Tranh Tử
-
Chương 1
Tranh Tử bì bõm chống đào côn vượt qua một con suối nhỏ đang dần bốc lên hơi lạnh, lấm tấm những hạt tuyết bé ti đậu trên bả vai và mũ trùm đã đóng trắng, trên không là một mảng âm u không thấy ánh sáng, rừng sâu im bặt không một hơi thở con người. Y đã vượt đường dài ngàn dặm để tới được đây, chỉ cần qua khỏi khu rừng này là lên được Lũng Bạch Môn, một đạo môn nổi danh trong vùng Lệnh Tây Yến Quốc này. Một bước đi kéo theo biết bao mệt mỏi, đói khát nhưng người thiếu niên ấy chưa bao giờ dừng bước vãn than, từng bước chậm chạp nhưng vững vàng.
“ĐOOANG…
ĐOOANG…
ĐOOANG…”
Tiếng chuông trên đỉnh núi sương giăng văng vẳng, thanh thúy và kiên định như niềm tin trong lòng người thiếu niên ấy. Bạn đồng hành của Tranh Tử là một con quạ ba mắt bạch biến gọi là A Nha, lông vũ của nó trắng muốt, hai mắt đỏ rực, ở đuôi mắt có vằn đỏ, con mắt thứ ba ở giữa trán hiếm khi mới mở ra trừ phi có nguy hiểm cận kề, con linh điểu này rất khôn, đã đi theo Tranh Tử từ rất lâu rồi.
Một người một quạ cùng nhau tiến vào rừng sâu, ánh sáng yếu dần nhưng đột nhiên xung quanh xuất hiện rất nhiều luồn sáng xanh nhấp nhái, A Nha bay lượn một vòng đã nhanh bắt về được thứ sinh vật có cánh mỏng trong suốt như cánh bướm, phát ra ánh sáng màu xanh lá. Tranh Tử nắm gọn trong lòng bàn tay quan sát, sinh vật này hình dáng tương đối giống người, cũng có đầu, thân và chi nhưng bé xíu, mắt màu đen bóng và có răng nanh, khi tự vệ có thể cắn tay người rách da chảy máu. Tranh Tử cẩn thận nắm lấy hai cánh mỏng của nó, nói:
- Là “cánh tiên”, một loại linh trùng, thường sống dưới chân núi trước kết giới của những đạo môn, chúng cũng dùng phấn tiết ra từ cánh để làm mê hoặc người lạc vào rừng và hút cạn niệm lực của họ. Trông nhỏ bé vô hại nhưng thật ra rất độc, A Nha ngươi đừng có ăn…
Lời chưa dứt thì Tranh Tử đã thấy A Nha vừa nuốt trọn một con cánh tiên, ăn xong còn “quác quác” vài tiếng tỏ ra thật ngon miệng. Mặc dù có chú lo lắng nhưng thật ra y biết A Nha cũng không phải là loài quạ thường. Ít nhất chẳng có con quạ thường nào dám mổ vào mắt yêu quái ngư kình ngàn năm tuổi ở biển Đông Hải để tranh dành một con cá nhỏ cả. Tranh Tử thở dài mặc kệ cho A Nha cứ chao liệng trên không, bắt lấy bắt để, nhanh chóng lắp đầy cái bụng trắng nhỏ của nó, cái bụng tròn đã sớm phát ra thứ ánh sáng xanh kì dị. Tranh Tử đeo mạn khăn che vào để tránh phấn độc của bọn cánh tiên, từng bước đi tới.
Không khí trong đây bắt đầu khác lạ, tuyết ngừng rơi từ lâu nhưng khí lạnh vẫn cứ bao trùm kèm theo cái mùi ẩm mốc thối rửa như xác người chết. Quả đúng như vậy, Tranh Tử liếc nhìn sang một tán cây liền thấy có cái xác người treo vắt trên đó trong tư thế thắt cổ, dường như chỉ mới chết được bốn năm hôm, oán khí không quá nồng nhưng tiếng khóc than của vong linh không siêu thoát khiến một đạo giả như y thấy phiền nhiễu.
Tranh Tử dừng chân, ngồi bệt trên mặt đất chậm chạp bày trận, niệm lực như ánh bụi màu bạc kim lấp lánh tạo thành vòng tròn, y dùng cây đào côn quèn của mình vẽ một phù tự ở ngay giữa, đây là phù pháp siêu sinh, dùng để giải thoát cho những vong hồn còn nhiều oán niệm ở nhân thế. Tranh Tử vừa dậm gậy, âm thanh uy lực cùng phù tự kia đã bay đến chiếu phủ từ trên xuống cái xác người như ánh nắng mặt trời ấm áp giữa rừng núi quạnh hiu, an ủi vong linh đau khổ không có chốn về.
A Nha đậu trên cành cây không xa quan sát, chốc chốc lại lót dạ bằng một con cánh tiên vừa bay ngang. Vong linh yếu ớt được xoa dịu mà dần không còn ai oán, những nổi sầu khổ, đau đớn khi còn sống như được gột rửa, tiếng khóc than nhỏ dần rồi chợt im bặt sau tiếng cành khô xào xạc. Tranh Tử chậm rãi mở mắt sau khi đã hoàn thành niệm chú, gõ nhẹ cây đào côn trên mặt đất, một luồn sức mạnh bùng lên trong một khắc làm xáo động cả cánh rừng cũng là lúc phù pháp siêu sinh kết thúc, vong hồn đáng thương đã được siêu thoát, tiếng xạc xào nghe như lời tạ ơn sau đó nhường lại không gian tĩnh mịch của rừng già.
A Nha bay đến đậu trên đầu đào côn, Tranh Tử bình bình đạm đạm nói với nó:
- Là con nhà quyền quý, lại trọng danh tiếng nhưng y mãi không “khai đạo” được, nhập môn ba tháng sau đó không qua nổi khảo thí cuối cùng, vì thế ai oán ở đây kết thúc sinh mạng. Đúng là trẻ tuổi quá nông nổi…
Một người một quạ nhìn nhau, bỗng nhiên mắt của A Nha long lên, không khí xung quanh lại một lần nữa thay đổi. Tiếng gió xì xào nổi bên tai khiến Tranh Tử thấy cực kì khó chịu, y kéo mũ trùm lên cố ý giả vờ không để ý tới, cùng A Nha tiếp tục nhanh bước lên đường nhưng hiển nhiên trong rừng âm u chẳng có cơn gió nào thổi tới cả, cái y nghe thấy lại chính là tiếng than khóc của hàng trăm vong hồn không được siêu sinh khác đã cảm nhận được niệm lực của Tranh Tử mà kéo đến. Ngay cả bản thân y cũng không lường trước được điều này, không ngờ phía dưới một đạo môn lớn như Lũng Bạch Môn lại là nơi chất chứa nhiều oán niệm của người chết đến như vậy.
Tranh Tử cầm đào côn chấp tay kính khấn nói với luồn oán niệm đang kéo tới:
- Kẻ qua đường không phải có ý làm phiền đến…
Lời còn chưa dứt Tranh Tử nheo mắt nhìn thấy từ trong màn đêm của rừng già…một “oán thi” xuất hiện. Ban đầu y chỉ nghĩ âm thanh mình nghe được là từ rất nhiều oán niệm của người chết còn sót tập hợp lại giống như vong linh ban nãy cầu mong được siêu sinh, nhưng xem ra không phải. Có quá nhiều oán niệm ở đây, chúng đã đã bám vào xác người chết, mang theo ác niệm và những oan khuất bất cam để tái sinh thành một loại quỷ gọi là “oán thi”, loại quỷ này tồn tại giống như bọn cánh tiên, bị thu hút bởi niệm lực của người sống, chúng không có suy nghĩ hay ý niệm gì khác ngoài tìm cách để hút sạch niệm lực của con người, đã không còn cách nào để siêu sinh được. Trước mặt Tranh Tử hiện giờ là một thanh niên mặc trên người y phục trắng xơ xác của Lũng Bạch Môn, hẳn là đệ tử trên đó không may yểu mạng, da dẻ trắng bợt, mắt trợn ngược, mồm há ra toàn là dòi bọ ngoe nguẩy, con nào con nấy cũng béo nộn, múp míp, mùi hôi thối xộc lên khiến người ta muốn nôn mửa.
Oán thi kia lảo đảo vô thức từng bước, từng bước đi tới, từ ngón tay của hắn đâm da thịt thối rửa trồi ra mấy cái rễ cây dài ngoằn, thình lình hướng tới muốn đâm thủng ngực Tranh Tử, niệm lực theo máu dồn về tim, nơi đó còn gọi là “thùy tâm” của mỗi người, chỉ cần mất thùy tâm thì thánh nhân cũng không thể cứu nổi. Tranh Tử nhanh như thoắt nhảy sang một bên, liền cầm đào côn gạch một vài phù tự trên mặt tuyết sau đó dậm gậy, âm thanh ngân vang mang theo nguồn niệm lực sáng rực từ phù tự bùng lên, từ dưới mặt tuyết bỗng dưng mọc lên những chồi non, sau đó lớn nhanh như thổi thành những dây leo dài ngoằn vụt qua khống chế lấy con oán thi kia. Tranh Tử mang nguyên tố tương sinh hệ “mộc”, có tương liên với cây cối thực vật, lúc này y điều khiển những sợi dây leo quấn quanh cổ con oán thi, phía trong ngọn sợi dây leo mọc ra một cái gai to nhọn hoắc bằng cổ tay trẻ nhỏ, vụt một cái đã đâm xuyên qua ngực con oán thi. Nhưng oán thi không giống người sống, nó sống bằng ác niệm của người chết nên dù có đâm thủng “thùy tâm” thì vẫn có thể tồn tại được. Tranh Tử hẫng ra một khắc, đó cũng là lúc y bị một nhành rễ khô dài ngoằn bám chặt vào chân kéo giật lên không trung, đào côn rơi “cộp” xuống mặt đất. A Nha quạt cánh tung mình lên không trung, đậu trên cành cây không tỏ ý muốn giúp đỡ chủ nhân của mình lúc hoạn nạn mà chỉ quác quác vài tiếng, sau đó thu cánh đứng nhìn ra vẻ vô can.
Tranh Tử liếc nó, gắng gượng mắng mỏ:
- Con quạ đần thối phản phúc nhà mi, để xem sau này ta tính sổ với mi thế nào!
A Nha vừa chộp được, nuốt chửng một con cánh tiên vào bụng, “quạc” một tiếng khinh thường.
Tranh Tử liệu chịu chết như vậy sao? Không đời nào, nếu y dễ chết như vậy thì y đã không phải kẻ duy nhất sống sót bước ra từ làng rượu Đại Chù. Y gập người rút ra một con dao từ ống giày, sau đó cắt phăng mấy sợi rể vướn víu, vừa té xuống đất liền vơ vội lấy đào côn. Tuy không phải xuất môn đạo giới, không được gọi là đạo giả danh chính ngôn thuận nhưng ít gì kẻ đã nắm trong tay gậy phép, đã có niềm kiêu hãnh của một phù giả, chuyện xử lý thứ tà ma ngoại đạo này đã coi như là một loại bổn phận. Con oán thi kia vẫn chưa bỏ cuộc, dùng bảy bảy bốn mươi chín cái sợi rễ dài ngoằn đâm tới, mùi hôi thối xộc lên. Tranh Tử không còn kiên nhẫn, mạn khăn che đã rơi ra từ khi nào mà bọn cánh tiên thì vẫn đang vẫy phấn độc mịt mù trong không trung. Tranh Tử chần chừ một thoạt, như bất đắc dĩ phải đi tới cách này, y lật ngược đào côn, dùng đầu của đào côn vẽ ra mấy đường nét phù tự khác trên mặt tuyết, một phát dậm gậy liền làm bùng lên nguồn niệm lực màu đỏ rực khác thường như lửa cháy, đốt lan ra những nhánh rễ ngoằn ngoèo và con oán thi kia.
“ĐOOANG…
ĐOOANG…
ĐOOANG…”
Tiếng chuông trên đỉnh núi sương giăng văng vẳng, thanh thúy và kiên định như niềm tin trong lòng người thiếu niên ấy. Bạn đồng hành của Tranh Tử là một con quạ ba mắt bạch biến gọi là A Nha, lông vũ của nó trắng muốt, hai mắt đỏ rực, ở đuôi mắt có vằn đỏ, con mắt thứ ba ở giữa trán hiếm khi mới mở ra trừ phi có nguy hiểm cận kề, con linh điểu này rất khôn, đã đi theo Tranh Tử từ rất lâu rồi.
Một người một quạ cùng nhau tiến vào rừng sâu, ánh sáng yếu dần nhưng đột nhiên xung quanh xuất hiện rất nhiều luồn sáng xanh nhấp nhái, A Nha bay lượn một vòng đã nhanh bắt về được thứ sinh vật có cánh mỏng trong suốt như cánh bướm, phát ra ánh sáng màu xanh lá. Tranh Tử nắm gọn trong lòng bàn tay quan sát, sinh vật này hình dáng tương đối giống người, cũng có đầu, thân và chi nhưng bé xíu, mắt màu đen bóng và có răng nanh, khi tự vệ có thể cắn tay người rách da chảy máu. Tranh Tử cẩn thận nắm lấy hai cánh mỏng của nó, nói:
- Là “cánh tiên”, một loại linh trùng, thường sống dưới chân núi trước kết giới của những đạo môn, chúng cũng dùng phấn tiết ra từ cánh để làm mê hoặc người lạc vào rừng và hút cạn niệm lực của họ. Trông nhỏ bé vô hại nhưng thật ra rất độc, A Nha ngươi đừng có ăn…
Lời chưa dứt thì Tranh Tử đã thấy A Nha vừa nuốt trọn một con cánh tiên, ăn xong còn “quác quác” vài tiếng tỏ ra thật ngon miệng. Mặc dù có chú lo lắng nhưng thật ra y biết A Nha cũng không phải là loài quạ thường. Ít nhất chẳng có con quạ thường nào dám mổ vào mắt yêu quái ngư kình ngàn năm tuổi ở biển Đông Hải để tranh dành một con cá nhỏ cả. Tranh Tử thở dài mặc kệ cho A Nha cứ chao liệng trên không, bắt lấy bắt để, nhanh chóng lắp đầy cái bụng trắng nhỏ của nó, cái bụng tròn đã sớm phát ra thứ ánh sáng xanh kì dị. Tranh Tử đeo mạn khăn che vào để tránh phấn độc của bọn cánh tiên, từng bước đi tới.
Không khí trong đây bắt đầu khác lạ, tuyết ngừng rơi từ lâu nhưng khí lạnh vẫn cứ bao trùm kèm theo cái mùi ẩm mốc thối rửa như xác người chết. Quả đúng như vậy, Tranh Tử liếc nhìn sang một tán cây liền thấy có cái xác người treo vắt trên đó trong tư thế thắt cổ, dường như chỉ mới chết được bốn năm hôm, oán khí không quá nồng nhưng tiếng khóc than của vong linh không siêu thoát khiến một đạo giả như y thấy phiền nhiễu.
Tranh Tử dừng chân, ngồi bệt trên mặt đất chậm chạp bày trận, niệm lực như ánh bụi màu bạc kim lấp lánh tạo thành vòng tròn, y dùng cây đào côn quèn của mình vẽ một phù tự ở ngay giữa, đây là phù pháp siêu sinh, dùng để giải thoát cho những vong hồn còn nhiều oán niệm ở nhân thế. Tranh Tử vừa dậm gậy, âm thanh uy lực cùng phù tự kia đã bay đến chiếu phủ từ trên xuống cái xác người như ánh nắng mặt trời ấm áp giữa rừng núi quạnh hiu, an ủi vong linh đau khổ không có chốn về.
A Nha đậu trên cành cây không xa quan sát, chốc chốc lại lót dạ bằng một con cánh tiên vừa bay ngang. Vong linh yếu ớt được xoa dịu mà dần không còn ai oán, những nổi sầu khổ, đau đớn khi còn sống như được gột rửa, tiếng khóc than nhỏ dần rồi chợt im bặt sau tiếng cành khô xào xạc. Tranh Tử chậm rãi mở mắt sau khi đã hoàn thành niệm chú, gõ nhẹ cây đào côn trên mặt đất, một luồn sức mạnh bùng lên trong một khắc làm xáo động cả cánh rừng cũng là lúc phù pháp siêu sinh kết thúc, vong hồn đáng thương đã được siêu thoát, tiếng xạc xào nghe như lời tạ ơn sau đó nhường lại không gian tĩnh mịch của rừng già.
A Nha bay đến đậu trên đầu đào côn, Tranh Tử bình bình đạm đạm nói với nó:
- Là con nhà quyền quý, lại trọng danh tiếng nhưng y mãi không “khai đạo” được, nhập môn ba tháng sau đó không qua nổi khảo thí cuối cùng, vì thế ai oán ở đây kết thúc sinh mạng. Đúng là trẻ tuổi quá nông nổi…
Một người một quạ nhìn nhau, bỗng nhiên mắt của A Nha long lên, không khí xung quanh lại một lần nữa thay đổi. Tiếng gió xì xào nổi bên tai khiến Tranh Tử thấy cực kì khó chịu, y kéo mũ trùm lên cố ý giả vờ không để ý tới, cùng A Nha tiếp tục nhanh bước lên đường nhưng hiển nhiên trong rừng âm u chẳng có cơn gió nào thổi tới cả, cái y nghe thấy lại chính là tiếng than khóc của hàng trăm vong hồn không được siêu sinh khác đã cảm nhận được niệm lực của Tranh Tử mà kéo đến. Ngay cả bản thân y cũng không lường trước được điều này, không ngờ phía dưới một đạo môn lớn như Lũng Bạch Môn lại là nơi chất chứa nhiều oán niệm của người chết đến như vậy.
Tranh Tử cầm đào côn chấp tay kính khấn nói với luồn oán niệm đang kéo tới:
- Kẻ qua đường không phải có ý làm phiền đến…
Lời còn chưa dứt Tranh Tử nheo mắt nhìn thấy từ trong màn đêm của rừng già…một “oán thi” xuất hiện. Ban đầu y chỉ nghĩ âm thanh mình nghe được là từ rất nhiều oán niệm của người chết còn sót tập hợp lại giống như vong linh ban nãy cầu mong được siêu sinh, nhưng xem ra không phải. Có quá nhiều oán niệm ở đây, chúng đã đã bám vào xác người chết, mang theo ác niệm và những oan khuất bất cam để tái sinh thành một loại quỷ gọi là “oán thi”, loại quỷ này tồn tại giống như bọn cánh tiên, bị thu hút bởi niệm lực của người sống, chúng không có suy nghĩ hay ý niệm gì khác ngoài tìm cách để hút sạch niệm lực của con người, đã không còn cách nào để siêu sinh được. Trước mặt Tranh Tử hiện giờ là một thanh niên mặc trên người y phục trắng xơ xác của Lũng Bạch Môn, hẳn là đệ tử trên đó không may yểu mạng, da dẻ trắng bợt, mắt trợn ngược, mồm há ra toàn là dòi bọ ngoe nguẩy, con nào con nấy cũng béo nộn, múp míp, mùi hôi thối xộc lên khiến người ta muốn nôn mửa.
Oán thi kia lảo đảo vô thức từng bước, từng bước đi tới, từ ngón tay của hắn đâm da thịt thối rửa trồi ra mấy cái rễ cây dài ngoằn, thình lình hướng tới muốn đâm thủng ngực Tranh Tử, niệm lực theo máu dồn về tim, nơi đó còn gọi là “thùy tâm” của mỗi người, chỉ cần mất thùy tâm thì thánh nhân cũng không thể cứu nổi. Tranh Tử nhanh như thoắt nhảy sang một bên, liền cầm đào côn gạch một vài phù tự trên mặt tuyết sau đó dậm gậy, âm thanh ngân vang mang theo nguồn niệm lực sáng rực từ phù tự bùng lên, từ dưới mặt tuyết bỗng dưng mọc lên những chồi non, sau đó lớn nhanh như thổi thành những dây leo dài ngoằn vụt qua khống chế lấy con oán thi kia. Tranh Tử mang nguyên tố tương sinh hệ “mộc”, có tương liên với cây cối thực vật, lúc này y điều khiển những sợi dây leo quấn quanh cổ con oán thi, phía trong ngọn sợi dây leo mọc ra một cái gai to nhọn hoắc bằng cổ tay trẻ nhỏ, vụt một cái đã đâm xuyên qua ngực con oán thi. Nhưng oán thi không giống người sống, nó sống bằng ác niệm của người chết nên dù có đâm thủng “thùy tâm” thì vẫn có thể tồn tại được. Tranh Tử hẫng ra một khắc, đó cũng là lúc y bị một nhành rễ khô dài ngoằn bám chặt vào chân kéo giật lên không trung, đào côn rơi “cộp” xuống mặt đất. A Nha quạt cánh tung mình lên không trung, đậu trên cành cây không tỏ ý muốn giúp đỡ chủ nhân của mình lúc hoạn nạn mà chỉ quác quác vài tiếng, sau đó thu cánh đứng nhìn ra vẻ vô can.
Tranh Tử liếc nó, gắng gượng mắng mỏ:
- Con quạ đần thối phản phúc nhà mi, để xem sau này ta tính sổ với mi thế nào!
A Nha vừa chộp được, nuốt chửng một con cánh tiên vào bụng, “quạc” một tiếng khinh thường.
Tranh Tử liệu chịu chết như vậy sao? Không đời nào, nếu y dễ chết như vậy thì y đã không phải kẻ duy nhất sống sót bước ra từ làng rượu Đại Chù. Y gập người rút ra một con dao từ ống giày, sau đó cắt phăng mấy sợi rể vướn víu, vừa té xuống đất liền vơ vội lấy đào côn. Tuy không phải xuất môn đạo giới, không được gọi là đạo giả danh chính ngôn thuận nhưng ít gì kẻ đã nắm trong tay gậy phép, đã có niềm kiêu hãnh của một phù giả, chuyện xử lý thứ tà ma ngoại đạo này đã coi như là một loại bổn phận. Con oán thi kia vẫn chưa bỏ cuộc, dùng bảy bảy bốn mươi chín cái sợi rễ dài ngoằn đâm tới, mùi hôi thối xộc lên. Tranh Tử không còn kiên nhẫn, mạn khăn che đã rơi ra từ khi nào mà bọn cánh tiên thì vẫn đang vẫy phấn độc mịt mù trong không trung. Tranh Tử chần chừ một thoạt, như bất đắc dĩ phải đi tới cách này, y lật ngược đào côn, dùng đầu của đào côn vẽ ra mấy đường nét phù tự khác trên mặt tuyết, một phát dậm gậy liền làm bùng lên nguồn niệm lực màu đỏ rực khác thường như lửa cháy, đốt lan ra những nhánh rễ ngoằn ngoèo và con oán thi kia.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook