Tiểu Sủng Phi
...
Lịch ra mắt
650
Lượt xem
Đang tiến hành
Trạng thái
46
Tổng chương hiện tại
Thể loại
Giới thiệu
Thể loại: Cổ đại, nam trùng sinh, đại thúc x loli, sủng văn, ngọt văn, tiểu bạch văn
Quân sinh ngã vị sinh, ngã sinh quân dĩ lão
Quân hận ngã sinh trì, ngã hận quân sinh tảo.
Quân sinh ngã vị sinh, ngã sinh quân dĩ lão
Hận sinh bất đồng thì, nhật nhật dữ quân hảo.
Quân sinh ngã vị sinh, ngã sinh quân dĩ lão
Ngã ly quân thiên nhai, quân cách ngã hải giác.
Quân sinh ngã vị sinh, ngã sinh quân dĩ lão
Hóa điệp khứ tầm hoa, dạ dạ tê phương thảo. [1]
Tô Điềm Noãn vào cung tuyển tú vào năm Hồng Hi thứ hai mươi ba, nàng dự tuyển trong lòng cứ ngỡ như đã định sẵn là được tứ hôn với Đại hoàng tử.Nhưng cuối cùng thì kết quả, cái mà nàng nhận được lại là thánh chỉ phong phi.
Mọi người đều tiếc hận thay nàng. Gả cho Đại hoàng tử, nàng sẽ là chính thê, là nữ chủ nhân của một phủ, sau này rất có thể sẽ là mẫu nghi thiên hạ. Gả cho Hoàng thượng, nàng chỉ là một phi tần nho nhỏ, sống trong cung cấm mưu kế trùng trùng, chẳng biết sẽ chết lúc nào.
Huống hồ, Đại hoàng tử vừa mới nhược quán [2], đương độ tráng niên, còn bệ hạ đã gần tới bất hoặc chi niên [3].
Tô Điềm Noãn không phải chưa từng thất vọng, nhưng là nữ nhi của một gia tộc lớn, nàng không thể kháng chỉ, không thể liên lụy phụ mẫu, liên lụy gia tộc. Thế nên, đành chém đứt tơ tình, nhập cung làm phi.
Đêm đầu tiên thị tẩm, Tô Điềm Noãn ngẩn ngơ.
Không phải Hoàng thượng vừa lớn tuổi, vừa có chòm râu dài như phụ thân nàng sao? Lẽ nào đây là Hoàng thượng giả?
--- ------ ----
Năm Hồng Hi thứ bốn mươi ba, Hồng Hi đế băng hà.
Một lần nữa mở mắt ra, người lại thấy mình đang ở năm Hồng Hi thứ hai mươi ba, trước kỳ tuyển tú một ngày.
Thời gian quay ngược, người vẫn ngồi trên đài cao, nghe nàng cúi đầu nhẹ giọng đáp:
“Bẩm bệ hạ, thần nữ họ Tô, khuê danh Điềm Noãn, là chữ “điềm” trong “phong điềm”, “noãn” trong “nhật noãn”, lấy ý từ câu “Phong điềm nhật noãn đãng xuân quang” [4]. Phụ mẫu ban cho tên ấy, ký thác mong ước thần nữ được một đời bình an hạnh phúc, trọn kiếp ấm áp như ngày xuân.”
Lúc ấy, nàng vừa tròn mười lăm tuổi, trong mắt không gợn ưu sầu.
Mà người, đã cận kề bốn mươi, qua ngàn cánh buồm, trải muôn sự đời.
May mắn rằng, nửa đời còn lại, có nàng bầu bạn, đem hết thảy tiếc nuối của nửa đời trước họa thành viên mãn.
……….
“Noãn Nhi, cả đời trẫm, chỉ có một nuối tiếc, cùng với một lo sợ. Nuối tiếc, bởi vì không thể gặp được nàng sớm hơn. Lo sợ, bởi vì trẫm hơn nàng ngần ấy tuổi, vạn nhất... có một ngày, trẫm ra đi trước, ai sẽ che chở cho nàng…”
“Bệ hạ, Noãn Nhi thà làm một phi tần nhỏ nhoi, cũng không cần làm Thái hậu cô độc trong Từ Ninh cung. Nếu có ngày người muốn ra đi, xin hãy mang Noãn Nhi theo, để Noãn Nhi vĩnh viễn bầu bạn bên cạnh người, an giấc ngàn thu.”
……...
Đây đơn thuần chỉ là câu chuyện của Hoàng đế đại thúc và tiểu sủng phi. Đời trước, Hồng Hi đế yêu phải thê tử của con trai mình, cưỡng đoạt nàng vào cung làm phi tần, cuối cùng khiến nàng đau khổ một đời. Kiếp này, Hồng Hi đế sống lại trước lúc ban hôn cho nàng với Đại hoàng tử, sửa lại thánh chỉ, đem nàng vào cung nâng niu trong lòng bàn tay, sủng như trân bảo.
Cảnh báo:
- Nam chính hơn nữ chính 20 tuổi, bạn nào không thể chấp nhận chênh lệch tuổi tác thì thận trọng trước khi nhảy hố.
- Hoàng đế có con còn lớn hơn nữ chính, tất nhiên không sạch bong sạch bóng, nhưng sạch sau khi có nàng.
- Truyện đơn thuần là sủng văn, không chú trọng cung đấu. Nữ chính người giống như tên, ngọt ngào ấm áp, là kiểu nữ nhân phong kiến điển hình, tam tòng tứ đức, ôn nhu nhàn thục, không phải nữ cường, không phải thánh nữ, không mưu kế thâm độc, cũng không khảng khái bảo vệ chính nghĩa. Nàng chỉ an phận làm sủng phi, cùng bệ hạ sinh tử tướng tùy, không có lý tưởng cao xa leo lên ngôi hậu hay chờ Hoàng đế chết rồi trở thành Thái hậu.
- Chuyện kiếp trước có yếu tố loạn luân, giống như Đường Minh Hoàng và Dương Quý phi, tóm lại chính là Hoàng đế đoạt thê tử của con trai. Phản cảm với chi tiết này thì xin thận trọng trước khi nhảy hố.
--- ------ -----
*Chú thích:
[1] Một bài thơ cổ khuyết danh, dịch nghĩa:
“Chàng sinh, thiếp chưa sinh; thiếp sinh chàng đã già
Chàng hận thiếp sinh muộn, thiếp hận chàng sinh sớm.
Chàng sinh, thiếp chưa sinh; thiếp sinh chàng đã già
Hận không sinh cùng thời, ngày ngày kề cận chàng.
Chàng sinh, thiếp chưa sinh; thiếp sinh chàng đã già
Thiếp xa chàng chân trời, chàng cách thiếp góc bể.
Chàng sinh, thiếp chưa sinh; thiếp sinh chàng đã già
Mơ hóa bướm tìm hoa, đêm đêm đậu cỏ thơm.”
[2] Nhược quán: Chàng trai 20 tuổi. Thời xưa đàn ông 20 đều làm lễ đội mũ (quán), xem như thành niên, nhưng cơ thể còn chưa có tráng kiện, tương đối niên thiếu, nên xưng là “nhược”.
[3] Bất hoặc chi niên: 40 tuổi, xuất xứ từ Luận Ngữ “Bốn mươi nhi bất hoặc”. Về sau dùng “Bất hoặc” gọi thay 40 tuổi, cũng chỉ gặp chuyện có thể hành xử lễ độ, nhưng chưa chắc có thể hoàn toàn hiểu rõ, có thể khống chế tốt cảm xúc biến hóa. Bất hoặc là đối với nhân nghĩa lễ có hoàn toàn hiểu rõ, đạt tới trí giả cảnh giới.
[4] Phong điềm nhật noãn đãng xuân quang: Một câu thơ trong bài “Sơn phòng xuân sự kỳ I” của Sầm Tham, nghĩa là: Gió yên, tiết trời ấm áp, nắng xuân nhảy múa. Bài thơ diễn tả nét xuân trong ngôi nhà trên núi.
Quân sinh ngã vị sinh, ngã sinh quân dĩ lão
Quân hận ngã sinh trì, ngã hận quân sinh tảo.
Quân sinh ngã vị sinh, ngã sinh quân dĩ lão
Hận sinh bất đồng thì, nhật nhật dữ quân hảo.
Quân sinh ngã vị sinh, ngã sinh quân dĩ lão
Ngã ly quân thiên nhai, quân cách ngã hải giác.
Quân sinh ngã vị sinh, ngã sinh quân dĩ lão
Hóa điệp khứ tầm hoa, dạ dạ tê phương thảo. [1]
Tô Điềm Noãn vào cung tuyển tú vào năm Hồng Hi thứ hai mươi ba, nàng dự tuyển trong lòng cứ ngỡ như đã định sẵn là được tứ hôn với Đại hoàng tử.Nhưng cuối cùng thì kết quả, cái mà nàng nhận được lại là thánh chỉ phong phi.
Mọi người đều tiếc hận thay nàng. Gả cho Đại hoàng tử, nàng sẽ là chính thê, là nữ chủ nhân của một phủ, sau này rất có thể sẽ là mẫu nghi thiên hạ. Gả cho Hoàng thượng, nàng chỉ là một phi tần nho nhỏ, sống trong cung cấm mưu kế trùng trùng, chẳng biết sẽ chết lúc nào.
Huống hồ, Đại hoàng tử vừa mới nhược quán [2], đương độ tráng niên, còn bệ hạ đã gần tới bất hoặc chi niên [3].
Tô Điềm Noãn không phải chưa từng thất vọng, nhưng là nữ nhi của một gia tộc lớn, nàng không thể kháng chỉ, không thể liên lụy phụ mẫu, liên lụy gia tộc. Thế nên, đành chém đứt tơ tình, nhập cung làm phi.
Đêm đầu tiên thị tẩm, Tô Điềm Noãn ngẩn ngơ.
Không phải Hoàng thượng vừa lớn tuổi, vừa có chòm râu dài như phụ thân nàng sao? Lẽ nào đây là Hoàng thượng giả?
--- ------ ----
Năm Hồng Hi thứ bốn mươi ba, Hồng Hi đế băng hà.
Một lần nữa mở mắt ra, người lại thấy mình đang ở năm Hồng Hi thứ hai mươi ba, trước kỳ tuyển tú một ngày.
Thời gian quay ngược, người vẫn ngồi trên đài cao, nghe nàng cúi đầu nhẹ giọng đáp:
“Bẩm bệ hạ, thần nữ họ Tô, khuê danh Điềm Noãn, là chữ “điềm” trong “phong điềm”, “noãn” trong “nhật noãn”, lấy ý từ câu “Phong điềm nhật noãn đãng xuân quang” [4]. Phụ mẫu ban cho tên ấy, ký thác mong ước thần nữ được một đời bình an hạnh phúc, trọn kiếp ấm áp như ngày xuân.”
Lúc ấy, nàng vừa tròn mười lăm tuổi, trong mắt không gợn ưu sầu.
Mà người, đã cận kề bốn mươi, qua ngàn cánh buồm, trải muôn sự đời.
May mắn rằng, nửa đời còn lại, có nàng bầu bạn, đem hết thảy tiếc nuối của nửa đời trước họa thành viên mãn.
……….
“Noãn Nhi, cả đời trẫm, chỉ có một nuối tiếc, cùng với một lo sợ. Nuối tiếc, bởi vì không thể gặp được nàng sớm hơn. Lo sợ, bởi vì trẫm hơn nàng ngần ấy tuổi, vạn nhất... có một ngày, trẫm ra đi trước, ai sẽ che chở cho nàng…”
“Bệ hạ, Noãn Nhi thà làm một phi tần nhỏ nhoi, cũng không cần làm Thái hậu cô độc trong Từ Ninh cung. Nếu có ngày người muốn ra đi, xin hãy mang Noãn Nhi theo, để Noãn Nhi vĩnh viễn bầu bạn bên cạnh người, an giấc ngàn thu.”
……...
Đây đơn thuần chỉ là câu chuyện của Hoàng đế đại thúc và tiểu sủng phi. Đời trước, Hồng Hi đế yêu phải thê tử của con trai mình, cưỡng đoạt nàng vào cung làm phi tần, cuối cùng khiến nàng đau khổ một đời. Kiếp này, Hồng Hi đế sống lại trước lúc ban hôn cho nàng với Đại hoàng tử, sửa lại thánh chỉ, đem nàng vào cung nâng niu trong lòng bàn tay, sủng như trân bảo.
Cảnh báo:
- Nam chính hơn nữ chính 20 tuổi, bạn nào không thể chấp nhận chênh lệch tuổi tác thì thận trọng trước khi nhảy hố.
- Hoàng đế có con còn lớn hơn nữ chính, tất nhiên không sạch bong sạch bóng, nhưng sạch sau khi có nàng.
- Truyện đơn thuần là sủng văn, không chú trọng cung đấu. Nữ chính người giống như tên, ngọt ngào ấm áp, là kiểu nữ nhân phong kiến điển hình, tam tòng tứ đức, ôn nhu nhàn thục, không phải nữ cường, không phải thánh nữ, không mưu kế thâm độc, cũng không khảng khái bảo vệ chính nghĩa. Nàng chỉ an phận làm sủng phi, cùng bệ hạ sinh tử tướng tùy, không có lý tưởng cao xa leo lên ngôi hậu hay chờ Hoàng đế chết rồi trở thành Thái hậu.
- Chuyện kiếp trước có yếu tố loạn luân, giống như Đường Minh Hoàng và Dương Quý phi, tóm lại chính là Hoàng đế đoạt thê tử của con trai. Phản cảm với chi tiết này thì xin thận trọng trước khi nhảy hố.
--- ------ -----
*Chú thích:
[1] Một bài thơ cổ khuyết danh, dịch nghĩa:
“Chàng sinh, thiếp chưa sinh; thiếp sinh chàng đã già
Chàng hận thiếp sinh muộn, thiếp hận chàng sinh sớm.
Chàng sinh, thiếp chưa sinh; thiếp sinh chàng đã già
Hận không sinh cùng thời, ngày ngày kề cận chàng.
Chàng sinh, thiếp chưa sinh; thiếp sinh chàng đã già
Thiếp xa chàng chân trời, chàng cách thiếp góc bể.
Chàng sinh, thiếp chưa sinh; thiếp sinh chàng đã già
Mơ hóa bướm tìm hoa, đêm đêm đậu cỏ thơm.”
[2] Nhược quán: Chàng trai 20 tuổi. Thời xưa đàn ông 20 đều làm lễ đội mũ (quán), xem như thành niên, nhưng cơ thể còn chưa có tráng kiện, tương đối niên thiếu, nên xưng là “nhược”.
[3] Bất hoặc chi niên: 40 tuổi, xuất xứ từ Luận Ngữ “Bốn mươi nhi bất hoặc”. Về sau dùng “Bất hoặc” gọi thay 40 tuổi, cũng chỉ gặp chuyện có thể hành xử lễ độ, nhưng chưa chắc có thể hoàn toàn hiểu rõ, có thể khống chế tốt cảm xúc biến hóa. Bất hoặc là đối với nhân nghĩa lễ có hoàn toàn hiểu rõ, đạt tới trí giả cảnh giới.
[4] Phong điềm nhật noãn đãng xuân quang: Một câu thơ trong bài “Sơn phòng xuân sự kỳ I” của Sầm Tham, nghĩa là: Gió yên, tiết trời ấm áp, nắng xuân nhảy múa. Bài thơ diễn tả nét xuân trong ngôi nhà trên núi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook