Trăng Sáng Trên Lầu Bắc
31: Thành Kim Xuân


Tháng ba, vạn vật vào xuân, thời tiết không còn lạnh.

Thành Kim Xuân nằm ở giữa Thanh Châu, trời ấm lên, chủng loại thực phẩm trong núi rừng cũng nhiều hơn.

Tháng ba vẫn là thời kì giáp hạt, vừa qua mùa đông, lương thực dự trữ của dân chúng không còn nhiều, lúa vẫn chưa chín.

Người dân Trần quốc mỗi năm có hai mùa lúa.

Đợi đến tháng hai đánh trâu ra đồng bừa cấy, hộ nghèo thì dùng trang cào đẩy.

Ruộng sâu nước thì cấy giống chiêm bầu dài ngày trong tháng hai, ruộng nông nước thì cấy giống chiêm chanh ngắn ngày hơn trong tháng một.

Phải cấy xong trước tiết Xuân lai để lúa trỗ vào trung tuần tháng tư mới chắc hạt, trổ sớm quá sẽ bị lép.

Đến tháng sáu, tháng bảy lúa chín thì gặt hái, nếu ông trời thương xót thì có một năm được mùa.
Tháng hai, tháng ba là tháng đói kém của dân chúng, trên đường đến Kim Xuân đi ngang nhiều làng mạc, dân kết thành bè tụ lên núi hái rau dại, đào củ từ ăn chống đói.

Trần quốc mất mùa nhiều năm liên miên, dân chúng không đủ ăn, tuy đã giảm thuế rất nhiều nhưng dân trồng lương thực không đủ ăn qua ngày.

Nguyễn Tông bình thường rất ít ra khỏi kinh đô, nghe tin khắp các quận, thành truyền đến chỉ biết mà không rõ.

Biết rằng dân đói nhưng không biết dân khổ, bách tính nuôi không nổi con, đổi con ăn tuy ít nhưng không phải không có.

Nước sông Cửu Sắc ngày một cạn, một con sông không đủ dẫn nước cho cả một đất nước.

Nếu năm nay trời lại không mưa, Trần quốc ắt lâm nguy.
Nguyễn Tông nhìn mà trong lòng sầu, cho dù hắn có nhiều kế sách hơn cũng vô phương với tâm trạng của lão thiên gia.

Trời không cho mưa, cho dù có một bụng thi thư cũng vô dụng.
Vệ đại nhân có đề cập qua, cuối tháng ba này sứ thần của Đông quốc sẽ đến hòa đàm với Trần quốc, nếu Đông quốc đồng ý thông thương với Trần quốc, sẽ giải quyết được nhiều vấn đề.
Đến lúc đó lại phải làm đường vượt qua dãy núi Thiên Hạc, không biết sẽ hao tốn bao nhiêu tiền của, nhưng nếu trưng lao dịch, làm không tốt dân chúng sẽ phản.
Nghĩ đến lại thêm đau đầu, Nguyễn Tông không khỏi đặt hy vọng lên người Vi Thái phó, đại nhân chắc chắn sẽ có biện pháp.

Nhiều năm qua Nguyễn Tông đi theo Vi Bắc Lâu, chưa hề thấy có chuyện gì làm khó được nam nhân, Thái phó từ một thứ tử trong nhà không ai trọng dụng từng bước từng bước bước lên địa vị chí quý chí tôn.

Hoàng thất Trần quốc tuyệt phải cảm tạ công lao của Thái phó nếu không có ngài, hiện tại Trần quốc đã không còn quốc họ Trần.

Thế nhưng Hoàng đế một chút cũng không nhớ ơn, đúng là dưỡng không quen sói mắt trắng.
Nhớ chuyện bốn năm trước là cực hung hiểm, bởi vì Hoàng đế phản bội, nhiều lần đã thành sát cục.


Phe cánh Thái phó như đi trên băng mỏng, binh quyền bị xâu xé thành muôn mảnh, nhiều mưu sĩ cùng phe với mình lần lượt bỏ mình.

Lúc đó nữ quyến Nguyễn gia vẫn ở tại trong kinh, Sử gia nhiều lần muốn bắt ấu tử và phụ nhân trong nhà để uy hiếp tổ phụ giao ra binh lực.

Nhờ Thái phó liệu trước mà cho người dẫn già trẻ Nguyễn gia suốt đêm bỏ trốn, mới giữ được hơn sáu mươi mạng người.

Từ sau trận kinh biến đó, nhà họ Nguyễn liền chuyển cả nhà đến Mục Châu, Vi Thái phó cũng đặc biệt cho phép nữ quyến không cần ở lại trong kinh, là sự tin tưởng cực lớn đối với một đại tướng thân cầm trọng binh như Bình Vũ tướng.

Tổ phụ Nguyễn Khắc hổ thẹn, lúc đó cháu trai trưởng được yêu quý nhất là Nguyễn Tông hắn tình nguyện náu lại kinh thành, trở thành phụ tá đắc lực bên cạnh Vi Thái phó.

Nguyễn gia cũng thề nguyện trung thành với đại nhân, thậm chí...!tổ phụ còn đề cập qua, muốn Thái phó tự mình xưng vương...!Chỉ tiếc là Thái phó đã gạt đi, một mực giữ lại giang sơn cho họ Trần.
Nguyễn Tông năm mười sáu tuổi đã từng được nghe Vi Bắc Lâu giảng bài ở Quốc Tử Giám, dưới xúc động mà cùng vài đồng học bái ngài làm sư, chỉ là bị ngài từ chối.

Vi Bắc Lâu tuổi trẻ nhưng học sâu hiểu rộng, có ơn chỉ dạy cùng nâng đỡ với Nguyễn Tông.
Nhoáng cái thời gian đã qua mười năm, thế nhưng chuyện cũ vẫn còn nhớ rõ, người có ơn tri ngộ với đại nhân là Thái tử, tiếc thay Thái tử mệnh bạc, mất sớm, không để lại con nối dòng.

Thái phó bèn lui một bước mà lập con thứ Tĩnh vương làm đế, cũng vì kéo dài huyết mạch họ Trần.

Người ngoài nói Thái phó làm việc tàn nhẫn bất nhân, gian thần chuyên quyền, nào biết được kì thật ngài là người trọng tình trọng nghĩa, là minh chủ đáng để kí thác.
Nguyễn Tông âm thầm đem sự tình dân chúng ghi nhớ, tự nhủ phải gửi một mật chiết vào kinh thuật lại những gì mình tai nghe mắt thấy.
Trong lúc hắn thất thần suy nghĩ, ba trăm kỵ binh đã đến ngoại thành Kim Xuân, kỵ binh không được vào thành, cửa thành thì sắp đóng.

Vi Hà chọn ra hai mươi quân tinh nhuệ cùng hộ tống Nguyễn Thượng thư vào thành.
Sau khi trình công văn, thành Kim Xuân liền thông quan, người đứng đầu thành là huyện lệnh Kim Xuân ra tiếp đón.

Đội ngũ của Chung Yến có khoảng trăm người, bị tập kích tổn thất gần bốn mươi người, còn lại sáu mươi quân binh bị thương được an bài nghỉ ở nha môn.

Nguyễn Tông ngựa không ngừng vó mà mang ba vị đại phu đến xem xét.
Huyện lệnh Kim Xuân là một người trung niên gầy yếu, chỉ là quan chánh thất phẩm, thành Kim Xuân cũng không phải là thành lớn.

Phủ Thái Thú nằm ở thành Cam Lộc cách đây 80 dặm đường.

Gần thành Kim Xuân có một nhánh sông Cửu Sắc chảy ngang, người dân không đến nỗi đói kém, trên đường phố cũng còn nhiều nhà mở cửa buôn bán, tạm cho là náo nhiệt.

Huyện lệnh Kim Xuân lần đầu phải đón tiếp một vị quan nhị phẩm, vô cùng khẩn trương sốt ruột, vội vã tự thân dẫn đường cho Nguyễn Thượng thư.
"Nguyễn đại nhân, Chung đại nhân nghỉ ngơi ở tiểu viện này, còn tội thần kia ở ngay sát vách."
Nguyễn Tông gật đầu, khách sáo một hồi liền có ý tiễn người, huyện lệnh hiểu ý bèn cáo lui trước.
Nguyễn Tông liền mang theo ba đại phu đến xem Chung Yến trước.


Bước qua cửa thùy hoa liền gặp năm binh sĩ đang canh gác, sau khi xác định thân phận liền mở cửa mời Nguyễn Tông vào.
Chung Yến rõ ràng không khỏe như tin truyền về kinh, người nằm trên giường, bả vai quấn băng trắng xóa.

Hắn vẫn nhắm mắt dưỡng thần, thấy có người vào liền phản xạ muốn cầm gươm đặt bên gối, nhưng nhìn kỹ lại người đến thì không khỏi cảm thấy như mình đang nằm mơ.
"Tiểu Trúc Tử, là ngươi thật sao?"
Ba người đại phu đi theo Nguyễn Thượng thư thì hết hai người là trung niên tuổi già râu trắng, không cầm nổi hòm thuốc, Trúc Lĩnh vẫn luôn hiểu ý, chủ động ngỏ ý muốn mang hộ, tất cả quan binh đều tưởng y là dược đồng đi theo Hoàng đại phu.

Lúc Nguyễn Tông mang theo đại phu đến xem Chung Yến đương nhiên y cũng đi theo rồi, lúc này nghe tiếng hắn gọi đã vội chen lên phía trước.
Nhìn thấy bộ dáng bị thương không dậy nổi của Chung Yến thiếu niên liền muốn rơi nước mắt: "Yến ca, huynh bị thương nặng như vậy sao? Hoàng đại phu mau đến xem cho huynh ấy đi!"
Chung Yến thấy Trúc Tử của hắn khóc liền luống cuống muốn ngồi dậy dỗ người, bị Trúc Lĩnh trừng cho một cái: "Nằm im đi! Đã bị thương còn lộn xộn."
Nguyễn Tông bị bỏ quên một bên: "..." Xem như hắn đã hiểu vì sao ân sư lại bảo hắn dắt theo tiểu tư của ngài ấy.

Chắc hẳn bây giờ Chung Yến cũng không có tinh lực nói chuyện chính sự với hắn, Nguyễn Tông liền gọi hai đại phu khác sang gian bên cạnh xem Kinh Di Hàm.
Trúc Lĩnh ngồi bên mép giường nhìn Hoàng đại phu kiểm tra thương thế cho Chung Yến, từng tầng băng vải được mở ra, bên trong là vết thương vẫn còn chưa kết vảy hết, sâu đến gần chạm xương, thoạt nhìn đã thấy rất đau.
Trúc Lĩnh cũng không muốn mình khóc lóc thảm hại như vậy, y dù sao cũng là nam nhi, thế nhưng vừa nghĩ đến Yến ca bị thương y đã thấy mắt lên men rồi.

Trúc Lĩnh hít mũi, nhưng vẫn kiên trì nhìn hắn.

Chung Yến bị đè ra bôi thuốc mới lên vết thương, đau muốn nhe răng trợn mắt, nhưng đối diện đôi mắt ngấn nước của Trúc Tử đành phải cắn răng nhịn xuống, gương mặt muốn cười nhưng không cười nổi, vặn vẹo có chút đáng sợ.
Trúc Lĩnh thấy hắn nhẫn nhịn khổ sở như vậy liền nói chuyện để dời sự chú ý của hắn: "Yến ca, huynh làm sao mà bị thương thành như vậy? Là do đao chém sao?"
Chung Yến quả nhiên tập trung trả lời Trúc Lĩnh: "Là bị một tên người Chẩm cướp đao của tướng sĩ chém ta, gã ta lớn lên cao tận sáu thước (khoảng hơn 2m), nghe nói là chiến binh giỏi nhất bộ lạc.

Ta thật vất vả mới đem hắn giết, người Chẩm đánh du kích giỏi nhưng không biết bày trận, ca ca mới đem bọn họ diệt sạch đâu!"
Trúc Lĩnh không hiểu lắm nhưng vẫn khen: "Yến ca thật lợi hại!" Nhưng nếu không bị thương còn lợi hại hơn.
Chung Yến được khen có chút lâng lâng, Hoàng đại phu đã dựng hắn dậy để lấy băng vải quấn lại vết thương hắn cũng không để ý, một mực hỏi han Trúc Tử của hắn: đệ làm sao mà đến đây, có mệt mỏi không, có đói bụng không? Là chủ tử cho phép đệ đến sao?
Trúc Lĩnh có chút ngại ngùng nhìn Hoàng đại phu, vẫn không trả lời.

Hoàng đại phu lại làm như không nghe thấy gì, băng bó xong rồi liền đứng dậy cáo từ, ông phải sang phòng bên cạnh xem cho tội thần họ Kinh kia nữa.
Đến lúc chỉ còn lại hai người trong phòng, Chung Yến vẫn chưa nằm xuống, tựa nửa người vào đầu giường, Trúc Lĩnh cẩn thận đến gần hắn, tránh đi vết thương của hắn, tựa đầu lên vai kia của Chung Yến.
Chung Yến mau bị sự chủ động này làm ngất ngây rồi, chút thương tích trên vai căn bản không thấy đau nữa.

Trúc Lĩnh tựa vào người rồi mới mở miệng trả lời hắn, vẫn luôn không dùng sức đè nặng.

Y chỉ là muốn xác nhận Yến ca vẫn khỏe mạnh ngồi đây, nên mới lớn mật như vậy.
"Là lão gia cho phép đệ đến...!Yến ca huynh biết không, lão gia bảo, chờ huynh trở lại kinh thành, lão gia sẽ tổ chức tiệc mừng cho chúng ta."
Người trong lòng nửa tựa vào mình, đôi môi lại nói lên những lời tâm tình làm người rung động, Chung Yến vui sướng điên rồi, thấp giọng truy hỏi: "Là thật sao? Được! Chờ về đến kinh thành, ta sẽ kết hôn cùng đệ, lúc đó phải tổ chức thật lớn..."

Hai người nam nhân kết hôn, một tân lang lại là bình tử gần như không có khả năng sinh dục, nói ra cũng không phải chuyện gì vẻ vang.

Thế nhưng hai người từ nhỏ đã không cha không mẹ, được Vi Bắc Lâu bồi dưỡng, đối với bọn họ, Vi Thái phó vừa là chủ tử, vừa là cao đường, nếu lão gia đã đồng ý cho bọn họ mở tiệc rượu, vậy là không còn gì có thể ngăn cách họ nữa.
Chung Yến đem người hống một hồi, nhìn lại, Trúc Tử đã trượt từ vai hắn xuống giường ngủ mất rồi, gương mặt nhuốm đầy phong trần mệt mỏi.

Chung Yến yêu thương nhìn y, vuốt ve đôi mắt thâm quầng của y, rồi cũng nằm xuống bên cạnh nghỉ ngơi.
Một đêm vô mộng.
**
Bên phòng bên cạnh lại không được êm đềm như vậy, ba người đại phu đã rất mệt mỏi vì đi đường, nay lại gặp phải chứng bệnh khó.

Kinh Di Hàm thương tích không nặng nhưng mũi tên bắn hắn có tẩm nọc độc rắn, đại phu huyện lệnh mời tới đã cố gắng hết sức nhưng không thể làm gì khác được.

Nơi người Chẩm sinh sống là núi rừng nhiều chướng khí, sinh ra nhiều độc vật đáng sợ, các đại phu ở Trần quốc cũng chỉ nghe qua chứ không biết rõ.

Hoàng đại phu y thuật rất cao nhưng đứng trước loại độc không rõ cũng không biết nên khai đơn thế nào.

Khai thuốc mạnh thì sợ họ Kinh không chịu nổi, dược tính xung khắc mà đi tong.

Đại phu thành Kim Xuân cũng sợ mình chữa lợn lành thành lợn què, khai đơn nhẹ, thế nhưng đã bảy ngày rồi người vẫn không dậy nổi, mỗi ngày chỉ húp chút cháo loãng, cả người leo lắt như ngọn đèn sắp tắt.
Họ Kinh từ khi trúng độc miệng lưỡi ú ớ, tay chân run rẩy, không thể tự điều khiển.

Kẻ ra tay vô cùng thâm độc, độc được sử dụng hẳn là độc thần kinh, họ Kinh nếu có cứu chữa được cũng trở thành phế nhân.
Ba người bàn bạc một hồi, cuối cùng Hoàng đại phu lắc đầu nói thật với Nguyễn Tông: "Nguyễn đại nhân, thứ cho lão phu bất tài, thân thể Kinh Di Hàm đã chịu tổn thương bởi độc tính, tính mạng có thể giữ nhưng người thì đã phế, không thể nói chuyện cũng không thể viết chữ, nửa đời còn lại chỉ có thể nằm trên giường."
Nguyễn Tông cau chặt mày, độc vật của người Chẩm thật quá khủng khiếp, quay sang hỏi phó tướng của Chung Yến: "Còn binh sĩ nào cũng trúng độc này không?"
Phó tướng đáp: "Hồi đại nhân, có một cận vệ canh giữ xe tù nhân bị bắn trúng, mũi tên đâm vào ngay tim, mất mạng đương trường.

Ngoài ra tất cả những người trúng thương khác không có dấu hiệu trúng độc, chắc hẳn chất độc cũng không có nhiều."
Nói rồi phó tướng thuật lại cuộc chiến lúc đó, doanh số hai bên ngang nhau, người Chẩm giỏi nhất cung tiễn, đầu tiên bắn tên có tẩm dầu để đốt cháy xe chở tù, binh lính Trần quốc phải đem người cứu ra.

Sau lại bắn tên độc ám sát Kinh Di Hàm, bởi vì người Chẩm hiếu chiến mà bọn họ chiến đấu rất vất vả.

Sau Chung Yến cho người bày trận đốt lửa cả cánh rừng quanh đó, người Chẩm không có chỗ núp mà binh khí lại không sắc bén bằng quân binh nên bị tiêu diệt gần hết.

Chỉ là binh lính Trần quốc cũng không ăn được chỗ tốt gì, bị thương lớn nhỏ đều có, còn thiệt hại gần nửa quân số.
Nguyễn Tông đáp: "Người Chẩm hung hăng hiếu chiến, chỉ có một trăm người cũng dám tập kích đoàn đội của bổn quan, mục đích hẳn là ngăn cản ta đem người đến cứu viện...!Bọn chúng là muốn đưa Kinh Di Hàm vào chỗ chết.

Người thì không nói được cũng không viết được, thế nhưng ý thức vẫn còn tỉnh táo đúng không?"
Hoàng đại phu bắt mạch lần nữa cho gã, thưa: "Hồi đại nhân, lão phu không dám khẳng định, tất cả đợi lão phu châm cứu cho gã, để gã tỉnh sẽ rõ!"
Nguyễn Tông nhìn bộ dáng mệt mỏi của Hoàng đại phu, dịu giọng đáp: "Phiền toái đại phu, sau khi châm cứu xong thì ông hãy nghỉ ngơi đi."
Hoàng đại phu tạ ơn, trong lòng ấm áp, cùng là người dưới phe cánh Thái phó, các vị đại nhân vẫn luôn chiếu cố ông.
Sau khi hai đại phu giúp ông châm cứu cho họ Kinh xong, thì chia nhau về phòng nghỉ ngơi.
**
Đến chiều hôm đó Trúc Lĩnh tỉnh dậy, mặt trời đã muốn xuống núi.

Lúc trước khi nằm xuống nghỉ y đã quá mệt mỏi do bôn ba mấy ngày, không nhớ gì ngại ngùng.


Bây giờ mở mắt ra liền thấy thụy nhan của Chung Yến, khoảng cách gần như vậy, trong lòng không khỏi e lệ.

Chung Yến do vết thương mà ngủ trầm hơn bình thường, đến giờ vẫn chưa tỉnh.
Trúc Lĩnh muốn xuống giường nhưng sợ động hắn, y thấy trong phòng tối sầm nên đoán trời đã tối rồi, do dự một hồi không biết có nên gọi hắn dậy không thì Chung Yến đã tự mình tỉnh dậy.
Vừa mở mắt đã thấy người trong lòng e thẹn nhìn mình, thật không có cảnh tượng nào tốt đẹp hơn nữa! Chung Yến lập tức cười toe toét: "Trúc Tử, đói bụng chưa?"
Trúc Lĩnh gật gật đầu, ngồi dậy đi ra ngoài.

Chung Yến vừa mới tỉnh, hắn vẫn chưa uống thuốc, y bèn ra ngoài sắc thuốc cho hắn.
Người Chung Yến mang theo toàn một đám hán tử thần kinh thô, bình thường không biết chăm sóc thống lĩnh gì, may nhờ có Trúc Lĩnh đến, việc này mới được cải thiện.

Trúc Lĩnh đi lấy thuốc từ chỗ đại phu rồi vào bếp sắc cho hắn, sẵn tiện hỏi trù phòng làm cháo thịt, Chung Yến bị thương miệng vẫn luôn nhạt nhẽo, ăn chút cháo cũng tốt, ăn đồ quá dầu mỡ hay mặn đều không tốt cho vết thương.
Chung Yến được chăm sóc mà cảm động.

Nói thật là hắn có tình cảm với Tiểu Trúc Tử nhưng chung đụng thì ít mà xa cách thì nhiều, hắn luôn biết Trúc Tử tốt đẹp nhưng không ngờ y lại tốt đẹp như thế.

Chung Yến đã sắp đầu ba rồi vẫn chưa cưới vợ, không biết rằng trong nhà có người chăm sóc lại là một chuyện làm người vui sướng đến vậy.
Bảy năm qua hắn vẫn luôn làm một mưu sĩ trong phủ Cảnh vương Đông quốc, rất được Cảnh vương trọng dụng, oanh yến gì cũng điều thấy qua nhưng chưa từng có ý định vướng vào hôn sự ở nơi đất khách, luôn lấy lí do đại nghiệp chưa thành không có tâm tình nữ nhi mềm yếu mà qua loa.

Chỉ là sau khi buông bỏ hết thảy, trở lại Trần quốc mới suy tính đến chuyện đem người bắt đến tay.

Tiểu Trúc Tử nhỏ xíu năm xưa hắn vẫn cõng chạy khắp sơn trang nay đã lớn rồi, hai người lưỡng tình tương duyệt lập tức tự định chung thân.
Lúc hắn không kiềm lòng được mà tỏ nỗi lòng, Tiểu Trúc Tử cũng đã ưng bụng.

Hắn dự tính sau khi đi Mục Châu quay về sẽ cầu xin chủ tử để hắn và Trúc Tử thành thân.

Không ngờ chủ tử đã sớm biết mọi việc, còn hứa hẹn tổ chức tiệc rượu cho bọn hắn.
Chung Yến lấy lí do tay đau không cầm được muỗng mà bảo Trúc Tử đút cơm cho hắn, Tiểu Trúc Tử cũng thành thật mà làm, hoàn toàn không để ý tới bên tay bị thương của hắn là bên trái.

Một chén cháo hai người dính nị một hồi mới ăn xong, Chung Yến lúc thì kêu đau, lúc thì kêu mệt mỏi, không ngừng làm cho Trúc Lĩnh xoay quanh quan tâm hắn.
Đến tận sáng hôm sau thì Chung đại nhân mới nhớ ra Nguyễn Thượng thư.
Trúc Lĩnh pha trà cho bọn họ, Chung Yến thì chỉ được uống trà thanh nhiệt dưỡng sinh, Trúc Lĩnh pha cho hắn một bình hoa cúc cẩu kỷ, còn Nguyễn Tông thì uống trà xanh.
Chung Yến có chút xấu hổ gãi đầu, Nguyễn Tông lại làm như không biết gì cả, bình tĩnh thảo luận chuyện người Chẩm với hắn, để xem phải sắp xếp họ Kinh kia thế nào.

Hoàng đại phu đã dốc toàn lực, đêm qua Kinh Di Hàm đã tỉnh nhưng vẫn còn rất yếu, để tránh đêm dài lắm mộng, Nguyễn Tông dự định sẽ hỏi cung hắn ngay lập tức.
Chung Yến nói: "Không phải Bình Vũ tướng đã khống chế toàn gia họ Kinh kia rồi sao, cứ vịn lấy điều ấy mà tra hỏi.

Thông đồng với địch phản quốc là trọng tội, nếu hắn cứ không biết hối cải chắc chắn phải tru di tam tộc.

Kinh Di Hàm lại không ngu, hắn không có gan chống đối triều đình khi chưa nắm được điểm yếu của đối phương.

Nhất định phải bắt hắn nhả ra, có thể là bản đồ Trung Châu, có thể là bí mật Lã Quốc...!Kinh Di Hàm nhất định nắm giữ điểm yếu của Lã quốc!"
Nguyễn Tông gật đầu: "Đó là đương nhiên, Chung đại nhân cứ nghỉ ngơi đi, bổn quan sẽ đi hỏi gã."
tà áo anh hào, dây lưng xanh xanh
50km.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương