách nổi lên đến huyện không đây, chưa kể trong thùng còn có nước xô qua xô lại ục à ục ịch.
Hà Hưng Gia tay trái vắt lưới lên vai, tay phải xách thùng cá…nhẹ tênh.
Ồ, tên nguyên chủ này thể lực cũng không tồi đấy chứ.
May mà nguyên chủ là con nhà nông đâm ra tay chân rắn rỏi, cộng thêm việc trước kia thường hay rong ruổi khắp núi đồi, hoặc khi rảnh thì lại trèo đèo lội suối cùng đám bạn nên cơ thể cũng dẻo dai săn chắc. Bằng không e là chưa đi được nửa đường thì Hà Hưng Gia đã thoái hoá khớp nách rồi.
Vừa đặt chân đến huyện thì trời cũng đã sáng, vì không có nhiều quan hệ, Hà Hưng Gia đành phải đi tìm Triệu Toàn.
Khi thấy Hà Hưng Gia khệ nệ ôm thùng cá đến tìm mình, Triệu Toàn không nhiều lời, liền dẫn anh đi đến ban quản lý chợ nông sản của huyện.
Quản lý chợ nhìn thùng cá tươi rói, cũng chả kỳ kèo mà trực tiếp mua luôn.
Đúng là quan hệ rộng thật, càng ngày Hà Hưng Gia càng thấy nể tên Triệu Toàn này, hơn nữa càng thêm chắc chắn thân phận của anh ta không phải hạng tầm thường.
Thấy thùng cá của Hà Hưng Gia chỉ có vài loại, toàn là những loài cá sông quen mắt nên người quản lý trả 3 hào 5 xu một cân, bán cả mười cân cá đó chỉ thu về được 3 đồng lẻ 7 hào.
Đừng nhìn sáng sớm phải dậy đánh cá rồi mang lên huyện bán là cực khổ mà ngại nha, thật ra công việc này kiếm rất được đó. Hưng Nghiệp bây giờ đi làm công nhân tạm thời cả tháng cũng chỉ có 18 đồng rưỡi. Ngay cả những người dân mẫn cán, ngày ngày làm lụng vất vả gom góp từng công điểm ròng rã cả năm trời cũng chỉ kiếm được có mấy chục đồng. Thế mà Hà Hưng Gia chỉ mất có buổi sáng thôi mà đã thu về xấp xỉ 1/6 tháng lương công nhân tạm thời, con số không chê vào đâu được!
Vả lại nguyên chủ trước đây một công điểm cũng chưa kiếm nổi thì đâu ra chuyện được đại đội chia tiền, không nợ tiền đại đội đã là may mắn lắm rồi.
Trên đường về, Hà Hưng Gia nhẩm tính, chăm chỉ đánh cá chắc chắn không sợ đói nhưng mà đi lại vất vả quá, chắc một tuần hai lần…mà thôi, tuần ba lần đi. Bởi Hà Hưng Gia biết sức mình đến đâu, nếu ngày nào cũng xách cá lên huyện chắc tiền bán không đủ bù mua dầu xức khớp với thay đế giày.
Tìm được nguồn thu nhập ổn định rồi, Hà Hưng Gia liền nghĩ ngay đến chuyện khác. Cũng đã xấp xỉ 10 ngày kể từ khi anh ném hai con chuột vào nhà chủ nhiệm Tôn, chờ cho đến khi cả nhà bọn họ không chịu nổi sự phá hoại của hai đứa nó nữa thì anh sẽ mua một gói thuốc chuột rồi tiễn hai đứa nó đi chầu trời.
Cho nên lần kế tiếp lên huyện thành, Hà Hưng Gia quyết định chọn ngày Chủ Nhật để khởi hành. Nhưng trước hết anh phải đến gặp Hà Hữu Thụ xin nghỉ, đặc biệt là còn phải mặc bộ quần áo mới mà Lý Nhị Anh vừa may cho nữa.
Lần này cũng quá trình cũng thuận lợi y như lần trước. Giao cá, thu tiền, nhanh gọn dễ dàng. Sau đó, Hà Hưng Gia ba chân bốn cẳng phi thật nhanh đến khu vực gần nhà chủ nhiệm Tôn ngồi chờ thời.
Đúng như dự đoán, cái thằng Tôn Viễn Siêu kia chẳng có lúc nào ở nhà, sáng sớm đã thấy hắn cùng mấy tên đầu trâu mặt ngựa đi ăn chơi đàn đúm.
Người thứ hai ra khỏi nhà là một ông bác trung niên, hẳn đây chính là chủ nhiệm Tôn đức cao vọng trọng, nhưng không hiểu sao sáng Chủ Nhật không nghỉ ở nhà mà lại đi ra ngoài thế kia.
Đúng ý Hà Hưng Gia rồi, chắc chắn bây giờ chỉ còn lại mỗi bà vợ trông nhà.
Hà Hưng Gia đợi thêm một chút, sau đó anh đứng dậy sửa sang lại quần áo rồi tiến đến gõ cửa. Mở cửa cho Hà Hưng Gia là một người phụ nữ trung niên, bà nhìn anh một lượt từ đầu đến chân rồi tò mò hỏi: “Cậu là ai.”
“Chào thím, cháu là nhân viên của [Đội phòng chống 4 hại], không biết nhà thím có ‘4 hại’ không, có yêu cầu chúng cháu hỗ trợ gì không ạ?”
“4 hại??”
“Đúng vậy, ‘4 hại’ chính là những con: ruồi, muỗi, gián, chuột. Vào những năm 1958, để bảo vệ sức khoẻ người dân, nhà nước chúng ta ban hành chính sách diệt trừ ‘4 hại’. Hưởng ứng sự kêu gọi của quốc gia, trạm chăn nuôi huyện chúng ta đã thành lập một tiểu đội chuyên phòng chống ‘4 hại’ nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ người dân, đội sẽ đi đến từng ngõ ngách của từng nhà để giúp họ giải quyết những phiền não do ‘4 hại’ gây ra.”
Còn việc đánh cá, đối với người ta là khó chứ đối với Hà Hưng Gia là muỗi. Mặc dù không nghe rõ tụi nó nói chuyện nhưng anh có thể nghe tiếng động “ọc ọc” của bọn chúng. Vì vậy chỉ cần lần mò theo âm thanh đó sẽ tìm ra được vị trí tụi cá ẩn náu, không lo chết đói.
Không chần chừ nữa, Hà Hưng Gia liền hỏi mượn Hưng Quốc dụng cụ đánh bắt. Tìm ra phương pháp kiếm tiền, anh thích thú chỉ mong trời sáng nhanh nhanh để còn đi thả lưới.
Hôm sau, khi bầu trời vẫn còn khoác trên mình chiếc áo màu lam đậm điểm vài nét tối, đã thấy Hà Hưng Gia tay xách nách mang nào là thùng nào là lưới đi một mạch ra sông. Anh chọn vị trí thượng nguồn, lắng tai nghe chỗ nào phát ra tiếng “ọc … ọc … ọc” nhiều nhất liền quăng chài cái vút.
Hiệu quả thật nha, còn chưa kịp nóng đít đã thấy mấy con cá bị mắc vào lưới đang ra sức quẫy đuôi bạch bạch cố gắng thoát thân.
Nhấc nhấc áng chừng chắc cũng phải được cỡ chục cân rồi, Hà Hưng Gia liền thu lưới.
Để xem nào, không biết có xách nổi lên đến huyện không đây, chưa kể trong thùng còn có nước xô qua xô lại ục à ục ịch.
Hà Hưng Gia tay trái vắt lưới lên vai, tay phải xách thùng cá…nhẹ tênh.
Ồ, tên nguyên chủ này thể lực cũng không tồi đấy chứ.
May mà nguyên chủ là con nhà nông đâm ra tay chân rắn rỏi, cộng thêm việc trước kia thường hay rong ruổi khắp núi đồi, hoặc khi rảnh thì lại trèo đèo lội suối cùng đám bạn nên cơ thể cũng dẻo dai săn chắc. Bằng không e là chưa đi được nửa đường thì Hà Hưng Gia đã thoái hoá khớp nách rồi.
Vừa đặt chân đến huyện thì trời cũng đã sáng, vì không có nhiều quan hệ, Hà Hưng Gia đành phải đi tìm Triệu Toàn.
Khi thấy Hà Hưng Gia khệ nệ ôm thùng cá đến tìm mình, Triệu Toàn không nhiều lời, liền dẫn anh đi đến ban quản lý chợ nông sản của huyện.
Quản lý chợ nhìn thùng cá tươi rói, cũng chả kỳ kèo mà trực tiếp mua luôn.
Đúng là quan hệ rộng thật, càng ngày Hà Hưng Gia càng thấy nể tên Triệu Toàn này, hơn nữa càng thêm chắc chắn thân phận của anh ta không phải hạng tầm thường.
Thấy thùng cá của Hà Hưng Gia chỉ có vài loại, toàn là những loài cá sông quen mắt nên người quản lý trả 3 hào 5 xu một cân, bán cả mười cân cá đó chỉ thu về được 3 đồng lẻ 7 hào.
Đừng nhìn sáng sớm phải dậy đánh cá rồi mang lên huyện bán là cực khổ mà ngại nha, thật ra công việc này kiếm rất được đó. Hưng Nghiệp bây giờ đi làm công nhân tạm thời cả tháng cũng chỉ có 18 đồng rưỡi. Ngay cả những người dân mẫn cán, ngày ngày làm lụng vất vả gom góp từng công điểm ròng rã cả năm trời cũng chỉ kiếm được có mấy chục đồng. Thế mà Hà Hưng Gia chỉ mất có buổi sáng thôi mà đã thu về xấp xỉ 1/6 tháng lương công nhân tạm thời, con số không chê vào đâu được!
Vả lại nguyên chủ trước đây một công điểm cũng chưa kiếm nổi thì đâu ra chuyện được đại đội chia tiền, không nợ tiền đại đội đã là may mắn lắm rồi.
Trên đường về, Hà Hưng Gia nhẩm tính, chăm chỉ đánh cá chắc chắn không sợ đói nhưng mà đi lại vất vả quá, chắc một tuần hai lần…mà thôi, tuần ba lần đi. Bởi Hà Hưng Gia biết sức mình đến đâu, nếu ngày nào cũng xách cá lên huyện chắc tiền bán không đủ bù mua dầu xức khớp với thay đế giày.
Tìm được nguồn thu nhập ổn định rồi, Hà Hưng Gia liền nghĩ ngay đến chuyện khác. Cũng đã xấp xỉ 10 ngày kể từ khi anh ném hai con chuột vào nhà chủ nhiệm Tôn, chờ cho đến khi cả nhà bọn họ không chịu nổi sự phá hoại của hai đứa nó nữa thì anh sẽ mua một gói thuốc chuột rồi tiễn hai đứa nó đi chầu trời.
Cho nên lần kế tiếp lên huyện thành, Hà Hưng Gia quyết định chọn ngày Chủ Nhật để khởi hành. Nhưng trước hết anh phải đến gặp Hà Hữu Thụ xin nghỉ, đặc biệt là còn phải mặc bộ quần áo mới mà Lý Nhị Anh vừa may cho nữa.
Lần này cũng quá trình cũng thuận lợi y như lần trước. Giao cá, thu tiền, nhanh gọn dễ dàng. Sau đó, Hà Hưng Gia ba chân bốn cẳng phi thật nhanh đến khu vực gần nhà chủ nhiệm Tôn ngồi chờ thời.
Đúng như dự đoán, cái thằng Tôn Viễn Siêu kia chẳng có lúc nào ở nhà, sáng sớm đã thấy hắn cùng mấy tên đầu trâu mặt ngựa đi ăn chơi đàn đúm.
Người thứ hai ra khỏi nhà là một ông bác trung niên, hẳn đây chính là chủ nhiệm Tôn đức cao vọng trọng, nhưng không hiểu sao sáng Chủ Nhật không nghỉ ở nhà mà lại đi ra ngoài thế kia.
Đúng ý Hà Hưng Gia rồi, chắc chắn bây giờ chỉ còn lại mỗi bà vợ trông nhà.
Hà Hưng Gia đợi thêm một chút, sau đó anh đứng dậy sửa sang lại quần áo rồi tiến đến gõ cửa. Mở cửa cho Hà Hưng Gia là một người phụ nữ trung niên, bà nhìn anh một lượt từ đầu đến chân rồi tò mò hỏi: “Cậu là ai.”
“Chào thím, cháu là nhân viên của [Đội phòng chống 4 hại], không biết nhà thím có ‘4 hại’ không, có yêu cầu chúng cháu hỗ trợ gì không ạ?”
“4 hại??”
“Đúng vậy, ‘4 hại’ chính là những con: ruồi, muỗi, gián, chuột. Vào những năm 1958, để bảo vệ sức khoẻ người dân, nhà nước chúng ta ban hành chính sách diệt trừ ‘4 hại’. Hưởng ứng sự kêu gọi của quốc gia, trạm chăn nuôi huyện chúng ta đã thành lập một tiểu đội chuyên phòng chống ‘4 hại’ nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ người dân, đội sẽ đi đến từng ngõ ngách của từng nhà để giúp họ giải quyết những phiền não do ‘4 hại’ gây ra.”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook