Thụy Du Thiên Miên
-
Chương 5: Gặp người say
Bửu Toại khỏe mạnh hơn, liền rủ Thuỵ Miên cùng đưa Bửu Khang ra ngoài thành dạo chơi. Thuỵ Miên hào hứng lôi theo Thuý Như đi cùng. Đã mấy lần nàng bắt Thuý Như đưa mình rời phủ đi chơi, hết năn nỉ nàng ta khao mình ăn cái này lại mua mình uống cái kia. Thuý Như oán than không thôi việc Thuỵ Miên ăn lang thôn hổ yết(1), khiến nàng ta một xu dính túi cũng không còn.
(1) Ăn lang thôn hổ yết: ăn như rồng cuốn
Đây là lúc Thuỵ Miên có ơn trả ơn, kéo Thuý Như đi cùng, nàng ta thích cái gì, Thụy Miên sẽ bảo Bửu Toại mua cho nàng ta cái đó. Bửu Toại là chính nhân quân tử, tuyệt sẽ không keo kiệt ngân lượng với ân nhân của mình.
Đi nửa ngày trời, bốn người Bửu Toại, Thuý Như, nô bộc của Bửu Toại và Mễ Lang ngao ngán chống lưng nhìn Thuỵ Miên và Bửu Khang như hổ đói vồ mồi. Một nữ nhân cái gì cũng muốn ăn thử, một hài nhi cái gì cũng muốn chơi thử; thành ra Bửu Toại công tử vừa mới khỏi bệnh liền bị đau đầu chóng mặt, đành phải để nô tài đưa mình hồi phủ trước.
Bốn người còn lại tiếp tục dạo phố, mua sắm thoả thích. Đến trước Lan Điệp Quán, nơi bán trà nổi tiếng trong kinh thành, Mễ Lang liền nói: “Bửu Khang thiếu gia và Thụy Miên cô nương, Cao quản gia bảo ta trên đường về qua đây lấy trà Bách Diệu Linh mang về phủ, chuẩn bị để Bửu đại lão gia đón khách quý. Thiếu gia đợi ta một chút, ta vào lấy rồi ra ngay.”
Thuỵ Miên nghe vậy tò mò hỏi: “Trà Bách Diệu Linh là trà ngon nổi tiếng, Bửu gia đón vị khách quý nào mà phải chuẩn bị kỹ vậy?”
Bửu Khang nói: “Ca ca đã dặn là mấy hôm này trong phủ sẽ có khách quý từ xa đến thăm gia phụ, nghe nói là bằng hữu của tổ phụ, mấy chục năm lại ghé thăm một lần, tên là Phó gì đó.”
“Bằng hữu của tổ tiên thì vị khách quý kia mấy trăm tuổi rồi?” Thuý Như ngạc nhiên hỏi.
“Nghe cha ta kể, người này tiên phong đạo cốt(2), trẻ mãi không già, diện mạo oai phong, đức cao trọng vọng, là người trăm năm khó kiếm.” Bửu Khang chân thật trả lời.
(2) Tiên phong đạo cốt: tướng mạo thoát tục
“Lại có người như thế sao? Vậy cùng vào xem lá trà đi, ta cũng muốn mua một ít.” Thuỵ Miên nói rồi dẫn Bửu Khang và Thúy Như vào trong trà quán.
Ra khỏi Lan Điệp Quán, cả đám người Thuỵ Miên liền nhìn thấy một lão sư phụ râu dài tóc bạc phơ, thân mặc y phục màu hồng nhạt, quần áo đã xộc xệch, bên hông còn đeo thêm một bình hồ lô màu gỗ đỏ.
Lão nhân đang đứng chỉ tay vào sư tử đá trấn trước Lan Điệp Quán, người lảo đảo, lặp đi lặp lại nói không rõ ràng: “Mang thêm rượu ra đây cho lão, lão chưa say. Lão nói người đấy, đầu người to mà óc bằng quả nho.”
Lão nhân dí dí ngón tay vào sát đầu sư tử đá, thấy không ai phản hồi gì, lão nhân to giọng quát: “Ngươi còn đứng đực ra như phỗng nhìn lão chằm chằm làm gì, còn không mau đi lấy rượu?"
Người bán hàng lúc này nghe náo loạn bên ngoài, vội vã chạy ra can ngăn: “Lão sư, người say rồi, sao lại đến quán trà chúng ta đòi mua rượu, muốn uống rượu phải đến Tửu Quán ở đằng kia. Mời lão nhân đi đi cho nhà ta còn buôn bán."
Thuỵ Miên lúc này chứng kiến cảnh tượng liền cảm khái mà ngâm thơ:
“Uống và say nói lăng nhăng
Miệng mồm lý nhí thằn lằn đứt đuôi
Tâm can chân thể chôn vùi
Mặt trời không mọc với người lem nhem
Còn đâu nguyệt tỏ bên thềm
Ôi người uống rượu còn thêm điên rồ.”(*)
(*): sưu tầm - Người Điên Uống Rượu (Bùi Giáng)
Lão nhân bất chợt quay người về phía Thuỵ Miên, chỉ tay nhìn nàng quắc mắt nói: “Ngươi dám nói lão nhân gia thế? Ta là đại phu nổi danh thiên hạ. Còn không mau tạ tội mua rượu hầu bôi?!” Lời nói mạnh mẽ khí thế kết thúc bằng tràng nấc cụt và thân thể oặn ẹo của khổ chủ.
Thuỵ Miên không để tâm lời lão nhân nói mà quay sang nhìn Bửu Khang dạy bảo: “Khang nhi nhìn kìa, ngươi mai sau chớ có say sưa tối ngày, đừng học tập giống lão già này, say đến quên trời quên đất. Khi trẻ đi đến quán rượu để uống rượu, về già sẽ đi đến quán trà để ăn xin.”
Lão nhân nghe vậy, hét lên tức tối, lao về phía Thuỵ Miên. Nàng chưa kịp phản ứng thì chân đã bị giữ lấy. Lão nhân gia lúc này quỳ xụp xuống giữa đường, vừa nói vừa khóc lóc vô cùng thảm thiết: “Tiểu đồ nhi, dù sao ta cũng là sư thầy đã cứu ngươi một mạng, nhặt người về nuôi từ lúc còn cởi truồng đỏ hỏn, bao năm dõi theo trông nom, vậy mà giờ đây, ngươi biệt cửu tình sơ(1), dùng thái độ bất kính này đối với y sư sao? Ơn trên làm chứng, người xưa nói: một ngày làm thầy cả đời làm cha…”
(1) Biệt cửu tình sơ: xa mặt cách lòng
Diễn thuyết thê lương của lão nhân làm người đi dường không khỏi tụm năm tụm ba nhìn ngó, bắt đầu xì xào đàm tiếu.
“Cô nương này mặt mũi như hoa, cũng đâu đến nỗi nào, vậy mà lại không có tý kính hiếu nào, nữ tử thời nay…”
“Ông lão thật tội nghiệp, thật vất vả cho người vừa làm thầy vừa làm cha, gà trống nuôi con…”
Thuỵ Miên khó xử, đành sai Mễ Lang nhấc lão già lên, cười nói trấn an với đám đông đang xem náo nhiệt: “Hiểu lầm hiểu lầm thôi, lão nhân gia ngài muốn uống bao nhiêu rượu cũng có, ta đưa ngài đi Tửu Quán nhé.”
Quay sang mỉm cười với lão nhân, nàng đổi giọng nói rít qua kẽ răng: “Ngươi mà không ngừng khóc, ta vứt ngươi ra xó đường bây giờ. Muốn uống rượu thì nín ngay, bổn cô nương đền rượu cho ngươi là được chứ gì?!”
Lão nhân say xỉn lập tức ngừng khóc, cười toe toét nhìn Thuỵ Miên gọi to: “Tiểu đồ đệ ngoan, muốn mua rượu cho ta sao không nói từ đầu, làm ta tốn hết nước mắt.", nói rồi lại ngây ngốc mỉm cười rồi quàng vai bá cổ Mễ Lang không buông.
Đám người đứng coi huyên náo vẫn chưa đi hết, quyết tâm ngó theo xem còn màn kịch độc đáo nào nữa không làm Thuỵ Miên không thể bỏ lão nhân giữa đường, đành để Mễ lang đưa lão vào tửu lâu, gọi tiểu nhị chuẩn bị chỗ ngồi cho năm người. Mễ Lang vừa thở hồn hển vừa kéo thân mình lão nhân cùng mọi người lết đến bàn phía trước.
Mễ Lang thả lão nhân xuống ghế, lấy tay bóp vai, vẻ mặt khổ sở ca thán: “Thuỵ Miên cô nương chọc vào lão nhân này làm chi? Lão ta đè ta nặng muốn chết".
Thuỵ Miên ấm ức nhìn lão nhân xa lạ. Giờ này con ma xay xỉn lại yên lành ngủ ngon, cứ vậy gục mặt trên bàn mà ngáy lên xuống, từng hồi bình yên. Nàng gọi đầy một bàn đồ ăn để xả cơn tức giận bị làm bẽ mặt lúc nãy. Lúc ăn uống, Thuỵ Miên còn cố dùng đũa vảy mỡ heo lên chòm râu trắng xoá của lão nhân.
Sau khi đã ăn no, nàng và mọi người chuẩn bị ra về lại không biết phải giải quyết lão nhân say xỉn thế nào. Trong lúc Mễ Lang đưa Bửu Khang vào chuồng xí, Thụy Miên bàn với Thúy Như: “Một là gán lão ở đây làm nô dịch, hai là để Mễ Lang bế lão vào trong buồng xí, mặc kệ để hắn đấy rồi chúng ta rời đi.”, lời vừa nói dứt thì có tiếng hét từ xa vọng lại: “Lão nhân đây rồi, biết ngay là sẽ tìm thấy lão ở tửu quán mà.”
Tiến đến là một nam nhân mặc áo bào tím nhạt, dắt bên hông một thanh bảo kiếm bằng bạc, trên chuôi kiếm có gắn một viên đá quý màu xanh lam lấp lánh, bao kiếm chạm trổ hoa văn tinh xảo. Nam tử thân hình cao ráo, bước chân nhanh nhẹn thoăn thoắt. Trên búi tóc hắn được gắn một cây trâm ngọc sang trọng. Thụy Miên giật mình, nam nhân này thật giống với sư muội đồng nghiệp Thanh Thanh Tú của nàng. Nam tử có khuôn mặt trái xoan, ánh mắt thông minh trong trẻo, cùng làn da trắng hồng, đôi môi mỏng cong lên kiêu ngạo. Khác nhau duy nhất là nam nhân cơ thể nam tính khí lực, còn Thanh Thanh Tú lại mảnh dẻ cao ráo. Thụy Miên tự cảm khái: “Đúng là người giống người, chuyện lạ nào cũng có.”
Đến trước bàn của Thụy Miên và Thúy Như, nam tử khinh thường nhìn hai nàng và lão nhân còn đang ngủ gật bên canh, bĩu môi dè bỉu: “Lại còn gọi cả tì nữ hầu hạ, thật là lão già ôn dịch.” Nói rồi tiến lại túm lấy cánh tay lão nhân: “Các người nhanh chóng tránh ra, công tử ta phải đưa lão già này đi.”
Thụy Miên khóe miệng giật giật, cách nói chuyện của nam nhân này cũng giống với Thanh Thanh Tú, ngông cuồng chảnh chọe, nàng thầm nhủ: “Tỷ đây phải dậy ngươi một bài học.”
Nàng giơ tay ra nắm lấy cổ tay nam nhân, tở vẻ ngỡ ngàng nói: “Công tử vừa đến đã muốn kéo người đi, sao ta biết hai người có thật là quen biết?”
“Hừ, nữ nhân háo sắc nhà người, lại còn dám động tay động chân?”, nam nhân quắc mắt nhìn nàng.
Thụy Miên khẽ cười trêu trọc: “Lão nhân đây hào hoa phong nhã, trông ra là người học rộng tài ba trong khi nhìn công tử thật thuận mắt, giống một tiểu cô nương ta quen, lời nói ra cùng cử chỉ cũng có chút giông giống. Tiểu muội của ta là hoa nhai liễu hạng(1), là cô nương mắt lồi, trán dô, mũi hếch, miệng lệch, mà cách nói năng cũng thô kệch, y như công tử đây vậy. Hà cớ gì hai người nam nhân các người khác nhau như vậy lại đi chung với nhau?” Thụy Miên trong lòng thầm xin lỗi Thanh Thanh Tú vạn lần.
(1) Hoa nhai liễu hạng: kỹ nữ nay đây mai đó
Thúy Như nghe vậy thì phụt trà từ mồm ra, ho khan thật lâu.
“Tiểu nữ nhân ngươi, dám ăn nói vô phép.” Gỡ tay ra khỏi tay của Thụy Miên, nam nhân mặt đỏ bừng bừng quát thét, vô cùng tức giận.
“Tiểu nữ không dám, chỉ tự nhận ngữ kinh tứ tọa(2).” Thụy Miên làm bộ lễ phép nói, giọng điệu trêu ngươi.
(2) Ngữ kinh tứ tọa: Tài hoa ăn nói làm người khác kinh ngạc
Đúng lúc này, lão nhân thấy ồn ào liền tỉnh rượu, vươn tay duỗi vai, tò mò giương mắt nhìn hai bên: “Cát Uy, ngươi sao lại ở đây cùng tiểu sư đồ của ta?”
“Ai là tiểu sư đồ của ngươi, lão già nát rượu. Đúng là cùng hội cùng thuyền, ma men đi kèm phường lỗ mãng, phiền ta muốn chết.” Thụy Miên kiếm cớ mắng tiếp.
Cùng lúc này, Bửu Khang và Mễ Lang quay lại. Bửu Khang bất ngờ khi nhìn thấy nam tử mới đến, liền lại gần vui vẻ nói: “Cát Uy huynh, huynh đến Dược Trang thành khi nào? Sao lại ở đây? Mặt huynh sao đỏ như quả gấc thế này?”
“Khang nhi quen hắn?” Thụy Miên ngạc nhiên hỏi Bửu Khang, đồng thời vứt cho Cát Uy một cái lườm điếng mắt.
“Cát Uy là nhị thiếu gia của Hữu Thái Úy Kỳ quốc Hữu Thừa Thăng. Đại nhân cũng là bằng hữu lâu năm của phụ thân ta. Năm ngoái Cát Uy huynh có đến đây du ngoạn, gặp Bửu Toại sư huynh, kiếm thuật tương thông, nên hai người kết làm bằng hữu.” Bửu Khang trả lời Thụy Miên rồi quay sang Cát Uy nói: “Bửu Toại ca ca chưa biết Cát Uy huynh đã đến Dược Trang thành đâu, chúng ta cùng về Bửu gia đi, ca ca nhìn thấy người chắc sẽ rất vui mừng.”
“Ta nghe nói Bửu Toại huynh mấy tháng trước gặp nạn liền lặn lội cùng đại ca đến thăm hỏi. Trên đường đi gặp Phó Kiện Đàm đại sư, biết hắn cũng muốn đến thăm Bửu Diệp lão gia nên rủ nhau cùng đi.” Hắn vừa nói vừa chán ghét nhìn Phó Kiện Đàm: “Cũng chỉ vì lão nhân này ham hố rượu chè mà ta cùng sư huynh phải chia nhau đi tìm khắp nơi, đành hẹn sẽ gặp tại Bửu gia.”
“Đại sư đây là Phó Kiện Đàm? Là vĩ nhân mà phụ thân ta mong đợi?” Bửu Khang nói rồi vội vã chắp tay về phía Phó Kiện Đàm làm lễ: “Tiểu tử là Bửu Khang, nhị công tự Bửu gia, xin bái kiến Đàm đại sư. Nhi tử trẻ người non dạ, có mắt không biết núi Thái Sơn. Nếu lúc nãy gặp gỡ chót nói gì không đúng mực, xin Đại Sư lượng thứ.”
Đàm đại sư hài lòng gật đầu, vuốt chòm râu trắng, lại thấy dính chút dầu mỡ, liền bôi luôn vào áo mỏng màu hồng phấn trước ngực rồi nói: “Bửu Khang thiếu gia thật là một hài tử có lễ độ.”
Thấy thái độ của lão nhân gia vui vẻ, Bửu Khang mỉm cười quay sang Cát Uy tiếp chuyện: “Cát Uy huynh thật có lòng. Đúng là ca ca gặp nạn, bị liệt nửa người, nhưng may mắn đã có Thụy Miên tỷ chữa trị, ca ca đã khỏi hẳn rồi.”
Cát Uy thoáng chút bất ngờ nhìn về phía Thụy Miên, nhưng một mực không thèm lên tiếng.
Đàm đại sư lúc này cười sảng khoái: “Thật đúng là lương duyên kỳ ngộ, không đánh không quen.”
Bửu Khang vui vẻ đĩnh đạc mời mọi người cùng hồi phủ.
Thuỵ Miên mặt mày hụt hẫng, lắc đầu lẩm bẩm: “Gì mà tiên nhân, rồi còn trẻ mãi không già, diện mạo oai phong, đức cao trọng vọng, là người trăm năm khó kiếm. Theo ta thấy hắn rõ là một lão già nhăn nheo, bịp bợm, nát rượu”.
(1) Ăn lang thôn hổ yết: ăn như rồng cuốn
Đây là lúc Thuỵ Miên có ơn trả ơn, kéo Thuý Như đi cùng, nàng ta thích cái gì, Thụy Miên sẽ bảo Bửu Toại mua cho nàng ta cái đó. Bửu Toại là chính nhân quân tử, tuyệt sẽ không keo kiệt ngân lượng với ân nhân của mình.
Đi nửa ngày trời, bốn người Bửu Toại, Thuý Như, nô bộc của Bửu Toại và Mễ Lang ngao ngán chống lưng nhìn Thuỵ Miên và Bửu Khang như hổ đói vồ mồi. Một nữ nhân cái gì cũng muốn ăn thử, một hài nhi cái gì cũng muốn chơi thử; thành ra Bửu Toại công tử vừa mới khỏi bệnh liền bị đau đầu chóng mặt, đành phải để nô tài đưa mình hồi phủ trước.
Bốn người còn lại tiếp tục dạo phố, mua sắm thoả thích. Đến trước Lan Điệp Quán, nơi bán trà nổi tiếng trong kinh thành, Mễ Lang liền nói: “Bửu Khang thiếu gia và Thụy Miên cô nương, Cao quản gia bảo ta trên đường về qua đây lấy trà Bách Diệu Linh mang về phủ, chuẩn bị để Bửu đại lão gia đón khách quý. Thiếu gia đợi ta một chút, ta vào lấy rồi ra ngay.”
Thuỵ Miên nghe vậy tò mò hỏi: “Trà Bách Diệu Linh là trà ngon nổi tiếng, Bửu gia đón vị khách quý nào mà phải chuẩn bị kỹ vậy?”
Bửu Khang nói: “Ca ca đã dặn là mấy hôm này trong phủ sẽ có khách quý từ xa đến thăm gia phụ, nghe nói là bằng hữu của tổ phụ, mấy chục năm lại ghé thăm một lần, tên là Phó gì đó.”
“Bằng hữu của tổ tiên thì vị khách quý kia mấy trăm tuổi rồi?” Thuý Như ngạc nhiên hỏi.
“Nghe cha ta kể, người này tiên phong đạo cốt(2), trẻ mãi không già, diện mạo oai phong, đức cao trọng vọng, là người trăm năm khó kiếm.” Bửu Khang chân thật trả lời.
(2) Tiên phong đạo cốt: tướng mạo thoát tục
“Lại có người như thế sao? Vậy cùng vào xem lá trà đi, ta cũng muốn mua một ít.” Thuỵ Miên nói rồi dẫn Bửu Khang và Thúy Như vào trong trà quán.
Ra khỏi Lan Điệp Quán, cả đám người Thuỵ Miên liền nhìn thấy một lão sư phụ râu dài tóc bạc phơ, thân mặc y phục màu hồng nhạt, quần áo đã xộc xệch, bên hông còn đeo thêm một bình hồ lô màu gỗ đỏ.
Lão nhân đang đứng chỉ tay vào sư tử đá trấn trước Lan Điệp Quán, người lảo đảo, lặp đi lặp lại nói không rõ ràng: “Mang thêm rượu ra đây cho lão, lão chưa say. Lão nói người đấy, đầu người to mà óc bằng quả nho.”
Lão nhân dí dí ngón tay vào sát đầu sư tử đá, thấy không ai phản hồi gì, lão nhân to giọng quát: “Ngươi còn đứng đực ra như phỗng nhìn lão chằm chằm làm gì, còn không mau đi lấy rượu?"
Người bán hàng lúc này nghe náo loạn bên ngoài, vội vã chạy ra can ngăn: “Lão sư, người say rồi, sao lại đến quán trà chúng ta đòi mua rượu, muốn uống rượu phải đến Tửu Quán ở đằng kia. Mời lão nhân đi đi cho nhà ta còn buôn bán."
Thuỵ Miên lúc này chứng kiến cảnh tượng liền cảm khái mà ngâm thơ:
“Uống và say nói lăng nhăng
Miệng mồm lý nhí thằn lằn đứt đuôi
Tâm can chân thể chôn vùi
Mặt trời không mọc với người lem nhem
Còn đâu nguyệt tỏ bên thềm
Ôi người uống rượu còn thêm điên rồ.”(*)
(*): sưu tầm - Người Điên Uống Rượu (Bùi Giáng)
Lão nhân bất chợt quay người về phía Thuỵ Miên, chỉ tay nhìn nàng quắc mắt nói: “Ngươi dám nói lão nhân gia thế? Ta là đại phu nổi danh thiên hạ. Còn không mau tạ tội mua rượu hầu bôi?!” Lời nói mạnh mẽ khí thế kết thúc bằng tràng nấc cụt và thân thể oặn ẹo của khổ chủ.
Thuỵ Miên không để tâm lời lão nhân nói mà quay sang nhìn Bửu Khang dạy bảo: “Khang nhi nhìn kìa, ngươi mai sau chớ có say sưa tối ngày, đừng học tập giống lão già này, say đến quên trời quên đất. Khi trẻ đi đến quán rượu để uống rượu, về già sẽ đi đến quán trà để ăn xin.”
Lão nhân nghe vậy, hét lên tức tối, lao về phía Thuỵ Miên. Nàng chưa kịp phản ứng thì chân đã bị giữ lấy. Lão nhân gia lúc này quỳ xụp xuống giữa đường, vừa nói vừa khóc lóc vô cùng thảm thiết: “Tiểu đồ nhi, dù sao ta cũng là sư thầy đã cứu ngươi một mạng, nhặt người về nuôi từ lúc còn cởi truồng đỏ hỏn, bao năm dõi theo trông nom, vậy mà giờ đây, ngươi biệt cửu tình sơ(1), dùng thái độ bất kính này đối với y sư sao? Ơn trên làm chứng, người xưa nói: một ngày làm thầy cả đời làm cha…”
(1) Biệt cửu tình sơ: xa mặt cách lòng
Diễn thuyết thê lương của lão nhân làm người đi dường không khỏi tụm năm tụm ba nhìn ngó, bắt đầu xì xào đàm tiếu.
“Cô nương này mặt mũi như hoa, cũng đâu đến nỗi nào, vậy mà lại không có tý kính hiếu nào, nữ tử thời nay…”
“Ông lão thật tội nghiệp, thật vất vả cho người vừa làm thầy vừa làm cha, gà trống nuôi con…”
Thuỵ Miên khó xử, đành sai Mễ Lang nhấc lão già lên, cười nói trấn an với đám đông đang xem náo nhiệt: “Hiểu lầm hiểu lầm thôi, lão nhân gia ngài muốn uống bao nhiêu rượu cũng có, ta đưa ngài đi Tửu Quán nhé.”
Quay sang mỉm cười với lão nhân, nàng đổi giọng nói rít qua kẽ răng: “Ngươi mà không ngừng khóc, ta vứt ngươi ra xó đường bây giờ. Muốn uống rượu thì nín ngay, bổn cô nương đền rượu cho ngươi là được chứ gì?!”
Lão nhân say xỉn lập tức ngừng khóc, cười toe toét nhìn Thuỵ Miên gọi to: “Tiểu đồ đệ ngoan, muốn mua rượu cho ta sao không nói từ đầu, làm ta tốn hết nước mắt.", nói rồi lại ngây ngốc mỉm cười rồi quàng vai bá cổ Mễ Lang không buông.
Đám người đứng coi huyên náo vẫn chưa đi hết, quyết tâm ngó theo xem còn màn kịch độc đáo nào nữa không làm Thuỵ Miên không thể bỏ lão nhân giữa đường, đành để Mễ lang đưa lão vào tửu lâu, gọi tiểu nhị chuẩn bị chỗ ngồi cho năm người. Mễ Lang vừa thở hồn hển vừa kéo thân mình lão nhân cùng mọi người lết đến bàn phía trước.
Mễ Lang thả lão nhân xuống ghế, lấy tay bóp vai, vẻ mặt khổ sở ca thán: “Thuỵ Miên cô nương chọc vào lão nhân này làm chi? Lão ta đè ta nặng muốn chết".
Thuỵ Miên ấm ức nhìn lão nhân xa lạ. Giờ này con ma xay xỉn lại yên lành ngủ ngon, cứ vậy gục mặt trên bàn mà ngáy lên xuống, từng hồi bình yên. Nàng gọi đầy một bàn đồ ăn để xả cơn tức giận bị làm bẽ mặt lúc nãy. Lúc ăn uống, Thuỵ Miên còn cố dùng đũa vảy mỡ heo lên chòm râu trắng xoá của lão nhân.
Sau khi đã ăn no, nàng và mọi người chuẩn bị ra về lại không biết phải giải quyết lão nhân say xỉn thế nào. Trong lúc Mễ Lang đưa Bửu Khang vào chuồng xí, Thụy Miên bàn với Thúy Như: “Một là gán lão ở đây làm nô dịch, hai là để Mễ Lang bế lão vào trong buồng xí, mặc kệ để hắn đấy rồi chúng ta rời đi.”, lời vừa nói dứt thì có tiếng hét từ xa vọng lại: “Lão nhân đây rồi, biết ngay là sẽ tìm thấy lão ở tửu quán mà.”
Tiến đến là một nam nhân mặc áo bào tím nhạt, dắt bên hông một thanh bảo kiếm bằng bạc, trên chuôi kiếm có gắn một viên đá quý màu xanh lam lấp lánh, bao kiếm chạm trổ hoa văn tinh xảo. Nam tử thân hình cao ráo, bước chân nhanh nhẹn thoăn thoắt. Trên búi tóc hắn được gắn một cây trâm ngọc sang trọng. Thụy Miên giật mình, nam nhân này thật giống với sư muội đồng nghiệp Thanh Thanh Tú của nàng. Nam tử có khuôn mặt trái xoan, ánh mắt thông minh trong trẻo, cùng làn da trắng hồng, đôi môi mỏng cong lên kiêu ngạo. Khác nhau duy nhất là nam nhân cơ thể nam tính khí lực, còn Thanh Thanh Tú lại mảnh dẻ cao ráo. Thụy Miên tự cảm khái: “Đúng là người giống người, chuyện lạ nào cũng có.”
Đến trước bàn của Thụy Miên và Thúy Như, nam tử khinh thường nhìn hai nàng và lão nhân còn đang ngủ gật bên canh, bĩu môi dè bỉu: “Lại còn gọi cả tì nữ hầu hạ, thật là lão già ôn dịch.” Nói rồi tiến lại túm lấy cánh tay lão nhân: “Các người nhanh chóng tránh ra, công tử ta phải đưa lão già này đi.”
Thụy Miên khóe miệng giật giật, cách nói chuyện của nam nhân này cũng giống với Thanh Thanh Tú, ngông cuồng chảnh chọe, nàng thầm nhủ: “Tỷ đây phải dậy ngươi một bài học.”
Nàng giơ tay ra nắm lấy cổ tay nam nhân, tở vẻ ngỡ ngàng nói: “Công tử vừa đến đã muốn kéo người đi, sao ta biết hai người có thật là quen biết?”
“Hừ, nữ nhân háo sắc nhà người, lại còn dám động tay động chân?”, nam nhân quắc mắt nhìn nàng.
Thụy Miên khẽ cười trêu trọc: “Lão nhân đây hào hoa phong nhã, trông ra là người học rộng tài ba trong khi nhìn công tử thật thuận mắt, giống một tiểu cô nương ta quen, lời nói ra cùng cử chỉ cũng có chút giông giống. Tiểu muội của ta là hoa nhai liễu hạng(1), là cô nương mắt lồi, trán dô, mũi hếch, miệng lệch, mà cách nói năng cũng thô kệch, y như công tử đây vậy. Hà cớ gì hai người nam nhân các người khác nhau như vậy lại đi chung với nhau?” Thụy Miên trong lòng thầm xin lỗi Thanh Thanh Tú vạn lần.
(1) Hoa nhai liễu hạng: kỹ nữ nay đây mai đó
Thúy Như nghe vậy thì phụt trà từ mồm ra, ho khan thật lâu.
“Tiểu nữ nhân ngươi, dám ăn nói vô phép.” Gỡ tay ra khỏi tay của Thụy Miên, nam nhân mặt đỏ bừng bừng quát thét, vô cùng tức giận.
“Tiểu nữ không dám, chỉ tự nhận ngữ kinh tứ tọa(2).” Thụy Miên làm bộ lễ phép nói, giọng điệu trêu ngươi.
(2) Ngữ kinh tứ tọa: Tài hoa ăn nói làm người khác kinh ngạc
Đúng lúc này, lão nhân thấy ồn ào liền tỉnh rượu, vươn tay duỗi vai, tò mò giương mắt nhìn hai bên: “Cát Uy, ngươi sao lại ở đây cùng tiểu sư đồ của ta?”
“Ai là tiểu sư đồ của ngươi, lão già nát rượu. Đúng là cùng hội cùng thuyền, ma men đi kèm phường lỗ mãng, phiền ta muốn chết.” Thụy Miên kiếm cớ mắng tiếp.
Cùng lúc này, Bửu Khang và Mễ Lang quay lại. Bửu Khang bất ngờ khi nhìn thấy nam tử mới đến, liền lại gần vui vẻ nói: “Cát Uy huynh, huynh đến Dược Trang thành khi nào? Sao lại ở đây? Mặt huynh sao đỏ như quả gấc thế này?”
“Khang nhi quen hắn?” Thụy Miên ngạc nhiên hỏi Bửu Khang, đồng thời vứt cho Cát Uy một cái lườm điếng mắt.
“Cát Uy là nhị thiếu gia của Hữu Thái Úy Kỳ quốc Hữu Thừa Thăng. Đại nhân cũng là bằng hữu lâu năm của phụ thân ta. Năm ngoái Cát Uy huynh có đến đây du ngoạn, gặp Bửu Toại sư huynh, kiếm thuật tương thông, nên hai người kết làm bằng hữu.” Bửu Khang trả lời Thụy Miên rồi quay sang Cát Uy nói: “Bửu Toại ca ca chưa biết Cát Uy huynh đã đến Dược Trang thành đâu, chúng ta cùng về Bửu gia đi, ca ca nhìn thấy người chắc sẽ rất vui mừng.”
“Ta nghe nói Bửu Toại huynh mấy tháng trước gặp nạn liền lặn lội cùng đại ca đến thăm hỏi. Trên đường đi gặp Phó Kiện Đàm đại sư, biết hắn cũng muốn đến thăm Bửu Diệp lão gia nên rủ nhau cùng đi.” Hắn vừa nói vừa chán ghét nhìn Phó Kiện Đàm: “Cũng chỉ vì lão nhân này ham hố rượu chè mà ta cùng sư huynh phải chia nhau đi tìm khắp nơi, đành hẹn sẽ gặp tại Bửu gia.”
“Đại sư đây là Phó Kiện Đàm? Là vĩ nhân mà phụ thân ta mong đợi?” Bửu Khang nói rồi vội vã chắp tay về phía Phó Kiện Đàm làm lễ: “Tiểu tử là Bửu Khang, nhị công tự Bửu gia, xin bái kiến Đàm đại sư. Nhi tử trẻ người non dạ, có mắt không biết núi Thái Sơn. Nếu lúc nãy gặp gỡ chót nói gì không đúng mực, xin Đại Sư lượng thứ.”
Đàm đại sư hài lòng gật đầu, vuốt chòm râu trắng, lại thấy dính chút dầu mỡ, liền bôi luôn vào áo mỏng màu hồng phấn trước ngực rồi nói: “Bửu Khang thiếu gia thật là một hài tử có lễ độ.”
Thấy thái độ của lão nhân gia vui vẻ, Bửu Khang mỉm cười quay sang Cát Uy tiếp chuyện: “Cát Uy huynh thật có lòng. Đúng là ca ca gặp nạn, bị liệt nửa người, nhưng may mắn đã có Thụy Miên tỷ chữa trị, ca ca đã khỏi hẳn rồi.”
Cát Uy thoáng chút bất ngờ nhìn về phía Thụy Miên, nhưng một mực không thèm lên tiếng.
Đàm đại sư lúc này cười sảng khoái: “Thật đúng là lương duyên kỳ ngộ, không đánh không quen.”
Bửu Khang vui vẻ đĩnh đạc mời mọi người cùng hồi phủ.
Thuỵ Miên mặt mày hụt hẫng, lắc đầu lẩm bẩm: “Gì mà tiên nhân, rồi còn trẻ mãi không già, diện mạo oai phong, đức cao trọng vọng, là người trăm năm khó kiếm. Theo ta thấy hắn rõ là một lão già nhăn nheo, bịp bợm, nát rượu”.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook