Tình Mẫu Đơn
-
Chương 6
Mẹ không bao giờ nhắc lại chuyện áo, hài và tất chân tôi bị ướt và lấm bẩn nữa. Một gia nhân đem những thứ đó đi và không bao giờ mang chúng trở về nữa, còn tôi tiếp tục bị nhốt trong buồng. Trong suốt những tuần lễ dài đằng đẵng bị giam cầm, tôi bắt đầu nghi vấn mọi điều.
Nhưng hơn hết, tôi chỉ là một cô gái u sầu bị nhốt trong buồng không có ai trò chuyện. Cả Liễu Nhi cũng bị cấm, trừ lúc mang đồ ăn và nước sạch cho tôi tắm gội. Tôi ở bên cửa sổ hàng giờ, nhưng tầm nhìn của tôi bị hạn chế trong một khoảng trời nho nhỏ phía trên và mảnh sân trong phía dưới.
Tôi đọc lướt qua những bản Mẫu Đơn Đình của mình. Tôi tìm hồi “Kinh Mộng”, cố gắng giải đoán điều mà Mộng Mai và Lệ Nương đã làm cùng nhau trong hòn non bộ. Chốc chốc, tôi lại nghĩ đến người lạ. Những cảm xúc tràn đầy trong ngực thấm đẫm niềm khao khát của tôi và làm đầu óc tôi trống rỗng.
Tôi ngẫm ngợi miên man về việc làm thế nào để giữ gìn được tình cảm của mình khi ra khỏi buồng này. Một buổi sáng, sau một tuần tôi bị giam giữ, Liễu Nhi mở cửa, bước khe khẽ vào đặt xuống chiếc khay đựng trà và bát cháo điểm tâm. Tôi nhớ cảm giác khi có nó bầu bạn, nhớ cách nó chăm sóc mình, chải tóc, giặt giũ và bó chân cho tôi, cách nó trò chuyện để bầu không khí giữa chúng tôi bớt tẻ nhạt.
Những ngày vừa qua, nó rất lặng lẽ khi mang đồ ăn đến, nhưng giờ, nó lại mỉm cười bằng một vẻ mà tôi chưa từng thấy trước đây. Nó rót trà, quỳ xuống ngước nhìn thẳng vào mắt tôi, chờ tôi đặt câu hỏi. “Kể cho ta chuyện gì đã xảy ra đi,” tôi bảo, thầm mong rằng mẹ đã quyết định thả tôi ra hay bà sẽ cho Liễu Nhi ở chung với tôi trở lại.
“Khi Trần lão gia sai em đóng vai Xuân Hương, em đồng ý, với hy vọng rằng một trong những khán giả sẽ thấy em, đến gặp cha tiểu thư và hỏi xem ông có bán em không,” nó trả lời, mắt sáng lên vì vui sướng. “Tối qua đã có lời ướm hỏi và cha tiểu thư đã đồng ý. Chiều nay em sẽ dọn đi.” Tôi cảm thấy như Liễu Nhi vừa tát vào mặt mình.
Có nằm mơ tôi cũng không thể nào đoán được hay nghĩ đến chuyện này. “Nhưng em thuộc về ta cơ mà!” “Thật ra, cho đến tận hôm qua em vẫn còn là tài sản của cha tiểu thư. Kể từ hôm nay, em thuộc về Quan lão gia.” Nụ cười của nó khi nói chuyện này đã tháo tung khối giận dữ trong tôi.
“Em không được đi. Em không thể nào muốn đi được.” Khi Liễu Nhi không đáp lại, tôi biết là nó thật sự muốn đi. Nhưng sao lại thế được? Nó là a hoàn và người bầu bạn của tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ về xuất thân của nó hay cớ sao nó trở thành a hoàn của mình, nhưng tôi vẫn luôn tin rằng nó là của tôi.
Nó là một phần trong cuộc sống thường ngày của tôi, như chiếc bô trong phòng vậy. Nó ở chân giường khi tôi ngủ; nó là người đầu tiên tôi gặp lúc tỉnh dậy. Nó nhóm lò than trước khi tôi mở mắt và mang nước nóng cho tôi tắm. Tôi đã nghĩ nó sẽ đi cùng khi tôi về nhà chồng. Cứ tưởng là nó sẽ chăm sóc tôi khi tôi mang bầu và sinh con trai.
Vì nó cũng tầm tuổi tôi, tôi đã nghĩ rằng nó sẽ ở bên mình cho tới khi tôi chết. “Hàng đêm khi tiểu thư ngủ, em nằm trên sàn dùng khăn tay che nước mắt,” nó thú nhận. “Trong nhiều năm, em đã mong cha tiểu thư bán em đi. Nếu em may mắn, chủ mới sẽ lấy em làm thiếp.” Nó ngừng lại, cân nhắc và rồi nói thêm bằng giọng rất thực tế, “Thiếp thứ hai, thứ ba hay thứ tư cũng được.” Chuyện a hoàn của mình có những khao khát thế này khiến tôi bàng hoàng.
Nó vượt xa tôi trong những suy nghĩ, những khao khát. Nó xuất thân từ thế giới bên ngoài hoa viên của chúng tôi, cái thế giới bỗng dưng ám ảnh tôi, và tôi chưa từng hỏi nó về thế giới ấy. “Sao em có thể cư xử thế với ta? Lòng biết ơn của em ở đâu vậy?” Nụ cười của nó biến mất.
Liễu Nhi không trả lời vì không muốn hay vì nó không cảm thấy mình thuộc về tôi? “Em biết ơn nhà tiểu thư đã mang em về đây,” nó thừa nhận. Gương mặt nó khá xinh xắn, nhưng lúc đó tôi thấy nó ghét tôi nhiều đến mức nào, và có lẽ nó đã ghét tôi trong nhiều năm rồi. “Giờ em có thể sống cuộc đời khác, chứ không phải cuộc đời của một ả tỳ thiếp mà từ khi sinh ra em đã bị định đoạt.” “Nhà em quê ở Dương Châu, nơi ông nội tiểu thư tạ thế,” nó tiếp tục.
“Giống như rất nhiều gia đình khác, nhà em cũng phải hứng chịu tai ương. Những người đàn bà già cả và xấu xí bị giết hại cùng với đàn ông trong nhà. Những người phụ nữ như mẹ em bị đem bán như bán cá muối, bỏ trong bao tải, tính theo cân. Chủ mới của mẹ em là một tay lái buôn.
Em là đứa con gái thứ tư bị bán đi. Từ đó, đời em như chiếc lá trong gió vậy.” Tôi lắng nghe. “Tay buôn bán tỳ thiếp nô tỳ ấy bó chân cho em và dạy em đọc, ca hát, thêu thùa và thổi tiêu,” nó kể tiếp. “Ở mặt đó của cuộc đời thì em không khác gì tiểu thư nhưng ở những mặt còn lại thì rất khác biệt.
Những người đó nuôi bọn con gái thay vì trồng trọt mùa màng.” Nó cúi đầu xuống và len lén liếc nhìn tôi. “Thu qua, xuân đến. Họ lẽ ra đã có thể giữ em cho tới khi em đủ lớn để bán vào làng chơi, chứ không bán hạ giá thừa thãi ngoài chợ. Nhưng họ phải thu hoạch chút mùa màng.
Một hôm, họ cho em mặc quần áo đỏ, đánh phấn trắng lên mặt em, rồi mang ra chợ. Cha tiểu thư đã khám răng em, cầm chân em lên; ông xoa nắn người em.” “Cha không làm thế.” “Ông đã làm thế và em rất xấu hổ. Ông mua em bằng mấy súc vải. Những năm qua, em đã hy vọng cha tiểu thư sẽ lấy em làm thiếp thứ tư và em có thể sinh cho ông cậu con trai mà mẹ tiểu thư và những tỳ thiếp khác không thể.” Ý nghĩ đó làm dạ tôi quặn thắt lại.
“Hôm nay em sẽ tới chỗ người chủ thứ ba,” nó với giọng không chút biểu cảm. Cha tiểu thư đã đổi em lấy thịt lợn và tiền. Đó là một thỏa thuận hời và ông lấy làm vui vì điều đó. Đổi lấy thịt lợn ư? Tôi sắp được gả đi, đổi lấy những món dẫn cưới, có cả thịt lợn trong những món ấy.
Có lẽ, xét cho cùng, Liễu Nhi và tôi không khác gì nhau cả. Chẳng ai trong chúng tôi có quyền nêu ý kiến về tương lai của mình. “Em vẫn còn trẻ,” Liễu Nhi nói. “Em có thể bị chuyền tay nữa nếu em không sinh được con trai hay không còn làm chủ nhân vừa ý. Tay buôn phụ nữ kia dạy em rằng mua thiếp cũng như thêm cây vào vườn.
Một số cây sinh trái, một số cây sinh bóng mát, một số cây để vui mắt. Em chỉ mong rằng mình sẽ không bị nhổ đi và lại bị bán một lần nữa.” “Em giống như nàng Hiểu Khánh vậy,” tôi ngạc nhiên thốt lên. “Em không có nhan sắc hay tài năng như nàng. Nhưng em hy vọng tương lai mình sẽ tốt hơn, và mong rằng ở kiếp sau em sẽ không sinh ra tại Dương Châu.” Đây là lần đầu tiên tôi hiểu ra sự thật rằng cuộc sống của tôi bên trong tường bao của trang viên nhà mình không giống chút nào với những cô gái ở thế giới bên ngoài.
Những điều kinh khủng và khiếp đảm đang xảy ra ngoài kia. Chuyện này được giữ kín với tôi, tôi biết ơn điều đó nhưng cũng lấy làm tò mò. Bà nội tôi đã ở ngoài kia và giờ đây bà được thờ cúng như một người tuẫn đạo. Liễu Nhi xuất thân từ ngoài kia và tương lai nó đã được sắp đặt như tương lai của tôi: Làm người đàn ông của đời mình hạnh phúc, sinh con trai và nổi trội về công dung ngôn hạnh.
“Em sắp đi rồi,” Liễu Nhi bất ngờ nói khi nó đứng thẳng lên. “Khoan đã.” Tôi đứng dậy, đi tới bên chiếc tủ và mở ngăn kéo ra. Tôi lướt ngón tay qua những món nữ trang của mình, tìm thứ nào đó không tầm thường quá, cũng không quý giá quá. Tôi dừng lại ở một chiếc trâm bằng lông chim bói cá xanh tạo hình phượng hoàng sải cánh, đuôi chim uốn lượn một cách thanh nhã phía sau.
Tôi đặt nó vào tay Liễu Nhi. “Để cài khi em gặp chủ nhân mới nhé.” “Đa tạ tiểu thư,” nó nói rời khỏi căn buồng. Không đầy hai phút sau, vú Thiệu, vú già của tôi và cũng là nhũ mẫutrưởng nhà tôi, bước vào. “Từ bây giờ, tôi sẽ chăm nom cho tiểu thư.” Tôi không thể nhận được tin nào tồi tệ hơn.
Mẹ đã lên kế hoạch cho tôi và vú Thiệu, và bắt chúng tôi đảm bảo rằng nó sẽ được thực hiện. Bây giờ vú Thiệu sống luôn trong buồng tôi. “Tiểu thư Đồng, tiểu thư sẽ chỉ chuẩn bị cho hôn lễ thôi chứ không làm gì nữa,” vú Thiệu thông báo và điều đó đã là chắc chắn.
Nghe cái tên mới ấy, tôi thầm rùng mình vì thất vọng. Vị trí của tôi trên thế gian này đã được chỉ định; bằng việc tên tôi đã được đổi từ một người con gái thành một người vợ, một người con dâu. Trong bảy tuần kế tiếp, vú Thiệu mang đồ ăn tới nhưng dạ dày tôi đã trở thành một vực sâu thống khổ và tôi lờ đi không ăn hay bướng bỉnh đẩy ra.
Thời gian trôi đi, thân hình tôi đã đổi thay rõ rệt. Váy tôi mặc bắt đầu bám vào hông chứ không bám vào eo, áo dài của tôi trở nên thùng thình lỏng lẻo. Mẹ không tới thăm tôi một lần nào. “Bà thất vọng vì tiểu thư,” hằng ngày, vú Thiệu nhắc nhở tôi điều ấy. “Làm sao mà tiểu thư lại do bà sinh ra cơ chứ? Tôi đã bảo bà rằng con gái hư là chuyện thường tình.” Tôi thông làu kinh sách nhưng không hợp với mẹ.
Việc của bà là kiểm soát tôi và chứng kiến tôi được gả vào một gia đình tử tế. Mặc dầu vẫn không muốn thấy mặt tôi, bà gửi các sứ giả tới. Sáng sáng, thím ba đến ngay trước bình minh để dạy tôi thêu thùa đúng cách. “Không một mũi thêu cẩu thả và vụng về nào nữa,” thím bảo, giọng vang như bạch ngọc.
Khi tôi mắc lỗi, thím bắt gỡ các mũi thêu ra và bắt đầu lại. Không có trò tiêu khiển nào và cùng với sự chỉ dạy nỗ lực của thím ba, tôi đã học. Và mỗi khi thêu xuống một mũi, tôi lại thấy đau đớn cho chàng thi nhân của mình. Ngay khi thím ba vừa ra khỏi, vú Thiệu để thím hai vào rèn tôi chơi đàn tranh.
Mặc dù có tiếng là người khoan dung nhưng thím rất nghiêm khắc với tôi. Nếu tôi phạm lỗi, thím sẽ đánh vào ngón tay tôi bằng một gióng trúc. Tiếng đàn của tôi tiến bộ nhanh đến ngạc nhiên, rõ ràng và trong trẻo hơn nhiều. Tôi tưởng tượng từng nốt nhạc bay ra ngoài cửa sổ, vượt qua mặt hồ, vẳng tới nhà chàng thi nhân, ở đó, tiếng nhạc sẽ khiến chàng nghĩ đến tôi như tôi đang nghĩ đến chàng.
“Sức mạnh lớn nhất của người đàn bà là sinh được con trai,” thím tư chỉ bảo. “Nó cho ta quyền uy, nhưng đồng thời cũng có thể lấy thứ ấy đi. Nếu sinh con trai cho chồng, cháu sẽ ngăn anh ta không vào những chốn hoan lạc trên hồ hay mang tỳ thiếp về. Hãy nhớ rằng người phụ nữ tiết hạnh là người không tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Đó là lý do tại sao cháu ở đây.” Tôi lắng nghe điều thím nói. Nhưng thím chẳng nói gì với tôi về đêm động phòng hay làm thế nào tôi có thể mây mưa với ai đó mà tôi không yêu, không mến hay không hiểu. Tôi không ngừng tưởng tượng những giờ khắc trước lúc ấy: mẹ, các thím và các em họ tắm gội và vận đồ cưới cho tôi; họ sẽ giấu trong tấm váy lót tôi mặc sát mình năm hạt ngũ cốc, một miếng thịt và tim lợn; mọi người sẽ rơi lệ khi tôi được dẫn ra kiệu hoa; tôi sẽ bước qua ngưỡng cửa Ngô gia và thả rơi tấm váy lót đó cùng những vật giấu bên trong xuống sàn để đảm bảo có thể mau chóng và dễ dàng sinh được con trai; rồi được dẫn tới phòng tân hôn.
Những suy nghĩ này, từng khiến tôi ngập tràn mong chờ hạnh phúc, giờ đây khiến tôi muốn trốn chạy. Sự thực rằng tôi không có cách nào thoát khỏi số phận khiến tôi cảm thấy còn tồi tệ hơn. Sau bữa tối, thím năm bỏ thời gian tụ tập buổi tối ở khu nhà dành cho phụ nữ để giúp tôi trau dồi thư pháp.
“Viết lách là sản phẩm của thế giới bên ngoài, thế giới của những người đàn ông,” thím bảo. “Về bản chất nó là một hoạt động cộng đồng, việc mà phụ nữ chúng ta nên tránh, nhưng cháu cần phải học để một ngày nào đó có thể giúp con trai mình học hành.” Chúng tôi viết hết vô số tờ giấy, chép các bài thơ trong Kinh Thi, luyện nét theo Bút trận đồ và họa các bài trong Nữ tứ tự kinh cho tới khi các ngón tay tôi vấy mực.
Ngoài việc hoàn thiện nét bút của tôi, các bài học của thím năm rõ ràng và giản dị: “Điều tốt nhất cháu có thể làm là noi theo gương người xưa. Thơ ca trên thế gian này là để giúp cháu thanh thản chứ không phải để làm sai lạc tâm trí, ý nghĩ và tình cảm của cháu. Hãy giữ mình tề chỉnh, nói năng dịu dàng nhưng đừng ý kiến gì cả, tắm gội siêng cần, và giữ cho tâm trí luôn hài hòa.
Bằng cách đó cháu sẽ luôn tỏ ra đức hạnh hơn người.” Tôi vâng lời theo trách nhiệm, nhưng mỗi nét bút tôi hạ xuống lại là một cái vuốt ve gửi đến chàng thi nhân ấy. Mỗi tiếng bút sột soạt là ngón tay tôi trên da thịt chàng. Mỗi chữ viết xong là một món quà gửi tới chàng trai đã xâm chiếm tâm trí tôi.
Tất cả mọi lúc, ban ngày cũng như ban đêm, khi không có thím nào ở với tôi, thì vẫn còn vú Thiệu. Giống như Liễu Nhi, bà ta ngủ trên sàn dưới chân giường. Vú ở đó khi tôi thức giấc, ở đó khi tôi đi ngoài, ở đó khi tôi học, ở đó khi tôi ngủ. Theo hướng ngược lại, tôi cũng ở với bà ta như thế, nghe bà ta ngáy, đánh rắm, ngửi hơi thở và những thứ rơi khỏi người bà xuống bô, xem bà ta gãi mông, chùi chân.
Làm việc gì bà ta cũng không ngớt lời. “Một người đàn bà, trở nên ngỗ ngược vì sách vở, mẹ tiểu thư đã nhìn ra điều này ở cô,” bà ta nói với tôi, phủ nhận đi lời dạy của các thím. “Trong tâm tưởng, tiểu thư đã đi quá xa khỏi khu nội đường này. Ngoài kia rất nguy hiểm; phu nhân muốn tiểu thư hiểu điều đó.
Hãy quên những gì tiểu thư đã học đi. Ôn Thị mẫu huấn(1) dạy chúng ta rằng đàn bà con gái chỉ nên biết vài chữ thôi, củi, gạo, cá, thịt. Những thứ ấy giúp tiểu thư cai quản gia đình. Mọi thứ khác đều rất nguy hiểm.” Khi hết cánh cửa này đến cánh cửa khác nhốt chặt tôi lại, trái tim tôi càng ngày càng rộng mở hơn.
Giấc mộng đến dạo Mẫu Đơn Đình đã khiến Lệ Nương mắc bệnh tương tư. Những lần ghé qua các đình hóng mát trong Trần phủ cũng làm tôi ốm tương tư. Tôi không kiểm soát được hành động của bản thân, quyết định xem mình sẽ sống với Ngô Nhân như thế nào sau này, nhưng còn cảm xúc của tôi thì vẫn tự do tự tại.
Tôi bắt đầu tin rằng một phần của bệnh tương tư là do xung đột giữa sự kiểm soát và khao khát. Người ta không thể kiểm soát được tình yêu. Tâm trí ta bị dằn vặt, bỡn cợt, cám dỗ và phấn khích trước sức mạnh choáng ngợp của cảm xúc, nó khiến ta cố gắng quên đi thế giới thực.
Nhưng thế giới ấy vẫn tồn tại, vì vậy, phụ nữ phải nghĩ cách khiến chồng mình hạnh phúc, bằng cách làm người vợ hiền, sinh con trai, cai quản gia đình nền nếp, và xinh đẹp để chồng mình không bị sao nhãng hoặc tới la cà với đám tỳ thiếp. Những khả năng này không phải bẩm sinh đã có.
Phụ nữ phải hấp thu chúng từ những người khác. Qua những bài học, những câu cách ngôn, những kỹ năng học được... phụ nữ được định hình... và bị kiểm soát. Mẹ kiểm soát tôi bằng những chỉ thị của mình ngay cả khi bà không muốn gặp tôi. Các thím kiểm soát tôi bằng những bài học.
Mẹ chồng tương lai sẽ kiểm soát tôi sau lễ thành thân. Những người phụ nữ đó, sẽ cùng kiểm soát từng giây phút của đời tôi, từ lúc tôi sinh ra cho đến ngày tôi chết. Ấy vậy mà trong từng nỗ lực kiểm soát, tôi lại đang nhào ra. Từng khoảnh khắc, chàng thi nhân ấy đều xâm chiếm ý nghĩ tôi, trong từng mũi thêu, tiếng đàn, từng bài tập chép.
Chàng ở trong tóc, trong mắt, trong ngón tay, trong trái tim tôi. Tôi mơ màng nghĩ xem chàng đang làm gì, nghĩ gì, nhìn gì, ngửi gì, cảm thấy gì. Tôi không sao nuốt trôi bữa ăn do những ý nghĩ về chàng. Mỗi làn gió thoảng hương hoa thổi qua cửa sổ, cảm xúc trong tôi lại dấy động. Chàng muốn một người vợ kiểu truyền thống hay một người kiểu mới, như chàng đã nhắc tới trong đêm gặp gỡ ở Vọng Nguyệt Đình? Liệu người vợ tương lai của chàng có như mong muốn không? Còn tôi thì sao? Giờ đây chuyện gì sẽ xảy đến với tôi? Ban đêm, khi ánh trăng hắt bóng lá trúc rải rác xuống mặt giường trải lụa, tôi lại day dứt trong những ý nghĩ u ám đó.
Thi thoảng, tôi trở dậy, bước qua người vú Thiệu và tới bên chiếc ngăn kéo cất giữ nhành liễu chàng thi nhân đã trao trong đêm cuối bên nhau. Tuần qua tuần, những chiếc lá rụng rời tan vụn, cho đến khi chỉ còn lại một cành khô. Trái tim bé nhỏ của tôi chan chứa đau buồn. Cùng với thời gian, tôi đã chơi đàn khá hơn, nhớ được các phép tắc và đã thuần thục hơn trong chuyện thêu thùa.
Sau hai tháng bị cấm cửa, thím ba tuyên bố, “Cháu đã sẵn sàng để làm hài tặng mẹ chồng rồi.” Tân nương nào cũng làm việc này để thể hiện lòng kính trọng, nhưng nhiều năm qua, tôi đã rất sợ hãi trước nhiệm vụ này, biết rằng việc vá may sẽ ngay lập tức bộc lộ sự kém cỏi của mình.
Giờ đây, tôi thậm chí còn kinh hoảng hơn. Dù những mũi thêu không còn làm tôi hổ thẹn hay khiến gia đình phải chuốc nhục, nhưng tôi không có cảm giác gì với người phụ nữ này và thấy chẳng cần thiết phải gây ấn tượng với bà ta. Tôi cố tưởng tượng bà là mẹ của chàng thi nhân đó.
Tôi còn biết làm gì được hơn để bảo vệ mình khỏi nỗi tuyệt vọng ấy đây? Mẹ chồng tương lai trùng tên với tôi, Mẫu Đơn, thế nên tôi lồng loài hoa đó vào hoa văn trang trí. Đó là mẫukhó nhất. Tôi dành hàng giờ cho mỗi cánh hoa, mỗi chiếc lá cho đến khi đôi hài được hoàn tất một tháng sau đó.
Tôi đưa nó cho thím ba xem. “Hoàn hảo,” thím khen, và đó là sự thật. Có lẽ tôi đã không dệt bằng những món tóc của mình hay làm chúng duyên dáng như thím, nhưng so với bất cứ chuẩn mực nào khác thì chúng tuyệt vời. “Cháu có thể gói vào được rồi.” Ngày mùng chín tháng Chín, khi chúng tôi tưởng niệm nàng Tía nàng đã bị mẹ chồng đối xử tàn tệ đến nỗi phải treo cổ trong căn nhà tiêu mà hàng ngày nàng phải dọn dẹp, thì cửa phòng tôi mở ra và mẹ bước vào.
Tôi cúi người thấp xuống để tỏ ra lễ phép rồi đứng yên, tay chắp trước người, mắt nhìn xuống. “Ôi chao! Trông con...!” Sự kinh ngạc trong giọng mẹ khiến tôi liếc nhìn lên. Bà hẳn vẫn còn giận dữ với tôi vì vẻ mặt bà trông khá lúng túng. Nhưng mẹ đã hoàn thiện nghệ thuật che giấu cảm xúc, nên nét mặt bà đã mau chóng bình thản lại.
“Những món quà dẫn cưới cuối cùng đã tới rồi. Có lẽ con thích xem trước khi người ta cất chúng đi. Nhưng ta mong con...” “Xin mẹ đừng lo. Con thay đổi rồi ạ.” “Ta thấy điều đó,” bà bảo, nhưng tôi không thấy niềm vui trong giọng bà. Chẳng những vậy, tôi thấy sự lo âu.
“Nào. Tới xem đi. Rồi ta muốn con cùng chúng ta ăn điểm tâm.” Khi rời khỏi căn buồng, một sợi chỉ xuyên suốt các cảm xúc của tôi với nhau. Nỗi cô đơn, thất vọng và tình yêu kiên định dành cho chàng thi nhân. Tôi đã học cách trút nỗi buồn của mình qua tiếng thở dài. Tôi theo mẹ tới An Tọa Đường, giữ một khoảng cách để tỏ lòng kính trọng.
Lễ vật dẫn cưới được mang đến nhà chúng tôi trong những chiếc rương sơn mài trông như quan tài kính. Gia đình tôi đã nhận được những thứ lễ vật thường thấy: lụa và gấm, vàng, nữ trang, đồ gốm sứ, bánh, sủi cảo, rượu và thịt lợn. Vài món trong đó để dành riêng cho tôi; phần lớn là cho hòm bạc của cha.
Các chú tôi nhận được những khoản lì xì rất hậu hĩ. Đây là bằng chứng vật chất rằng hôn lễ của tôi chẳng bao lâu nữa sẽ diễn ra. Tôi véo sống mũi để ngăn mình không khóc. Khi đã làm chủ được cảm xúc, tôi nở một nụ cười lặng lẽ. Cuối cùng, tôi đã được ra khỏi căn buồng cấm túc và mẹ đang quan sát xem có cử chỉ nào vượt ngoài khuôn khổ hay không.
Tôi phải thận trọng. Mắt tôi dừng lại trên một gói bọc lụa điều. Tôi liếc nhìn mẹ và bà gật đầu để tôi biết mình có thể mở nó. Tôi lật các nếp gấp ra. Bên trong là một bộ hai tập MẫuĐơn Đình. Đó là bản duy nhất tôi chưa có, bản do Thang Hiền Tổ đích thân xuất bản.
Tôi mở bức thư ngắn kèm theo bộ sách. Đồng yêu mến, chị mong được cùng em thức khuya, uống trà và chuyện trò về vở kịch này. Chữ ký dưới thư là của chị dâu chồng tương lai của tôi. Chị ấy đã về sống ở Ngô gia. Khoản dẫn cưới cũng khá, nhưng món quà này bảo tôi rằng ít nhất cũng có một người có thể bầu bạn cùng tôi trong khu nhà nội đường của Ngô gia.
“Con được giữ không ạ?” tôi hỏi mẹ. Lông mày bà nhíu lại và tôi tưởng bà sẽ khước từ. “Cất về buồng rồi đến ngay Xuân Đình nhé. Con cần phải ăn.” Tôi áp chặt tập sách vào ngực, bước chầm chậm về buồng và đặt chúng lên giường. Rồi vâng lời mẹ, tôi tới Xuân Đình.
Tôi đã bị nhốt hai tháng, và tôi nhìn căn phòng cùng mọi người bằng con mắt mới. Cảm giác căng thẳng vẫn sôi sục giữa các thím, các em họ, mẹ tôi với những người phụ nữ không có mặt sáng nay, những người thiếp và con gái họ. Nhưng vì đã vắng mặt một thời gian nên tôi thấy và cảm nhận một làn sóng ngầm mà tôi chưa bao giờ nhận ra một cách đầy đủ trước đây.
Người đàn bà nào cũng mong có bầu ít nhất mười lần trong đời. Đàn bà trong Trần phủ khó mang bầu và khi đã có thì họ dường như không thể sinh con trai. Gánh nặng không có con trai đè lên mọi người. Cứ tưởng các tỳ thiếp sẽ cứu dòng tộc đang suy vong, nhưng mặc dầu chúng tôi nuôi họ ăn, cho họ quần áo và nhà ở, cũng chẳng ai sinh được con trai.
Theo lẽ tự nhiên, họ không được phép ăn điểm tâm cùng chúng tôi, nhưng dù sao họ vẫn ở cùng chúng tôi. Các em họ dường như có một thái độ mới mẻ với tôi. Chổi, con bé đã sắp đặt để tôi bị nhốt, gắp mấy chiếc bánh bao cho tôi. Liên rót trà và đưa cho tôi bát cháo đã được nêm cá muối và hành tươi của nó.
Các thím đến chào mừng sự trở lại của tôi bằng bộ mặt tươi cười và giục tôi ăn. Nhưng tôi không ăn một miếng nào. Tôi phớt lờ ngay cả món bánh bao nhân đậu đãi mà vú Thiệu đưa từ bàn mẹ tới. Khi bữa ăn kết thúc, chúng tôi chuyển đến Liên Khai Đường. Mọi người chia thành các nhóm nhỏ: thêu thùa, vẽ tranh và viết thư pháp, có cả nhóm đọc thơ.
Những người tỳ thiếp tới, họ hôn nhẹ lên má tôi, tỏ vẻ vui sướng, và bẹo má tôi cho ửng lên. Chỉ còn hai trong số những người thiếp của ông nội tôi còn sống và họ đã rất già. Phấn thoa mặt làm nổi bật những nếp nhăn của họ. Đồ trang điểm tóc không làm họ trông trẻ hơn mà chỉ làm nổi bật màu bạc trắng.
Eo họ đã bạnh ra, nhưng bàn chân họ vẫn nhỏ nhắn và xinh đẹp như vào những đêm ông nội tôi đã xoa dịu tâm trí mình bằng cách nắm những vật mong manh đó trong tay. “Trông cháu càng ngày càng giống bà nội,” người thiếp được ông nội tôi sủng ái nói. “Cháu cũng tốt bụng và đôn hậu như bà ấy,” người còn lại thêm vào.
“Đến thêu thùa cùng bọn ta đi,” người thứ nhất nói tiếp. “Hay là việc gì khác cũng được. Bọn ta rất vui nếu có cháu bầu bạn, hãy làm bất cứ điều gì cháu muốn. Xét cho cùng, ở trong căn phòng này, mọi người đều là chị em mà. Lúc bọn ta đang trốn bọn Mãn Châu ở Dương Châu, bà nội cháu đã rất rõ ràng về điểm này.” “Bà dõi theo tương lai của cháu từ thế giới bên kia,” người ít tuổi hơn nói bằng giọng khúm núm.
“Bọn ta đã thay mặt cháu cầu khấn bà phù hộ.” Sau nhiều tuần cô quạnh, sự huyên thuyên và đua tranh ẩn sau việc thêu thùa, viết thư pháp và đọc thơ đã bộc lộ với tôi cảnh ảm đạm vô hình của những phụ nữ sống trong Trần phủ. Tôi cảm thấy nước mắt tụ lại từ nỗ lực trong việc cố gắng làm một đứa con gái ngoan, trong việc lắng nghe và bảo vệ mình trước sự quan tâm giả tạo của họ và trong việc nhận ra rằng đời tôi là thế.
Nhưng tôi không thể chống lại mẹ. Tôi muốn đắm chìm trong cảm xúc. Tôi muốn chôn mình trong những ý nghĩ về tình yêu. Tôi không có cách trốn chạy khỏi cuộc hôn nhân ấy, nhưng có lẽ bằng cách đọc, viết và tưởng tượng, tôi có thể thoát khỏi nó giống như tôi đang làm ở nhà mình.
Tôi không phải đàn ông và chẳng bao giờ có thể đua tranh với họ trong nghiệp bút nghiên. Tôi không có tham vọng viết một bài bát cồ văn(1)_, kể cả nếu tôi có thể tham gia khoa cử. Nhưng tôi có một lượng tri thức nhất định, những gì tôi đã học lúc ngồi trong lòng cha từ khi còn là một bé gái và sau này khi ông đưa cho tôi những kinh sách, thơ ca để học.
Đó là điều mà hầu hết các cô gái không có, và tôi sẽ dùng chúng để cứu mình. Tôi sẽ không làm thơ về bướm và hoa. Tôi phải tìm ra thứ gì đó không chỉ có ý nghĩa với tôi mà còn nâng đỡ tôi trong phần đời còn lại. Ngàn năm trước, nhà thơ Hàn Dũ_(1) đã viết, “Đại phàm, vật bất đắc kỳ bình, tắc minh.
_(2)” Ông so sánh nhu cầu thể hiện cảm xúc của con người với sức mạnh tự nhiên thôi thúc cỏ cây xào xạc trong gió hay kim loại leng keng khi va đập. Ngay sau đó, tôi nhận ra điều mình sẽ làm. Đó là việc tôi đã làm nhiều năm rồi. Thế giới bên ngoài bị tước bỏ, tôi sẽ dành đời mình để tìm vào nội tâm và xúc cảm của tôi sẽ trở nên tinh tế.
Chàng thi nhân ấy muốn biết suy nghĩ của tôi về Thất tình; giờ tôi sẽ tìm tất cả những đoạn trong Mẫu Đơn Đình thể hiện những xúc cảm đó. Tôi sẽ nhìn vào nội tâm mình, rồi viết ra, không phải những gì các nhà phê bình đã nói, cũng không phải những gì các thím của tôi thường bàn, mà là cách tôi tự cảm nhận về những cảm xúc ấy.
Tôi sẽ hoàn tất công trình này đúng dịp hôn lễ, để có thể tới nhà Ngô Nhân với thứ gì đó mãi nhắc nhở mình về ba đêm tình yêu ở bên chàng thi nhân. Công trình của tôi sẽ là sự cứu rỗi trong những năm tháng u ám sắp đến. Có thể tôi sẽ bị giam chân ở nhà chồng song tâm trí tôi sẽ lang thang tới Vọng Nguyệt Đình, ở nơi ấy, tôi có thể gặp lại chàng thi nhân của mình mà không sợ bị quấy nhiễu hay bắt gặp.
Chàng thi nhân của tôi sẽ chẳng bao giờ đọc nó, nhưng tôi luôn có thể tưởng tượng ra cảnh mình đưa nó cho chàng, khi ấy, tôi sẽ khỏa thân nằm trên giường chàng, phơi bày cả con tim cùng khối óc. Tôi bất ngờ đứng dậy làm chiếc ghế đổ vật xuống sàn. Tiếng động khiến cả đám đàn bà con gái quay sang nhìn chằm chằm vào tôi.
Tôi thấy cách họ che giấu sự ghen ghét sau những khuôn mặt xinh đẹp toát lên vẻ lo lắng và quan tâm giả tạo. “Đồng,” mẹ gọi tôi bằng cái tên mới. Tôi thấy đầu mình như có kiến bò bên trong nhưng vẫn cố gắng kìm chế nét mặt mình. “Thưa mẹ, con có thể tới thư phòng cha không ạ?” “Ông ấy không ở đó đâu.
Ông ấy lên kinh rồi.” Tin này làm tôi choáng váng. Ông đã không trở lại kinh thành từ khi người Mãn Châu tiếp quản đất nước. “Kể cả nếu ông ấy có ở đó,” bà tiếp tục, “ta cũng không cho phép. Ông ấy gây ảnh hưởng xấu đến con. Ông ấy nghĩ rằng con gái nên biết về Hiểu Khánh.
Ôi, hãy xem những bài học kiểu đó đã mang lại cho con cái gì.” Bà nói trước mặt mọi phụ nữ sống trong Trần phủ. Bà đã coi thường và khinh rẻ tôi như thế đấy. “Đại biến đã qua rồi. Chúng ta phải nhớ chúng ta là ai: đàn bà phải ở trong nội đường, chứ không lang thang ngoài hoa viên.” “Con chỉ đến tìm cái này thôi ạ,” tôi nói.
“Mẹ cho phép con đi. Con sẽ trở lại sớm thôi.” “Ta sẽ đi cùng con. Để ta dắt tay con.” “Thưa mẹ, con khỏe mà. Thật đấy ạ. Con sẽ trở lại ngay.” Hầu như mọi điều tôi nói với mẹ là dối trá, nhưng dù sao bà vẫn để tôi đi. Tôi rời Liên Khai Đường, cảm thấy đầu óc váng vất, và đi thơ thẩn qua các hành lang cho tới khi có thể bước ra ngoài vào khuôn viên.
Giờ đang là tháng Chín. Hoa đã héo tàn, những cánh hoa tội nghiệp rụng rơi lả tả. Lũ chim đã thiên di tới vùng ấm áp hơn. Với những cảm xúc xuân tình dào dạt trong lòng, thật đau đớn khi trông thấy thứ gợi nhắc đến sự mong manh của tuổi xuân, cuộc đời và nhan sắc. Khi đến bờ ao, tôi khuỵu gối xuống để có thể nhìn bóng mình trên mặt nước trong vắt.
Tương tư đã khiến khuôn mặt tôi gầy gò xanh xao. Người tôi trông bớt săn chắc như thể nó không còn mang được sức nặng của tấm áo dài. Vòng vàng treo lỏng lẻo trên cổ tay. Ngay cả những chiếc trâm ngọc cũng dường như quá nặng so với khung người nhẹ bỗng. Liệu chàng thi nhân ấy có nhận ra tôi nếu chàng thấy tôi lúc này? Tôi đứng lên, nấn ná chốc lát để nhìn bóng mình lần cuối rồi lần bước tới khi trở lại hành lang.
Tôi bước ra cổng trước. Hơn mười sáu năm qua tôi đã tới đây nhiều lần nhưng chưa bao giờ bước qua hay được khiêng qua ngưỡng cửa. Điều đó sẽ chỉ xảy ra trong ngày tôi thành thân. Tôi lướt các ngón tay trên bề mặt cánh cổng. Cha từng giải thích với tôi rằng chúng tôi có một cái phong hỏa môn.
Mặt hướng ra bên ngoài được làm toàn bằng gỗ. Nó bảo vệ chúng tôi khỏi thời tiết, cũng che chở chúng tôi trước ma quỷ và trộm cướp bằng cách lừa chúng tưởng rằng chẳng có gì quan trọng và thú vị ở phía trong. Mặt trong cổng được ốp đá mài nhẵn để bảo vệ chúng tôi khỏi hỏa hoạn và cho chúng tôi thêm sức mạnh chống lại mọi tai ương có thể xâm nhập vào hoa viên.
Chạm vào những phiến đá đó giống như chạm vào phần âm lạnh lẽo của thế gian. Từ chỗ đó, tôi tới từ đường cúng bà nội, đốt nhang và cầu bà phù hộ cho tôi mạnh mẽ. Cuối cùng tôi tới thư phòng cha. Khi bước vào trong, tôi có thể thấy rằng cha đã vắng mặt một thời gian.
Tôi không ngửi thấy mùi thuốc lá sợi hay trầm hương thoảng trong không khí. Chiếc khay đựng đá lạnh mùa hè đã được đem đi nhưng lò than không được mang vào để sưởi ấm căn phòng trong cái giá lạnh mùa thu. Trên hết, tinh thần của ông đã biến mất, không chỉ trong căn phòng này, mà trong cả Trần phủ nữa.
Ông là người quan trọng nhất trong Trần phủ. Thế nào mà tôi lại không nhận ra sự vắng mặt của ông, dù ở trong buồng một mình? Tôi bước đến chỗ mấy giá sách và lựa những tập thơ, những tập sách về lịch sử, thần thoại và tín ngưỡng hay nhất mà tôi có thể tìm thấy. Tôi đi đi lại lại ba lượt để chuyển sách về buồng mình.
Sau đó, tôi trở lại thư phòng và ngồi một lúc trên mép trường kỷ của cha, nghĩ xem liệu tôi có thể cần gì nữa. Cuối cùng, tôi chọn ba cuốn sách khác trong chồng sách để ở góc rồi rời thư phòng trở về buồng mình. Tôi bước vào và lần này đòng cửa lại một cách tự nguyện. .
Nhưng hơn hết, tôi chỉ là một cô gái u sầu bị nhốt trong buồng không có ai trò chuyện. Cả Liễu Nhi cũng bị cấm, trừ lúc mang đồ ăn và nước sạch cho tôi tắm gội. Tôi ở bên cửa sổ hàng giờ, nhưng tầm nhìn của tôi bị hạn chế trong một khoảng trời nho nhỏ phía trên và mảnh sân trong phía dưới.
Tôi đọc lướt qua những bản Mẫu Đơn Đình của mình. Tôi tìm hồi “Kinh Mộng”, cố gắng giải đoán điều mà Mộng Mai và Lệ Nương đã làm cùng nhau trong hòn non bộ. Chốc chốc, tôi lại nghĩ đến người lạ. Những cảm xúc tràn đầy trong ngực thấm đẫm niềm khao khát của tôi và làm đầu óc tôi trống rỗng.
Tôi ngẫm ngợi miên man về việc làm thế nào để giữ gìn được tình cảm của mình khi ra khỏi buồng này. Một buổi sáng, sau một tuần tôi bị giam giữ, Liễu Nhi mở cửa, bước khe khẽ vào đặt xuống chiếc khay đựng trà và bát cháo điểm tâm. Tôi nhớ cảm giác khi có nó bầu bạn, nhớ cách nó chăm sóc mình, chải tóc, giặt giũ và bó chân cho tôi, cách nó trò chuyện để bầu không khí giữa chúng tôi bớt tẻ nhạt.
Những ngày vừa qua, nó rất lặng lẽ khi mang đồ ăn đến, nhưng giờ, nó lại mỉm cười bằng một vẻ mà tôi chưa từng thấy trước đây. Nó rót trà, quỳ xuống ngước nhìn thẳng vào mắt tôi, chờ tôi đặt câu hỏi. “Kể cho ta chuyện gì đã xảy ra đi,” tôi bảo, thầm mong rằng mẹ đã quyết định thả tôi ra hay bà sẽ cho Liễu Nhi ở chung với tôi trở lại.
“Khi Trần lão gia sai em đóng vai Xuân Hương, em đồng ý, với hy vọng rằng một trong những khán giả sẽ thấy em, đến gặp cha tiểu thư và hỏi xem ông có bán em không,” nó trả lời, mắt sáng lên vì vui sướng. “Tối qua đã có lời ướm hỏi và cha tiểu thư đã đồng ý. Chiều nay em sẽ dọn đi.” Tôi cảm thấy như Liễu Nhi vừa tát vào mặt mình.
Có nằm mơ tôi cũng không thể nào đoán được hay nghĩ đến chuyện này. “Nhưng em thuộc về ta cơ mà!” “Thật ra, cho đến tận hôm qua em vẫn còn là tài sản của cha tiểu thư. Kể từ hôm nay, em thuộc về Quan lão gia.” Nụ cười của nó khi nói chuyện này đã tháo tung khối giận dữ trong tôi.
“Em không được đi. Em không thể nào muốn đi được.” Khi Liễu Nhi không đáp lại, tôi biết là nó thật sự muốn đi. Nhưng sao lại thế được? Nó là a hoàn và người bầu bạn của tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ về xuất thân của nó hay cớ sao nó trở thành a hoàn của mình, nhưng tôi vẫn luôn tin rằng nó là của tôi.
Nó là một phần trong cuộc sống thường ngày của tôi, như chiếc bô trong phòng vậy. Nó ở chân giường khi tôi ngủ; nó là người đầu tiên tôi gặp lúc tỉnh dậy. Nó nhóm lò than trước khi tôi mở mắt và mang nước nóng cho tôi tắm. Tôi đã nghĩ nó sẽ đi cùng khi tôi về nhà chồng. Cứ tưởng là nó sẽ chăm sóc tôi khi tôi mang bầu và sinh con trai.
Vì nó cũng tầm tuổi tôi, tôi đã nghĩ rằng nó sẽ ở bên mình cho tới khi tôi chết. “Hàng đêm khi tiểu thư ngủ, em nằm trên sàn dùng khăn tay che nước mắt,” nó thú nhận. “Trong nhiều năm, em đã mong cha tiểu thư bán em đi. Nếu em may mắn, chủ mới sẽ lấy em làm thiếp.” Nó ngừng lại, cân nhắc và rồi nói thêm bằng giọng rất thực tế, “Thiếp thứ hai, thứ ba hay thứ tư cũng được.” Chuyện a hoàn của mình có những khao khát thế này khiến tôi bàng hoàng.
Nó vượt xa tôi trong những suy nghĩ, những khao khát. Nó xuất thân từ thế giới bên ngoài hoa viên của chúng tôi, cái thế giới bỗng dưng ám ảnh tôi, và tôi chưa từng hỏi nó về thế giới ấy. “Sao em có thể cư xử thế với ta? Lòng biết ơn của em ở đâu vậy?” Nụ cười của nó biến mất.
Liễu Nhi không trả lời vì không muốn hay vì nó không cảm thấy mình thuộc về tôi? “Em biết ơn nhà tiểu thư đã mang em về đây,” nó thừa nhận. Gương mặt nó khá xinh xắn, nhưng lúc đó tôi thấy nó ghét tôi nhiều đến mức nào, và có lẽ nó đã ghét tôi trong nhiều năm rồi. “Giờ em có thể sống cuộc đời khác, chứ không phải cuộc đời của một ả tỳ thiếp mà từ khi sinh ra em đã bị định đoạt.” “Nhà em quê ở Dương Châu, nơi ông nội tiểu thư tạ thế,” nó tiếp tục.
“Giống như rất nhiều gia đình khác, nhà em cũng phải hứng chịu tai ương. Những người đàn bà già cả và xấu xí bị giết hại cùng với đàn ông trong nhà. Những người phụ nữ như mẹ em bị đem bán như bán cá muối, bỏ trong bao tải, tính theo cân. Chủ mới của mẹ em là một tay lái buôn.
Em là đứa con gái thứ tư bị bán đi. Từ đó, đời em như chiếc lá trong gió vậy.” Tôi lắng nghe. “Tay buôn bán tỳ thiếp nô tỳ ấy bó chân cho em và dạy em đọc, ca hát, thêu thùa và thổi tiêu,” nó kể tiếp. “Ở mặt đó của cuộc đời thì em không khác gì tiểu thư nhưng ở những mặt còn lại thì rất khác biệt.
Những người đó nuôi bọn con gái thay vì trồng trọt mùa màng.” Nó cúi đầu xuống và len lén liếc nhìn tôi. “Thu qua, xuân đến. Họ lẽ ra đã có thể giữ em cho tới khi em đủ lớn để bán vào làng chơi, chứ không bán hạ giá thừa thãi ngoài chợ. Nhưng họ phải thu hoạch chút mùa màng.
Một hôm, họ cho em mặc quần áo đỏ, đánh phấn trắng lên mặt em, rồi mang ra chợ. Cha tiểu thư đã khám răng em, cầm chân em lên; ông xoa nắn người em.” “Cha không làm thế.” “Ông đã làm thế và em rất xấu hổ. Ông mua em bằng mấy súc vải. Những năm qua, em đã hy vọng cha tiểu thư sẽ lấy em làm thiếp thứ tư và em có thể sinh cho ông cậu con trai mà mẹ tiểu thư và những tỳ thiếp khác không thể.” Ý nghĩ đó làm dạ tôi quặn thắt lại.
“Hôm nay em sẽ tới chỗ người chủ thứ ba,” nó với giọng không chút biểu cảm. Cha tiểu thư đã đổi em lấy thịt lợn và tiền. Đó là một thỏa thuận hời và ông lấy làm vui vì điều đó. Đổi lấy thịt lợn ư? Tôi sắp được gả đi, đổi lấy những món dẫn cưới, có cả thịt lợn trong những món ấy.
Có lẽ, xét cho cùng, Liễu Nhi và tôi không khác gì nhau cả. Chẳng ai trong chúng tôi có quyền nêu ý kiến về tương lai của mình. “Em vẫn còn trẻ,” Liễu Nhi nói. “Em có thể bị chuyền tay nữa nếu em không sinh được con trai hay không còn làm chủ nhân vừa ý. Tay buôn phụ nữ kia dạy em rằng mua thiếp cũng như thêm cây vào vườn.
Một số cây sinh trái, một số cây sinh bóng mát, một số cây để vui mắt. Em chỉ mong rằng mình sẽ không bị nhổ đi và lại bị bán một lần nữa.” “Em giống như nàng Hiểu Khánh vậy,” tôi ngạc nhiên thốt lên. “Em không có nhan sắc hay tài năng như nàng. Nhưng em hy vọng tương lai mình sẽ tốt hơn, và mong rằng ở kiếp sau em sẽ không sinh ra tại Dương Châu.” Đây là lần đầu tiên tôi hiểu ra sự thật rằng cuộc sống của tôi bên trong tường bao của trang viên nhà mình không giống chút nào với những cô gái ở thế giới bên ngoài.
Những điều kinh khủng và khiếp đảm đang xảy ra ngoài kia. Chuyện này được giữ kín với tôi, tôi biết ơn điều đó nhưng cũng lấy làm tò mò. Bà nội tôi đã ở ngoài kia và giờ đây bà được thờ cúng như một người tuẫn đạo. Liễu Nhi xuất thân từ ngoài kia và tương lai nó đã được sắp đặt như tương lai của tôi: Làm người đàn ông của đời mình hạnh phúc, sinh con trai và nổi trội về công dung ngôn hạnh.
“Em sắp đi rồi,” Liễu Nhi bất ngờ nói khi nó đứng thẳng lên. “Khoan đã.” Tôi đứng dậy, đi tới bên chiếc tủ và mở ngăn kéo ra. Tôi lướt ngón tay qua những món nữ trang của mình, tìm thứ nào đó không tầm thường quá, cũng không quý giá quá. Tôi dừng lại ở một chiếc trâm bằng lông chim bói cá xanh tạo hình phượng hoàng sải cánh, đuôi chim uốn lượn một cách thanh nhã phía sau.
Tôi đặt nó vào tay Liễu Nhi. “Để cài khi em gặp chủ nhân mới nhé.” “Đa tạ tiểu thư,” nó nói rời khỏi căn buồng. Không đầy hai phút sau, vú Thiệu, vú già của tôi và cũng là nhũ mẫutrưởng nhà tôi, bước vào. “Từ bây giờ, tôi sẽ chăm nom cho tiểu thư.” Tôi không thể nhận được tin nào tồi tệ hơn.
Mẹ đã lên kế hoạch cho tôi và vú Thiệu, và bắt chúng tôi đảm bảo rằng nó sẽ được thực hiện. Bây giờ vú Thiệu sống luôn trong buồng tôi. “Tiểu thư Đồng, tiểu thư sẽ chỉ chuẩn bị cho hôn lễ thôi chứ không làm gì nữa,” vú Thiệu thông báo và điều đó đã là chắc chắn.
Nghe cái tên mới ấy, tôi thầm rùng mình vì thất vọng. Vị trí của tôi trên thế gian này đã được chỉ định; bằng việc tên tôi đã được đổi từ một người con gái thành một người vợ, một người con dâu. Trong bảy tuần kế tiếp, vú Thiệu mang đồ ăn tới nhưng dạ dày tôi đã trở thành một vực sâu thống khổ và tôi lờ đi không ăn hay bướng bỉnh đẩy ra.
Thời gian trôi đi, thân hình tôi đã đổi thay rõ rệt. Váy tôi mặc bắt đầu bám vào hông chứ không bám vào eo, áo dài của tôi trở nên thùng thình lỏng lẻo. Mẹ không tới thăm tôi một lần nào. “Bà thất vọng vì tiểu thư,” hằng ngày, vú Thiệu nhắc nhở tôi điều ấy. “Làm sao mà tiểu thư lại do bà sinh ra cơ chứ? Tôi đã bảo bà rằng con gái hư là chuyện thường tình.” Tôi thông làu kinh sách nhưng không hợp với mẹ.
Việc của bà là kiểm soát tôi và chứng kiến tôi được gả vào một gia đình tử tế. Mặc dầu vẫn không muốn thấy mặt tôi, bà gửi các sứ giả tới. Sáng sáng, thím ba đến ngay trước bình minh để dạy tôi thêu thùa đúng cách. “Không một mũi thêu cẩu thả và vụng về nào nữa,” thím bảo, giọng vang như bạch ngọc.
Khi tôi mắc lỗi, thím bắt gỡ các mũi thêu ra và bắt đầu lại. Không có trò tiêu khiển nào và cùng với sự chỉ dạy nỗ lực của thím ba, tôi đã học. Và mỗi khi thêu xuống một mũi, tôi lại thấy đau đớn cho chàng thi nhân của mình. Ngay khi thím ba vừa ra khỏi, vú Thiệu để thím hai vào rèn tôi chơi đàn tranh.
Mặc dù có tiếng là người khoan dung nhưng thím rất nghiêm khắc với tôi. Nếu tôi phạm lỗi, thím sẽ đánh vào ngón tay tôi bằng một gióng trúc. Tiếng đàn của tôi tiến bộ nhanh đến ngạc nhiên, rõ ràng và trong trẻo hơn nhiều. Tôi tưởng tượng từng nốt nhạc bay ra ngoài cửa sổ, vượt qua mặt hồ, vẳng tới nhà chàng thi nhân, ở đó, tiếng nhạc sẽ khiến chàng nghĩ đến tôi như tôi đang nghĩ đến chàng.
“Sức mạnh lớn nhất của người đàn bà là sinh được con trai,” thím tư chỉ bảo. “Nó cho ta quyền uy, nhưng đồng thời cũng có thể lấy thứ ấy đi. Nếu sinh con trai cho chồng, cháu sẽ ngăn anh ta không vào những chốn hoan lạc trên hồ hay mang tỳ thiếp về. Hãy nhớ rằng người phụ nữ tiết hạnh là người không tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Đó là lý do tại sao cháu ở đây.” Tôi lắng nghe điều thím nói. Nhưng thím chẳng nói gì với tôi về đêm động phòng hay làm thế nào tôi có thể mây mưa với ai đó mà tôi không yêu, không mến hay không hiểu. Tôi không ngừng tưởng tượng những giờ khắc trước lúc ấy: mẹ, các thím và các em họ tắm gội và vận đồ cưới cho tôi; họ sẽ giấu trong tấm váy lót tôi mặc sát mình năm hạt ngũ cốc, một miếng thịt và tim lợn; mọi người sẽ rơi lệ khi tôi được dẫn ra kiệu hoa; tôi sẽ bước qua ngưỡng cửa Ngô gia và thả rơi tấm váy lót đó cùng những vật giấu bên trong xuống sàn để đảm bảo có thể mau chóng và dễ dàng sinh được con trai; rồi được dẫn tới phòng tân hôn.
Những suy nghĩ này, từng khiến tôi ngập tràn mong chờ hạnh phúc, giờ đây khiến tôi muốn trốn chạy. Sự thực rằng tôi không có cách nào thoát khỏi số phận khiến tôi cảm thấy còn tồi tệ hơn. Sau bữa tối, thím năm bỏ thời gian tụ tập buổi tối ở khu nhà dành cho phụ nữ để giúp tôi trau dồi thư pháp.
“Viết lách là sản phẩm của thế giới bên ngoài, thế giới của những người đàn ông,” thím bảo. “Về bản chất nó là một hoạt động cộng đồng, việc mà phụ nữ chúng ta nên tránh, nhưng cháu cần phải học để một ngày nào đó có thể giúp con trai mình học hành.” Chúng tôi viết hết vô số tờ giấy, chép các bài thơ trong Kinh Thi, luyện nét theo Bút trận đồ và họa các bài trong Nữ tứ tự kinh cho tới khi các ngón tay tôi vấy mực.
Ngoài việc hoàn thiện nét bút của tôi, các bài học của thím năm rõ ràng và giản dị: “Điều tốt nhất cháu có thể làm là noi theo gương người xưa. Thơ ca trên thế gian này là để giúp cháu thanh thản chứ không phải để làm sai lạc tâm trí, ý nghĩ và tình cảm của cháu. Hãy giữ mình tề chỉnh, nói năng dịu dàng nhưng đừng ý kiến gì cả, tắm gội siêng cần, và giữ cho tâm trí luôn hài hòa.
Bằng cách đó cháu sẽ luôn tỏ ra đức hạnh hơn người.” Tôi vâng lời theo trách nhiệm, nhưng mỗi nét bút tôi hạ xuống lại là một cái vuốt ve gửi đến chàng thi nhân ấy. Mỗi tiếng bút sột soạt là ngón tay tôi trên da thịt chàng. Mỗi chữ viết xong là một món quà gửi tới chàng trai đã xâm chiếm tâm trí tôi.
Tất cả mọi lúc, ban ngày cũng như ban đêm, khi không có thím nào ở với tôi, thì vẫn còn vú Thiệu. Giống như Liễu Nhi, bà ta ngủ trên sàn dưới chân giường. Vú ở đó khi tôi thức giấc, ở đó khi tôi đi ngoài, ở đó khi tôi học, ở đó khi tôi ngủ. Theo hướng ngược lại, tôi cũng ở với bà ta như thế, nghe bà ta ngáy, đánh rắm, ngửi hơi thở và những thứ rơi khỏi người bà xuống bô, xem bà ta gãi mông, chùi chân.
Làm việc gì bà ta cũng không ngớt lời. “Một người đàn bà, trở nên ngỗ ngược vì sách vở, mẹ tiểu thư đã nhìn ra điều này ở cô,” bà ta nói với tôi, phủ nhận đi lời dạy của các thím. “Trong tâm tưởng, tiểu thư đã đi quá xa khỏi khu nội đường này. Ngoài kia rất nguy hiểm; phu nhân muốn tiểu thư hiểu điều đó.
Hãy quên những gì tiểu thư đã học đi. Ôn Thị mẫu huấn(1) dạy chúng ta rằng đàn bà con gái chỉ nên biết vài chữ thôi, củi, gạo, cá, thịt. Những thứ ấy giúp tiểu thư cai quản gia đình. Mọi thứ khác đều rất nguy hiểm.” Khi hết cánh cửa này đến cánh cửa khác nhốt chặt tôi lại, trái tim tôi càng ngày càng rộng mở hơn.
Giấc mộng đến dạo Mẫu Đơn Đình đã khiến Lệ Nương mắc bệnh tương tư. Những lần ghé qua các đình hóng mát trong Trần phủ cũng làm tôi ốm tương tư. Tôi không kiểm soát được hành động của bản thân, quyết định xem mình sẽ sống với Ngô Nhân như thế nào sau này, nhưng còn cảm xúc của tôi thì vẫn tự do tự tại.
Tôi bắt đầu tin rằng một phần của bệnh tương tư là do xung đột giữa sự kiểm soát và khao khát. Người ta không thể kiểm soát được tình yêu. Tâm trí ta bị dằn vặt, bỡn cợt, cám dỗ và phấn khích trước sức mạnh choáng ngợp của cảm xúc, nó khiến ta cố gắng quên đi thế giới thực.
Nhưng thế giới ấy vẫn tồn tại, vì vậy, phụ nữ phải nghĩ cách khiến chồng mình hạnh phúc, bằng cách làm người vợ hiền, sinh con trai, cai quản gia đình nền nếp, và xinh đẹp để chồng mình không bị sao nhãng hoặc tới la cà với đám tỳ thiếp. Những khả năng này không phải bẩm sinh đã có.
Phụ nữ phải hấp thu chúng từ những người khác. Qua những bài học, những câu cách ngôn, những kỹ năng học được... phụ nữ được định hình... và bị kiểm soát. Mẹ kiểm soát tôi bằng những chỉ thị của mình ngay cả khi bà không muốn gặp tôi. Các thím kiểm soát tôi bằng những bài học.
Mẹ chồng tương lai sẽ kiểm soát tôi sau lễ thành thân. Những người phụ nữ đó, sẽ cùng kiểm soát từng giây phút của đời tôi, từ lúc tôi sinh ra cho đến ngày tôi chết. Ấy vậy mà trong từng nỗ lực kiểm soát, tôi lại đang nhào ra. Từng khoảnh khắc, chàng thi nhân ấy đều xâm chiếm ý nghĩ tôi, trong từng mũi thêu, tiếng đàn, từng bài tập chép.
Chàng ở trong tóc, trong mắt, trong ngón tay, trong trái tim tôi. Tôi mơ màng nghĩ xem chàng đang làm gì, nghĩ gì, nhìn gì, ngửi gì, cảm thấy gì. Tôi không sao nuốt trôi bữa ăn do những ý nghĩ về chàng. Mỗi làn gió thoảng hương hoa thổi qua cửa sổ, cảm xúc trong tôi lại dấy động. Chàng muốn một người vợ kiểu truyền thống hay một người kiểu mới, như chàng đã nhắc tới trong đêm gặp gỡ ở Vọng Nguyệt Đình? Liệu người vợ tương lai của chàng có như mong muốn không? Còn tôi thì sao? Giờ đây chuyện gì sẽ xảy đến với tôi? Ban đêm, khi ánh trăng hắt bóng lá trúc rải rác xuống mặt giường trải lụa, tôi lại day dứt trong những ý nghĩ u ám đó.
Thi thoảng, tôi trở dậy, bước qua người vú Thiệu và tới bên chiếc ngăn kéo cất giữ nhành liễu chàng thi nhân đã trao trong đêm cuối bên nhau. Tuần qua tuần, những chiếc lá rụng rời tan vụn, cho đến khi chỉ còn lại một cành khô. Trái tim bé nhỏ của tôi chan chứa đau buồn. Cùng với thời gian, tôi đã chơi đàn khá hơn, nhớ được các phép tắc và đã thuần thục hơn trong chuyện thêu thùa.
Sau hai tháng bị cấm cửa, thím ba tuyên bố, “Cháu đã sẵn sàng để làm hài tặng mẹ chồng rồi.” Tân nương nào cũng làm việc này để thể hiện lòng kính trọng, nhưng nhiều năm qua, tôi đã rất sợ hãi trước nhiệm vụ này, biết rằng việc vá may sẽ ngay lập tức bộc lộ sự kém cỏi của mình.
Giờ đây, tôi thậm chí còn kinh hoảng hơn. Dù những mũi thêu không còn làm tôi hổ thẹn hay khiến gia đình phải chuốc nhục, nhưng tôi không có cảm giác gì với người phụ nữ này và thấy chẳng cần thiết phải gây ấn tượng với bà ta. Tôi cố tưởng tượng bà là mẹ của chàng thi nhân đó.
Tôi còn biết làm gì được hơn để bảo vệ mình khỏi nỗi tuyệt vọng ấy đây? Mẹ chồng tương lai trùng tên với tôi, Mẫu Đơn, thế nên tôi lồng loài hoa đó vào hoa văn trang trí. Đó là mẫukhó nhất. Tôi dành hàng giờ cho mỗi cánh hoa, mỗi chiếc lá cho đến khi đôi hài được hoàn tất một tháng sau đó.
Tôi đưa nó cho thím ba xem. “Hoàn hảo,” thím khen, và đó là sự thật. Có lẽ tôi đã không dệt bằng những món tóc của mình hay làm chúng duyên dáng như thím, nhưng so với bất cứ chuẩn mực nào khác thì chúng tuyệt vời. “Cháu có thể gói vào được rồi.” Ngày mùng chín tháng Chín, khi chúng tôi tưởng niệm nàng Tía nàng đã bị mẹ chồng đối xử tàn tệ đến nỗi phải treo cổ trong căn nhà tiêu mà hàng ngày nàng phải dọn dẹp, thì cửa phòng tôi mở ra và mẹ bước vào.
Tôi cúi người thấp xuống để tỏ ra lễ phép rồi đứng yên, tay chắp trước người, mắt nhìn xuống. “Ôi chao! Trông con...!” Sự kinh ngạc trong giọng mẹ khiến tôi liếc nhìn lên. Bà hẳn vẫn còn giận dữ với tôi vì vẻ mặt bà trông khá lúng túng. Nhưng mẹ đã hoàn thiện nghệ thuật che giấu cảm xúc, nên nét mặt bà đã mau chóng bình thản lại.
“Những món quà dẫn cưới cuối cùng đã tới rồi. Có lẽ con thích xem trước khi người ta cất chúng đi. Nhưng ta mong con...” “Xin mẹ đừng lo. Con thay đổi rồi ạ.” “Ta thấy điều đó,” bà bảo, nhưng tôi không thấy niềm vui trong giọng bà. Chẳng những vậy, tôi thấy sự lo âu.
“Nào. Tới xem đi. Rồi ta muốn con cùng chúng ta ăn điểm tâm.” Khi rời khỏi căn buồng, một sợi chỉ xuyên suốt các cảm xúc của tôi với nhau. Nỗi cô đơn, thất vọng và tình yêu kiên định dành cho chàng thi nhân. Tôi đã học cách trút nỗi buồn của mình qua tiếng thở dài. Tôi theo mẹ tới An Tọa Đường, giữ một khoảng cách để tỏ lòng kính trọng.
Lễ vật dẫn cưới được mang đến nhà chúng tôi trong những chiếc rương sơn mài trông như quan tài kính. Gia đình tôi đã nhận được những thứ lễ vật thường thấy: lụa và gấm, vàng, nữ trang, đồ gốm sứ, bánh, sủi cảo, rượu và thịt lợn. Vài món trong đó để dành riêng cho tôi; phần lớn là cho hòm bạc của cha.
Các chú tôi nhận được những khoản lì xì rất hậu hĩ. Đây là bằng chứng vật chất rằng hôn lễ của tôi chẳng bao lâu nữa sẽ diễn ra. Tôi véo sống mũi để ngăn mình không khóc. Khi đã làm chủ được cảm xúc, tôi nở một nụ cười lặng lẽ. Cuối cùng, tôi đã được ra khỏi căn buồng cấm túc và mẹ đang quan sát xem có cử chỉ nào vượt ngoài khuôn khổ hay không.
Tôi phải thận trọng. Mắt tôi dừng lại trên một gói bọc lụa điều. Tôi liếc nhìn mẹ và bà gật đầu để tôi biết mình có thể mở nó. Tôi lật các nếp gấp ra. Bên trong là một bộ hai tập MẫuĐơn Đình. Đó là bản duy nhất tôi chưa có, bản do Thang Hiền Tổ đích thân xuất bản.
Tôi mở bức thư ngắn kèm theo bộ sách. Đồng yêu mến, chị mong được cùng em thức khuya, uống trà và chuyện trò về vở kịch này. Chữ ký dưới thư là của chị dâu chồng tương lai của tôi. Chị ấy đã về sống ở Ngô gia. Khoản dẫn cưới cũng khá, nhưng món quà này bảo tôi rằng ít nhất cũng có một người có thể bầu bạn cùng tôi trong khu nhà nội đường của Ngô gia.
“Con được giữ không ạ?” tôi hỏi mẹ. Lông mày bà nhíu lại và tôi tưởng bà sẽ khước từ. “Cất về buồng rồi đến ngay Xuân Đình nhé. Con cần phải ăn.” Tôi áp chặt tập sách vào ngực, bước chầm chậm về buồng và đặt chúng lên giường. Rồi vâng lời mẹ, tôi tới Xuân Đình.
Tôi đã bị nhốt hai tháng, và tôi nhìn căn phòng cùng mọi người bằng con mắt mới. Cảm giác căng thẳng vẫn sôi sục giữa các thím, các em họ, mẹ tôi với những người phụ nữ không có mặt sáng nay, những người thiếp và con gái họ. Nhưng vì đã vắng mặt một thời gian nên tôi thấy và cảm nhận một làn sóng ngầm mà tôi chưa bao giờ nhận ra một cách đầy đủ trước đây.
Người đàn bà nào cũng mong có bầu ít nhất mười lần trong đời. Đàn bà trong Trần phủ khó mang bầu và khi đã có thì họ dường như không thể sinh con trai. Gánh nặng không có con trai đè lên mọi người. Cứ tưởng các tỳ thiếp sẽ cứu dòng tộc đang suy vong, nhưng mặc dầu chúng tôi nuôi họ ăn, cho họ quần áo và nhà ở, cũng chẳng ai sinh được con trai.
Theo lẽ tự nhiên, họ không được phép ăn điểm tâm cùng chúng tôi, nhưng dù sao họ vẫn ở cùng chúng tôi. Các em họ dường như có một thái độ mới mẻ với tôi. Chổi, con bé đã sắp đặt để tôi bị nhốt, gắp mấy chiếc bánh bao cho tôi. Liên rót trà và đưa cho tôi bát cháo đã được nêm cá muối và hành tươi của nó.
Các thím đến chào mừng sự trở lại của tôi bằng bộ mặt tươi cười và giục tôi ăn. Nhưng tôi không ăn một miếng nào. Tôi phớt lờ ngay cả món bánh bao nhân đậu đãi mà vú Thiệu đưa từ bàn mẹ tới. Khi bữa ăn kết thúc, chúng tôi chuyển đến Liên Khai Đường. Mọi người chia thành các nhóm nhỏ: thêu thùa, vẽ tranh và viết thư pháp, có cả nhóm đọc thơ.
Những người tỳ thiếp tới, họ hôn nhẹ lên má tôi, tỏ vẻ vui sướng, và bẹo má tôi cho ửng lên. Chỉ còn hai trong số những người thiếp của ông nội tôi còn sống và họ đã rất già. Phấn thoa mặt làm nổi bật những nếp nhăn của họ. Đồ trang điểm tóc không làm họ trông trẻ hơn mà chỉ làm nổi bật màu bạc trắng.
Eo họ đã bạnh ra, nhưng bàn chân họ vẫn nhỏ nhắn và xinh đẹp như vào những đêm ông nội tôi đã xoa dịu tâm trí mình bằng cách nắm những vật mong manh đó trong tay. “Trông cháu càng ngày càng giống bà nội,” người thiếp được ông nội tôi sủng ái nói. “Cháu cũng tốt bụng và đôn hậu như bà ấy,” người còn lại thêm vào.
“Đến thêu thùa cùng bọn ta đi,” người thứ nhất nói tiếp. “Hay là việc gì khác cũng được. Bọn ta rất vui nếu có cháu bầu bạn, hãy làm bất cứ điều gì cháu muốn. Xét cho cùng, ở trong căn phòng này, mọi người đều là chị em mà. Lúc bọn ta đang trốn bọn Mãn Châu ở Dương Châu, bà nội cháu đã rất rõ ràng về điểm này.” “Bà dõi theo tương lai của cháu từ thế giới bên kia,” người ít tuổi hơn nói bằng giọng khúm núm.
“Bọn ta đã thay mặt cháu cầu khấn bà phù hộ.” Sau nhiều tuần cô quạnh, sự huyên thuyên và đua tranh ẩn sau việc thêu thùa, viết thư pháp và đọc thơ đã bộc lộ với tôi cảnh ảm đạm vô hình của những phụ nữ sống trong Trần phủ. Tôi cảm thấy nước mắt tụ lại từ nỗ lực trong việc cố gắng làm một đứa con gái ngoan, trong việc lắng nghe và bảo vệ mình trước sự quan tâm giả tạo của họ và trong việc nhận ra rằng đời tôi là thế.
Nhưng tôi không thể chống lại mẹ. Tôi muốn đắm chìm trong cảm xúc. Tôi muốn chôn mình trong những ý nghĩ về tình yêu. Tôi không có cách trốn chạy khỏi cuộc hôn nhân ấy, nhưng có lẽ bằng cách đọc, viết và tưởng tượng, tôi có thể thoát khỏi nó giống như tôi đang làm ở nhà mình.
Tôi không phải đàn ông và chẳng bao giờ có thể đua tranh với họ trong nghiệp bút nghiên. Tôi không có tham vọng viết một bài bát cồ văn(1)_, kể cả nếu tôi có thể tham gia khoa cử. Nhưng tôi có một lượng tri thức nhất định, những gì tôi đã học lúc ngồi trong lòng cha từ khi còn là một bé gái và sau này khi ông đưa cho tôi những kinh sách, thơ ca để học.
Đó là điều mà hầu hết các cô gái không có, và tôi sẽ dùng chúng để cứu mình. Tôi sẽ không làm thơ về bướm và hoa. Tôi phải tìm ra thứ gì đó không chỉ có ý nghĩa với tôi mà còn nâng đỡ tôi trong phần đời còn lại. Ngàn năm trước, nhà thơ Hàn Dũ_(1) đã viết, “Đại phàm, vật bất đắc kỳ bình, tắc minh.
_(2)” Ông so sánh nhu cầu thể hiện cảm xúc của con người với sức mạnh tự nhiên thôi thúc cỏ cây xào xạc trong gió hay kim loại leng keng khi va đập. Ngay sau đó, tôi nhận ra điều mình sẽ làm. Đó là việc tôi đã làm nhiều năm rồi. Thế giới bên ngoài bị tước bỏ, tôi sẽ dành đời mình để tìm vào nội tâm và xúc cảm của tôi sẽ trở nên tinh tế.
Chàng thi nhân ấy muốn biết suy nghĩ của tôi về Thất tình; giờ tôi sẽ tìm tất cả những đoạn trong Mẫu Đơn Đình thể hiện những xúc cảm đó. Tôi sẽ nhìn vào nội tâm mình, rồi viết ra, không phải những gì các nhà phê bình đã nói, cũng không phải những gì các thím của tôi thường bàn, mà là cách tôi tự cảm nhận về những cảm xúc ấy.
Tôi sẽ hoàn tất công trình này đúng dịp hôn lễ, để có thể tới nhà Ngô Nhân với thứ gì đó mãi nhắc nhở mình về ba đêm tình yêu ở bên chàng thi nhân. Công trình của tôi sẽ là sự cứu rỗi trong những năm tháng u ám sắp đến. Có thể tôi sẽ bị giam chân ở nhà chồng song tâm trí tôi sẽ lang thang tới Vọng Nguyệt Đình, ở nơi ấy, tôi có thể gặp lại chàng thi nhân của mình mà không sợ bị quấy nhiễu hay bắt gặp.
Chàng thi nhân của tôi sẽ chẳng bao giờ đọc nó, nhưng tôi luôn có thể tưởng tượng ra cảnh mình đưa nó cho chàng, khi ấy, tôi sẽ khỏa thân nằm trên giường chàng, phơi bày cả con tim cùng khối óc. Tôi bất ngờ đứng dậy làm chiếc ghế đổ vật xuống sàn. Tiếng động khiến cả đám đàn bà con gái quay sang nhìn chằm chằm vào tôi.
Tôi thấy cách họ che giấu sự ghen ghét sau những khuôn mặt xinh đẹp toát lên vẻ lo lắng và quan tâm giả tạo. “Đồng,” mẹ gọi tôi bằng cái tên mới. Tôi thấy đầu mình như có kiến bò bên trong nhưng vẫn cố gắng kìm chế nét mặt mình. “Thưa mẹ, con có thể tới thư phòng cha không ạ?” “Ông ấy không ở đó đâu.
Ông ấy lên kinh rồi.” Tin này làm tôi choáng váng. Ông đã không trở lại kinh thành từ khi người Mãn Châu tiếp quản đất nước. “Kể cả nếu ông ấy có ở đó,” bà tiếp tục, “ta cũng không cho phép. Ông ấy gây ảnh hưởng xấu đến con. Ông ấy nghĩ rằng con gái nên biết về Hiểu Khánh.
Ôi, hãy xem những bài học kiểu đó đã mang lại cho con cái gì.” Bà nói trước mặt mọi phụ nữ sống trong Trần phủ. Bà đã coi thường và khinh rẻ tôi như thế đấy. “Đại biến đã qua rồi. Chúng ta phải nhớ chúng ta là ai: đàn bà phải ở trong nội đường, chứ không lang thang ngoài hoa viên.” “Con chỉ đến tìm cái này thôi ạ,” tôi nói.
“Mẹ cho phép con đi. Con sẽ trở lại sớm thôi.” “Ta sẽ đi cùng con. Để ta dắt tay con.” “Thưa mẹ, con khỏe mà. Thật đấy ạ. Con sẽ trở lại ngay.” Hầu như mọi điều tôi nói với mẹ là dối trá, nhưng dù sao bà vẫn để tôi đi. Tôi rời Liên Khai Đường, cảm thấy đầu óc váng vất, và đi thơ thẩn qua các hành lang cho tới khi có thể bước ra ngoài vào khuôn viên.
Giờ đang là tháng Chín. Hoa đã héo tàn, những cánh hoa tội nghiệp rụng rơi lả tả. Lũ chim đã thiên di tới vùng ấm áp hơn. Với những cảm xúc xuân tình dào dạt trong lòng, thật đau đớn khi trông thấy thứ gợi nhắc đến sự mong manh của tuổi xuân, cuộc đời và nhan sắc. Khi đến bờ ao, tôi khuỵu gối xuống để có thể nhìn bóng mình trên mặt nước trong vắt.
Tương tư đã khiến khuôn mặt tôi gầy gò xanh xao. Người tôi trông bớt săn chắc như thể nó không còn mang được sức nặng của tấm áo dài. Vòng vàng treo lỏng lẻo trên cổ tay. Ngay cả những chiếc trâm ngọc cũng dường như quá nặng so với khung người nhẹ bỗng. Liệu chàng thi nhân ấy có nhận ra tôi nếu chàng thấy tôi lúc này? Tôi đứng lên, nấn ná chốc lát để nhìn bóng mình lần cuối rồi lần bước tới khi trở lại hành lang.
Tôi bước ra cổng trước. Hơn mười sáu năm qua tôi đã tới đây nhiều lần nhưng chưa bao giờ bước qua hay được khiêng qua ngưỡng cửa. Điều đó sẽ chỉ xảy ra trong ngày tôi thành thân. Tôi lướt các ngón tay trên bề mặt cánh cổng. Cha từng giải thích với tôi rằng chúng tôi có một cái phong hỏa môn.
Mặt hướng ra bên ngoài được làm toàn bằng gỗ. Nó bảo vệ chúng tôi khỏi thời tiết, cũng che chở chúng tôi trước ma quỷ và trộm cướp bằng cách lừa chúng tưởng rằng chẳng có gì quan trọng và thú vị ở phía trong. Mặt trong cổng được ốp đá mài nhẵn để bảo vệ chúng tôi khỏi hỏa hoạn và cho chúng tôi thêm sức mạnh chống lại mọi tai ương có thể xâm nhập vào hoa viên.
Chạm vào những phiến đá đó giống như chạm vào phần âm lạnh lẽo của thế gian. Từ chỗ đó, tôi tới từ đường cúng bà nội, đốt nhang và cầu bà phù hộ cho tôi mạnh mẽ. Cuối cùng tôi tới thư phòng cha. Khi bước vào trong, tôi có thể thấy rằng cha đã vắng mặt một thời gian.
Tôi không ngửi thấy mùi thuốc lá sợi hay trầm hương thoảng trong không khí. Chiếc khay đựng đá lạnh mùa hè đã được đem đi nhưng lò than không được mang vào để sưởi ấm căn phòng trong cái giá lạnh mùa thu. Trên hết, tinh thần của ông đã biến mất, không chỉ trong căn phòng này, mà trong cả Trần phủ nữa.
Ông là người quan trọng nhất trong Trần phủ. Thế nào mà tôi lại không nhận ra sự vắng mặt của ông, dù ở trong buồng một mình? Tôi bước đến chỗ mấy giá sách và lựa những tập thơ, những tập sách về lịch sử, thần thoại và tín ngưỡng hay nhất mà tôi có thể tìm thấy. Tôi đi đi lại lại ba lượt để chuyển sách về buồng mình.
Sau đó, tôi trở lại thư phòng và ngồi một lúc trên mép trường kỷ của cha, nghĩ xem liệu tôi có thể cần gì nữa. Cuối cùng, tôi chọn ba cuốn sách khác trong chồng sách để ở góc rồi rời thư phòng trở về buồng mình. Tôi bước vào và lần này đòng cửa lại một cách tự nguyện. .
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook