Toang! Lộ Bí Mật Rồi!
-
Chương 40: Lá xa lìa cành (4)
Những ngày nằm viện đều là Vân Anh chăm sóc cô từng ly từng tí. Từ vệ sinh cơ thể đến chăm sóc vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ đều do một tay cô ấy làm hết. Dù phải đi làm nhưng cô ấy vẫn nấu đồ ăn để đưa vào viện cho cô mỗi ngày. Thuý An thầm cảm ơn trời Phật vì ở nơi đất khách quê người này còn có một người bạn yêu thương cô nhiều như vậy.
"Cảm ơn mày"
Cô mỉm cười cảm ơn khi Vân Anh đưa cho cô hộp cháo của bữa tối.
"Ơn cái gì mà ơn, ở đây chỉ có hai đứa mình, không giúp nhau lúc này thì lúc nào"
"Sau này mày sinh con tao cũng sẽ đi chăm mày, hứa đó" cô mỉm cười.
"Ối giời chồng còn chưa có thì con ở đâu ra. Tao chỉ định ở đây vài năm nữa, sau đó về nước mở một nhà hàng. Còn mày thì sao? Định trốn ở đây luôn không về?"
"Tao cũng không biết nữa. Nhưng nếu mày về thì tao cũng về, cho tao góp vốn vào nhà hàng nữa"
"Người giàu nói chuyện tự tin quá nhỉ. Ở đây ra không biết tài khoản còn được mấy số"
Quả thật chi phí trong bệnh viện này khiến tài khoản của cô hao hụt từng ngày. Nhờ có bố mẹ gửi tiền sang hỗ trợ nên bây giờ mới có thể ngồi đây nói chuyện phiếm được chứ không phải là sống ngày nay lo ngày mai.
"Yên tâm, tao còn nhiều của chìm của nổi lắm. Bố tao đã mua cho tao một vườn bưởi rồi, tao có bán hết tài sản đi góp vốn thì vẫn còn ăn bưởi chống đói được"
"Được, vậy thì bắt tay với cổ đông lớn cái nhỉ"
Sau đó cả hai cùng bật cười. Cô không dám cười lớn vì vết mổ vẫn còn đau.
"Nhưng mày về thì con phải tính thế nào? Không sợ nhà lão đó biết rồi đòi con sao?"
"Như mày nói đó, cứ nói là con lai Tây thôi, ai biết đó là đâu. Dù sao tóc thằng bé cũng màu vàng"
"Cũng phải. Với cả cùng lắm thì đi thành phố khác sống. Mày có thích vào Nam không? Tao cũng đang cân nhắc về rồi sẽ sống ở miền Nam trước, nếu hợp thì ở luôn"
"Tao thoải mái thôi, bố mẹ tao cũng không quản, giờ đi lại dễ dàng, Bắc Nam cách nhau mấy tiếng bay thôi mà"
"Vậy được, để tao tính kỹ. Với cả còn phải bảo mẹ tao đi xem nữa, coi số tao khởi nghiệp ở đâu phất hơn haha"
Người không bị chuyện tình cảm làm phiền lòng như Vân Anh thật tốt, mỗi ngày đều có thể cười hi hi ha ha. Cô ngưỡng mộ cô ấy rất nhiều.
...
Thuý An đã có thể xuống giường đi lại được rồi. Mỗi ngày Vân Anh đều dìu cô đi tới trước cửa kính của phòng NICU để nhìn con. Đặt tay lên cửa kính, nhìn bé con nhỏ xíu mong manh của mình trong lồng ấp cô lại không kìm được nước mắt:
"Xin lỗi con, mẹ xin lỗi con, con cố gắng lên, mẹ sắp được đón con về rồi"
Bác sĩ nói em bé sẽ phải được chăm sóc đặc biệt 4 tuần thì mới có thể về bên cạnh mẹ. Đến nay mới chỉ được hơn 2 tuần, cô đếm thời gian từng ngày. Mỗi ngày bác sĩ đến kiểm tra cô không hỏi sức khoẻ của mình mà sẽ hỏi về con trước, chỉ cần họ nói con vẫn bình an là cô mới có thể yên tâm.
Bố mẹ cô vừa hạ cánh xuống thành phố này, không nghỉ ngơi mà lập tức vào viện thăm cô. Gặp được bố mẹ, cô lập tức khóc oà lên như một đứa trẻ. Đã dặn lòng sẽ không khóc nhưng nhìn thấy người thân ruột thịt vượt ngàn dặm xa xôi đến chăm sóc mình thì cô lại không thể mạnh mẽ được nữa. Mẹ cô cũng khóc, nhưng vẫn vỗ nhẹ sau lưng dỗ dành cô. Bố cô ở một bên xoa đầu cô, mắt cũng rưng rưng. Đứa con gái rượu của ông, lúc trước luôn cười vui vẻ mỗi ngày, lớn rồi còn thích làm nũng đòi ông mua mấy thứ đồ ăn trẻ con, thế mà chỉ trong vòng 1 năm qua số lần ông thấy con khóc còn nhiều hơn cười. Người làm cha nhìn con mình khóc sao có thể không xót xa? Ông tự nhủ sau này sẽ không giao con gái cho bất kỳ ai nữa, để con mình sống trong nhà mình vẫn là yên tâm nhất.
"Ngoan, không khóc nữa, có mẹ đây rồi" mẹ cô dỗ dành.
"Ừ, đừng khóc nữa, con muốn ăn gì bố mua cho con nhé" bố cô cũng an ủi.
"Đúng rồi đó đừng khóc nữa, không tốt cho người mới sinh con đâu" Vân Anh cũng nhắc cô, sau đó đưa hộp khăn giấy cho cô và mẹ lau nước mắt.
Sau đó cả nhà lại đi thăm bé con, tuy không được vào trong nhưng nhìn từ bên ngoài cũng đủ rồi.
"Nhìn ** cậu như con Tây ấy bà nhỉ, tóc vàng hoe kìa. Hai đứa có nhầm với con ai không? Nhìn như cái bắp ngô ấy bà nhỉ, hay đặt tên ở nhà là Bắp luôn?" bố cô vừa được chỉ cho nhìn cháu thì đã nhận xét một câu như thế.
"Được đó bố, tên Bắp cũng dễ thương, bố nói con mới để ý nhìn tóc bé con cũng giống bắp ngô còn non ghê"
"Cháu cũng thấy thế, chào con nhé bé Bắp"
Cả cô và Vân Anh cùng hưởng ứng.
Mẹ cô liếc xéo bố cô một cái nói: "Thằng bé dễ thương, giống An nhà mình lúc nhỏ, chỉ khác mỗi màu tóc thôi, đúng cháu mình rồi không nhầm được đâu"
"Giống con thật hả mẹ? Tốt quá" cô rất mừng rỡ vì điều này.
"Tất nhiên, y đúc hồi con còn nhỏ"
"Mẹ, thế còn tên khai sinh, mẹ đã nghĩ ra gì cho cháu chưa"
"Bố mày cứ đòi đặt mấy cái tên hầm hố như đi đánh nhau, mẹ chưa duyệt. Cũng nhờ phước đức tổ tiên mà hai mẹ con mới gặp dữ hoá lành, mẹ đang thích cái tên Gia Phúc, con nghĩ thế nào?"
"Tên hay ý nghĩa lắm mẹ, vậy cứ đặt cháu là Gia Phúc nhé" cô mỉm cười, cái tên nhẹ nhàng dễ nhớ, mong em bé của cô cũng luôn được hưởng phúc phần từ tổ tiên, bình an trọn đời.
"Cái tên hay quá, cháu cũng thích tên Phúc, đọc lên nghe rất ấm áp an tâm"
Con gái đã đồng ý rồi, bạn thân của con gái còn khen nữa nên bố cô cũng không ý kiến thêm. Ông được đặt tên ở nhà cho cháu là đã vui lắm rồi.
...
Ở trong nước, Hoàng Duy lại trở về với cuộc sống tẻ nhạt, vô nghĩa của mình. Anh không tìm được cô, biết cô đau ốm cũng không thể đến thăm nên đã dành thêm nhiều thời gian tụng kinh niệm Phật cầu bình an cho cô. Nếu lúc trước anh lên chùa hàng tháng thì bây giờ là hàng tuần. Anh cũng bắt đầu ăn chay nhiều hơn, thực sự muốn mỗi phần công đức mà mình tích được sẽ mang lại bình an cho cô.
Hôm nay anh vừa ở chùa ra về thì thấy một nhóm người túm năm tụm ba ở bên kia đường. Anh tò mò lại xem thử thì hoá ra là có một ông cụ đang xem chỉ tay cho họ. Ông cụ mặc áo the, đội khăn xếp thiếu mỗi chiếc kính đen nữa là trông giống các thầy bói trong tiểu phẩm hài. Trước giờ anh không tin vào bói toán nhưng thấy người đang được xem tay thì gật đầu liên tục, dường như ông cụ nói rất đúng thì cũng tò mò. Thế là anh cũng xếp hàng ngồi chờ đến lượt mình được xem.
Ông cụ cầm tay anh lên nhìn một hồi lâu, lông mày cũng nhíu chặt lại nhưng không nói gì. Người xung quanh đều bắt đầu xôn xao bàn tán xem rốt cuộc vận mệnh của người này có chuyện gì mà ông cụ không nói gì.
"Công danh, sự nghiệp không có điểm gì để chê. Càng về già danh vọng càng cao. Nhưng đường tình cảm vất vả truân chuyên. Số đa thê, trước 40 tuổi sẽ có hai đời vợ nhưng đều không dài lâu, phải cưới lần 3 mới được viên mãn. Anh này cũng bạc phúc về đường con cái, con đầu mất sớm, con thứ thì xa cách không ở gần bên. Phải làm nhiều việc thiện tích đức, nếu phúc đức dày rộng thì sau 40 tuổi lại có thêm con cái".
Anh khá bất ngờ về lời nói của ông cụ. Quả thật anh đã trải qua 2 cuộc hôn nhân đều kết thúc trong đau buồn, tổn thương nhiều hơn cho người vợ. Chỉ có một điều anh thấy ông cụ nói chưa đúng, anh đã mất hai đứa con bé bỏng rồi, làm gì còn con thứ nào nữa đâu. Vì vậy anh cũng chỉ bán tín bán nghi, đặt tiền công xem tay xuống chiếc hộp trước mặt ông cụ rồi xin phép ra về.
Khi anh quay lưng đi rồi ông cụ còn nói với theo:
"Nhớ lấy ngày này, mỗi năm tôi sẽ xem ở đây vào đúng ngày này. Sau này nghiệm lại thấy đúng đừng quên quay về báo cho tôi biết"
Anh mỉm cười, gật đầu chào tạm biệt nhưng không đồng ý hứa hẹn gì.
...
Sau hơn 1 tháng ở bệnh viện, mẹ con Thuý An được xuất viện về nhà. Bé Bắp đã có thể dùng được sữa mẹ, cái miệng nhỏ xíu dễ thương lúc nào cũng đòi ăn. Nhưng cô vẫn lo lắng về việc mình vệ sinh da chưa đủ kỹ, sợ con bị nhiễm khuẩn nên tạm thời vẫn dùng máy vắt sữa ra cho con dùng, đợi con cứng cáp hơn lại tập cho bú mẹ trực tiếp cũng không muộn. Mỗi ngày cô đều ngẩn người ngồi nhìn con thật lâu, cảm giác hạnh phúc lan tràn trong tim. Có lúc sẽ ôm con lên, để con nằm ngủ trên ngực mình. Vân Anh bận đi làm nhưng cứ về đến nhà là thay ngay quần áo mới, rửa tay sát trùng cẩn thận rồi lại vào nựng bé con. Cô ấy thường vừa bế vừa thì thầm:
"Bắp ngoan nha, lớn nhanh mẹ Vân Anh làm cho con thật nhiều món ngon nhé, mẹ mở cho con cả cái nhà hàng luôn thích không nào?"
"Ui này giọng mày lúc nói chuyện với con nó bánh bèo thực sự ấy" Thuý An ngồi một bên xem mà bật cười. Bình thường cô ấy nói chuyện đâu có dịu dàng thế này.
"Kệ tôi, chị xích qua bên đi đừng làm phiền tôi" cô ấy bĩu môi, lập tức đổi giọng khi nói chuyện với cô.
Sau đó cả hai lại cùng cười lớn, không biết bé Bắp có hiểu gì không nhưng cũng nhoẻn miệng cười.
Bố mẹ cô cũng về đây, nhưng nhà thuê của hai người các cô khá nhỏ nên ông bà phải thuê một nhà khác để ở tạm trong thời gian này. Cũng may Vân Anh tìm được chỗ gần đây, chỉ cần đi bộ là tới nơi được. Bố mẹ cô ngày nào cũng sang chăm cháu cùng con đến tận tối muộn cháu đi ngủ rồi mới về nghỉ. Sáng sớm lại thấy ông bà sang. Từ lúc có bố mẹ cô ở đây thì Vân Anh cũng không cần nấu ăn nữa, một ngày ba bữa của tất cả mọi người đều do mẹ cô đích thân vào bếp. Trùng hợp là cô ấy và mẹ cô rất hợp gu với nhau về chuyện ăn uống, thế nên càng dễ thân nhau hơn. Bây giờ hai người đã có thể ngồi tám chuyện cả ngày về chuyện đồ ăn thức uống, cách làm món này món khác mà cô nghe chẳng hiểu gì. Nếu mà để họ thân với nhau hơn nữa chỉ sợ trước nhà thuê của cô sẽ có thêm một cái sạp hàng bán đồ ăn quá.
Lúc này là sáng sớm, mẹ cô vừa nấu ăn sáng xong thì gọi cô dậy ăn còn bà thì đi thay quần áo, rửa tay kỹ mấy lần mới vào bế cháu lên nựng yêu. Bé Bắp cũng hay quấy đêm, gần sáng mới ngủ nhưng ban đêm thì Thuý An sẽ lo vì ban ngày gần như cô không phải động tay vào việc gì.
"Em Bắp của bà dậy rồi đấy à? Bà thương em nào, bà xem em tè chưa nào. Ông nó đâu lấy tã cho cháu đi" mẹ cô bế bé Bắp lên kiểm tra.
"Đây đây ông đây, để ông thay tã cho cháu nhé" bố cô cũng nhanh tay lấy tã giấy ra, đợi mẹ cô vệ sinh xong cho bé thì mặc vào.
Cuộc sống cứ trôi qua êm đềm như thế. Khi bé tròn 3 tháng tuổi thì ông bà cũng sắp hết thời gian lưu trú, thấy cháu cũng đã cứng cáp tự bú được sữa mẹ nên ông bà cũng yên tâm ra về. Trước khi về còn bịn rịn dặn dò, ôm cháu không nỡ rời tay. Bố cô còn dặn cô nhất định phải gọi video hàng ngày để ông bà được nhìn cháu. Mẹ cô thì dúi vào tay cô thêm một chiếc thẻ nói:
"Của ông bà cho thằng Bắp, phải nhận, mẹ con sống ở đây cứ hở ra là lại phải tiền"
"Vâng, cháu xin bà ạ, Bắp yêu ông bà ngoại nhất con nhỉ" cô mỉm cười nhưng mắt vẫn rưng rưng vì xúc động.
Bé Bắp nhoẻn miệng cười, đáng yêu vô cùng. Cả nhà cũng cùng cười theo, ôm nhau chào tạm biệt rồi mới lên xe ra sân bay.
"Cảm ơn mày"
Cô mỉm cười cảm ơn khi Vân Anh đưa cho cô hộp cháo của bữa tối.
"Ơn cái gì mà ơn, ở đây chỉ có hai đứa mình, không giúp nhau lúc này thì lúc nào"
"Sau này mày sinh con tao cũng sẽ đi chăm mày, hứa đó" cô mỉm cười.
"Ối giời chồng còn chưa có thì con ở đâu ra. Tao chỉ định ở đây vài năm nữa, sau đó về nước mở một nhà hàng. Còn mày thì sao? Định trốn ở đây luôn không về?"
"Tao cũng không biết nữa. Nhưng nếu mày về thì tao cũng về, cho tao góp vốn vào nhà hàng nữa"
"Người giàu nói chuyện tự tin quá nhỉ. Ở đây ra không biết tài khoản còn được mấy số"
Quả thật chi phí trong bệnh viện này khiến tài khoản của cô hao hụt từng ngày. Nhờ có bố mẹ gửi tiền sang hỗ trợ nên bây giờ mới có thể ngồi đây nói chuyện phiếm được chứ không phải là sống ngày nay lo ngày mai.
"Yên tâm, tao còn nhiều của chìm của nổi lắm. Bố tao đã mua cho tao một vườn bưởi rồi, tao có bán hết tài sản đi góp vốn thì vẫn còn ăn bưởi chống đói được"
"Được, vậy thì bắt tay với cổ đông lớn cái nhỉ"
Sau đó cả hai cùng bật cười. Cô không dám cười lớn vì vết mổ vẫn còn đau.
"Nhưng mày về thì con phải tính thế nào? Không sợ nhà lão đó biết rồi đòi con sao?"
"Như mày nói đó, cứ nói là con lai Tây thôi, ai biết đó là đâu. Dù sao tóc thằng bé cũng màu vàng"
"Cũng phải. Với cả cùng lắm thì đi thành phố khác sống. Mày có thích vào Nam không? Tao cũng đang cân nhắc về rồi sẽ sống ở miền Nam trước, nếu hợp thì ở luôn"
"Tao thoải mái thôi, bố mẹ tao cũng không quản, giờ đi lại dễ dàng, Bắc Nam cách nhau mấy tiếng bay thôi mà"
"Vậy được, để tao tính kỹ. Với cả còn phải bảo mẹ tao đi xem nữa, coi số tao khởi nghiệp ở đâu phất hơn haha"
Người không bị chuyện tình cảm làm phiền lòng như Vân Anh thật tốt, mỗi ngày đều có thể cười hi hi ha ha. Cô ngưỡng mộ cô ấy rất nhiều.
...
Thuý An đã có thể xuống giường đi lại được rồi. Mỗi ngày Vân Anh đều dìu cô đi tới trước cửa kính của phòng NICU để nhìn con. Đặt tay lên cửa kính, nhìn bé con nhỏ xíu mong manh của mình trong lồng ấp cô lại không kìm được nước mắt:
"Xin lỗi con, mẹ xin lỗi con, con cố gắng lên, mẹ sắp được đón con về rồi"
Bác sĩ nói em bé sẽ phải được chăm sóc đặc biệt 4 tuần thì mới có thể về bên cạnh mẹ. Đến nay mới chỉ được hơn 2 tuần, cô đếm thời gian từng ngày. Mỗi ngày bác sĩ đến kiểm tra cô không hỏi sức khoẻ của mình mà sẽ hỏi về con trước, chỉ cần họ nói con vẫn bình an là cô mới có thể yên tâm.
Bố mẹ cô vừa hạ cánh xuống thành phố này, không nghỉ ngơi mà lập tức vào viện thăm cô. Gặp được bố mẹ, cô lập tức khóc oà lên như một đứa trẻ. Đã dặn lòng sẽ không khóc nhưng nhìn thấy người thân ruột thịt vượt ngàn dặm xa xôi đến chăm sóc mình thì cô lại không thể mạnh mẽ được nữa. Mẹ cô cũng khóc, nhưng vẫn vỗ nhẹ sau lưng dỗ dành cô. Bố cô ở một bên xoa đầu cô, mắt cũng rưng rưng. Đứa con gái rượu của ông, lúc trước luôn cười vui vẻ mỗi ngày, lớn rồi còn thích làm nũng đòi ông mua mấy thứ đồ ăn trẻ con, thế mà chỉ trong vòng 1 năm qua số lần ông thấy con khóc còn nhiều hơn cười. Người làm cha nhìn con mình khóc sao có thể không xót xa? Ông tự nhủ sau này sẽ không giao con gái cho bất kỳ ai nữa, để con mình sống trong nhà mình vẫn là yên tâm nhất.
"Ngoan, không khóc nữa, có mẹ đây rồi" mẹ cô dỗ dành.
"Ừ, đừng khóc nữa, con muốn ăn gì bố mua cho con nhé" bố cô cũng an ủi.
"Đúng rồi đó đừng khóc nữa, không tốt cho người mới sinh con đâu" Vân Anh cũng nhắc cô, sau đó đưa hộp khăn giấy cho cô và mẹ lau nước mắt.
Sau đó cả nhà lại đi thăm bé con, tuy không được vào trong nhưng nhìn từ bên ngoài cũng đủ rồi.
"Nhìn ** cậu như con Tây ấy bà nhỉ, tóc vàng hoe kìa. Hai đứa có nhầm với con ai không? Nhìn như cái bắp ngô ấy bà nhỉ, hay đặt tên ở nhà là Bắp luôn?" bố cô vừa được chỉ cho nhìn cháu thì đã nhận xét một câu như thế.
"Được đó bố, tên Bắp cũng dễ thương, bố nói con mới để ý nhìn tóc bé con cũng giống bắp ngô còn non ghê"
"Cháu cũng thấy thế, chào con nhé bé Bắp"
Cả cô và Vân Anh cùng hưởng ứng.
Mẹ cô liếc xéo bố cô một cái nói: "Thằng bé dễ thương, giống An nhà mình lúc nhỏ, chỉ khác mỗi màu tóc thôi, đúng cháu mình rồi không nhầm được đâu"
"Giống con thật hả mẹ? Tốt quá" cô rất mừng rỡ vì điều này.
"Tất nhiên, y đúc hồi con còn nhỏ"
"Mẹ, thế còn tên khai sinh, mẹ đã nghĩ ra gì cho cháu chưa"
"Bố mày cứ đòi đặt mấy cái tên hầm hố như đi đánh nhau, mẹ chưa duyệt. Cũng nhờ phước đức tổ tiên mà hai mẹ con mới gặp dữ hoá lành, mẹ đang thích cái tên Gia Phúc, con nghĩ thế nào?"
"Tên hay ý nghĩa lắm mẹ, vậy cứ đặt cháu là Gia Phúc nhé" cô mỉm cười, cái tên nhẹ nhàng dễ nhớ, mong em bé của cô cũng luôn được hưởng phúc phần từ tổ tiên, bình an trọn đời.
"Cái tên hay quá, cháu cũng thích tên Phúc, đọc lên nghe rất ấm áp an tâm"
Con gái đã đồng ý rồi, bạn thân của con gái còn khen nữa nên bố cô cũng không ý kiến thêm. Ông được đặt tên ở nhà cho cháu là đã vui lắm rồi.
...
Ở trong nước, Hoàng Duy lại trở về với cuộc sống tẻ nhạt, vô nghĩa của mình. Anh không tìm được cô, biết cô đau ốm cũng không thể đến thăm nên đã dành thêm nhiều thời gian tụng kinh niệm Phật cầu bình an cho cô. Nếu lúc trước anh lên chùa hàng tháng thì bây giờ là hàng tuần. Anh cũng bắt đầu ăn chay nhiều hơn, thực sự muốn mỗi phần công đức mà mình tích được sẽ mang lại bình an cho cô.
Hôm nay anh vừa ở chùa ra về thì thấy một nhóm người túm năm tụm ba ở bên kia đường. Anh tò mò lại xem thử thì hoá ra là có một ông cụ đang xem chỉ tay cho họ. Ông cụ mặc áo the, đội khăn xếp thiếu mỗi chiếc kính đen nữa là trông giống các thầy bói trong tiểu phẩm hài. Trước giờ anh không tin vào bói toán nhưng thấy người đang được xem tay thì gật đầu liên tục, dường như ông cụ nói rất đúng thì cũng tò mò. Thế là anh cũng xếp hàng ngồi chờ đến lượt mình được xem.
Ông cụ cầm tay anh lên nhìn một hồi lâu, lông mày cũng nhíu chặt lại nhưng không nói gì. Người xung quanh đều bắt đầu xôn xao bàn tán xem rốt cuộc vận mệnh của người này có chuyện gì mà ông cụ không nói gì.
"Công danh, sự nghiệp không có điểm gì để chê. Càng về già danh vọng càng cao. Nhưng đường tình cảm vất vả truân chuyên. Số đa thê, trước 40 tuổi sẽ có hai đời vợ nhưng đều không dài lâu, phải cưới lần 3 mới được viên mãn. Anh này cũng bạc phúc về đường con cái, con đầu mất sớm, con thứ thì xa cách không ở gần bên. Phải làm nhiều việc thiện tích đức, nếu phúc đức dày rộng thì sau 40 tuổi lại có thêm con cái".
Anh khá bất ngờ về lời nói của ông cụ. Quả thật anh đã trải qua 2 cuộc hôn nhân đều kết thúc trong đau buồn, tổn thương nhiều hơn cho người vợ. Chỉ có một điều anh thấy ông cụ nói chưa đúng, anh đã mất hai đứa con bé bỏng rồi, làm gì còn con thứ nào nữa đâu. Vì vậy anh cũng chỉ bán tín bán nghi, đặt tiền công xem tay xuống chiếc hộp trước mặt ông cụ rồi xin phép ra về.
Khi anh quay lưng đi rồi ông cụ còn nói với theo:
"Nhớ lấy ngày này, mỗi năm tôi sẽ xem ở đây vào đúng ngày này. Sau này nghiệm lại thấy đúng đừng quên quay về báo cho tôi biết"
Anh mỉm cười, gật đầu chào tạm biệt nhưng không đồng ý hứa hẹn gì.
...
Sau hơn 1 tháng ở bệnh viện, mẹ con Thuý An được xuất viện về nhà. Bé Bắp đã có thể dùng được sữa mẹ, cái miệng nhỏ xíu dễ thương lúc nào cũng đòi ăn. Nhưng cô vẫn lo lắng về việc mình vệ sinh da chưa đủ kỹ, sợ con bị nhiễm khuẩn nên tạm thời vẫn dùng máy vắt sữa ra cho con dùng, đợi con cứng cáp hơn lại tập cho bú mẹ trực tiếp cũng không muộn. Mỗi ngày cô đều ngẩn người ngồi nhìn con thật lâu, cảm giác hạnh phúc lan tràn trong tim. Có lúc sẽ ôm con lên, để con nằm ngủ trên ngực mình. Vân Anh bận đi làm nhưng cứ về đến nhà là thay ngay quần áo mới, rửa tay sát trùng cẩn thận rồi lại vào nựng bé con. Cô ấy thường vừa bế vừa thì thầm:
"Bắp ngoan nha, lớn nhanh mẹ Vân Anh làm cho con thật nhiều món ngon nhé, mẹ mở cho con cả cái nhà hàng luôn thích không nào?"
"Ui này giọng mày lúc nói chuyện với con nó bánh bèo thực sự ấy" Thuý An ngồi một bên xem mà bật cười. Bình thường cô ấy nói chuyện đâu có dịu dàng thế này.
"Kệ tôi, chị xích qua bên đi đừng làm phiền tôi" cô ấy bĩu môi, lập tức đổi giọng khi nói chuyện với cô.
Sau đó cả hai lại cùng cười lớn, không biết bé Bắp có hiểu gì không nhưng cũng nhoẻn miệng cười.
Bố mẹ cô cũng về đây, nhưng nhà thuê của hai người các cô khá nhỏ nên ông bà phải thuê một nhà khác để ở tạm trong thời gian này. Cũng may Vân Anh tìm được chỗ gần đây, chỉ cần đi bộ là tới nơi được. Bố mẹ cô ngày nào cũng sang chăm cháu cùng con đến tận tối muộn cháu đi ngủ rồi mới về nghỉ. Sáng sớm lại thấy ông bà sang. Từ lúc có bố mẹ cô ở đây thì Vân Anh cũng không cần nấu ăn nữa, một ngày ba bữa của tất cả mọi người đều do mẹ cô đích thân vào bếp. Trùng hợp là cô ấy và mẹ cô rất hợp gu với nhau về chuyện ăn uống, thế nên càng dễ thân nhau hơn. Bây giờ hai người đã có thể ngồi tám chuyện cả ngày về chuyện đồ ăn thức uống, cách làm món này món khác mà cô nghe chẳng hiểu gì. Nếu mà để họ thân với nhau hơn nữa chỉ sợ trước nhà thuê của cô sẽ có thêm một cái sạp hàng bán đồ ăn quá.
Lúc này là sáng sớm, mẹ cô vừa nấu ăn sáng xong thì gọi cô dậy ăn còn bà thì đi thay quần áo, rửa tay kỹ mấy lần mới vào bế cháu lên nựng yêu. Bé Bắp cũng hay quấy đêm, gần sáng mới ngủ nhưng ban đêm thì Thuý An sẽ lo vì ban ngày gần như cô không phải động tay vào việc gì.
"Em Bắp của bà dậy rồi đấy à? Bà thương em nào, bà xem em tè chưa nào. Ông nó đâu lấy tã cho cháu đi" mẹ cô bế bé Bắp lên kiểm tra.
"Đây đây ông đây, để ông thay tã cho cháu nhé" bố cô cũng nhanh tay lấy tã giấy ra, đợi mẹ cô vệ sinh xong cho bé thì mặc vào.
Cuộc sống cứ trôi qua êm đềm như thế. Khi bé tròn 3 tháng tuổi thì ông bà cũng sắp hết thời gian lưu trú, thấy cháu cũng đã cứng cáp tự bú được sữa mẹ nên ông bà cũng yên tâm ra về. Trước khi về còn bịn rịn dặn dò, ôm cháu không nỡ rời tay. Bố cô còn dặn cô nhất định phải gọi video hàng ngày để ông bà được nhìn cháu. Mẹ cô thì dúi vào tay cô thêm một chiếc thẻ nói:
"Của ông bà cho thằng Bắp, phải nhận, mẹ con sống ở đây cứ hở ra là lại phải tiền"
"Vâng, cháu xin bà ạ, Bắp yêu ông bà ngoại nhất con nhỉ" cô mỉm cười nhưng mắt vẫn rưng rưng vì xúc động.
Bé Bắp nhoẻn miệng cười, đáng yêu vô cùng. Cả nhà cũng cùng cười theo, ôm nhau chào tạm biệt rồi mới lên xe ra sân bay.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook