Thuận Thiên Kiếm - Rồng Không Đuôi
-
Chương 18: Phụ chương: Bàn về nguồn gốc của người Việt Nam (1)
Lời đầu tiên, mình xin gửi tới bạn đọc xa gần lời chúc mừng năm mới trân trọng nhất, ấm áp nhất. Chúc các bạn qua xuân Mậu Tuất ngập tràn may mắn, vui vẻ bình an suốt năm. Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, ủng hộ của các bạn trong khoảng thời gian ngắn ngủi vừa qua. Hi vọng trong năm tới, mình sẽ còn tiếp tục đem đến được cho các bạn những chương truyện chất lượng nhất có thể.
Đây là lần đầu tiên mình viết một phụ chương để giao lưu với mọi người.
Trong năm qua, mình có ghé truyện của một vài bạn trên box sáng tác. Là một đứa yêu thích sử Việt từ nhỏ nên thật khó để mình diễn tả bằng lời niềm vui của mình khi thấy những nét đẹp Việt Nam dần nở rộ giữa những con chữ của lớp trẻ chúng ta.
Lan man đã nhiều, mình xin phép được vào chuyện chính luôn. Nói về nguồn gốc của người Việt ta, rất nhiều tác giả trẻ sử dụng “ Bách Việt ” - là trăm tộc của người Việt. Nguyên nhân vì truyền thuyết: Lạc Long Quân và Âu Cơ có trăm người con, chính là trăm tộc của Bách Việt.
Song, mình xin phép chia sẻ một góc nhìn khác của cá nhân mình, thiên hướng lịch sử hơn.
Cũng tích trên kể lại, người con cả của tổ phụ tổ mẫu đã ở lại đất tổ Phong Châu, trở thành vua Hùng. Mà tộc Lạc Việt ấy sau cũng thành nước Văn Lang, tiền thân của Đại Việt và Việt Nam ta.
Về Lạc Long Quân, ta gọi ông là tổ phụ, là tiên tổ. Còn các Hùng Vương, ta gọi là quốc tổ. Thiết nghĩ cũng có lí do cả.
Chẳng thế, mà khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã khấn: “ một xin rửa sạch nước thù, hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng ”. Bác Hồ cũng nói: “ Các Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. ” Những danh nhân xưa và nay không nhắc tới nước Xích Quỷ, Kinh Dương Vương.
Có lẽ, thực sự chỉ có hai tộc Lạc Việt và Âu Việt của An Dương Vương mới thực sự là tổ tiên của nước Việt Nam. Còn các tộc người Việt còn lại đã đồng hoá, đã hoá thành một bộ phận của Trung Quốc. Trung Quốc cũng từng có nước Việt ( không phải Nam Việt của Triệu Đà). Cũng có câu: “ ngựa Hồ gầm gió bắc / chim Việt đậu cành nam ”.
Mình xin phép dừng phụ chương này lại ở đây. Có dịp mình sẽ bàn tiếp về vấn đề này.
Đây là lần đầu tiên mình viết một phụ chương để giao lưu với mọi người.
Trong năm qua, mình có ghé truyện của một vài bạn trên box sáng tác. Là một đứa yêu thích sử Việt từ nhỏ nên thật khó để mình diễn tả bằng lời niềm vui của mình khi thấy những nét đẹp Việt Nam dần nở rộ giữa những con chữ của lớp trẻ chúng ta.
Lan man đã nhiều, mình xin phép được vào chuyện chính luôn. Nói về nguồn gốc của người Việt ta, rất nhiều tác giả trẻ sử dụng “ Bách Việt ” - là trăm tộc của người Việt. Nguyên nhân vì truyền thuyết: Lạc Long Quân và Âu Cơ có trăm người con, chính là trăm tộc của Bách Việt.
Song, mình xin phép chia sẻ một góc nhìn khác của cá nhân mình, thiên hướng lịch sử hơn.
Cũng tích trên kể lại, người con cả của tổ phụ tổ mẫu đã ở lại đất tổ Phong Châu, trở thành vua Hùng. Mà tộc Lạc Việt ấy sau cũng thành nước Văn Lang, tiền thân của Đại Việt và Việt Nam ta.
Về Lạc Long Quân, ta gọi ông là tổ phụ, là tiên tổ. Còn các Hùng Vương, ta gọi là quốc tổ. Thiết nghĩ cũng có lí do cả.
Chẳng thế, mà khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã khấn: “ một xin rửa sạch nước thù, hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng ”. Bác Hồ cũng nói: “ Các Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. ” Những danh nhân xưa và nay không nhắc tới nước Xích Quỷ, Kinh Dương Vương.
Có lẽ, thực sự chỉ có hai tộc Lạc Việt và Âu Việt của An Dương Vương mới thực sự là tổ tiên của nước Việt Nam. Còn các tộc người Việt còn lại đã đồng hoá, đã hoá thành một bộ phận của Trung Quốc. Trung Quốc cũng từng có nước Việt ( không phải Nam Việt của Triệu Đà). Cũng có câu: “ ngựa Hồ gầm gió bắc / chim Việt đậu cành nam ”.
Mình xin phép dừng phụ chương này lại ở đây. Có dịp mình sẽ bàn tiếp về vấn đề này.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook