Thuận Thiên Kiếm - Rồng Không Đuôi
-
Chương 321: Hồi hai mươi bảy (7)
Tạng Cẩu nghĩ:
[ Hai đứa mình hẳn phải chết trong này, giúp Hương làm nốt chuyện sau cùng cũng tốt. ]
Cậu chàng bèn gật đầu ưng thuận.
Hồ Phiêu Hương thấy bạn đáp ứng, mặt đỏ bừng lên, chợt lí nhí:
“ Tớ… muốn được làm cô dâu một lần. ”
Tạng Cẩu há miệng kinh ngạc, nhưng rồi lại nghĩ hai người phen này e phải chết trong mộ cổ. Hồ Phiêu Hương là con gái, ai mà không có lúc từng mơ ước được ngồi kiệu hoa, mặc áo cưới về nhà chồng?
Mà trừ Tạng Cẩu, trong mộ chỉ còn một cái xác bằng thịt, một cái thây bằng sắt, chẳng nhẽ lại để Phiêu Hương cưới hai thứ này? Cậu chàng bèn nói:
“ Nhưng không có sính lễ, không có áo cưới cỗ bàn. Tớ là cô nhi, cũng chẳng có cha mẹ chồng nào để ra mắt. Cưới xin qua loa như thế liệu có thiệt thòi cho Hương quá không? ”
Cậu chàng nói đến đây, bỗng sực nhớ cảnh Hồ Hán Thương gieo mình tự tử thuở nào, bất giác thấy hối hận vội che miệng lại. Tạng Cẩu là cô nhi từ bé, chưa từng biết đến hơi ấm của cha mẹ. Còn Hồ Phiêu Hương trước là công chúa một nước, là hòn ngọc quý, được cưng chiều ra sao không nói cũng hiểu. Thế nhưng vì chiến tranh, mẹ cô nàng e đã quyên sinh, cha cô nàng gieo mình tự tử, nay Hồ Phiêu Hương cũng đã thành cô nhi.
Nhưng hai người không giống nhau! Tạng Cẩu chưa từng biết đến yêu thương của cha mẹ, khổ có, ghen tị có nhưng không biết tiếc. Còn Hồ Phiêu Hương thì khác. Tình thương cha mẹ mà đáng nhẽ cô nàng được hưởng đã bị chiến tranh cướp mất.
Giữa hai người ai khổ hơn? Thật là khó nói.
Hồ Phiêu Hương nghĩ một lát, nói:
“ Cưới xin là chuyện cả đời người, tuy nay tình thế có phần đặc biệt, nhưng cùng lắm chỉ nên bỏ sáu lễ, vẫn phải có người làm chứng chứ. ”
Cô nàng nghĩ một thoáng, chợt cười, nói:
“ Có rồi. Chúng ta cứ nhờ bức tượng này làm chứng, làm lễ cúng bái cáo lên trời đất thần linh là được. Thánh Chèm Lí Ông Trọng tính ra cũng là người nước Nam, tổ tiên của cả hai đứa mình, xem ông là cha mẹ hai bên cũng không có gì là vô lí cả. Lại nói, hai ta được anh linh đức Thánh Chèm làm chủ hôn, không tính là thiệt thòi. ”
Tạng Cẩu thấy cô nàng cười tươi hơn hoa, thầm nghĩ trước khi chết còn được vui vẻ hạnh phúc một lúc như thế này cũng là cái tốt. Thế là, cậu chàng đỡ bạn đứng dậy, lại nói:
“ Tớ đỡ Hương qua bên đó làm lễ. ”
Song cô nàng lại giật tay ra, cau mày lườm Tạng Cẩu một cái, tỏ vẻ phụng phịu giận dỗi.
“ Ơ… tớ… nói sai cái gì hả? ”
Hồ Phiêu Hương thấy cậu chàng vẫn lơ ngơ chưa hiểu trời đất trăng sao gì, vừa giận dỗi vừa buồn cười, lại nói:
“ Đời thuở nào sắp làm lễ cưới nhau rồi còn xưng hô kiểu trẻ con như thế? Chàng đỡ thiếp qua bên đấy đi. ”
Vừa dứt câu, cô nàng đã đỏ tái cả tai, hai má nóng bừng bừng, xua tay:
“ Không được! Đúng là không được thật! Ngượng muốn chết! ”
Tạng Cẩu thấy vẻ ngượng ngùng của Phiêu Hương thì tính trẻ con lại nổi lên. Cậu chàng bèn nén cười, hắng giọng ra chiều nghiêm túc:
“ Như vậy xin để vi phu đỡ nàng ra làm lễ. ”
Hồ Phiêu Hương thấy bộ dạng nhăn nhăn nhở nhở của Tạng Cẩu, bèn đưa tay tóm eo cậu chàng vặn một cái, khiến cậu chàng la lên bai bải.
“ Hay đấy nhỉ? Học đâu ra cái kiểu ăn nói như thế đấy? ”
“ Nghe… nghe kịch hát… á… Bớ làng nước ơi! Gái giết chồng! Có người chưa thành cô dâu đã muốn làm bà goá này! ”
Hai người đùa bỡn nhau một phen, bầu không khí nặng nề tuyệt vọng suốt thời gian qua rốt cuộc cũng bị tiếng cười xua đi phần nào.
Bấy giờ, Tạng Cẩu mới hắng giọng một cái, dìu Hồ Phiêu Hương ra giữa phòng.
Đoạn, hai người cùng quỳ xuống.
Tạng Cẩu giơ ba ngón tay lên trời, dõng dạc thề:
“ Trời đất làm chứng, Tạng Cẩu ta hôm nay lấy Hồ Phiêu Hương làm vợ, nguyện yêu thương bảo vệ nàng cả đời. Nếu trái lời này, sẽ bị trời tru đất diệt. ”
Hồ Phiêu Hương nghe được sự kiên quyết trong giọng nói của Tạng Cẩu, đáy lòng ngọt như có đường tan chảy.
Cô nàng cũng giơ ba ngón tay lên trời, hạ lời thề:
“ Hôm nay Hồ Phiêu Hương, lấy Tạng Cẩu làm chồng. Sau này nguyện cùng chàng chung hoạn nạn, chia ngọt sẻ bùi, mãi đến thiên hoang địa lão, đầu bạc răng long. Trời đất làm chứng, nếu có hai lòng, nguyện bị đày xuống mười tám tầng địa ngục. ”
Thề nguyền xong, hai người hướng về phía trước, cúi lạy một cái.
Sau đó, đồng thanh:
“ Hôm nay kết tóc trăm năm, xin có anh linh của đức thánh Chèm làm chứng. ”
Rồi dập đầu lạy pho tượng sắt.
Lúc này, hai người đã chiếu cáo trời đất, thưa với tổ tông, tuy bỏ qua sáu lễ, nhưng đã có thể nói là nên nghĩa Tào Khang.
Tiếc là, e rằng duyên vợ chồng không thể kéo dài được bao lâu.
Hai người chậm rãi đứng dậy, ánh mắt nhìn nhau đã có phần gượng gạo, khang khác khi xưa. Nhưng cả hai đều không có vấn đề gì với thay đổi này, có chăng chỉ là ngượng ngùng.
Hồ Phiêu Hương bèn nói:
“ Thế này đi, đức thánh Chèm đã làm chủ hôn cho mình, ta cũng nên lau dọn bức tượng của ông một phen, coi như cảm tạ. ”
Trước đó, hai người từng bị thây sắt đánh cho trọng thương, nên cũng chưa từng nghĩ tới chuyện đi lau dọn bức tượng. Nay kết tóc trăm năm, mà cha mẹ đôi bên đều hoặc không có tung tích, hoặc không còn trên đời. Thành ra Hồ Phiêu Hương muốn làm chút chuyện cho tròn chữ hiếu.
Tạng Cẩu đương nhiên không có vấn đề gì với đề nghị của cô nàng.
Hai người lấy vải lau lau quét quét một hồi, cẩn thận không để sót nơi nào. Tượng sắt trấn thủ căn phòng này đã hơn ngàn năm, bụi phủ rất dày, nay được lau dọn cẩn thận, trông uy vũ hiên ngang hơn hẳn trước đây.
Thế rồi…
Lúc Hồ Phiêu Hương đánh lại đôi giày của tượng sắt, chợt kêu lên:
“ Cẩu! Chân bức tượng này có chữ! ”
Lại kể chuyện của Lê Lợi…
Sau trận Sái Già, quân Hậu Trần thoải mái hơn hẳn.
Một trận đại chiến này, từ quân đến tướng đều được thẳng tay giết địch, xả hết bao nỗi bực dọc uất ức dồn nén suốt cả mấy tháng trời, thử hỏi sao mà không cao hứng??
Ngay cả Nguyễn Suý, Nguyễn Cảnh Dị và Trùng Quang đế Trần Quý Khoáng đều say sưa vui vẻ một trận.
Duy chỉ có Đăng Dung là trầm mặc…
Y nhìn thanh kiếm Long Tuyền đặt trên đùi, chẳng cần một lời một chữ, cũng hiểu Trần Nguyên Hãn nói gì.
Không hoàn thành chuyện được giao, xin trả lại bảo kiếm.
Việc Nguyên Hãn vòng ra tập kích hướng tây, thiếu điều giết được Mộc Thạnh Hoàng Thiên Hoá cũng đã nói cho y biết cả.
Mà chuyện để thoát Trương Phụ, Lê Sát cũng nói lại cho Đặng Dung chẳng giấu diếm chút nào.
Thành ra, trận này tuy là thắng, mà không giết được Trương – Mộc.
Cũng đồng nghĩa, quân Trần đã mất cơ hội sau cùng.
Không có thời gian chiêu binh mãi mã, chiếm lại địa bàn đã mất còn là chuyện không tưởng, nữa là đánh đuổi quân Minh khỏi bờ cõi??
Thế là, Đặng Dung bèn đưa cho Lê Sát, Lê Văn An, Lưu Nhân Chú, Lê Lợi mỗi người một cái cẩm nang vải, bảo họ về Lam Sơn. Y lại bảo rất nhiều đại tướng, binh mã sau trận này mau chóng trốn vào rừng núi, kiếm cớ sinh nhai chờ thời cơ.
Chuyện này đương nhiên là truyền đến tai Trùng Quang đế.
Một tướng bộ hạ vượt quyền, cho hầu hết binh tướng giải ngũ, không thể nghi ngờ là thách thức quyền uy của người làm vua.
Xưa nay, phận làm tôi sợ nhất là “ công cao lấn chủ ”. Nay Đặng Dung chẳng những công cao, còn làm chuyện vượt quyền như thế, khó trách Trùng Quang đế nổi trận lôi đình.
Thế nên, Trần Quý Khoáng bèn cho gọi Đặng Dung vào, nói cho rõ trắng đen.
Trùng Quang đế đứng chắp tay, nhìn thẳng vào người ngồi trên xe lăn, khí độ không giận mà uy. Nhìn y như thế, Hoàng Thiên Hoá đang đẩy xe cho cháu cũng phải thở dài:
[ Người này giữa chân mày đã có anh khí ẩn hiện, khí độ rộng lượng khác xưa, bắt đầu hiển lộ phong phạm của bậc đế vương. Tiếp tục bồi dưỡng mấy năm, có lẽ sẽ làm nên nghiệp lớn thật, chỉ tiếc là muộn mất rồi. ]
Đặng Dung bèn nói:
“ Thánh thượng cho gọi Dung, ắt hẳn là muốn một câu trả lời thoả đáng. ”
Trần Quý Khoáng không đáp, chỉ trầm mặc nhìn vào Đặng Dung.
Người này, từng có thời đến trước mặt y, hai mắt đỏ quạch, thống thiết bảo y ngồi lên ngôi cửu ngũ.
Mà nay, vẫn là dung mạo đó, nhưng thần sắc cực kì bình thản.
Trùng Quang đế không muốn thừa nhận, song không thể không nói, y nhìn không thấu Đặng Dung.
Bấy giờ, Đặng Dung mới lên tiếng:
“ Không phải thần sợ, càng không phải thần có lòng riêng. Chỉ là nay đại thế ta đã mất, hà tất phải cố đi ngược lại dòng chảy thế cuộc? Sở dĩ thần cho các binh tướng về náu mình trong rừng núi, là muốn gieo hạt giống đánh giặc hun đút trong quân ngũ Trần triều ta vào dân gian.
Đợi lúc chúng ta kháng Minh lần nữa, những hạt giống này hi vọng đều đã trở thành cổ thụ chống trời. ”
Y không phải đang giải thích cho Trần Quý Khoáng nghe.
Lúc Đặng Dung nói hai chữ “ chúng ta ”, dường như chẳng phải đang ám chỉ quân Hậu Trần
Y nói như thể đã nhìn thấy cảnh trí của ngày mai, của thái bình thịnh thế.
Trần Quý Khoáng bấy giờ mới mở lời:
“ Trẫm không muốn hỏi chuyện này. ”
Đặng Dung nghĩ một chốc, rồi lại lên tiếng, vẻ đạm mạc:
“ Ý thánh thượng nói là… Nguyên Hãn? ”
Trần Quý Khoáng lúc này mới tháo mặt nạ nghiêm túc xuống, cười xoà, vỗ vai Đặng Dung mà nói:
“ Khanh có một hãn tướng như thế, sao lại giấu trẫm? ”
Đặng Dung thở dài:
“ Không phải Dung muốn giấu thánh thượng, mà là Nguyên Hãn đã từng lập lời thề đời này không giúp nhà Trần.
Nếu không phải cha thần và sư huynh của y – Trần Khát Chân – có chút uyên nguyên sâu xa, lại lấy thanh Long Tuyền ra làm thù lao, thì y không chịu ra tay đâu. ”
[ Hai đứa mình hẳn phải chết trong này, giúp Hương làm nốt chuyện sau cùng cũng tốt. ]
Cậu chàng bèn gật đầu ưng thuận.
Hồ Phiêu Hương thấy bạn đáp ứng, mặt đỏ bừng lên, chợt lí nhí:
“ Tớ… muốn được làm cô dâu một lần. ”
Tạng Cẩu há miệng kinh ngạc, nhưng rồi lại nghĩ hai người phen này e phải chết trong mộ cổ. Hồ Phiêu Hương là con gái, ai mà không có lúc từng mơ ước được ngồi kiệu hoa, mặc áo cưới về nhà chồng?
Mà trừ Tạng Cẩu, trong mộ chỉ còn một cái xác bằng thịt, một cái thây bằng sắt, chẳng nhẽ lại để Phiêu Hương cưới hai thứ này? Cậu chàng bèn nói:
“ Nhưng không có sính lễ, không có áo cưới cỗ bàn. Tớ là cô nhi, cũng chẳng có cha mẹ chồng nào để ra mắt. Cưới xin qua loa như thế liệu có thiệt thòi cho Hương quá không? ”
Cậu chàng nói đến đây, bỗng sực nhớ cảnh Hồ Hán Thương gieo mình tự tử thuở nào, bất giác thấy hối hận vội che miệng lại. Tạng Cẩu là cô nhi từ bé, chưa từng biết đến hơi ấm của cha mẹ. Còn Hồ Phiêu Hương trước là công chúa một nước, là hòn ngọc quý, được cưng chiều ra sao không nói cũng hiểu. Thế nhưng vì chiến tranh, mẹ cô nàng e đã quyên sinh, cha cô nàng gieo mình tự tử, nay Hồ Phiêu Hương cũng đã thành cô nhi.
Nhưng hai người không giống nhau! Tạng Cẩu chưa từng biết đến yêu thương của cha mẹ, khổ có, ghen tị có nhưng không biết tiếc. Còn Hồ Phiêu Hương thì khác. Tình thương cha mẹ mà đáng nhẽ cô nàng được hưởng đã bị chiến tranh cướp mất.
Giữa hai người ai khổ hơn? Thật là khó nói.
Hồ Phiêu Hương nghĩ một lát, nói:
“ Cưới xin là chuyện cả đời người, tuy nay tình thế có phần đặc biệt, nhưng cùng lắm chỉ nên bỏ sáu lễ, vẫn phải có người làm chứng chứ. ”
Cô nàng nghĩ một thoáng, chợt cười, nói:
“ Có rồi. Chúng ta cứ nhờ bức tượng này làm chứng, làm lễ cúng bái cáo lên trời đất thần linh là được. Thánh Chèm Lí Ông Trọng tính ra cũng là người nước Nam, tổ tiên của cả hai đứa mình, xem ông là cha mẹ hai bên cũng không có gì là vô lí cả. Lại nói, hai ta được anh linh đức Thánh Chèm làm chủ hôn, không tính là thiệt thòi. ”
Tạng Cẩu thấy cô nàng cười tươi hơn hoa, thầm nghĩ trước khi chết còn được vui vẻ hạnh phúc một lúc như thế này cũng là cái tốt. Thế là, cậu chàng đỡ bạn đứng dậy, lại nói:
“ Tớ đỡ Hương qua bên đó làm lễ. ”
Song cô nàng lại giật tay ra, cau mày lườm Tạng Cẩu một cái, tỏ vẻ phụng phịu giận dỗi.
“ Ơ… tớ… nói sai cái gì hả? ”
Hồ Phiêu Hương thấy cậu chàng vẫn lơ ngơ chưa hiểu trời đất trăng sao gì, vừa giận dỗi vừa buồn cười, lại nói:
“ Đời thuở nào sắp làm lễ cưới nhau rồi còn xưng hô kiểu trẻ con như thế? Chàng đỡ thiếp qua bên đấy đi. ”
Vừa dứt câu, cô nàng đã đỏ tái cả tai, hai má nóng bừng bừng, xua tay:
“ Không được! Đúng là không được thật! Ngượng muốn chết! ”
Tạng Cẩu thấy vẻ ngượng ngùng của Phiêu Hương thì tính trẻ con lại nổi lên. Cậu chàng bèn nén cười, hắng giọng ra chiều nghiêm túc:
“ Như vậy xin để vi phu đỡ nàng ra làm lễ. ”
Hồ Phiêu Hương thấy bộ dạng nhăn nhăn nhở nhở của Tạng Cẩu, bèn đưa tay tóm eo cậu chàng vặn một cái, khiến cậu chàng la lên bai bải.
“ Hay đấy nhỉ? Học đâu ra cái kiểu ăn nói như thế đấy? ”
“ Nghe… nghe kịch hát… á… Bớ làng nước ơi! Gái giết chồng! Có người chưa thành cô dâu đã muốn làm bà goá này! ”
Hai người đùa bỡn nhau một phen, bầu không khí nặng nề tuyệt vọng suốt thời gian qua rốt cuộc cũng bị tiếng cười xua đi phần nào.
Bấy giờ, Tạng Cẩu mới hắng giọng một cái, dìu Hồ Phiêu Hương ra giữa phòng.
Đoạn, hai người cùng quỳ xuống.
Tạng Cẩu giơ ba ngón tay lên trời, dõng dạc thề:
“ Trời đất làm chứng, Tạng Cẩu ta hôm nay lấy Hồ Phiêu Hương làm vợ, nguyện yêu thương bảo vệ nàng cả đời. Nếu trái lời này, sẽ bị trời tru đất diệt. ”
Hồ Phiêu Hương nghe được sự kiên quyết trong giọng nói của Tạng Cẩu, đáy lòng ngọt như có đường tan chảy.
Cô nàng cũng giơ ba ngón tay lên trời, hạ lời thề:
“ Hôm nay Hồ Phiêu Hương, lấy Tạng Cẩu làm chồng. Sau này nguyện cùng chàng chung hoạn nạn, chia ngọt sẻ bùi, mãi đến thiên hoang địa lão, đầu bạc răng long. Trời đất làm chứng, nếu có hai lòng, nguyện bị đày xuống mười tám tầng địa ngục. ”
Thề nguyền xong, hai người hướng về phía trước, cúi lạy một cái.
Sau đó, đồng thanh:
“ Hôm nay kết tóc trăm năm, xin có anh linh của đức thánh Chèm làm chứng. ”
Rồi dập đầu lạy pho tượng sắt.
Lúc này, hai người đã chiếu cáo trời đất, thưa với tổ tông, tuy bỏ qua sáu lễ, nhưng đã có thể nói là nên nghĩa Tào Khang.
Tiếc là, e rằng duyên vợ chồng không thể kéo dài được bao lâu.
Hai người chậm rãi đứng dậy, ánh mắt nhìn nhau đã có phần gượng gạo, khang khác khi xưa. Nhưng cả hai đều không có vấn đề gì với thay đổi này, có chăng chỉ là ngượng ngùng.
Hồ Phiêu Hương bèn nói:
“ Thế này đi, đức thánh Chèm đã làm chủ hôn cho mình, ta cũng nên lau dọn bức tượng của ông một phen, coi như cảm tạ. ”
Trước đó, hai người từng bị thây sắt đánh cho trọng thương, nên cũng chưa từng nghĩ tới chuyện đi lau dọn bức tượng. Nay kết tóc trăm năm, mà cha mẹ đôi bên đều hoặc không có tung tích, hoặc không còn trên đời. Thành ra Hồ Phiêu Hương muốn làm chút chuyện cho tròn chữ hiếu.
Tạng Cẩu đương nhiên không có vấn đề gì với đề nghị của cô nàng.
Hai người lấy vải lau lau quét quét một hồi, cẩn thận không để sót nơi nào. Tượng sắt trấn thủ căn phòng này đã hơn ngàn năm, bụi phủ rất dày, nay được lau dọn cẩn thận, trông uy vũ hiên ngang hơn hẳn trước đây.
Thế rồi…
Lúc Hồ Phiêu Hương đánh lại đôi giày của tượng sắt, chợt kêu lên:
“ Cẩu! Chân bức tượng này có chữ! ”
Lại kể chuyện của Lê Lợi…
Sau trận Sái Già, quân Hậu Trần thoải mái hơn hẳn.
Một trận đại chiến này, từ quân đến tướng đều được thẳng tay giết địch, xả hết bao nỗi bực dọc uất ức dồn nén suốt cả mấy tháng trời, thử hỏi sao mà không cao hứng??
Ngay cả Nguyễn Suý, Nguyễn Cảnh Dị và Trùng Quang đế Trần Quý Khoáng đều say sưa vui vẻ một trận.
Duy chỉ có Đăng Dung là trầm mặc…
Y nhìn thanh kiếm Long Tuyền đặt trên đùi, chẳng cần một lời một chữ, cũng hiểu Trần Nguyên Hãn nói gì.
Không hoàn thành chuyện được giao, xin trả lại bảo kiếm.
Việc Nguyên Hãn vòng ra tập kích hướng tây, thiếu điều giết được Mộc Thạnh Hoàng Thiên Hoá cũng đã nói cho y biết cả.
Mà chuyện để thoát Trương Phụ, Lê Sát cũng nói lại cho Đặng Dung chẳng giấu diếm chút nào.
Thành ra, trận này tuy là thắng, mà không giết được Trương – Mộc.
Cũng đồng nghĩa, quân Trần đã mất cơ hội sau cùng.
Không có thời gian chiêu binh mãi mã, chiếm lại địa bàn đã mất còn là chuyện không tưởng, nữa là đánh đuổi quân Minh khỏi bờ cõi??
Thế là, Đặng Dung bèn đưa cho Lê Sát, Lê Văn An, Lưu Nhân Chú, Lê Lợi mỗi người một cái cẩm nang vải, bảo họ về Lam Sơn. Y lại bảo rất nhiều đại tướng, binh mã sau trận này mau chóng trốn vào rừng núi, kiếm cớ sinh nhai chờ thời cơ.
Chuyện này đương nhiên là truyền đến tai Trùng Quang đế.
Một tướng bộ hạ vượt quyền, cho hầu hết binh tướng giải ngũ, không thể nghi ngờ là thách thức quyền uy của người làm vua.
Xưa nay, phận làm tôi sợ nhất là “ công cao lấn chủ ”. Nay Đặng Dung chẳng những công cao, còn làm chuyện vượt quyền như thế, khó trách Trùng Quang đế nổi trận lôi đình.
Thế nên, Trần Quý Khoáng bèn cho gọi Đặng Dung vào, nói cho rõ trắng đen.
Trùng Quang đế đứng chắp tay, nhìn thẳng vào người ngồi trên xe lăn, khí độ không giận mà uy. Nhìn y như thế, Hoàng Thiên Hoá đang đẩy xe cho cháu cũng phải thở dài:
[ Người này giữa chân mày đã có anh khí ẩn hiện, khí độ rộng lượng khác xưa, bắt đầu hiển lộ phong phạm của bậc đế vương. Tiếp tục bồi dưỡng mấy năm, có lẽ sẽ làm nên nghiệp lớn thật, chỉ tiếc là muộn mất rồi. ]
Đặng Dung bèn nói:
“ Thánh thượng cho gọi Dung, ắt hẳn là muốn một câu trả lời thoả đáng. ”
Trần Quý Khoáng không đáp, chỉ trầm mặc nhìn vào Đặng Dung.
Người này, từng có thời đến trước mặt y, hai mắt đỏ quạch, thống thiết bảo y ngồi lên ngôi cửu ngũ.
Mà nay, vẫn là dung mạo đó, nhưng thần sắc cực kì bình thản.
Trùng Quang đế không muốn thừa nhận, song không thể không nói, y nhìn không thấu Đặng Dung.
Bấy giờ, Đặng Dung mới lên tiếng:
“ Không phải thần sợ, càng không phải thần có lòng riêng. Chỉ là nay đại thế ta đã mất, hà tất phải cố đi ngược lại dòng chảy thế cuộc? Sở dĩ thần cho các binh tướng về náu mình trong rừng núi, là muốn gieo hạt giống đánh giặc hun đút trong quân ngũ Trần triều ta vào dân gian.
Đợi lúc chúng ta kháng Minh lần nữa, những hạt giống này hi vọng đều đã trở thành cổ thụ chống trời. ”
Y không phải đang giải thích cho Trần Quý Khoáng nghe.
Lúc Đặng Dung nói hai chữ “ chúng ta ”, dường như chẳng phải đang ám chỉ quân Hậu Trần
Y nói như thể đã nhìn thấy cảnh trí của ngày mai, của thái bình thịnh thế.
Trần Quý Khoáng bấy giờ mới mở lời:
“ Trẫm không muốn hỏi chuyện này. ”
Đặng Dung nghĩ một chốc, rồi lại lên tiếng, vẻ đạm mạc:
“ Ý thánh thượng nói là… Nguyên Hãn? ”
Trần Quý Khoáng lúc này mới tháo mặt nạ nghiêm túc xuống, cười xoà, vỗ vai Đặng Dung mà nói:
“ Khanh có một hãn tướng như thế, sao lại giấu trẫm? ”
Đặng Dung thở dài:
“ Không phải Dung muốn giấu thánh thượng, mà là Nguyên Hãn đã từng lập lời thề đời này không giúp nhà Trần.
Nếu không phải cha thần và sư huynh của y – Trần Khát Chân – có chút uyên nguyên sâu xa, lại lấy thanh Long Tuyền ra làm thù lao, thì y không chịu ra tay đâu. ”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook