Toàn Chức Nghệ Thuật Gia (Dịch)
-
Chương 336: Khi Lớn Lên Ta Muốn Trở Thành Ông Chủ Tiệm Mì
Ông chủ tiệm mì là người tốt.
Hắn nhìn thấu sự nghèo khổ của ba mẹ con nên cố ý cho họ nhiều mì hơn một chút.
Bát mì Dương Xuân thơm ngào ngạt vừa đặt lên bàn, ba mẹ con đã châu đầu lại cùng ăn.
Khoé miệng Thân Gia Thụy không kềm được mà khẽ cong lên, trong đầu hiện ra cảnh tượng ba mẹ con cùng nhau ăn mì.
[“Ăn ngon quá trời.” Cậu con trai lớn nói.]
[“Mẹ cũng ăn đi,” đứa nhỏ cất lời rồi gắp một miếng đưa lên miệng người mẹ.]
Sau đó, thời gian chuyển sang năm tiếp theo.
Cũng vào đêm giao thừa sau 10 giờ, tiệm mì chuẩn bị đóng cửa thì cửa tiệm lại lần nữa bật mở.
Người phụ nữ kia vẫn mặc bộ quần áo hệt như năm ngoái, dẫn theo hai đứa bé trai đi vào tiệm.
[Ừm… liệu chúng tôi có thể gọi… một bát mì Dương Xuân không?”
Ông chủ và vợ mình lập tức nhận ra ba mẹ con này, vì vậy giống như năm ngoái, bà chủ dẫn ba mẹ con tới ngồi bàn số 2.
Và cũng như năm ngoái, ông chủ lại lấy một vắt mì rưỡi cho vào nồi.
Bà chủ không nhịn được nhẹ giọng hỏi: “Này bố tụi nhỏ, hay là làm cho bọn họ ba bát mì được không?”
“Không được.” Ông chủ lắc đầu, “Nếu làm vậy sẽ khiến bọn họ lúng túng.”
Thân Gia Thụy hơi khựng lại. Ông chủ và vợ mình vẫn là người hiền lành như thế.
Ông chủ còn cân nhắc tới lòng tự trọng của ba mẹ con, cho nên muốn cho thêm nhiều hơn cũng cố nhịn lại.
Ăn xong, người phụ nữ thanh toán một bát mì Dương Xuân giá 15 đồng.
Bà chủ mỉm cười nói với ba mẹ con: “Cảm ơn, chúc các vị năm mới vui vẻ!”
Xem tới đây, Thân Gia Thụy không thể không thừa nhận vợ chồng ông chủ tiệm mì đã khiến hắn cảm thấy ấm áp.
Về sau sẽ như thế nào? Thân Gia Thụy tò mò nghĩ.
Việc làm ăn càng ngày càng thịnh vượng, tiệm mì Bắc Hải quả nhiên lại nghênh đón một đêm giao thừa thứ ba.
Đoạn này mô tả rất thú vị:
[Từ lúc 9 giờ 30 phút, tuy ông chủ và bà chủ đều không lên tiếng nhưng bọn họ đều có vẻ phân tâm. Vừa đến 10 giờ đêm, khi những người phụ việc trong tiệm tan làm rời đi, ông chủ và bà chủ lập tức chạy lại chỗ tấm bảng thực đơn treo trên tường, sửa lại giá của mì Dương Xuân thành 15 đồng.]
Thì ra từ năm ngoái, khi vật giá tăng cao, giá mì Dương Xuân đã tăng lên thành 20 đồng một bát.
Trên chiếc bàn số 2, bà chủ đã để một tấm bảng nhỏ có chữ “Bàn đặt trước”.
Đến 10 giờ 30 phút, trong tiệm không còn vị khách nào nhưng hai vợ chồng ông chủ vẫn đang đợi ba mẹ con kia đến.
Mà ba người đúng là đến thật.
Người anh lớn mặc đồng phục học sinh trung học, người em trai mặc bộ quần áo mà năm ngoái người anh mặc, trông nó đã khá cũ, hai anh em đều đã cao lớn hơn xưa, thế nhưng người mẹ vẫn mặc chiếc áo khoác dài kẻ caro lỗi thời, trông nó đã phai màu đi rất nhiều.
Thân Gia Thụy cảm khái nghĩ, đây chính là tình thương của mẹ.
Câu chuyện không kể rõ ra, nhưng mỗi chi tiết lại nói lên tất cả. Quần áo của hai anh em đang lớn mỗi năm đều có sự thay đổi, nhưng quần áo của người mẹ thì ba năm nay đều là “chiếc áo khoác dài kẻ caro lỗi thời” đó.
Không biết tại sao, xem đến đây Thân Gia Thụy lại cảm thấy trong lòng chua xót.
Cũng đến đoạn này câu chuyện mới giới thiệu tình huống của ba mẹ con.
Thông qua lời đối thoại giữa ba người, vợ chồng ông chủ mới biết được sự tình: hoá ra người cha đã mất trong một tai nạn giao thông, để lại một khoản nợ lớn cho người mẹ gánh vác.
Mấy năm nay nàng vẫn luôn cố gắng trả nợ, cho nên đến đêm giao thừa nàng mới xa xỉ một lần, đến quán mì này gọi một bát mì Dương Xuân.
Hai đứa nhỏ cũng rất hiểu chuyện. Cậu em trai còn viết một bài tập làm văn như sau:
[Cha đã qua đời vì tai nạn giao thông, để lại cho gia đình một khoản nợ khổng lồ. Ngày ngày mẹ phải đi làm từ sáng sớm đến tối khuya, còn ta thì đi giao báo buổi sáng và buổi chiều. Vào đêm giao thừa ngày 31 tháng 12, ba mẹ con chúng ta cùng đi ăn một bát mì Dương Xuân, mì ngon vô cùng! Ba người chỉ mua một bát, nhưng ông bà chủ luôn rất nhiệt tình tiếp đón chúng ta, còn nói chúc chúng ta năm mới vui vẻ. Đối với ta, câu nói ấy như thể đang nói với chúng ta rằng ‘Đừng bỏ cuộc! Chúc may mắn! Cố gắng lên, hãy sống thật khoẻ mạnh!’ Vì vậy khi lớn lên, ta muốn trở thành một ông chủ tiệm mì, ta cũng sẽ nói với khách hàng của mình bằng chất giọng tươi tỉnh như thế, ‘Cố lên nhé và hãy sống thật vui vẻ!’]
Tối hôm đó, ba mẹ con gọi hai bát mì Dương Xuân.
Ông chủ đáp “Vâng”, sau đó cho ba vắt mì vào trong nồi.
Vành mắt Thân Gia Thụy ửng đỏ, hắn đưa tay lên khẽ dụi mắt.
Giá của hai bát mì Dương Xuân là 30 đồng.
Câu chuyện vẫn nhẹ nhàng bình thản như thế.
Sau đó vài năm, cứ đến đêm giao thừa là hai vợ chồng ông chủ tiệm mì Bắc Hải đều để trống bàn số 2, nhưng ba mẹ con lại không xuất hiện nữa.
Lại về sau.
Tiệm mì Bắc Hải làm ăn ngày càng thịnh vượng, cửa tiệm sửa sang lại toàn bộ, bàn ghế đều đổi mới, nhưng bàn số 2 vẫn là chiếc bàn năm đó.
Vợ chồng ông chủ không hề cảm thấy mất cân đối mà ngược lại còn đặt chiếc bàn vào giữa tiệm.
Có khách hàng hỏi nguyên nhân, vợ chồng ông chủ không hề giấu giếm mà kể lại câu chuyện trên. Thế là câu chuyện về “chiếc bàn hạnh phúc” được các khách hàng truyền đi khắp nơi.
Có khách hàng cố ý từ phương xa chạy tới để ăn một lần, có nữ sinh, có các cặp tình nhân… rất nhiều người đều đến để được ngồi ăn một bát mì Dương Xuân trên chiếc bàn số 2 cũ kỹ này.
Mười năm sau, ba mẹ con mới xuất hiện một lần nữa.
Lúc này người anh trai đã là một thanh niên thành đạt, người mẹ rốt cuộc cũng được mặc một bộ quần áo mới tinh bằng lông vũ.
Mẹ con ba người bày tỏ lòng biết ơn đối với vợ chồng ông chủ:
“Mười bốn năm trước ba mẹ con chúng ta thường đến đây gọi một bát mì Dương Xuân, khi đó nhờ có bát mì Dương Xuân ở tiệm mì này đã khiến chúng ta đồng tâm hiệp lực, cùng nhau vượt qua những năm tháng chật vật đó.”
Hắn nhìn thấu sự nghèo khổ của ba mẹ con nên cố ý cho họ nhiều mì hơn một chút.
Bát mì Dương Xuân thơm ngào ngạt vừa đặt lên bàn, ba mẹ con đã châu đầu lại cùng ăn.
Khoé miệng Thân Gia Thụy không kềm được mà khẽ cong lên, trong đầu hiện ra cảnh tượng ba mẹ con cùng nhau ăn mì.
[“Ăn ngon quá trời.” Cậu con trai lớn nói.]
[“Mẹ cũng ăn đi,” đứa nhỏ cất lời rồi gắp một miếng đưa lên miệng người mẹ.]
Sau đó, thời gian chuyển sang năm tiếp theo.
Cũng vào đêm giao thừa sau 10 giờ, tiệm mì chuẩn bị đóng cửa thì cửa tiệm lại lần nữa bật mở.
Người phụ nữ kia vẫn mặc bộ quần áo hệt như năm ngoái, dẫn theo hai đứa bé trai đi vào tiệm.
[Ừm… liệu chúng tôi có thể gọi… một bát mì Dương Xuân không?”
Ông chủ và vợ mình lập tức nhận ra ba mẹ con này, vì vậy giống như năm ngoái, bà chủ dẫn ba mẹ con tới ngồi bàn số 2.
Và cũng như năm ngoái, ông chủ lại lấy một vắt mì rưỡi cho vào nồi.
Bà chủ không nhịn được nhẹ giọng hỏi: “Này bố tụi nhỏ, hay là làm cho bọn họ ba bát mì được không?”
“Không được.” Ông chủ lắc đầu, “Nếu làm vậy sẽ khiến bọn họ lúng túng.”
Thân Gia Thụy hơi khựng lại. Ông chủ và vợ mình vẫn là người hiền lành như thế.
Ông chủ còn cân nhắc tới lòng tự trọng của ba mẹ con, cho nên muốn cho thêm nhiều hơn cũng cố nhịn lại.
Ăn xong, người phụ nữ thanh toán một bát mì Dương Xuân giá 15 đồng.
Bà chủ mỉm cười nói với ba mẹ con: “Cảm ơn, chúc các vị năm mới vui vẻ!”
Xem tới đây, Thân Gia Thụy không thể không thừa nhận vợ chồng ông chủ tiệm mì đã khiến hắn cảm thấy ấm áp.
Về sau sẽ như thế nào? Thân Gia Thụy tò mò nghĩ.
Việc làm ăn càng ngày càng thịnh vượng, tiệm mì Bắc Hải quả nhiên lại nghênh đón một đêm giao thừa thứ ba.
Đoạn này mô tả rất thú vị:
[Từ lúc 9 giờ 30 phút, tuy ông chủ và bà chủ đều không lên tiếng nhưng bọn họ đều có vẻ phân tâm. Vừa đến 10 giờ đêm, khi những người phụ việc trong tiệm tan làm rời đi, ông chủ và bà chủ lập tức chạy lại chỗ tấm bảng thực đơn treo trên tường, sửa lại giá của mì Dương Xuân thành 15 đồng.]
Thì ra từ năm ngoái, khi vật giá tăng cao, giá mì Dương Xuân đã tăng lên thành 20 đồng một bát.
Trên chiếc bàn số 2, bà chủ đã để một tấm bảng nhỏ có chữ “Bàn đặt trước”.
Đến 10 giờ 30 phút, trong tiệm không còn vị khách nào nhưng hai vợ chồng ông chủ vẫn đang đợi ba mẹ con kia đến.
Mà ba người đúng là đến thật.
Người anh lớn mặc đồng phục học sinh trung học, người em trai mặc bộ quần áo mà năm ngoái người anh mặc, trông nó đã khá cũ, hai anh em đều đã cao lớn hơn xưa, thế nhưng người mẹ vẫn mặc chiếc áo khoác dài kẻ caro lỗi thời, trông nó đã phai màu đi rất nhiều.
Thân Gia Thụy cảm khái nghĩ, đây chính là tình thương của mẹ.
Câu chuyện không kể rõ ra, nhưng mỗi chi tiết lại nói lên tất cả. Quần áo của hai anh em đang lớn mỗi năm đều có sự thay đổi, nhưng quần áo của người mẹ thì ba năm nay đều là “chiếc áo khoác dài kẻ caro lỗi thời” đó.
Không biết tại sao, xem đến đây Thân Gia Thụy lại cảm thấy trong lòng chua xót.
Cũng đến đoạn này câu chuyện mới giới thiệu tình huống của ba mẹ con.
Thông qua lời đối thoại giữa ba người, vợ chồng ông chủ mới biết được sự tình: hoá ra người cha đã mất trong một tai nạn giao thông, để lại một khoản nợ lớn cho người mẹ gánh vác.
Mấy năm nay nàng vẫn luôn cố gắng trả nợ, cho nên đến đêm giao thừa nàng mới xa xỉ một lần, đến quán mì này gọi một bát mì Dương Xuân.
Hai đứa nhỏ cũng rất hiểu chuyện. Cậu em trai còn viết một bài tập làm văn như sau:
[Cha đã qua đời vì tai nạn giao thông, để lại cho gia đình một khoản nợ khổng lồ. Ngày ngày mẹ phải đi làm từ sáng sớm đến tối khuya, còn ta thì đi giao báo buổi sáng và buổi chiều. Vào đêm giao thừa ngày 31 tháng 12, ba mẹ con chúng ta cùng đi ăn một bát mì Dương Xuân, mì ngon vô cùng! Ba người chỉ mua một bát, nhưng ông bà chủ luôn rất nhiệt tình tiếp đón chúng ta, còn nói chúc chúng ta năm mới vui vẻ. Đối với ta, câu nói ấy như thể đang nói với chúng ta rằng ‘Đừng bỏ cuộc! Chúc may mắn! Cố gắng lên, hãy sống thật khoẻ mạnh!’ Vì vậy khi lớn lên, ta muốn trở thành một ông chủ tiệm mì, ta cũng sẽ nói với khách hàng của mình bằng chất giọng tươi tỉnh như thế, ‘Cố lên nhé và hãy sống thật vui vẻ!’]
Tối hôm đó, ba mẹ con gọi hai bát mì Dương Xuân.
Ông chủ đáp “Vâng”, sau đó cho ba vắt mì vào trong nồi.
Vành mắt Thân Gia Thụy ửng đỏ, hắn đưa tay lên khẽ dụi mắt.
Giá của hai bát mì Dương Xuân là 30 đồng.
Câu chuyện vẫn nhẹ nhàng bình thản như thế.
Sau đó vài năm, cứ đến đêm giao thừa là hai vợ chồng ông chủ tiệm mì Bắc Hải đều để trống bàn số 2, nhưng ba mẹ con lại không xuất hiện nữa.
Lại về sau.
Tiệm mì Bắc Hải làm ăn ngày càng thịnh vượng, cửa tiệm sửa sang lại toàn bộ, bàn ghế đều đổi mới, nhưng bàn số 2 vẫn là chiếc bàn năm đó.
Vợ chồng ông chủ không hề cảm thấy mất cân đối mà ngược lại còn đặt chiếc bàn vào giữa tiệm.
Có khách hàng hỏi nguyên nhân, vợ chồng ông chủ không hề giấu giếm mà kể lại câu chuyện trên. Thế là câu chuyện về “chiếc bàn hạnh phúc” được các khách hàng truyền đi khắp nơi.
Có khách hàng cố ý từ phương xa chạy tới để ăn một lần, có nữ sinh, có các cặp tình nhân… rất nhiều người đều đến để được ngồi ăn một bát mì Dương Xuân trên chiếc bàn số 2 cũ kỹ này.
Mười năm sau, ba mẹ con mới xuất hiện một lần nữa.
Lúc này người anh trai đã là một thanh niên thành đạt, người mẹ rốt cuộc cũng được mặc một bộ quần áo mới tinh bằng lông vũ.
Mẹ con ba người bày tỏ lòng biết ơn đối với vợ chồng ông chủ:
“Mười bốn năm trước ba mẹ con chúng ta thường đến đây gọi một bát mì Dương Xuân, khi đó nhờ có bát mì Dương Xuân ở tiệm mì này đã khiến chúng ta đồng tâm hiệp lực, cùng nhau vượt qua những năm tháng chật vật đó.”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook