Tình Nhân
-
Chương 17
Thứ năm, 19 tháng Tám
Hôm nay mình đã mơ! Cuối cùng thì mình cũng đã mơ! Cậu có hình dung ra không?! Mình thức dậy với hai môi dính vào giấy dán tường và hai tay nắm chặt kẹp giữa hai đùi và mình nhớ được giấc mơ của mình. Lần đầu tiên sau xét nghiệm mình đã mơ…
Sau xét nghiệm, đơn giản là ngày này sang ngày khác, hay đúng hơn là đêm nay qua đêm khác mình không còn mơ nữa. Như thể là có ai đó đã dùng dao mổ cắt hết những kết nối giữa tiềm thức của mình với những vòng não có chức năng chuyển các phòng điện trong các nơron thành các câu chuyện của những giấc mơ bằng hình ảnh, âm thanh và mùi vị. Bác sĩ tâm lý trị liệu, người mà dạo ấy ngày nào cũng đến nhà mình – mình không thể bật được cả lò vi sóng thì còn nói gì đến chuyện lái xe hơi – nhận định rằng, thế là tốt cho mình và mình nên mừng vì não của mình, để tự vệ, đã phản xạ đúng, và rằng điều này là rất điển hình trong trường hợp của loại chấn thương này. Chị bác sĩấy khẳng định rằng trong mơ, chúng ta liên hệ với chính cái vùng đã làm ta đau đớn.
Còn chị thì không có một vùng nào mà giờ đây không làm cho chị phải đau đớn, đúng không? Những giấc mơ của chị sẽ không khác gì so với những điều mà chị trải nghiệm thực, mà những gì chị trải nghiệm thì là một cơn ác mộng, phải không nào? Chị có muốn liên tục, kể cả ban đêm, cảm thấy tức tối, giận dữ, đố kỵ, sợ hãi, tự ti hay là căm thù không? Chị có muốn không?
Mình không muốn. Nhưng như vậy không có nghĩa là mình đồng ý với điều đó. Mình không sống vào ban ngày, chưa đủ, mà mình còn là một cái xác biết thở vào ban đêm nữa. Mà lại là mình cơ chứ! Mình, người mà từ bé đã sống với một chân dung thứ hai của mình thú vị gấp nhiều lần trong những giấc mơ.
Mình mơ thấy Lesmian. Chúng mình ngồi trên bậc cầu thang, vai kề vai, quay lưng về phía bàn thờ trong một nhà thờ nhỏ, hình như là ở Bồ Đào Nha. Đúng, chuyện đó phải xảy ra ở Bồ Đào Nha. Chỉ có điều ở đó mình nhìn thấy cái nhà thờ bé thế mà không biết. Có lần Enrique đã lôi mình đi Lisbon nghỉ weekend. Vào chủ nhật, bọn mình đi Vila Nova de Milfontes, một địa danh nhỏ, đúng ra là một làng quê nằm trên bờ biển Atlantic của Bồ Đào Nha. Tất cả những nơi kỳ lạ như vậy trên thế giới anh ấy đều biết. Trên một mỏm đá dựng đứng ngay cạnh hàng lan can bao lơn nhìn ra Atlantic là một ngôi nhà bé xíu trắng tuyết, có cây thập tự và một ngọn tháp chuông nhỏ. Nó nhỏ đến mức thoạt đầu, mình tưởng như hoặc là mình đang ở legoland hoặc là trên Phố Nhỏ ở Praha. Khi tụi mình vào bên trong, một nhóm các bà già mặc váy đen giống nhau, đội những chiếc khăn đen y hệt nhau đã từ chối cầu nguyện.
Lesmian, đó chắc chắn là Lesmian. Mình nhớ rất rõ khuôn mặt của anh ấy. Cái mũidiều hâu vĩ đại, cằm nhô ra, mái tóc bạc dính trên trán rộng. Mặc comple6 đen và áo sơ mi trắng có những vết máu khô ở cổ áo. Bọn mình ngồi im lặng trên những bậc cầu thang trước bàn thờ ấy, hàng giờ, nhìn vào mắt nhau. Phía dưới chân bọn mình, trên nền đá của nhà thờ, một bé ái có gương mặt của một cụ già đang chơi những con búp bê vải. Bé mặc váy đen và đầu đội một chiếc khăn đen. Nó đặt tất cả bọn búp bên thành hàng trước mặt và cho vào những cái miệng bằng vải bị khâu bằng chỉ đầy những mẩu bánh thánh. Rồi Lesmian bắt đầu vuốt ve bàn tay bó bột của mình và đọc những vần thơ của anh ấy.
Với làn môi chạm vào dòng suối khoáng ngực em, anh nguyện cầu cho sự bất tử của thân thể em…
Lúc ấy mình hôn lên má anh ấy. Mình không có thể xác, không có ngực! Anh ấy nói dối. Mình tức tối dùng bàn tay bó bột đánh anh ấy, bàn tay vỡ ra thành hàng ngàn mảnh kim loại. Bé gái hoảng sợ và đổ hết những mẩu bánh thánh trong bình ra nền nhà thờ. Khi những con búp bê vải cười làm bung hàng chỉ khâu miệng chúng ra thì mình tỉnh giấc.
Chúa ơi, mình đã bắt đầu trở lại với cuộc sống! Giấc mơ đầu tiên của mình!
Thật đẹp, phải không Agnieska!?
Khoảng mười tám tháng trước…
Thứ bảy, 25 tháng Giêng
Anh ấy già lắm rồi. Đã bốn mươi nhăm tuổi và đã có những nếp nhăn quanh mắt. Thậm chí đã có cả một mái tóc hoa râm bên thái dương phải. Đó là chỗ mà mình thích nhất trên đầu anh ấy. Anh ấy còn có những ngón tay dài mà mình chưa từng bao giờ nhìn thấy ở đàn ông. Bên má trái của anh ấy bị một vết sẹo dài nhỏ cắt ngang, khi râu mọc, vết sẹo này biến mất. Những khi suy tư, anh ấy nháy mắt và giật giật tóc trên trán. Buổi sáng anh ấy có mùi thơm khác, chiều lại có mùi thơm khác. Buổi sáng mình ngửi thấy mùi quýt, còn tối thì một mùi gì đó nặng hơn, phương đông hơn. Mình thích cái mùi buổi tối ấy hơn. Nói chung là mình thích toàn bộ con người anh vào buổi tối hơn. Anh ấy nói rất khẽ và rất chậm rãi. Nhiều khi là quá khẽ và quá chậm đối với mình. Anh ấy cố gắng để nói với mình bằng tiếng Đức, nhưng thỉnh thoảng, những khi không đủ từ, anh ấy chuyển sang tiếng Anh. Lúc gọi điện thoại, anh ấy hay nói bằng tiếng Tây Ban Nha, chêm vào vài từ tiếng Anh. Đặc biệt là những câu chửi thề. Cứ mỗi lần như thế anh ấy lại xin lỗi mình. Mặc dầu vậy, không bao giờ anh ấy tắt điện thoại di động khi chúng mình ở bên nhau. Anh ấy không tắt ba điện thoại di động, vì bao giờ anh ấy cũng mang theo ba cái. Đầu tiên – “đầu tiên” có lẽ nghe hơi vô nghĩa, vì tụi mình mới quen nhau có bốn mươi ngày – mình cảm thấy rất bị xúc phạm, giờ thì quen rồi. Khi có mặt mình, anh ấy chỉ trả lời một trong số đó. Hai cái còn lại anh ấy bỏ qua. Đó là một cái gì đấy, đúng không?
Anh ấy có cặp môi màu phúc bồn tử mà anh hay cắn hoặc là liếm nhẹ. Mình không biết là anh ấy có để ý thấy không, hy vọng là không, nhưng thỉnh thoảng nhìn vào cặp môi ấy mình tưởng như đang nhìn vào những trái phúc bồn tử mọng nước và mình rất muốn nếm thử. Đã có khi nào cậu ăn phúc bồn tử vào tháng Giêng chưa? Mình cũng chưa. Vẫn chưa…
Cậu chưa biết điều này đâu, nhưng việc mình quen biết với anh ấy, mình phải cảm ơn cậu. Nếu như cậu đã không gọi cho mình vào thứ bảy cách nay hai tuần thì mình đã không bao giờ biết đến sự tồn tại của anh ấy. Cậu đã gọi đúng vào lúc mình ra cửa để đi dạy thêm. Thậm chí mình cũng không biết tại sao mình lại không bỏ qua cú điện thoại ấy. Bây giờ mình hiểu, đó là định mệnh chứ không phải là ngẫu nhiên.
Cậu nhớ chứ? Mình vừa thở hổn hển vừa bảo rằng mình “đang ra cửa”, còn cậu thì còn hổn hển hơn mà bảo mình rằng Macek vừa nhổ cái răng đầu tiên. Cậu muốn nhất thiết phải nói điều đó với mình. Mình đã ngắt lời cậu. Mình đã hứa đến tối sẽ gọi lại.
Mình đã không gọi lại. Buổi tối, chỉ có những chiếc Nokia dở hơi thỉnh thoảng lại o o trong túi anh ấy mới nhắc mình nhớ đến điện thoại thôi. Nhưng mình lại không liên tưởng điều đó với lời hứa với cậu. Tối hôm ấy mình đặc biệt liên tưởng rất ít.
Nói chuyện với cậu xong, mình chạy xuống dưới nhà và đứng vẫy taxi như điên ở gần chỗ qua đường dành cho người đi bộ. Mình không thể chịu được việc đi dạy muộn. Một gã lái xe dở hơi nào đó, không chú ý tới vũng nước to do tuyết tan, đã phóng nhanh và gần vỉa hè đến nỗi đã biến cái áo khoác mới sáng màu của mình thành một cái giẻ mà người ta vừa dùng để lau sân Ga Chính. Cả mặt và tóc mình cũng đầy những bùn và nước màu nâu. Mình phát khóc vì tức. Thậm chí mình không để ý thấy chiếc xe ấy đã dừng lại cách đó vài chục mét và sau đó, mặc những tiếng còi, nó lùi lại chỗ mình đang đứng. Đầu tiên tay lái xe bước ra. Nhã nhặn xin lỗi mình. Mình bắt đầu la lối và xỉ vả gã. Đã lâu rồi mình chưa hề thốt ra nhiều câu chửi thề như thế trong vòng một phút ấy. Được một lúc thì mình để ý thấy có một người đàn ông nữa đứng đằng sau mình và đang cố nói điều gì đấy. Đó là Enrique. Cái miệng màu phúc bồn tử, những nếp nhăn quanh mắt, một dải hoa râm trên thái dương phải.
Mình bắt đầu mắng cả anh ta. Anh ta đứng rũ đầu như một cậu bé bị khiển trách trong trại hè thiếu niên. Một lúc sau anh ta ngắt lời mình và hỏi bằng tiếng Anh rằng mình có đồng ý để công ty của anh ta chi trả khoản tiền “làm mới lại chiếc áo khoác của chị và đền bù cho số thời gian quý báu mà chị đã bị mất vì sự cố này”. Lúc đầu mình nghĩ là anh ta giễu mình, sau đấy thì mình thấy xấu hổ. Mình đã lăng mạ nhầm! Không thể hai người cùng lái một xe được. Mình chẳng muốn bất cứ một sự làm mới nào hết. Mình chỉ muốn đến lợp dạy thêm. Mình dạy tiếng Đức cho sáu giám đốc và ba phó giám đốc của những công ty giàu nhất Krakow. Họ trả cho mấy tiếng vào bốn thứ bảy bằng cả tháng lương của mình ở trường đại học. Mình không muốn để mất cái mỏ vàng này.
Mình hỏi anh ta liệu có thể chở mình đến Nova Huta được không. Trước lúc trả lời, anh ta lấy di động ra nói chuyện với ai đó. Mình hiểu được là anh ta hoãn một cuộc gặp nào đấy bốn tiếng. Anh ta không có khái niệm Nova Huta ở đâu, hoặc là nhầm với Novy Targ và không muốn muộn thêm một lần nữa. Điều đó khiến mình cảm động.
Trong xe, mìn cởi áo khoác để chỉnh sửa lại áo quần cho gọn gàng. Anh ta lấy tập khăn giấy trong túi ra và cùng mình lau các vết bùng. Điều này càng làm mình cảm động hơn. Khi mình lấy gương ra soi để cố làm sạch chỗ bùn đã khô còn lại trên tóc và mặt, anh ta hỏi là có thể giúp mình được không. Lúc đó mình mới nhận ra là ánh mắt anh ta còn sẫm hơn cả chiếc sơ mi màu xanh nước biển của anh ta. Và anh ta có cái sẹo ấy bên má trái, và anh ta có những ngón tay dài nhất thế giới. Khi cất gương vào ví, lần đầu tiên trong ngày hôm ấy mình tiếc là đã không kịp trang điểm, sơn móng tay và không xịt lọ Guccim II mới mua lên tóc và gáy. Tụi mình đi trong im lặng một lúc. Mình cảm thấy là anh ta quan sát mình. Rồi anh ta sát lại gần mình, hạ giọng thầm thì:
- Xin lỗi, nhưng tôi e rằng chị đã mặc trái cái áo len.
Anh ta có lý. Đườnga may của áo len lòi ra phía ngoài. Mình đỏ mặt vì xấu hổ. Nhưng chỉ rất nhau. Mình hình dung ra mình sẽ cảm thấy thế nào khi phát hiện ra cái sự hớ hênh ngày sau buổi học của các giám đốc và phó giám đốc. Mình cười với anh ta. Không đắn đo, mình cởi áo lên và chậm rãi mặc lại cho đúng mặt. Mình đã chọn phải thời điểm xấu – mà cũng có thể là tốt nhất. Người lái xe buộc phải ngoặt gấp. Lực hướng tâm đã xô mình vào anh ta. Khi đó, lần đầu tiên mình cảm nhận mùi cam và bàn tay dài của anh ta trên thân thể mình. Mình ngạc nhiên là xấu hổ vì đườngmay của cái áo len, nhưng lại không xấu hổ khi ngồi bên cạnh hai người đàn ông hoàn toàn lạ lẫm trong xe hơi ch3i với áo nịt vú. Một lát sau, mình điềm tĩnh kéo áo lên xuống và sửa lại tóc. Khi đến Nova Huta, anh ta lấy danh thiếp trong túi complê ra đưa cho mình và nói:
- Chị cứ gởi hóa đơn tiền giặt áo khoác theo địa chỉ của tôi, không phải ngần ngại gì cả. Ngay sau khi về Boston, tôi sẽ xử lý việc này.
Mình không biết là anh ta đùa hay nghiêm chỉnh nữa. Mình sẽ không gửi hóa đơn trị giá ba mươi zloty từ một điểm giặt nhỏ trên góc phố đến Boston. Có lẽ anh ta bị dở hơi!
Tuy nhiên mình không bình luận gì về điều đó. Mình gật đầu và cất danh thiếp vào ví xách tay.
Trước lớp học ở Nova Huta ấy, mình không muốn xuống xe một tị nào. Người đàn ông này đã kích thích trí tò mò của mình, và hấp dẫn mình nữa. Thậm chí anh ta không cả hỏi tên mình. Anh ta xuống đầu tiên, mở cửa xe phía mình và với cái áo khoác của mình vắt trên tay, đưa mình đến bậc cửa vào lớp. Càng đến gần bậc cửa, hai người càng đi chậm lại. Anh ta chìa tay cho, một lần nữa xin lỗi mình vì cái “sự cố” mà mìn đã kịp quên biến rồi quay lại xe. Bước lên bậc cầu thang mình đã phải đấu tranh với bản thân mãi để không quay đầu lại.
Trong giờ giải lao đầu tiên sau chín mươi phút học, mình ra ngoài lớp để hít thở không khí trong lành. Ô tô của anh ta vẫn đứng ở đấy. Không biết tại sao, nhưng mình liền đi về hướng đó. Lúc anh ta ra khỏi xe, mình rảo bước. Tụi mình gặp nhau giữa đường.
Tối, trong nhà hàng ở khu Kazimierz, những móng tay của mình đã được sơn, áo sơ mi mặc phải, có trang điểm và thơm mùi Guccim II và lần đầu tiên mình thèm những trái phúc bồn tử tươi vào tháng Giêng khi nhìn vào miệng anh ấy. Sau bữa tối, khi anh ấy đưa mình về bằng taxi, mình đã chờ đợi một quành nào đó để cho lực hướng tâm sẽ biến ước mơ của mình thành hiện thực, sẽ giúp mình thắng nổi tính nhút nhát và xô mình vào anh ấy. Cuối cùng nó đã xô.
Anh ấy giữ mình một lúc trên người anh ấy và vùi miệng vào tóc mình.
Chủ nhật, 26 tháng Giêng
Anh ấy đi rồi…
Mình quyết định sẽ không đưa áo khoác đến điểm giặt là. Nó phải được treo ở sảnh với những vết bẩn ấy. Mình muốn nhìn thấy nó mỗi khi đi làm vào mỗi lúc về nhà, cả tối khi mình vào phòng ngủ đi ngủ nữa. Nhất là lúc đó, có lẽ
Anh ấy đi rồi…
Những động từ “đi rồi”, “đi du lịch’, “trở về”, “cất cánh” và “hạ cánh” mình đã thuộc cùng với cả cách chia. Cả bằng tiếng Tây Ban Nha nữa. Trong vòng mười bốn ngày gần đây, tụi mình thường xuyên sử dụng chúng. Mười bốn ngày. Và một đêm. Đêm hôm qua.
Sáng sớm hôm qua mình phân vân, khi nào thì người phụ nữ có thể lên giường cùng với người đàn ông mà không đánh mất thanh danh, bất kể ngày nay nó có ý nghĩa là gì. Phải cần ăn cùng nhau bao nhiêu bữa tối, bao nhiêu buổi đi xem phim, đi dạo, bao nhiêu lần trò chuyện và biết về nhau bao nhiêu trước sự kiện này? Mình giả thiết rằng người phụ nữ muốn lên giường cùng với người đàn ông mà họ chọn và cô ta không làm việc này chỉ vì anh ta muốn như vậy. Thường thì ngay trước bữa tối đầu tiên, trước buổi xem phim đầu tiên và trước lần đi dạo đầu tiên anh ta đã muốn vậy, thường là chưa hiểu gì về cô ta, thậm chí chưa cả biết tên cô ta. Tụi mình đã cùng với nhau qua mười bốn tối, đi xem phim cùng nhau bốn lần, đã nắm tay nhau trong tám lần đi dạo, còn sau những lần trò chuyện với anh ấy, mình đã biết cả tên mẹ đỡ đầu của anh ấy. Mình ước tính rằng với các đôi khác, tất cả những chuyện này xảy ra không sớm hơn một trăm bốn mươi ngày. Với tụi mình là vào ngày thứ mười bốn. Và mình lại ước tính rằng những đôi khác lên giường với nhau sau mười bốn ngày. Có vẻ như cũng giống tụi mình, nhưng thật ra là nhanh hơn mười lần. Vậy thì công bằng ở đâu? Cậu biết là mình đùa, phải không Agnieska?
Tối, khi về đến khu nhà mình, mình cứ ước gì anh ấy không bảo taxi đợi, và thậm chí là cứ lên căn hộ của mình mà không cần hỏi ý kiến mình. Mình đã muốn như vậy từ ngay sau bữa tối thứ hai của tụi mình. Mà có khi còn là ngay sau bữa thứ nhất….
Cái việc mà anh ấy đợi cho đến ngày cuối cùng và đêm cuối cùng ở Ba Lan đối với mình một mặt là không bình thường (sự nhút nhát? tính nhạy cảm? sợ bị từ chối? chương trình của cuộc chơi?) mặt khác nó khiến mình buồn. Theo một nghĩa nào đó, mình cảm thấy như bị bỏ rơi. Anh ấy “lợi dụng” mình, bỏ mặc mình với những ước mơ, nỗi thòm thèm và mùi nước hoa của anh ấy trên gối trong phòng ngủ. Anh ấy để quên bàn chải đánh răng trong phòng tắm, để lại những vết đỏ vì cọ sát nơi đùi non của mình, tách cà phê sáng chưa uống hết, những sợi tóc rối bết trên đầu mình vì mồ hôi của mình và nước bọt của anh ấy, một vốc tiền xu rơi từ túi quần của anh ấy khi cởi vội trong phòng tắm tối qua, những vết cắn trên môi mình…
Anh ấy đã lợi dụng mình. Chỉ một lần. Rồi đi…
Enrique có ba hộ chiếu, bốn địa chỉ nơi ở chính thức mà không có chỗ nào để anh có thể gọi là của mình. Anh ấy là một kẻ ngụ cư hiện đại. Một kẻ ngụ cư được điện khí hóa, toàn cầu hóa và của “công nghệ cải tiến”. Anh ấy có ba điện thoại di động, hai máy tính bỏ túi, hai laptop và tám địa chỉ e-mail chính thức. Anh ấy ký kết hợp đồng với bốn tập đoàn tầm cỡ quốc tế trên ba châu lục và từ mười năm nay (mình đã viết cho cậu là anh ấy đã già!?) anh ấy di chuyển khắp thế giới và tư vấn cho các công ty hoặc các tổ chức chính phủ làm thế nào để mua rẻ hoặc bán đắt các công ty khác. Anh ấy gọi đó là những “khách thể” hoặc “dự án”. Nhiều khi trị giá hàng chục triệu euro. Trong mười bốn ngày ở Krakow, anh ấy tư vấn cho chi nhánh Ba Lan của Fujits. Nếu không phải là bộ máy quan liêu của Ba Lan, thì anh ấy chỉ cần bốn ngày cho việc này. Lần đầu tiên trong hai mươi sáu năm của cuộc đời, mình cảm thấy biết ơn các cơ quan hành chính sự vụ của Ba Lan và các viên chức Ba Lan. Trong nhiều tình huống khác nhau, phần lớn là ở sân bay, khi được các nhân viên của trạm kiểm soát nhập cảnh hỏi địa chỉ thường trú, anh ấy thường đưa ra cái tên Boston. Gần đây, sau 11 tháng Chính, tại các nước Ả Rập hoặc các nước Hồi giáo ở châu Á thì tên đó là Barcelona. Anh trai anh ấy sống ở đấy và anh ấy cũng gia hạn hộ chiếu Tây Ban Nha của mình ở đấy. Tối hôm qua khi mình hỏi anh ấy ở đâu thì anh ấy trả lời là “gần đây nhất là ở Krakow”.
Mình nhớ anh ấy, Agnieska ạ…
Thứ tư, 30 tháng Chín
Mình đã thôi không dạy tiếng Đức cho mấy ông giám đ6óc vào ngày nghỉ. Mình đã thôi không viết cho cậu vào ngày nghỉ, đọc sách vào ngày nghỉ, về thăm ba mẹ vào ngày nghỉ. Vào những ngày nghỉ - với mình ngày nghỉ bắt đầu tư khoảng mười sáu giờ thứ sáu – mình đứng xếp hàng ở các sân bay, người run lên vì sợ mỗi khi có máy bay cất cánh hay hạ cạnh và đọc các cuốn hướng dẫn du lịch khi tụi mình ở “độ cao bay”. Nhưng chỉ những lúc không ở trong vùng thời tiết xấu. Bởi mỗi khi máy bay xóc, mình giữ chặt thành ghế, nhắm mắt và cầu nguyện. Tiếp viên hàng không, có lẽ là những phụ nữ ngốc nhất thế giới. Làm sao lại có thể hy sinh như vậy vì đồng tiền?!
Mình mua một cái bản đồ châu Âu to, treo phía trên đivăng, mình luôn mang theo người lịch trình của sáu hãng hàng không để trong ví xách tay. Lịch bay của Lot(17) vào tối thứ sáu, sáng thứ bảy và tối chủ nhật thì mình thuộc lòng. Mình chỉ sử dụng các số hiệu chuyến bay khi gửi ESM cho Enrique. Anh ấy cũng thuộc lòng các số hiệu đó.
Agnieska à, từ hai tháng nay mình sống trong một thế giới điên rồ. Mình tính thời gian theo cách khác. Bằng một loại lịch hoàn toàn khác. Thời gian gần đây, mỗi tuần đối với mình đều là Tuần Lễ Lớn trước Đêm Lớn. Vào thứ hai, suốt ngày mình phải đấu tranh với cơn buồn ngủ và cố gắng để lên lớp hết giờ cho sinh viên. Vào thứ ba mình bắt đầu thấy thiếu anh ấy và gọi điện cho anh ấy. Vào thứ tư mình bắt đầu nhớ anh ấy, và để chống chọi với điều đó, mình làm việc cho đến khuya. Ngoài việc khi soạn bài bù mình thấy đỡ nhớ hơn, thì mình còn được ở cạnh Internet và có thể viết e-mail cho anh ấy. Tối thứ năm mình sửa soạn vali rồi đi ngủ sớm hòng rút ngắn thời gian chờ đợi. Phần lớn là mình vẫn chưa biết sẽ cùng với anh ấy ngủ ở thành phố nào của Châu Âu, trong khách sạn nào vào đêm thứ sáu. Vào sáng sớm của ngày Thứ Sáu Lớn, anh ấy gửi cho mình số hiệu chuyến bay. Chiều muộn hoặc tối, mình đi taxi ra sân bay, nhận vé mà anh ấy dặn mình điền tên ở đó, và “để lấy can đảm”, mình uống whisky với cola trong bistro của sân bay. Sau đó mình lên máy bay và bắt đầu sợ. Máy bay hạ cánh. Choáng váng vì vẫn còn sợ, vì rượu và vì hưng phấn, chỉ đến khi nép sát vào anh ấy trong ô-tô mình mới bình tĩnh lại. Anh ấy kể cho mình nghe về tuần vừa qua, nhẹ nhàng hôn tóc mình. Sau đó, trong khách sạn, anh ấy cởi áo váy của mình, dắt mình vào phòng tắm, gội và mát-xa đầu cho mình. Mình rất thích tụi mình cùng ngồi trong bồn và anh ấy gội và mát-xa đầu cho mình.
Cho đến nửa tụi mình mới yêu nhau lần thứ nhất.
Vào Thứ Bảy Lớn…
Thứ tư, 20 tháng Bảy
Mình đang điên…
Enrique ở Boston đã bốn tuần nay, và mình cảm thấy như con nghiện đang cai. Mỗi khi nghe thấy tiếng máy bay qua Krakow, mình thấy ghen với mấy cô tiếp viên hàng không, rằng họ đã chọn cái nghề ấy. Mới chỉ hơi hơi, nhưng chắc mình sẽ như con chó của Pavlow. Khi máy bay bay qua, mình sẽ thấy ươn ướt ở phía dưới bụng.
Mình làm việc. Buổi sáng dậy, đến khoa và về nhà, để ngủ. Nếu trong vòng mấy tuần nữa mà anh ấy không về châu Âu, thì hoặc là mình sẽ điên thực sự, hoặc là … mình sẽ hoàn thành luận văn trước thời hạn. Chỉ có điều liệu ông thầy hướng dẫn của mình có chấp nhận thế?! Vì con người cuồng tín trong các buổi seminar ấy sẽ lấy ai để mà săm soi?!
Mình muốn có cái bằng tiến sĩ này. Càng sớm càng tốt. Mình muốn hoàn thành phần viết, không cho ai biết, cất vào ngăn kéo và có hàng tấn thời gian để chờ những ngày thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật. Ngoài ra, mình còn muốn Enrique có thể tự hào về mình. Mình phấn khích khi thấy anh ấy nhìn mình thán phục và kiêu hãnh về mình. Mình biết không nhiều về những người phụ nữ trong cuộc đời anh ấy, nhưng mình hiểu rằng anh ấy chỉ có thể yêu người mà anh ấy thán phục. Anh ấy chỉ kể với mình về hai người phụ nữ quan trọng trong cuộc đời mình. Chính là những người mà anh ấy đang thán phục hoặc đã thán phục.
Về người mẹ của anh tại nghĩa trang Pere-Lachaise ở Paris. Dù đang ở bất cứ nơi nào, bao giờ vào ngày mất của mẹ, anh ấy cũng đến một nghĩa trang nào đó, và thắp nến, đặt hoa lên một nấm mộ ngẫu nhiên nào đó. Agnieska à, nếu đến Paris lần nữa, nhất định cậu phải đến thăm nghĩa trang Pere-Lachaise! Ở đó có nhiều cuộc đời hơn là ở Champs Elysees. Còn người thì ít hơn nhiều.
Về Adrienne thì anh ấy kể cho mình khi ở Copenhagen. Bọn mình đón sinh nhật của anh ấy ở đó và anh ấy nhận được điện thoại chúc mừng của cô ấy ở đó. Sếp của một cơ quan nhà nước, cũng như anh, tốt nghiệp Đại học Harvard, một cô gái đẹp nhất khóa họ. Cô ấy nhắc lại với anh ấy rằng cô ấy yêu anh cho tới khi nào có cơ hội “cưới và trở thành thành viên của ngành dầu hỏa Texas”. Khi nói đến cô ấy, mình nhận thấy giọng nói của anh ấy sự ngưỡng mộ pha lẫn với chua chát. Sự chua chất pha lẫn với ngưỡng một là rất nguy hiểm. Mình muốn cô ấy đừng bao giờ gọi cho anh ấy nữa… Đừn bao giờ!
Thứ hai, 18 tháng Tám
Cậu có nghĩ rằng những người dân ngụ cư có thể ngồi yên một chỗ ở đâu đó? Phải chăng đó chỉ là mong muốn?
Anh ấy bay đến Krakow. Bay đến với mình. Chỉ cho mình! Chẳng tư vấn cho ai, chẳng bán gì và cũng chẳng mua gì. Anh ấy bắt gặp mình đang nấu nướng trong bếp, đặt mình ngồi lên thành cửa sổ, rót vào tai mình những giai điệu tuyệt đẹp, hôn và sáng ra hỏi mình có muốn nghỉ phép cùng với gia đình anh ấy ở Barcelona, rồi đi…
P.S. Mình yêu anh ấy…
Thứ năm, 28 tháng Tám
Ở Bercelona, ở nhà anh trai Carlos của anh ấy, tụi mình ngủ riêng.
Có nghĩa là tụi mình vào những phòng ngủ riêng rẽ và Enrique ra khỏi phòng mình vào sáng sớm. Gia đình anh ấy ấy rất truyền thống và họ cố gắng sao cho tất cả đều phải giống như ngày xưa, thời cha ông cụ kỵ họ đã sống. Ban đêm, họ cũng chạy từ phòng nọ sang phòng kia. Có thể vì thế mà cho tới bây giờ trong gia đình họ rất ít vụ ly hôn…
Buổi sáng trước ngày cuối cùng của kỳ nghỉ, Enrique chở mình đến bãi tắm ở Lorret de Mar, còn anh thì đi Barcelona để giải quyết công việc gì đó. Tối, khi tụi mình về đến nhà thì thấy cả nhà đang ngồi bên chiếc bàn được phủ khăn trang trọng ngoài hiên tầng một để chờ tụi mình. Ngoài anh trai, Enrique còn có ba cô em gái. Hai người sống với gia đình của mình ở gần Barcelona, riêng cô út Mariaa thì từ Sevillia về chỉ để cho buổi tối này.
Một buổi tối tuyệt vời….
Khoảng nửa đêm, Enrique mời mình nhảy. Mình không thể tin được. Anh ấy chưa bao giờ nhảy với mình. Mình nép người vào anh ấy, còn mọi người thì im lặng nhìn tụi mình.
Một đêm tuyệt hơn…
Khi đêm hết, anh ấy chạy sang phòng mình. Chờ đợi. Đây có lẽ là sự bí ẩn của cái sự “chạy sang” kỳ lạ Tây Ban Nha này. Bạn chờ đợi, đến những đầu ngón tay cũng cũng phải rung lên, hai bầu vú căng lên, phập phồng, bạn phải liếm môi cho đỡ khô, bạn sửa gối đến lần thứ một trăm, bạn hết khép đùi lại mở đùi ra. Bạn bồn chồn chờ đợi mấy phút mà bạn tưởng như hàng tiếng. Bạn chờ đợi tiếng mở cửa cọt kẹt, chờ đợi luồng ánh sáng từ hành lang rọi vào, chờ đợi tiếng bước chân của chàng. Và đến khi cuối cùng chàng đã ở bên bạn, thì mặc dù đã hoàn toàn khỏa thân, bạn vẫn muốn – cho chàng – cởi thêm nữa, thêm nữa.
Một đêm tuyệt vời nhất…
Bao giờ anh ấy cũng hôn mình từ hai bàn tay. Anh đặt tay nọ lên tay kia, rê trên bụng mình và khẽ chạm môi. Anh ấy biết rất rõ rằng mình không thể chịu điều đó được lâu. Mình kéo chúng từ miệng anh, còn anh “rơi” xuống, chạm môi vào bụng dưới của mình. Anh ở đó bằng làn môi mình và đợi cho đến lúc cả người mình dướn lên phía trên một chút. Là môi anh, nhưng do mình quyết định, chúng ở đâu. Và bao lâu.
Platin và kim cương nóng lên với tốc độ khác nhau. Platin truyền nhiệt tuyệt vời. Kim cương cần nhiều thời gian hơn một chút. Anh ấy dùng lưỡi cho platin bọc kim cương vào bên trong mình và ở đó, anh để thân thể mình làm chúng nóng lên. Anh mới kéo chúng vào miệng và trượt môi trên người mình từ dưới ấy lên đến mặt. Mình há miệng, lúc đó hai hàm răng anh hé ra, để cho chiếc nhẫn rơi trên đầu lưỡi mình. Sau đấy anh thôi không hôn nữa, đưa miệng sát vào tai mình mà thì thầm hỏi mình có đồng ý làm vợ anh không…
Thứ năm, 21 tháng Mười một
Mình có một cái váy satanh. Màu ngọc trai sáng, ánh nắng phản chiếu từ nó thành màu xanh da trời. Như là phản chiếu từ kim cương. Vào Thứ Bảy Lớn, sau hai ngày nữa, trong một nhà thờ Mỹ mình sẽ trả lời bằng tiếng Tây Ban Nha: Si, quiero. Vâng, em đồng ý…
Cưới xong, tụi mình sống ở Cambridge (không, rất tiếc là không phải ở Anh, Cambridge này là một địa danh vệ tinh của Boston, ở đấy không có Cambridge “này”, nhưng lại có Harvard “này” và MIT “này”). Ba mẹ mình hạ cánh ở Boston hai tiếng sau đó. Carlos và các cô em gái cùng với gia đình anh đã ở đây từ mấy ngày nay. Nhiều lúc mình cứ ngỡ đây chỉ là một giấc mơ. Ngay cả trong mơ mình cũng mơ thấy rằng đó là mơ…
Thứ ba, 26 tháng Mười một
Hôm nay mình gửi cậu một số ảnh. Hiện tại mình chưa thể kể hết được. Vì vậy mà cậu sẽ nhận được ảnh trong phong bì mà không có lời ghi chú nào.
Thực ra lúc nào mình cũng có ba và mẹ ở bên cạnh, nhưng mặc dầu vậy mình vẫn thấy thiếu cậu, Agnieska à. Nhất là trước lúc đến nhà thờ, khi rốt cuộc tất cả cũng đã sẵn sàng và mình sẽ bước từ phòng ra trong chiếc váy cưới. Mình biết là anh ấy đợi ngoài cửa. Mình muốn cậu, chứ không phải ai khác, sửa tóc cho mình lần cuối, vuốt lại mạng che mặt cho mình, mắt rưng rưng vì xúc động và giơ ngón tay lên, lắc lắc tay ra hiệu cho mình. Phải đến lúc ấy mình mới biết rằng tất cả đều giống như mình vẫn mơ ước, và mình có thể bước ra khỏi phòng để bắt đầu một cuộc sống mới…
Chúng mình sẽ gặp nhau vào dịp nghỉ lễ nhé! Đã gần lắm rồi. Visa của mình đến mười lăm tháng Mười hai thì hết hạn. Mình buộc phải (và mình rất muốn!) sẽ tổ chức Đêm trước Giáng sinh đầu tiên của tụi mình ở Krakow. Mình sẽ gia hạn visa ở Krakow, và sau khi quay lại Cambridge mình sẽ nộp đơn làm thẻ định cư. Enrique rất muốn tụi mình – ít nhất thì cũng một thời gian nào đó – sống cố định ở Mỹ.
Ít ra thì cũng đến khi mình sinh em bé đầu tiên …
Chủ nhật, 4 tháng Giêng
Hiện giờ mình đang đấu tranh một cách vô vọng với nỗi buồn “sau khi trở về”. Mình không thể tin được là ở Ba Lan đã không còn một chỗ nào có thể gọi là nhà mình nữa. Bây giờ mình chỉ có thể “đi” Krakow và Ba Lan tôi. Giống như đi Barcelona hay New York chẳng hạn. Mình vẫn chưa thể quen được chuyện này. Nó làm mình buồn. Mặc dù mình không nói gì về chuyện này với Enrique, nhưng anh ấy vẫn biết. Có lẽ anh ấy nhận ra mình buồn thậm chí chỉ cần qua cái các mình đánh răng vào buổi sáng trong phòng tắm…
Mình muốn càng sớm được làm việc càng tốt. Tốt nhất là ngay từ ngày mai! Mình không thể hình dung ra là mình sẽ chỉ ngồi nhà mà chờ anh ấy. Cả Enrique cũng không thích điều đó. Anh ấy đã đi tìm chỗ trống môn tiếng Đức ở các trường đại học hoặc các trường trung học quanh đây. Không thể định cư – cái giấy xanh nổi tiếng – thì mình đừng có nghĩ đến chuyện làm việc ở đây. Sáng mai bọn mình sẽ đến phòng nhập cư (USCIS) của Cambridge. Mình thừa biết cái gì đang chờ mình ở đó. Hàng chục câu hỏi soi mói như thể chờ mình lên thiên đàng không bằng, lấy dấu vân tay như thể bọn tiền án tiền sự, giấy khám sức khỏe như thể đối với những người hủi hay ho lao. Kinh khủng! Nhưng thiếu những thứ đó thì cuộc sống của mình ở đây không thể nhích lên phía trước được…
Thứ bảy, 4 tháng Hai
Mình biết là cậu gọi cho mình, mình cũng biết là hầu như ngày nào cậu cũng gọi cho ba mẹ mình. Mình đọc tất cả các e-mail của cậu, mình cũng trả lời tất cả những e-mail đó. Chỉ có điều mình không gửi. Cậu không phải là một ngoại lệ đâu. Mình cũng không đọc một spam nào của Chúa cả và mình cũng không nghe điện thoại của Người. Cứ để cho Người rơi…
Hôm nay mình viết cho cậu (và mình sẽ gửi!) chỉ vì mình vừa uống bốn ly whisky (không kèm cola và soda), ba viên xanax(18) và một vốc “giảm đau”. Cuối cùng thì mình cũng thấy buồn. Buồn tuyệt vời. Cái cảm giác kỳ lạ! Cuối cùng thì mình đã thở. Đã khóc. Đã đau khổ. Từ hai mươi bảy ngày đêm nay, mình đã mong ước “được buồn”, cuối cùng thì nó đã đến, đã phủ một màn xám, đã tưới nước mắt, nhờ đó mà thế giới trở nên mờ ảo hơn. Mình đang buồn thật đẹp. Như thuở nào…
Chắc chắn là do whisky. Ba ly cuối mình “dùng” trong bồn tắm. Nước nóng, bourbon ước lạnh. Với mức độ chênh lệch về nhiệt như thế, xanax tan trong máu như là viên sủi tan trong nước. Ý nghĩ cũng chạy lên đầu nhanh hơn. Những ý nghĩ cũng khác nhau…
Máy cạo râu trên thành bồn. Cool. Bạn lấy nó. Có thể bắt đầu cạo đùi, có thể là một kẻ dâm đãng, dịch dần máy lên phía trên và khi nó ở perineum, chỉ còn cách chỗ kín của bạn một centimet nữa, ấn mạnh lưỡi cạo xuống da. Đó là một chỗ thật tuyệt. Chứa đầy mạch máu. Ba, bốn triệu đầu mút thần kinh. Mà cũng có thể là mười bốn, mười lăm triệu? Đôi khi mình tưởng như là mình nhớ riêng rẽ từng động chạm của miệng anh ấy. Có thể ấn lưỡi cạo mạnh hơn nữa. Máu từ chỗ cắt chảy ra tan trong làn nước trong suốt và tạo thành một hình nón nhỏ xíu bằng màu đỏ lộn ngược, xoay vòng và cong xuống tất cả các phía. Giống như thể mắt bão. Nhìn giống như phim trong chương trình National Geographic trên truyền hình cáp. Nếu như cắt mạnh hơn nữa? Mạnh nhất theo khả năng? Mình sẽ tống khứ hết máu ra ngoài. Và cùng với máu, mình sẽ tống khứ được cả virus…
Một tờ giấy trắng có in chữ trôi trên mặt nước trong bồn tắm, Hẳn nó phải được làm từ một loại giấy rất tốt. Nó không thấm nước và không chịu chìm. Mình khua nước để đẩy nó ra xa, nhưng lần nào nó cũng trôi trở lại, trượt qua bụng mình chỗ ngay dướingực, dừng lại một lát và từng chữ cái một, quát vào mặt mình.
Hôm nay mình đã mơ! Cuối cùng thì mình cũng đã mơ! Cậu có hình dung ra không?! Mình thức dậy với hai môi dính vào giấy dán tường và hai tay nắm chặt kẹp giữa hai đùi và mình nhớ được giấc mơ của mình. Lần đầu tiên sau xét nghiệm mình đã mơ…
Sau xét nghiệm, đơn giản là ngày này sang ngày khác, hay đúng hơn là đêm nay qua đêm khác mình không còn mơ nữa. Như thể là có ai đó đã dùng dao mổ cắt hết những kết nối giữa tiềm thức của mình với những vòng não có chức năng chuyển các phòng điện trong các nơron thành các câu chuyện của những giấc mơ bằng hình ảnh, âm thanh và mùi vị. Bác sĩ tâm lý trị liệu, người mà dạo ấy ngày nào cũng đến nhà mình – mình không thể bật được cả lò vi sóng thì còn nói gì đến chuyện lái xe hơi – nhận định rằng, thế là tốt cho mình và mình nên mừng vì não của mình, để tự vệ, đã phản xạ đúng, và rằng điều này là rất điển hình trong trường hợp của loại chấn thương này. Chị bác sĩấy khẳng định rằng trong mơ, chúng ta liên hệ với chính cái vùng đã làm ta đau đớn.
Còn chị thì không có một vùng nào mà giờ đây không làm cho chị phải đau đớn, đúng không? Những giấc mơ của chị sẽ không khác gì so với những điều mà chị trải nghiệm thực, mà những gì chị trải nghiệm thì là một cơn ác mộng, phải không nào? Chị có muốn liên tục, kể cả ban đêm, cảm thấy tức tối, giận dữ, đố kỵ, sợ hãi, tự ti hay là căm thù không? Chị có muốn không?
Mình không muốn. Nhưng như vậy không có nghĩa là mình đồng ý với điều đó. Mình không sống vào ban ngày, chưa đủ, mà mình còn là một cái xác biết thở vào ban đêm nữa. Mà lại là mình cơ chứ! Mình, người mà từ bé đã sống với một chân dung thứ hai của mình thú vị gấp nhiều lần trong những giấc mơ.
Mình mơ thấy Lesmian. Chúng mình ngồi trên bậc cầu thang, vai kề vai, quay lưng về phía bàn thờ trong một nhà thờ nhỏ, hình như là ở Bồ Đào Nha. Đúng, chuyện đó phải xảy ra ở Bồ Đào Nha. Chỉ có điều ở đó mình nhìn thấy cái nhà thờ bé thế mà không biết. Có lần Enrique đã lôi mình đi Lisbon nghỉ weekend. Vào chủ nhật, bọn mình đi Vila Nova de Milfontes, một địa danh nhỏ, đúng ra là một làng quê nằm trên bờ biển Atlantic của Bồ Đào Nha. Tất cả những nơi kỳ lạ như vậy trên thế giới anh ấy đều biết. Trên một mỏm đá dựng đứng ngay cạnh hàng lan can bao lơn nhìn ra Atlantic là một ngôi nhà bé xíu trắng tuyết, có cây thập tự và một ngọn tháp chuông nhỏ. Nó nhỏ đến mức thoạt đầu, mình tưởng như hoặc là mình đang ở legoland hoặc là trên Phố Nhỏ ở Praha. Khi tụi mình vào bên trong, một nhóm các bà già mặc váy đen giống nhau, đội những chiếc khăn đen y hệt nhau đã từ chối cầu nguyện.
Lesmian, đó chắc chắn là Lesmian. Mình nhớ rất rõ khuôn mặt của anh ấy. Cái mũidiều hâu vĩ đại, cằm nhô ra, mái tóc bạc dính trên trán rộng. Mặc comple6 đen và áo sơ mi trắng có những vết máu khô ở cổ áo. Bọn mình ngồi im lặng trên những bậc cầu thang trước bàn thờ ấy, hàng giờ, nhìn vào mắt nhau. Phía dưới chân bọn mình, trên nền đá của nhà thờ, một bé ái có gương mặt của một cụ già đang chơi những con búp bê vải. Bé mặc váy đen và đầu đội một chiếc khăn đen. Nó đặt tất cả bọn búp bên thành hàng trước mặt và cho vào những cái miệng bằng vải bị khâu bằng chỉ đầy những mẩu bánh thánh. Rồi Lesmian bắt đầu vuốt ve bàn tay bó bột của mình và đọc những vần thơ của anh ấy.
Với làn môi chạm vào dòng suối khoáng ngực em, anh nguyện cầu cho sự bất tử của thân thể em…
Lúc ấy mình hôn lên má anh ấy. Mình không có thể xác, không có ngực! Anh ấy nói dối. Mình tức tối dùng bàn tay bó bột đánh anh ấy, bàn tay vỡ ra thành hàng ngàn mảnh kim loại. Bé gái hoảng sợ và đổ hết những mẩu bánh thánh trong bình ra nền nhà thờ. Khi những con búp bê vải cười làm bung hàng chỉ khâu miệng chúng ra thì mình tỉnh giấc.
Chúa ơi, mình đã bắt đầu trở lại với cuộc sống! Giấc mơ đầu tiên của mình!
Thật đẹp, phải không Agnieska!?
Khoảng mười tám tháng trước…
Thứ bảy, 25 tháng Giêng
Anh ấy già lắm rồi. Đã bốn mươi nhăm tuổi và đã có những nếp nhăn quanh mắt. Thậm chí đã có cả một mái tóc hoa râm bên thái dương phải. Đó là chỗ mà mình thích nhất trên đầu anh ấy. Anh ấy còn có những ngón tay dài mà mình chưa từng bao giờ nhìn thấy ở đàn ông. Bên má trái của anh ấy bị một vết sẹo dài nhỏ cắt ngang, khi râu mọc, vết sẹo này biến mất. Những khi suy tư, anh ấy nháy mắt và giật giật tóc trên trán. Buổi sáng anh ấy có mùi thơm khác, chiều lại có mùi thơm khác. Buổi sáng mình ngửi thấy mùi quýt, còn tối thì một mùi gì đó nặng hơn, phương đông hơn. Mình thích cái mùi buổi tối ấy hơn. Nói chung là mình thích toàn bộ con người anh vào buổi tối hơn. Anh ấy nói rất khẽ và rất chậm rãi. Nhiều khi là quá khẽ và quá chậm đối với mình. Anh ấy cố gắng để nói với mình bằng tiếng Đức, nhưng thỉnh thoảng, những khi không đủ từ, anh ấy chuyển sang tiếng Anh. Lúc gọi điện thoại, anh ấy hay nói bằng tiếng Tây Ban Nha, chêm vào vài từ tiếng Anh. Đặc biệt là những câu chửi thề. Cứ mỗi lần như thế anh ấy lại xin lỗi mình. Mặc dầu vậy, không bao giờ anh ấy tắt điện thoại di động khi chúng mình ở bên nhau. Anh ấy không tắt ba điện thoại di động, vì bao giờ anh ấy cũng mang theo ba cái. Đầu tiên – “đầu tiên” có lẽ nghe hơi vô nghĩa, vì tụi mình mới quen nhau có bốn mươi ngày – mình cảm thấy rất bị xúc phạm, giờ thì quen rồi. Khi có mặt mình, anh ấy chỉ trả lời một trong số đó. Hai cái còn lại anh ấy bỏ qua. Đó là một cái gì đấy, đúng không?
Anh ấy có cặp môi màu phúc bồn tử mà anh hay cắn hoặc là liếm nhẹ. Mình không biết là anh ấy có để ý thấy không, hy vọng là không, nhưng thỉnh thoảng nhìn vào cặp môi ấy mình tưởng như đang nhìn vào những trái phúc bồn tử mọng nước và mình rất muốn nếm thử. Đã có khi nào cậu ăn phúc bồn tử vào tháng Giêng chưa? Mình cũng chưa. Vẫn chưa…
Cậu chưa biết điều này đâu, nhưng việc mình quen biết với anh ấy, mình phải cảm ơn cậu. Nếu như cậu đã không gọi cho mình vào thứ bảy cách nay hai tuần thì mình đã không bao giờ biết đến sự tồn tại của anh ấy. Cậu đã gọi đúng vào lúc mình ra cửa để đi dạy thêm. Thậm chí mình cũng không biết tại sao mình lại không bỏ qua cú điện thoại ấy. Bây giờ mình hiểu, đó là định mệnh chứ không phải là ngẫu nhiên.
Cậu nhớ chứ? Mình vừa thở hổn hển vừa bảo rằng mình “đang ra cửa”, còn cậu thì còn hổn hển hơn mà bảo mình rằng Macek vừa nhổ cái răng đầu tiên. Cậu muốn nhất thiết phải nói điều đó với mình. Mình đã ngắt lời cậu. Mình đã hứa đến tối sẽ gọi lại.
Mình đã không gọi lại. Buổi tối, chỉ có những chiếc Nokia dở hơi thỉnh thoảng lại o o trong túi anh ấy mới nhắc mình nhớ đến điện thoại thôi. Nhưng mình lại không liên tưởng điều đó với lời hứa với cậu. Tối hôm ấy mình đặc biệt liên tưởng rất ít.
Nói chuyện với cậu xong, mình chạy xuống dưới nhà và đứng vẫy taxi như điên ở gần chỗ qua đường dành cho người đi bộ. Mình không thể chịu được việc đi dạy muộn. Một gã lái xe dở hơi nào đó, không chú ý tới vũng nước to do tuyết tan, đã phóng nhanh và gần vỉa hè đến nỗi đã biến cái áo khoác mới sáng màu của mình thành một cái giẻ mà người ta vừa dùng để lau sân Ga Chính. Cả mặt và tóc mình cũng đầy những bùn và nước màu nâu. Mình phát khóc vì tức. Thậm chí mình không để ý thấy chiếc xe ấy đã dừng lại cách đó vài chục mét và sau đó, mặc những tiếng còi, nó lùi lại chỗ mình đang đứng. Đầu tiên tay lái xe bước ra. Nhã nhặn xin lỗi mình. Mình bắt đầu la lối và xỉ vả gã. Đã lâu rồi mình chưa hề thốt ra nhiều câu chửi thề như thế trong vòng một phút ấy. Được một lúc thì mình để ý thấy có một người đàn ông nữa đứng đằng sau mình và đang cố nói điều gì đấy. Đó là Enrique. Cái miệng màu phúc bồn tử, những nếp nhăn quanh mắt, một dải hoa râm trên thái dương phải.
Mình bắt đầu mắng cả anh ta. Anh ta đứng rũ đầu như một cậu bé bị khiển trách trong trại hè thiếu niên. Một lúc sau anh ta ngắt lời mình và hỏi bằng tiếng Anh rằng mình có đồng ý để công ty của anh ta chi trả khoản tiền “làm mới lại chiếc áo khoác của chị và đền bù cho số thời gian quý báu mà chị đã bị mất vì sự cố này”. Lúc đầu mình nghĩ là anh ta giễu mình, sau đấy thì mình thấy xấu hổ. Mình đã lăng mạ nhầm! Không thể hai người cùng lái một xe được. Mình chẳng muốn bất cứ một sự làm mới nào hết. Mình chỉ muốn đến lợp dạy thêm. Mình dạy tiếng Đức cho sáu giám đốc và ba phó giám đốc của những công ty giàu nhất Krakow. Họ trả cho mấy tiếng vào bốn thứ bảy bằng cả tháng lương của mình ở trường đại học. Mình không muốn để mất cái mỏ vàng này.
Mình hỏi anh ta liệu có thể chở mình đến Nova Huta được không. Trước lúc trả lời, anh ta lấy di động ra nói chuyện với ai đó. Mình hiểu được là anh ta hoãn một cuộc gặp nào đấy bốn tiếng. Anh ta không có khái niệm Nova Huta ở đâu, hoặc là nhầm với Novy Targ và không muốn muộn thêm một lần nữa. Điều đó khiến mình cảm động.
Trong xe, mìn cởi áo khoác để chỉnh sửa lại áo quần cho gọn gàng. Anh ta lấy tập khăn giấy trong túi ra và cùng mình lau các vết bùng. Điều này càng làm mình cảm động hơn. Khi mình lấy gương ra soi để cố làm sạch chỗ bùn đã khô còn lại trên tóc và mặt, anh ta hỏi là có thể giúp mình được không. Lúc đó mình mới nhận ra là ánh mắt anh ta còn sẫm hơn cả chiếc sơ mi màu xanh nước biển của anh ta. Và anh ta có cái sẹo ấy bên má trái, và anh ta có những ngón tay dài nhất thế giới. Khi cất gương vào ví, lần đầu tiên trong ngày hôm ấy mình tiếc là đã không kịp trang điểm, sơn móng tay và không xịt lọ Guccim II mới mua lên tóc và gáy. Tụi mình đi trong im lặng một lúc. Mình cảm thấy là anh ta quan sát mình. Rồi anh ta sát lại gần mình, hạ giọng thầm thì:
- Xin lỗi, nhưng tôi e rằng chị đã mặc trái cái áo len.
Anh ta có lý. Đườnga may của áo len lòi ra phía ngoài. Mình đỏ mặt vì xấu hổ. Nhưng chỉ rất nhau. Mình hình dung ra mình sẽ cảm thấy thế nào khi phát hiện ra cái sự hớ hênh ngày sau buổi học của các giám đốc và phó giám đốc. Mình cười với anh ta. Không đắn đo, mình cởi áo lên và chậm rãi mặc lại cho đúng mặt. Mình đã chọn phải thời điểm xấu – mà cũng có thể là tốt nhất. Người lái xe buộc phải ngoặt gấp. Lực hướng tâm đã xô mình vào anh ta. Khi đó, lần đầu tiên mình cảm nhận mùi cam và bàn tay dài của anh ta trên thân thể mình. Mình ngạc nhiên là xấu hổ vì đườngmay của cái áo len, nhưng lại không xấu hổ khi ngồi bên cạnh hai người đàn ông hoàn toàn lạ lẫm trong xe hơi ch3i với áo nịt vú. Một lát sau, mình điềm tĩnh kéo áo lên xuống và sửa lại tóc. Khi đến Nova Huta, anh ta lấy danh thiếp trong túi complê ra đưa cho mình và nói:
- Chị cứ gởi hóa đơn tiền giặt áo khoác theo địa chỉ của tôi, không phải ngần ngại gì cả. Ngay sau khi về Boston, tôi sẽ xử lý việc này.
Mình không biết là anh ta đùa hay nghiêm chỉnh nữa. Mình sẽ không gửi hóa đơn trị giá ba mươi zloty từ một điểm giặt nhỏ trên góc phố đến Boston. Có lẽ anh ta bị dở hơi!
Tuy nhiên mình không bình luận gì về điều đó. Mình gật đầu và cất danh thiếp vào ví xách tay.
Trước lớp học ở Nova Huta ấy, mình không muốn xuống xe một tị nào. Người đàn ông này đã kích thích trí tò mò của mình, và hấp dẫn mình nữa. Thậm chí anh ta không cả hỏi tên mình. Anh ta xuống đầu tiên, mở cửa xe phía mình và với cái áo khoác của mình vắt trên tay, đưa mình đến bậc cửa vào lớp. Càng đến gần bậc cửa, hai người càng đi chậm lại. Anh ta chìa tay cho, một lần nữa xin lỗi mình vì cái “sự cố” mà mìn đã kịp quên biến rồi quay lại xe. Bước lên bậc cầu thang mình đã phải đấu tranh với bản thân mãi để không quay đầu lại.
Trong giờ giải lao đầu tiên sau chín mươi phút học, mình ra ngoài lớp để hít thở không khí trong lành. Ô tô của anh ta vẫn đứng ở đấy. Không biết tại sao, nhưng mình liền đi về hướng đó. Lúc anh ta ra khỏi xe, mình rảo bước. Tụi mình gặp nhau giữa đường.
Tối, trong nhà hàng ở khu Kazimierz, những móng tay của mình đã được sơn, áo sơ mi mặc phải, có trang điểm và thơm mùi Guccim II và lần đầu tiên mình thèm những trái phúc bồn tử tươi vào tháng Giêng khi nhìn vào miệng anh ấy. Sau bữa tối, khi anh ấy đưa mình về bằng taxi, mình đã chờ đợi một quành nào đó để cho lực hướng tâm sẽ biến ước mơ của mình thành hiện thực, sẽ giúp mình thắng nổi tính nhút nhát và xô mình vào anh ấy. Cuối cùng nó đã xô.
Anh ấy giữ mình một lúc trên người anh ấy và vùi miệng vào tóc mình.
Chủ nhật, 26 tháng Giêng
Anh ấy đi rồi…
Mình quyết định sẽ không đưa áo khoác đến điểm giặt là. Nó phải được treo ở sảnh với những vết bẩn ấy. Mình muốn nhìn thấy nó mỗi khi đi làm vào mỗi lúc về nhà, cả tối khi mình vào phòng ngủ đi ngủ nữa. Nhất là lúc đó, có lẽ
Anh ấy đi rồi…
Những động từ “đi rồi”, “đi du lịch’, “trở về”, “cất cánh” và “hạ cánh” mình đã thuộc cùng với cả cách chia. Cả bằng tiếng Tây Ban Nha nữa. Trong vòng mười bốn ngày gần đây, tụi mình thường xuyên sử dụng chúng. Mười bốn ngày. Và một đêm. Đêm hôm qua.
Sáng sớm hôm qua mình phân vân, khi nào thì người phụ nữ có thể lên giường cùng với người đàn ông mà không đánh mất thanh danh, bất kể ngày nay nó có ý nghĩa là gì. Phải cần ăn cùng nhau bao nhiêu bữa tối, bao nhiêu buổi đi xem phim, đi dạo, bao nhiêu lần trò chuyện và biết về nhau bao nhiêu trước sự kiện này? Mình giả thiết rằng người phụ nữ muốn lên giường cùng với người đàn ông mà họ chọn và cô ta không làm việc này chỉ vì anh ta muốn như vậy. Thường thì ngay trước bữa tối đầu tiên, trước buổi xem phim đầu tiên và trước lần đi dạo đầu tiên anh ta đã muốn vậy, thường là chưa hiểu gì về cô ta, thậm chí chưa cả biết tên cô ta. Tụi mình đã cùng với nhau qua mười bốn tối, đi xem phim cùng nhau bốn lần, đã nắm tay nhau trong tám lần đi dạo, còn sau những lần trò chuyện với anh ấy, mình đã biết cả tên mẹ đỡ đầu của anh ấy. Mình ước tính rằng với các đôi khác, tất cả những chuyện này xảy ra không sớm hơn một trăm bốn mươi ngày. Với tụi mình là vào ngày thứ mười bốn. Và mình lại ước tính rằng những đôi khác lên giường với nhau sau mười bốn ngày. Có vẻ như cũng giống tụi mình, nhưng thật ra là nhanh hơn mười lần. Vậy thì công bằng ở đâu? Cậu biết là mình đùa, phải không Agnieska?
Tối, khi về đến khu nhà mình, mình cứ ước gì anh ấy không bảo taxi đợi, và thậm chí là cứ lên căn hộ của mình mà không cần hỏi ý kiến mình. Mình đã muốn như vậy từ ngay sau bữa tối thứ hai của tụi mình. Mà có khi còn là ngay sau bữa thứ nhất….
Cái việc mà anh ấy đợi cho đến ngày cuối cùng và đêm cuối cùng ở Ba Lan đối với mình một mặt là không bình thường (sự nhút nhát? tính nhạy cảm? sợ bị từ chối? chương trình của cuộc chơi?) mặt khác nó khiến mình buồn. Theo một nghĩa nào đó, mình cảm thấy như bị bỏ rơi. Anh ấy “lợi dụng” mình, bỏ mặc mình với những ước mơ, nỗi thòm thèm và mùi nước hoa của anh ấy trên gối trong phòng ngủ. Anh ấy để quên bàn chải đánh răng trong phòng tắm, để lại những vết đỏ vì cọ sát nơi đùi non của mình, tách cà phê sáng chưa uống hết, những sợi tóc rối bết trên đầu mình vì mồ hôi của mình và nước bọt của anh ấy, một vốc tiền xu rơi từ túi quần của anh ấy khi cởi vội trong phòng tắm tối qua, những vết cắn trên môi mình…
Anh ấy đã lợi dụng mình. Chỉ một lần. Rồi đi…
Enrique có ba hộ chiếu, bốn địa chỉ nơi ở chính thức mà không có chỗ nào để anh có thể gọi là của mình. Anh ấy là một kẻ ngụ cư hiện đại. Một kẻ ngụ cư được điện khí hóa, toàn cầu hóa và của “công nghệ cải tiến”. Anh ấy có ba điện thoại di động, hai máy tính bỏ túi, hai laptop và tám địa chỉ e-mail chính thức. Anh ấy ký kết hợp đồng với bốn tập đoàn tầm cỡ quốc tế trên ba châu lục và từ mười năm nay (mình đã viết cho cậu là anh ấy đã già!?) anh ấy di chuyển khắp thế giới và tư vấn cho các công ty hoặc các tổ chức chính phủ làm thế nào để mua rẻ hoặc bán đắt các công ty khác. Anh ấy gọi đó là những “khách thể” hoặc “dự án”. Nhiều khi trị giá hàng chục triệu euro. Trong mười bốn ngày ở Krakow, anh ấy tư vấn cho chi nhánh Ba Lan của Fujits. Nếu không phải là bộ máy quan liêu của Ba Lan, thì anh ấy chỉ cần bốn ngày cho việc này. Lần đầu tiên trong hai mươi sáu năm của cuộc đời, mình cảm thấy biết ơn các cơ quan hành chính sự vụ của Ba Lan và các viên chức Ba Lan. Trong nhiều tình huống khác nhau, phần lớn là ở sân bay, khi được các nhân viên của trạm kiểm soát nhập cảnh hỏi địa chỉ thường trú, anh ấy thường đưa ra cái tên Boston. Gần đây, sau 11 tháng Chính, tại các nước Ả Rập hoặc các nước Hồi giáo ở châu Á thì tên đó là Barcelona. Anh trai anh ấy sống ở đấy và anh ấy cũng gia hạn hộ chiếu Tây Ban Nha của mình ở đấy. Tối hôm qua khi mình hỏi anh ấy ở đâu thì anh ấy trả lời là “gần đây nhất là ở Krakow”.
Mình nhớ anh ấy, Agnieska ạ…
Thứ tư, 30 tháng Chín
Mình đã thôi không dạy tiếng Đức cho mấy ông giám đ6óc vào ngày nghỉ. Mình đã thôi không viết cho cậu vào ngày nghỉ, đọc sách vào ngày nghỉ, về thăm ba mẹ vào ngày nghỉ. Vào những ngày nghỉ - với mình ngày nghỉ bắt đầu tư khoảng mười sáu giờ thứ sáu – mình đứng xếp hàng ở các sân bay, người run lên vì sợ mỗi khi có máy bay cất cánh hay hạ cạnh và đọc các cuốn hướng dẫn du lịch khi tụi mình ở “độ cao bay”. Nhưng chỉ những lúc không ở trong vùng thời tiết xấu. Bởi mỗi khi máy bay xóc, mình giữ chặt thành ghế, nhắm mắt và cầu nguyện. Tiếp viên hàng không, có lẽ là những phụ nữ ngốc nhất thế giới. Làm sao lại có thể hy sinh như vậy vì đồng tiền?!
Mình mua một cái bản đồ châu Âu to, treo phía trên đivăng, mình luôn mang theo người lịch trình của sáu hãng hàng không để trong ví xách tay. Lịch bay của Lot(17) vào tối thứ sáu, sáng thứ bảy và tối chủ nhật thì mình thuộc lòng. Mình chỉ sử dụng các số hiệu chuyến bay khi gửi ESM cho Enrique. Anh ấy cũng thuộc lòng các số hiệu đó.
Agnieska à, từ hai tháng nay mình sống trong một thế giới điên rồ. Mình tính thời gian theo cách khác. Bằng một loại lịch hoàn toàn khác. Thời gian gần đây, mỗi tuần đối với mình đều là Tuần Lễ Lớn trước Đêm Lớn. Vào thứ hai, suốt ngày mình phải đấu tranh với cơn buồn ngủ và cố gắng để lên lớp hết giờ cho sinh viên. Vào thứ ba mình bắt đầu thấy thiếu anh ấy và gọi điện cho anh ấy. Vào thứ tư mình bắt đầu nhớ anh ấy, và để chống chọi với điều đó, mình làm việc cho đến khuya. Ngoài việc khi soạn bài bù mình thấy đỡ nhớ hơn, thì mình còn được ở cạnh Internet và có thể viết e-mail cho anh ấy. Tối thứ năm mình sửa soạn vali rồi đi ngủ sớm hòng rút ngắn thời gian chờ đợi. Phần lớn là mình vẫn chưa biết sẽ cùng với anh ấy ngủ ở thành phố nào của Châu Âu, trong khách sạn nào vào đêm thứ sáu. Vào sáng sớm của ngày Thứ Sáu Lớn, anh ấy gửi cho mình số hiệu chuyến bay. Chiều muộn hoặc tối, mình đi taxi ra sân bay, nhận vé mà anh ấy dặn mình điền tên ở đó, và “để lấy can đảm”, mình uống whisky với cola trong bistro của sân bay. Sau đó mình lên máy bay và bắt đầu sợ. Máy bay hạ cánh. Choáng váng vì vẫn còn sợ, vì rượu và vì hưng phấn, chỉ đến khi nép sát vào anh ấy trong ô-tô mình mới bình tĩnh lại. Anh ấy kể cho mình nghe về tuần vừa qua, nhẹ nhàng hôn tóc mình. Sau đó, trong khách sạn, anh ấy cởi áo váy của mình, dắt mình vào phòng tắm, gội và mát-xa đầu cho mình. Mình rất thích tụi mình cùng ngồi trong bồn và anh ấy gội và mát-xa đầu cho mình.
Cho đến nửa tụi mình mới yêu nhau lần thứ nhất.
Vào Thứ Bảy Lớn…
Thứ tư, 20 tháng Bảy
Mình đang điên…
Enrique ở Boston đã bốn tuần nay, và mình cảm thấy như con nghiện đang cai. Mỗi khi nghe thấy tiếng máy bay qua Krakow, mình thấy ghen với mấy cô tiếp viên hàng không, rằng họ đã chọn cái nghề ấy. Mới chỉ hơi hơi, nhưng chắc mình sẽ như con chó của Pavlow. Khi máy bay bay qua, mình sẽ thấy ươn ướt ở phía dưới bụng.
Mình làm việc. Buổi sáng dậy, đến khoa và về nhà, để ngủ. Nếu trong vòng mấy tuần nữa mà anh ấy không về châu Âu, thì hoặc là mình sẽ điên thực sự, hoặc là … mình sẽ hoàn thành luận văn trước thời hạn. Chỉ có điều liệu ông thầy hướng dẫn của mình có chấp nhận thế?! Vì con người cuồng tín trong các buổi seminar ấy sẽ lấy ai để mà săm soi?!
Mình muốn có cái bằng tiến sĩ này. Càng sớm càng tốt. Mình muốn hoàn thành phần viết, không cho ai biết, cất vào ngăn kéo và có hàng tấn thời gian để chờ những ngày thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật. Ngoài ra, mình còn muốn Enrique có thể tự hào về mình. Mình phấn khích khi thấy anh ấy nhìn mình thán phục và kiêu hãnh về mình. Mình biết không nhiều về những người phụ nữ trong cuộc đời anh ấy, nhưng mình hiểu rằng anh ấy chỉ có thể yêu người mà anh ấy thán phục. Anh ấy chỉ kể với mình về hai người phụ nữ quan trọng trong cuộc đời mình. Chính là những người mà anh ấy đang thán phục hoặc đã thán phục.
Về người mẹ của anh tại nghĩa trang Pere-Lachaise ở Paris. Dù đang ở bất cứ nơi nào, bao giờ vào ngày mất của mẹ, anh ấy cũng đến một nghĩa trang nào đó, và thắp nến, đặt hoa lên một nấm mộ ngẫu nhiên nào đó. Agnieska à, nếu đến Paris lần nữa, nhất định cậu phải đến thăm nghĩa trang Pere-Lachaise! Ở đó có nhiều cuộc đời hơn là ở Champs Elysees. Còn người thì ít hơn nhiều.
Về Adrienne thì anh ấy kể cho mình khi ở Copenhagen. Bọn mình đón sinh nhật của anh ấy ở đó và anh ấy nhận được điện thoại chúc mừng của cô ấy ở đó. Sếp của một cơ quan nhà nước, cũng như anh, tốt nghiệp Đại học Harvard, một cô gái đẹp nhất khóa họ. Cô ấy nhắc lại với anh ấy rằng cô ấy yêu anh cho tới khi nào có cơ hội “cưới và trở thành thành viên của ngành dầu hỏa Texas”. Khi nói đến cô ấy, mình nhận thấy giọng nói của anh ấy sự ngưỡng mộ pha lẫn với chua chát. Sự chua chất pha lẫn với ngưỡng một là rất nguy hiểm. Mình muốn cô ấy đừng bao giờ gọi cho anh ấy nữa… Đừn bao giờ!
Thứ hai, 18 tháng Tám
Cậu có nghĩ rằng những người dân ngụ cư có thể ngồi yên một chỗ ở đâu đó? Phải chăng đó chỉ là mong muốn?
Anh ấy bay đến Krakow. Bay đến với mình. Chỉ cho mình! Chẳng tư vấn cho ai, chẳng bán gì và cũng chẳng mua gì. Anh ấy bắt gặp mình đang nấu nướng trong bếp, đặt mình ngồi lên thành cửa sổ, rót vào tai mình những giai điệu tuyệt đẹp, hôn và sáng ra hỏi mình có muốn nghỉ phép cùng với gia đình anh ấy ở Barcelona, rồi đi…
P.S. Mình yêu anh ấy…
Thứ năm, 28 tháng Tám
Ở Bercelona, ở nhà anh trai Carlos của anh ấy, tụi mình ngủ riêng.
Có nghĩa là tụi mình vào những phòng ngủ riêng rẽ và Enrique ra khỏi phòng mình vào sáng sớm. Gia đình anh ấy ấy rất truyền thống và họ cố gắng sao cho tất cả đều phải giống như ngày xưa, thời cha ông cụ kỵ họ đã sống. Ban đêm, họ cũng chạy từ phòng nọ sang phòng kia. Có thể vì thế mà cho tới bây giờ trong gia đình họ rất ít vụ ly hôn…
Buổi sáng trước ngày cuối cùng của kỳ nghỉ, Enrique chở mình đến bãi tắm ở Lorret de Mar, còn anh thì đi Barcelona để giải quyết công việc gì đó. Tối, khi tụi mình về đến nhà thì thấy cả nhà đang ngồi bên chiếc bàn được phủ khăn trang trọng ngoài hiên tầng một để chờ tụi mình. Ngoài anh trai, Enrique còn có ba cô em gái. Hai người sống với gia đình của mình ở gần Barcelona, riêng cô út Mariaa thì từ Sevillia về chỉ để cho buổi tối này.
Một buổi tối tuyệt vời….
Khoảng nửa đêm, Enrique mời mình nhảy. Mình không thể tin được. Anh ấy chưa bao giờ nhảy với mình. Mình nép người vào anh ấy, còn mọi người thì im lặng nhìn tụi mình.
Một đêm tuyệt hơn…
Khi đêm hết, anh ấy chạy sang phòng mình. Chờ đợi. Đây có lẽ là sự bí ẩn của cái sự “chạy sang” kỳ lạ Tây Ban Nha này. Bạn chờ đợi, đến những đầu ngón tay cũng cũng phải rung lên, hai bầu vú căng lên, phập phồng, bạn phải liếm môi cho đỡ khô, bạn sửa gối đến lần thứ một trăm, bạn hết khép đùi lại mở đùi ra. Bạn bồn chồn chờ đợi mấy phút mà bạn tưởng như hàng tiếng. Bạn chờ đợi tiếng mở cửa cọt kẹt, chờ đợi luồng ánh sáng từ hành lang rọi vào, chờ đợi tiếng bước chân của chàng. Và đến khi cuối cùng chàng đã ở bên bạn, thì mặc dù đã hoàn toàn khỏa thân, bạn vẫn muốn – cho chàng – cởi thêm nữa, thêm nữa.
Một đêm tuyệt vời nhất…
Bao giờ anh ấy cũng hôn mình từ hai bàn tay. Anh đặt tay nọ lên tay kia, rê trên bụng mình và khẽ chạm môi. Anh ấy biết rất rõ rằng mình không thể chịu điều đó được lâu. Mình kéo chúng từ miệng anh, còn anh “rơi” xuống, chạm môi vào bụng dưới của mình. Anh ở đó bằng làn môi mình và đợi cho đến lúc cả người mình dướn lên phía trên một chút. Là môi anh, nhưng do mình quyết định, chúng ở đâu. Và bao lâu.
Platin và kim cương nóng lên với tốc độ khác nhau. Platin truyền nhiệt tuyệt vời. Kim cương cần nhiều thời gian hơn một chút. Anh ấy dùng lưỡi cho platin bọc kim cương vào bên trong mình và ở đó, anh để thân thể mình làm chúng nóng lên. Anh mới kéo chúng vào miệng và trượt môi trên người mình từ dưới ấy lên đến mặt. Mình há miệng, lúc đó hai hàm răng anh hé ra, để cho chiếc nhẫn rơi trên đầu lưỡi mình. Sau đấy anh thôi không hôn nữa, đưa miệng sát vào tai mình mà thì thầm hỏi mình có đồng ý làm vợ anh không…
Thứ năm, 21 tháng Mười một
Mình có một cái váy satanh. Màu ngọc trai sáng, ánh nắng phản chiếu từ nó thành màu xanh da trời. Như là phản chiếu từ kim cương. Vào Thứ Bảy Lớn, sau hai ngày nữa, trong một nhà thờ Mỹ mình sẽ trả lời bằng tiếng Tây Ban Nha: Si, quiero. Vâng, em đồng ý…
Cưới xong, tụi mình sống ở Cambridge (không, rất tiếc là không phải ở Anh, Cambridge này là một địa danh vệ tinh của Boston, ở đấy không có Cambridge “này”, nhưng lại có Harvard “này” và MIT “này”). Ba mẹ mình hạ cánh ở Boston hai tiếng sau đó. Carlos và các cô em gái cùng với gia đình anh đã ở đây từ mấy ngày nay. Nhiều lúc mình cứ ngỡ đây chỉ là một giấc mơ. Ngay cả trong mơ mình cũng mơ thấy rằng đó là mơ…
Thứ ba, 26 tháng Mười một
Hôm nay mình gửi cậu một số ảnh. Hiện tại mình chưa thể kể hết được. Vì vậy mà cậu sẽ nhận được ảnh trong phong bì mà không có lời ghi chú nào.
Thực ra lúc nào mình cũng có ba và mẹ ở bên cạnh, nhưng mặc dầu vậy mình vẫn thấy thiếu cậu, Agnieska à. Nhất là trước lúc đến nhà thờ, khi rốt cuộc tất cả cũng đã sẵn sàng và mình sẽ bước từ phòng ra trong chiếc váy cưới. Mình biết là anh ấy đợi ngoài cửa. Mình muốn cậu, chứ không phải ai khác, sửa tóc cho mình lần cuối, vuốt lại mạng che mặt cho mình, mắt rưng rưng vì xúc động và giơ ngón tay lên, lắc lắc tay ra hiệu cho mình. Phải đến lúc ấy mình mới biết rằng tất cả đều giống như mình vẫn mơ ước, và mình có thể bước ra khỏi phòng để bắt đầu một cuộc sống mới…
Chúng mình sẽ gặp nhau vào dịp nghỉ lễ nhé! Đã gần lắm rồi. Visa của mình đến mười lăm tháng Mười hai thì hết hạn. Mình buộc phải (và mình rất muốn!) sẽ tổ chức Đêm trước Giáng sinh đầu tiên của tụi mình ở Krakow. Mình sẽ gia hạn visa ở Krakow, và sau khi quay lại Cambridge mình sẽ nộp đơn làm thẻ định cư. Enrique rất muốn tụi mình – ít nhất thì cũng một thời gian nào đó – sống cố định ở Mỹ.
Ít ra thì cũng đến khi mình sinh em bé đầu tiên …
Chủ nhật, 4 tháng Giêng
Hiện giờ mình đang đấu tranh một cách vô vọng với nỗi buồn “sau khi trở về”. Mình không thể tin được là ở Ba Lan đã không còn một chỗ nào có thể gọi là nhà mình nữa. Bây giờ mình chỉ có thể “đi” Krakow và Ba Lan tôi. Giống như đi Barcelona hay New York chẳng hạn. Mình vẫn chưa thể quen được chuyện này. Nó làm mình buồn. Mặc dù mình không nói gì về chuyện này với Enrique, nhưng anh ấy vẫn biết. Có lẽ anh ấy nhận ra mình buồn thậm chí chỉ cần qua cái các mình đánh răng vào buổi sáng trong phòng tắm…
Mình muốn càng sớm được làm việc càng tốt. Tốt nhất là ngay từ ngày mai! Mình không thể hình dung ra là mình sẽ chỉ ngồi nhà mà chờ anh ấy. Cả Enrique cũng không thích điều đó. Anh ấy đã đi tìm chỗ trống môn tiếng Đức ở các trường đại học hoặc các trường trung học quanh đây. Không thể định cư – cái giấy xanh nổi tiếng – thì mình đừng có nghĩ đến chuyện làm việc ở đây. Sáng mai bọn mình sẽ đến phòng nhập cư (USCIS) của Cambridge. Mình thừa biết cái gì đang chờ mình ở đó. Hàng chục câu hỏi soi mói như thể chờ mình lên thiên đàng không bằng, lấy dấu vân tay như thể bọn tiền án tiền sự, giấy khám sức khỏe như thể đối với những người hủi hay ho lao. Kinh khủng! Nhưng thiếu những thứ đó thì cuộc sống của mình ở đây không thể nhích lên phía trước được…
Thứ bảy, 4 tháng Hai
Mình biết là cậu gọi cho mình, mình cũng biết là hầu như ngày nào cậu cũng gọi cho ba mẹ mình. Mình đọc tất cả các e-mail của cậu, mình cũng trả lời tất cả những e-mail đó. Chỉ có điều mình không gửi. Cậu không phải là một ngoại lệ đâu. Mình cũng không đọc một spam nào của Chúa cả và mình cũng không nghe điện thoại của Người. Cứ để cho Người rơi…
Hôm nay mình viết cho cậu (và mình sẽ gửi!) chỉ vì mình vừa uống bốn ly whisky (không kèm cola và soda), ba viên xanax(18) và một vốc “giảm đau”. Cuối cùng thì mình cũng thấy buồn. Buồn tuyệt vời. Cái cảm giác kỳ lạ! Cuối cùng thì mình đã thở. Đã khóc. Đã đau khổ. Từ hai mươi bảy ngày đêm nay, mình đã mong ước “được buồn”, cuối cùng thì nó đã đến, đã phủ một màn xám, đã tưới nước mắt, nhờ đó mà thế giới trở nên mờ ảo hơn. Mình đang buồn thật đẹp. Như thuở nào…
Chắc chắn là do whisky. Ba ly cuối mình “dùng” trong bồn tắm. Nước nóng, bourbon ước lạnh. Với mức độ chênh lệch về nhiệt như thế, xanax tan trong máu như là viên sủi tan trong nước. Ý nghĩ cũng chạy lên đầu nhanh hơn. Những ý nghĩ cũng khác nhau…
Máy cạo râu trên thành bồn. Cool. Bạn lấy nó. Có thể bắt đầu cạo đùi, có thể là một kẻ dâm đãng, dịch dần máy lên phía trên và khi nó ở perineum, chỉ còn cách chỗ kín của bạn một centimet nữa, ấn mạnh lưỡi cạo xuống da. Đó là một chỗ thật tuyệt. Chứa đầy mạch máu. Ba, bốn triệu đầu mút thần kinh. Mà cũng có thể là mười bốn, mười lăm triệu? Đôi khi mình tưởng như là mình nhớ riêng rẽ từng động chạm của miệng anh ấy. Có thể ấn lưỡi cạo mạnh hơn nữa. Máu từ chỗ cắt chảy ra tan trong làn nước trong suốt và tạo thành một hình nón nhỏ xíu bằng màu đỏ lộn ngược, xoay vòng và cong xuống tất cả các phía. Giống như thể mắt bão. Nhìn giống như phim trong chương trình National Geographic trên truyền hình cáp. Nếu như cắt mạnh hơn nữa? Mạnh nhất theo khả năng? Mình sẽ tống khứ hết máu ra ngoài. Và cùng với máu, mình sẽ tống khứ được cả virus…
Một tờ giấy trắng có in chữ trôi trên mặt nước trong bồn tắm, Hẳn nó phải được làm từ một loại giấy rất tốt. Nó không thấm nước và không chịu chìm. Mình khua nước để đẩy nó ra xa, nhưng lần nào nó cũng trôi trở lại, trượt qua bụng mình chỗ ngay dướingực, dừng lại một lát và từng chữ cái một, quát vào mặt mình.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook