Thuận Thiên Kiếm - Rồng Không Đuôi
-
Chương 314: Hồi hai mươi sáu (20)
Mộc Thạnh tự biết tuy ngựa của lão cũng là ngựa tốt, nhưng tốc độ chẳng thể nào so bì được với con ngựa bờm vàng. Thoắt một cái, mà lão đã bị Trần Nguyên Hãn đuổi kịp. Ngọn thanh long kích phóng ra, lưỡi bên toan chém phăng đầu lão, ngọn mác định xuyên thủng lưng ra trước ngực.
Thình lình, từ phía trước, có một người một ngựa phóng đến, dùng hai ngọn thương ngắn đỡ hộ lão một đòn lấy mạng.
“ Hầu gia chớ lo, có Lương Nhữ Hốt ta đây! ”
Trần Nguyên Hãn thấy y hai lần cản mình giết tướng quân địch, lửa giận cháy ngút trời, giật quát lớn:
“ Quân khốn nạn được đằng chân lân đằng đầu, tưởng tao không giết được mày phỏng? ”
Chỉ thấy y vung chéo ngọn kích, nhằm ngay eo lưng của Lương Nhữ Hốt mà đánh. Họ Lương bình tĩnh trở ngược đôi thương ngắn, khóa lấy mũi kích. Nhưng chiêu này của y, vốn nằm trong chiêu số của Uy Chấn Bát Phương, tự nhiên không thể làm khó nổi Trần Nguyên Hãn. Chỉ thấy ngọn kích trong tay chuyển hai vòng, rồi đột nhiên hất ra một cái, thế khoá của hai đầu thương lập tức bị phá giải. Chẳng những thế, dư kình từ thân kích truyền sang, Lương Nhữ Hốt còn thấy cả hai cổ tay đau buốt tưởng lên tận óc.
Song, do cùng được chân truyền, nên y thừa biết thế công Tung Hoành Thiên Hạ của ngọn kích chưa dứt mà mới chỉ bắt đầu mà thôi, bèn vứt thương cúi đầu, nghiêng người ngã khỏi lưng ngựa. Ấy thế mà cũng chỉ vừa vặn thoát khỏi một nhát đâm sau cùng của Trần Nguyên Hãn.
Thanh thanh long kích của Trần Nguyên Hãn có một mũi thương thứ hai gắn ở đốc, thế nên lúc vừa đẩy bạt được song thương phá thế kìm kẹt, là y mượn đà hất để trở ngược đầu kích, nói đoạn phóng chuôi kích tấn công Lương Nhữ Hốt. Đuôi kích xé gió xẹt qua mặt, đâm rách một bên tai y khiến máu chảy ròng ròng.
Nếu như hồi nãy Lương Nhữ Hốt chần chờ trong nửa hơi thở thôi thì bây giờ yết hầu của gã đã bị kích của Trần Nguyên Hãn xỏ xuyên qua rồi. Họ Lương lăn lộn dưới đất, bụi đất dính đầy người, máu đổ ròng ròng nóng bừng cả nửa bên mặt và dưới cổ. Gã lồm cồm bò sang một bên, con ngựa chiến mất chủ hoảng hồn tung vó loạn xạ. Bên tai họ Lương giờ chỉ còn nghe những tiếng vó ngựa cà rộp, cà rộp. Điều này thực khiến hắn lạnh gáy, vì bây giờ không nghe được tiếng ngọn kích xé gió thì hắn thật không biết phải đón đỡ thanh thanh long kích trong tay Trần Nguyên Hãn ra sao.
Trần Nguyên Hãn đâm xong, lại nhân đà chưa hết phạt ngang ngọn kích, lưỡi bên chém phăng đầu con ngựa Lương Nhữ Hốt vừa cưỡi. Đoạn, y lại cho con ngựa ô bờm vàng đuổi theo, toan lấy vó giày xéo Lương Nhữ Hốt đang bò dưới đất.
Lương Nhữ Hốt nhặt vội đôi thương, vừa vặn đỡ một kích bổ xuống như trời giáng của Trần Nguyên Hãn. Lưỡi kích cách đỉnh đầu y độ hai thốn, còn đôi chân y thì bị đánh cho lún hẳn xuống đất ngập đến tận mắt cá.
Trần Nguyên Hãn lật cổ tay trở lưỡi kích, quét ngang một cái chém đứt luôn búi tóc của Trần Nguyên Hãn. Đoạn, lại hất ngược đuôi kích chém một phát trúng vào cằm của Lương Nhữ Hốt, kéo theo một vòi máu dài phóng vọt lên trời. Nếu không phải họ Lương sử đôi thương tài tình, thì đuôi kích của Trần Nguyên Hãn đã thừa thế lùa thẳng vào yết hầu của y.
Song, chống tới năm chiêu chí mạng cũng khiến y buông thõng đôi thương ngã vật ra đất. Thoạt nhìn, có vẻ đã đến lúc sơn cùng thuỷ tận, nỏ mạnh hết đà.
Y thở hào hển, lòng thầm thấy kinh sợ.
Người xưa dạy, kiếm chẳng quấn đầu, kích chẳng múa hoa. Xưa nay kích không thể vung lên thành một vầng như thương, đao, ấy vốn là lẽ thường của nhà binh.
Thế nhưng, Trần Nguyên Hãn lấy ngọn thanh long kích làm thương, hiển lộ hết thảy biến hoá thần kỳ của Tung Hoàng Thiên Hạ và Uy Chấn Bát Phương.
Kích là một loại vũ khí bắt đầu từ đời Thương, Chu, từ ngọn qua diễn biến mà thành. Có thuyết bảo kích “ tượng hình một con rồng ” tức là có đầu rồng, miệng rồng, thần rồng, bốn vuốt rồng, đuôi rồng. Đầu có thể thọc tới miệng có thể lừa, thân có thể dựa ép, vuốt có thể vồ, đuôi có thể vẫy.
Ngọn kích trong tay Trần Nguyên Hãn, thực giống như rồng thần vùng vẫy giữa sóng, chiêu số thu phát tự nhiên, phát huy bốn chữ “ nhanh ”, “ mạnh ”, “ chuẩn ”, “ ổn ” đến mức tận cùng.
Trần Nguyên Hãn chỏ ngọn kích vào mặt y, cười gằn, hỏi bằng giọng châm chọc:
“ Nhà ngươi bán nước cầu vinh, giờ vinh hoa phú quý chưa kịp hưởng đã chết dưới kích của tao, đáng không? ”
Lương Nhữ Hốt thở hào hển, đáp mà lời nói đứt đoạn:
“ Ta… đương nhiên… vì lợi. Nên… không để… mình chết… đâu! ”
Trần Nguyên Hãn nghe hắn nói, thầm thấy không ổn, đoạn phóng kích toan lấy mạng của hắn tránh khỏi có biến. Nào ngờ, ngọn kích của y vừa động, thì bên tai đã có tiếng rít gió vang lên. Trần Nguyên Hãn bị công bất ngờ, nhưng trên thân mặc giáp Phù Đổng nên không sợ hãi gì, chỉ giơ tay ra đỡ.
Nào ngờ người nọ cũng không có ý định chiến, khí giới đánh một nửa đã thu về, lại dùng roi ngựa quất vào cuốn lấy thân kích của Trần Nguyên Hãn, khiến y nhíu mày một cái.
Lương Nhữ Hốt đột nhiên bật dậy, tung mình bỏ chạy về phía người nọ.
Hắn sớm biết không phải đối thủ của Trần Nguyên Hãn, nên không hề bung hết sức liều mạng. Bề ngoài nhìn như kiệt lực, nhưng trước sau vẫn giữ một hơi chân khí trong bụng, mặc cho có bị ngọn kích uy hiếp tới suýt chết cũng không chịu dùng tới. Nãy giờ nhân lúc Trần Nguyên Hãn hả hê châm chọc, y lại tranh thủ hồi phục được thêm một chút chân khí, giấu cả trong đan điền.
Lương Nhữ Hốt thừa hiểu, giáp Phù Đổng là báu vậy trong thiên hạ, cho dù y có ở lúc toàn thịnh cũng khó lòng làm xây xước nổi. Hơi chân khí này y để dành, vốn định dùng để chưởng một phát vào chân con ngựa ô bờm vàng.
Ngựa thần tuy thông minh hung hãn, nhưng cũng không phải xương đồng da sắt. Chỉ cần Lương Nhữ Hốt đánh gãy được chân ngựa, thì sẽ khiến Trần Nguyên Hãn mất đà, y sẽ có cơ hội chạy trốn.
Nhưng thấy viện binh y chờ đã đến, Lương Nhữ Hốt không cần liều mạng, bèn dùng khinh công chạy thật nhanh.
Trần Nguyên Hãn không ngờ họ Lương giảo hoạt đến thế, lúc này mà vẫn còn sức khinh công chạy mất. Hôm nay đã xổng mất hai con cá lớn, há lại có chuyện để lọt nốt tên này sao?
Y thấy bất nhẫn, bèn giật mạnh ngọn kích toan giằng đứt roi ngựa, đặng đuổi theo giết Lương Nhữ Hốt. Song người kia có công phu nội gia không hề tầm thường, ngọn roi cuốn lấy thân kích cứng như đeo đá. Trần Nguyên Hãn giật mạnh hai cái không suy suyển, biết gặp kình địch, bèn lấy dao ở hộ uyển chặt phăng ngọn roi ngựa.
Lúc này Lương Nhữ Hốt đã leo lên lưng ngựa của người kia, kẻ đến tiếp tế đánh cương tế ngựa, đoạn phóng mình về phía đông.
Người có nội lực cỡ này, trong quân Minh, trừ Hoàng Phúc ra không có người thứ hai.
Trần Nguyên Hãn tức mình, chửi to một tiếng. Bấy giờ quân kị của y đã quét phăng đội kị binh dưới trướng Mộc Thạnh. Mà đằng xa, đã có cờ sí giương cao, báo hiệu Mộc Thạnh đã có viện binh, không tiện truy sát.
Đã không còn chuyện để làm, Trần Nguyên Hãn bèn cho quân lui về.
Y vỗ một cái vào kiếm Long Tuyền đeo ở thắt lưng, lại lấy một tờ giấy trên có ghi mấy chữ ra, tự nhủ:
[ Lê Lợi, không biết y là người thế nào, mà cả quan Bình Chương Đặng Dung và ông anh họ của mình đều khen hết lời. Lần này phải gặp tận mắt xem sao. ]
Nói rồi tế ngựa, kéo quân lui về phương nam.
Hết hồi hai mươi sáu
Lời tác giả:
Trận Sái Già ở hồi này có vài điều mình muốn chia sẻ:
_ Khúc sông hai bên giao chiến là Sái Già ( Thái Già) một đoạn của sông Thạch Hãn ( Chính sử ta không rõ ở đâu, sử Tàu chép ở sông Ái Tử). Tuy nhiên, đoạn sông Ái Tử theo như mình tra trên google map ( do hiện tại tác đang du học ở nước ngoài, không có điều kiện về tận nơi khảo sát) thì nó chảy theo hướng Bắc - Nam => việc để hai quân dàn trận ở hai mặt nam - bắc bờ sông là không thể. Tuy không loại trừ năm trăm năm sau sông đổi dòng, nhưng chẳng nhẽ tự tưởng tượng bẻ ngoặt sông từ chảy bắc - nam thành đông - tây cho hợp? Thành thử mới chọn một khúc sông khác. Nếu văn tài yếu kém, độc giả đọc hồi này vẫn không tưởng tượng ra chiến địa, thì tìm Bác Phước ở Quảng Trị sẽ ra ngay
_ Chính sử ta ghi lại, Đặng Dung cho đặt voi chiến ở bờ bắc sông, nhân đêm đánh úp hoặc nhân đêm tắt hết đèn đóm đánh trại Trương Phụ. Cả hai cách này đều vô lí. Bởi trước đó chuyện Phan Quý Hựu ra hàng, nói hết địa thế quân cơ của ta cho Trương Phụ đều được chính sử chép rành rành giấy trắng mực đen. Một viên hổ tướng như Phụ mình nghĩ không mắc sai lầm cơ bản đó. Ngoài ra, sông Thạch Hãn (khúc Ái Tử) cũng rộng 150-200m. Khúc mình chọn ở Bác Phước nơi rộng nhất là 450-500m, đưa quân sang không một động tĩnh là chuyện không tưởng ( để cho dễ hiểu thì khúc sông Như Nguyệt hồi ta đánh Tống chỉ rộng trung bình 80m).
Phần này đã nói qua trong truyện, không nhắc lại nữa, chỉ giải thích nguyên do tác phải nhảy cóc sang chỗ khác.
_ Đúng ra cũng định viết thuỷ chiến cỡ lớn, kéo dài, do trận này quả thực không kém gì Xích Bích của Tàu. Song nhìn lại trước đấy, quân Hậu Trần bị đánh chạy từ Nghệ An vào tận Quảng Trị không thắng nổi một trận, Chu Đệ còn ra chiếu cấm dân trồng lúa tiếp lương => không thể có đủ vật tư hậu cần cần thiết để làm một trận chiến kéo dài, có phần đáng tiếc
Về cổ mộ:
Nếu ai có hứng thú, đám chuồn chuồn trong cổ mộ là một sinh vật có thật trên trái đất, tên khoa học là Meganisoptera, tên thông dụng là Griffinfly, tồn tại từ 300 triệu năm trước. Sải cánh chính xác của nó là 76cm, chiều dài cơ thể xấp xỉ nửa mét, bằng một con chim ăn thịt cỡ lớn bây giờ
Mèo răng kiếm quá nổi tiếng (hổ răng kiếm thực ra là cách gọi sai, nhưng hổ nghe oai hơn nên) ai cũng biết, song đa phần không to đến mức như truyện miêu tả. Sở dĩ con trong mộ kích cỡ to lớn quá cỡ là do thời gian gần đây giới cổ sinh phát hiện hộp sọ của một chi mèo răng kiếm mới, ước tính có thể to gấp đôi sư tử châu phi. Có thể cái khẳng định trên có phần phóng đại, nhưng cũng khá thú vị. Vì nguyên do này nên kích cỡ của con trong truyện là mình lấy số đo của hổ Đông Dương nhân đôi
Ngoài ra, trâu thần Đại Thắng tuy là bịa, nhưng ý tưởng "loài móng guốc ăn thịt" được lấy cảm hứng chủ yếu từ hai loài sinh vật có thật là Andrewsarchus và Entelodont. Đây là hai loài ăn thịt có móng guốc, nhưng đều đã tuyệt chủng.
Còn nguyên nhân đám thú cổ này xuất hiện, hồi 27 sẽ giải đáp
Thình lình, từ phía trước, có một người một ngựa phóng đến, dùng hai ngọn thương ngắn đỡ hộ lão một đòn lấy mạng.
“ Hầu gia chớ lo, có Lương Nhữ Hốt ta đây! ”
Trần Nguyên Hãn thấy y hai lần cản mình giết tướng quân địch, lửa giận cháy ngút trời, giật quát lớn:
“ Quân khốn nạn được đằng chân lân đằng đầu, tưởng tao không giết được mày phỏng? ”
Chỉ thấy y vung chéo ngọn kích, nhằm ngay eo lưng của Lương Nhữ Hốt mà đánh. Họ Lương bình tĩnh trở ngược đôi thương ngắn, khóa lấy mũi kích. Nhưng chiêu này của y, vốn nằm trong chiêu số của Uy Chấn Bát Phương, tự nhiên không thể làm khó nổi Trần Nguyên Hãn. Chỉ thấy ngọn kích trong tay chuyển hai vòng, rồi đột nhiên hất ra một cái, thế khoá của hai đầu thương lập tức bị phá giải. Chẳng những thế, dư kình từ thân kích truyền sang, Lương Nhữ Hốt còn thấy cả hai cổ tay đau buốt tưởng lên tận óc.
Song, do cùng được chân truyền, nên y thừa biết thế công Tung Hoành Thiên Hạ của ngọn kích chưa dứt mà mới chỉ bắt đầu mà thôi, bèn vứt thương cúi đầu, nghiêng người ngã khỏi lưng ngựa. Ấy thế mà cũng chỉ vừa vặn thoát khỏi một nhát đâm sau cùng của Trần Nguyên Hãn.
Thanh thanh long kích của Trần Nguyên Hãn có một mũi thương thứ hai gắn ở đốc, thế nên lúc vừa đẩy bạt được song thương phá thế kìm kẹt, là y mượn đà hất để trở ngược đầu kích, nói đoạn phóng chuôi kích tấn công Lương Nhữ Hốt. Đuôi kích xé gió xẹt qua mặt, đâm rách một bên tai y khiến máu chảy ròng ròng.
Nếu như hồi nãy Lương Nhữ Hốt chần chờ trong nửa hơi thở thôi thì bây giờ yết hầu của gã đã bị kích của Trần Nguyên Hãn xỏ xuyên qua rồi. Họ Lương lăn lộn dưới đất, bụi đất dính đầy người, máu đổ ròng ròng nóng bừng cả nửa bên mặt và dưới cổ. Gã lồm cồm bò sang một bên, con ngựa chiến mất chủ hoảng hồn tung vó loạn xạ. Bên tai họ Lương giờ chỉ còn nghe những tiếng vó ngựa cà rộp, cà rộp. Điều này thực khiến hắn lạnh gáy, vì bây giờ không nghe được tiếng ngọn kích xé gió thì hắn thật không biết phải đón đỡ thanh thanh long kích trong tay Trần Nguyên Hãn ra sao.
Trần Nguyên Hãn đâm xong, lại nhân đà chưa hết phạt ngang ngọn kích, lưỡi bên chém phăng đầu con ngựa Lương Nhữ Hốt vừa cưỡi. Đoạn, y lại cho con ngựa ô bờm vàng đuổi theo, toan lấy vó giày xéo Lương Nhữ Hốt đang bò dưới đất.
Lương Nhữ Hốt nhặt vội đôi thương, vừa vặn đỡ một kích bổ xuống như trời giáng của Trần Nguyên Hãn. Lưỡi kích cách đỉnh đầu y độ hai thốn, còn đôi chân y thì bị đánh cho lún hẳn xuống đất ngập đến tận mắt cá.
Trần Nguyên Hãn lật cổ tay trở lưỡi kích, quét ngang một cái chém đứt luôn búi tóc của Trần Nguyên Hãn. Đoạn, lại hất ngược đuôi kích chém một phát trúng vào cằm của Lương Nhữ Hốt, kéo theo một vòi máu dài phóng vọt lên trời. Nếu không phải họ Lương sử đôi thương tài tình, thì đuôi kích của Trần Nguyên Hãn đã thừa thế lùa thẳng vào yết hầu của y.
Song, chống tới năm chiêu chí mạng cũng khiến y buông thõng đôi thương ngã vật ra đất. Thoạt nhìn, có vẻ đã đến lúc sơn cùng thuỷ tận, nỏ mạnh hết đà.
Y thở hào hển, lòng thầm thấy kinh sợ.
Người xưa dạy, kiếm chẳng quấn đầu, kích chẳng múa hoa. Xưa nay kích không thể vung lên thành một vầng như thương, đao, ấy vốn là lẽ thường của nhà binh.
Thế nhưng, Trần Nguyên Hãn lấy ngọn thanh long kích làm thương, hiển lộ hết thảy biến hoá thần kỳ của Tung Hoàng Thiên Hạ và Uy Chấn Bát Phương.
Kích là một loại vũ khí bắt đầu từ đời Thương, Chu, từ ngọn qua diễn biến mà thành. Có thuyết bảo kích “ tượng hình một con rồng ” tức là có đầu rồng, miệng rồng, thần rồng, bốn vuốt rồng, đuôi rồng. Đầu có thể thọc tới miệng có thể lừa, thân có thể dựa ép, vuốt có thể vồ, đuôi có thể vẫy.
Ngọn kích trong tay Trần Nguyên Hãn, thực giống như rồng thần vùng vẫy giữa sóng, chiêu số thu phát tự nhiên, phát huy bốn chữ “ nhanh ”, “ mạnh ”, “ chuẩn ”, “ ổn ” đến mức tận cùng.
Trần Nguyên Hãn chỏ ngọn kích vào mặt y, cười gằn, hỏi bằng giọng châm chọc:
“ Nhà ngươi bán nước cầu vinh, giờ vinh hoa phú quý chưa kịp hưởng đã chết dưới kích của tao, đáng không? ”
Lương Nhữ Hốt thở hào hển, đáp mà lời nói đứt đoạn:
“ Ta… đương nhiên… vì lợi. Nên… không để… mình chết… đâu! ”
Trần Nguyên Hãn nghe hắn nói, thầm thấy không ổn, đoạn phóng kích toan lấy mạng của hắn tránh khỏi có biến. Nào ngờ, ngọn kích của y vừa động, thì bên tai đã có tiếng rít gió vang lên. Trần Nguyên Hãn bị công bất ngờ, nhưng trên thân mặc giáp Phù Đổng nên không sợ hãi gì, chỉ giơ tay ra đỡ.
Nào ngờ người nọ cũng không có ý định chiến, khí giới đánh một nửa đã thu về, lại dùng roi ngựa quất vào cuốn lấy thân kích của Trần Nguyên Hãn, khiến y nhíu mày một cái.
Lương Nhữ Hốt đột nhiên bật dậy, tung mình bỏ chạy về phía người nọ.
Hắn sớm biết không phải đối thủ của Trần Nguyên Hãn, nên không hề bung hết sức liều mạng. Bề ngoài nhìn như kiệt lực, nhưng trước sau vẫn giữ một hơi chân khí trong bụng, mặc cho có bị ngọn kích uy hiếp tới suýt chết cũng không chịu dùng tới. Nãy giờ nhân lúc Trần Nguyên Hãn hả hê châm chọc, y lại tranh thủ hồi phục được thêm một chút chân khí, giấu cả trong đan điền.
Lương Nhữ Hốt thừa hiểu, giáp Phù Đổng là báu vậy trong thiên hạ, cho dù y có ở lúc toàn thịnh cũng khó lòng làm xây xước nổi. Hơi chân khí này y để dành, vốn định dùng để chưởng một phát vào chân con ngựa ô bờm vàng.
Ngựa thần tuy thông minh hung hãn, nhưng cũng không phải xương đồng da sắt. Chỉ cần Lương Nhữ Hốt đánh gãy được chân ngựa, thì sẽ khiến Trần Nguyên Hãn mất đà, y sẽ có cơ hội chạy trốn.
Nhưng thấy viện binh y chờ đã đến, Lương Nhữ Hốt không cần liều mạng, bèn dùng khinh công chạy thật nhanh.
Trần Nguyên Hãn không ngờ họ Lương giảo hoạt đến thế, lúc này mà vẫn còn sức khinh công chạy mất. Hôm nay đã xổng mất hai con cá lớn, há lại có chuyện để lọt nốt tên này sao?
Y thấy bất nhẫn, bèn giật mạnh ngọn kích toan giằng đứt roi ngựa, đặng đuổi theo giết Lương Nhữ Hốt. Song người kia có công phu nội gia không hề tầm thường, ngọn roi cuốn lấy thân kích cứng như đeo đá. Trần Nguyên Hãn giật mạnh hai cái không suy suyển, biết gặp kình địch, bèn lấy dao ở hộ uyển chặt phăng ngọn roi ngựa.
Lúc này Lương Nhữ Hốt đã leo lên lưng ngựa của người kia, kẻ đến tiếp tế đánh cương tế ngựa, đoạn phóng mình về phía đông.
Người có nội lực cỡ này, trong quân Minh, trừ Hoàng Phúc ra không có người thứ hai.
Trần Nguyên Hãn tức mình, chửi to một tiếng. Bấy giờ quân kị của y đã quét phăng đội kị binh dưới trướng Mộc Thạnh. Mà đằng xa, đã có cờ sí giương cao, báo hiệu Mộc Thạnh đã có viện binh, không tiện truy sát.
Đã không còn chuyện để làm, Trần Nguyên Hãn bèn cho quân lui về.
Y vỗ một cái vào kiếm Long Tuyền đeo ở thắt lưng, lại lấy một tờ giấy trên có ghi mấy chữ ra, tự nhủ:
[ Lê Lợi, không biết y là người thế nào, mà cả quan Bình Chương Đặng Dung và ông anh họ của mình đều khen hết lời. Lần này phải gặp tận mắt xem sao. ]
Nói rồi tế ngựa, kéo quân lui về phương nam.
Hết hồi hai mươi sáu
Lời tác giả:
Trận Sái Già ở hồi này có vài điều mình muốn chia sẻ:
_ Khúc sông hai bên giao chiến là Sái Già ( Thái Già) một đoạn của sông Thạch Hãn ( Chính sử ta không rõ ở đâu, sử Tàu chép ở sông Ái Tử). Tuy nhiên, đoạn sông Ái Tử theo như mình tra trên google map ( do hiện tại tác đang du học ở nước ngoài, không có điều kiện về tận nơi khảo sát) thì nó chảy theo hướng Bắc - Nam => việc để hai quân dàn trận ở hai mặt nam - bắc bờ sông là không thể. Tuy không loại trừ năm trăm năm sau sông đổi dòng, nhưng chẳng nhẽ tự tưởng tượng bẻ ngoặt sông từ chảy bắc - nam thành đông - tây cho hợp? Thành thử mới chọn một khúc sông khác. Nếu văn tài yếu kém, độc giả đọc hồi này vẫn không tưởng tượng ra chiến địa, thì tìm Bác Phước ở Quảng Trị sẽ ra ngay
_ Chính sử ta ghi lại, Đặng Dung cho đặt voi chiến ở bờ bắc sông, nhân đêm đánh úp hoặc nhân đêm tắt hết đèn đóm đánh trại Trương Phụ. Cả hai cách này đều vô lí. Bởi trước đó chuyện Phan Quý Hựu ra hàng, nói hết địa thế quân cơ của ta cho Trương Phụ đều được chính sử chép rành rành giấy trắng mực đen. Một viên hổ tướng như Phụ mình nghĩ không mắc sai lầm cơ bản đó. Ngoài ra, sông Thạch Hãn (khúc Ái Tử) cũng rộng 150-200m. Khúc mình chọn ở Bác Phước nơi rộng nhất là 450-500m, đưa quân sang không một động tĩnh là chuyện không tưởng ( để cho dễ hiểu thì khúc sông Như Nguyệt hồi ta đánh Tống chỉ rộng trung bình 80m).
Phần này đã nói qua trong truyện, không nhắc lại nữa, chỉ giải thích nguyên do tác phải nhảy cóc sang chỗ khác.
_ Đúng ra cũng định viết thuỷ chiến cỡ lớn, kéo dài, do trận này quả thực không kém gì Xích Bích của Tàu. Song nhìn lại trước đấy, quân Hậu Trần bị đánh chạy từ Nghệ An vào tận Quảng Trị không thắng nổi một trận, Chu Đệ còn ra chiếu cấm dân trồng lúa tiếp lương => không thể có đủ vật tư hậu cần cần thiết để làm một trận chiến kéo dài, có phần đáng tiếc
Về cổ mộ:
Nếu ai có hứng thú, đám chuồn chuồn trong cổ mộ là một sinh vật có thật trên trái đất, tên khoa học là Meganisoptera, tên thông dụng là Griffinfly, tồn tại từ 300 triệu năm trước. Sải cánh chính xác của nó là 76cm, chiều dài cơ thể xấp xỉ nửa mét, bằng một con chim ăn thịt cỡ lớn bây giờ
Mèo răng kiếm quá nổi tiếng (hổ răng kiếm thực ra là cách gọi sai, nhưng hổ nghe oai hơn nên) ai cũng biết, song đa phần không to đến mức như truyện miêu tả. Sở dĩ con trong mộ kích cỡ to lớn quá cỡ là do thời gian gần đây giới cổ sinh phát hiện hộp sọ của một chi mèo răng kiếm mới, ước tính có thể to gấp đôi sư tử châu phi. Có thể cái khẳng định trên có phần phóng đại, nhưng cũng khá thú vị. Vì nguyên do này nên kích cỡ của con trong truyện là mình lấy số đo của hổ Đông Dương nhân đôi
Ngoài ra, trâu thần Đại Thắng tuy là bịa, nhưng ý tưởng "loài móng guốc ăn thịt" được lấy cảm hứng chủ yếu từ hai loài sinh vật có thật là Andrewsarchus và Entelodont. Đây là hai loài ăn thịt có móng guốc, nhưng đều đã tuyệt chủng.
Còn nguyên nhân đám thú cổ này xuất hiện, hồi 27 sẽ giải đáp
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook