Trẻ Và Vụng Về
-
Chương 30: Bạn có dám tắm cho người khác vì tiền ko?
Nếu bạn muốn theo đuổi nghề làm dịch vụ, nếu bạn nghĩ rằng bạn có khả năng làm nhà hàng hay khách sạn, bạn cần phải suy nghĩ xem, bạn coi bao nhiêu người trên đời này là thượng đế?
Trong phố mình có hai hàng gội đầu. Tóc mình dài quá hông. Một hàng gần hơn, nhưng lần nào mình qua cũng nhận được câu hỏi: "vì sao em không cắt tóc đi?", hàng kia xa hơn một chút nhưng cần mẫn bỏ ra hai tiếng uốn từng lọn tóc cho mình.
Câu hỏi đặt ra là, mình đi hàng nào trong số hai hàng đó, nếu chất lượng dịch vụ và giá thành như nhau?
Có rất nhiều thứ mà ở Hàn Quốc có, không biết đến bao gìơ mới có thể mang về Việt Nam. Trong đó phải kể đến thái độ của người làm dịch vụ.
Trước đây khi mình mới sang Hàn, điều làm mình ngạc nhiên nhất không phải là sự phát triển hào nhoáng, mà đó là lần mình đi tắm ở bể tắm hơi công cộng, biết rằng có thể thuê người kì cọ cho mình. Các cô chú tầm trung niên, chỉ mặc mỗi đồ lót, họ sẽ kì cọ cẩn thận ra cả một...tấn ghét trên người bạn với cái giá dao động trong khoảng từ $20 đến $80. Họ làm rất trân trọng, rất vui vẻ, lịch sự và thoải mái. Bạn sẽ không bao giờ nghe nửa lời chê bai thân thể, thái độ khó chịu ca thán hay sự xấu hổ trong mắt họ.
Khi thấy điều đó, mình đã rất ngạc nhiên. Khi mẹ mình sang Hàn Quốc chơi, mình đưa mẹ đi tắm hơi và hỏi: "loại hình này hay như thế sao ở Việt Nam không có hả mẹ?" Mẹ mình nói rằng vấn đề không phải người Việt không đủ tiền mà xây một cái nhà tắm hơi, mà là không có người kì lưng, kì chân cho con mà vẫn tươi cười được đâu.
Đứng là như vậy. Thái độ của người làm dịch vụ quyết định nên sự thành công, uy tín và vị trí của người đó trong mắt khách hàng. Nếu như ở Việt Nam, mọi người sợ chuyện vào xem đồ mà không mua hay mua ít, mua "không đúng ý" của người bán để họ có thái độ rất khó chịu thì ở Hàn không như thế. Ở Việt Nam, khách hàng không phải lúc nào cũng là thượng đế - bạn chỉ là thượng đế khi bạn đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của người bán. Như vậy có ngược đời không?
Trở lại câu chuyện trên. Mình dĩ nhiên chọn nơi mình cảm thấy được phục vụ thoải mái hơn, cho dù xa hơn. Mỗi lần mình đi qua tiệm gội đầu kia mà họ hỏi sao mình không vào, mình đều nói: "vì lần nào anh cũng nói em cắt tóc đi."
Bán dịch vụ rất khác với bán hàng. Hàng của bạn có chất lượng, có tiếng tăm thì tự nó đã có vị trí. Ví như cháo chửi - ngưòi ta chửi cũng được - những đúng là cháo ngon nên khách mới nghe. Còn đã bán dịch vụ thì ngoài tay nghề ra bạn chỉ có thái độ là mang ra cạnh tranh được với người ta mà thôi, còn lại chẳng gì khác cả.
Hãy suy nghĩ kĩ trước khi bắt đầu làm dịch vụ. Hãy là một người bán hàng thông minh và tiến bộ. Bạn sẽ vẫn kiếm được tiền nếu bạn hành nghề, những khả năng cao là bạn sẽ mất khách hàng vào tay một người không giỏi như bạn, nhưng khéo hơn.
Trong phố mình có hai hàng gội đầu. Tóc mình dài quá hông. Một hàng gần hơn, nhưng lần nào mình qua cũng nhận được câu hỏi: "vì sao em không cắt tóc đi?", hàng kia xa hơn một chút nhưng cần mẫn bỏ ra hai tiếng uốn từng lọn tóc cho mình.
Câu hỏi đặt ra là, mình đi hàng nào trong số hai hàng đó, nếu chất lượng dịch vụ và giá thành như nhau?
Có rất nhiều thứ mà ở Hàn Quốc có, không biết đến bao gìơ mới có thể mang về Việt Nam. Trong đó phải kể đến thái độ của người làm dịch vụ.
Trước đây khi mình mới sang Hàn, điều làm mình ngạc nhiên nhất không phải là sự phát triển hào nhoáng, mà đó là lần mình đi tắm ở bể tắm hơi công cộng, biết rằng có thể thuê người kì cọ cho mình. Các cô chú tầm trung niên, chỉ mặc mỗi đồ lót, họ sẽ kì cọ cẩn thận ra cả một...tấn ghét trên người bạn với cái giá dao động trong khoảng từ $20 đến $80. Họ làm rất trân trọng, rất vui vẻ, lịch sự và thoải mái. Bạn sẽ không bao giờ nghe nửa lời chê bai thân thể, thái độ khó chịu ca thán hay sự xấu hổ trong mắt họ.
Khi thấy điều đó, mình đã rất ngạc nhiên. Khi mẹ mình sang Hàn Quốc chơi, mình đưa mẹ đi tắm hơi và hỏi: "loại hình này hay như thế sao ở Việt Nam không có hả mẹ?" Mẹ mình nói rằng vấn đề không phải người Việt không đủ tiền mà xây một cái nhà tắm hơi, mà là không có người kì lưng, kì chân cho con mà vẫn tươi cười được đâu.
Đứng là như vậy. Thái độ của người làm dịch vụ quyết định nên sự thành công, uy tín và vị trí của người đó trong mắt khách hàng. Nếu như ở Việt Nam, mọi người sợ chuyện vào xem đồ mà không mua hay mua ít, mua "không đúng ý" của người bán để họ có thái độ rất khó chịu thì ở Hàn không như thế. Ở Việt Nam, khách hàng không phải lúc nào cũng là thượng đế - bạn chỉ là thượng đế khi bạn đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của người bán. Như vậy có ngược đời không?
Trở lại câu chuyện trên. Mình dĩ nhiên chọn nơi mình cảm thấy được phục vụ thoải mái hơn, cho dù xa hơn. Mỗi lần mình đi qua tiệm gội đầu kia mà họ hỏi sao mình không vào, mình đều nói: "vì lần nào anh cũng nói em cắt tóc đi."
Bán dịch vụ rất khác với bán hàng. Hàng của bạn có chất lượng, có tiếng tăm thì tự nó đã có vị trí. Ví như cháo chửi - ngưòi ta chửi cũng được - những đúng là cháo ngon nên khách mới nghe. Còn đã bán dịch vụ thì ngoài tay nghề ra bạn chỉ có thái độ là mang ra cạnh tranh được với người ta mà thôi, còn lại chẳng gì khác cả.
Hãy suy nghĩ kĩ trước khi bắt đầu làm dịch vụ. Hãy là một người bán hàng thông minh và tiến bộ. Bạn sẽ vẫn kiếm được tiền nếu bạn hành nghề, những khả năng cao là bạn sẽ mất khách hàng vào tay một người không giỏi như bạn, nhưng khéo hơn.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook