Trẻ Và Vụng Về
-
Chương 37: Đừng "hiểu nhầm" ước mơ của chính mình
Làm thế nào để không bị ảnh hưởng bởi "người trong giang hồ" mà vẫn đạt được thành công trong đời?
Suy nghĩ này đến thật ngẫu hứng, khi mình ngồi tâm sự với một em, nói chung chủ đề xoay quanh vẫn là về du học Hàn Quốc. Mình chợt nhận ra một điều rất chung, đó là ở độ tuổi từ 14 đến tận 25, rất nhiều người "hiểu nhầm" bản thân và ước mơ của chính mình.
Chẳng khó để các bạn hiền bắt gặp ước mơ có được ông chồng như bước ra từ trong ngôn tình của các cô nàng khi lang thang trên mạng xã hội. Và cả ước mơ có cục tiền rơi trúng đầu, hoặc nổi tiếng, hoặc đi du học Hàn Quốc...
Nhưng đã bao giờ các bạn tự hỏi ngược lại mình rằng những ước mơ đó, để làm gì chưa? Đây là một câu hỏi vô cùng đơn giản, nhưng phần lớn chúng ta đã bỏ qua nó trong quá trình "tưởng" rằng mình muốn một thứ gì đó.
Bạn muốn có một anh chồng như bước ra từ trong ngôn tình, vì bạn muốn có cảm giác được yêu thương, che chở, bao bọc, cơm no áo ấm, cưng chiều, vuốt ve - mà thật ra cảm giác đó, nếu là bất cứ người đàn ông nào thương bạn thật lòng, đều mang lại được.
Bạn muốn có cục tiền rớt trúng đầu, nhưng nếu chỉ là một cục tiền để đó mà ngắm thì chẳng có ý nghĩa gì hết. Bạn muốn số tiền đó, để tiêu xài, mua sắm thỏa thích không cần nhìn giá, để sống sung sướng mà không phải làm gì.
Bạn muốn đi du học Hàn Quốc, thật ra là bạn muốn đi học gì ở Hàn? Bạn đã tìm hiểu kĩ về ngành nghề đó chưa, đất nước này có thật sự phù hợp với bạn không? Hay chỉ đơn thuần là bạn muốn "đến" Hàn Quốc mà thôi?
Đừng bao giờ hiểu nhầm ước mơ của chính mình. Những người thành công là những người biết chính xác họ muốn gì từ những ước mơ của họ, và hành động. Bạn hiền thật sự phải học được cách xác định điều mình muốn, chứ không phải là một khái niệm phù phiếm mơ hồ bao quanh ước mơ của mình.
Ứơc mơ, từ một góc độ thực tế mà nói, thì đó là thứ phù hợp nhất đối với bạn mà bạn mong muốn. "Hiểu nhầm" ước mơ sẽ dẫn đến một tai họa khủng khiếp, đó là đi lạc đường.
Bạn cho rằng bạn ước mơ, khát khao một thứ gì đó, nhưng nếu lấy ví dụ đơn giản nhất cho dễ hình dung - một soái ca trong truyền thuyết chẳng hạn, thì liệu thật sự bạn có hạnh phúc với một người như vậy không? Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, phải biết mình như thế nào, muốn gì, có khả năng gì, thì mới có thể ước mơ và hành động được.
Có rất nhiều bạn hiền nhắn tin cho mình, và đọc email của các bạn thì thật sự mình thấy vẫn còn rất nhiều người "hiểu nhầm" và định nghĩa sai về ước mơ của bản thân.
Mình có hỏi người em cùng tâm sự vào hôm ấy: "như vậy ước mơ của em là làm bác sĩ cứu người khác hay là đi học y ở Hàn Quốc? Hai cái đó chẳng có gì liên quan đến nhau hết.
Chúng ta, là còn người - những khao khát, ước muốn mãnh liệt và thầm kín nhất thường xuất phát từ nhu cầu "cần và đủ", không ai vô duyên vô cớ ước một cái gì đó mà không làm cho mình cảm thấy thỏa mãn. Vậy điều bạn hiền đang ước đó, có thật sự là cái bạn cần cho cuộc sống này không, bạn ước nó để làm gì?
Suy nghĩ này đến thật ngẫu hứng, khi mình ngồi tâm sự với một em, nói chung chủ đề xoay quanh vẫn là về du học Hàn Quốc. Mình chợt nhận ra một điều rất chung, đó là ở độ tuổi từ 14 đến tận 25, rất nhiều người "hiểu nhầm" bản thân và ước mơ của chính mình.
Chẳng khó để các bạn hiền bắt gặp ước mơ có được ông chồng như bước ra từ trong ngôn tình của các cô nàng khi lang thang trên mạng xã hội. Và cả ước mơ có cục tiền rơi trúng đầu, hoặc nổi tiếng, hoặc đi du học Hàn Quốc...
Nhưng đã bao giờ các bạn tự hỏi ngược lại mình rằng những ước mơ đó, để làm gì chưa? Đây là một câu hỏi vô cùng đơn giản, nhưng phần lớn chúng ta đã bỏ qua nó trong quá trình "tưởng" rằng mình muốn một thứ gì đó.
Bạn muốn có một anh chồng như bước ra từ trong ngôn tình, vì bạn muốn có cảm giác được yêu thương, che chở, bao bọc, cơm no áo ấm, cưng chiều, vuốt ve - mà thật ra cảm giác đó, nếu là bất cứ người đàn ông nào thương bạn thật lòng, đều mang lại được.
Bạn muốn có cục tiền rớt trúng đầu, nhưng nếu chỉ là một cục tiền để đó mà ngắm thì chẳng có ý nghĩa gì hết. Bạn muốn số tiền đó, để tiêu xài, mua sắm thỏa thích không cần nhìn giá, để sống sung sướng mà không phải làm gì.
Bạn muốn đi du học Hàn Quốc, thật ra là bạn muốn đi học gì ở Hàn? Bạn đã tìm hiểu kĩ về ngành nghề đó chưa, đất nước này có thật sự phù hợp với bạn không? Hay chỉ đơn thuần là bạn muốn "đến" Hàn Quốc mà thôi?
Đừng bao giờ hiểu nhầm ước mơ của chính mình. Những người thành công là những người biết chính xác họ muốn gì từ những ước mơ của họ, và hành động. Bạn hiền thật sự phải học được cách xác định điều mình muốn, chứ không phải là một khái niệm phù phiếm mơ hồ bao quanh ước mơ của mình.
Ứơc mơ, từ một góc độ thực tế mà nói, thì đó là thứ phù hợp nhất đối với bạn mà bạn mong muốn. "Hiểu nhầm" ước mơ sẽ dẫn đến một tai họa khủng khiếp, đó là đi lạc đường.
Bạn cho rằng bạn ước mơ, khát khao một thứ gì đó, nhưng nếu lấy ví dụ đơn giản nhất cho dễ hình dung - một soái ca trong truyền thuyết chẳng hạn, thì liệu thật sự bạn có hạnh phúc với một người như vậy không? Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, phải biết mình như thế nào, muốn gì, có khả năng gì, thì mới có thể ước mơ và hành động được.
Có rất nhiều bạn hiền nhắn tin cho mình, và đọc email của các bạn thì thật sự mình thấy vẫn còn rất nhiều người "hiểu nhầm" và định nghĩa sai về ước mơ của bản thân.
Mình có hỏi người em cùng tâm sự vào hôm ấy: "như vậy ước mơ của em là làm bác sĩ cứu người khác hay là đi học y ở Hàn Quốc? Hai cái đó chẳng có gì liên quan đến nhau hết.
Chúng ta, là còn người - những khao khát, ước muốn mãnh liệt và thầm kín nhất thường xuất phát từ nhu cầu "cần và đủ", không ai vô duyên vô cớ ước một cái gì đó mà không làm cho mình cảm thấy thỏa mãn. Vậy điều bạn hiền đang ước đó, có thật sự là cái bạn cần cho cuộc sống này không, bạn ước nó để làm gì?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook