Tranh Đấu Gia Tộc
-
Chương 20: Thứ muội kiêu ngạo
Ngày đó, Minh Hoa Dung ở lại chỗ Lâm thị đến tận lúc dùng cơm tối, đợi sau khi hẹn Minh Đàn Chân sáng mai cùng đi học xong, nàng mới chịu ra về.
Trước khi rời đi, Lâm thị còn cố ý tặng cho nàng một phần lễ vật. So với những phần lễ ra mắt bình thường, những thứ này quả thật quý giá hơn rất nhiều: một bộ áo choàng lông cáo, vài cuộn vải vóc và hai mươi mấy thỏi vàng bạc. Bà thủ tiết (ở góa) từ trẻ, con cái đều còn nhỏ, tiền thu nhập mỗi tháng cũng chỉ có chút ít bạc mà thôi, những thứ này đã là thứ tốt nhất của bà rồi.
Minh Hoa Dung biết đại bá mẫu thấy nàng quần áo phong phanh nên mới hảo tâm tặng lễ, bởi vậy nàng cũng không có giả bộ từ chối, chỉ cúi đầu cảm tạ rồi nhận lấy. Kiếp trước nàng quản lí việc làm ăn cho Trần gia, mỗi ngày thu vào không dưới mấy vạn lượng bạc, còn có thứ quý giá gì nàng chưa từng thấy qua? Nàng thản nhiên thu nhận những vật này, trong lòng ngoại trừ cảm động và hoài niệm chuyện cũ ra thì không có thêm suy nghĩ gì khác, nhưng sự “thản nhiên” này rơi vào mắt người khác lại biến thành một hành động mang theo một tầng “thâm ý”.
“Phu nhân, vị Đại tiểu thư phòng hai này quả là mắt cao hơn đầu, người đưa cho nàng nhiều đồ như vậy mà nàng cũng không thèm liếc mắt nhìn thêm một cái, chỉ nói một câu “cảm ơn” rồi thản nhiên nhận luôn, không chừng trong lòng nàng còn chê ít nữa ấy chứ.” Đợi Minh Hoa Dung đi rồi, đại nha hoàn thiếp thân của Lâm thị là Thải Liên bất mãn nói.
Lúc Lâm thị tặng quà, nàng đã dùng đôi mắt nóng rực nhìn cái áo choàng lông cáo đó thật lâu. Cái áo đó là do người của thôn trang dâng tặng vào lễ mừng năm mới năm ngoái, Bạch thị nhìn không vừa mắt nên mới thuận nước đẩy thuyền sai người mang sang tặng cho Lâm thị. Thải Liên vốn tưởng phu nhân nhất định sẽ giữ lại cho tiểu thư, như vậy nàng liền có thể thừa lúc không có ai mà mặc thử rồi, chỉ nghĩ thôi đã thấy nghiện, nào ngờ phu nhân chỉ cất giữ dưới đáy rương có một năm thì đã đưa cho Minh Hoa Dung – người chỉ vừa mới vào phủ.
“Nha đầu ngươi nói bậy bạ cái gì đó, tiểu thư trong phủ là người ngươi có thể đàm tiếu sau lưng hay sao? Đều là do bình thường ta đã quá cưng chiều ngươi. Hai ngày nay là ngày đại hàn (rất lạnh), nàng lại chỉ mặc có một chiếc áo mỏng, ta muốn tặng cho nàng một kiện xiêm y dày dặn còn phải cần ngươi lắm miệng ư?” Lâm thị có chút không vui nói.
Thấy mình đã chọc phu nhân nổi giận, Thải Liên liền cúi đầu không dám nói nửa lời, tuy nhiên trong lòng nàng vẫn còn chưa chịu khuất phục. Nàng thầm nghĩ: nếu như phu nhân đã không chịu nghe lời mình, vậy sau này mình cần phải nói chuyện với tiểu thư nhiều một chút, nhờ nàng khuyên can phu nhân, tránh việc người cứ đem những thứ đồ tốt cho người chẳng liên quan gì đến mình.
Minh Hoa Dung cũng không biết ả nha hoàn nho nhỏ kia đang nghị luận sau lưng mình, nàng đang được mama trong tiểu viện của Lâm thị hộ tống về nhà. Thanh Ngọc vừa thấy nàng trở về liền tiến lên ân cần hỏi han, đến lúc thấy được mấy cuộn vải vóc thì tiểu nha đầu này rất vui mừng, lập tức đề xuất dùng phần vải này để may y phục cho tiểu thư, nào ngờ Minh Hoa Dung lại lắc đầu: “Ngày mai ngươi đi tới hậu viện tìm Hứa bà tử chuyên quét sân tát nước, tặng cho bà ấy một cái máy dệt vải và vài cân tơ sợi, chậm một chút cũng không sao, nhưng chú ý không được để người khác phát hiện.”
“Tiểu thư, người muốn dệt vải?”
“Đúng vậy.”
Thanh Ngọc nhìn nụ cười thâm ý sâu sắc của Minh Hoa Dung, tuy không tin mục đích của tiểu thư nhà mình đơn giản như vậy nhưng nàng cũng không có hỏi nhiều, chỉ nhu thuận đáp ứng một tiếng. Dù hiện tại tiểu thư không nói thì sớm muộn gì nàng cũng sẽ biết.
Sáng sớm ngày hôm sau, Minh Hoa Dung liền đi tới chỗ hẹn, cùng Minh Đàn Chân đi vào Gia Học.
[Gia Học: chỗ học tập riêng của một gia tộc nào đó, là nơi tư nhân]
Minh gia nhân khẩu ít ỏi, gia cảnh của tổ tiên đã sa sút nhiều năm, đến tận bây giờ mới có chút khởi sắc, cái gọi là Gia Học tất nhiên không thể so sánh với Gia Học của phần lớn các con em thế gia khác. Thân thích của Bạch thị nếu muốn đi học đương nhiên sẽ chọn học cùng trường với người của Bạch phủ. Ba vị di nương kia cũng có mấy người họ hàng muốn đu bám để dựa thế nhưng lại bị lão phu nhân vốn sợ tốn kém tiền bạc kiên trì ngăn cản. Học sinh của Gia Học này ngoại trừ ba vị tiểu thư cùng một vị thiếu gia của phòng lớn và chi thứ ra thì cũng chỉ có thêm một mình Minh Hoa Dung là người mới gia nhập.
Học sinh tuy có hơi ít nhưng vị lão sư trong trường lại có thanh danh rất cao. Lại nói, cuộc đời vị tiên sinh này cũng là một đoạn truyền kỳ trong kinh thành. Hắn là một vị tiền bối đại nho, cũng là một trong bốn mươi vị Bạch Thân sĩ tử đứng đầu, tên là Tiếu Duy Hoành. Nghe nói hơn hai mươi năm trước, khi hắn đang vội vã vào kinh thành đi thi thì đã gặp một vị tiểu thư nhà nhân sĩ. Bọn họ nhất kiến chung tình, lập tức nhờ người đến nói chuyện cưới hỏi, ước định sau khi thi xong sẽ tới rước giai nhân về nhà.
Ai ngờ thế sự trêu ngươi, trước ngày thi mấy hôm, nhà gái đột nhiên truyền đến tin tức, nói là tiểu thư nhà họ trong lúc đi chơi hồ đã trượt chân chết chìm. Lúc ấy Tiếu Duy Hoành đã vào kinh chờ được mấy tháng, nhờ vào một bụng tài năng và thơ văn cẩm tú nên cũng có chút danh tiếng trong kinh thành, hơn nữa còn lọt vào mắt xanh của vài vị tiền bối.
[thơ văn cẩm tú: ý chỉ thơ văn hay, xuất sắc]
Tin dữ truyền đến, tuy có vài người cười trên nỗi đau của người khác, nhưng phần đông đều khuyên hắn bớt đau buồn, ổn định tinh thần chuẩn bị đi thi. Dù sao thì đây cũng là một chuyện đại sự quan trọng nhất trong cuộc đời, lấy tài hoa của hắn nhất định sẽ đỗ cao. Đợi đến lúc đó, đừng nói là kiều thê mỹ thiếp, cho dù là giấc mộng thăng quan tiến chức cũng có thể thành hiện thực.
Nhưng ngoài dự đoán của mọi người, Tiếu Duy Hoành sau khi nghe tin dữ thì chỉ cười thảm mấy tiếng rồi thở dài nói: “Công danh hại ta, đế nghiệp cũng hại ta!”, sau đó liền đốt hết sách vở, thề cả đời này không đi thi nữa.
Sau đó lại có người đem chuyện này bẩm báo lên triều đình, muốn gán tội danh phỉ báng triều đình cho Tiếu Duy Hoành. Lúc đó người ngồi trên ngai vàng vẫn là thái thượng hoàng, hắn vốn là một hoàng đế nổi danh về làm thơ uống rượu, nghe vậy không những không trách tội mà còn cười nói: “Tính phong lưu của danh sĩ, bọn nho sinh cổ hủ như các ngươi sao có thể hiểu!”
Từ đấy về sau, tính cách trọng tình khinh lợi của Tiếu Duy Hoành và thanh danh của vị vương hầu “thô kệch” đã được truyền khắp thiên hạ. Nhưng chỉ có hắn biết, những việc bản thân hắn phải trải qua lại không hề như ý nguyện. Sau khi vị hôn thê chết đi, hắn luôn rơi vào tình trạng sa sút tinh thần, luân lạc đến mức phải dựa vào một người bạn học cũ, được người này chu cấp cơm áo sống qua ngày.
Hai năm trước, khi hắn đang ở trên đường bán tranh thì vừa vặn gặp phải Minh Thủ Tĩnh. Sau một cuộc đàm luận, biết được đối phương đúng là Tiếu Duy Hoành danh chấn thiên hạ khi xưa, Minh Thủ Tĩnh vui mừng quá đỗi, khẩn trương mời hắn vào phủ giảng bài cho con cái mình. Tiếu Duy Hoành thấy hắn khẩn thiết như vậy, hơn nữa cũng nhờ bức tranh mà có duyên gặp mặt, xem như tri âm nên liền đáp ứng.
Ngày dạy học theo ước định là sau nửa tháng, cũng chính là hôm nay. Tuy nói tất cả mọi người đều đã nghe qua danh tiếng của Tiếu Duy Hoành, thế nhưng một đám tiểu thư thiếu gia vẫn mong muốn được tận mắt nhìn thấy phong thái của vị danh sĩ này nhằm thỏa mẵn tính hiếu kỳ của mình.
Thật tình thì Minh Hoa Dung cũng không mấy hiếu kì đối với vị tiên sinh đó, do cảnh ngộ lúc trước, nàng luôn có một loại cảm giác phức tạp không nói rõ được đối với loại người si tình như thế này. Một mặt, nàng khâm phục sự si tình phóng khoáng của bọn bọ, mặt khác, nàng lại cảm thấy họ quá mức chấp nhất với một điều hư ảo.
Mang trong mình cảm giác mâu thuẫn, nàng cùng Minh Đàn Chân nhanh chóng đi vào trong viện. Viện đọc sách được bố trí ở phía bắc hậu viện, ba gian sương phòng thấp thoáng trong rừng trúc xào xạc, vẻ ngoài lịch sự tao nhã lại có vài phần hơi thở mạnh mẽ.
Địa phương mà bình thường mấy vị thiếu gia tiểu thư hay ngồi đọc sách chính là ở sương phòng bên trái, thiếu gia ngồi ngoài, tiểu thư thì ngồi trong, ba mặt đều là bình phong ngăn cách, biểu thị việc nam nữ cách biệt.
`
Cùng Minh Đàn Chân đi tới phía sau tấm bình phong, nhìn thấy một cái bàn học hết sức sạch sẽ, ngoại trừ bút, giấy, mực và nghiên (để mài mực) ra thì không có sách vở gì khác, Minh Hoa Dung liền biết đó là một cái bàn trống. Chỉ là, nàng vừa muốn đi sang ngồi xuống thì một âm thanh bén nhọn đột nhiên từ cửa truyền đến: “Nha hoàn từ nơi nào đến đây, lại còn dám xông vào thư phòng nữa chứ!”
Minh Hoa Dung theo tiếng nói nhìn lại, chỉ thấy một thiếu nữ tầm mười ba mười bốn tuổi đang dùng ánh mắt quở trách nhìn mình. Nàng ta có dáng người cân đối, hai má phúng phính như má trẻ con, dung mạo trắng trẻo đáng yêu như ngọc nữ, tuy nhiên vẻ ngạo mạn trên gương mặt đã khiến cho nhan sắc trời sinh kia giảm bớt đôi phần. Tiết trời đại hàn rất lạnh, vậy mà nàng chỉ mặc một chiếc áo ngắn cùng với một chiếc váy lụa đã được cắt ngắn, mặc dù mép y phục có viền da lông nhưng bộ quần áo này quả thật không thực tế chút nào.
Chỉ nhìn thoáng qua, Minh Hoa Dung liền nhận ra người tới. Người này không phải ai khác, chính là thứ muội duy nhất của mình – người sinh ra với khuôn mặt xinh đẹp và tính tình cuồng vọng, luôn yêu thích ăn diện – Minh Nhược Cẩm, cũng là nữ nhi của Tôn di nương.
Có lẽ là do bị hai vị nữ nhi của Bạch thị áp chế quá dữ dội, cho nên kiếp trước khi nàng vừa trở về phủ, Minh Nhược Cẩm liền rất thích nhắm vào nàng. Minh Hoa Dung kiếp trước nghĩ mãi vẫn không hiểu được vì sao sự hiền hòa của mình luôn chỉ đổi được những chiêu trò gian manh khó dễ của đối phương, nhưng khi Minh Độc Tú và Minh Sương Nguyệt buông lời lẽ lạnh lẽo thì đối phương lại dùng gương mặt tươi cười nghênh đón. Bây giờ suy nghĩ kĩ một chút, người này rõ ràng là muốn giẫm đạp lên nàng, biểu lộ “tuy mình là thứ nữ nhưng vẫn phong quang cao quý hơn so với nữ dòng chính” mà thôi.
Thấy Minh Hoa Dung không nói một lời, Minh Nhược Cẩm còn tưởng nàng đang sợ hãi mình, thầm nghĩ phải ra oai phủ đầu một phen, bởi vậy liền ra vẻ như không biết thân phận của nàng, mở miệng khiển trách: “Học đường này là địa phương nào? Một tiểu nha đầu trên người đầy khí tức thô lỗ như ngươi cũng xứng tiến vào sao? Còn không mau cút ra khỏi đây cho ta!”
Đối mặt với Minh Nhược Cẩm lớn lối la hét, Minh Đàn Chân cũng có chút không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nàng do dự cắn cắn môi, vừa muốn giải thích rằng Minh Hoa Dung không phải là tiểu nha đầu gì đó thì lại nghe Minh Hoa Dung không nóng không vội nói: “Học đường đương nhiên là nơi để đọc sách viết chữ, học tập cách đối nhân xử thế. Ngươi cứ đứng đó hô to gọi nhỏ, rõ ràng là không có ý thức tôn sư trọng đạo, xem ra ngươi cũng không phải là đệ tử nhà gia giáo. Lão gia xuất thân trạng nguyên, là tấm gương mà người đọc sách trong cả thiên hạ lấy để noi theo, sao lại để cho một kẻ không được dạy dỗ tử tế như ngươi tới nơi này hồ ngôn loạn ngữ? Nhất định là người gác cổng sơ sẩy nên mới để ngươi chuồn vào. Nếu ngươi thức thời thì hãy mau rời khỏi đây, đỡ khiến ta phải tốn công gọi người đến khiêng ngươi ra ngoài.”
Trước khi rời đi, Lâm thị còn cố ý tặng cho nàng một phần lễ vật. So với những phần lễ ra mắt bình thường, những thứ này quả thật quý giá hơn rất nhiều: một bộ áo choàng lông cáo, vài cuộn vải vóc và hai mươi mấy thỏi vàng bạc. Bà thủ tiết (ở góa) từ trẻ, con cái đều còn nhỏ, tiền thu nhập mỗi tháng cũng chỉ có chút ít bạc mà thôi, những thứ này đã là thứ tốt nhất của bà rồi.
Minh Hoa Dung biết đại bá mẫu thấy nàng quần áo phong phanh nên mới hảo tâm tặng lễ, bởi vậy nàng cũng không có giả bộ từ chối, chỉ cúi đầu cảm tạ rồi nhận lấy. Kiếp trước nàng quản lí việc làm ăn cho Trần gia, mỗi ngày thu vào không dưới mấy vạn lượng bạc, còn có thứ quý giá gì nàng chưa từng thấy qua? Nàng thản nhiên thu nhận những vật này, trong lòng ngoại trừ cảm động và hoài niệm chuyện cũ ra thì không có thêm suy nghĩ gì khác, nhưng sự “thản nhiên” này rơi vào mắt người khác lại biến thành một hành động mang theo một tầng “thâm ý”.
“Phu nhân, vị Đại tiểu thư phòng hai này quả là mắt cao hơn đầu, người đưa cho nàng nhiều đồ như vậy mà nàng cũng không thèm liếc mắt nhìn thêm một cái, chỉ nói một câu “cảm ơn” rồi thản nhiên nhận luôn, không chừng trong lòng nàng còn chê ít nữa ấy chứ.” Đợi Minh Hoa Dung đi rồi, đại nha hoàn thiếp thân của Lâm thị là Thải Liên bất mãn nói.
Lúc Lâm thị tặng quà, nàng đã dùng đôi mắt nóng rực nhìn cái áo choàng lông cáo đó thật lâu. Cái áo đó là do người của thôn trang dâng tặng vào lễ mừng năm mới năm ngoái, Bạch thị nhìn không vừa mắt nên mới thuận nước đẩy thuyền sai người mang sang tặng cho Lâm thị. Thải Liên vốn tưởng phu nhân nhất định sẽ giữ lại cho tiểu thư, như vậy nàng liền có thể thừa lúc không có ai mà mặc thử rồi, chỉ nghĩ thôi đã thấy nghiện, nào ngờ phu nhân chỉ cất giữ dưới đáy rương có một năm thì đã đưa cho Minh Hoa Dung – người chỉ vừa mới vào phủ.
“Nha đầu ngươi nói bậy bạ cái gì đó, tiểu thư trong phủ là người ngươi có thể đàm tiếu sau lưng hay sao? Đều là do bình thường ta đã quá cưng chiều ngươi. Hai ngày nay là ngày đại hàn (rất lạnh), nàng lại chỉ mặc có một chiếc áo mỏng, ta muốn tặng cho nàng một kiện xiêm y dày dặn còn phải cần ngươi lắm miệng ư?” Lâm thị có chút không vui nói.
Thấy mình đã chọc phu nhân nổi giận, Thải Liên liền cúi đầu không dám nói nửa lời, tuy nhiên trong lòng nàng vẫn còn chưa chịu khuất phục. Nàng thầm nghĩ: nếu như phu nhân đã không chịu nghe lời mình, vậy sau này mình cần phải nói chuyện với tiểu thư nhiều một chút, nhờ nàng khuyên can phu nhân, tránh việc người cứ đem những thứ đồ tốt cho người chẳng liên quan gì đến mình.
Minh Hoa Dung cũng không biết ả nha hoàn nho nhỏ kia đang nghị luận sau lưng mình, nàng đang được mama trong tiểu viện của Lâm thị hộ tống về nhà. Thanh Ngọc vừa thấy nàng trở về liền tiến lên ân cần hỏi han, đến lúc thấy được mấy cuộn vải vóc thì tiểu nha đầu này rất vui mừng, lập tức đề xuất dùng phần vải này để may y phục cho tiểu thư, nào ngờ Minh Hoa Dung lại lắc đầu: “Ngày mai ngươi đi tới hậu viện tìm Hứa bà tử chuyên quét sân tát nước, tặng cho bà ấy một cái máy dệt vải và vài cân tơ sợi, chậm một chút cũng không sao, nhưng chú ý không được để người khác phát hiện.”
“Tiểu thư, người muốn dệt vải?”
“Đúng vậy.”
Thanh Ngọc nhìn nụ cười thâm ý sâu sắc của Minh Hoa Dung, tuy không tin mục đích của tiểu thư nhà mình đơn giản như vậy nhưng nàng cũng không có hỏi nhiều, chỉ nhu thuận đáp ứng một tiếng. Dù hiện tại tiểu thư không nói thì sớm muộn gì nàng cũng sẽ biết.
Sáng sớm ngày hôm sau, Minh Hoa Dung liền đi tới chỗ hẹn, cùng Minh Đàn Chân đi vào Gia Học.
[Gia Học: chỗ học tập riêng của một gia tộc nào đó, là nơi tư nhân]
Minh gia nhân khẩu ít ỏi, gia cảnh của tổ tiên đã sa sút nhiều năm, đến tận bây giờ mới có chút khởi sắc, cái gọi là Gia Học tất nhiên không thể so sánh với Gia Học của phần lớn các con em thế gia khác. Thân thích của Bạch thị nếu muốn đi học đương nhiên sẽ chọn học cùng trường với người của Bạch phủ. Ba vị di nương kia cũng có mấy người họ hàng muốn đu bám để dựa thế nhưng lại bị lão phu nhân vốn sợ tốn kém tiền bạc kiên trì ngăn cản. Học sinh của Gia Học này ngoại trừ ba vị tiểu thư cùng một vị thiếu gia của phòng lớn và chi thứ ra thì cũng chỉ có thêm một mình Minh Hoa Dung là người mới gia nhập.
Học sinh tuy có hơi ít nhưng vị lão sư trong trường lại có thanh danh rất cao. Lại nói, cuộc đời vị tiên sinh này cũng là một đoạn truyền kỳ trong kinh thành. Hắn là một vị tiền bối đại nho, cũng là một trong bốn mươi vị Bạch Thân sĩ tử đứng đầu, tên là Tiếu Duy Hoành. Nghe nói hơn hai mươi năm trước, khi hắn đang vội vã vào kinh thành đi thi thì đã gặp một vị tiểu thư nhà nhân sĩ. Bọn họ nhất kiến chung tình, lập tức nhờ người đến nói chuyện cưới hỏi, ước định sau khi thi xong sẽ tới rước giai nhân về nhà.
Ai ngờ thế sự trêu ngươi, trước ngày thi mấy hôm, nhà gái đột nhiên truyền đến tin tức, nói là tiểu thư nhà họ trong lúc đi chơi hồ đã trượt chân chết chìm. Lúc ấy Tiếu Duy Hoành đã vào kinh chờ được mấy tháng, nhờ vào một bụng tài năng và thơ văn cẩm tú nên cũng có chút danh tiếng trong kinh thành, hơn nữa còn lọt vào mắt xanh của vài vị tiền bối.
[thơ văn cẩm tú: ý chỉ thơ văn hay, xuất sắc]
Tin dữ truyền đến, tuy có vài người cười trên nỗi đau của người khác, nhưng phần đông đều khuyên hắn bớt đau buồn, ổn định tinh thần chuẩn bị đi thi. Dù sao thì đây cũng là một chuyện đại sự quan trọng nhất trong cuộc đời, lấy tài hoa của hắn nhất định sẽ đỗ cao. Đợi đến lúc đó, đừng nói là kiều thê mỹ thiếp, cho dù là giấc mộng thăng quan tiến chức cũng có thể thành hiện thực.
Nhưng ngoài dự đoán của mọi người, Tiếu Duy Hoành sau khi nghe tin dữ thì chỉ cười thảm mấy tiếng rồi thở dài nói: “Công danh hại ta, đế nghiệp cũng hại ta!”, sau đó liền đốt hết sách vở, thề cả đời này không đi thi nữa.
Sau đó lại có người đem chuyện này bẩm báo lên triều đình, muốn gán tội danh phỉ báng triều đình cho Tiếu Duy Hoành. Lúc đó người ngồi trên ngai vàng vẫn là thái thượng hoàng, hắn vốn là một hoàng đế nổi danh về làm thơ uống rượu, nghe vậy không những không trách tội mà còn cười nói: “Tính phong lưu của danh sĩ, bọn nho sinh cổ hủ như các ngươi sao có thể hiểu!”
Từ đấy về sau, tính cách trọng tình khinh lợi của Tiếu Duy Hoành và thanh danh của vị vương hầu “thô kệch” đã được truyền khắp thiên hạ. Nhưng chỉ có hắn biết, những việc bản thân hắn phải trải qua lại không hề như ý nguyện. Sau khi vị hôn thê chết đi, hắn luôn rơi vào tình trạng sa sút tinh thần, luân lạc đến mức phải dựa vào một người bạn học cũ, được người này chu cấp cơm áo sống qua ngày.
Hai năm trước, khi hắn đang ở trên đường bán tranh thì vừa vặn gặp phải Minh Thủ Tĩnh. Sau một cuộc đàm luận, biết được đối phương đúng là Tiếu Duy Hoành danh chấn thiên hạ khi xưa, Minh Thủ Tĩnh vui mừng quá đỗi, khẩn trương mời hắn vào phủ giảng bài cho con cái mình. Tiếu Duy Hoành thấy hắn khẩn thiết như vậy, hơn nữa cũng nhờ bức tranh mà có duyên gặp mặt, xem như tri âm nên liền đáp ứng.
Ngày dạy học theo ước định là sau nửa tháng, cũng chính là hôm nay. Tuy nói tất cả mọi người đều đã nghe qua danh tiếng của Tiếu Duy Hoành, thế nhưng một đám tiểu thư thiếu gia vẫn mong muốn được tận mắt nhìn thấy phong thái của vị danh sĩ này nhằm thỏa mẵn tính hiếu kỳ của mình.
Thật tình thì Minh Hoa Dung cũng không mấy hiếu kì đối với vị tiên sinh đó, do cảnh ngộ lúc trước, nàng luôn có một loại cảm giác phức tạp không nói rõ được đối với loại người si tình như thế này. Một mặt, nàng khâm phục sự si tình phóng khoáng của bọn bọ, mặt khác, nàng lại cảm thấy họ quá mức chấp nhất với một điều hư ảo.
Mang trong mình cảm giác mâu thuẫn, nàng cùng Minh Đàn Chân nhanh chóng đi vào trong viện. Viện đọc sách được bố trí ở phía bắc hậu viện, ba gian sương phòng thấp thoáng trong rừng trúc xào xạc, vẻ ngoài lịch sự tao nhã lại có vài phần hơi thở mạnh mẽ.
Địa phương mà bình thường mấy vị thiếu gia tiểu thư hay ngồi đọc sách chính là ở sương phòng bên trái, thiếu gia ngồi ngoài, tiểu thư thì ngồi trong, ba mặt đều là bình phong ngăn cách, biểu thị việc nam nữ cách biệt.
`
Cùng Minh Đàn Chân đi tới phía sau tấm bình phong, nhìn thấy một cái bàn học hết sức sạch sẽ, ngoại trừ bút, giấy, mực và nghiên (để mài mực) ra thì không có sách vở gì khác, Minh Hoa Dung liền biết đó là một cái bàn trống. Chỉ là, nàng vừa muốn đi sang ngồi xuống thì một âm thanh bén nhọn đột nhiên từ cửa truyền đến: “Nha hoàn từ nơi nào đến đây, lại còn dám xông vào thư phòng nữa chứ!”
Minh Hoa Dung theo tiếng nói nhìn lại, chỉ thấy một thiếu nữ tầm mười ba mười bốn tuổi đang dùng ánh mắt quở trách nhìn mình. Nàng ta có dáng người cân đối, hai má phúng phính như má trẻ con, dung mạo trắng trẻo đáng yêu như ngọc nữ, tuy nhiên vẻ ngạo mạn trên gương mặt đã khiến cho nhan sắc trời sinh kia giảm bớt đôi phần. Tiết trời đại hàn rất lạnh, vậy mà nàng chỉ mặc một chiếc áo ngắn cùng với một chiếc váy lụa đã được cắt ngắn, mặc dù mép y phục có viền da lông nhưng bộ quần áo này quả thật không thực tế chút nào.
Chỉ nhìn thoáng qua, Minh Hoa Dung liền nhận ra người tới. Người này không phải ai khác, chính là thứ muội duy nhất của mình – người sinh ra với khuôn mặt xinh đẹp và tính tình cuồng vọng, luôn yêu thích ăn diện – Minh Nhược Cẩm, cũng là nữ nhi của Tôn di nương.
Có lẽ là do bị hai vị nữ nhi của Bạch thị áp chế quá dữ dội, cho nên kiếp trước khi nàng vừa trở về phủ, Minh Nhược Cẩm liền rất thích nhắm vào nàng. Minh Hoa Dung kiếp trước nghĩ mãi vẫn không hiểu được vì sao sự hiền hòa của mình luôn chỉ đổi được những chiêu trò gian manh khó dễ của đối phương, nhưng khi Minh Độc Tú và Minh Sương Nguyệt buông lời lẽ lạnh lẽo thì đối phương lại dùng gương mặt tươi cười nghênh đón. Bây giờ suy nghĩ kĩ một chút, người này rõ ràng là muốn giẫm đạp lên nàng, biểu lộ “tuy mình là thứ nữ nhưng vẫn phong quang cao quý hơn so với nữ dòng chính” mà thôi.
Thấy Minh Hoa Dung không nói một lời, Minh Nhược Cẩm còn tưởng nàng đang sợ hãi mình, thầm nghĩ phải ra oai phủ đầu một phen, bởi vậy liền ra vẻ như không biết thân phận của nàng, mở miệng khiển trách: “Học đường này là địa phương nào? Một tiểu nha đầu trên người đầy khí tức thô lỗ như ngươi cũng xứng tiến vào sao? Còn không mau cút ra khỏi đây cho ta!”
Đối mặt với Minh Nhược Cẩm lớn lối la hét, Minh Đàn Chân cũng có chút không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nàng do dự cắn cắn môi, vừa muốn giải thích rằng Minh Hoa Dung không phải là tiểu nha đầu gì đó thì lại nghe Minh Hoa Dung không nóng không vội nói: “Học đường đương nhiên là nơi để đọc sách viết chữ, học tập cách đối nhân xử thế. Ngươi cứ đứng đó hô to gọi nhỏ, rõ ràng là không có ý thức tôn sư trọng đạo, xem ra ngươi cũng không phải là đệ tử nhà gia giáo. Lão gia xuất thân trạng nguyên, là tấm gương mà người đọc sách trong cả thiên hạ lấy để noi theo, sao lại để cho một kẻ không được dạy dỗ tử tế như ngươi tới nơi này hồ ngôn loạn ngữ? Nhất định là người gác cổng sơ sẩy nên mới để ngươi chuồn vào. Nếu ngươi thức thời thì hãy mau rời khỏi đây, đỡ khiến ta phải tốn công gọi người đến khiêng ngươi ra ngoài.”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook