Tôi Và Người Ấy Của Tôi
-
Chương 20
Edit: Sa
[56] – May mắn
Ngày cô chú tới, trời mưa phùn, nhiệt độ rất thấp, tuy đã mặc áo ấm dày nhưng tôi vẫn lạnh run lập cập.
Sau khi đón được bố mẹ anh ở bến xe, chúng tôi đưa họ về khách sạn để cất hành lý và nghỉ ngơi.
Vào phòng, cô lấy ngay cái túi to đựng đầy đặc sản ở quê ra cho chúng tôi cùng ăn, còn chú thì ngồi xem tin tức.
Đến giờ cơm, tôi kéo 187 qua một góc, nói nhỏ: “Em tính đưa cô chú đi ăn lẩu hai ngăn cho ấm người nhưng chợt nhớ ra nước chấm giã tỏi nhiều, cay lắm, cô chú có ăn cay được không? Có cần tìm quán khác không?”
187 nói: “Ăn lẩu đi, để bố mẹ thử món lạ, nước chấm thì dặn người ta đừng cho tỏi, thêm chút dầu vừng và sốt bơ vừng là được.”
Tôi gật đầu: “Dạ.”
Thấy bọn tôi nhỏ to nói chuyện, cô cũng đoán ra là chúng tôi đang bàn chuyện ăn tối, cô nắm tay tôi, nói: “Buổi tối cô chú kiếm gì ăn đại thôi, hai đứa ai cũng bận, mau về đi. Hồi nãy cô thấy trước khách sạn có quán mì, lát nữa cô chú xuống đó ăn.”
“Thế sao được ạ?” Tôi nhíu mày, “Cô chú đường xa xa xôi đến đây, trên xe lửa lại ăn không ngon, đâu ăn mì thôi được. Với cả cháu cũng đã nói rồi, cô chú tới đây thì cháu sẽ lo hết ạ.”
Cô chân thành nói: “Được mà. Cô chú tới đây, hai đứa mua vé xe, đặt khách sạn cũng đủ tốn kém rồi. Tấm lòng của cháu, cô xin nhận, nhưng cháu kiếm tiền khổ cực, cô chú mặt mũi đâu mà tiêu pha tiền của cháu.”
Tôi: “Không tiêu pha gì đâu ạ. Tối nay cháu sẽ đưa cô chú đi ăn lẩu, nhẹ vị lắm, không cay chút nào hết, cô chú đều sẽ ăn được ạ.”
Cô lại xua tay.
Tôi thấy cô kiên quyết thì không biết phải làm sao, bèn nhìn 187, ý bảo anh ra tay.
187 thở dài, nói: “Mẹ, mẹ nghe theo cô ấy đi. Bố mẹ tới đây, cô ấy còn lo lắng hơn cả cơn nữa, luôn miệng bảo con nhắc bố mẹ mặc quần áo dày để khỏi lạnh, suốt ngày tính toán sẽ dẫn bố mẹ đi đâu ăn, đi đâu chơi, mẹ mà còn từ chối cổ thì cổ sẽ buồn đó.”
Cô thoáng ngỡ ngàng.
“Hơn nữa,” 187 vẫn tiếp tục, “Bà này có phải người ngoài đâu, mẹ đừng khách sáo với bả.”
“Đúng vậy đó ạ.” Tôi gật đầu như giã tỏi, “Cô à, sau này chúng ta là người một nhà, cô đừng khách sáo với cháu.”
Mẹ 187 cười toe, cô cười tít mắt nhìn tôi rồi lại nhìn bố 187, nói bằng giọng địa phương: “Nhà mình may mắn quá mới có được đứa con dâu ngoan ngoãn dường này.”
***
[57] – Cầu hôn
Bố mẹ 187 lặn lội đường xa đến đây, thêm phần chú bị bệnh nặng mới khỏi, sức khỏe còn chưa hồi phục hoàn toàn, vì vậy bố mẹ và bà nội tôi rất cảm động trước tấm lòng của cô chú. Để nghênh đón cô chú, mấy ngày trước bố mẹ tôi đã chuẩn bị thuốc bổ, quà cáp, đồng thời tổng vệ sinh nhà cửa.
Hôm gặp mặt, bố mẹ tôi đứng chờ trước cổng khu dân cư, đón bố mẹ 187 xong, sáu người chúng tôi cùng đi về nhà tôi.
Bố tôi rất tôn trọng quân nhân, ông cũng có nhiều bạn bè là quân nhân giải ngũ, còn bảo tiếc nói lớn nhất đời mình là hồi trẻ không đi lính. Do đó, bố tôi rất mến bố 187, vừa gặp nhau mà hai người đàn ông trung niên đã hợp cạ trò chuyện rôm rả.
Về đến nhà, bà nội đưa dép mang trong nhà cho gia đình 187. Bố mời cô chú ngồi xuống, mẹ thì dẫn tôi vào phòng bếp gọt trái cây.
Trong lúc bận bịu, tôi chợt thấy có gì đó, quay đầu thì thấy 187 đang tiến vào.
Tôi khó hiểu: “Anh vào làm gì thế? Hết nước sôi rồi ạ?”
“Không phải.” 187 đi vòng qua tôi, tới chỗ mẹ tôi: “Cô ra ngồi đi ạ, để cháu gọt cho.”
Mẹ tôi cười: “Cháu vào đây làm gì? Mau ra phòng khách ngồi nói chuyện với bố và chú đi.”
187 không lay chuyển được mẹ tôi, bèn đi ra lại phòng khách.
Mẹ tôi vẫn còn cười, nói nhỏ với tôi: “Nó biết nấu cơm không?”
“Con không rõ nữa.” Tôi nói: “Chắc là không, mẹ nhìn ảnh có giống biết nấu không? Chắc là muốn phụ một tay thôi.”
Mẹ tôi cười nói: “Thằng bé dễ thương ghê.”
Cắt trái cây xong, mẹ con tôi bưng đĩa trái cây ra phòng khách.
Thấy mọi người đã tập hợp đông đủ, cô chú nhìn nhau, sau đó chú nói với ba người lớn trong nhà tôi: “Anh thông gia, chị thông gia, bác ạ, hôm nay vợ chồng tôi tới đây là muốn bàn với nhà mình về hôn sự của lũ trẻ.” Vừa nói chú vừa lấy một cái thẻ ngân hàng từ trong túi áo khoác ra, “Thưa nhà thông gia, đây là sính lễ của nhà chúng tôi, chắc nhà mình cũng biết tôi vừa bệnh nặng xong nên trong nhà hiện khá thiếu thốn. Tuy tiền không nhiều nhưng là phần nào tấm lòng của vợ chồng tôi, mong nhà mình không chê.”
Bố tôi nhận lấy tấm thẻ rồi đưa ngay cho 187, dặn dò: “XX (tên đầy đủ của 187), cháu cầm lấy đi. Xây dựng gia đình là việc lớn của cuộc sống, từng bước đều chẳng dễ dàng gì, cái này coi như quỹ thành lập cho tổ ấm của hai đứa. Cố gắng xây dựng tổ ấm của mình, sống ngày một tốt hơn.”
187 nhận lấy cái thẻ rồi lại đưa ngay cho tôi. Anh mỉm cười nói: “Nghe rõ chưa thủ quỹ. Quỹ gia đình đấy, ráng mà kiếm lãi.”
Tôi đực mặt ra mấy giây, sau đó mới nhận lấy tấm thẻ, cất vào túi áo.
Cô nhìn chúng tôi, chốc lát sau, cô lấy ra mấy đồng tiện nặng trịch được kết với nhau bằng sợi dây màu đỏ, trông rất giống như “dây chuyền đồng tiền”.
Cô tương đối rụt rè, vừa ngượng ngùng vừa nhỏ nhẹ nói với bố mẹ tôi: “Thưa anh chị thông gia, ở quê tôi có tục lúc cầu hôn phải cho con dâu dây chuyền đỏ tỏ ý may mắn, không biết có được chăng?”
Bố mẹ tôi thấy mới lạ, luôn miệng cười nói: “Được chứ, cứ theo tục lệ bên đó đi ạ.”
Cô trang trọng đeo sợi dây đồng tiền vào cổ tôi. Bố mẹ tôi lẳng lặng ngồi xem, mắt mẹ đỏ hoe, nghẹn ngào nói với mẹ 187: “Sau này con gái nhà chúng tôi đã là dâu con nhà anh chị rồi.”
Cô cũng cười: “Sau này XX cũng là con rể nhà anh chị. Chúng ta đều là người một nhà cả.”
*
Gần mười hai giờ tối hôm đó, lần đầu tiên tôi nhận được tin nhắn Wechat của bố, nội dung là: Con gái, nhớ con.
Tôi rất bất ngờ. Thứ nhất là ở tầm tuổi của bố mẹ thì khoảng mười giờ tối đã đi ngủ, thứ hai là bố tôi không phải là người thích bày tỏ tình cảm, bố chưa bao giờ nói mấy câu sến súa với tôi.
Tôi trầm tư chốc lát, trả lời: Con cũng nhớ bố. Bố chưa ngủ ạ?
Bố: Thằng bé tốt lắm, thành thật, tốt bụng, có trách nhiệm, công việc cũng tốt. Bố mẹ nó cũng không phải loại không ra gì, rất chân thành. Bố với mẹ con rất an tâm.
Tôi: Dạ.
Bố: Nhưng hôn nhân không giống như yêu đương. Hôn nhân có đắng cay, cuộc sống cũng có đắng cay, con cưới chồng thì phải trưởng thành, không thể làm trẻ con được nữa. Bố mẹ mong con cả đời không cần kết hôn, mong con cả đời vui vẻ không âu không sầu, mong con cả đời ngọt ngào, không cần phải tiếp xúc với đắng cay chua xót.
Chỉ mấy hàng chữ ngắn ngủn, tôi rơi lệ.
Tôi trả lời: Sau này sẽ có thêm một người cùng con thương yêu bố mẹ. Bọn con sẽ càng này càng tốt.
Bố: Bố tin con.
Bố: Ngủ ngon.
Tắt màn hình điện thoại, tôi trùm chăn khóc nức nở. Trước kia tôi thường than trách, cho rằng ông trời bất công, tôi chỉ mới hai mươi mấy tuổi nhưng trên cuốn sách cuộc đời đã viết ra rất nhiều chuyện máu chó bi thảm không muốn cho ai biết, nhưng vào khoảnh khắc ấy, tôi mới thảng thốt nhận ra mình rất may mắn.
Thế giới của người trưởng thành có rất nhiều bất lực và chua xót, nhưng tôi đã may mắn gặp được hai người đàn ông tốt nhất thế gian. Một người nuôi dạy tôi, bảo vệ tôi, giúp tôi không bệnh không đau, khỏe mạnh trưởng thành, để tôi tựa như đóa hướng dương tràn đầy niềm tin yêu; một người tìm thấy tôi giữa biển người mênh mông, chấp nhận tôi, chỉ dẫn tôi, bao dung cho tính trẻ con và non nớt của tôi, giúp tôi trải qua những vùi dập của xã hội nhưng vẫn có thể từ người lớn trở về làm trẻ con.
Bố, con cảm ơn bố.
Đồng chí 187, em cảm ơn anh.
***
[58] – Gặp em
Có một lần tôi và 187 nói về thời thơ ấu của mình. Tôi lắc đầu than thở: “Hồi bé em đáng thương lắm, cuối tuần nào cũng học thêm rồi học năng khiếu các kiểu, không có thời gian chơi luôn. Em cực kỳ hâm mộ mấy bạn không bị học thêm.”
187 nói: “Hồi bé anh cũng đáng thương lắm.”
Tôi tò mò: “Anh cũng không có thời gian chơi?”
“Hồi đó nhà anh rất nghèo.” 187 nói: “Mấy lớp năng khiếu hay lớp học thêm mà em ghét là những thứ mà anh không dám mơ.”
Nghe anh nói vậy, tôi im bặt, không biết nên nói gì. Một lát sau, tôi lên tiếng: “Hồi bé em cũng nghèo, không có tiền tiêu vặt, chỉ có tiền cơm.”
187: “Tiền cơm của em là bao nhiêu?”
Tôi nhớ lại: “Hai mươi mấy tệ, mà cũng chỉ có ăn trưa thôi. Còn tự học buổi tối thì ăn tạm cái bánh bao lót dạ, về nhà ăn bữa chính.”
187: “Hồi cấp hai, một ngày anh chỉ ăn 2 tệ rỡi. Buổi sáng ăn một cái bánh, buổi trưa và buổi tôi ăn cơm hộp, hồi đó đang dậy thì, ngày nào cũng không đủ no. Bao giờ thèm thịt quá thì mới xin mẹ thêm ít tiền để mua cái bánh bao nhân thịt, một tuần ăn nhiều nhất được một lần.”
Tôi sửng sốt: “Thật á? Anh xạo đúng không? Thảm vậy thật á?”
187: “Anh xạo em làm gì?”
Tôi rất xót xa, kéo tay áo anh, nói: “May mà cuộc sống khó khăn đã qua rồi. Bây giờ anh rất có tương lai, muốn ăn bao nhiêu cái bánh bao nhân thịt cũng được, đừng buồn nha.”
187 cười: “Không sao, anh không buồn. Nghèo thì mới không đi học thêm với học năng khiếu, như thế cũng tốt.”
Tôi khó hiểu trước lối suy nghĩ kỳ quặc của anh: “Có gì mà tốt?”
“Anh đã bảo em rồi, cuộc sống có rất nhiều ngã rẽ, mỗi lựa chọn sẽ dẫn đến một kết quả khác nhau.” 187 nói, “Nếu anh không trưởng thành theo cách đó, có lẽ sẽ không có cuộc sống thế này, và sẽ không được gặp em. Gặp được em mới là điều quan trọng nhất.”
***
[59] – Khâu vớ
Một hôm nọ, tôi và đồng chí 187 ăn trưa ở nhà bà nội, ăn xong, chúng tôi định đi chơi. Lúc mang vớ, tôi mới phát hiện ngón chân cái bị lòi ra ngoài.
Tôi la lên: “Vớ em bị rách rồi.”
187 nhìn sang: “Còn cái khác không?”
“Còn.” Tôi cố nhớ, sau đó rầu rĩ nói: “Nhưng em quên để chỗ nào mất rồi.”
187 hỏi: “Nhà nội có kim chỉ không?”
Tôi: “…?”
Tôi ngơ ngác: “Anh hỏi chi?”
187: “Có thì đi lấy đi, cởi vớ ra, anh khâu cho em.”
Tôi ngạc nhiên đến mức lắp bắp: “Anh… anh khâu vớ cho em?”
“Ờ, sao thế?”
“… Không sao.”
***
[60] – Em bằng lòng
Đồng chí 187 cầu hôn, tổng kết bằng mười chữ: Anh ủ mưu đã lâu, tôi trở tay không kịp.
Giữa tháng 11 năm 2019, chúng tôi chụp ảnh cưới.
Chúng tôi chọn bốn bộ, trừ sơ rê mà 187 đích thân chọn và sườn xám ra thì tôi còn chọn một bộ cổ phục và một bộ váy để chụp ngoại cảnh. Theo như bên studio nói, nếu chụp cả bốn bộ trong một ngày thì nhanh nhất tới tối mới xong và phải chụp khẩn trương, vì vậy chúng tôi đến studio từ sáng sớm để trang điểm, loay hoay cả ngày, tới bảy giờ tối, chúng tôi chỉ mới chụp xong ba bộ, mà bộ cuối cùng là bộ quan trọng nhất: sơ rê và quân trang.
Chụp ảnh cả ngày nên tôi hơi mệt, ngồi liệt ở phòng trang điểm để thợ trang điểm làm tóc. Chợt có người mở cửa ra, tôi tưởng là người phụ trách, ai dè lại là Mông Mông.
Tôi ngớ người, ngạc nhiên hỏi: “Sao mày tới đây?”
“Tới quay vlog. Chị hai à, dạo này chị hư quá nhé, B trạm đã hết tư liệu sống để biên tập rồi đó!” Mông Mông nói bằng giọng hiển nhiên, “Hồi nãy tao gọi cho Nghiêu Ca, nó cũng đang tới đó, chắc sắp đến rồi.”
Lúc đó tôi đã ngờ ngợ, nhưng chụp ảnh cưới thực sự rất mệt, tôi chẳng còn hơi sức đâu để suy nghĩ nữa, chỉ nói: “Tụi mày ăn uống gì chưa?”
“Chưa.” Mông Mông nói, “Chờ quay xong rồi ăn.”
Một lát sau, có người gõ cửa.
Mông Mông hỏi: “Ai đó?”
“Em.” Giọng Nghiêu Ca vang lên. Mông Mông đi ra mở cửa, Nghiêu Ca bước vào, nói bằng giọng Tứ Xuyên: “Công ty chán ói, em đã báo hôm nay bận rồi mà cứ bắt ở lại họp suốt một tiếng, quanh đi quẩn lại cũng bấy nhiêu câu đó, làm việc gì mà chả hiệu quả gì cả, muốn nghỉ việc ghê…”
Tôi và Mông Mông vội vàng khuyên nhủ.
Không lâu sau, tôi làm tóc xong, thợ trang điểm bắt đầu tô son cho tôi. Tôi nhìn gương, thấy Nghiêu Nghiêu và Mông Mông thì thầm to nhỏ, sau đó Nghiêu Nghiêu bỏ đi, Mông Mông ở lại với tôi.
Tô son xong, tôi hỏi: “Nghiêu Ca đi đâu vậy?”
“À, nó đói nên đi mua đồ ăn rồi.” Mông Mông đáp.
Tôi không nghĩ nhiều, quan sát mình trong gương, hỏi thợ trang điểm: “Xong chưa? Giờ chụp được chưa?”
“Vẫn chưa.” Thợ trang điểm cười, “Bối cảnh ban đêm của anh chị cần nhiều đạo cụ, vẫn còn đang bố trí. Bao giờ xong sẽ có người tới gọi, chị đừng lo.”
Tôi cúi đầu nhìn đôi tay trụi lủi của mình, hỏi tiếp: “Tay chị có đơn điệu quá không? Có cần đeo gì không? Nhẫn cũng được…”
Thợ trang điểm còn chưa kịp trả lời thì Mông Mông đã kích động đáp: “Không cần!”
Tôi: “…?”
Tôi ngờ vực nhìn cô ấy.
Mông Mông nghiêm túc: “Đơn giản mới sang. Đúng không chị trang điểm?”
Thợ trang điểm nhìn Mông Mông, nói: “Đúng vậy, đơn giản mới sang. Không cần đeo nhẫn đâu.”
Thấy họ cùng có ý kiến, tôi gật đầu: “Cũng được.”
*
Gần tám giờ tối, Mông Mông đi ra ngoài rồi quay lại phòng trang điểm, nắm tay tôi, cười nói: “Bố trí xong rồi, tao đã mày ra.”
Đôi mắt to tròn xinh đẹp của Mông Mông khi ấy tựa như hai vì sao vui vẻ.
Tôi mang giày cao gót, đuôi váy lại dài, đi đứng hết sức bất tiện, Mông Mông cẩn thận đỡ tôi, chầm chậm ra khỏi phòng trang điểm, đi dọc cầu thang dài lên sân thượng.
Đi được hai phần ba cầu lang, tôi nhìn thấy một bóng dáng cao ráo trong màn đêm. Hôm ấy, đồng chí 187 hệt như trong tiểu thuyết, mặc lễ phục quân trang, lưng thẳng như vẽ, tay ôm bó hoa hồng đỏ rực và cầm một hộp nhẫn cũng đỏ rực.
Thoáng chốc, tôi hiểu ra tất cả, nước mắt tràn mi. Tôi che miệng ngăn nước mắt.
“Còn chưa đến nơi mà!” Mông Mông vừa cười vừa khóc, “Sang lên, khóc cái gì mà khóc! Ráng nhịn!”
Bạn thân dắt tay tôi, chầm chậm đưa tôi đến trước mặt 187. Trên sân thượng có một cái bàn ăn dài kiểu Tây, trên bàn được bày nến và dụng cụ ăn, 187 đứng giữa khoảnh sân trống, trước mặt anh là những cánh hoa hồng được xếp thành hình trái tim vây quanh dòng chữ tiếng Anh:
MARRY ME!
Anh mặc quân trang ôm bó hoa hồng đứng đó trông rất lạc quẻ và cứng nhắc, nhìn hơi buồn cười. Tôi nghĩ là mình cười, ấy vậy mà nước mắt lại rơi nhiều hơn.
Một đám người cầm nến đi từ cầu thang lên, đứng cách chúng tôi vài mét. Họ đều là bạn thân của tôi hồi đại học và cấp ba, có cả nam lẫn nữ.
Tôi và 187 cứ đứng nhìn nhau, trước mặt nhiều người, chính giữa là đèn, hoa, bong bóng, không xa còn có nhiếp ảnh gia.
Tôi vừa ngượng ngùng vừa kích động nhìn anh, che miệng, khóc bù lu bù loa.
Mắt 187 cũng hoe đỏ, có vẻ anh cũng đã khóc, trong mắt anh thấp thoáng giọt lệ. Anh ngoảnh đầu lấy hơi, sau đó nhìn thẳng vào tôi, nói: “Em từng nói bạn bè rất quan trọng với em nên anh nghĩ có lẽ em sẽ muốn có bạn bè ở bên trong buổi cầu hôn. Vì vậy anh đã mời mọi người tới đây.”
Tôi vẫn khóc.
187 đưa hoa cho tôi, tôi ôm lấy, sau đó nhìn anh quỳ gối qua màn nước mắt. Anh mở hộp nhẫn ra, nói: “Trước kia anh không tin vào duyên phận, nhưng từ ngày gặp em, anh đã tin. Anh muốn cùng em chia sẻ hết thảy niềm vui, cùng em vượt qua mọi chông gai sau này. Thủy Thủy, em có bằng lòng cưới anh không?”
Lời thề của anh không khí phách, cũng không rung động như nam chính trong tiểu thuyết nhưng từng chữ đều khảm vào tim tôi.
Có lẽ thứ khảm vào tim tôi không phải là lời nói không chút hoa lệ nào của anh mà là chính con người đã đột ngột xông vào cuộc đời tôi, kể từ đó đôi mắt và tim tôi chỉ tràn ngập bóng hình anh.
Vì vậy, tối đó, trong làn gió đêm tại thành phố tôi đã sinh sống hơn hai mươi năm, trước mặt bạn bè thân thiết, tôi đã đưa ra quyết định quan trọng và chính xác nhất đời mình.
Tôi nói với đồng chí 187: “Em bằng lòng.”
Tôi bằng lòng trở thành vợ anh, như anh nói, cùng anh chia sẻ hết thảy niềm vui, cùng anh vượt qua mọi chông gai sau này.
Cuộc sống không phải truyện cổ tích cũng chẳng phải tiểu thuyết, không thể luôn xuôi chèo mát mái. Nó tựa như hành trình hành hương dài đằng đẵng và cô độc, trên đường có phong ba bão táp, cũng có cầu vồng rực rỡ, có đêm lạnh rét buốt, cũng có bình minh ấm áp. Chúng ta sẽ gặp vô số người, trải qua vô số việc, hoặc vui hoặc buồn, hoặc đắng hoặc ngọt, mỗi cá thể sẽ tự cải thiện bản thân trong hành trình hành hương ấy.
Tôi lại càng biết ơn vận may của mình, sự xuất hiện của anh khiến cho con đường tôi đi có thêm một ngọn đèn mãi mãi phát sáng, giúp tôi không còn cô độc nữa, cũng giúp tôi trở thành một tôi tốt hơn.
Tôi từng hỏi 187: “Anh biết điều gì giúp em vui khi viết lại câu chuyện của tụi mình không?”
187 cười: “Em ngố quá mà, có chút chuyện cỏn con cũng vui được.”
Không phải vậy.
Điều khiến em vui vẻ là cuốn sách này không có kết thúc thực sự, so với “Cuộc sống”, nó chỉ như muối bỏ bể, còn rất nhiều điều tốt đẹp hơn ở bên ngoài trang sách, nhưng đó là bí mật của riêng anh và em.
HẾT
Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng “Tôi & người ấy của tôi”. Hẹn gặp lại các bạn trong những dự án khác.
Sài Gòn,
14/04/2020 – 08/08/2020
[56] – May mắn
Ngày cô chú tới, trời mưa phùn, nhiệt độ rất thấp, tuy đã mặc áo ấm dày nhưng tôi vẫn lạnh run lập cập.
Sau khi đón được bố mẹ anh ở bến xe, chúng tôi đưa họ về khách sạn để cất hành lý và nghỉ ngơi.
Vào phòng, cô lấy ngay cái túi to đựng đầy đặc sản ở quê ra cho chúng tôi cùng ăn, còn chú thì ngồi xem tin tức.
Đến giờ cơm, tôi kéo 187 qua một góc, nói nhỏ: “Em tính đưa cô chú đi ăn lẩu hai ngăn cho ấm người nhưng chợt nhớ ra nước chấm giã tỏi nhiều, cay lắm, cô chú có ăn cay được không? Có cần tìm quán khác không?”
187 nói: “Ăn lẩu đi, để bố mẹ thử món lạ, nước chấm thì dặn người ta đừng cho tỏi, thêm chút dầu vừng và sốt bơ vừng là được.”
Tôi gật đầu: “Dạ.”
Thấy bọn tôi nhỏ to nói chuyện, cô cũng đoán ra là chúng tôi đang bàn chuyện ăn tối, cô nắm tay tôi, nói: “Buổi tối cô chú kiếm gì ăn đại thôi, hai đứa ai cũng bận, mau về đi. Hồi nãy cô thấy trước khách sạn có quán mì, lát nữa cô chú xuống đó ăn.”
“Thế sao được ạ?” Tôi nhíu mày, “Cô chú đường xa xa xôi đến đây, trên xe lửa lại ăn không ngon, đâu ăn mì thôi được. Với cả cháu cũng đã nói rồi, cô chú tới đây thì cháu sẽ lo hết ạ.”
Cô chân thành nói: “Được mà. Cô chú tới đây, hai đứa mua vé xe, đặt khách sạn cũng đủ tốn kém rồi. Tấm lòng của cháu, cô xin nhận, nhưng cháu kiếm tiền khổ cực, cô chú mặt mũi đâu mà tiêu pha tiền của cháu.”
Tôi: “Không tiêu pha gì đâu ạ. Tối nay cháu sẽ đưa cô chú đi ăn lẩu, nhẹ vị lắm, không cay chút nào hết, cô chú đều sẽ ăn được ạ.”
Cô lại xua tay.
Tôi thấy cô kiên quyết thì không biết phải làm sao, bèn nhìn 187, ý bảo anh ra tay.
187 thở dài, nói: “Mẹ, mẹ nghe theo cô ấy đi. Bố mẹ tới đây, cô ấy còn lo lắng hơn cả cơn nữa, luôn miệng bảo con nhắc bố mẹ mặc quần áo dày để khỏi lạnh, suốt ngày tính toán sẽ dẫn bố mẹ đi đâu ăn, đi đâu chơi, mẹ mà còn từ chối cổ thì cổ sẽ buồn đó.”
Cô thoáng ngỡ ngàng.
“Hơn nữa,” 187 vẫn tiếp tục, “Bà này có phải người ngoài đâu, mẹ đừng khách sáo với bả.”
“Đúng vậy đó ạ.” Tôi gật đầu như giã tỏi, “Cô à, sau này chúng ta là người một nhà, cô đừng khách sáo với cháu.”
Mẹ 187 cười toe, cô cười tít mắt nhìn tôi rồi lại nhìn bố 187, nói bằng giọng địa phương: “Nhà mình may mắn quá mới có được đứa con dâu ngoan ngoãn dường này.”
***
[57] – Cầu hôn
Bố mẹ 187 lặn lội đường xa đến đây, thêm phần chú bị bệnh nặng mới khỏi, sức khỏe còn chưa hồi phục hoàn toàn, vì vậy bố mẹ và bà nội tôi rất cảm động trước tấm lòng của cô chú. Để nghênh đón cô chú, mấy ngày trước bố mẹ tôi đã chuẩn bị thuốc bổ, quà cáp, đồng thời tổng vệ sinh nhà cửa.
Hôm gặp mặt, bố mẹ tôi đứng chờ trước cổng khu dân cư, đón bố mẹ 187 xong, sáu người chúng tôi cùng đi về nhà tôi.
Bố tôi rất tôn trọng quân nhân, ông cũng có nhiều bạn bè là quân nhân giải ngũ, còn bảo tiếc nói lớn nhất đời mình là hồi trẻ không đi lính. Do đó, bố tôi rất mến bố 187, vừa gặp nhau mà hai người đàn ông trung niên đã hợp cạ trò chuyện rôm rả.
Về đến nhà, bà nội đưa dép mang trong nhà cho gia đình 187. Bố mời cô chú ngồi xuống, mẹ thì dẫn tôi vào phòng bếp gọt trái cây.
Trong lúc bận bịu, tôi chợt thấy có gì đó, quay đầu thì thấy 187 đang tiến vào.
Tôi khó hiểu: “Anh vào làm gì thế? Hết nước sôi rồi ạ?”
“Không phải.” 187 đi vòng qua tôi, tới chỗ mẹ tôi: “Cô ra ngồi đi ạ, để cháu gọt cho.”
Mẹ tôi cười: “Cháu vào đây làm gì? Mau ra phòng khách ngồi nói chuyện với bố và chú đi.”
187 không lay chuyển được mẹ tôi, bèn đi ra lại phòng khách.
Mẹ tôi vẫn còn cười, nói nhỏ với tôi: “Nó biết nấu cơm không?”
“Con không rõ nữa.” Tôi nói: “Chắc là không, mẹ nhìn ảnh có giống biết nấu không? Chắc là muốn phụ một tay thôi.”
Mẹ tôi cười nói: “Thằng bé dễ thương ghê.”
Cắt trái cây xong, mẹ con tôi bưng đĩa trái cây ra phòng khách.
Thấy mọi người đã tập hợp đông đủ, cô chú nhìn nhau, sau đó chú nói với ba người lớn trong nhà tôi: “Anh thông gia, chị thông gia, bác ạ, hôm nay vợ chồng tôi tới đây là muốn bàn với nhà mình về hôn sự của lũ trẻ.” Vừa nói chú vừa lấy một cái thẻ ngân hàng từ trong túi áo khoác ra, “Thưa nhà thông gia, đây là sính lễ của nhà chúng tôi, chắc nhà mình cũng biết tôi vừa bệnh nặng xong nên trong nhà hiện khá thiếu thốn. Tuy tiền không nhiều nhưng là phần nào tấm lòng của vợ chồng tôi, mong nhà mình không chê.”
Bố tôi nhận lấy tấm thẻ rồi đưa ngay cho 187, dặn dò: “XX (tên đầy đủ của 187), cháu cầm lấy đi. Xây dựng gia đình là việc lớn của cuộc sống, từng bước đều chẳng dễ dàng gì, cái này coi như quỹ thành lập cho tổ ấm của hai đứa. Cố gắng xây dựng tổ ấm của mình, sống ngày một tốt hơn.”
187 nhận lấy cái thẻ rồi lại đưa ngay cho tôi. Anh mỉm cười nói: “Nghe rõ chưa thủ quỹ. Quỹ gia đình đấy, ráng mà kiếm lãi.”
Tôi đực mặt ra mấy giây, sau đó mới nhận lấy tấm thẻ, cất vào túi áo.
Cô nhìn chúng tôi, chốc lát sau, cô lấy ra mấy đồng tiện nặng trịch được kết với nhau bằng sợi dây màu đỏ, trông rất giống như “dây chuyền đồng tiền”.
Cô tương đối rụt rè, vừa ngượng ngùng vừa nhỏ nhẹ nói với bố mẹ tôi: “Thưa anh chị thông gia, ở quê tôi có tục lúc cầu hôn phải cho con dâu dây chuyền đỏ tỏ ý may mắn, không biết có được chăng?”
Bố mẹ tôi thấy mới lạ, luôn miệng cười nói: “Được chứ, cứ theo tục lệ bên đó đi ạ.”
Cô trang trọng đeo sợi dây đồng tiền vào cổ tôi. Bố mẹ tôi lẳng lặng ngồi xem, mắt mẹ đỏ hoe, nghẹn ngào nói với mẹ 187: “Sau này con gái nhà chúng tôi đã là dâu con nhà anh chị rồi.”
Cô cũng cười: “Sau này XX cũng là con rể nhà anh chị. Chúng ta đều là người một nhà cả.”
*
Gần mười hai giờ tối hôm đó, lần đầu tiên tôi nhận được tin nhắn Wechat của bố, nội dung là: Con gái, nhớ con.
Tôi rất bất ngờ. Thứ nhất là ở tầm tuổi của bố mẹ thì khoảng mười giờ tối đã đi ngủ, thứ hai là bố tôi không phải là người thích bày tỏ tình cảm, bố chưa bao giờ nói mấy câu sến súa với tôi.
Tôi trầm tư chốc lát, trả lời: Con cũng nhớ bố. Bố chưa ngủ ạ?
Bố: Thằng bé tốt lắm, thành thật, tốt bụng, có trách nhiệm, công việc cũng tốt. Bố mẹ nó cũng không phải loại không ra gì, rất chân thành. Bố với mẹ con rất an tâm.
Tôi: Dạ.
Bố: Nhưng hôn nhân không giống như yêu đương. Hôn nhân có đắng cay, cuộc sống cũng có đắng cay, con cưới chồng thì phải trưởng thành, không thể làm trẻ con được nữa. Bố mẹ mong con cả đời không cần kết hôn, mong con cả đời vui vẻ không âu không sầu, mong con cả đời ngọt ngào, không cần phải tiếp xúc với đắng cay chua xót.
Chỉ mấy hàng chữ ngắn ngủn, tôi rơi lệ.
Tôi trả lời: Sau này sẽ có thêm một người cùng con thương yêu bố mẹ. Bọn con sẽ càng này càng tốt.
Bố: Bố tin con.
Bố: Ngủ ngon.
Tắt màn hình điện thoại, tôi trùm chăn khóc nức nở. Trước kia tôi thường than trách, cho rằng ông trời bất công, tôi chỉ mới hai mươi mấy tuổi nhưng trên cuốn sách cuộc đời đã viết ra rất nhiều chuyện máu chó bi thảm không muốn cho ai biết, nhưng vào khoảnh khắc ấy, tôi mới thảng thốt nhận ra mình rất may mắn.
Thế giới của người trưởng thành có rất nhiều bất lực và chua xót, nhưng tôi đã may mắn gặp được hai người đàn ông tốt nhất thế gian. Một người nuôi dạy tôi, bảo vệ tôi, giúp tôi không bệnh không đau, khỏe mạnh trưởng thành, để tôi tựa như đóa hướng dương tràn đầy niềm tin yêu; một người tìm thấy tôi giữa biển người mênh mông, chấp nhận tôi, chỉ dẫn tôi, bao dung cho tính trẻ con và non nớt của tôi, giúp tôi trải qua những vùi dập của xã hội nhưng vẫn có thể từ người lớn trở về làm trẻ con.
Bố, con cảm ơn bố.
Đồng chí 187, em cảm ơn anh.
***
[58] – Gặp em
Có một lần tôi và 187 nói về thời thơ ấu của mình. Tôi lắc đầu than thở: “Hồi bé em đáng thương lắm, cuối tuần nào cũng học thêm rồi học năng khiếu các kiểu, không có thời gian chơi luôn. Em cực kỳ hâm mộ mấy bạn không bị học thêm.”
187 nói: “Hồi bé anh cũng đáng thương lắm.”
Tôi tò mò: “Anh cũng không có thời gian chơi?”
“Hồi đó nhà anh rất nghèo.” 187 nói: “Mấy lớp năng khiếu hay lớp học thêm mà em ghét là những thứ mà anh không dám mơ.”
Nghe anh nói vậy, tôi im bặt, không biết nên nói gì. Một lát sau, tôi lên tiếng: “Hồi bé em cũng nghèo, không có tiền tiêu vặt, chỉ có tiền cơm.”
187: “Tiền cơm của em là bao nhiêu?”
Tôi nhớ lại: “Hai mươi mấy tệ, mà cũng chỉ có ăn trưa thôi. Còn tự học buổi tối thì ăn tạm cái bánh bao lót dạ, về nhà ăn bữa chính.”
187: “Hồi cấp hai, một ngày anh chỉ ăn 2 tệ rỡi. Buổi sáng ăn một cái bánh, buổi trưa và buổi tôi ăn cơm hộp, hồi đó đang dậy thì, ngày nào cũng không đủ no. Bao giờ thèm thịt quá thì mới xin mẹ thêm ít tiền để mua cái bánh bao nhân thịt, một tuần ăn nhiều nhất được một lần.”
Tôi sửng sốt: “Thật á? Anh xạo đúng không? Thảm vậy thật á?”
187: “Anh xạo em làm gì?”
Tôi rất xót xa, kéo tay áo anh, nói: “May mà cuộc sống khó khăn đã qua rồi. Bây giờ anh rất có tương lai, muốn ăn bao nhiêu cái bánh bao nhân thịt cũng được, đừng buồn nha.”
187 cười: “Không sao, anh không buồn. Nghèo thì mới không đi học thêm với học năng khiếu, như thế cũng tốt.”
Tôi khó hiểu trước lối suy nghĩ kỳ quặc của anh: “Có gì mà tốt?”
“Anh đã bảo em rồi, cuộc sống có rất nhiều ngã rẽ, mỗi lựa chọn sẽ dẫn đến một kết quả khác nhau.” 187 nói, “Nếu anh không trưởng thành theo cách đó, có lẽ sẽ không có cuộc sống thế này, và sẽ không được gặp em. Gặp được em mới là điều quan trọng nhất.”
***
[59] – Khâu vớ
Một hôm nọ, tôi và đồng chí 187 ăn trưa ở nhà bà nội, ăn xong, chúng tôi định đi chơi. Lúc mang vớ, tôi mới phát hiện ngón chân cái bị lòi ra ngoài.
Tôi la lên: “Vớ em bị rách rồi.”
187 nhìn sang: “Còn cái khác không?”
“Còn.” Tôi cố nhớ, sau đó rầu rĩ nói: “Nhưng em quên để chỗ nào mất rồi.”
187 hỏi: “Nhà nội có kim chỉ không?”
Tôi: “…?”
Tôi ngơ ngác: “Anh hỏi chi?”
187: “Có thì đi lấy đi, cởi vớ ra, anh khâu cho em.”
Tôi ngạc nhiên đến mức lắp bắp: “Anh… anh khâu vớ cho em?”
“Ờ, sao thế?”
“… Không sao.”
***
[60] – Em bằng lòng
Đồng chí 187 cầu hôn, tổng kết bằng mười chữ: Anh ủ mưu đã lâu, tôi trở tay không kịp.
Giữa tháng 11 năm 2019, chúng tôi chụp ảnh cưới.
Chúng tôi chọn bốn bộ, trừ sơ rê mà 187 đích thân chọn và sườn xám ra thì tôi còn chọn một bộ cổ phục và một bộ váy để chụp ngoại cảnh. Theo như bên studio nói, nếu chụp cả bốn bộ trong một ngày thì nhanh nhất tới tối mới xong và phải chụp khẩn trương, vì vậy chúng tôi đến studio từ sáng sớm để trang điểm, loay hoay cả ngày, tới bảy giờ tối, chúng tôi chỉ mới chụp xong ba bộ, mà bộ cuối cùng là bộ quan trọng nhất: sơ rê và quân trang.
Chụp ảnh cả ngày nên tôi hơi mệt, ngồi liệt ở phòng trang điểm để thợ trang điểm làm tóc. Chợt có người mở cửa ra, tôi tưởng là người phụ trách, ai dè lại là Mông Mông.
Tôi ngớ người, ngạc nhiên hỏi: “Sao mày tới đây?”
“Tới quay vlog. Chị hai à, dạo này chị hư quá nhé, B trạm đã hết tư liệu sống để biên tập rồi đó!” Mông Mông nói bằng giọng hiển nhiên, “Hồi nãy tao gọi cho Nghiêu Ca, nó cũng đang tới đó, chắc sắp đến rồi.”
Lúc đó tôi đã ngờ ngợ, nhưng chụp ảnh cưới thực sự rất mệt, tôi chẳng còn hơi sức đâu để suy nghĩ nữa, chỉ nói: “Tụi mày ăn uống gì chưa?”
“Chưa.” Mông Mông nói, “Chờ quay xong rồi ăn.”
Một lát sau, có người gõ cửa.
Mông Mông hỏi: “Ai đó?”
“Em.” Giọng Nghiêu Ca vang lên. Mông Mông đi ra mở cửa, Nghiêu Ca bước vào, nói bằng giọng Tứ Xuyên: “Công ty chán ói, em đã báo hôm nay bận rồi mà cứ bắt ở lại họp suốt một tiếng, quanh đi quẩn lại cũng bấy nhiêu câu đó, làm việc gì mà chả hiệu quả gì cả, muốn nghỉ việc ghê…”
Tôi và Mông Mông vội vàng khuyên nhủ.
Không lâu sau, tôi làm tóc xong, thợ trang điểm bắt đầu tô son cho tôi. Tôi nhìn gương, thấy Nghiêu Nghiêu và Mông Mông thì thầm to nhỏ, sau đó Nghiêu Nghiêu bỏ đi, Mông Mông ở lại với tôi.
Tô son xong, tôi hỏi: “Nghiêu Ca đi đâu vậy?”
“À, nó đói nên đi mua đồ ăn rồi.” Mông Mông đáp.
Tôi không nghĩ nhiều, quan sát mình trong gương, hỏi thợ trang điểm: “Xong chưa? Giờ chụp được chưa?”
“Vẫn chưa.” Thợ trang điểm cười, “Bối cảnh ban đêm của anh chị cần nhiều đạo cụ, vẫn còn đang bố trí. Bao giờ xong sẽ có người tới gọi, chị đừng lo.”
Tôi cúi đầu nhìn đôi tay trụi lủi của mình, hỏi tiếp: “Tay chị có đơn điệu quá không? Có cần đeo gì không? Nhẫn cũng được…”
Thợ trang điểm còn chưa kịp trả lời thì Mông Mông đã kích động đáp: “Không cần!”
Tôi: “…?”
Tôi ngờ vực nhìn cô ấy.
Mông Mông nghiêm túc: “Đơn giản mới sang. Đúng không chị trang điểm?”
Thợ trang điểm nhìn Mông Mông, nói: “Đúng vậy, đơn giản mới sang. Không cần đeo nhẫn đâu.”
Thấy họ cùng có ý kiến, tôi gật đầu: “Cũng được.”
*
Gần tám giờ tối, Mông Mông đi ra ngoài rồi quay lại phòng trang điểm, nắm tay tôi, cười nói: “Bố trí xong rồi, tao đã mày ra.”
Đôi mắt to tròn xinh đẹp của Mông Mông khi ấy tựa như hai vì sao vui vẻ.
Tôi mang giày cao gót, đuôi váy lại dài, đi đứng hết sức bất tiện, Mông Mông cẩn thận đỡ tôi, chầm chậm ra khỏi phòng trang điểm, đi dọc cầu thang dài lên sân thượng.
Đi được hai phần ba cầu lang, tôi nhìn thấy một bóng dáng cao ráo trong màn đêm. Hôm ấy, đồng chí 187 hệt như trong tiểu thuyết, mặc lễ phục quân trang, lưng thẳng như vẽ, tay ôm bó hoa hồng đỏ rực và cầm một hộp nhẫn cũng đỏ rực.
Thoáng chốc, tôi hiểu ra tất cả, nước mắt tràn mi. Tôi che miệng ngăn nước mắt.
“Còn chưa đến nơi mà!” Mông Mông vừa cười vừa khóc, “Sang lên, khóc cái gì mà khóc! Ráng nhịn!”
Bạn thân dắt tay tôi, chầm chậm đưa tôi đến trước mặt 187. Trên sân thượng có một cái bàn ăn dài kiểu Tây, trên bàn được bày nến và dụng cụ ăn, 187 đứng giữa khoảnh sân trống, trước mặt anh là những cánh hoa hồng được xếp thành hình trái tim vây quanh dòng chữ tiếng Anh:
MARRY ME!
Anh mặc quân trang ôm bó hoa hồng đứng đó trông rất lạc quẻ và cứng nhắc, nhìn hơi buồn cười. Tôi nghĩ là mình cười, ấy vậy mà nước mắt lại rơi nhiều hơn.
Một đám người cầm nến đi từ cầu thang lên, đứng cách chúng tôi vài mét. Họ đều là bạn thân của tôi hồi đại học và cấp ba, có cả nam lẫn nữ.
Tôi và 187 cứ đứng nhìn nhau, trước mặt nhiều người, chính giữa là đèn, hoa, bong bóng, không xa còn có nhiếp ảnh gia.
Tôi vừa ngượng ngùng vừa kích động nhìn anh, che miệng, khóc bù lu bù loa.
Mắt 187 cũng hoe đỏ, có vẻ anh cũng đã khóc, trong mắt anh thấp thoáng giọt lệ. Anh ngoảnh đầu lấy hơi, sau đó nhìn thẳng vào tôi, nói: “Em từng nói bạn bè rất quan trọng với em nên anh nghĩ có lẽ em sẽ muốn có bạn bè ở bên trong buổi cầu hôn. Vì vậy anh đã mời mọi người tới đây.”
Tôi vẫn khóc.
187 đưa hoa cho tôi, tôi ôm lấy, sau đó nhìn anh quỳ gối qua màn nước mắt. Anh mở hộp nhẫn ra, nói: “Trước kia anh không tin vào duyên phận, nhưng từ ngày gặp em, anh đã tin. Anh muốn cùng em chia sẻ hết thảy niềm vui, cùng em vượt qua mọi chông gai sau này. Thủy Thủy, em có bằng lòng cưới anh không?”
Lời thề của anh không khí phách, cũng không rung động như nam chính trong tiểu thuyết nhưng từng chữ đều khảm vào tim tôi.
Có lẽ thứ khảm vào tim tôi không phải là lời nói không chút hoa lệ nào của anh mà là chính con người đã đột ngột xông vào cuộc đời tôi, kể từ đó đôi mắt và tim tôi chỉ tràn ngập bóng hình anh.
Vì vậy, tối đó, trong làn gió đêm tại thành phố tôi đã sinh sống hơn hai mươi năm, trước mặt bạn bè thân thiết, tôi đã đưa ra quyết định quan trọng và chính xác nhất đời mình.
Tôi nói với đồng chí 187: “Em bằng lòng.”
Tôi bằng lòng trở thành vợ anh, như anh nói, cùng anh chia sẻ hết thảy niềm vui, cùng anh vượt qua mọi chông gai sau này.
Cuộc sống không phải truyện cổ tích cũng chẳng phải tiểu thuyết, không thể luôn xuôi chèo mát mái. Nó tựa như hành trình hành hương dài đằng đẵng và cô độc, trên đường có phong ba bão táp, cũng có cầu vồng rực rỡ, có đêm lạnh rét buốt, cũng có bình minh ấm áp. Chúng ta sẽ gặp vô số người, trải qua vô số việc, hoặc vui hoặc buồn, hoặc đắng hoặc ngọt, mỗi cá thể sẽ tự cải thiện bản thân trong hành trình hành hương ấy.
Tôi lại càng biết ơn vận may của mình, sự xuất hiện của anh khiến cho con đường tôi đi có thêm một ngọn đèn mãi mãi phát sáng, giúp tôi không còn cô độc nữa, cũng giúp tôi trở thành một tôi tốt hơn.
Tôi từng hỏi 187: “Anh biết điều gì giúp em vui khi viết lại câu chuyện của tụi mình không?”
187 cười: “Em ngố quá mà, có chút chuyện cỏn con cũng vui được.”
Không phải vậy.
Điều khiến em vui vẻ là cuốn sách này không có kết thúc thực sự, so với “Cuộc sống”, nó chỉ như muối bỏ bể, còn rất nhiều điều tốt đẹp hơn ở bên ngoài trang sách, nhưng đó là bí mật của riêng anh và em.
HẾT
Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng “Tôi & người ấy của tôi”. Hẹn gặp lại các bạn trong những dự án khác.
Sài Gòn,
14/04/2020 – 08/08/2020
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook