Thuận Thiên Kiếm - Rồng Không Đuôi
-
Chương 338: Võ Lâm Toàn Thư phần 3 - Thập Bát Liên Trại / Phái Long Đỗ
Phụ lục chương 3 - Thập Bát Liên Trại / Phái Long Đỗ
Khiếu Hoá tăng dắt Linh Lan ra khỏi cửa bắc thành Thanh Long, đi một chốc thì đến bên bờ sông Hồng. Mùa lũ đã qua, sông Hồng đã cởi bỏ tấm mặt nạ hung tợn dữ dằn và bộ áo đỏ diễm lệ…
Hai thầy trò ngồi chờ đò, nhìn mặt sông trải ngút tầm mắt như nhập vào một với bầu không, lẩn khuất giữa khói sóng nơi cù lao là mấy mái nhà lợp tranh của một cái thôn nhỏ. Ông sư già duỗi chân, thở ra một hơi khoan khoát, miệng ngâm:
"Vạn lí thanh giang vạn lí thiên.
Nhất thôn tang giá nhất thôn yên."
(Sông xanh muôn dặm, trời muôn dặm,
Một xóm dâu gai, xóm khói mây. - Ngư Nhàn - Thiền Sư Không Lộ / Hàn Ốc)
Cô bé Linh Lan nghe không hiểu, bèn vọc chân xuống bờ sông nghịch nước, chán thì lại đứng dậy tìm khắp bãi cỏ bắt ốc sên.
Được một chốc, thì Khiếu Hoá tăng lẩm bẩm:
"Bình thường giờ này phải có đò rồi chứ nhỉ?"
Sông Hồng vốn là con đường thuỷ quan trọng nối từ hai miền đông - tây của vùng Kinh Bắc, đoạn chảy qua kinh thành thì lại càng náo nhiệt vô cùng. Cho dù đang buổi chiến loạn, thì cũng sẽ không thiếu người qua sông, ông lái đò phải bận tối mày tối mặt mới phải. Nhưng Khiếu Hoá tăng nhẩm tính thì thời gian nãy giờ ông ngồi đây chờ cũng đủ mấy chuyến đò rồi. Thế mà đến nay vẫn không thấy một bóng người…
Đoán là có sự không lành, ông sư ăn xin bèn ra dấu cho Linh Lan về, dặn phải bám sát để ông còn dễ bề hành sự.
Gió nổi…
Nhưng lần này, chỉ khiến người ta lạnh sống lưng.
Đợi thêm một chốc, thì cô bé Linh Lan bỗng chỏ về phía xa, nói:
"Thầy ơi, đò kìa."
Khiếu Hoá tăng nheo mắt nhìn về phía tay cô bé chỉ, phát hiện giữa sóng nước đang có dăm con thuyền đuổi nhau.
Cô bé Linh Lan cũng đã nhận ra điều khác thường, bèn nói:
"Thầy ơi, bốn cái đò cờ đỏ đuổi cái thuyền nan kia là vì sao? Họ tranh giành khách với nhau hả thầy?"
Ông sư già bèn cười, đáp:
"Đúng là đang tranh! Nhưng không phải giành khách đâu. Hơn nữa, hai bên đang đuổi nhau cũng không phải đối thủ tranh giành."
Linh Lan thấy Khiếu Hoá tăng cứ úp úp mở mở, gặng hỏi thêm mãi mà không được, nên đành im lặng chờ xem chuyện gì sắp xảy ra.
Con thuyền nan rẽ nước đi thêm một chốc, nhác thấy còn độ hai trượng nữa là vào đến bờ thì có một con thuyền treo cờ đỏ vọt lên trước, ngăn mũi thuyền lại.
Lập tức, ba con thuyền treo cờ đỏ còn lại cũng xáp lại, vây con thuyền con vào giữa.
Trong ba kẻ đang ngồi trên con thuyền đỏ gần bờ, một kẻ đứng dậy ôm quyền hướng về phía bờ sông, hô to:
"Đây là chuyện của phái Long Đỗ, xin bạn bè chốn giang hồ chớ nhúng tay vào!"
Linh Lan bèn kéo tay áo ông, hỏi:
"Mình có nhúng tay không hả thầy?"
"Xem đã. Huống chi, chưa chắc người ta đã nói chuyện với thầy trò mình đâu."
Ông sư già vừa nói dứt lời, thì lớp bùn ở bờ sông bỗng nhúc nhích. Nói đoạn, gần ba mươi người đóng khố cởi trần bỗng đội bùn đứng dậy. Vừa xuất hiện, tên nào tên nấy đã tuốt khí giới tuất trần, vẻ mặt nanh ác nhìn chằm chằm vào con thuyền nan.
Nói đoạn, có một tên thư sinh mặt trắng môi mỏng, tay cầm quạt xếp nhảy từ chạc một cây cổ thụ xuống. Y chậm rãi tiến thêm hai bước, cười mà nói:
"Chết thật. Món hàng này Thập Bát Liên Trại chúng ta cũng nhắm vào rồi, miếng ăn đến miệng chả nhẽ còn để phái Long Đỗ cướp mất? Thật khó xử quá, không biết phải nể mặt các vị ra sao."
Lúc y lên tiếng tuy thần thái đĩnh đạc, lời lẽ nhã nhặn, nhưng đôi chân mày lại có vẻ âm hiểm cực độ.
Thư sinh ngưng một chốc, đoạn lại quay sang phía hai thầy trò, cười mà rằng:
"Nếu vãn bối nhớ không nhầm, thì Khiếu Hoá tăng tiền bối cũng có chút khúc mắc với phái Long Đỗ. Chẳng hay tiền bối có muốn nhân lúc này…"
Môn nhân phái Long Đỗ thấy phía Thập Bát Liên Trại rõ ràng người đông thế mạnh, vậy mà còn đi cầu viện. Nhưng lúc nghe đến ba chữ "Khiếu Hoá tăng" thì sắc mặt tên nào tên nấy bỗng nghệt ra như mất sổ gạo.
Ngày trước truy sát Khỉ Lông Xanh Huỳnh Bách Việt, môn nhân của chúng có đụng phải Khiếu Hoá tăng, bị ông dạy cho một bài học nhớ đời.
Thế mà nay oan gia ngõ hẹp thế nào, bọn chúng lại đụng trúng ông se ăn xin ở nơi này.
Kẻ dẫn đầu thầm chửi tên thư sinh vô sỉ, đang định tìm lời nói mát thì Khiếu Hoá tăng đã lên tiếng:
"Ấy không. Chuyện thị phi giữa các vị thì các vị cứ giải quyết với nhau. Bảo bần tăng ngồi xem thì được, nhưng chớ bắt bần tăng nhúng tay vào."
Ông ngừng một chốc, lại cười:
"Nhưng nay đang buổi loạn lạc nhiễu nhương, giang hồ ta phải chung tay hợp lực đánh giặc cứu nước mới phải. Ngoài ta thì hôm nay bần tăng có dẫn theo đứa học trò nhỏ, trẻ con sợ cảnh máu chảy đầu rơi. Thế nên chư vị xin hãy giơ cao đánh khẽ cho, chớ hại đến mạng người kẻo tổn thương hoà khí, làm tiểu đồ sợ hãi."
Hai phe nghe hết yêu cầu của lão thì ngẩn người ra, song cũng chẳng ai dám nói nửa chữ không. Cứ như thế, cảnh tượng gió tanh mưa máu ở bên bến sông đã không xảy ra. Hai bên tỉ thí một hồi, phái Long Đỗ thắng nửa chiêu, bèn giải năm người trên con thuyền nan về.
Thầy trò Khiếu Hoá Tăng thấy sắc trời đã muộn, bèn đốt một đống lửa, lấy lương khô ra ăn. Ông sư già không ăn mặn, nên nếu muốn ăn thịt ăn cá thì Linh Lan thường phải tự đi bắt, hoặc nếu ở trong thành thì tự đi mua. Hôm nay cũng không phải ngoại lệ… Được cái cô bé xuất thân con nhà bần hàn, làm những chuyện đặt nơm bắn ná đã quen tay, cũng không khổ sở gì.
Xong bữa cơm, như thường lệ, Linh Lan lại hỏi thầy về chuyện giang hồ. Lần này là hai môn phái vừa gặp ban nãy.
Khiếu Hoá tăng bèn nói:
"Cái đám người đi thuyền treo cờ đỏ là phái Long Đỗ, tên phái đặt theo thần thành hoàng của thành Thăng Long. Tổng bộ đâu như đặt ở gần đền Bạch Mã."
Linh Lan reo lên:
"Cái này con biết. Đền Bạch Mã là đông trấn, đền Quán Thánh hôm nọ là bắc trấn, đều là một trong Thăng Long tứ trấn cả."
Ông sư già cười, gật đầu:
"Đúng rồi. Môn nhân phái Long Đỗ vốn thiện về hai môn là dùng roi mềm và ám khí, nhưng phép đánh roi thì chỉ có hộ pháp trở lên mới được học. Roi của họ một đầu buộc đuôi của con cá đuối, đánh vào người là tróc da nát thịt như chơi. Ám khí thì gọi là Long Đỗ truy, to độ hai ngón, trên có bôi độc lá ngón."
Ngừng một chốc, ông sư lại lim dim mắt. Cô bé Linh Lan nhìn vẻ mặt thầy, bụng bảo dạ thể nào thầy cô cũng đang tơ tưởng đến thứ thần binh lợi khí nào đó đây.
Ông sư ăn xin bèn tiếp:
"Trưởng môn của họ là một cô nàng, họ Trần. Hiện tại nàng ta đang giữ một trong tám món thần khí bằng đồng đen do thánh tổ Khổng Lồ để lại là ngọn roi Long Đỗ. Tương truyền thứ này nửa roi nửa kiếm, vô cùng thần kì. Sau này con đi lại chốn giang hồ cứ thấy có kiệu bát cống sơn đỏ là biết trưởng môn phái Long Đỗ ra ngoài đấy."
Linh Lan bèn hỏi:
"Thế còn bọn người kia? Con nghe họ tự xưng là Thập Bát Liên Trại."
"Thập Bát Liên Trại là mười tám ổ cướp dọc sông Hồng đến tận cửa biển. Có mười tám trại chủ, gần ngàn tên thảo khấu đầu trộm đuôi cướp chuyên làm nghề cướp phá thuyền buôn, thu tiền lệ phí, đấm mõm thương nhân nhũng nhiễu cả một vùng Kinh Bắc.
Đứng đầu Thập Bát Liên Trại là Hồng Giang Giao Long Phạm Hách, con cháu của danh tướng Yết Kiêu. Tiếc là y thừa kế được một trong tám thần binh Giao Long Chuy, còn bao nhiêu cái đức tính tốt đẹp của cụ Phạm Hữu Thế thì lại chả thừa kế được tí nào."
Linh Lan bèn hỏi:
"Thầy ơi, thế tên thư sinh kia cũng là một trại chủ ạ?"
Khiếu Hoá tăng đáp:
"Chắc là mới lên thay trại chủ nào đấy, chứ thầy cũng chưa thấy y bao giờ. Nhưng có thể chắc chắn rằng Phạm Hách kia được chức thống lĩnh của Thập Bát Liên Trại là do phúc ấm của tổ tiên là chính, chứ y tầm mắt hạn hẹp, võ công bình bình, chẳng đáng làm thủ lĩnh."
Lửa reo tí tách, phản chiếu nơi mặt sông một đốm sáng cam cam vàng vàng.
Lời tác giả:
Thực tình đang gặm bí hồi cuối cùng, không biết bao giờ mới đăng được. Hi vọng mọi người bỏ quá cho
Khiếu Hoá tăng dắt Linh Lan ra khỏi cửa bắc thành Thanh Long, đi một chốc thì đến bên bờ sông Hồng. Mùa lũ đã qua, sông Hồng đã cởi bỏ tấm mặt nạ hung tợn dữ dằn và bộ áo đỏ diễm lệ…
Hai thầy trò ngồi chờ đò, nhìn mặt sông trải ngút tầm mắt như nhập vào một với bầu không, lẩn khuất giữa khói sóng nơi cù lao là mấy mái nhà lợp tranh của một cái thôn nhỏ. Ông sư già duỗi chân, thở ra một hơi khoan khoát, miệng ngâm:
"Vạn lí thanh giang vạn lí thiên.
Nhất thôn tang giá nhất thôn yên."
(Sông xanh muôn dặm, trời muôn dặm,
Một xóm dâu gai, xóm khói mây. - Ngư Nhàn - Thiền Sư Không Lộ / Hàn Ốc)
Cô bé Linh Lan nghe không hiểu, bèn vọc chân xuống bờ sông nghịch nước, chán thì lại đứng dậy tìm khắp bãi cỏ bắt ốc sên.
Được một chốc, thì Khiếu Hoá tăng lẩm bẩm:
"Bình thường giờ này phải có đò rồi chứ nhỉ?"
Sông Hồng vốn là con đường thuỷ quan trọng nối từ hai miền đông - tây của vùng Kinh Bắc, đoạn chảy qua kinh thành thì lại càng náo nhiệt vô cùng. Cho dù đang buổi chiến loạn, thì cũng sẽ không thiếu người qua sông, ông lái đò phải bận tối mày tối mặt mới phải. Nhưng Khiếu Hoá tăng nhẩm tính thì thời gian nãy giờ ông ngồi đây chờ cũng đủ mấy chuyến đò rồi. Thế mà đến nay vẫn không thấy một bóng người…
Đoán là có sự không lành, ông sư ăn xin bèn ra dấu cho Linh Lan về, dặn phải bám sát để ông còn dễ bề hành sự.
Gió nổi…
Nhưng lần này, chỉ khiến người ta lạnh sống lưng.
Đợi thêm một chốc, thì cô bé Linh Lan bỗng chỏ về phía xa, nói:
"Thầy ơi, đò kìa."
Khiếu Hoá tăng nheo mắt nhìn về phía tay cô bé chỉ, phát hiện giữa sóng nước đang có dăm con thuyền đuổi nhau.
Cô bé Linh Lan cũng đã nhận ra điều khác thường, bèn nói:
"Thầy ơi, bốn cái đò cờ đỏ đuổi cái thuyền nan kia là vì sao? Họ tranh giành khách với nhau hả thầy?"
Ông sư già bèn cười, đáp:
"Đúng là đang tranh! Nhưng không phải giành khách đâu. Hơn nữa, hai bên đang đuổi nhau cũng không phải đối thủ tranh giành."
Linh Lan thấy Khiếu Hoá tăng cứ úp úp mở mở, gặng hỏi thêm mãi mà không được, nên đành im lặng chờ xem chuyện gì sắp xảy ra.
Con thuyền nan rẽ nước đi thêm một chốc, nhác thấy còn độ hai trượng nữa là vào đến bờ thì có một con thuyền treo cờ đỏ vọt lên trước, ngăn mũi thuyền lại.
Lập tức, ba con thuyền treo cờ đỏ còn lại cũng xáp lại, vây con thuyền con vào giữa.
Trong ba kẻ đang ngồi trên con thuyền đỏ gần bờ, một kẻ đứng dậy ôm quyền hướng về phía bờ sông, hô to:
"Đây là chuyện của phái Long Đỗ, xin bạn bè chốn giang hồ chớ nhúng tay vào!"
Linh Lan bèn kéo tay áo ông, hỏi:
"Mình có nhúng tay không hả thầy?"
"Xem đã. Huống chi, chưa chắc người ta đã nói chuyện với thầy trò mình đâu."
Ông sư già vừa nói dứt lời, thì lớp bùn ở bờ sông bỗng nhúc nhích. Nói đoạn, gần ba mươi người đóng khố cởi trần bỗng đội bùn đứng dậy. Vừa xuất hiện, tên nào tên nấy đã tuốt khí giới tuất trần, vẻ mặt nanh ác nhìn chằm chằm vào con thuyền nan.
Nói đoạn, có một tên thư sinh mặt trắng môi mỏng, tay cầm quạt xếp nhảy từ chạc một cây cổ thụ xuống. Y chậm rãi tiến thêm hai bước, cười mà nói:
"Chết thật. Món hàng này Thập Bát Liên Trại chúng ta cũng nhắm vào rồi, miếng ăn đến miệng chả nhẽ còn để phái Long Đỗ cướp mất? Thật khó xử quá, không biết phải nể mặt các vị ra sao."
Lúc y lên tiếng tuy thần thái đĩnh đạc, lời lẽ nhã nhặn, nhưng đôi chân mày lại có vẻ âm hiểm cực độ.
Thư sinh ngưng một chốc, đoạn lại quay sang phía hai thầy trò, cười mà rằng:
"Nếu vãn bối nhớ không nhầm, thì Khiếu Hoá tăng tiền bối cũng có chút khúc mắc với phái Long Đỗ. Chẳng hay tiền bối có muốn nhân lúc này…"
Môn nhân phái Long Đỗ thấy phía Thập Bát Liên Trại rõ ràng người đông thế mạnh, vậy mà còn đi cầu viện. Nhưng lúc nghe đến ba chữ "Khiếu Hoá tăng" thì sắc mặt tên nào tên nấy bỗng nghệt ra như mất sổ gạo.
Ngày trước truy sát Khỉ Lông Xanh Huỳnh Bách Việt, môn nhân của chúng có đụng phải Khiếu Hoá tăng, bị ông dạy cho một bài học nhớ đời.
Thế mà nay oan gia ngõ hẹp thế nào, bọn chúng lại đụng trúng ông se ăn xin ở nơi này.
Kẻ dẫn đầu thầm chửi tên thư sinh vô sỉ, đang định tìm lời nói mát thì Khiếu Hoá tăng đã lên tiếng:
"Ấy không. Chuyện thị phi giữa các vị thì các vị cứ giải quyết với nhau. Bảo bần tăng ngồi xem thì được, nhưng chớ bắt bần tăng nhúng tay vào."
Ông ngừng một chốc, lại cười:
"Nhưng nay đang buổi loạn lạc nhiễu nhương, giang hồ ta phải chung tay hợp lực đánh giặc cứu nước mới phải. Ngoài ta thì hôm nay bần tăng có dẫn theo đứa học trò nhỏ, trẻ con sợ cảnh máu chảy đầu rơi. Thế nên chư vị xin hãy giơ cao đánh khẽ cho, chớ hại đến mạng người kẻo tổn thương hoà khí, làm tiểu đồ sợ hãi."
Hai phe nghe hết yêu cầu của lão thì ngẩn người ra, song cũng chẳng ai dám nói nửa chữ không. Cứ như thế, cảnh tượng gió tanh mưa máu ở bên bến sông đã không xảy ra. Hai bên tỉ thí một hồi, phái Long Đỗ thắng nửa chiêu, bèn giải năm người trên con thuyền nan về.
Thầy trò Khiếu Hoá Tăng thấy sắc trời đã muộn, bèn đốt một đống lửa, lấy lương khô ra ăn. Ông sư già không ăn mặn, nên nếu muốn ăn thịt ăn cá thì Linh Lan thường phải tự đi bắt, hoặc nếu ở trong thành thì tự đi mua. Hôm nay cũng không phải ngoại lệ… Được cái cô bé xuất thân con nhà bần hàn, làm những chuyện đặt nơm bắn ná đã quen tay, cũng không khổ sở gì.
Xong bữa cơm, như thường lệ, Linh Lan lại hỏi thầy về chuyện giang hồ. Lần này là hai môn phái vừa gặp ban nãy.
Khiếu Hoá tăng bèn nói:
"Cái đám người đi thuyền treo cờ đỏ là phái Long Đỗ, tên phái đặt theo thần thành hoàng của thành Thăng Long. Tổng bộ đâu như đặt ở gần đền Bạch Mã."
Linh Lan reo lên:
"Cái này con biết. Đền Bạch Mã là đông trấn, đền Quán Thánh hôm nọ là bắc trấn, đều là một trong Thăng Long tứ trấn cả."
Ông sư già cười, gật đầu:
"Đúng rồi. Môn nhân phái Long Đỗ vốn thiện về hai môn là dùng roi mềm và ám khí, nhưng phép đánh roi thì chỉ có hộ pháp trở lên mới được học. Roi của họ một đầu buộc đuôi của con cá đuối, đánh vào người là tróc da nát thịt như chơi. Ám khí thì gọi là Long Đỗ truy, to độ hai ngón, trên có bôi độc lá ngón."
Ngừng một chốc, ông sư lại lim dim mắt. Cô bé Linh Lan nhìn vẻ mặt thầy, bụng bảo dạ thể nào thầy cô cũng đang tơ tưởng đến thứ thần binh lợi khí nào đó đây.
Ông sư ăn xin bèn tiếp:
"Trưởng môn của họ là một cô nàng, họ Trần. Hiện tại nàng ta đang giữ một trong tám món thần khí bằng đồng đen do thánh tổ Khổng Lồ để lại là ngọn roi Long Đỗ. Tương truyền thứ này nửa roi nửa kiếm, vô cùng thần kì. Sau này con đi lại chốn giang hồ cứ thấy có kiệu bát cống sơn đỏ là biết trưởng môn phái Long Đỗ ra ngoài đấy."
Linh Lan bèn hỏi:
"Thế còn bọn người kia? Con nghe họ tự xưng là Thập Bát Liên Trại."
"Thập Bát Liên Trại là mười tám ổ cướp dọc sông Hồng đến tận cửa biển. Có mười tám trại chủ, gần ngàn tên thảo khấu đầu trộm đuôi cướp chuyên làm nghề cướp phá thuyền buôn, thu tiền lệ phí, đấm mõm thương nhân nhũng nhiễu cả một vùng Kinh Bắc.
Đứng đầu Thập Bát Liên Trại là Hồng Giang Giao Long Phạm Hách, con cháu của danh tướng Yết Kiêu. Tiếc là y thừa kế được một trong tám thần binh Giao Long Chuy, còn bao nhiêu cái đức tính tốt đẹp của cụ Phạm Hữu Thế thì lại chả thừa kế được tí nào."
Linh Lan bèn hỏi:
"Thầy ơi, thế tên thư sinh kia cũng là một trại chủ ạ?"
Khiếu Hoá tăng đáp:
"Chắc là mới lên thay trại chủ nào đấy, chứ thầy cũng chưa thấy y bao giờ. Nhưng có thể chắc chắn rằng Phạm Hách kia được chức thống lĩnh của Thập Bát Liên Trại là do phúc ấm của tổ tiên là chính, chứ y tầm mắt hạn hẹp, võ công bình bình, chẳng đáng làm thủ lĩnh."
Lửa reo tí tách, phản chiếu nơi mặt sông một đốm sáng cam cam vàng vàng.
Lời tác giả:
Thực tình đang gặm bí hồi cuối cùng, không biết bao giờ mới đăng được. Hi vọng mọi người bỏ quá cho
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook