Tôi Làm Thợ Điện Những Năm 80
2: Chiếc Đèn Pin Bị Hỏng


Diệp Thu Oánh có ấn tượng với người đàn ông trung niên trước mặt cô.

Nguyên thân ít tiếp xúc với người khác, chỉ có vài người nên không muốn nhớ cũng khó.
Người này là Trương Bình Sinh, đội trưởng của thôn Liễu Kiều.

Hồi trẻ từng làm dân quân tính tình hào phóng, cũng may có ông ấy giúp đỡ đứng lên tổ chức đám tang cho mẹ của nguyên thân.
"Cháu không sao đâu chú Trương, cháu chỉ bị đập đầu một chút thôi.

Nhưng chú ngã có bị thương ở đâu không?"
"Không sao đâu, chú của cháu da dày lắm!"
Giọng nói của Trương Bình Sinh to và tràn đầy năng lượng, những người dân xung quanh biết ông ấy thực sự không sao, nhiều lắm cũng chỉ là vết thương ngoài da.

Vừa rồi người đầu tiên chạy tới cứu đã không nhịn được nói đùa:
"Đội trưởng Trương, ai bảo ông trời tối rồi còn không về nhà, chẳng trách lại rơi xuống mương."
Nói đến chuyện này, Trương Bình Sinh lại thấy sốt ruột.
Gần đây thôn đang vận động cấp điện.

Trưởng thôn đã nộp hết đơn xin trợ cấp, chỉ cần mỗi nhà thêm một ít tiền là có điện!
Tuy nhiên, đã mấy lần tổ chức họp thôn nhưng không ai chịu nghe.

Một số cán bộ trong thôn chỉ có thể thay phiên nhau đến từng nhà làm công tác tư tưởng.

Người dân trong thôn làm việc ngoài đồng vào ban ngày và chỉ trở về nhà khi trời tối.

Cả nhà phải đi loanh quanh trong bóng tối, va đập vấp ngã là chuyện nhỏ nhưng gặp phải con gì sẽ bị dọa cho chết khiếp.
Nếu có điện, trong thôn có chuyện gì thì chỉ cần phát loa sẽ tiện và đỡ rắc rối hơn.
Tháng trước trong thị trấn nhà nào cũng có điện, đèn điện trong nhà sáng hơn đèn dầu gấp mấy lần.

Trước cửa khu chính quyền thị trấn có mấy cây đèn đường, việc gì phải mò mẫm trong tối nữa?
Có trách thì trách thôn Liễu Kiều quá nghèo và xa xôi.

Vừa nghe tin phải trả tiền để có điện, sau khi có điện lại phải đóng tiền điện hàng tháng nữa nên họ đóng cửa rồi đuổi người ta đi luôn.


Nói kiểu gì cũng không đồng ý, thậm chí họ còn nói trời tối chỉ đắp chăn ngủ, bật đèn làm gì?
Ông ấy nói đến rách cả mép nhưng không ai muốn nghe, vô cớ làm ầm ĩ khiến người ta ghét.
Trương Bình Sinh tức giận nhặt chiếc đèn pin trên mặt đất lên: “Nếu đèn pin của tôi không bị hỏng thì làm sao có thể ngã xuống mương được?”
Vừa nói, Trương Bình Sinh vừa vỗ nhẹ vào chiếc đèn pin.
Thứ này ít nhất có giá năm tệ một chiếc, chắc chắn ông ấy không nỡ vứt nó đi.

Ở quanh thị trấn không có ai biết sửa đèn pin, nên ông ấy phải lên huyện tìm thợ sửa.
Người đàn ông lúc trước trêu chọc nhìn thấy Trương Bình Sinh đau lòng lau chùi, nói mỉa mai.
"Đội trưởng Trương, anh có thể mua vài chiếc đèn pin bằng số tiền tiền điện anh phải trả.

Lúc đóng tiền điện thì không thấy anh đau lòng, mộy cái đèn pin hỏng thì anh tiếc cái khỉ gì?"
“Thôi thôi, đây là hai việc khác nhau, điện phải lắp, đèn pin cũng cần phải sửa!”
Trong lúc hai người đang cười đùa thì một giọng nói đột nhiên vang lên.
"Chú Trương, hay để cháu sửa giúp chú nhé?"
Giọng nói của cô gái không quá to cũng không quá nhỏ, vừa đủ lọt vào tai mọi người, ngay lập tức thu hút sự chú ý.

"Thu Oánh, cháu có thể sửa được à?"
Đội trưởng Trương rất ngạc nhiên, nhưng ông ấy cũng không tin hoàn toàn vào điều đó.
Dù sao năm đó tay nghề của ba Thu Oánh khá nổi tiếng ở khu vực thị trấn Thanh Nguyên.

Con bé này từ nhỏ đã thích đi theo ba mình mày mò nên có khi cũng học được chút tay nghề thật.
“Hay là cho cháu thử xem thế nào?”
Thử à?
Thử xong nhỡ nó tèo luôn thì sao.
Đội trưởng Trương chần chừ không nói, do dự một lát, coi như thử trong vô vọng rồi cắn răng đưa chiếc đèn pin ra - nếu có thể sửa được, ai lại muốn bỏ tiền ra mua một cái nữa?
Diệp Thu Oánh lại rất bình tĩnh, trong lòng không dao động.
Sửa chữa một chiếc đèn pin đối với cô đúng là trò trẻ con, giống như một đứa trẻ nghịch ngợm đồ chơi vậy.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương