Thuyết Đường
-
Chương 27: Giảo Kim nói tức Trì Cung đốt Lang Tiên các
Hôm sau đại binh ca khúc khải hoàn, về tới Tràng An, vào chầu Cao Tổ.
Tần vương dâng sổ chiến công các trướng. Xem đến Uất Trì Cung Cao Tổ nói :
- Ân, Tề vương nhi tâu rằng Uất Tri Cung làm phản sao lại có tên ở sổ công?
Tẩn vương bước ra tâu sự giả mạo thế nào, rồi sai dẫn Lôi Trại Tần vào quỳ dưới thềm rồng. Cao Tổ nhìn xa thấy là Uất Trì Cung giả, bèn truyền đem chém, đoạn quay lại mắng anh em Nguyên Cát mấy câu thậm tệ.
Mắng xong, Cao Tổ đuổi hai gian vương ra khỏi triều đình. Hai gian vương hổ thẹn, căm tức lủi ra như chó cụp tai.
Sau đó, Cao Tổ sai Hoàng môn quan đạo sắc phong :
“Nay bốn phương bình định, ấy là nhờ công huyết hãn của các tướng hết lòng phù đế, giữ giang sơn, vậy những người có công trạng lớn đều được sắc phong.
Ân công Tần Quỳnh cứu giá ở Lâm Đồng sơn được phong làm Hộ Quốc Tịnh Kiên vương thiên hạ. Đô đốc Đại nguyên soái, đôi giản diệt trừ gian nịnh.
Phong Uất Trì Cung làm Ngạc Quốc công, một roi một ngựa, diệt trừ gian nịnh, giữ kỷ cương cho triều đình.
Phong Từ Mậu Công làm Anh Quốc công, Trình Giảo Kim làm Lỗ Quốc công, Ngụy Trưng làm Binh bộ Thượng thư. Chu Lăng đổi lại là họ Ngữ, phong làm Khai Quốc công, Tô Định Phương làm Tích Quốc công. Còn các tướng làm Tổng binh, quân sĩ cũng đều được thưởng bạc và vải lụa cùng thóc gạo lương tăng gấp hai.
La Thành vì nước bỏ mình, tặng phong làm Việt Quốc công, Luu Văn Tĩnh làm Thái tử Thái phó, sai lập miếu thờ hai vị ở trong lăng hoàng tộc. Lại sai lập một tòa Kỳ Lân ghi công các tướng vào bia đá.
Các tướng nghe xong, sụp lạy tung hô van tuế. Cao Tổ về cung.
Hôm sau, các quan lĩnh mũ áo của triều đình, Trình Giảo Kim đội mũ thêu, mặc áo đại hồng, lưng đeo ngọc đới, trông rõ ra vẻ quan Lỗ Quốc công. Kim cười ba tiếng mà rằng :
- Thế này thì ra Hoàng thiên có mắt! Thật bõ cái công ta giết giặc phò vua!
Lại khóc hu hu ba tiếng mà rằng :
- Ngày nay thằng Kim này được làm quan lớn thì mẹ ơi, mẹ chết mất rồi. Sao mẹ không sống để thằng Kim dâng vàng dâng yến, cho bõ cái ngày mẹ con đói rách, mẹ nhịn đói, con đem quần mẹ ra chợ bán, thiên hạ chúng nó rẻ khinh.
Kim khóc to quá khiến mọi người phải xúm lại an ủi mãi mới chịu thôi.
Tòa Kỳ Lân đã lập xong. Lầu cao chín tầng, cột đá, lan can gỗ tủ đàn, sàn át gạch hoa ngũ sắc, bốn mặt rồng leo phượng múa, cây hoa trồng từ dưới lên trên, uyển nhiên nhu tòa lầu ở chốn thiên đường thủy phủ.
Cao Tổ ngự giá lên xem. Dân chúng bốn phương nô nức kéo về Tràng An xem hội. Đèn treo lá kết khắp kinh thành. Chỗ này có dám hát, chỗ nọ có đàn ca. Quân sĩ tha hồ mở cuộc vui. Đèn sáng rực kinh đô như sao rụng.
Cao Tổ đứng trên lầu cao, nhìn ngắm dân gian trẻ già nô nức cuồn cuộn như sóng bể dưới chân mình. Gần xa thành quách kéo dài, vững chắc, núi non hoa cỏ tốt tươi, bất giáclại nghĩ rằng đó là công ơn của công thần danh tướng, bèn cầm bút viết đôi câu đối treo trên thượng tầng lầu :
“Đôi giản gây nên Đướng thế giới Một roi giữ vững Lý càn khôn”
Đoạn sai tòa Quan Lộc bày đại yến trên Kỳ Lân các. Nghĩ thương tình Ân vương, Tề vương, Cao Tổ cho vời đến dư tiệc mừng.
Trong tiệc mọi người cười nói, duy có hai gian vương trong lòng tức giận, thù Cao Tổ, oán Tần vương trong lòng không thiết gì ăn uống.
Giảo Kim nhìn hai cái mặt choắt chéo lầm lầm như chó ăn vụng bột thì nổi ghét, nghĩ bụng rằng :
“Hai thằng khốn kiếp này, ta phải trêu nó mấy câu”
Bèn bước tới trừng mắt nói :
- Cái lầu này do Thánh thượng cho xây để ghi công những công thần danh tướng. Chỉ những người ấy mới có quyền bước lên. Hai ngươi là đồ vô dụng, là hai con trùng độc hại người, ngồi đây làm làm gì cho bẩn cả tòa Kỳ Lân các.
Gian vương nhìn nhau hổ thẹn, lén gót lủi xuống lầu.
Về đến phủ, Nguyên Cát bàn với Kiến Thành :
- Đã thế, anh em mình cũng lập một tòa Kỳ Lân các đẹp hơn để chúng ta cùng các tướng sĩ trong phủ ngày ngày uống rượu mua vui, cho chúng nó biết tay.
Kiến Thành khen phải. Liền bỏ bạc vàng trong hai phủ, gọi mấy vạn thợ khéo làm chưa đầy hai tháng đã xong một tòa lầu cao chạm núi, đụng mây, cũng rồng cũng phượng, cũng hồ sen cho hạc múa, cũng cỏ hoa muôn sắc cho mỹ nhân sánh gót dạo chơi. Kiến Thành đặt tên là Thăng Tiên Các.
Ân, Tề gian vương cho gia tướng đàn ca reo rắt trên lầu. Và muốn kéo hết cả nhân dân đến xem lầu của mình, hai người lại sai mở kho lấy vàng bạc lụa và vóc lụa hoa ném xuống cho thiên hạ tranh nhau.
Suốt mười ngày vàng bạc gieo xuống như mưa xuống đầu dân chúng.
Lụa, vóc tung hê như lá rụng. Hàng triệu người các nơi và cả các nước kéo nhau như nước chảy vây kín cả lầu hoa.
Vì thế bên Kỳ Lân Các của triều đình vắng như bãi tha ma, chẳng ai nhòm ngó nữa vì không có bạc vàng vóc lụa tung hê.
Trình Giảo Kim tức lắm, uống rượu say, đứng trên Kỳ Lân Các quát tháo rầm lên. Quát chán chẳng có ma nào nghe, lại hầm hầm về phủ, gặp Uất Trì Cung giữa đường. Kim nói kháy :
- Lão mặt đen ơi, Hoàng thượng ban cho cây roi sắt để làm gì đó?
Trì Cung đáp :
- Để đánh gian thần loạn tặc, ngươi hỏi làm chi?
Giảo Kim vuốt râu nghiêm mặt nói :
- Thế thì lão mặt đen ngu ngốc thật. Sao không biết rằng hai thằng nhãi gian vương trước kia cắt thịt anh đã là một tội không đội trời chung, nay nó lập lầu có rồng có phương như thế là cố ý tranh giành nhòm ngó ngôi Thiên tử lại lấy vàng bạc của kho ném cho dân chúng kéo vào như nước chảy, là có ý muốn nhân cơ hội đó mà xúi dân bỏ cày cấy làn ăn, để tiện dịp cho chúng cất quân làm phản đó. Anh mặt đen làm quan to, có roi đả tặc thần, mà không biết dùng, thực phụ lòng trông cây của Thánh thượng, của anh em. Thà bẻ roi vất xuống giếng cho xong!
Uất Trì Cung vốn lỗ mãng trực tính, nghe Giảo Kim khôn khéo xui giục một hồi, tức thì hầm hầm tuốt đồng tiên chạy đến Thăng Tiên Các.
Thấy thế, Giảo Kim đứng ngẩn ra thầm nghĩ :
- “Ta nói tức có mấy câu thế mà anh mặt đen đi đánh gian vương thật, nhỡ ra hắn quá tay đánh chết, hỏi ra là lão Trình này xui hắn đánh thì tội ấy đến không có đầu mà đội mũ đại thần này mất. Chi bằng ta kêu ầm lên cho gian vương chạy, chỉ để cho anh mặt đen này phá hủy lầu thôi”
Nghĩ rồi, Giảo Kim chạy theo Uất Trì Cung hô hoán :
- Gian vương lập đài phí công khố. Uất Trì Cung tới nơi phá lầu đấy, ai có chân mau chạy.
Dân gian nghe nói, nhìn ra thấy Uất Trì Cung dữ tợn như con cọp xám, tay cầm roi xăm xăm đi tới thì ai nấy không còn hồn vía, xô nhau chạy. Mọi người bảo trăm người, trăm người bảo nghìn người, cứ thế mà tan vỡ như nước trào lui, tiếng kêu gào nhốn nháo vì giẫm vào nhau, có người già trẻ con lòi ruột vỡ đầu mà chết.
Anh em Nguyên Cát đang ngất nghểu ôm gái tơ uống rượu, thấy dân chúng kêu gào chạy, vội mở châu liêm nhìn xuống thấy Uất Trì tướng quân tay cầm roi hầm hầm tiến tới cửa lầu. Chúng hốt hoảng ném cả mỹ nhân, lủi xuống cổng sau trốn biến.
Trì Cung lên lầu quát tháo tìm gian vương không thấy, tức giận vô cùng. Giảo Kim cũng leo lên nói :
- Sao không phá lầu cho đỡ tiền lương của Thánh thượng, để làm chi cho ngứa mắt?
Trì Cung khen phải, sai người về phủ gọi năm trăm gia tướng đến phá tan tành, chưa hả, lại sai phóng hỏa, lửa cháy ba ngày đêm mới hết.
Hai gian vương vừa thẹn vừa tức, ngồi bàn kế. Nguyên Cát nói :
- Ta phải nghĩ mưu gì trừ đảng nó, kẻo trước sau ta cũng bị ngọn roi đôi giản ấy đánh chết mất thôi.
Kiến Thành ngẫm nghĩ, rồi vỗ bàn nói lớn :
- Có diệu kế đây rồi!
- Đoạn ghé tai thầm thì, rồi cùng cười khanh khách.
Hôm sau, hai gian vương vào nội cung tâu Cao Tổ :
- Nhân đang độ cử hè nóng bức, xin phụ vương truyền làm hàng hương như ẩm thang cho công thần để tỏ cái lòng nhân hậu của phụ vương.
Cao Tổ chuẩn tâu, sai quan Thái y làm.
Gian vương về phủ Thái y dúi cho vàng bạc xui bỏ thuốc độc vào.
Thái y từ chối. Nhưng gian vương hứa rằng bao giờ lên ngôi Hoàng đế sẽ ban chức đại thần, rồi lại dúi thêm nhiều vàng bạc nữa.
Thái y hy vọng lớn bèn nhận vàng và nhận lời ngay.
Khi đó, đang độ tháng năm, kể hàng tháng chưa có một trận mưa, một cơn gió mát. Cây cối chết khô, hồ ao đều cạn. Trong phủ Thiên Sách, các quan đều bỏ mũ, cỡi áo đi dạo quanh vườn cây bóng rợp. Chợt nghe có thánh chỉ tơi nơi.
Mọi người vội mũ áo chỉnh tề nghinh tiếp.
Khâm sai đọc chiếu :
“Nhân cữ hè oi ả, trời nắng như thiêu, ruột gan héo hắt. Trẫm ở chốn lầu cao đêm trăng thanh, ngày gió mát mà còn không chịu được với tiết trời, bởi vậy nghĩ đến chư vị hiền khanh, trẫm sai quan Thái y nấu nước ẩm thang ban tặng, chư khanh khá dùng cho mát ruột”
Các công thần tạ ơn. Giảo Kim đang mồ hôi nhể nhại, nhìn hai bình ngọc thạch đựng nước thơm ngào ngạt, liền nói trước :
- Của Hoàng thượng ban cho phải là của quý. Anh em uống đi cho mát ruột mát lòng.
Rồi cầm gáo ngọc múc uống luôn hai ba gáo. Những người khác cũng uống theo. Và ai nấy đều khen là thơm mát.
Ngờ đâu uống xong giây phút, mọi người ôm bụng đau quằn quại, đi tả mấy đêm ngày. Trên từ Tần vương đến Uất Trì Cung, Tần Thúc Bảo, đủ mặt các tướng mới có mấy ngày đã da nhợt, mắt trũng, chân tay lẩy bẩy, rồi thì chỉ còn thoi thóp thở.
Hai gian vương hoa chân múa tay mừng lắm, sai mở tiệc, mời Thái y vào ăn uống.
Việc ấy đến tai Cao Tổ. Cao Tổ giật mình sai Thái y đến bốc thuốc.
Gian vương lại đút vàng bạc xui Thái y hạ thủ cho các tướng về âm cung. Thái y lại tăng gia thuốc độc, mọi người bệnh trạng lại hơn trước.
Mậu Công bấm độn biết là bị gian vương mưu hại, vội tâu Tần vương không cho uống thuốc nữa, và nói cho Tần vương rõ ác ý của Ân vương, Tề vương.
Đang khi nguy cấp, may sao Lý Tịnh bay qua, biết công thần bị nạn liền hạ mây xuống Thiên Sách phủ. Mậu Công mừng rỡ đưa Lý Tịnh vào thăm bệnh mọi người. Lý Tịnh dốc hồ lô lấy thuốc hòa với rượu đổ cho mỗi người mấy giọt, tức thì tỉnh táo ngay.
Uất Trì Cung và Giảo Kim thấy mình suýt chết vì gian vương, thì tức uất, chờ khỏe mạnh, cùng bàn kế trả thù.
Hai người dắt nhau đến phủ Đại Lý Tự. Trì Cung và Giảo Kim ngồi xuống ghế trông ra phía nam nói :
- Chúng tôi cần phiền ông một việc. Xin cho vời Thái y Anh Cát Sử đến đây.
Nói rồi, Trì Cung rút roi đặt lên bàn. Quan Đại Lý vội cho đi mời Thái Y Anh Cát Sử. Đến nơi thấy Trình Giảo Kim, Uất Trì Cung ngồi sát khí đằng đằng, roi sắt đặt trên bàn thì run lập cập.
Giảo Kim quát :
- Thái y không quỳ xuống chịu chết ư?
Thái y nói :
- Tôi là mệnh quan của triều đính có tội gì mà phải thế?
Cung quát :
- Ngươi đầu độc công thần. Không tội thì là công chắc?
Thái y cãi :
- Thánh thượng sai làm nước giải nhiệt thì tôi làm, sao gọi là đầu độc. Lấy gì làm bằng chứng.
Giảo Kim cả giận, quát võ sĩ lấy kìm cặp ra tra khảo. Thái y kêu trời la đất, xin cung xưng. Giảo Kim sai lấy giấy bút. Quan Đại Lý theo lời Thái y kể tội mà ghi chép. Thái y không dám giấu câu nào bao nhiêu tội lỗi đổ hết lên đầu gian vương hết.
Rồi đó, Uất Trì Cung sai quan Đại Lý giam Thái y vào đề lao để đối chứng với gian vương.
Hôm sau, hai người đem tờ cung khai vào triều dâng Cao Tổ. Cả giận, Cao Tổ sai giải Ân, Tề gian vương vào bệ kiến. Đồng thời gọi Đại Lý giải cả Thái y Anh Cát Sử vào.
Cao Tổ sỉ mắng hai gian vương. Chúng kêu to
- Đó là Thái y buộc tội chết cho thần nhi. Xin phụ vương cho thần nhi đối chứng.
Dứt lời bước xuống thềm, tuốt gươm chém Anh Cát Sử đứt làm hai đoạn. Cao Tổ vừa giận vừa buồn, đứng dậy lui vào cung, lên long sàng nằm, uất quá mà thành trọng bệnh.
Nguyên Cát nghe tin, bàn với Kiến Thành viết giả thánh chỉ đem đến phủ Thiên Sách nói dối là Cao Tổ sai giết cả bọn đi.
Kiến Thành mừng lắm, làm thánh chỉ giả, lấy kiềm ấn đóng vào.
Các công thần thấy Cao Tổ bênh nặng, có khuyên Tần vương lên ngôi nhưng Tần vương nhất định không nghe.
Mậu Công đêm ấy xem thiên văn, rồi vào hầu Tần vương nói :
- Sao Thái Bạch chiếu rực rỡ xuống Tần phủ, ứng vào chúa công.
Vậy xin chúa công chớ trái mệnh trời.
Tần vương vẫn một mực chối từ. Mậu Công triệu tập các tướng nói :
- Ngày mai chính là ngày chúa công lên ngôi, nhưng chúa công không nghe, mà trong lúc này thì gian vương sắp làm hại chúng ta, vậy phải lập mưu mới được.
Rồi nói nhỏ. Các tướng khen là diệu kế.
Canh ba đêm ấy, các tướng kéo ồ vào phủ Tần vương đập cửa. Tần vương tưởng có biến không dám sai mở. Chúng tướng phá cửa mà vào.
Giảo Kim cõng Tần vương lên ngựa nói rằng :
- Chúa công không biết gì ư? Hai gian vương đã cử năm nghìn binh mã phục ở phía nam, sắp khởi loạn giết Hoàng thượng hại chúa công. Không tin, chúa công theo về núi Huyền Sơn sẽ biết.
Hai ngựa vừa phi tới chân Huyền Sơn thì quả nhiên đã thấy Ân, Tề gian vương đang kéo binh đến phủ Tần vương. Mậu Công sai Uất Trì Cung đánh. Cung rút roi tiến lên đánh một roi. Kiến Thành lóa mắt vì ánh đuốc, vỡ nát sọ ra mà chết.
Phía sau, Thúc Bảo múa giản đập tan xương thịt Nguyên Cát, chết không được một tiếng kêu.
Hôm sau, Uất Trì Cung vào cung quỳ bên long sàng tâu rằng :
- Ân vương, Tể vương nổi loạn, Tần vương đem quân dẹp. Ân, Tề nhị vương chết cả rồi, hạ thần vào xin chịu tội.
Cao Tổ khi ấy đã đỡ bệnh, ngồi lên, ứa nước mắt ra. Rồi quay hỏi cận thần là Bùi Tịch.
- Ý khanh nghĩ thế nào?
Tịch quỳ thưa :
- Đó là lòng trời đã định. Ân, Tề nhị vương còn sống thì triều đình còn loạn. Xin Thánh thượng khá giao việc nước cho Tần vương thì thiên hạ bình an đó.
Cao Tổ hài lòng truyền ngồi cho Tần vương.
Từ Mậu Công chọn được ngày lành phò Tần vương lên ngôi Cửu Ngũ ở điện Hiền Đức, danh hiệu là Thái Tôn, niên hiệu là Chinh quán nguyên niên.
Đại Đường thịnh vượng được mười năm. Sau này lại mấy phen giang sơn điên đảo mà một tay giữ vững thành trì chính là La Thông, con trai đầu lòng của La Thành vậy.
- Ân, Tề vương nhi tâu rằng Uất Tri Cung làm phản sao lại có tên ở sổ công?
Tẩn vương bước ra tâu sự giả mạo thế nào, rồi sai dẫn Lôi Trại Tần vào quỳ dưới thềm rồng. Cao Tổ nhìn xa thấy là Uất Trì Cung giả, bèn truyền đem chém, đoạn quay lại mắng anh em Nguyên Cát mấy câu thậm tệ.
Mắng xong, Cao Tổ đuổi hai gian vương ra khỏi triều đình. Hai gian vương hổ thẹn, căm tức lủi ra như chó cụp tai.
Sau đó, Cao Tổ sai Hoàng môn quan đạo sắc phong :
“Nay bốn phương bình định, ấy là nhờ công huyết hãn của các tướng hết lòng phù đế, giữ giang sơn, vậy những người có công trạng lớn đều được sắc phong.
Ân công Tần Quỳnh cứu giá ở Lâm Đồng sơn được phong làm Hộ Quốc Tịnh Kiên vương thiên hạ. Đô đốc Đại nguyên soái, đôi giản diệt trừ gian nịnh.
Phong Uất Trì Cung làm Ngạc Quốc công, một roi một ngựa, diệt trừ gian nịnh, giữ kỷ cương cho triều đình.
Phong Từ Mậu Công làm Anh Quốc công, Trình Giảo Kim làm Lỗ Quốc công, Ngụy Trưng làm Binh bộ Thượng thư. Chu Lăng đổi lại là họ Ngữ, phong làm Khai Quốc công, Tô Định Phương làm Tích Quốc công. Còn các tướng làm Tổng binh, quân sĩ cũng đều được thưởng bạc và vải lụa cùng thóc gạo lương tăng gấp hai.
La Thành vì nước bỏ mình, tặng phong làm Việt Quốc công, Luu Văn Tĩnh làm Thái tử Thái phó, sai lập miếu thờ hai vị ở trong lăng hoàng tộc. Lại sai lập một tòa Kỳ Lân ghi công các tướng vào bia đá.
Các tướng nghe xong, sụp lạy tung hô van tuế. Cao Tổ về cung.
Hôm sau, các quan lĩnh mũ áo của triều đình, Trình Giảo Kim đội mũ thêu, mặc áo đại hồng, lưng đeo ngọc đới, trông rõ ra vẻ quan Lỗ Quốc công. Kim cười ba tiếng mà rằng :
- Thế này thì ra Hoàng thiên có mắt! Thật bõ cái công ta giết giặc phò vua!
Lại khóc hu hu ba tiếng mà rằng :
- Ngày nay thằng Kim này được làm quan lớn thì mẹ ơi, mẹ chết mất rồi. Sao mẹ không sống để thằng Kim dâng vàng dâng yến, cho bõ cái ngày mẹ con đói rách, mẹ nhịn đói, con đem quần mẹ ra chợ bán, thiên hạ chúng nó rẻ khinh.
Kim khóc to quá khiến mọi người phải xúm lại an ủi mãi mới chịu thôi.
Tòa Kỳ Lân đã lập xong. Lầu cao chín tầng, cột đá, lan can gỗ tủ đàn, sàn át gạch hoa ngũ sắc, bốn mặt rồng leo phượng múa, cây hoa trồng từ dưới lên trên, uyển nhiên nhu tòa lầu ở chốn thiên đường thủy phủ.
Cao Tổ ngự giá lên xem. Dân chúng bốn phương nô nức kéo về Tràng An xem hội. Đèn treo lá kết khắp kinh thành. Chỗ này có dám hát, chỗ nọ có đàn ca. Quân sĩ tha hồ mở cuộc vui. Đèn sáng rực kinh đô như sao rụng.
Cao Tổ đứng trên lầu cao, nhìn ngắm dân gian trẻ già nô nức cuồn cuộn như sóng bể dưới chân mình. Gần xa thành quách kéo dài, vững chắc, núi non hoa cỏ tốt tươi, bất giáclại nghĩ rằng đó là công ơn của công thần danh tướng, bèn cầm bút viết đôi câu đối treo trên thượng tầng lầu :
“Đôi giản gây nên Đướng thế giới Một roi giữ vững Lý càn khôn”
Đoạn sai tòa Quan Lộc bày đại yến trên Kỳ Lân các. Nghĩ thương tình Ân vương, Tề vương, Cao Tổ cho vời đến dư tiệc mừng.
Trong tiệc mọi người cười nói, duy có hai gian vương trong lòng tức giận, thù Cao Tổ, oán Tần vương trong lòng không thiết gì ăn uống.
Giảo Kim nhìn hai cái mặt choắt chéo lầm lầm như chó ăn vụng bột thì nổi ghét, nghĩ bụng rằng :
“Hai thằng khốn kiếp này, ta phải trêu nó mấy câu”
Bèn bước tới trừng mắt nói :
- Cái lầu này do Thánh thượng cho xây để ghi công những công thần danh tướng. Chỉ những người ấy mới có quyền bước lên. Hai ngươi là đồ vô dụng, là hai con trùng độc hại người, ngồi đây làm làm gì cho bẩn cả tòa Kỳ Lân các.
Gian vương nhìn nhau hổ thẹn, lén gót lủi xuống lầu.
Về đến phủ, Nguyên Cát bàn với Kiến Thành :
- Đã thế, anh em mình cũng lập một tòa Kỳ Lân các đẹp hơn để chúng ta cùng các tướng sĩ trong phủ ngày ngày uống rượu mua vui, cho chúng nó biết tay.
Kiến Thành khen phải. Liền bỏ bạc vàng trong hai phủ, gọi mấy vạn thợ khéo làm chưa đầy hai tháng đã xong một tòa lầu cao chạm núi, đụng mây, cũng rồng cũng phượng, cũng hồ sen cho hạc múa, cũng cỏ hoa muôn sắc cho mỹ nhân sánh gót dạo chơi. Kiến Thành đặt tên là Thăng Tiên Các.
Ân, Tề gian vương cho gia tướng đàn ca reo rắt trên lầu. Và muốn kéo hết cả nhân dân đến xem lầu của mình, hai người lại sai mở kho lấy vàng bạc lụa và vóc lụa hoa ném xuống cho thiên hạ tranh nhau.
Suốt mười ngày vàng bạc gieo xuống như mưa xuống đầu dân chúng.
Lụa, vóc tung hê như lá rụng. Hàng triệu người các nơi và cả các nước kéo nhau như nước chảy vây kín cả lầu hoa.
Vì thế bên Kỳ Lân Các của triều đình vắng như bãi tha ma, chẳng ai nhòm ngó nữa vì không có bạc vàng vóc lụa tung hê.
Trình Giảo Kim tức lắm, uống rượu say, đứng trên Kỳ Lân Các quát tháo rầm lên. Quát chán chẳng có ma nào nghe, lại hầm hầm về phủ, gặp Uất Trì Cung giữa đường. Kim nói kháy :
- Lão mặt đen ơi, Hoàng thượng ban cho cây roi sắt để làm gì đó?
Trì Cung đáp :
- Để đánh gian thần loạn tặc, ngươi hỏi làm chi?
Giảo Kim vuốt râu nghiêm mặt nói :
- Thế thì lão mặt đen ngu ngốc thật. Sao không biết rằng hai thằng nhãi gian vương trước kia cắt thịt anh đã là một tội không đội trời chung, nay nó lập lầu có rồng có phương như thế là cố ý tranh giành nhòm ngó ngôi Thiên tử lại lấy vàng bạc của kho ném cho dân chúng kéo vào như nước chảy, là có ý muốn nhân cơ hội đó mà xúi dân bỏ cày cấy làn ăn, để tiện dịp cho chúng cất quân làm phản đó. Anh mặt đen làm quan to, có roi đả tặc thần, mà không biết dùng, thực phụ lòng trông cây của Thánh thượng, của anh em. Thà bẻ roi vất xuống giếng cho xong!
Uất Trì Cung vốn lỗ mãng trực tính, nghe Giảo Kim khôn khéo xui giục một hồi, tức thì hầm hầm tuốt đồng tiên chạy đến Thăng Tiên Các.
Thấy thế, Giảo Kim đứng ngẩn ra thầm nghĩ :
- “Ta nói tức có mấy câu thế mà anh mặt đen đi đánh gian vương thật, nhỡ ra hắn quá tay đánh chết, hỏi ra là lão Trình này xui hắn đánh thì tội ấy đến không có đầu mà đội mũ đại thần này mất. Chi bằng ta kêu ầm lên cho gian vương chạy, chỉ để cho anh mặt đen này phá hủy lầu thôi”
Nghĩ rồi, Giảo Kim chạy theo Uất Trì Cung hô hoán :
- Gian vương lập đài phí công khố. Uất Trì Cung tới nơi phá lầu đấy, ai có chân mau chạy.
Dân gian nghe nói, nhìn ra thấy Uất Trì Cung dữ tợn như con cọp xám, tay cầm roi xăm xăm đi tới thì ai nấy không còn hồn vía, xô nhau chạy. Mọi người bảo trăm người, trăm người bảo nghìn người, cứ thế mà tan vỡ như nước trào lui, tiếng kêu gào nhốn nháo vì giẫm vào nhau, có người già trẻ con lòi ruột vỡ đầu mà chết.
Anh em Nguyên Cát đang ngất nghểu ôm gái tơ uống rượu, thấy dân chúng kêu gào chạy, vội mở châu liêm nhìn xuống thấy Uất Trì tướng quân tay cầm roi hầm hầm tiến tới cửa lầu. Chúng hốt hoảng ném cả mỹ nhân, lủi xuống cổng sau trốn biến.
Trì Cung lên lầu quát tháo tìm gian vương không thấy, tức giận vô cùng. Giảo Kim cũng leo lên nói :
- Sao không phá lầu cho đỡ tiền lương của Thánh thượng, để làm chi cho ngứa mắt?
Trì Cung khen phải, sai người về phủ gọi năm trăm gia tướng đến phá tan tành, chưa hả, lại sai phóng hỏa, lửa cháy ba ngày đêm mới hết.
Hai gian vương vừa thẹn vừa tức, ngồi bàn kế. Nguyên Cát nói :
- Ta phải nghĩ mưu gì trừ đảng nó, kẻo trước sau ta cũng bị ngọn roi đôi giản ấy đánh chết mất thôi.
Kiến Thành ngẫm nghĩ, rồi vỗ bàn nói lớn :
- Có diệu kế đây rồi!
- Đoạn ghé tai thầm thì, rồi cùng cười khanh khách.
Hôm sau, hai gian vương vào nội cung tâu Cao Tổ :
- Nhân đang độ cử hè nóng bức, xin phụ vương truyền làm hàng hương như ẩm thang cho công thần để tỏ cái lòng nhân hậu của phụ vương.
Cao Tổ chuẩn tâu, sai quan Thái y làm.
Gian vương về phủ Thái y dúi cho vàng bạc xui bỏ thuốc độc vào.
Thái y từ chối. Nhưng gian vương hứa rằng bao giờ lên ngôi Hoàng đế sẽ ban chức đại thần, rồi lại dúi thêm nhiều vàng bạc nữa.
Thái y hy vọng lớn bèn nhận vàng và nhận lời ngay.
Khi đó, đang độ tháng năm, kể hàng tháng chưa có một trận mưa, một cơn gió mát. Cây cối chết khô, hồ ao đều cạn. Trong phủ Thiên Sách, các quan đều bỏ mũ, cỡi áo đi dạo quanh vườn cây bóng rợp. Chợt nghe có thánh chỉ tơi nơi.
Mọi người vội mũ áo chỉnh tề nghinh tiếp.
Khâm sai đọc chiếu :
“Nhân cữ hè oi ả, trời nắng như thiêu, ruột gan héo hắt. Trẫm ở chốn lầu cao đêm trăng thanh, ngày gió mát mà còn không chịu được với tiết trời, bởi vậy nghĩ đến chư vị hiền khanh, trẫm sai quan Thái y nấu nước ẩm thang ban tặng, chư khanh khá dùng cho mát ruột”
Các công thần tạ ơn. Giảo Kim đang mồ hôi nhể nhại, nhìn hai bình ngọc thạch đựng nước thơm ngào ngạt, liền nói trước :
- Của Hoàng thượng ban cho phải là của quý. Anh em uống đi cho mát ruột mát lòng.
Rồi cầm gáo ngọc múc uống luôn hai ba gáo. Những người khác cũng uống theo. Và ai nấy đều khen là thơm mát.
Ngờ đâu uống xong giây phút, mọi người ôm bụng đau quằn quại, đi tả mấy đêm ngày. Trên từ Tần vương đến Uất Trì Cung, Tần Thúc Bảo, đủ mặt các tướng mới có mấy ngày đã da nhợt, mắt trũng, chân tay lẩy bẩy, rồi thì chỉ còn thoi thóp thở.
Hai gian vương hoa chân múa tay mừng lắm, sai mở tiệc, mời Thái y vào ăn uống.
Việc ấy đến tai Cao Tổ. Cao Tổ giật mình sai Thái y đến bốc thuốc.
Gian vương lại đút vàng bạc xui Thái y hạ thủ cho các tướng về âm cung. Thái y lại tăng gia thuốc độc, mọi người bệnh trạng lại hơn trước.
Mậu Công bấm độn biết là bị gian vương mưu hại, vội tâu Tần vương không cho uống thuốc nữa, và nói cho Tần vương rõ ác ý của Ân vương, Tề vương.
Đang khi nguy cấp, may sao Lý Tịnh bay qua, biết công thần bị nạn liền hạ mây xuống Thiên Sách phủ. Mậu Công mừng rỡ đưa Lý Tịnh vào thăm bệnh mọi người. Lý Tịnh dốc hồ lô lấy thuốc hòa với rượu đổ cho mỗi người mấy giọt, tức thì tỉnh táo ngay.
Uất Trì Cung và Giảo Kim thấy mình suýt chết vì gian vương, thì tức uất, chờ khỏe mạnh, cùng bàn kế trả thù.
Hai người dắt nhau đến phủ Đại Lý Tự. Trì Cung và Giảo Kim ngồi xuống ghế trông ra phía nam nói :
- Chúng tôi cần phiền ông một việc. Xin cho vời Thái y Anh Cát Sử đến đây.
Nói rồi, Trì Cung rút roi đặt lên bàn. Quan Đại Lý vội cho đi mời Thái Y Anh Cát Sử. Đến nơi thấy Trình Giảo Kim, Uất Trì Cung ngồi sát khí đằng đằng, roi sắt đặt trên bàn thì run lập cập.
Giảo Kim quát :
- Thái y không quỳ xuống chịu chết ư?
Thái y nói :
- Tôi là mệnh quan của triều đính có tội gì mà phải thế?
Cung quát :
- Ngươi đầu độc công thần. Không tội thì là công chắc?
Thái y cãi :
- Thánh thượng sai làm nước giải nhiệt thì tôi làm, sao gọi là đầu độc. Lấy gì làm bằng chứng.
Giảo Kim cả giận, quát võ sĩ lấy kìm cặp ra tra khảo. Thái y kêu trời la đất, xin cung xưng. Giảo Kim sai lấy giấy bút. Quan Đại Lý theo lời Thái y kể tội mà ghi chép. Thái y không dám giấu câu nào bao nhiêu tội lỗi đổ hết lên đầu gian vương hết.
Rồi đó, Uất Trì Cung sai quan Đại Lý giam Thái y vào đề lao để đối chứng với gian vương.
Hôm sau, hai người đem tờ cung khai vào triều dâng Cao Tổ. Cả giận, Cao Tổ sai giải Ân, Tề gian vương vào bệ kiến. Đồng thời gọi Đại Lý giải cả Thái y Anh Cát Sử vào.
Cao Tổ sỉ mắng hai gian vương. Chúng kêu to
- Đó là Thái y buộc tội chết cho thần nhi. Xin phụ vương cho thần nhi đối chứng.
Dứt lời bước xuống thềm, tuốt gươm chém Anh Cát Sử đứt làm hai đoạn. Cao Tổ vừa giận vừa buồn, đứng dậy lui vào cung, lên long sàng nằm, uất quá mà thành trọng bệnh.
Nguyên Cát nghe tin, bàn với Kiến Thành viết giả thánh chỉ đem đến phủ Thiên Sách nói dối là Cao Tổ sai giết cả bọn đi.
Kiến Thành mừng lắm, làm thánh chỉ giả, lấy kiềm ấn đóng vào.
Các công thần thấy Cao Tổ bênh nặng, có khuyên Tần vương lên ngôi nhưng Tần vương nhất định không nghe.
Mậu Công đêm ấy xem thiên văn, rồi vào hầu Tần vương nói :
- Sao Thái Bạch chiếu rực rỡ xuống Tần phủ, ứng vào chúa công.
Vậy xin chúa công chớ trái mệnh trời.
Tần vương vẫn một mực chối từ. Mậu Công triệu tập các tướng nói :
- Ngày mai chính là ngày chúa công lên ngôi, nhưng chúa công không nghe, mà trong lúc này thì gian vương sắp làm hại chúng ta, vậy phải lập mưu mới được.
Rồi nói nhỏ. Các tướng khen là diệu kế.
Canh ba đêm ấy, các tướng kéo ồ vào phủ Tần vương đập cửa. Tần vương tưởng có biến không dám sai mở. Chúng tướng phá cửa mà vào.
Giảo Kim cõng Tần vương lên ngựa nói rằng :
- Chúa công không biết gì ư? Hai gian vương đã cử năm nghìn binh mã phục ở phía nam, sắp khởi loạn giết Hoàng thượng hại chúa công. Không tin, chúa công theo về núi Huyền Sơn sẽ biết.
Hai ngựa vừa phi tới chân Huyền Sơn thì quả nhiên đã thấy Ân, Tề gian vương đang kéo binh đến phủ Tần vương. Mậu Công sai Uất Trì Cung đánh. Cung rút roi tiến lên đánh một roi. Kiến Thành lóa mắt vì ánh đuốc, vỡ nát sọ ra mà chết.
Phía sau, Thúc Bảo múa giản đập tan xương thịt Nguyên Cát, chết không được một tiếng kêu.
Hôm sau, Uất Trì Cung vào cung quỳ bên long sàng tâu rằng :
- Ân vương, Tể vương nổi loạn, Tần vương đem quân dẹp. Ân, Tề nhị vương chết cả rồi, hạ thần vào xin chịu tội.
Cao Tổ khi ấy đã đỡ bệnh, ngồi lên, ứa nước mắt ra. Rồi quay hỏi cận thần là Bùi Tịch.
- Ý khanh nghĩ thế nào?
Tịch quỳ thưa :
- Đó là lòng trời đã định. Ân, Tề nhị vương còn sống thì triều đình còn loạn. Xin Thánh thượng khá giao việc nước cho Tần vương thì thiên hạ bình an đó.
Cao Tổ hài lòng truyền ngồi cho Tần vương.
Từ Mậu Công chọn được ngày lành phò Tần vương lên ngôi Cửu Ngũ ở điện Hiền Đức, danh hiệu là Thái Tôn, niên hiệu là Chinh quán nguyên niên.
Đại Đường thịnh vượng được mười năm. Sau này lại mấy phen giang sơn điên đảo mà một tay giữ vững thành trì chính là La Thông, con trai đầu lòng của La Thành vậy.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook