Trẻ Và Vụng Về
-
Chương 41: Nếu em trượt đại học thì sao?
Những cách để vực dậy, để sống, để chinh phục cuộc đời cho dù bạn có trượt đại học đi chăng nữa. Sự thật quan trọng nhất ư? Đại học không phải là tất cả!
Đúng là không nên trượt đại học hay không tốt nghiệp, nhưng nếu có chẳng may trượt thì cũng đừng vì thế mà quá âu sầu hay cảm thấy mọi chuyện sụp đổ.
Có thể biết chính xác mình muốn gì và thích gì cho toàn bộ cuộc đời mình ở cái tuổi 18 là chuyện khó. Đến ngay như Steve Jobs còn phải thừa nhận bản thân mình quá may mắn khi biết mình muốn gì từ khi còn rất trẻ. Nhưng, phần lớn mọi ngưòi trong cuộc đời này không biết mình thích gì, muốn gì và thường xuyên cảm thấy hoang mang mọi lúc. Đừng nghĩ rằng những ngưòi thành công hay tài giỏi không phải trải qua những chuyện đó. Chẳng phải ai sinh ra cũng biết phải làm gì. Cách thức duy nhất để biết mình có thể làm gì và làm tốt chuyện gì đó là đừng nói không với bất kỳ cơ hội nào, thử thách bản thân trong mọi lĩnh vực, bởi chúng ta tìm thấy bản thân mình qua cuộc sống, từ những điều nhỏ nhất. Hãy trò chuyện với chính mình, bạn thích nấu ăn, nướng bánh? Học nghề đó. Bạn thích làm ảnh, làm mạng? Học nghề đó. Bạn thích bảo vệ người xung quanh và đất nước? Hãy đi lính. Tấm bằng đại học là quan trọng, nhưng nó tuyệt đối không là tất cả. Trời sinh voi sinh cỏ, làm cái gì mình làm tốt, không chỉ cho mình mà còn cho những người khác nữa. "Be different" - hãy khác biệt. Nếu ai cũng giống ai thì bạn hãy nghĩ đến ví dụ đơn giản như thế này, cả phố Nguyễn Hữu Huân ở Hà Nội đều là hàng cà phê, nhưng tại sao vẫn có hàng đông hàng vắng? Bởi bạn sẽ chọn hàng ngon, hàng đẹp để ngồi đúng không nào?
Nhiều em gái vẫn thường tâm sự với mình là bố mẹ muốn các em đi học đại học chứ không muốn các em học nghề. Nhưng mình nghĩ bất cứ cái gì mình làm tốt mà lương thiện thì đều đáng quý. Những người thành đạt nhất, có thể cười khẩy khi thấy một nhân viên bằng cấp cao nhưng khi hỏi về cuộc đời lại tỏ ra bối rối, nhưng luôn rất tôn trọng những đầu bếp, kỹ sư, đại tá...yêu và tự hào về sự nghiệp của mình.
Chuyện thứ hai mà rất nhiều em gái nói với mình là sau khi em đã chọn, đã ở một nơi nào đó rồi em mới ngỡ ngàng nhận ra là mình đã sai. Đây không phải là cái em muốn. Đừng qua lo lắng vì chuyện này, bởi vì mình nhắc lại một lần nữa, không ai luôn đúng trong đời cả. Quan trọng là chúng ta sửa sai hay xử lý tình huống của mình ra sao mà thôi. Nếu em đủ điều kiện và dũng cảm thì cứ buông bỏ, làm lại từ đầu. Không ai đánh giá em đâu, người ta chỉ có thể xúc xiểm em khi em coi thường bản thân mình thôi. Nếu không thể buông được, hãy tiếp tục tìm kiếm đam mê trong khi làm tốt công việc hiện tại. Hãy dành thời gian đi học tiếng, học nghề, đọc sách, đi làm, đi thực tập ở ngoài. Em phải hiểu rất rõ mọi chuyện, tấm bằng đại học không nói lên trí thức của em. Năng lượng và kiến thức của em thể hiện ở nguồn năng lượng bao quanh em, ánh mắt, ngôn ngữ và cách em làm việc. Đừng để tấm bằng hay ngôi trường em chọn trở thành một cái hộp giam em tại đó, nó là một việc NÊN làm, chứ không phải là TẤT CẢ.
Tiếp đến là chọn trường. Đặt mục tiêu cao là rất tốt, vì nó kích thích sự phấn đấu. Nhưng điều cần thiết hơn là chọn cái phù hợp với mình, phù hợp ở đây là trình độ, môi trường, lối đào tạo. Chọn cái gì phù hợp với mình và mình cảm thấy là có thể phát triển được tốt nhất, có thời gian để làm các việc khác nữa. Cuộc sống là tất cả những thứ NẰM BÊN NGOÀI NHÀ TRƯỜNG. Tấm bằng đại học không đảm bảo em sẽ trở thành người như thế nào khi em tốt nghiệp. Học, học nữa, học mãi, nhưng là học cuộc sống. Em có đọc bao nhiêu sách, viết bao nhiêu bài luận mà em không có vốn kiến thức sống và xã hội tốt thì điểm tổng có 10, cũng không bì lại được khi chiến đấu ở ngoài.
Chuyện cuối cùng, nếu em trượt thì sao? Liệu có nên nghỉ một năm? Có nê thử lại?
Đừng sợ những lời chỉ trích, vì cái đó mới làm cho mình lớn lên và rắn rỏi hơn. Hãy biết TIẾP THU, chứ không phải là KHUẤT PHỤC. Trượt thì khóc cũng được, uống vài chai rượu cũng được, nhưng đừng bỏ cuộc. Nếu em muốn làm lại thì cứ ôn thi, cứ đi làm thêm. Nếu em muốn nghỉ ngơi để tìm định hướng, thì em tìm định hướng. Nếu em cảm thấy mình muốn đi làm, thì em đi làm. Chẳng có một cái gì cản bước chân của em được trừ chính em.
Cuối cùng thì, hãy tự tin vào mình. Em biết vì sao bố mẹ, ông bà, bạn bè buồn và la mắng em khi em thất bại không? Bởi vì mọi ngưòi lo. Nếu em đủ tự tin, không ngừng cố gắng và có một kế hoạch rõ ràng cho bản thân mình, kể cả khi em có vào được đại học thì cũng chẳng có vẫn đề gì với chuyện đó đâu. Bởi lúc đó, mọi người sẽ tin tưởng em.
Bản thân mình học được rất nhiều từ anh trai, khi tuyển dụng anh chưa bao giờ đề cao chuyện bằng cấp, bởi tri thức không được đo bằng bằng đại học. Chỉ số EQ cũng quan trọng, vốn sống quan trọng, kinh nghiệm cũng rất quan trọng.
Nếu không đi đưòng này thì đi đường khác. Có hàng vạn đường dẫn đến đích, em đi lối nào là quyền của em, miễn là học và sống sao cho mọi thứ ẤM VÀO THÂN mình, thuộc quyền sở hữu của mình, chứ không chỉ là một tấm bằng vô giá trị, để rồi khi bước ra khỏi trường thì mãi mơ màng.
Đúng là không nên trượt đại học hay không tốt nghiệp, nhưng nếu có chẳng may trượt thì cũng đừng vì thế mà quá âu sầu hay cảm thấy mọi chuyện sụp đổ.
Có thể biết chính xác mình muốn gì và thích gì cho toàn bộ cuộc đời mình ở cái tuổi 18 là chuyện khó. Đến ngay như Steve Jobs còn phải thừa nhận bản thân mình quá may mắn khi biết mình muốn gì từ khi còn rất trẻ. Nhưng, phần lớn mọi ngưòi trong cuộc đời này không biết mình thích gì, muốn gì và thường xuyên cảm thấy hoang mang mọi lúc. Đừng nghĩ rằng những ngưòi thành công hay tài giỏi không phải trải qua những chuyện đó. Chẳng phải ai sinh ra cũng biết phải làm gì. Cách thức duy nhất để biết mình có thể làm gì và làm tốt chuyện gì đó là đừng nói không với bất kỳ cơ hội nào, thử thách bản thân trong mọi lĩnh vực, bởi chúng ta tìm thấy bản thân mình qua cuộc sống, từ những điều nhỏ nhất. Hãy trò chuyện với chính mình, bạn thích nấu ăn, nướng bánh? Học nghề đó. Bạn thích làm ảnh, làm mạng? Học nghề đó. Bạn thích bảo vệ người xung quanh và đất nước? Hãy đi lính. Tấm bằng đại học là quan trọng, nhưng nó tuyệt đối không là tất cả. Trời sinh voi sinh cỏ, làm cái gì mình làm tốt, không chỉ cho mình mà còn cho những người khác nữa. "Be different" - hãy khác biệt. Nếu ai cũng giống ai thì bạn hãy nghĩ đến ví dụ đơn giản như thế này, cả phố Nguyễn Hữu Huân ở Hà Nội đều là hàng cà phê, nhưng tại sao vẫn có hàng đông hàng vắng? Bởi bạn sẽ chọn hàng ngon, hàng đẹp để ngồi đúng không nào?
Nhiều em gái vẫn thường tâm sự với mình là bố mẹ muốn các em đi học đại học chứ không muốn các em học nghề. Nhưng mình nghĩ bất cứ cái gì mình làm tốt mà lương thiện thì đều đáng quý. Những người thành đạt nhất, có thể cười khẩy khi thấy một nhân viên bằng cấp cao nhưng khi hỏi về cuộc đời lại tỏ ra bối rối, nhưng luôn rất tôn trọng những đầu bếp, kỹ sư, đại tá...yêu và tự hào về sự nghiệp của mình.
Chuyện thứ hai mà rất nhiều em gái nói với mình là sau khi em đã chọn, đã ở một nơi nào đó rồi em mới ngỡ ngàng nhận ra là mình đã sai. Đây không phải là cái em muốn. Đừng qua lo lắng vì chuyện này, bởi vì mình nhắc lại một lần nữa, không ai luôn đúng trong đời cả. Quan trọng là chúng ta sửa sai hay xử lý tình huống của mình ra sao mà thôi. Nếu em đủ điều kiện và dũng cảm thì cứ buông bỏ, làm lại từ đầu. Không ai đánh giá em đâu, người ta chỉ có thể xúc xiểm em khi em coi thường bản thân mình thôi. Nếu không thể buông được, hãy tiếp tục tìm kiếm đam mê trong khi làm tốt công việc hiện tại. Hãy dành thời gian đi học tiếng, học nghề, đọc sách, đi làm, đi thực tập ở ngoài. Em phải hiểu rất rõ mọi chuyện, tấm bằng đại học không nói lên trí thức của em. Năng lượng và kiến thức của em thể hiện ở nguồn năng lượng bao quanh em, ánh mắt, ngôn ngữ và cách em làm việc. Đừng để tấm bằng hay ngôi trường em chọn trở thành một cái hộp giam em tại đó, nó là một việc NÊN làm, chứ không phải là TẤT CẢ.
Tiếp đến là chọn trường. Đặt mục tiêu cao là rất tốt, vì nó kích thích sự phấn đấu. Nhưng điều cần thiết hơn là chọn cái phù hợp với mình, phù hợp ở đây là trình độ, môi trường, lối đào tạo. Chọn cái gì phù hợp với mình và mình cảm thấy là có thể phát triển được tốt nhất, có thời gian để làm các việc khác nữa. Cuộc sống là tất cả những thứ NẰM BÊN NGOÀI NHÀ TRƯỜNG. Tấm bằng đại học không đảm bảo em sẽ trở thành người như thế nào khi em tốt nghiệp. Học, học nữa, học mãi, nhưng là học cuộc sống. Em có đọc bao nhiêu sách, viết bao nhiêu bài luận mà em không có vốn kiến thức sống và xã hội tốt thì điểm tổng có 10, cũng không bì lại được khi chiến đấu ở ngoài.
Chuyện cuối cùng, nếu em trượt thì sao? Liệu có nên nghỉ một năm? Có nê thử lại?
Đừng sợ những lời chỉ trích, vì cái đó mới làm cho mình lớn lên và rắn rỏi hơn. Hãy biết TIẾP THU, chứ không phải là KHUẤT PHỤC. Trượt thì khóc cũng được, uống vài chai rượu cũng được, nhưng đừng bỏ cuộc. Nếu em muốn làm lại thì cứ ôn thi, cứ đi làm thêm. Nếu em muốn nghỉ ngơi để tìm định hướng, thì em tìm định hướng. Nếu em cảm thấy mình muốn đi làm, thì em đi làm. Chẳng có một cái gì cản bước chân của em được trừ chính em.
Cuối cùng thì, hãy tự tin vào mình. Em biết vì sao bố mẹ, ông bà, bạn bè buồn và la mắng em khi em thất bại không? Bởi vì mọi ngưòi lo. Nếu em đủ tự tin, không ngừng cố gắng và có một kế hoạch rõ ràng cho bản thân mình, kể cả khi em có vào được đại học thì cũng chẳng có vẫn đề gì với chuyện đó đâu. Bởi lúc đó, mọi người sẽ tin tưởng em.
Bản thân mình học được rất nhiều từ anh trai, khi tuyển dụng anh chưa bao giờ đề cao chuyện bằng cấp, bởi tri thức không được đo bằng bằng đại học. Chỉ số EQ cũng quan trọng, vốn sống quan trọng, kinh nghiệm cũng rất quan trọng.
Nếu không đi đưòng này thì đi đường khác. Có hàng vạn đường dẫn đến đích, em đi lối nào là quyền của em, miễn là học và sống sao cho mọi thứ ẤM VÀO THÂN mình, thuộc quyền sở hữu của mình, chứ không chỉ là một tấm bằng vô giá trị, để rồi khi bước ra khỏi trường thì mãi mơ màng.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook