Thuận Minh
-
Chương 422: Hậu lễ thần bí (1+2+3)
Liêu trấn khác với trong quan nội. Các tướng lĩnh có địa vị địa chủ, binh lính là tá điền. Nói cách khác binh lính phải miễn cưỡng dựa vào sản xuất của mình để bù đắp nhu cầu. Quân lương của triều đình chỉ hỗ trợ mà thôi.
Tình hình đó dẫn tới việc tập đoàn quân sự Liêu Đông có khuynh hướng quân phiệt hoá vô cùng nghiêm trọng. Sau trận đại chiến Tùng Sơn, binh mã Liêu trấn và các trấn quân bên cạnh bị tổn thất nghiêm trọng, vốn từ nhiều đạo quân khác nhau trở thành hai tập đoàn quân sự. Cao Đệ trấn thủ Sơn Hải Quan cùng với Ngô Tam Quế trấn thủ Ninh Viễn.
Cao Đệ. Tổng binh Sơn Hải Quan cùng với Ninh Viễn đoàn luyện tổng binh Ngô Tam Quế có chức quan ngang hàng nhau. Thế nhưng Ngô Tam Quế có tám vạn binh mã cùng với rất nhiều tá điền địa phương. Trong khi đó binh mã dưới trướng của Cao Đệ chỉ bằng một phần tám so với của Ngô Tam Quế nên đương nhiên đã phân cao thấp.
Năng lực chiến đấu của quân Liêu mạnh hơn khá nhiều so với binh lính đồn trú ở Bắc Trực Lệ là vì bọn họ đóng lâu ngoài quan ngoại nên có nhiều kinh nghiệm chiến đấu hơn.
Tất cả các yếu tố đó cộng lại với nhau khiến cho Ngô Tam Quế, ngoại trừ Lý Mạnh ra thì đã trở thành tập đoàn quân phiệt mạnh nhất của Đại Minh ở phương bắc nếu như so sánh với đám quân ô hợp của Tả Lương Ngọc.
Đó cũng chính là nguyên nhân khiến phụ thân Ngô Tam Quế là Ngô Tương mấy lần cầm quân đại bại xét tội danh đủ bị chém đầu, tịch biên gia sản nhưng triều đình xử phạt nặng nhất chỉ là đày xuống làm thứ dân. Hơn nữa chỉ qua mấy năm lại cất nhắc lên một chức hư quan dưỡng già. Với thực lực hùng mạnh của Ngô Tam Quế, triều đình không dám làm những chuyện quá tuyệt tình.
Sau nhiều lần thất bại trong chiến tranh với quân Thát Lỗ, những bề tôi đô đốc, tuần phủ có năng lực, mẫn cán đều tử nạn. Những con mọt sách văn thần lại không biết chỉ huy khiến cho lúc này triều đình không thể khống chế Ninh Viễn đoàn luyện tổng binh Ngô Tam Quế.
Trong tay Ngô Tam Quế có gần mười vạn binh lính, hắn lại nắm giữ tá điền địa phương, hắn lại nắm giữ địa bàn quan trọng giữa hai nước. Nếu nói Ngô Tam Quế sẽ chỉ huy quân Liêu liều chết chống cự hoàn toàn không thể xảy ra. Thế nhưng dựa vào thực lực trong tay của mình để suy tính nơi để đầu quân thì chính là điều hàng ngày Ngô Tam Quế đang suy tính.
Ngô Tam Quế khác hoàn toàn với Tả Lương Ngọc. Mặc dù địa vị của Tả Lương Ngọc cao, cách làm việc ngang ngược. Dù binh mã của Tả Lương Ngọc nhiều nhưng tiền lương chỉ dựa vào vơ vét nơi đóng quân, hắn hoàn toàn không khác gì với đạo tặc thời kỳ đó. Trong khi đó Ngô Tam Quế là gia đình nhà tướng Liêu Đông đã nhiều đời.
Những tướng lĩnh quân Liêu này chiếm đoạt rất nhiều đất đai ở vùng quan ngoại. Vào thời kỳ đó đất đai chính là tài sản và tiền vốn quan trọng nhất. Quân Liêu trấn tuyệt đối sẽ không bỏ qua lợi ích lớn này, trừ phi có người ra một cái giá rất cao.
Trước mắt triều đình Đại Minh thừa nhận quân tướng Liêu trấn, cũng như thừa nhận các lợi ích ở vùng quan ngoại của Ngô Tam Quế vì vậy Ngô Tam Quế mới tạm thời giữ nguyên tình trạng hiện tại.
Thế nhưng bây giờ thế cục triều đình không ổn định. Ngô Tam Quế đã suy tính kế hoạch tương lai của mình. Những từ năm thứ mười lăm Sùng Trinh trở về trước, cho dù thế nào đi nữa. Mãn Thanh là một thế lực đáng để đầu quân.
Vì chưa tới mức phải tác chiến hai mặt nên phòng tuyến của quân Mãn Thanh bố trí ở vùng Ninh Viễn đã lui lại sau hai mươi dặm. Hơn nữa cũng giảm bớt đội kỵ binh Ninh Viễn cũng như việc quấy rầy. Hơn nữa quân Mãn Thanh còn dựa theo thông lệ cũ phái sứ giả tới hứa hẹn đủ các loại quan cao, lộc hậu để Ngô Tam Quế đầu hàng. Thế nhưng Ninh Viễn đoàn luyện tổng binh Ngô Tam Quế lại cho rằng cục diện hiện nay chưa có gì rõ ràng.
Chính bản thân hắn cứ chờ một thời gian nữa, không chừng lại tìm được nơi tốt đẹp hơn.
Thế nhưng bên Mãn Thanh cũng nhận được câu trả lời thiện ý của Ngô Tam Quế. Khi quân Liêu trấn thấy binh mã quân Mãn Thanh đối diện trống rỗng đã biết đại quân Mãn Thanh nhập quan cướp bóc nhưng binh mã Liêu trấn lại không có hành động gì. Đương nhiên có lẽ binh mã Liêu trấn vốn đã sợ hãi bị đánh nên mới không dám có hành động nào.
Khi đại quân Mãn Thanh xâm nhập quan nội. Quân đội Bắc Trực Lệ đều là quân đồn trú quanh kinh thành. Đại quân Mãn Thanh tiến dọc theo Vận Hà ngược lại khiến cho phía bắc phủ Thuận Thiên và phủ Vĩnh Bình hết sức bình yên. Khi quân Mãn Thanh đi qua mọi chuyện vẫn vô cùng bình thường, hơn nữa tin tức vẫn vô cùng nhanh nhạy.
Trong trận chiến phủ Hản Gian, toàn bộ đại quân Mãn Thanh bị tiêu diệt, mãi hai mươi ngày sau triều đình mới biết tin tức nhưng Sơn Hải Quan và Ninh Viễn đã biết tin rất sớm.
Hành động của đại quân Mãn Thanh trong quan nội sẽ quyết định bước hành động tiếp theo của binh mã Liêu trấn. Thế nhưng những người ở kinh thành tổ chức phòng ngự lại giống như con rùa đen rụt cổ. Bên ngoài không vào được, bên trong cũng không đi ra ngoài được. Không một ai biết rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì. Trong khi đó thì binh mã Liêu trấn lại phái thám tử của mình dò xét tin tức.
Vùng đất từ phủ Hà Gian tới Sơn Hải Quan về cơ bản không có gì ngăn cản, thuộc trung tâm Bắc Trực Lệ nên đường giao thông thông suốt với các nơi. Lẽ ra chỉ sau trận đại chiến, thám mã chạy lên tục năm ngày trên đường là Sơn Hải Quan nhận được tin tức. Thế nhưng đám thám tử chỉ một mực chạy theo đuôi trận đại chiến này vẫn không tin đó là sự thật.
Chỉ khi đám thám tử đó cố ý giả vờ làm dân chạy nạn ở Thiên Tân tam vệ, gặp được đội quân chiến thắng ở bên kia bờ Vận Hà lúc đó mới dám tin tưởng. Gần bốn vạn đại quân Mãn Thanh đã thực sự bị tiêu diệt hoàn toàn.
Khi tên thám tử quay lại Sơn Hải Quan, trước tiên hắn gặp Tổng binh Sơn Hải Quan là Cao Đệ. Sau khi nghe thám tử nói gần bốn vạn đại quân Mãn Thanh hoàn toàn bị tiêu diệt, trước tiên Cao Đệ ngẩn người sau đó hắn rút đao tức giận quát: “Đáng chết, ngươi làm như bản quan là đứa trẻ ba tuổi không bằng. Bây giờ ta chặt đầu ngươi quăng cho chó ăn!”.
Tên thám tử đó có thể hiểu được phản ứng mạnh mẽ đó của Cao Đệ. Binh lính và dân chúng quan nội khác với binh lính và dân chúng vùng Liêu trấn, sợ quân Thát Lỗ như sợ lang sói nên cho rằng đương nhiên không thể chiến thắng. Bây giờ đột nhiên gần bốn vạn binh mã hoàn toàn bị tiêu diệt ở phủ Hà Gian. Ai có thể tin không?
Thế nhưng bên phủ Hà Gian nhìn thì như rất lơi lỏng nhưng trên thực tế đề phòng rất cẩn mật. Rất khó tìm một bằng chứng xác thực. Tên thám tử này cũng là người thông minh, hắn cắn răng, rút chủy thủ cắt ngón tay út của mình, nén đau nói: “Tiểu nhân dù có gan to bằng trời cũng không dám rối gạt tội tru di tam tộc này. Tướng quân, những lời của tiểu nhân là thật”.
Khi thấy tên thám tử khẳng định dứt khoát như vậy. Cao Đệ đã tin ba phần, hắn lùi lại sau mấy bước, ngồi xuống ghế, trầm ngâm suy nghĩ. Rốt cuộc ở quan nội có một đội quân mạnh mẽ kiểu gì mà chỉ một trận ăn tươi nuốt sống bốn vạn binh mã quân Mãn Thanh?
Đây là lực lượng có sức mạnh khuynh quốc sao? Theo tính toán với quốc lực của Đại Minh , một khi không điều quân Liêu trán nhập quan, sao có thể?
Sau khi suy nghĩ một lúc, Cao Đệ cảm thấy đầu óc choáng váng, giống như là ở phủ Hà Gian có một con quái vật khổng lồ. Hắn chỉ liếc mắt nhìn mà đã choáng váng, ngất ngư.
Cao Đệ vẫn không thể chấp nhận điều đó. Hắn tiếp tục phái gia đinh thân tín đi dò xét. Mỗi tên đều mang theo đủ lương khô, ngựa để luân phiên, ngày đêm phóng không ngừng nên tin tức nhanh chóng được mang về. Đồng thời mấy tên thám tử lần trước đang bị nhốt trong ngục cũng được thả ra.
Sau khi tin tức lần này nhanh chóng được chuyển về, Tổng binh Sơn Hải Quan Cao Đệ đã trọng thưởng cho các thám tử rồi hắn vội vàng phái người thông báo cho Ninh Viễn đoàn luyện tổng binh Ngô Tam Quế.
Có thể hiểu phản ứng đầu tiên của Ngô Tam Quế chính là suy nghĩ xem có phải Cao Đệ có muốn nhân cơ hội chiếm địa bàn hay binh mã của mình, hay là bán đứng gì đó.
Sau khi tin tức được xác nhận, Ninh Viễn đoản luyện tổng binh Ngô Tam Quế vẫn không tin như trước. Một trận đại thắng như thế đương nhiên phải cấp báo cho triều đình biết. Bây giờ chỉ cần triều đình xác nhận, tin tức này nhất định là chính xác.
Cho dù là đại thắng thì chỉ e hai người Ngô Tam Quế và Cao Đệ cũng không tin tưởng bởi vì hai người này hàng ngày báo cáo giả quá nhiều. Hai tổng binh này thường xuyên bẩm báo với triều đình là hàng ngày giết được hàng chục quân Thát Lỗ. Thế nhưng nếu toàn quân bị tiêu diệt thì rất khó làm giả nên có lẽ là thắng thật.
Phái người về kinh tìm hiểu tin tức dễ hơn nhiều, Ngô Tương. Đô đốc phủ trung quân tìm đủ mọi cách, đã cho người đi tìm hiểu thông tin. Tất cả các dấu hiệu đều chứng minh toàn bộ quân Thát Lỗ bị tiêu diệt ở phủ Hà Gian. Thắng lợi đó quá là thật.
Tin tức bốn vạn quân Thát Lỗ bị binh mã Sơn Đông tiêu diệt hoàn toàn đã bị Cao Đệ và Ngô Tam Quế phong toả. Những người biết tin chỉ là người thân tín.
Mặc dù cơ sở ngầm tìm hiểu thông tin về trận đại chiến đó ở kinh sư đã quay trở lại nhưng Cao Đệ và Ngô Tam Quế dù có vắt óc ra mà nghĩ thì vẫn không hiểu từ bao giờ trong quan nội Đai Mình có một đội quân hùng mạnh như vậy. Nhìn vào Sơn Đông, ngoại tử là vùng đất nằm chính giữa Bắc. Nam Trực Lệ ra thì chẳng còn gì đáng chú ý. Tại sao bây giờ lại xuất hiện một đội quân hùng mạnh như vậy?
Suy nghĩ mãi cho tới tận ngày mười lăm tháng giêng. Ngô Tam Quế và mưu sĩ dưới trướng cuối cùng có đi đến một kết luận. Có lẽ không phải là do binh mã Sơn Đông hùng mạnh mà là quân đội Thát Lỗ quá yếu. Dù sao thì đội quân này chỉ có tám ngàn binh mã quân Mãn, số còn lại không phải là quân Mông Cổ thì là quân Hán.
Có người tự cho mình là thông minh còn nói có lẽ sau trận đại chiến Tùng Sơn, quân Thát Lỗ đã bị tổn thương nguyên khi nghiêm trọng. Hơn nữa từ khi quân Thát Lỗ nổi dậy tới này toàn thắng, khó bại nên đã thành kiêu binh, không còn là quân đội hùng mạnh nữa.
Từ sau trận chiến Tùng Sơn, Ngô Tam Quế chỉ huy binh mã Liêu trấn không có xung đột gì với quân đội Thát Lỗ. Hai bên sống yên ổn bên nhau nên đương nhiên không thể phán đoán chính xác thực lực của quân Thát Lỗ. Nếu như là chúng thực sự suy yếu, nói không chừng có thể chuẩn bị chiếm được lợi thế.
Người khác chém giết gần bốn vạn quân Thát Lỗ đương nhiên mình không so được. Thế nhưng bên mình chỉ cần chém giết mấy chục, mấy trăm quân cấp báo triều đình cũng đủ nở mày nở mặt.
Huống chi có thể đánh lui quân Thát Lỗ ở hướng Liêu Đông, thì quân Liêu trấn có thể chiếm đoạt được nhiều ruộng đất hơn, còn có thể thu nạp được người Hán ở nội địa Mãn Thanh. Một chuyện tốt trăm điều lợi, không điều hại. Hiện nay đường biên giới đóng quân của quân Liêu trấn từ đông bắc Ninh Viễn qua Hải Đài cùng Sa Hà Đảo. Quân Thát Lỗ địa phương đóng ở Đại Hưng Bảo và Thiêm Kiều. Vùng đất không xung đột của hai bên rộng khoảng năm mươi dặm
Lãnh binh ở Đại Hưng Bảo là một tên Tham lĩnh Tương Lam Kỳ, thủ hạ có bốn trăm lính Bát Kỳ Nữ Chân, Mông Bát Kỳ có một nghìn quân, ngoài ra còn ba trăm quân Hán.
Nếu đóng quân ở chỗ khác thì tỷ lệ quân Hán còn cao hơn. Thế nhưng đây là nơi giằng co với quân Minh nên tỷ lệ binh lính Mãn Mông chiếm đa số.
Vào ngày mười bảy tháng một. Ngô Tam Quế phái thủ hạ là một tên Du kích chỉ huy năm nghìn quân tấn công Đại Hưng Bảo. Năm nghìn quân này trước đó đã biết tin mấy vạn đại quân Thát Lỗ bị tiêu diệt ở phủ Hà Gian nên tinh thần phấn chấn, tất cả đều mang tư tưởng chiến thắng đi tới tiền tuyến.
Tên Tham lĩnh chỉ huy binh mã quân Thát ở Đại Hưng Bảo nhìn thấy rất nhiều quân Minh ào ạt xông tới, hắn còn tưởng mình nhìn lầm. Nhưng sau khi xác định chính xác, hắn vui mừng triệu tập binh mã.
Khi quân Minh đánh nhau với quân Thát Lỗ thường thì vừa xông vào đã bị đánh tan tác, thậm chí không kịp chém giết. Đây chính là chuyện đau đầu nhất mấy năm nay với quân Thát Lỗ. Không chém giết, quân công, tiền đồ đạt được rất ít. Binh lính tới đồn trú ở tiền tuyến càng nhàm chán hơn. Mỗi lần dẫn quân thâm nhập địa bàn quân Minh , quân Minh thường đóng chặt cửa thành, doanh trại phòng ngự nghiêm ngặt. Nếu không phải là bỏ chạy tứ tán thì cũng không có quân nghênh chiến. Có tên lính đồn trú ba năm, thậm chí không chém được một thủ cấp. Chính vì vậy chuyện tốt nhất đối với binh lính quân Mãn Thanh chính là đi chinh phạt Mông Cổ và chinh phạt Minh. Lần nào có đại chiến cũng đều có quân công. Không hiểu hôm nay quân Minh ở Liêu trấn bị động kinh mà lại chủ động tấn công thành. Trước mắt binh lính quân Mãn Thanh đóng ở Đại Hưng Bảo, năm nghìn quân Liêu trấn này không phải là năm nghìn người mà là năm nghìn thủ cấp lớn nhỏ. Tất cả đều là quân công.
Đội quân Liêu trấn này vốn tưởng sau trận đại thắng tiêu diệt mấy vạn quân Thát Lỗ ở quan nội, quân Thát Lỗ ở đây sẽ không dám ra khỏi thành, chỉ biết cố thủ. Thế nhưng bây giờ khi nhìn thấy đối phương ngang nhiên ra khỏi thành lập trấn thì trong lòng mỗi người không khỏi giật mình.
Khi quân Mãn Thanh đánh với quân Liêu trấn, đã mấy chục năm nay không còn chủ động phòng ngự nữa. Lần này cũng không ngoại lệ, tổng cộng sáu trăm kỵ binh Mãn Mông đều lên ngựa xông lên trước tiên.
Sĩ khi quân Liêu trấn tăng lên nhiều nhưng những kỹ năng chiến đấu khác lại không lên bao nhiêu. Như khi quân kỵ binh đối phương vẫn còn ở ngoài tầm bắn, các loại hoà khi đã ầm ầm bắn ra thanh thế rất lớn nhưng hiệu quả thì gần như không có.
Tới khi quân kỵ binh Mãn Mông vọt tới trước mặt thì chỉ có hai ba tên kỵ binh quân Mãn Mông bị quăng xuống ngựa bởi vì ngựa hoảng loạn. Còn tổn thương lớn nhất của chúng chính là bị khói thuốc súng xộc vào họng là ho sặc sụa.
Điều này khiến quân Liêu trấn trở nên hỗn loạn, binh lính cầm hỏa thương điên cuồng tìm cách chen chúc lùi lại sau. Binh lính cầm vũ khí lạnh ngắn, dài bên dưới lại không muốn tiến lên.
Khi tới tầm sát thương hữu hiệu của cung tên xuống ngựa ngắm bắn chính là chiến thuật của quân Mãn Mông. Hơn sáu trăm tên kỵ binh thong thả xuống ngựa, giương cung lắp tên.
Sau lần bắn tên thứ nhất, đội nhóm năm nghìn lính quân Liêu trấn đã hoàn toàn trở nên hỗn loạn. Lúc này tên Tham lĩnh chỉ huy quân Mãn Thạnh vẫn còn hồ nghi. Quân Minh vẫn vô dụng như trước kia, hôm nay lại dám cả gan chủ động tấn công. Chẳng lẽ trong này có âm mưu quỷ kế gì sao?
Sau khi bắn hết tên, sáu trăm tên kỵ binh lên ngựa, rút vũ khí, đồng loạt xông tới thế trận đã vô cùng tán loạn của quân Minh . Quân bộ binh ở phía sau cũng tiến lên theo quân kỵ binh.
Sự hỗn loạn của thế trận quân Liêu trấn nhanh chóng chuyển sang sụp đổ. Tất cả xô đẩy, tự giết lẫn nhau. Ai cũng nhanh chóng thoát khỏi bãi chiến trường này, tự mình bỏ trốn.
Kỵ binh quân Mãn Mông đã xông vào tới trong trận, bắt đầu cuộc tàn sát của mình. Khắp nơi vang lên tiếng kêu gào, khóc lóc. Có vẻ như tên Du kích chỉ huy gặp xui xẻo. Hắn vốn là thủ hạ thân tín của Ngô Tam Quế. Hắn cũng biết tin tức mấy vạn quân Mãn Thanh bị tiêu diệt ở phủ Hà Gian nên cực kỳ tin tưởng vào chiến thắng.
Những lần trước khi lập trận, tên Du kích này đều đứng ở hậu trận. Nếu muốn chạy, hắn sẽ bỏ chạy trước tiên. Thế nhưng hôm nay vì niềm tin tăng lên nhiều nên hắn dẫn thân binh của mình đứng trước trận tiền. Hắn chuẩn bị dẫn quân xông lẻn, lập uy phong cho mình, hắn cũng có thể có thể diện trước mặt chủ nhân của mình.
Khi đứng ở trước trận, khi đội ngũ đại loạn có muốn chạy cũng không thể bỏ chạy. Phía sau hắn toàn là bức tường bại binh tán loạn như ruồi mất đầu, lại chủ yếu là chạy bộ.
Ngay khi kỵ binh quân Mãn Mông xông tới trước mặt. Vào thời khắc cuối cùng đó, tên Du kích đó coi như cũng có ba phần hào khí, hắn tự mình dẫn hơn một trăm thân binh thủ hạ nghênh chiến.
Đây chính là điều duy nhất của cuộc chiến hôm nay có thể gọi là chiến đấu trực điện. Thế nhưng hơn một trăm người như ánh sáng loé lên đó không thể kéo cả đại trận cùng xông lên diệt địch. Những binh lính Liêu trấn còn lại đều nhân cơ hội đó bỏ trốn. Hơn một trăm người đối đầu với hơn một nghìn người nên đương nhiên không có kỳ tích xuất hiện.
Kết quả của trận chiến ngay trong ngày hôm đó tới tai Ngô Tam Quế. Hắn vốn tưởng rằng sĩ khí binh mã quân Thát Lỗ sa sút nên mới thử phái đội quân đó đi đánh dò xét. Cứ coi như là không chiếm được lợi ích gì thì cũng không chịu thiệt hại gì lớn. Thế nhưng hắn không ngờ là vẫn thất bại như trước mà còn thất bại thảm hại hơn.
Bởi vì từ trước tới nay khi quân Liêu trấn đánh nhau với quân Thát Lỗ, chỉ cần không ổn một chút là bỏ chạy. Cho dù quân đội tán loạn nhưng tóm lại bỏ chạy trước khi quân Thát Lỗ tổng công kích dù có nhục nhã nhưng chết rất ít.
Thế nhưng vì lần này do nắm chắc mấy phần thắng, tư tưởng cho rằng quân Mãn Thanh không còn mạnh như trước nên việc bỏ trốn cũng chậm hơn trước. Hơn nữa có người còn chủ động xông lên chiến đấu. Đương nhiên như thế thì tổn thất thê thảm hơn nhiều...
Ninh Viễn đoàn luyện tổng binh Ngô Tam Quế vô cùng sợ hãi. Nếu như quân Thát Lỗ nhân cơ hội này tổng tấn công thì chỉ e cục diện Liêu trấn đã miễn cưỡng duy trì lâu nay sẽ sụp đổ.
Thế nhưng có thể nói lần này Ngô Tam Quế cực kỳ may mắn, vì quân Mãn Thanh trú đóng ở thành Đại Hưng Bảo không có nhiều lực lượng để tổng tấn công. Hơn nữa khi đó Hoàng Thái Cực ở Thịnh Kinh đột tử, toàn bộ Mãn Thanh bị giới nghiêm, phòng ngự chuyện bất trắc xảy ra.
Đương nhiên bất kỳ hành động phản công nào sau trận thất bại của binh mã Liêu trấn cũng sẽ khiến cho Ngô Tam Quế chật vật đối phó. Trận chiến ngu xuẩn đó cũng khiến Ngô Tam Quế hiểu được một đạo lý. Trận đánh tiêu diệt toàn bộ đại quân gần bốn vạn quân Thát Lỗ ở phủ Hà Gian là trận thắng khiến người khác giật mình kinh hãi làm người ta không thể không tin đó chính là một đại thắng. Đương nhiên cũng không phải do binh mã Thát Lỗ suy yếu mà là binh mã Sơn Đông thực sự hùng mạnh.
Sau khi Ninh Viễn đoàn luyện tổng binh Ngô Tam Quế ý thức được thực lực binh mã của mình tới đâu, đã liên tục cân nhắc thế lực để cho chính mình và binh mã thủ hạ có thể nương náu đảm bảo an toàn thế lực của mình, hoặc là thu được lợi ích hơn nữa. Đối với người như hắn, thật sự không có cái gì gọi là đại nghĩa quốc gia.
Trước trận chiến này, Ngô Tam Quế vẫn đang đánh đu giữa Đại Minh và Mãn Thanh. Thậm chí có lúc hắn còn cân nhắc tới đại quân Lưu dân của Sấm Vương đang tung hoành vùng Hà Nam. Hồ Quảng, hay làm Tào Tháo một phương.
Vào ngày mười sáu tháng giêng năm Sùng Trinh thứ mười sáu, cuối cùng thì quân Liêu trấn cũng hiểu ai là thế lực hùng mạnh nhất. Binh mã Liêu trấn đứng ở tuyến đầu chống lại quân Thát Lỗ đương nhiên hiểu rõ điều này nhất. Tiêu diệt hoàn toàn mấy vạn đại quân Thát Lỗ đã chứng minh quân Sơn Đông hùng mạnh tới cỡ nào.
Đại tướng nắm quyền địa phương liên lạc trực tiếp với Lý Mạnh dù ao cũng có chỗ không tiện. Bây giờ kinh thành đang vô cùng hỗn loạn. Ngô Tương, Đô đốc phủ trung quân, một chức quan hư danh đứng ra mặt, đương nhiên không thể khiến người ta chú ý tới.
Đương nhiên sứ giả mà Ngô Tương phái tới chính là thủ hạ thân tín của Ngô Tam Quế ở Liêu trấn.
Từ đó xét theo một góc độ nào đó, cho dù là người của Ngô Tương. Đô đốc phủ trung quân phái tới bái kiến thì đối với quân Sơn Đông mà nói cũng là điều vô cùng đặc biệt.
Sau trận đại thắng, ngoại trừ quan người Sơn Đông ở bên ngoài, phần lớn người tới đây đều là phú hào, đại tộc. Sau lưng những người này đều có một đại quan trong triều. Cho dù là quan văn, võ tướng ở các tỉnh khác tới bái kiến thì cũng lén dùng danh nghĩa dân chúng.
Thế nhưng chỉ có Ngô Tương này mới dùng danh nghĩa triều đình. Có lẽ ông ta cảm thấy như vậy mới biểu lộ hết thành ý với Trấn Đông tướng quân Lý Mạnh.
Thế nhưng khác với suy nghĩ của Lý Mạnh. Hắn vốn cho rằng sứ giả Ngô gia phái tới, không những để khoe khoang thực lực của Ngô gia ở Liêu trấn mà còn ra một cái giá để Liêu trấn về theo hắn. Thế nhưng Lý Mạnh lại không ngờ sứ giả vô cùng cung kính, ngoan ngoãn. Với một đội ngũ không phải là nhỏ, khoảng hơn một trăm người, mười mấy cái xe to, dùng tiền của mình thuê khách sạn ở Tế Nam chờ đợi trong mấy ngày liền. Ngày nào cũng khách khí tới phủ Trấn Đông tướng quân hỏi khi nào có thể gặp Đại soái.
Người được phái tới chính là cháu của Ngô Tương, em họ của Ngô Tam Quế, tên gọi là Ngô Mộc Hoàn. Hắn không có quân quyền gì. Hắn chỉ mở một kho hàng lớn ở Liêu trấn, nương nhờ thế lực của người thân kiếm tiền.
Với những nhân vật như vậy, Lý Mạnh tự ra gặp mặt chính là tự hạ thấp thân phận của mình. Sau khi để cho Ngô Mộc Hoàn đợi ba ngày. Chủ bộ Giao Châu doanh Viên Văn Hoành ra mặt đón tiếp hắn.
Đối với những người không hiểu chuyện thấy chủ không ra mặt, chỉ phái một chủ bộ nho nhỏ chịu trách nhiệm ghi chép chính là một hành vi coi thường người khác.
Đối với những người hiểu nội tình Giao Châu doanh thì việc Chủ bộ Viên Văn Hoành ra mặt thì chính là đã rất nể mặt rồi. Chức quan của vị chủ bộ này không cao nhưng lại là văn sĩ quan trọng bên cạnh Trấn Đông tướng quân Lý Mạnh. Muốn mọi việc thông suốt thì phải gặp được nhân vật quan trọng trong nội phủ. Một khi gặp được Viên chủ bộ này thì nhất định tin nhắn sẽ được chuyên tới Trấn Đông Tướng quân Lý Mạnh.
Vấn đề là chỉ những người có thân phận, địa vị ở Sơn Đông mới hiểu được đạo lý này, mà còn phải là người có thân phận, địa vị thực sự mới biết được.
Chỉ cần nhìn biểu hiện của Ngô Mộc Hoàn là có thể hiểu. Nếu không phía trước khi tới đây hắn đã thu thập đầy đủ thông tin tình báo thì chính hắn nhận lệnh chủ nhân của mình là phải cực kỳ khiêm tốn. Theo như quan sát của Viên Văn Hoành thì hẳn là điều sau thì chính xác hơn.
Ngô Mộc Hoàn cũng mặc một bộ võ phục hàm ngũ phẩm hư danh. Thế nhưng khi Viên Văn Hoành bước vào, Ngô Mộc Hoàn lại làm đại lễ, quỳ xuống, cung kính vấn an khiến cho Chủ bộ Viên Văn Hoành giật mình kinh hãi. Viên Văn Hoành vội vàng bước tới đỡ dậy, hắn thầm nghĩ điều này không hợp lễ nghi chút nào.
“Viên tiên sinh, lão thái gia và tướng quân của tiểu nhân phái tiểu nhân tới thỉnh an Đại soái, hơn nữa kính cẩn chúc mừng Đại soái bách thắng uy vũ, tương lai nhất định là công hầu muôn đời”.
“Hảo ý của quý khách nhất định Viên mỗ sẽ chuyển tới Đại soái nhà ta. Xin hãy yên tâm”.
Quân nhân chính là người có thể nhận ra thực lực chênh lệch tinh tường nhất. Người do Ngô Tam Quế phái tới hoàn toàn khiêm tốn, cách cư xử giống như tôi tớ trong nhà, lại không có gì là đang cố kìm nén vẻ tự cao tự đại.
Nguyên nhân này là sau trận đại thắng, thực lực thật sự của quân Giao Châu doanh khiến người khác chấn động, kinh hãi. Trong lòng Viên Văn Hoành thầm xúc động nhưng hắn vẫn trả lời rất khách khí.
Hai bên lần đầu tiếp xúc với nhau chỉ thường biểu lộ sự tôn kính, hoà hảo với nhau, nói nhiều cũng không đạt được điều gì. Huống chi hai bên đều không phải là người làm chủ nên lúc này chỉ nói mấy câu khách khi mà thôi.
Lẽ ra sau khi nói mấy câu. Ngô Mộc Hoàn phải để lại tặng phẩm ra ra về. Đó mới là người biết được thế nào là tiến, thoái uyển chuyển. Thế nhưng Ngô Mộc Hoàn vẫn do dự không cáo từ, hắn do dự một lát rồi nói: “Viên tiên sinh, lần đầu Ngô gia tới đây nên không dám thất lễ. Ngô gia đã chuẩn bị một phần đại lễ... Đại lễ này nếu Đại soái tự mình tiếp nhận thì sẽ thoả đáng...”.
Nói tới đây sắc mặt Ngô Mộc Hoàn có gì đó cổ quái. Rốt cuộc là muốn tặng hậu lễ gì? Tại sao lại trịnh trọng? Điều này khiến người khác phải tò mò.
Tình hình đó dẫn tới việc tập đoàn quân sự Liêu Đông có khuynh hướng quân phiệt hoá vô cùng nghiêm trọng. Sau trận đại chiến Tùng Sơn, binh mã Liêu trấn và các trấn quân bên cạnh bị tổn thất nghiêm trọng, vốn từ nhiều đạo quân khác nhau trở thành hai tập đoàn quân sự. Cao Đệ trấn thủ Sơn Hải Quan cùng với Ngô Tam Quế trấn thủ Ninh Viễn.
Cao Đệ. Tổng binh Sơn Hải Quan cùng với Ninh Viễn đoàn luyện tổng binh Ngô Tam Quế có chức quan ngang hàng nhau. Thế nhưng Ngô Tam Quế có tám vạn binh mã cùng với rất nhiều tá điền địa phương. Trong khi đó binh mã dưới trướng của Cao Đệ chỉ bằng một phần tám so với của Ngô Tam Quế nên đương nhiên đã phân cao thấp.
Năng lực chiến đấu của quân Liêu mạnh hơn khá nhiều so với binh lính đồn trú ở Bắc Trực Lệ là vì bọn họ đóng lâu ngoài quan ngoại nên có nhiều kinh nghiệm chiến đấu hơn.
Tất cả các yếu tố đó cộng lại với nhau khiến cho Ngô Tam Quế, ngoại trừ Lý Mạnh ra thì đã trở thành tập đoàn quân phiệt mạnh nhất của Đại Minh ở phương bắc nếu như so sánh với đám quân ô hợp của Tả Lương Ngọc.
Đó cũng chính là nguyên nhân khiến phụ thân Ngô Tam Quế là Ngô Tương mấy lần cầm quân đại bại xét tội danh đủ bị chém đầu, tịch biên gia sản nhưng triều đình xử phạt nặng nhất chỉ là đày xuống làm thứ dân. Hơn nữa chỉ qua mấy năm lại cất nhắc lên một chức hư quan dưỡng già. Với thực lực hùng mạnh của Ngô Tam Quế, triều đình không dám làm những chuyện quá tuyệt tình.
Sau nhiều lần thất bại trong chiến tranh với quân Thát Lỗ, những bề tôi đô đốc, tuần phủ có năng lực, mẫn cán đều tử nạn. Những con mọt sách văn thần lại không biết chỉ huy khiến cho lúc này triều đình không thể khống chế Ninh Viễn đoàn luyện tổng binh Ngô Tam Quế.
Trong tay Ngô Tam Quế có gần mười vạn binh lính, hắn lại nắm giữ tá điền địa phương, hắn lại nắm giữ địa bàn quan trọng giữa hai nước. Nếu nói Ngô Tam Quế sẽ chỉ huy quân Liêu liều chết chống cự hoàn toàn không thể xảy ra. Thế nhưng dựa vào thực lực trong tay của mình để suy tính nơi để đầu quân thì chính là điều hàng ngày Ngô Tam Quế đang suy tính.
Ngô Tam Quế khác hoàn toàn với Tả Lương Ngọc. Mặc dù địa vị của Tả Lương Ngọc cao, cách làm việc ngang ngược. Dù binh mã của Tả Lương Ngọc nhiều nhưng tiền lương chỉ dựa vào vơ vét nơi đóng quân, hắn hoàn toàn không khác gì với đạo tặc thời kỳ đó. Trong khi đó Ngô Tam Quế là gia đình nhà tướng Liêu Đông đã nhiều đời.
Những tướng lĩnh quân Liêu này chiếm đoạt rất nhiều đất đai ở vùng quan ngoại. Vào thời kỳ đó đất đai chính là tài sản và tiền vốn quan trọng nhất. Quân Liêu trấn tuyệt đối sẽ không bỏ qua lợi ích lớn này, trừ phi có người ra một cái giá rất cao.
Trước mắt triều đình Đại Minh thừa nhận quân tướng Liêu trấn, cũng như thừa nhận các lợi ích ở vùng quan ngoại của Ngô Tam Quế vì vậy Ngô Tam Quế mới tạm thời giữ nguyên tình trạng hiện tại.
Thế nhưng bây giờ thế cục triều đình không ổn định. Ngô Tam Quế đã suy tính kế hoạch tương lai của mình. Những từ năm thứ mười lăm Sùng Trinh trở về trước, cho dù thế nào đi nữa. Mãn Thanh là một thế lực đáng để đầu quân.
Vì chưa tới mức phải tác chiến hai mặt nên phòng tuyến của quân Mãn Thanh bố trí ở vùng Ninh Viễn đã lui lại sau hai mươi dặm. Hơn nữa cũng giảm bớt đội kỵ binh Ninh Viễn cũng như việc quấy rầy. Hơn nữa quân Mãn Thanh còn dựa theo thông lệ cũ phái sứ giả tới hứa hẹn đủ các loại quan cao, lộc hậu để Ngô Tam Quế đầu hàng. Thế nhưng Ninh Viễn đoàn luyện tổng binh Ngô Tam Quế lại cho rằng cục diện hiện nay chưa có gì rõ ràng.
Chính bản thân hắn cứ chờ một thời gian nữa, không chừng lại tìm được nơi tốt đẹp hơn.
Thế nhưng bên Mãn Thanh cũng nhận được câu trả lời thiện ý của Ngô Tam Quế. Khi quân Liêu trấn thấy binh mã quân Mãn Thanh đối diện trống rỗng đã biết đại quân Mãn Thanh nhập quan cướp bóc nhưng binh mã Liêu trấn lại không có hành động gì. Đương nhiên có lẽ binh mã Liêu trấn vốn đã sợ hãi bị đánh nên mới không dám có hành động nào.
Khi đại quân Mãn Thanh xâm nhập quan nội. Quân đội Bắc Trực Lệ đều là quân đồn trú quanh kinh thành. Đại quân Mãn Thanh tiến dọc theo Vận Hà ngược lại khiến cho phía bắc phủ Thuận Thiên và phủ Vĩnh Bình hết sức bình yên. Khi quân Mãn Thanh đi qua mọi chuyện vẫn vô cùng bình thường, hơn nữa tin tức vẫn vô cùng nhanh nhạy.
Trong trận chiến phủ Hản Gian, toàn bộ đại quân Mãn Thanh bị tiêu diệt, mãi hai mươi ngày sau triều đình mới biết tin tức nhưng Sơn Hải Quan và Ninh Viễn đã biết tin rất sớm.
Hành động của đại quân Mãn Thanh trong quan nội sẽ quyết định bước hành động tiếp theo của binh mã Liêu trấn. Thế nhưng những người ở kinh thành tổ chức phòng ngự lại giống như con rùa đen rụt cổ. Bên ngoài không vào được, bên trong cũng không đi ra ngoài được. Không một ai biết rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì. Trong khi đó thì binh mã Liêu trấn lại phái thám tử của mình dò xét tin tức.
Vùng đất từ phủ Hà Gian tới Sơn Hải Quan về cơ bản không có gì ngăn cản, thuộc trung tâm Bắc Trực Lệ nên đường giao thông thông suốt với các nơi. Lẽ ra chỉ sau trận đại chiến, thám mã chạy lên tục năm ngày trên đường là Sơn Hải Quan nhận được tin tức. Thế nhưng đám thám tử chỉ một mực chạy theo đuôi trận đại chiến này vẫn không tin đó là sự thật.
Chỉ khi đám thám tử đó cố ý giả vờ làm dân chạy nạn ở Thiên Tân tam vệ, gặp được đội quân chiến thắng ở bên kia bờ Vận Hà lúc đó mới dám tin tưởng. Gần bốn vạn đại quân Mãn Thanh đã thực sự bị tiêu diệt hoàn toàn.
Khi tên thám tử quay lại Sơn Hải Quan, trước tiên hắn gặp Tổng binh Sơn Hải Quan là Cao Đệ. Sau khi nghe thám tử nói gần bốn vạn đại quân Mãn Thanh hoàn toàn bị tiêu diệt, trước tiên Cao Đệ ngẩn người sau đó hắn rút đao tức giận quát: “Đáng chết, ngươi làm như bản quan là đứa trẻ ba tuổi không bằng. Bây giờ ta chặt đầu ngươi quăng cho chó ăn!”.
Tên thám tử đó có thể hiểu được phản ứng mạnh mẽ đó của Cao Đệ. Binh lính và dân chúng quan nội khác với binh lính và dân chúng vùng Liêu trấn, sợ quân Thát Lỗ như sợ lang sói nên cho rằng đương nhiên không thể chiến thắng. Bây giờ đột nhiên gần bốn vạn binh mã hoàn toàn bị tiêu diệt ở phủ Hà Gian. Ai có thể tin không?
Thế nhưng bên phủ Hà Gian nhìn thì như rất lơi lỏng nhưng trên thực tế đề phòng rất cẩn mật. Rất khó tìm một bằng chứng xác thực. Tên thám tử này cũng là người thông minh, hắn cắn răng, rút chủy thủ cắt ngón tay út của mình, nén đau nói: “Tiểu nhân dù có gan to bằng trời cũng không dám rối gạt tội tru di tam tộc này. Tướng quân, những lời của tiểu nhân là thật”.
Khi thấy tên thám tử khẳng định dứt khoát như vậy. Cao Đệ đã tin ba phần, hắn lùi lại sau mấy bước, ngồi xuống ghế, trầm ngâm suy nghĩ. Rốt cuộc ở quan nội có một đội quân mạnh mẽ kiểu gì mà chỉ một trận ăn tươi nuốt sống bốn vạn binh mã quân Mãn Thanh?
Đây là lực lượng có sức mạnh khuynh quốc sao? Theo tính toán với quốc lực của Đại Minh , một khi không điều quân Liêu trán nhập quan, sao có thể?
Sau khi suy nghĩ một lúc, Cao Đệ cảm thấy đầu óc choáng váng, giống như là ở phủ Hà Gian có một con quái vật khổng lồ. Hắn chỉ liếc mắt nhìn mà đã choáng váng, ngất ngư.
Cao Đệ vẫn không thể chấp nhận điều đó. Hắn tiếp tục phái gia đinh thân tín đi dò xét. Mỗi tên đều mang theo đủ lương khô, ngựa để luân phiên, ngày đêm phóng không ngừng nên tin tức nhanh chóng được mang về. Đồng thời mấy tên thám tử lần trước đang bị nhốt trong ngục cũng được thả ra.
Sau khi tin tức lần này nhanh chóng được chuyển về, Tổng binh Sơn Hải Quan Cao Đệ đã trọng thưởng cho các thám tử rồi hắn vội vàng phái người thông báo cho Ninh Viễn đoàn luyện tổng binh Ngô Tam Quế.
Có thể hiểu phản ứng đầu tiên của Ngô Tam Quế chính là suy nghĩ xem có phải Cao Đệ có muốn nhân cơ hội chiếm địa bàn hay binh mã của mình, hay là bán đứng gì đó.
Sau khi tin tức được xác nhận, Ninh Viễn đoản luyện tổng binh Ngô Tam Quế vẫn không tin như trước. Một trận đại thắng như thế đương nhiên phải cấp báo cho triều đình biết. Bây giờ chỉ cần triều đình xác nhận, tin tức này nhất định là chính xác.
Cho dù là đại thắng thì chỉ e hai người Ngô Tam Quế và Cao Đệ cũng không tin tưởng bởi vì hai người này hàng ngày báo cáo giả quá nhiều. Hai tổng binh này thường xuyên bẩm báo với triều đình là hàng ngày giết được hàng chục quân Thát Lỗ. Thế nhưng nếu toàn quân bị tiêu diệt thì rất khó làm giả nên có lẽ là thắng thật.
Phái người về kinh tìm hiểu tin tức dễ hơn nhiều, Ngô Tương. Đô đốc phủ trung quân tìm đủ mọi cách, đã cho người đi tìm hiểu thông tin. Tất cả các dấu hiệu đều chứng minh toàn bộ quân Thát Lỗ bị tiêu diệt ở phủ Hà Gian. Thắng lợi đó quá là thật.
Tin tức bốn vạn quân Thát Lỗ bị binh mã Sơn Đông tiêu diệt hoàn toàn đã bị Cao Đệ và Ngô Tam Quế phong toả. Những người biết tin chỉ là người thân tín.
Mặc dù cơ sở ngầm tìm hiểu thông tin về trận đại chiến đó ở kinh sư đã quay trở lại nhưng Cao Đệ và Ngô Tam Quế dù có vắt óc ra mà nghĩ thì vẫn không hiểu từ bao giờ trong quan nội Đai Mình có một đội quân hùng mạnh như vậy. Nhìn vào Sơn Đông, ngoại tử là vùng đất nằm chính giữa Bắc. Nam Trực Lệ ra thì chẳng còn gì đáng chú ý. Tại sao bây giờ lại xuất hiện một đội quân hùng mạnh như vậy?
Suy nghĩ mãi cho tới tận ngày mười lăm tháng giêng. Ngô Tam Quế và mưu sĩ dưới trướng cuối cùng có đi đến một kết luận. Có lẽ không phải là do binh mã Sơn Đông hùng mạnh mà là quân đội Thát Lỗ quá yếu. Dù sao thì đội quân này chỉ có tám ngàn binh mã quân Mãn, số còn lại không phải là quân Mông Cổ thì là quân Hán.
Có người tự cho mình là thông minh còn nói có lẽ sau trận đại chiến Tùng Sơn, quân Thát Lỗ đã bị tổn thương nguyên khi nghiêm trọng. Hơn nữa từ khi quân Thát Lỗ nổi dậy tới này toàn thắng, khó bại nên đã thành kiêu binh, không còn là quân đội hùng mạnh nữa.
Từ sau trận chiến Tùng Sơn, Ngô Tam Quế chỉ huy binh mã Liêu trấn không có xung đột gì với quân đội Thát Lỗ. Hai bên sống yên ổn bên nhau nên đương nhiên không thể phán đoán chính xác thực lực của quân Thát Lỗ. Nếu như là chúng thực sự suy yếu, nói không chừng có thể chuẩn bị chiếm được lợi thế.
Người khác chém giết gần bốn vạn quân Thát Lỗ đương nhiên mình không so được. Thế nhưng bên mình chỉ cần chém giết mấy chục, mấy trăm quân cấp báo triều đình cũng đủ nở mày nở mặt.
Huống chi có thể đánh lui quân Thát Lỗ ở hướng Liêu Đông, thì quân Liêu trấn có thể chiếm đoạt được nhiều ruộng đất hơn, còn có thể thu nạp được người Hán ở nội địa Mãn Thanh. Một chuyện tốt trăm điều lợi, không điều hại. Hiện nay đường biên giới đóng quân của quân Liêu trấn từ đông bắc Ninh Viễn qua Hải Đài cùng Sa Hà Đảo. Quân Thát Lỗ địa phương đóng ở Đại Hưng Bảo và Thiêm Kiều. Vùng đất không xung đột của hai bên rộng khoảng năm mươi dặm
Lãnh binh ở Đại Hưng Bảo là một tên Tham lĩnh Tương Lam Kỳ, thủ hạ có bốn trăm lính Bát Kỳ Nữ Chân, Mông Bát Kỳ có một nghìn quân, ngoài ra còn ba trăm quân Hán.
Nếu đóng quân ở chỗ khác thì tỷ lệ quân Hán còn cao hơn. Thế nhưng đây là nơi giằng co với quân Minh nên tỷ lệ binh lính Mãn Mông chiếm đa số.
Vào ngày mười bảy tháng một. Ngô Tam Quế phái thủ hạ là một tên Du kích chỉ huy năm nghìn quân tấn công Đại Hưng Bảo. Năm nghìn quân này trước đó đã biết tin mấy vạn đại quân Thát Lỗ bị tiêu diệt ở phủ Hà Gian nên tinh thần phấn chấn, tất cả đều mang tư tưởng chiến thắng đi tới tiền tuyến.
Tên Tham lĩnh chỉ huy binh mã quân Thát ở Đại Hưng Bảo nhìn thấy rất nhiều quân Minh ào ạt xông tới, hắn còn tưởng mình nhìn lầm. Nhưng sau khi xác định chính xác, hắn vui mừng triệu tập binh mã.
Khi quân Minh đánh nhau với quân Thát Lỗ thường thì vừa xông vào đã bị đánh tan tác, thậm chí không kịp chém giết. Đây chính là chuyện đau đầu nhất mấy năm nay với quân Thát Lỗ. Không chém giết, quân công, tiền đồ đạt được rất ít. Binh lính tới đồn trú ở tiền tuyến càng nhàm chán hơn. Mỗi lần dẫn quân thâm nhập địa bàn quân Minh , quân Minh thường đóng chặt cửa thành, doanh trại phòng ngự nghiêm ngặt. Nếu không phải là bỏ chạy tứ tán thì cũng không có quân nghênh chiến. Có tên lính đồn trú ba năm, thậm chí không chém được một thủ cấp. Chính vì vậy chuyện tốt nhất đối với binh lính quân Mãn Thanh chính là đi chinh phạt Mông Cổ và chinh phạt Minh. Lần nào có đại chiến cũng đều có quân công. Không hiểu hôm nay quân Minh ở Liêu trấn bị động kinh mà lại chủ động tấn công thành. Trước mắt binh lính quân Mãn Thanh đóng ở Đại Hưng Bảo, năm nghìn quân Liêu trấn này không phải là năm nghìn người mà là năm nghìn thủ cấp lớn nhỏ. Tất cả đều là quân công.
Đội quân Liêu trấn này vốn tưởng sau trận đại thắng tiêu diệt mấy vạn quân Thát Lỗ ở quan nội, quân Thát Lỗ ở đây sẽ không dám ra khỏi thành, chỉ biết cố thủ. Thế nhưng bây giờ khi nhìn thấy đối phương ngang nhiên ra khỏi thành lập trấn thì trong lòng mỗi người không khỏi giật mình.
Khi quân Mãn Thanh đánh với quân Liêu trấn, đã mấy chục năm nay không còn chủ động phòng ngự nữa. Lần này cũng không ngoại lệ, tổng cộng sáu trăm kỵ binh Mãn Mông đều lên ngựa xông lên trước tiên.
Sĩ khi quân Liêu trấn tăng lên nhiều nhưng những kỹ năng chiến đấu khác lại không lên bao nhiêu. Như khi quân kỵ binh đối phương vẫn còn ở ngoài tầm bắn, các loại hoà khi đã ầm ầm bắn ra thanh thế rất lớn nhưng hiệu quả thì gần như không có.
Tới khi quân kỵ binh Mãn Mông vọt tới trước mặt thì chỉ có hai ba tên kỵ binh quân Mãn Mông bị quăng xuống ngựa bởi vì ngựa hoảng loạn. Còn tổn thương lớn nhất của chúng chính là bị khói thuốc súng xộc vào họng là ho sặc sụa.
Điều này khiến quân Liêu trấn trở nên hỗn loạn, binh lính cầm hỏa thương điên cuồng tìm cách chen chúc lùi lại sau. Binh lính cầm vũ khí lạnh ngắn, dài bên dưới lại không muốn tiến lên.
Khi tới tầm sát thương hữu hiệu của cung tên xuống ngựa ngắm bắn chính là chiến thuật của quân Mãn Mông. Hơn sáu trăm tên kỵ binh thong thả xuống ngựa, giương cung lắp tên.
Sau lần bắn tên thứ nhất, đội nhóm năm nghìn lính quân Liêu trấn đã hoàn toàn trở nên hỗn loạn. Lúc này tên Tham lĩnh chỉ huy quân Mãn Thạnh vẫn còn hồ nghi. Quân Minh vẫn vô dụng như trước kia, hôm nay lại dám cả gan chủ động tấn công. Chẳng lẽ trong này có âm mưu quỷ kế gì sao?
Sau khi bắn hết tên, sáu trăm tên kỵ binh lên ngựa, rút vũ khí, đồng loạt xông tới thế trận đã vô cùng tán loạn của quân Minh . Quân bộ binh ở phía sau cũng tiến lên theo quân kỵ binh.
Sự hỗn loạn của thế trận quân Liêu trấn nhanh chóng chuyển sang sụp đổ. Tất cả xô đẩy, tự giết lẫn nhau. Ai cũng nhanh chóng thoát khỏi bãi chiến trường này, tự mình bỏ trốn.
Kỵ binh quân Mãn Mông đã xông vào tới trong trận, bắt đầu cuộc tàn sát của mình. Khắp nơi vang lên tiếng kêu gào, khóc lóc. Có vẻ như tên Du kích chỉ huy gặp xui xẻo. Hắn vốn là thủ hạ thân tín của Ngô Tam Quế. Hắn cũng biết tin tức mấy vạn quân Mãn Thanh bị tiêu diệt ở phủ Hà Gian nên cực kỳ tin tưởng vào chiến thắng.
Những lần trước khi lập trận, tên Du kích này đều đứng ở hậu trận. Nếu muốn chạy, hắn sẽ bỏ chạy trước tiên. Thế nhưng hôm nay vì niềm tin tăng lên nhiều nên hắn dẫn thân binh của mình đứng trước trận tiền. Hắn chuẩn bị dẫn quân xông lẻn, lập uy phong cho mình, hắn cũng có thể có thể diện trước mặt chủ nhân của mình.
Khi đứng ở trước trận, khi đội ngũ đại loạn có muốn chạy cũng không thể bỏ chạy. Phía sau hắn toàn là bức tường bại binh tán loạn như ruồi mất đầu, lại chủ yếu là chạy bộ.
Ngay khi kỵ binh quân Mãn Mông xông tới trước mặt. Vào thời khắc cuối cùng đó, tên Du kích đó coi như cũng có ba phần hào khí, hắn tự mình dẫn hơn một trăm thân binh thủ hạ nghênh chiến.
Đây chính là điều duy nhất của cuộc chiến hôm nay có thể gọi là chiến đấu trực điện. Thế nhưng hơn một trăm người như ánh sáng loé lên đó không thể kéo cả đại trận cùng xông lên diệt địch. Những binh lính Liêu trấn còn lại đều nhân cơ hội đó bỏ trốn. Hơn một trăm người đối đầu với hơn một nghìn người nên đương nhiên không có kỳ tích xuất hiện.
Kết quả của trận chiến ngay trong ngày hôm đó tới tai Ngô Tam Quế. Hắn vốn tưởng rằng sĩ khí binh mã quân Thát Lỗ sa sút nên mới thử phái đội quân đó đi đánh dò xét. Cứ coi như là không chiếm được lợi ích gì thì cũng không chịu thiệt hại gì lớn. Thế nhưng hắn không ngờ là vẫn thất bại như trước mà còn thất bại thảm hại hơn.
Bởi vì từ trước tới nay khi quân Liêu trấn đánh nhau với quân Thát Lỗ, chỉ cần không ổn một chút là bỏ chạy. Cho dù quân đội tán loạn nhưng tóm lại bỏ chạy trước khi quân Thát Lỗ tổng công kích dù có nhục nhã nhưng chết rất ít.
Thế nhưng vì lần này do nắm chắc mấy phần thắng, tư tưởng cho rằng quân Mãn Thanh không còn mạnh như trước nên việc bỏ trốn cũng chậm hơn trước. Hơn nữa có người còn chủ động xông lên chiến đấu. Đương nhiên như thế thì tổn thất thê thảm hơn nhiều...
Ninh Viễn đoàn luyện tổng binh Ngô Tam Quế vô cùng sợ hãi. Nếu như quân Thát Lỗ nhân cơ hội này tổng tấn công thì chỉ e cục diện Liêu trấn đã miễn cưỡng duy trì lâu nay sẽ sụp đổ.
Thế nhưng có thể nói lần này Ngô Tam Quế cực kỳ may mắn, vì quân Mãn Thanh trú đóng ở thành Đại Hưng Bảo không có nhiều lực lượng để tổng tấn công. Hơn nữa khi đó Hoàng Thái Cực ở Thịnh Kinh đột tử, toàn bộ Mãn Thanh bị giới nghiêm, phòng ngự chuyện bất trắc xảy ra.
Đương nhiên bất kỳ hành động phản công nào sau trận thất bại của binh mã Liêu trấn cũng sẽ khiến cho Ngô Tam Quế chật vật đối phó. Trận chiến ngu xuẩn đó cũng khiến Ngô Tam Quế hiểu được một đạo lý. Trận đánh tiêu diệt toàn bộ đại quân gần bốn vạn quân Thát Lỗ ở phủ Hà Gian là trận thắng khiến người khác giật mình kinh hãi làm người ta không thể không tin đó chính là một đại thắng. Đương nhiên cũng không phải do binh mã Thát Lỗ suy yếu mà là binh mã Sơn Đông thực sự hùng mạnh.
Sau khi Ninh Viễn đoàn luyện tổng binh Ngô Tam Quế ý thức được thực lực binh mã của mình tới đâu, đã liên tục cân nhắc thế lực để cho chính mình và binh mã thủ hạ có thể nương náu đảm bảo an toàn thế lực của mình, hoặc là thu được lợi ích hơn nữa. Đối với người như hắn, thật sự không có cái gì gọi là đại nghĩa quốc gia.
Trước trận chiến này, Ngô Tam Quế vẫn đang đánh đu giữa Đại Minh và Mãn Thanh. Thậm chí có lúc hắn còn cân nhắc tới đại quân Lưu dân của Sấm Vương đang tung hoành vùng Hà Nam. Hồ Quảng, hay làm Tào Tháo một phương.
Vào ngày mười sáu tháng giêng năm Sùng Trinh thứ mười sáu, cuối cùng thì quân Liêu trấn cũng hiểu ai là thế lực hùng mạnh nhất. Binh mã Liêu trấn đứng ở tuyến đầu chống lại quân Thát Lỗ đương nhiên hiểu rõ điều này nhất. Tiêu diệt hoàn toàn mấy vạn đại quân Thát Lỗ đã chứng minh quân Sơn Đông hùng mạnh tới cỡ nào.
Đại tướng nắm quyền địa phương liên lạc trực tiếp với Lý Mạnh dù ao cũng có chỗ không tiện. Bây giờ kinh thành đang vô cùng hỗn loạn. Ngô Tương, Đô đốc phủ trung quân, một chức quan hư danh đứng ra mặt, đương nhiên không thể khiến người ta chú ý tới.
Đương nhiên sứ giả mà Ngô Tương phái tới chính là thủ hạ thân tín của Ngô Tam Quế ở Liêu trấn.
Từ đó xét theo một góc độ nào đó, cho dù là người của Ngô Tương. Đô đốc phủ trung quân phái tới bái kiến thì đối với quân Sơn Đông mà nói cũng là điều vô cùng đặc biệt.
Sau trận đại thắng, ngoại trừ quan người Sơn Đông ở bên ngoài, phần lớn người tới đây đều là phú hào, đại tộc. Sau lưng những người này đều có một đại quan trong triều. Cho dù là quan văn, võ tướng ở các tỉnh khác tới bái kiến thì cũng lén dùng danh nghĩa dân chúng.
Thế nhưng chỉ có Ngô Tương này mới dùng danh nghĩa triều đình. Có lẽ ông ta cảm thấy như vậy mới biểu lộ hết thành ý với Trấn Đông tướng quân Lý Mạnh.
Thế nhưng khác với suy nghĩ của Lý Mạnh. Hắn vốn cho rằng sứ giả Ngô gia phái tới, không những để khoe khoang thực lực của Ngô gia ở Liêu trấn mà còn ra một cái giá để Liêu trấn về theo hắn. Thế nhưng Lý Mạnh lại không ngờ sứ giả vô cùng cung kính, ngoan ngoãn. Với một đội ngũ không phải là nhỏ, khoảng hơn một trăm người, mười mấy cái xe to, dùng tiền của mình thuê khách sạn ở Tế Nam chờ đợi trong mấy ngày liền. Ngày nào cũng khách khí tới phủ Trấn Đông tướng quân hỏi khi nào có thể gặp Đại soái.
Người được phái tới chính là cháu của Ngô Tương, em họ của Ngô Tam Quế, tên gọi là Ngô Mộc Hoàn. Hắn không có quân quyền gì. Hắn chỉ mở một kho hàng lớn ở Liêu trấn, nương nhờ thế lực của người thân kiếm tiền.
Với những nhân vật như vậy, Lý Mạnh tự ra gặp mặt chính là tự hạ thấp thân phận của mình. Sau khi để cho Ngô Mộc Hoàn đợi ba ngày. Chủ bộ Giao Châu doanh Viên Văn Hoành ra mặt đón tiếp hắn.
Đối với những người không hiểu chuyện thấy chủ không ra mặt, chỉ phái một chủ bộ nho nhỏ chịu trách nhiệm ghi chép chính là một hành vi coi thường người khác.
Đối với những người hiểu nội tình Giao Châu doanh thì việc Chủ bộ Viên Văn Hoành ra mặt thì chính là đã rất nể mặt rồi. Chức quan của vị chủ bộ này không cao nhưng lại là văn sĩ quan trọng bên cạnh Trấn Đông tướng quân Lý Mạnh. Muốn mọi việc thông suốt thì phải gặp được nhân vật quan trọng trong nội phủ. Một khi gặp được Viên chủ bộ này thì nhất định tin nhắn sẽ được chuyên tới Trấn Đông Tướng quân Lý Mạnh.
Vấn đề là chỉ những người có thân phận, địa vị ở Sơn Đông mới hiểu được đạo lý này, mà còn phải là người có thân phận, địa vị thực sự mới biết được.
Chỉ cần nhìn biểu hiện của Ngô Mộc Hoàn là có thể hiểu. Nếu không phía trước khi tới đây hắn đã thu thập đầy đủ thông tin tình báo thì chính hắn nhận lệnh chủ nhân của mình là phải cực kỳ khiêm tốn. Theo như quan sát của Viên Văn Hoành thì hẳn là điều sau thì chính xác hơn.
Ngô Mộc Hoàn cũng mặc một bộ võ phục hàm ngũ phẩm hư danh. Thế nhưng khi Viên Văn Hoành bước vào, Ngô Mộc Hoàn lại làm đại lễ, quỳ xuống, cung kính vấn an khiến cho Chủ bộ Viên Văn Hoành giật mình kinh hãi. Viên Văn Hoành vội vàng bước tới đỡ dậy, hắn thầm nghĩ điều này không hợp lễ nghi chút nào.
“Viên tiên sinh, lão thái gia và tướng quân của tiểu nhân phái tiểu nhân tới thỉnh an Đại soái, hơn nữa kính cẩn chúc mừng Đại soái bách thắng uy vũ, tương lai nhất định là công hầu muôn đời”.
“Hảo ý của quý khách nhất định Viên mỗ sẽ chuyển tới Đại soái nhà ta. Xin hãy yên tâm”.
Quân nhân chính là người có thể nhận ra thực lực chênh lệch tinh tường nhất. Người do Ngô Tam Quế phái tới hoàn toàn khiêm tốn, cách cư xử giống như tôi tớ trong nhà, lại không có gì là đang cố kìm nén vẻ tự cao tự đại.
Nguyên nhân này là sau trận đại thắng, thực lực thật sự của quân Giao Châu doanh khiến người khác chấn động, kinh hãi. Trong lòng Viên Văn Hoành thầm xúc động nhưng hắn vẫn trả lời rất khách khí.
Hai bên lần đầu tiếp xúc với nhau chỉ thường biểu lộ sự tôn kính, hoà hảo với nhau, nói nhiều cũng không đạt được điều gì. Huống chi hai bên đều không phải là người làm chủ nên lúc này chỉ nói mấy câu khách khi mà thôi.
Lẽ ra sau khi nói mấy câu. Ngô Mộc Hoàn phải để lại tặng phẩm ra ra về. Đó mới là người biết được thế nào là tiến, thoái uyển chuyển. Thế nhưng Ngô Mộc Hoàn vẫn do dự không cáo từ, hắn do dự một lát rồi nói: “Viên tiên sinh, lần đầu Ngô gia tới đây nên không dám thất lễ. Ngô gia đã chuẩn bị một phần đại lễ... Đại lễ này nếu Đại soái tự mình tiếp nhận thì sẽ thoả đáng...”.
Nói tới đây sắc mặt Ngô Mộc Hoàn có gì đó cổ quái. Rốt cuộc là muốn tặng hậu lễ gì? Tại sao lại trịnh trọng? Điều này khiến người khác phải tò mò.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook