Ngày hôm sau.
Theo giao hẹn từ trước.
Giang Thuật và Tiết Dịch lại gặp nhau trong phòng tập.
“Viết xong phần lời rồi ạ?” Tiết Dịch tháo kính râm ra, ngồi đối diện Giang Thuật.
Giang Thuật cười nhẹ, “Xong rồi ạ.”
Nói đoạn.
Anh chàng đưa tờ giấy A4 đã viết kín ca từ cho Tiết Dịch.
Tiết Dịch nhận tờ giấy ghi lời bài hát từ tay Giang Thuật, nhìn lướt qua tên bàn hát.
““Pháo hoa chóng tàn”?” Tiết Dịch nhướng mày.
Tên ca khúc này của Giang Thuật nghệ thuật ghê!
Pháo hoa chóng tàn, bốn chữ này thường được dùng để miêu tả tình yêu.
Câu ấy chỉ ái tình tựa như pháo hoa, chỉ diễm lệ trong khoảnh khắc, nét đẹp phai tàn, sẽ là bóng đêm vô tận.
Giang Thuật gật đầu, ““Pháo hoa chóng tàn”, một ca khúc theo phong cách cổ, lời bài hát kể về một câu chuyện tình đẹp đẽ nhưng buồn thương ạ.”
Đúng vậy.
Bài hát mà Giang Thuật chọn để biểu diễn trong đêm chung kết không phải bài nào khác, mà chính là ca khúc “Pháo hoa chóng tàn” từ kiếp trước.
(Pháo hoa chóng tàn: Yên hoa dịch lãnh, một ca khúc của Châu Kiệt Luân.

Link vietsub.)
Nói chuẩn ra, thì là phần lời của “Pháo hoa chóng tàn”.

Ở kiếp trước, “Pháo hoa chóng tàn” là một ca khúc xuất sắc cả về giai điệu lẫn ca từ.
Thậm chí, có lần, nó còn được cộng đồng những người yêu ca khúc cổ phong trên mạng tôn vinh là thánh khúc.
Lần này, Giang Thuật sử dụng ca từ của “Pháo hoa chóng tàn”, thật ra mà nói, là có mang tâm lý đánh cuộc.
Bài diễn trong đêm chung kết sẽ là do anh chàng hợp sức với Tiết Dịch.
Tài sáng tác của Tiết Dịch thì khỏi cần phải nói, thầy luôn đứng top trong thế hệ trẻ làng nhạc Hoa Quốc bây giờ.
Giang Thuật còn nhớ như in.
Trong bài kiểm tra giữa kì, ca từ mà anh chàng viết bừa bãi, sau khi có nhạc đệm do Tiết Dịch soạn lại, đã đạt đến hiệu quả chữa rác thành vàng, tạo nên ca khúc “Tiếu Hồng Trần”.
Giang Thuật rất lấy làm lo lắng, nếu lần này anh chàng sử dụng lời bài hát tầm thường, thì chuyện lần đó sẽ tái diễn lần nữa.
Vì thế.
Giang Thuật quyết định đánh cược một lần.
Cược rằng Tiết Dịch không xử lý được ca khúc “Pháo hoa chóng tàn”.
Giang Thuật làm vậy là vì hai nguyên nhân.
Thứ nhất là Tiết Dịch không giỏi soạn nhạc lắm.

Phổ nhạc cho lời bài hát bình thường thì được, chứ gặp phải ca từ của “Pháo hoa chóng tàn”, chắc hẳn Tiết Dịch sẽ lực bất tòng tâm.
Nguyên nhân thứ hai chính là thời gian.
Nhẩm thử thời gian, Tiết Dịch chỉ có hai ngày để soạn nhạc cho “Pháo hoa chóng tàn”.
Giang Thuật còn nhớ, kiếp trước, để viết nhạc cho “Pháo hoa chóng tàn”, anh Châu còn phải dành hơn một tháng ròng.
Cho nên.

Với Tiết Dịch mà nói, hoàn thành phần nhạc cho “Pháo hoa chóng tàn” trong hai ngày, quả là nằm rừng mơ bắt con tưởng bở.
Lời và nhạc của “Pháo hoa chóng tàn” bổ trợ cho nhau.
Nếu chỉ có lời mà không có nhạc đệm xuất sắc đi kèm, ca khúc này chỉ có thể ở mức trung bình.
Thậm chí, có khả năng còn kém cả trung bình.

Trong phòng tập.
Tiết Dịch chậm rãi đọc và đánh giá từng câu ca từ của “Pháo hoa chóng tàn”.
“Tuyệt quá ~~”
Cứ mấy chục giây, Tiết Dịch lại không nhịn được phải vỗ đùi một cái.
Rõ ràng lời bài hát chỉ có 30-40 dòng, mà Tiết Dịch phải đọc hơn 10 phút mới xong.
Bàn tay run rẩy của Tiết Dịch cầm tờ giấy ghi lời bài hát, thầy ngẩng đầu nhìn về phía Giang Thuật, nói bằng giọng điệu khó tin, “Giang Thuật, phần lời của ca khúc này, em chỉ viết trong vòng nửa ngày thôi sao?”
Giang Thuật gật đầu với vẻ cực kỳ chắc chắn, “Vâng!”
Đành chịu thôi.
Nếu Giang Thuật nói anh chàng đã nghĩ sẵn trong đầu từ trước, thì kiểu gì Tiết Dịch cũng hỏi anh chàng về giai điệu đại khái của ca khúc này.
Bởi vì, với một nghệ sĩ sáng tác nhạc, nếu đã nghĩ sẵn lời bài hát trong đầu từ lâu, thì ít nhiều sẽ có một ít giai điệu mơ hồ trong tâm trí.
Chỉ có kiểu sáng tác ngẫu hứng trong một thời gian ngắn, thì mới thể xảy ra tình huống ca từ có trước, nhưng không có ý tưởng gì cho giai điệu được thôi.
Vì thế, để đạt được mục đích giao hết nhiệm vụ soạn nhạc cho Tiết Dịch phụ trách, Giang Thuật đành phải chọn cách giả ngu.
Về phía Tiết Dịch, khi biết Giang Thuật quả thực đã sáng tác ngẫu hứng phần lời này, thầy bội phục giơ ngón cái với Giang Thuật, “Giỏi!!

“Thầy vốn tưởng mình sáng tác ca từ khá lắm rồi, nhưng không ngờ, núi cao còn có núi cao hơn.

Thiên phú viết lời của em còn qua cả thầy.
“Chỉ mới đọc ca từ của “Pháo hoa chóng tàn” mà thầy đã cảm nhận được vẻ buồn thương hiu quạnh dạt dào ấy rồi.”
Giang Thuật gãi đầu, ngượng ngùng cười nói, “Thầy Tiết quá khen.”
“Tuy nhiên…” Mặt Tiết Dịch lộ vẻ trăn trở, “Em viết lời hay thế này, thành ra lại khó cho thầy quá!
“Phần nhạc của ca khúc này không dễ viết đâu!” Nụ cười chua xót nở trên gương mặt Tiết Dịch.
Thấy biểu cảm của Tiết Dịch không giống giả vờ, Giang Thuật hiểu ngay rằng, phổ nhạc cho “Pháo hoa chóng tàn” quả thực là một thách thức khổng lồ với Tiết Dịch.
Giang Thuật thầm nói lời xin lỗi Tiết Dịch ở trong lòng, đoạn cười nói, “Thầy Tiết, em tin vào khả năng của thầy ạ.”
Tiết Dịch thở dài thườn thượt, “Được, vậy thầy sẽ cố hết sức.”
Về phương diện sáng tác, đây là lần đầu Tiết Dịch cảm thấy thiếu tự tin như vậy.
Thầy hỏi Giang Thuật, “Giang Thuật, em có ý tưởng gì cho giai điệu của bài hát này không?”
Giang Thuật lắc đầu, “Không ạ, em dành hết tâm trí vào việc viết lời rồi, không còn chỗ nào để tơ tưởng đến nhạc nữa ạ.”
Tiết Dịch tỏ vẻ thấu hiểu, “Cũng đúng, ngẫu hứng viết ra được ca từ thế này trong nửa ngày đã là giỏi lắm rồi, nếu em tiện thể viết luôn được nhạc nữa, chắc hội nhạc sĩ trong làng nhạc chúng thầy ra đê hết mất.
“Vậy em có tiện chia sẻ linh cảm giúp em viết lời ca khúc này cho thầy không, để thầy xem thử liệu mình có đồng cảm với em được không.” Tiết Dịch hỏi tiếp.
Giang Thuật cười, đồng ý ngay tắp lự.
Anh chàng không mảy may lo lắng.
Kiếp trước, rất nhiều người đã từng nghe câu chuyện Lạc Dương Già Lam ký.
Nhưng…
Chỉ có một bài “Pháo hoa chóng tàn” ấy ra đời thôi.
Giang Thuật chậm rãi kể lại, “Linh cảm để em viết ca khúc này là từ một câu chuyện tình yêu mà em từng đọc trên một quyển sách cổ.
“Tương truyền, những năm cuối Bắc Hán, có một tướng quân đóng giữ thành Lạc Dương, tình cờ có duyên gặp gỡ một người con gái ở nơi ấy…”

Tướng quân tình cờ gặp được người con gái nọ, đã hứa hẹn chung thân.

Ngặt nỗi, chẳng bao lâu sau, tướng quân bị điều đi chinh chiến ở biên thùy.

Mấy năm binh hoang mã loạn liên miên, thành Lạc Dương trở thành một vùng hoang phế, người con gái nọ chờ đợi trong đau khổ mãi mà không đợi được người thương, nên đã cạo đầu làm ni cô.
Đến lúc tướng quân trở về, tới ngôi chùa cổ Già Lam, thì người con gái nọ đã rời trần thế từ lâu.
Nội dung đại khái của “Lạc Dương Già Lam ký” chính là câu chuyện ấy.
Trong thế giới này, thời Nam Bắc triều không tồn tại, nên Giang Thuật đã thay đổi triều đại của câu chuyện trên thành thời Bắc Hán.
(Lạc Dương Già Lam ký là một tác phẩm gồm 5 quyển, do ông Dương Huyễn Chi soạn vào thời Đông Ngụy, được thu vào Đại chính tạng tập 51.

Nội dung nói về thành Lạc Dương, thủ đô của thời Bắc Ngụy, về những ngôi chùa lớn ở vùng ngoại ô của thành phố này.)
Ở bên này.
Giang Thuật kể xong câu chuyện.
Tiết Dịch còn ngẫm ngợi thật lâu.
“Quả là một chuyện tình đẹp đẽ mà buồn thương.

Nghe em kể xong câu chuyện này, thầy cảm thấy ca từ em viết càng đượm nét nghệ thuật hơn.”
Nhưng ngay sau đó, Tiết Dịch lại thở dài, “Tiếc thay, thầy vẫn chưa có linh cảm gì để viết nhạc cho ca khúc này cả.”
Giang Thuật an ủi thầy, “Thầy Tiết, thầy đừng sốt ruột, cứ từ từ thôi ạ.”
Tiết Dịch cười chua xót, “Thầy cũng muốn từ từ lắm chứ, nhưng thời gian còn lại của nhóm mình chẳng có bao nhiêu, không thể từ từ nổi.”
[HẾT CHƯƠNG 91].

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương