Thuận Thiên Kiếm - Rồng Không Đuôi
-
Chương 324: Hồi hai mươi bảy (10)
Lê Lợi cười:
“ Ta tập ấm chức của cha làm quan phụ đạo ở Lam Sơn, chung quy cũng chỉ là một chức quan trong triều. Nếu như nắm giữ trọng binh, không có tâm dấy nghĩa mới là lạ. Bọn chúng đề phòng ta, cử tai mắt đến thám thính cũng không phải chuyện gì ngoài dự liệu. Có chăng là hơi sớm một chút. ”
Lê Lễ đáp:
“ Chuyện này thực ra cũng có nguyên do. ”
Đoạn thuật lại cho Lê Lợi…
“ Sau lần chúa công đánh giặc ở châu Ngọc Ma, có tên Lương Nhữ Hốt chẳng rõ làm sao lại thám thính ra được ngày trước Lê Sát tướng quân từng ở Lam Sơn ta một thời gian. Chính hắn làm lời tâu với Phụ, đại ý rằng: “ Chúa Lam Sơn chiêu vong, nạp bạn, đãi quân lính rất hậu, chí nó chẳng nhỏ. Nếu rồng thần gặp được mây mưa, thì tất không phải là vật ở trong ao đâu! Nên sớm trừ đi, đừng để sau sinh vạ. ”. Thế nên Trương Phụ mới cử thêm mấy thằng quan lợn về đây, giám sát nhất cử nhất động của ta. ”
Lê Sát nghe đến tên của kẻ phản thầy, đập bàn quát:
“ Lại là thằng khốn đó! Mẹ kiếp! ”
Lê Lợi bèn nói:
“ Ngày trước quân tướng của họ Hồ đầu hàng giặc không phải ít, bọn chúng đang muốn có cớ lập công mà không được. Cho dù ta không lập chí đòi nợ nước rửa thù nhà, chúng cũng vu oan giá họa cho mấy hồi. Hà huống, chúng ta thực sự có tâm đánh giặc! Chuyện sớm muộn thôi, không kẻ này thì kẻ khác. ”
Lê Lợi từng đánh trận Ngọc Ma, đương nhiên từng nghe Đinh Lễ, Lê Văn An kể lại chuyện Lê Sát giết hụt Lương Nhữ Hốt. Chàng mở lời tự nhiên là để nói với Lê Sát rằng chuyện hôm nay thực chất không liên quan đến y.
Vũ Uy bèn cười vang, nói:
“ Đúng thế, chú mày chớ lo. Anh làm thổ phỉ cường đạo nhiều cũng khoái, ở đây thoải mái vô cùng. ”
Đoạn lại nâng bát mời rượu Lê Sát.
Lê Sát thấy người này hào sảng, tức thời nhiệt huyết sôi lên, nâng bát rượu nói:
“ Cạn! ”
Một tiếng ngắn ngủi, cộc lốc, nhưng hào tình tráng chí ấy đâu bút nào tả xiết cho được? Hai người uống cạn bát rượu, chợt vung tay đập vỡ bát nghe choảng một cái, lại ngẩng đầu cười vang ba tiếng.
Có người hỏi, tại sao anh hùng uống đến lúc cao hứng, lại đập bát đập cốc. Ấy là do gặp người tri kỉ, máu nóng trào dâng, không lời tả xiết, lại không thể không phát tác ra ngoài mới vậy, chứ nào phải hạng phàm phu phá phách trong cơn say?
Lê Lợi ho khan một cái, rồi lại hỏi Lê Lễ:
“ Lúc ta ở tiền tuyến mấy lần viết thư về nhà xin viện quân, nhưng u đều nói không cho quân đi được, chắc cũng vì lí do này. ”
Lê Lễ đeo mặt nạ sắt, đương nhiên không thể nhìn thấy biểu cảm trên gương mặt y. Nhưng chỉ thấy y hơi cụp mắt xuống, khó giấu một tiếng thở dài.
“ Chuyện này mạt tướng không dám đoán bừa, chủ công đợi về nhà rồi hỏi bà lớn xem sao. ”
Vũ Uy nghiến răng:
“ Phải như có thằng Xí, thằng Lễ đánh cùng, chưa chắc đế Quý Khoáng phải bại vong như bây giờ! ”
Lê Lợi thở dài, nói:
“ Đại thế đã mất, trừ phi là tướng nhà trời, bằng không sức một hai người sao xoay vần được càn khôn? Phùng Hưng sức đánh hổ dữ, đương thời khó có đối thủ, không phải sau cùng cũng lâm vào cảnh binh bại tuẫn quốc hay sao? ”
Kì thực, người không phải thánh nhân, đâu thể nhìn thấu được quá khứ vị lai. Nếu Đinh Lễ, Nguyễn Xí…v.v… có thể tham chiến, thì kết quả sẽ ra sao, chuyện này bản thân Lê Lợi cũng không rõ. Nhưng chuyện xảy ra thì cũng đã xảy ra rồi, nếu quá chú tâm vào chữ “ nếu ” này, há chẳng phải dậm chân tại chỗ, tự chôn vùi vào quá khứ hay sao?
Xét cho cùng, có lẽ tiếc nuối của đời người, đều gói trong một chữ “ nếu ” này mà thôi.
Mọi người nói việc nước một chốc, chủ đề hầu như chỉ xoay quanh sơn trại dựng ra để che mắt người ngoài này. Uống thêm mấy tuần, Nguyễn Xí bèn đứng lên tạ từ, nói còn có nhiệm vụ cần phải làm. Mấy người Lê Văn An, Lưu Nhân Chú từ xa về, bảo cậu ta ở lại mấy lần cũng không được.
Vũ Uy bèn nói:
“ Nhờ có thằng Xí mà giặc bắc mấy phen phải đau đầu đấy. ”
Y cứ úp úp mở mở như thế, Lê Lợi cũng không nén được lòng hiếu kì. Chàng tự hỏi cậu nhóc năm nào bây giờ đã có bản lĩnh gì mà khiến cho Trương Phụ và lũ tay sai phải đau đầu nhức óc.
Như nhận ra trong ruột chư tướng đều đang ngứa ngáy, không để Vũ Uy dương oai lâu thêm chút nào, Lê Lễ đã đáp:
“ Xí bây giờ được giao nhiệm vụ tuần tiễu khắp đồn lớn lũy nhỏ quanh núi. Nó chỉ cần dẫn đàn chó ra một buổi, thể nào cũng bắt được mấy tên lảng vảng quanh đây. Đám chó săn này mũi thính vô cùng, giặc trốn kỹ thế nào chúng cũng tóm được. ”
Vũ Uy huých khuỷu y một cái, nửa nạt nửa cười:
“ Cái thằng, mày không để oanh oai phong thêm tí nữa được à? ”
Chư tướng cùng cười vang.
Lê Lợi nghe xong, chặc lưỡi thầm khen mẹ mình huệ nhãn nhìn người như đuốc. Nếu không phải năm xưa bà Thương giao đàn chó cho Nguyễn Xí, thì nay Lam Sơn đâu thể có được một chi khuyển binh lợi hại như vậy?
Lúc này, Lê Sát chợt lên tiếng:
“ Nếu như quân giặc lấy bùn trét lên người để giấu mùi thì sao? ”
Quả vậy, tuy mũi chó cực kì thính nhạy, nhưng đôi mắt của chúng mù màu, nên chỉ cần giấu được hơi người thì thể nào cũng thoát được bọn chó.
Lê Lễ vẫn trầm mặc như trước, nhưng ngữ khí của y lúc nói đã không giấu vẻ tự hào.
“ Không giấu gì tướng quân, trong phạm vi mấy dặm quanh đây đều gài mẻ kho, đặt hố chông dày đặc. Lại có cái anh Lai, đệ tử của Hổ Vương, thiện nghề đặt cạm cài bẫy. Quanh trại đều là trận địa của anh ta, mà bẫy thì đều được ngụy trang cho giống bẫy thú. Nếu không phải người trong trại, sẽ không thể nào rõ đường đi lối lại, không sớm thì muộn cũng trúng bẫy. Người dính bùn đất, một khi lại có vết thương hở, thối thịt lở loét cũng không phải không thể. Mà người đã tanh mùi máu, thể nào cũng khốn đốn với bọn vắt rừng. ”
Phạm Ngọc Trần bèn quay sang, cười một cái:
“ Đấy cũng là nguyên do em phải đi ra dẫn mọi người vào. Chứ để các vị chạy loạn lên, trúng bẫy thì lại khổ. ”
Lê Lợi chẳng ngờ, mình tòng quân đánh Minh mấy năm, vậy mà các tướng ở nhà đã biến nguyên một vạt núi rừng này thành tường đồng vách sắt, thực là chuyện đáng kinh ngạc.
Vũ Uy đứng dậy, nói:
“ Được rồi, cơm no rượu say, cũng nên về phủ rồi đấy. ”
Lê Lợi không nói, nhưng cũng đoán được thể nào cũng có đường ngầm thông từ khu trại này vào thẳng làng, có khi còn ở trong phủ nhà chàng không chừng.
Chứ ngày nào cũng đi qua trận địa toàn bẫy là bẫy, lại có chó dữ tuần tiễu thì cũng quá mệt mỏi.
Mà nghĩ đến lúc này, thì chàng lại sực nhớ ra một chuyện. Nếu đàn chó của Nguyễn Xí có thể tuần tra ngay trong trận địa toàn bẫy là bẫy do đệ tử của Hổ Vương bày bố, thì chúng còn thiện chiến hơn chàng những tưởng. Bấy giờ chàng lại thấy hiếu kì không biết cậu thiếu niên Nguyễn Xí kia dạy chó kiểu gì.
Đúng lúc mọi người đang vui vẻ, bất chợt thấy bên ngoài nổi lên những tiếng trống thúc dục. Cứ ba tiếng, lại ba tiếng, ba tiếng một nối nhau truyền khắp cả trại.
“ Có người đến khiêu chiến! ”
Vũ Uy đứng phắt dậy, vớ thanh đao to. Lê Lễ cũng cầm thanh bội kiếm lên thủ sẵn.
Chỉ thấy người đàn ông ban nãy còn thô tráng lỗ mãng, trong tích tắc đã hóa thành một chúa cướp khét tiếng một vùng. Y nhanh nhẹn ra lệnh cho bộ hạ đi cáo tri các đồn lớn đồn nhỏ chung quanh ra sao, kéo quân ra cản trở thế nào, lại bảo cả Phạm Ngọc Trần nhanh đưa Lê Lợi về phủ. Mệnh lệnh ban ra chỉ trong tích tắc, cơ hồ không có thời gian mà suy nghĩ, vậy mà vẫn mạch lạc rõ ràng, mỗi người một việc, không ai là rảnh rỗi mà cũng không ai bị trùng việc với nhau.
Lê Lợi bèn nói:
“ Khu trại này tính ra cũng là cơ nghiệp của Lam Sơn chúng ta, nay có người đánh tới cửa, người làm chủ công há có chuyện rút lui? Các tướng từng đánh Minh với ta lấy vải che mặt, giấu thân phận, cùng đến lược trận cho Vũ Uy tướng quân. ”
Lê Văn An, Lưu Nhân Chú, ngay cả Lê Sát đều nói:
“ Tuân lệnh! ”
Vũ Uy thấy hành động của chư tướng, nhìn Lê Lợi một cái thật sâu, rồi nói:
“ Không cần vải. Ở đây có mặt nạ đây. ”
Vừa dứt câu thì kẻ dưới đã mang đến một hộp toàn mặt nạ sơn xanh sơn đỏ, từ yêu ma thần quái đến danh tướng văn thần đều đủ cả. Chư tướng không khỏi nhìn nhau ngơ ngác, tự hỏi chẳng nhẽ Vũ Uy này biết phép tiên tri?
Lưu Nhân Chú vỗ trán, lên tiếng khen:
“ Hay! Chẻ tre nghe ngóng, Vũ Uy tướng quân cẩn thận thế là tốt lắm. ”
Các tướng đến giờ mới hiểu, Vũ Uy vì sợ gặp phải bọn tham quan từng hàng Minh, làm tai mắt cho Trương Phụ mà rủi bị lộ thân phận, nên mới cho làm mặt nạ này.
Chư tướng chuẩn bị xong xuôi đâu đó, bèn kéo nhau xuống lầu, ra nghênh chiến.
Bấy giờ, cổng trại đứng lố nhố mấy trăm người, binh tướng đủ cả, chính đang bày trận thủ chắc ngoài cổng đến độ cơ hồ con ruồi cũng không lọt qua được. Lê Lợi thấy trên mặt sĩ tốt lộ hẳn về nghiêm túc, sâu trong đáy mắt còn pha chút sợ hãi thì đủ biết đối thủ tuyệt không phải hạng thường.
Vũ Uy dẫn người đến, quân trận tự nhiên mở ra một lối cho chư tướng đi qua.
Đứng cản trước cổng trại, chỉ có độc một bóng người…
Ấy là một thanh niên mặt ngọc mày kiếm, tuấn tú tựa như học trò đọc sách. Giáp đen bào trắng, đầu đội ngân quan, tay cầm thanh long kích, khóe môi treo nửa nụ cười lạnh nhạt. Một bóng thanh niên đơn bạc, tưởng như trói gà không chặn chắn ngay trước cổng trại, lại không có ai dám ra nghênh chiến, thành thử không khí có mấy phần quái lạ.
Y đương nhiên là Trần Nguyên Hãn.
“ Ta tập ấm chức của cha làm quan phụ đạo ở Lam Sơn, chung quy cũng chỉ là một chức quan trong triều. Nếu như nắm giữ trọng binh, không có tâm dấy nghĩa mới là lạ. Bọn chúng đề phòng ta, cử tai mắt đến thám thính cũng không phải chuyện gì ngoài dự liệu. Có chăng là hơi sớm một chút. ”
Lê Lễ đáp:
“ Chuyện này thực ra cũng có nguyên do. ”
Đoạn thuật lại cho Lê Lợi…
“ Sau lần chúa công đánh giặc ở châu Ngọc Ma, có tên Lương Nhữ Hốt chẳng rõ làm sao lại thám thính ra được ngày trước Lê Sát tướng quân từng ở Lam Sơn ta một thời gian. Chính hắn làm lời tâu với Phụ, đại ý rằng: “ Chúa Lam Sơn chiêu vong, nạp bạn, đãi quân lính rất hậu, chí nó chẳng nhỏ. Nếu rồng thần gặp được mây mưa, thì tất không phải là vật ở trong ao đâu! Nên sớm trừ đi, đừng để sau sinh vạ. ”. Thế nên Trương Phụ mới cử thêm mấy thằng quan lợn về đây, giám sát nhất cử nhất động của ta. ”
Lê Sát nghe đến tên của kẻ phản thầy, đập bàn quát:
“ Lại là thằng khốn đó! Mẹ kiếp! ”
Lê Lợi bèn nói:
“ Ngày trước quân tướng của họ Hồ đầu hàng giặc không phải ít, bọn chúng đang muốn có cớ lập công mà không được. Cho dù ta không lập chí đòi nợ nước rửa thù nhà, chúng cũng vu oan giá họa cho mấy hồi. Hà huống, chúng ta thực sự có tâm đánh giặc! Chuyện sớm muộn thôi, không kẻ này thì kẻ khác. ”
Lê Lợi từng đánh trận Ngọc Ma, đương nhiên từng nghe Đinh Lễ, Lê Văn An kể lại chuyện Lê Sát giết hụt Lương Nhữ Hốt. Chàng mở lời tự nhiên là để nói với Lê Sát rằng chuyện hôm nay thực chất không liên quan đến y.
Vũ Uy bèn cười vang, nói:
“ Đúng thế, chú mày chớ lo. Anh làm thổ phỉ cường đạo nhiều cũng khoái, ở đây thoải mái vô cùng. ”
Đoạn lại nâng bát mời rượu Lê Sát.
Lê Sát thấy người này hào sảng, tức thời nhiệt huyết sôi lên, nâng bát rượu nói:
“ Cạn! ”
Một tiếng ngắn ngủi, cộc lốc, nhưng hào tình tráng chí ấy đâu bút nào tả xiết cho được? Hai người uống cạn bát rượu, chợt vung tay đập vỡ bát nghe choảng một cái, lại ngẩng đầu cười vang ba tiếng.
Có người hỏi, tại sao anh hùng uống đến lúc cao hứng, lại đập bát đập cốc. Ấy là do gặp người tri kỉ, máu nóng trào dâng, không lời tả xiết, lại không thể không phát tác ra ngoài mới vậy, chứ nào phải hạng phàm phu phá phách trong cơn say?
Lê Lợi ho khan một cái, rồi lại hỏi Lê Lễ:
“ Lúc ta ở tiền tuyến mấy lần viết thư về nhà xin viện quân, nhưng u đều nói không cho quân đi được, chắc cũng vì lí do này. ”
Lê Lễ đeo mặt nạ sắt, đương nhiên không thể nhìn thấy biểu cảm trên gương mặt y. Nhưng chỉ thấy y hơi cụp mắt xuống, khó giấu một tiếng thở dài.
“ Chuyện này mạt tướng không dám đoán bừa, chủ công đợi về nhà rồi hỏi bà lớn xem sao. ”
Vũ Uy nghiến răng:
“ Phải như có thằng Xí, thằng Lễ đánh cùng, chưa chắc đế Quý Khoáng phải bại vong như bây giờ! ”
Lê Lợi thở dài, nói:
“ Đại thế đã mất, trừ phi là tướng nhà trời, bằng không sức một hai người sao xoay vần được càn khôn? Phùng Hưng sức đánh hổ dữ, đương thời khó có đối thủ, không phải sau cùng cũng lâm vào cảnh binh bại tuẫn quốc hay sao? ”
Kì thực, người không phải thánh nhân, đâu thể nhìn thấu được quá khứ vị lai. Nếu Đinh Lễ, Nguyễn Xí…v.v… có thể tham chiến, thì kết quả sẽ ra sao, chuyện này bản thân Lê Lợi cũng không rõ. Nhưng chuyện xảy ra thì cũng đã xảy ra rồi, nếu quá chú tâm vào chữ “ nếu ” này, há chẳng phải dậm chân tại chỗ, tự chôn vùi vào quá khứ hay sao?
Xét cho cùng, có lẽ tiếc nuối của đời người, đều gói trong một chữ “ nếu ” này mà thôi.
Mọi người nói việc nước một chốc, chủ đề hầu như chỉ xoay quanh sơn trại dựng ra để che mắt người ngoài này. Uống thêm mấy tuần, Nguyễn Xí bèn đứng lên tạ từ, nói còn có nhiệm vụ cần phải làm. Mấy người Lê Văn An, Lưu Nhân Chú từ xa về, bảo cậu ta ở lại mấy lần cũng không được.
Vũ Uy bèn nói:
“ Nhờ có thằng Xí mà giặc bắc mấy phen phải đau đầu đấy. ”
Y cứ úp úp mở mở như thế, Lê Lợi cũng không nén được lòng hiếu kì. Chàng tự hỏi cậu nhóc năm nào bây giờ đã có bản lĩnh gì mà khiến cho Trương Phụ và lũ tay sai phải đau đầu nhức óc.
Như nhận ra trong ruột chư tướng đều đang ngứa ngáy, không để Vũ Uy dương oai lâu thêm chút nào, Lê Lễ đã đáp:
“ Xí bây giờ được giao nhiệm vụ tuần tiễu khắp đồn lớn lũy nhỏ quanh núi. Nó chỉ cần dẫn đàn chó ra một buổi, thể nào cũng bắt được mấy tên lảng vảng quanh đây. Đám chó săn này mũi thính vô cùng, giặc trốn kỹ thế nào chúng cũng tóm được. ”
Vũ Uy huých khuỷu y một cái, nửa nạt nửa cười:
“ Cái thằng, mày không để oanh oai phong thêm tí nữa được à? ”
Chư tướng cùng cười vang.
Lê Lợi nghe xong, chặc lưỡi thầm khen mẹ mình huệ nhãn nhìn người như đuốc. Nếu không phải năm xưa bà Thương giao đàn chó cho Nguyễn Xí, thì nay Lam Sơn đâu thể có được một chi khuyển binh lợi hại như vậy?
Lúc này, Lê Sát chợt lên tiếng:
“ Nếu như quân giặc lấy bùn trét lên người để giấu mùi thì sao? ”
Quả vậy, tuy mũi chó cực kì thính nhạy, nhưng đôi mắt của chúng mù màu, nên chỉ cần giấu được hơi người thì thể nào cũng thoát được bọn chó.
Lê Lễ vẫn trầm mặc như trước, nhưng ngữ khí của y lúc nói đã không giấu vẻ tự hào.
“ Không giấu gì tướng quân, trong phạm vi mấy dặm quanh đây đều gài mẻ kho, đặt hố chông dày đặc. Lại có cái anh Lai, đệ tử của Hổ Vương, thiện nghề đặt cạm cài bẫy. Quanh trại đều là trận địa của anh ta, mà bẫy thì đều được ngụy trang cho giống bẫy thú. Nếu không phải người trong trại, sẽ không thể nào rõ đường đi lối lại, không sớm thì muộn cũng trúng bẫy. Người dính bùn đất, một khi lại có vết thương hở, thối thịt lở loét cũng không phải không thể. Mà người đã tanh mùi máu, thể nào cũng khốn đốn với bọn vắt rừng. ”
Phạm Ngọc Trần bèn quay sang, cười một cái:
“ Đấy cũng là nguyên do em phải đi ra dẫn mọi người vào. Chứ để các vị chạy loạn lên, trúng bẫy thì lại khổ. ”
Lê Lợi chẳng ngờ, mình tòng quân đánh Minh mấy năm, vậy mà các tướng ở nhà đã biến nguyên một vạt núi rừng này thành tường đồng vách sắt, thực là chuyện đáng kinh ngạc.
Vũ Uy đứng dậy, nói:
“ Được rồi, cơm no rượu say, cũng nên về phủ rồi đấy. ”
Lê Lợi không nói, nhưng cũng đoán được thể nào cũng có đường ngầm thông từ khu trại này vào thẳng làng, có khi còn ở trong phủ nhà chàng không chừng.
Chứ ngày nào cũng đi qua trận địa toàn bẫy là bẫy, lại có chó dữ tuần tiễu thì cũng quá mệt mỏi.
Mà nghĩ đến lúc này, thì chàng lại sực nhớ ra một chuyện. Nếu đàn chó của Nguyễn Xí có thể tuần tra ngay trong trận địa toàn bẫy là bẫy do đệ tử của Hổ Vương bày bố, thì chúng còn thiện chiến hơn chàng những tưởng. Bấy giờ chàng lại thấy hiếu kì không biết cậu thiếu niên Nguyễn Xí kia dạy chó kiểu gì.
Đúng lúc mọi người đang vui vẻ, bất chợt thấy bên ngoài nổi lên những tiếng trống thúc dục. Cứ ba tiếng, lại ba tiếng, ba tiếng một nối nhau truyền khắp cả trại.
“ Có người đến khiêu chiến! ”
Vũ Uy đứng phắt dậy, vớ thanh đao to. Lê Lễ cũng cầm thanh bội kiếm lên thủ sẵn.
Chỉ thấy người đàn ông ban nãy còn thô tráng lỗ mãng, trong tích tắc đã hóa thành một chúa cướp khét tiếng một vùng. Y nhanh nhẹn ra lệnh cho bộ hạ đi cáo tri các đồn lớn đồn nhỏ chung quanh ra sao, kéo quân ra cản trở thế nào, lại bảo cả Phạm Ngọc Trần nhanh đưa Lê Lợi về phủ. Mệnh lệnh ban ra chỉ trong tích tắc, cơ hồ không có thời gian mà suy nghĩ, vậy mà vẫn mạch lạc rõ ràng, mỗi người một việc, không ai là rảnh rỗi mà cũng không ai bị trùng việc với nhau.
Lê Lợi bèn nói:
“ Khu trại này tính ra cũng là cơ nghiệp của Lam Sơn chúng ta, nay có người đánh tới cửa, người làm chủ công há có chuyện rút lui? Các tướng từng đánh Minh với ta lấy vải che mặt, giấu thân phận, cùng đến lược trận cho Vũ Uy tướng quân. ”
Lê Văn An, Lưu Nhân Chú, ngay cả Lê Sát đều nói:
“ Tuân lệnh! ”
Vũ Uy thấy hành động của chư tướng, nhìn Lê Lợi một cái thật sâu, rồi nói:
“ Không cần vải. Ở đây có mặt nạ đây. ”
Vừa dứt câu thì kẻ dưới đã mang đến một hộp toàn mặt nạ sơn xanh sơn đỏ, từ yêu ma thần quái đến danh tướng văn thần đều đủ cả. Chư tướng không khỏi nhìn nhau ngơ ngác, tự hỏi chẳng nhẽ Vũ Uy này biết phép tiên tri?
Lưu Nhân Chú vỗ trán, lên tiếng khen:
“ Hay! Chẻ tre nghe ngóng, Vũ Uy tướng quân cẩn thận thế là tốt lắm. ”
Các tướng đến giờ mới hiểu, Vũ Uy vì sợ gặp phải bọn tham quan từng hàng Minh, làm tai mắt cho Trương Phụ mà rủi bị lộ thân phận, nên mới cho làm mặt nạ này.
Chư tướng chuẩn bị xong xuôi đâu đó, bèn kéo nhau xuống lầu, ra nghênh chiến.
Bấy giờ, cổng trại đứng lố nhố mấy trăm người, binh tướng đủ cả, chính đang bày trận thủ chắc ngoài cổng đến độ cơ hồ con ruồi cũng không lọt qua được. Lê Lợi thấy trên mặt sĩ tốt lộ hẳn về nghiêm túc, sâu trong đáy mắt còn pha chút sợ hãi thì đủ biết đối thủ tuyệt không phải hạng thường.
Vũ Uy dẫn người đến, quân trận tự nhiên mở ra một lối cho chư tướng đi qua.
Đứng cản trước cổng trại, chỉ có độc một bóng người…
Ấy là một thanh niên mặt ngọc mày kiếm, tuấn tú tựa như học trò đọc sách. Giáp đen bào trắng, đầu đội ngân quan, tay cầm thanh long kích, khóe môi treo nửa nụ cười lạnh nhạt. Một bóng thanh niên đơn bạc, tưởng như trói gà không chặn chắn ngay trước cổng trại, lại không có ai dám ra nghênh chiến, thành thử không khí có mấy phần quái lạ.
Y đương nhiên là Trần Nguyên Hãn.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook