Thuận Thiên Kiếm - Rồng Không Đuôi
-
Chương 49: Thuận Thiên Kiếm tiền truyện - Hồi một (6)
Nửa đêm chuyển dần về canh bốn, chỉ còn chút nữa là qua giờ Sửu. Trăng càng lên càng thanh, gió càng thổi càng nhẹ, mà người thì càng nhìn càng ít. Cũng khuya lắm rồi chứ có sớm sủa gì? Người ta nói, trong năm canh buổi đêm thì cái giờ này là lúc tiết trời tối nhất, ma quỷ bắt đầu đi lại, nên hạn chế ra ngoà. Người đi trong ngõ không chong đèn, có giơ tay ra trước mặt cũng chả thấy năm ngón, mà cứ nghe gió ở đâu thốc mãi vào gáy.
Ba người Phạm Lục Bình, Lê Học cứ men theo hồ Tây mà đi, len lỏi hết hẻm trên ngõ dưới rồi cũng đến một căn nhà xập xệ nằm ngoài rìa làng Nghi Tàm, cách hồ Tây chỉ độ dăm bước chân. Quanh nhà có một hàng rào con leo đầy mồng tơi, với cây rơm to ngay gần cửa. Cơn gió hồ khẽ thổi, tiếng sáo du dương chợt vọng ra từ khoảng sân vắng trước nhà khiến ba người ai nấy cũng giật mình.
Ngoại trừ thằng Hổ, hai người Lê Học đều ít nhiều biết khinh công nên dẫu phải cáng một người theo cũng không thấy mệt, mà lại khiêng êm lạ lùng. Suốt chặng đường Hồ Đỗ nằm cáng mà chẳng kháng nào nằm trên đất bằng, không xóc nảy lấy một cái.
“ Anh Học có cái cáng này hay thật, thằng em này phục sát đất. Nếu mình tôi cõng ông anh bảy chục cân này thì chẳng biết bao giờ mới tới nơi. ”
“ Anh Bình cứ quá khen, tôi chả dám nhận. Tính tôi nó nay đây mai đó, nhỡ nơi rừng hoang núi vắng mà gặp bệnh nhân thì phải làm sao? Thành ra mới nhớ người đóng cho cái này, đi đâu cũng yên tâm. ”
Hai người vừa đi vừa nói chuyện, thấy rất hợp ý. Thành thử cách xưng hô cũng thân cận hơn trước chứ không còn quá khách sáo nữa.
Thằng Hổ theo sau chót, tranh thủ lúc hai người đặt cáng xuống bèn chạy qua gọi cổng.
“ Mở cổng! Ngoài này có người bị thương! ”
Chó trong nhà thấy hơi người lạ, bắt đầu sủa lên inh ỏi.
“ Im ngay, cái đồ mất nết!!
Trong căn nhà ọp ẹp truyền ra tiếng một trung niên độ ngũ tuần, thanh âm ông đã khàn đặc vì đờm năm tháng. Chẳng mấy chốc, cổng đã mở, một người đàn ông ốm yếu với khuôn mặt vàng vọt xuất hiện trước ba người bọn Phạm Lục Bình.
“ Các cậu tìm ai? ”
Phạm Lục Bình cất tiếng:
“ Bác ạ, con Lục Bình đây mà. ”
“ Bình hả? Mau vào đi. ”
Người đàn ông nọ nói, đoạn cất bước vào nhà trong. Suốt cả quá trình, ông chẳng buồn nhìn thằng con nằm trên cáng của mình lấy một cái. Lê Học lòng thấy lạ kì, nhưng không dám nhiều lời hỏi chuyện riêng tư của người khác. May là còn thằng Hổ. Tính nó từ bé đã thế, có chuyện gì lạ là muốn truy tra tới chân tướng mới thôi. Tức thì, thằng bé giật gấu áo Lục Bình, hỏi luôn:
“ Uây, ông ấy là cha anh kia cơ mà. Nhìn thấy con bị thương nằm bẹp trên cáng mà tỉnh như sáo thế à? Cha gì mà máu lạnh. ”
“ Hổ! Đừng có nói linh tinh!!! ”
Lê Học thấy thằng bé lại bắt đầu nói hỗn bèn nhào tới bụm miệng nó lại.
Phạm Lục Bình cười khổ, đáp:
“ Chuyện kể ra dài lắm… ”
Canh tư.
Đêm đã muộn thế này mà giữa hồ hẵng còn mấy chiếc thuyền sáng đèn. Ra là thuyền thúng của dân chài lưới. Có cái thì đủ cho một người, còn cái nào to thì ba người ngồi cũng xuể. Trong thúng để nào cần, nào mồi, nào dây, nào giỏ…v.v…
“ Hôm nay ông Hai cũng ra đây câu hở? ”
“ Đành chịu bác ạ. Nay chưa vào mùa, tôm ít mà bé, tranh thủ câu đêm đến sáng mà bán cho mấy ông phú hộ thì còn được đồng ra đồng vào. Chứ mấy nữa tát đồng thì ê hề, của mình đến phải ế. ”
“ Chưa hết tháng đã hết tiền. Hôm nay mà được mẻ to, mời bác qua quán nước đầu làng tôi. Con to đem bán, lũ lắt nhắt thì ta làm bữa nhậu chơi. Hôm trước mụ vợ về nhà thăm mẹ mang lên mấy bình rượu thơm lắm. ”
Ông Hai đáp, cười khà:
“ Muốn được thế thì cứ phải làm đã, buông cần thôi bác ơi. ”
Người người đang lúc khí thế hừng hực thì cách đó không xa, trên một chiếc thúng con có ba người đang thản nhiên ngồi thưởng trăng. Kể cũng lạ. Người ta có thưởng trăng thì cũng thưởng mãn nguyệt trong ngày rằm, chứ có ai lại đi thưởng một mảnh trăng tí tẹo ngày mùng hai đầu tháng như ba người nọ?
Nhìn gần hơn, thì thấy nhóm quái nhân này gồm một người đàn ông chừng ba mươi mặc áo tơi đội nón tre. Một ông sư vẻ kham khổ vận cà sa có chòm râu dài tới giữa ngực và một đạo sĩ tuổi chừng sáu mươi. Đúng là người kì lạ thì hành vi cũng lạ kì chẳng kém.
“ Thiên Cơ đạo huynh cất công tìm tên trộm vặt này, lại lặn lội lên tận đèo Ngang gọi Cứu Khổ thần tăng về kinh ắt là có chuyện lớn muốn bàn bạc? ”
“ Quả thực là vua trộm, ý nghĩ trong đầu ta mà bác cũng thó được, bội phục. ”
Thiên Cơ lão đạo vuốt râu, cười đắng chát.
Cứu Khổ thần tăng tiếp:
“ Đạo huynh tinh thông thuật tinh tượng, quá khứ vị lai đều chẳng giấu được mắt thần. Không biết lần này võ lâm lại có nạn gì? ”
Tiếng lão ồm ồm và khàn đặc lại, không nghe kỹ còn tưởng ấy không phải tiếng người mà là loài quỷ đang nói. Thì ra, Cứu Khổ thần tăng vì tai nạn mà bị câm. Âm thanh vừa rồi là lão kết hợp nội lực với thuật nói tiếng bụng phát ra.
Trên đườnh trảy kinh, dân tình thấy miệng lão đóng chặt mà âm thanh cứ phát ra liên hồi thì cũng hoảng hồn mấy phen.
Thiên Cơ lão đạo thở dài, nói:
“ Hai vị võ lâm chí tôn Hoả Công, Băng Bà đột nhiên mất tích, khiến cả giang hồ lạc vào một tràng gió tanh mưa máu. Hôm trước bần đạo có dạo qua chùa Trấn Quốc dâng hương, bất ngờ quan sát được điềm lạ trên vòm trời. ”
“ Ồ? ”
Quận Gió ngồi nhỏm dậy, tỏ vẻ hứng thú trước lời nói của Thiên Cơ lão đạo. Con thuyền thoáng tròng trành vì động tác của y, song Cứu Khổ thần tăng chỉ khẽ vận công là chiếc thuyền thúng chở ba người lại vững vàng như bàn thạch.
“ Vậy là đạo huynh cũng thấy được nó à? ”
Giọng nói kì lạ của Cứu Khổ thần tăng lại vang lên, nhắm ngay lúc đôi thuyền thúng của dân chài bị sóng đẩy tới gần. Ba ngư dân ngồi trên thuyền nghe được chất giọng đều đều vô cảm của lão, lông tóc ở gáy cứ dựng đứng cả lên.
“ Này! Hai người thấy cái gì mới được chứ?? ”
Trong ba người, chỉ có Quận Gió là không biết thuật quan sát sao trời, thành ra hai người càng nói y càng chẳng hiểu mô tê gì hết.
“ Tử tinh tái sinh, thiên hạ không yên. ”
Hai người, một tăng một đạo, đồng thời cất tiếng.
“ Tử tinh? Ý là gì? ”
“ Khi sao đổi ngôi, nó rơi xuống thành vẫn tinh rồi vụt tắt. Trong thuật tinh tượng người ta gọi ấy là sao chết hay tử tinh. Thế nhưng, sao đổi ngôi xong bỗng nhiên bắn ngược lên rồi toả sáng rực rỡ thì gọi là tử tinh tái sinh, cũng tức là sao đã chết mà sống lại vậy. ”
Thiên Cơ lão đạo khẽ giải thích, ngữ điệu đã ảm trầm đi nhiều.
Cứu Khổ thần tăng tiếp:
“ Lại nói, tử tinh tái sinh lần này không chỉ có một, mà là hai vì sao liên tiếp. Chứng tỏ, nước ta liên tiếp trải qua hai lần hạo kiếp. ”
Quận Gió thấy sắc mặt hai người nghiêm nghị hẳn lại, thì cũng chẳng giữ nổi vẻ cười đùa nữa. Y nói:
“ Võ lâm đại loạn phải chăng là một lần hạo kiếp? ”
“ Không! Loạn cục của giang hồ xảy ra quá sớm, nên chẳng thể là do tử tinh tái sinh gây nên. Tuy nhiên, hôm qua bần đạo đã tính thử một quẻ cho Đại Việt.
Đế tinh rọi xuống trời nam, chứng tỏ chân mạng thiên tử đã xuất sinh. Vai gánh Bắc Đẩu, tay nắm La Hầu, ấy là mệnh của người này. Tử tinh tuy mạnh, nhưng cuối cùng ắt bị người này lợi dụng, mở ra triều đại mới. ”
Phải biết những lời này, nếu như để quan binh nghe được dù chỉ một câu thôi cũng ắt sẽ gô cổ Thiên Cơ lão đạo lại vì “ đại nghịch bất đạo ”, rồi ghép ông tội phản quốc để tru di tam tộc. Thế mà ông đạo sĩ nói ra với ngữ khí thản nhiên như không, giống như một việc nhỏ chẳng đáng bận tâm.
Quận Gió nghe xong bèn xua tay, than:
“ Lão đạo à, vua có sinh ra hay chưa thì có can hệ gì tới tên bợm này?? Không phải lão không biết, các đời Quận Gió chưa từng nhúng tay vào tranh quyền đoạt vị. ”
“ Liên quan! Vì bác Quận chính là người sẽ quay bánh xe thời đại. ”
Cứu Khổ thần tăng - người vẫn giữ im lặng từ đầu tới giờ, bất chợt lên tiếng. Ông dùng tiếng bụng, ngữ khí ồ ồ đều đều nên không ai đoán được ông nghĩ gì.
Quận Gió nghe xong bèn cười, vỗ đùi đánh đét một cái:
“ Hả? Hoá ra Cứu Khổ thần tăng cũng biết đùa ư? Thay triều, hoán đại. Ấy là việc của các bạc anh hùng, của những đấng hào kiệt. Còn tôi rõ ràng chỉ là tên đầu trộm đuôi cướp, có tài gì đức gì cơ chứ? ”
“ Bác Quận nói thế, bần đạo cho rằng không phải. Một chữ anh hùng ai dám tự xưng, hai tiếng hào kiệt kẻ nào có gan tự gọi? Bác chuyên cứu nghèo giúp khó, trừng trị đảng tham quan phường giặc cướp, là bậc quân tử trong đám quỷ thâu. Thiết nghĩ ngoài bác Quận ra, giang hồ Đại Việt không còn ai xứng với hai tiếng “ anh hùng ” hơn. ”
Quận Gió lắc đầu, nói:
“ Anh hùng, hào kiệt! Không phải ai cũng muốn làm, dám làm. Song… không ai là không kính ngưỡng. Quận này tài mọn, làm bợm thì được chứ không cáng đáng nổi tiếng thơm. Thân mang hai chữ anh hùng, người đeo cái danh hào kiệt. Có khác gì đứng giữa sông Đà muôn dặm mà vùng vẫy, gánh lấy núi Tản nghìn cân mà hiên ngang? Kẻ như tôi nhàn cư đã quen, đảm đương không nổi. ”
Cứu Khổ thần tăng nhìn sang Thiên Cơ lão đạo, cả hai cùng nhún vai mà chẳng nói gì cả. Vận mệnh, đã bắt đầu vần xoay vào lúc này. Người có muốn chạy cũng không được.
“ Thôi thì chẳng mấy khi ba người bạn vong niên chúng ta tụ họp. Đêm nay trăng thanh gió mát mà không thưởng thức đúng là đáng tiếc. Nếu đã nhắc tới anh hùng hào kiệt, thì chi bằng ta bàn luận luôn xem thiên hạ trong hai mươi năm trở lại đây ai mới xứng là anh hùng thực sự. Bác Quận, đại sư thấy sao? ”
Nhận thấy không khí ngột ngạt, Thiên Cơ lão đạo bèn ho khan, lên tiếng chuyển chủ đề.
Quận Gió nói:
“ Hay lắm! ”
Cứu Khổ thần tăng thì chắp tay như đang niệm phật, im lặng.
Thiên Cơ lão đạo nói:
“ Bần đạo là chủ nhà, xin bắt đầu trước.
Gần đây ở nước Chiêm Thành xuất hiện một Chế Bồng Nga hung danh hiển hách, trí chùm thiên hạ. Nhờ có y, mà quân Chiêm từ chỗ sợ Đại Việt một phép hoá thành hổ dữ hùm beo. Bần đạo từng có lần đứng trên tường thành nhìn y công chiếm Thăng Long. Đúng là đánh như sóng dữ, rút như thuỷ triều.
Bần đạo cũng từng có dịp thách đấu với y một lần, quả là võ lực kinh người. Ba mươi sáu chiêu Thiên Cơ chưởng của tôi, hắn đỡ được hết. Nếu không nhờ có Thiên Đạo kiếm pháp, e rằng đánh ba ngày ba đêm mới khuất phục được.
Nếu bỏ qua tị hiềm dân tộc mà chỉ nhìn vào thành tựu, thì người như thế xứng là anh hùng không? ”
Cứu Khổ thần tăng lên tiếng:
“ Vua nước Chiêm thực là một nhân vật lớn. Cầm quân, tỉ võ đều uy dũng hơn người, xứng là trí dũng song toàn. Thế nhưng y gây chiến với Đại Việt, lại lấy rừng vàng bể bạc cống nạp cho nhà Minh để xưng thần. Điều ấy khiến dân nước Chiêm vốn đã nghèo, nay càng đói khổ lầm than. Đó là y ích kỷ bất nhân.
Thử hỏi, một kẻ bất nhân thì còn gọi gì là anh hùng nữa? ”
Thoáng dừng lại một chút, ông lại tiếp:
“ Nhắc tới Chế Bồng Nga thì không thể không nói tới tướng đã hạ y, ấy là Trần Khát Chân. Người này năm nay mới hai mươi, thế mà binh thư đã làu làu tinh thông.
Y lại biết đến chữ nhân nghĩa, thường hay phát chẩn gạo cơm cho người nghèo. Những nơi quân đội của y từng dừng chân, bà con chưa từng bị sĩ tốt làm phiền cướp bóc. ”
Quận Gió lại nói:
“ Ây dà, Trần Khát Chân đúng là anh hùng xuất thiếu niên. Thế nhưng tên bợm này nhàn cư vi bất thiện từng lẻn vào doanh trại của y. Người này tuổi trẻ mà tài nghệ siêu quần, dõi mắt hai chục năm nay hiếm có ai bằng, thành thử ngạo khí cũng thấm nhuần trong cốt tuỷ. Y nhiều lần nói trước mặt tướng sĩ tâm phúc sẽ thay thế vị trí của Lê Quý Li.
Quý Li nổi tiếng giảo quyệt đa đoan, mà một núi thì không chứa được hai con mãnh hổ. Không biết hai bác sao, chứ tôi nghĩ hùm thiêng họ Trần e phải thua vào miệng thuồng luồng họ Lê. ”
“ Thế theo bác Quận, ai mới là anh hùng thời nay? ”
Trước câu hỏi của hai người bạn già, Quận Gió nhẹ nhàng ngước mắt lên nhìn thẳng vào bầu không. Trăng đầu tháng, đẹp theo một cách rất riêng. Mờ mờ, huyền bí. Gương mặt mĩ nhân phủ lên một lớp hơi sương khiến ai nhìn cũng phải tò mò mà thả trí tưởng tượng bay đi. Như một hệ quả đi kèm, sao sáng hơn bình thường.
“ Anh hùng? Hào kiệt? Thế nào mới xứng là anh hùng? Tay nắm ngàn quân, chiến chinh thiên hạ thì chúng sinh đồ thán. Võ nghệ siêu quần, hành hiệp trượng nghĩa lại cứu nổi bao người? Anh hùng là gì? Hào kiệt lại là gì? Ôi… ”
Sóng vỗ mạn thuyền, dạt dào xa.
Lê Học đặt Hồ Đỗ nằm yên vị trên chiếc giường đơn trong buồng ngủ, lại ngồi kê một đơn thuốc rồi mới ra ngoài. Trăng kéo xuống đậu lên dàn mướp, đêm tản dần về sáng. Chỉ nửa canh giờ nữa là dân tình kéo nhau ra đồng làm ăn. Thằng Hổ nằm ghé vào góc tường ngủ khì.
Phạm Lục Bình đương ngồi cùng cha Hồ Đỗ, dưới mái hiên. Ấm chè thơm đã pha sẵn, hương thơm quyến luyến mà không bám riết, như có như không phả vào gió đêm, thắp sáng cả vườn khuya.
“ Chè thơm thật. ”
Lúc Lê Học định thần lại thì lời khen đã vuột ra khỏi miệng, có muốn nuốt ngược vào bụng cũng chẳng còn kịp nữa.
“ Thầy Lê ra rồi kìa bác. Thầy thứ tôi vô phép, dám hỏi bệnh tình anh Đỗ sao rồi ạ? ”
Phạm Lục Bình đứng lên, có vẻ hơi cố sức. Ám kình của Nội Hoa Đăng đã được y hoá giải, nhưng chân khí cũng hao tổn kha khá không thể phục hồi chỉ trong một chốc được.
“ Anh Đỗ trúng một đòn nặng, khiến nội phủ tổn thương. May mà địch thủ trước khi tung chiêu cũng dính một đòn nặng, khiến oai lực đòn sát thủ giảm mất mấy phần. Chỉ cần tịnh dưỡng mấy ngày, đợi lúc nội thương ổn định lại uống thuốc bồi bổ cơ thể là ổn. Ở đây có thang thuốc, phiền anh Phạm sớm mai đi cắt. Trong thời gian này, tốt nhất đừng để bệnh nhân hoạt động mạnh. ”
Lê Học vừa nói, vừa ngưng thần quan sát ông lão trung niên. Thành thử, tiếng thở phào thả lỏng sâu kín của ông chẳng thể tránh khỏi con mắt của người lương y. Chàng ho khan một tiếng, bấm bụng hỏi:
“ Kì lạ ở chỗ, lúc bắt mạch Hồ Đỗ tôi thấy cốt khí y hơi yếu hơn thường nhân. Hình như là do sinh thiếu bốn chục ngày, bác gái lúc mang thai không cẩn thận động thai. Đáng ra, anh Đỗ phải yếu ớt hơn người cùng tuổi mới đúng. Đằng này sức lại như hùm như trâu. Tôi dù bất tài, nhưng cũng hành y gần mười năm. Thế mà chưa từng chứng kiến trường hợp nào quái lạ như vậy.
Nếu như chuyện này không có ẩn tình gì khó nói, hi vọng bác đây có thể giải đáp thắc mắc cho thoả lòng hiếu kì. Không biết có được chăng? ”
“ Cảm ơn thầy, đã chữa lành cho thằng con bất hiếu. Tôi thân già côi cút, có những chuyện giấu ở trong lòng cũng mấy chục năm trời. Nay ân nhân đã muốn biết, thiết nghĩ cũng không dám giấu nữa. ”
Ông chợt ngừng lại, húng hắng ho. Thân hình còm nhom co quắp lại như con tôm, run bắn từng hồi trông thật đáng thương. Lê Học vội đến bên cạnh thôi cung quá huyệt ở lưng cho ông, một lúc sau mới dứt hẳn cơn.
“ Ân nhân xin hãy thứ lỗi cho. Dạo này trái gió trở trời, nhiễm sương nên bệnh cũ tái phát. ”
Trong một thoáng, mắt ông mất đi vẻ đục ngầu, trở nên sáng lạ thường. Người già, mỗi khi nghĩ về những ngày xưa khó quên, đều như thế cả.
“ Bà nhà tôi từ hồi còn con gái vốn đã ốm yếu hơn chị em chòm xóm, tóc lại bạc phơ như người lục tuần. Trai làng ai cũng chê xấu, chẳng chịu lấy dù nhà ngoại tôi cũng thuộc hàng khá giả ruộng sâu trâu nái. Con gái người ta, kẻ nghèo thì ra đồng đi cấy đi cầy phụ giúp cha mẹ, khá hơn thì dệt vải kéo tơ bán cho làng trên xóm dưới. Bà nhà tôi thì yếu quá, cứ làm được một lúc lại ngồi thở. Có khi làm hai ba ngày mới bằng người ta làm một buổi.
Bà ấy chỉ có một thú vui, ấy là sáo. Mẹ thằng Đỗ mê tiếng sáo lắm. Sáo lá, sáo trúc đều biết thổi. Ngặt nỗi ốm yếu, được non nửa bài là hết hơi. Thế mới lấy phải thằng trai xấu, còm nhom như que củi như tôi. Cũng chính mẹ thằng Đỗ dạy tôi làm sáo diều, nên mới có hột cơm bỏ vào mồm. ”
Ông nói về vợ với giọng nghèn nghẹt, cặp mắt già nua thỉnh thoảng lại ngước lên cây cau trước sân. Phạm Lục Bình, Lê Học ngồi bên chỉ biết yên lặng nghe, chén chè đã nắm trong tay cũng không buồn nhấp.
“ Thằng Đỗ sinh thiếu tháng, bố mẹ lại ốm lại yếu, nên nó còi như quỷ đói. Mấy bận tưởng là không nuôi nổi. May thay, gặp dịp thiền sư Tuệ Tĩnh nghe tiếng sáo ghé qua nhà, mới chữa cho nó. Từ ấy, lại bái sư bên chùa Trấn Quốc học võ mới được khoẻ mạnh như bây giờ. ”
Lê Học đặt chén chè xuống, lẩm bẩm:
“ Thì ra là tổ sư ra tay, hèn chi lại thần kì như thế… ”
Ba người Phạm Lục Bình, Lê Học cứ men theo hồ Tây mà đi, len lỏi hết hẻm trên ngõ dưới rồi cũng đến một căn nhà xập xệ nằm ngoài rìa làng Nghi Tàm, cách hồ Tây chỉ độ dăm bước chân. Quanh nhà có một hàng rào con leo đầy mồng tơi, với cây rơm to ngay gần cửa. Cơn gió hồ khẽ thổi, tiếng sáo du dương chợt vọng ra từ khoảng sân vắng trước nhà khiến ba người ai nấy cũng giật mình.
Ngoại trừ thằng Hổ, hai người Lê Học đều ít nhiều biết khinh công nên dẫu phải cáng một người theo cũng không thấy mệt, mà lại khiêng êm lạ lùng. Suốt chặng đường Hồ Đỗ nằm cáng mà chẳng kháng nào nằm trên đất bằng, không xóc nảy lấy một cái.
“ Anh Học có cái cáng này hay thật, thằng em này phục sát đất. Nếu mình tôi cõng ông anh bảy chục cân này thì chẳng biết bao giờ mới tới nơi. ”
“ Anh Bình cứ quá khen, tôi chả dám nhận. Tính tôi nó nay đây mai đó, nhỡ nơi rừng hoang núi vắng mà gặp bệnh nhân thì phải làm sao? Thành ra mới nhớ người đóng cho cái này, đi đâu cũng yên tâm. ”
Hai người vừa đi vừa nói chuyện, thấy rất hợp ý. Thành thử cách xưng hô cũng thân cận hơn trước chứ không còn quá khách sáo nữa.
Thằng Hổ theo sau chót, tranh thủ lúc hai người đặt cáng xuống bèn chạy qua gọi cổng.
“ Mở cổng! Ngoài này có người bị thương! ”
Chó trong nhà thấy hơi người lạ, bắt đầu sủa lên inh ỏi.
“ Im ngay, cái đồ mất nết!!
Trong căn nhà ọp ẹp truyền ra tiếng một trung niên độ ngũ tuần, thanh âm ông đã khàn đặc vì đờm năm tháng. Chẳng mấy chốc, cổng đã mở, một người đàn ông ốm yếu với khuôn mặt vàng vọt xuất hiện trước ba người bọn Phạm Lục Bình.
“ Các cậu tìm ai? ”
Phạm Lục Bình cất tiếng:
“ Bác ạ, con Lục Bình đây mà. ”
“ Bình hả? Mau vào đi. ”
Người đàn ông nọ nói, đoạn cất bước vào nhà trong. Suốt cả quá trình, ông chẳng buồn nhìn thằng con nằm trên cáng của mình lấy một cái. Lê Học lòng thấy lạ kì, nhưng không dám nhiều lời hỏi chuyện riêng tư của người khác. May là còn thằng Hổ. Tính nó từ bé đã thế, có chuyện gì lạ là muốn truy tra tới chân tướng mới thôi. Tức thì, thằng bé giật gấu áo Lục Bình, hỏi luôn:
“ Uây, ông ấy là cha anh kia cơ mà. Nhìn thấy con bị thương nằm bẹp trên cáng mà tỉnh như sáo thế à? Cha gì mà máu lạnh. ”
“ Hổ! Đừng có nói linh tinh!!! ”
Lê Học thấy thằng bé lại bắt đầu nói hỗn bèn nhào tới bụm miệng nó lại.
Phạm Lục Bình cười khổ, đáp:
“ Chuyện kể ra dài lắm… ”
Canh tư.
Đêm đã muộn thế này mà giữa hồ hẵng còn mấy chiếc thuyền sáng đèn. Ra là thuyền thúng của dân chài lưới. Có cái thì đủ cho một người, còn cái nào to thì ba người ngồi cũng xuể. Trong thúng để nào cần, nào mồi, nào dây, nào giỏ…v.v…
“ Hôm nay ông Hai cũng ra đây câu hở? ”
“ Đành chịu bác ạ. Nay chưa vào mùa, tôm ít mà bé, tranh thủ câu đêm đến sáng mà bán cho mấy ông phú hộ thì còn được đồng ra đồng vào. Chứ mấy nữa tát đồng thì ê hề, của mình đến phải ế. ”
“ Chưa hết tháng đã hết tiền. Hôm nay mà được mẻ to, mời bác qua quán nước đầu làng tôi. Con to đem bán, lũ lắt nhắt thì ta làm bữa nhậu chơi. Hôm trước mụ vợ về nhà thăm mẹ mang lên mấy bình rượu thơm lắm. ”
Ông Hai đáp, cười khà:
“ Muốn được thế thì cứ phải làm đã, buông cần thôi bác ơi. ”
Người người đang lúc khí thế hừng hực thì cách đó không xa, trên một chiếc thúng con có ba người đang thản nhiên ngồi thưởng trăng. Kể cũng lạ. Người ta có thưởng trăng thì cũng thưởng mãn nguyệt trong ngày rằm, chứ có ai lại đi thưởng một mảnh trăng tí tẹo ngày mùng hai đầu tháng như ba người nọ?
Nhìn gần hơn, thì thấy nhóm quái nhân này gồm một người đàn ông chừng ba mươi mặc áo tơi đội nón tre. Một ông sư vẻ kham khổ vận cà sa có chòm râu dài tới giữa ngực và một đạo sĩ tuổi chừng sáu mươi. Đúng là người kì lạ thì hành vi cũng lạ kì chẳng kém.
“ Thiên Cơ đạo huynh cất công tìm tên trộm vặt này, lại lặn lội lên tận đèo Ngang gọi Cứu Khổ thần tăng về kinh ắt là có chuyện lớn muốn bàn bạc? ”
“ Quả thực là vua trộm, ý nghĩ trong đầu ta mà bác cũng thó được, bội phục. ”
Thiên Cơ lão đạo vuốt râu, cười đắng chát.
Cứu Khổ thần tăng tiếp:
“ Đạo huynh tinh thông thuật tinh tượng, quá khứ vị lai đều chẳng giấu được mắt thần. Không biết lần này võ lâm lại có nạn gì? ”
Tiếng lão ồm ồm và khàn đặc lại, không nghe kỹ còn tưởng ấy không phải tiếng người mà là loài quỷ đang nói. Thì ra, Cứu Khổ thần tăng vì tai nạn mà bị câm. Âm thanh vừa rồi là lão kết hợp nội lực với thuật nói tiếng bụng phát ra.
Trên đườnh trảy kinh, dân tình thấy miệng lão đóng chặt mà âm thanh cứ phát ra liên hồi thì cũng hoảng hồn mấy phen.
Thiên Cơ lão đạo thở dài, nói:
“ Hai vị võ lâm chí tôn Hoả Công, Băng Bà đột nhiên mất tích, khiến cả giang hồ lạc vào một tràng gió tanh mưa máu. Hôm trước bần đạo có dạo qua chùa Trấn Quốc dâng hương, bất ngờ quan sát được điềm lạ trên vòm trời. ”
“ Ồ? ”
Quận Gió ngồi nhỏm dậy, tỏ vẻ hứng thú trước lời nói của Thiên Cơ lão đạo. Con thuyền thoáng tròng trành vì động tác của y, song Cứu Khổ thần tăng chỉ khẽ vận công là chiếc thuyền thúng chở ba người lại vững vàng như bàn thạch.
“ Vậy là đạo huynh cũng thấy được nó à? ”
Giọng nói kì lạ của Cứu Khổ thần tăng lại vang lên, nhắm ngay lúc đôi thuyền thúng của dân chài bị sóng đẩy tới gần. Ba ngư dân ngồi trên thuyền nghe được chất giọng đều đều vô cảm của lão, lông tóc ở gáy cứ dựng đứng cả lên.
“ Này! Hai người thấy cái gì mới được chứ?? ”
Trong ba người, chỉ có Quận Gió là không biết thuật quan sát sao trời, thành ra hai người càng nói y càng chẳng hiểu mô tê gì hết.
“ Tử tinh tái sinh, thiên hạ không yên. ”
Hai người, một tăng một đạo, đồng thời cất tiếng.
“ Tử tinh? Ý là gì? ”
“ Khi sao đổi ngôi, nó rơi xuống thành vẫn tinh rồi vụt tắt. Trong thuật tinh tượng người ta gọi ấy là sao chết hay tử tinh. Thế nhưng, sao đổi ngôi xong bỗng nhiên bắn ngược lên rồi toả sáng rực rỡ thì gọi là tử tinh tái sinh, cũng tức là sao đã chết mà sống lại vậy. ”
Thiên Cơ lão đạo khẽ giải thích, ngữ điệu đã ảm trầm đi nhiều.
Cứu Khổ thần tăng tiếp:
“ Lại nói, tử tinh tái sinh lần này không chỉ có một, mà là hai vì sao liên tiếp. Chứng tỏ, nước ta liên tiếp trải qua hai lần hạo kiếp. ”
Quận Gió thấy sắc mặt hai người nghiêm nghị hẳn lại, thì cũng chẳng giữ nổi vẻ cười đùa nữa. Y nói:
“ Võ lâm đại loạn phải chăng là một lần hạo kiếp? ”
“ Không! Loạn cục của giang hồ xảy ra quá sớm, nên chẳng thể là do tử tinh tái sinh gây nên. Tuy nhiên, hôm qua bần đạo đã tính thử một quẻ cho Đại Việt.
Đế tinh rọi xuống trời nam, chứng tỏ chân mạng thiên tử đã xuất sinh. Vai gánh Bắc Đẩu, tay nắm La Hầu, ấy là mệnh của người này. Tử tinh tuy mạnh, nhưng cuối cùng ắt bị người này lợi dụng, mở ra triều đại mới. ”
Phải biết những lời này, nếu như để quan binh nghe được dù chỉ một câu thôi cũng ắt sẽ gô cổ Thiên Cơ lão đạo lại vì “ đại nghịch bất đạo ”, rồi ghép ông tội phản quốc để tru di tam tộc. Thế mà ông đạo sĩ nói ra với ngữ khí thản nhiên như không, giống như một việc nhỏ chẳng đáng bận tâm.
Quận Gió nghe xong bèn xua tay, than:
“ Lão đạo à, vua có sinh ra hay chưa thì có can hệ gì tới tên bợm này?? Không phải lão không biết, các đời Quận Gió chưa từng nhúng tay vào tranh quyền đoạt vị. ”
“ Liên quan! Vì bác Quận chính là người sẽ quay bánh xe thời đại. ”
Cứu Khổ thần tăng - người vẫn giữ im lặng từ đầu tới giờ, bất chợt lên tiếng. Ông dùng tiếng bụng, ngữ khí ồ ồ đều đều nên không ai đoán được ông nghĩ gì.
Quận Gió nghe xong bèn cười, vỗ đùi đánh đét một cái:
“ Hả? Hoá ra Cứu Khổ thần tăng cũng biết đùa ư? Thay triều, hoán đại. Ấy là việc của các bạc anh hùng, của những đấng hào kiệt. Còn tôi rõ ràng chỉ là tên đầu trộm đuôi cướp, có tài gì đức gì cơ chứ? ”
“ Bác Quận nói thế, bần đạo cho rằng không phải. Một chữ anh hùng ai dám tự xưng, hai tiếng hào kiệt kẻ nào có gan tự gọi? Bác chuyên cứu nghèo giúp khó, trừng trị đảng tham quan phường giặc cướp, là bậc quân tử trong đám quỷ thâu. Thiết nghĩ ngoài bác Quận ra, giang hồ Đại Việt không còn ai xứng với hai tiếng “ anh hùng ” hơn. ”
Quận Gió lắc đầu, nói:
“ Anh hùng, hào kiệt! Không phải ai cũng muốn làm, dám làm. Song… không ai là không kính ngưỡng. Quận này tài mọn, làm bợm thì được chứ không cáng đáng nổi tiếng thơm. Thân mang hai chữ anh hùng, người đeo cái danh hào kiệt. Có khác gì đứng giữa sông Đà muôn dặm mà vùng vẫy, gánh lấy núi Tản nghìn cân mà hiên ngang? Kẻ như tôi nhàn cư đã quen, đảm đương không nổi. ”
Cứu Khổ thần tăng nhìn sang Thiên Cơ lão đạo, cả hai cùng nhún vai mà chẳng nói gì cả. Vận mệnh, đã bắt đầu vần xoay vào lúc này. Người có muốn chạy cũng không được.
“ Thôi thì chẳng mấy khi ba người bạn vong niên chúng ta tụ họp. Đêm nay trăng thanh gió mát mà không thưởng thức đúng là đáng tiếc. Nếu đã nhắc tới anh hùng hào kiệt, thì chi bằng ta bàn luận luôn xem thiên hạ trong hai mươi năm trở lại đây ai mới xứng là anh hùng thực sự. Bác Quận, đại sư thấy sao? ”
Nhận thấy không khí ngột ngạt, Thiên Cơ lão đạo bèn ho khan, lên tiếng chuyển chủ đề.
Quận Gió nói:
“ Hay lắm! ”
Cứu Khổ thần tăng thì chắp tay như đang niệm phật, im lặng.
Thiên Cơ lão đạo nói:
“ Bần đạo là chủ nhà, xin bắt đầu trước.
Gần đây ở nước Chiêm Thành xuất hiện một Chế Bồng Nga hung danh hiển hách, trí chùm thiên hạ. Nhờ có y, mà quân Chiêm từ chỗ sợ Đại Việt một phép hoá thành hổ dữ hùm beo. Bần đạo từng có lần đứng trên tường thành nhìn y công chiếm Thăng Long. Đúng là đánh như sóng dữ, rút như thuỷ triều.
Bần đạo cũng từng có dịp thách đấu với y một lần, quả là võ lực kinh người. Ba mươi sáu chiêu Thiên Cơ chưởng của tôi, hắn đỡ được hết. Nếu không nhờ có Thiên Đạo kiếm pháp, e rằng đánh ba ngày ba đêm mới khuất phục được.
Nếu bỏ qua tị hiềm dân tộc mà chỉ nhìn vào thành tựu, thì người như thế xứng là anh hùng không? ”
Cứu Khổ thần tăng lên tiếng:
“ Vua nước Chiêm thực là một nhân vật lớn. Cầm quân, tỉ võ đều uy dũng hơn người, xứng là trí dũng song toàn. Thế nhưng y gây chiến với Đại Việt, lại lấy rừng vàng bể bạc cống nạp cho nhà Minh để xưng thần. Điều ấy khiến dân nước Chiêm vốn đã nghèo, nay càng đói khổ lầm than. Đó là y ích kỷ bất nhân.
Thử hỏi, một kẻ bất nhân thì còn gọi gì là anh hùng nữa? ”
Thoáng dừng lại một chút, ông lại tiếp:
“ Nhắc tới Chế Bồng Nga thì không thể không nói tới tướng đã hạ y, ấy là Trần Khát Chân. Người này năm nay mới hai mươi, thế mà binh thư đã làu làu tinh thông.
Y lại biết đến chữ nhân nghĩa, thường hay phát chẩn gạo cơm cho người nghèo. Những nơi quân đội của y từng dừng chân, bà con chưa từng bị sĩ tốt làm phiền cướp bóc. ”
Quận Gió lại nói:
“ Ây dà, Trần Khát Chân đúng là anh hùng xuất thiếu niên. Thế nhưng tên bợm này nhàn cư vi bất thiện từng lẻn vào doanh trại của y. Người này tuổi trẻ mà tài nghệ siêu quần, dõi mắt hai chục năm nay hiếm có ai bằng, thành thử ngạo khí cũng thấm nhuần trong cốt tuỷ. Y nhiều lần nói trước mặt tướng sĩ tâm phúc sẽ thay thế vị trí của Lê Quý Li.
Quý Li nổi tiếng giảo quyệt đa đoan, mà một núi thì không chứa được hai con mãnh hổ. Không biết hai bác sao, chứ tôi nghĩ hùm thiêng họ Trần e phải thua vào miệng thuồng luồng họ Lê. ”
“ Thế theo bác Quận, ai mới là anh hùng thời nay? ”
Trước câu hỏi của hai người bạn già, Quận Gió nhẹ nhàng ngước mắt lên nhìn thẳng vào bầu không. Trăng đầu tháng, đẹp theo một cách rất riêng. Mờ mờ, huyền bí. Gương mặt mĩ nhân phủ lên một lớp hơi sương khiến ai nhìn cũng phải tò mò mà thả trí tưởng tượng bay đi. Như một hệ quả đi kèm, sao sáng hơn bình thường.
“ Anh hùng? Hào kiệt? Thế nào mới xứng là anh hùng? Tay nắm ngàn quân, chiến chinh thiên hạ thì chúng sinh đồ thán. Võ nghệ siêu quần, hành hiệp trượng nghĩa lại cứu nổi bao người? Anh hùng là gì? Hào kiệt lại là gì? Ôi… ”
Sóng vỗ mạn thuyền, dạt dào xa.
Lê Học đặt Hồ Đỗ nằm yên vị trên chiếc giường đơn trong buồng ngủ, lại ngồi kê một đơn thuốc rồi mới ra ngoài. Trăng kéo xuống đậu lên dàn mướp, đêm tản dần về sáng. Chỉ nửa canh giờ nữa là dân tình kéo nhau ra đồng làm ăn. Thằng Hổ nằm ghé vào góc tường ngủ khì.
Phạm Lục Bình đương ngồi cùng cha Hồ Đỗ, dưới mái hiên. Ấm chè thơm đã pha sẵn, hương thơm quyến luyến mà không bám riết, như có như không phả vào gió đêm, thắp sáng cả vườn khuya.
“ Chè thơm thật. ”
Lúc Lê Học định thần lại thì lời khen đã vuột ra khỏi miệng, có muốn nuốt ngược vào bụng cũng chẳng còn kịp nữa.
“ Thầy Lê ra rồi kìa bác. Thầy thứ tôi vô phép, dám hỏi bệnh tình anh Đỗ sao rồi ạ? ”
Phạm Lục Bình đứng lên, có vẻ hơi cố sức. Ám kình của Nội Hoa Đăng đã được y hoá giải, nhưng chân khí cũng hao tổn kha khá không thể phục hồi chỉ trong một chốc được.
“ Anh Đỗ trúng một đòn nặng, khiến nội phủ tổn thương. May mà địch thủ trước khi tung chiêu cũng dính một đòn nặng, khiến oai lực đòn sát thủ giảm mất mấy phần. Chỉ cần tịnh dưỡng mấy ngày, đợi lúc nội thương ổn định lại uống thuốc bồi bổ cơ thể là ổn. Ở đây có thang thuốc, phiền anh Phạm sớm mai đi cắt. Trong thời gian này, tốt nhất đừng để bệnh nhân hoạt động mạnh. ”
Lê Học vừa nói, vừa ngưng thần quan sát ông lão trung niên. Thành thử, tiếng thở phào thả lỏng sâu kín của ông chẳng thể tránh khỏi con mắt của người lương y. Chàng ho khan một tiếng, bấm bụng hỏi:
“ Kì lạ ở chỗ, lúc bắt mạch Hồ Đỗ tôi thấy cốt khí y hơi yếu hơn thường nhân. Hình như là do sinh thiếu bốn chục ngày, bác gái lúc mang thai không cẩn thận động thai. Đáng ra, anh Đỗ phải yếu ớt hơn người cùng tuổi mới đúng. Đằng này sức lại như hùm như trâu. Tôi dù bất tài, nhưng cũng hành y gần mười năm. Thế mà chưa từng chứng kiến trường hợp nào quái lạ như vậy.
Nếu như chuyện này không có ẩn tình gì khó nói, hi vọng bác đây có thể giải đáp thắc mắc cho thoả lòng hiếu kì. Không biết có được chăng? ”
“ Cảm ơn thầy, đã chữa lành cho thằng con bất hiếu. Tôi thân già côi cút, có những chuyện giấu ở trong lòng cũng mấy chục năm trời. Nay ân nhân đã muốn biết, thiết nghĩ cũng không dám giấu nữa. ”
Ông chợt ngừng lại, húng hắng ho. Thân hình còm nhom co quắp lại như con tôm, run bắn từng hồi trông thật đáng thương. Lê Học vội đến bên cạnh thôi cung quá huyệt ở lưng cho ông, một lúc sau mới dứt hẳn cơn.
“ Ân nhân xin hãy thứ lỗi cho. Dạo này trái gió trở trời, nhiễm sương nên bệnh cũ tái phát. ”
Trong một thoáng, mắt ông mất đi vẻ đục ngầu, trở nên sáng lạ thường. Người già, mỗi khi nghĩ về những ngày xưa khó quên, đều như thế cả.
“ Bà nhà tôi từ hồi còn con gái vốn đã ốm yếu hơn chị em chòm xóm, tóc lại bạc phơ như người lục tuần. Trai làng ai cũng chê xấu, chẳng chịu lấy dù nhà ngoại tôi cũng thuộc hàng khá giả ruộng sâu trâu nái. Con gái người ta, kẻ nghèo thì ra đồng đi cấy đi cầy phụ giúp cha mẹ, khá hơn thì dệt vải kéo tơ bán cho làng trên xóm dưới. Bà nhà tôi thì yếu quá, cứ làm được một lúc lại ngồi thở. Có khi làm hai ba ngày mới bằng người ta làm một buổi.
Bà ấy chỉ có một thú vui, ấy là sáo. Mẹ thằng Đỗ mê tiếng sáo lắm. Sáo lá, sáo trúc đều biết thổi. Ngặt nỗi ốm yếu, được non nửa bài là hết hơi. Thế mới lấy phải thằng trai xấu, còm nhom như que củi như tôi. Cũng chính mẹ thằng Đỗ dạy tôi làm sáo diều, nên mới có hột cơm bỏ vào mồm. ”
Ông nói về vợ với giọng nghèn nghẹt, cặp mắt già nua thỉnh thoảng lại ngước lên cây cau trước sân. Phạm Lục Bình, Lê Học ngồi bên chỉ biết yên lặng nghe, chén chè đã nắm trong tay cũng không buồn nhấp.
“ Thằng Đỗ sinh thiếu tháng, bố mẹ lại ốm lại yếu, nên nó còi như quỷ đói. Mấy bận tưởng là không nuôi nổi. May thay, gặp dịp thiền sư Tuệ Tĩnh nghe tiếng sáo ghé qua nhà, mới chữa cho nó. Từ ấy, lại bái sư bên chùa Trấn Quốc học võ mới được khoẻ mạnh như bây giờ. ”
Lê Học đặt chén chè xuống, lẩm bẩm:
“ Thì ra là tổ sư ra tay, hèn chi lại thần kì như thế… ”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook