Thời Hoàng Kim
-
Chương 3: Tình yêu thời cách mạng (3)
1
Mùa đông sắp hết, tôi nói cho con Hải Ưng x biết một việc: Hè năm 1966, “cách mạng văn hóa” vừa bung ra. Tôi thấy bố tôi bị một nhóm sinh viên áp giải đi diễu hành trong vườn trường. Hình như ông bị coi là người có uy tín trong giới học thuật phản động. Ông mặc cái áo Trung Sơn cũ, đầu đội cái mũ hình ống bằng giấy, tay cầm một khúc gậy gõ vào mảnh sắt. Đi diễu hành có cả một đoàn, ông đi khúc giữa. Lúc đó khoảng ba giờ chiều, thấy ông tôi hơi mỉm cười với ông, khi về nhà ông nện tôi một trận chí tử. Tôi nói tôi cười không có ý gì khác, nhưng không ăn thua. Lúc đó tôi nghiến răng thề sẽ hận ông suốt đời nhưng khi bình tĩnh lại thì lời thề cũng bay đi.
Bố tôi đầu rất to và hói. Trong “cách mạng văn hóa” không đến nỗi quá xui xẻo, chỉ bị đấu một lần, bị dẫn đi diễu trên phố một lần, không hiểu sao lại đúng lúc tôi nhìn thấy. Từ đó về sau ông không hiểu gì về tôi. Thí dụ năm tôi mười lăm tuổi, ông bảo thằng bé có tí tuổi đầu sao lại có râu? Mọi người cười ầm, ông thốt lên đau khổ: Thế này là thế nào? Tại sao cứ như là giặc Nhật bắn súng vậy!
Tôi bảo với con Hải Ưng x là tôi hận cha tôi. Vì tuy ông nuôi tôi từ nhỏ đến lớn nhưng ngày nào cũng đánh tôi. Điều này cũng có lợi vì khi bọn trẻ chúng tôi đánh nhau, đứa nào đánh đối phương khóc là coi như thắng, tôi lại không bao giờ khóc, da tôi như được bọc sắt. Tôi nghe nói người ta luyện võ phải lấy gạch đá gậy gộc tự đánh vào mình. Tôi bị bố đánh liên miên cho nên đỡ phải luyện cái món đó. Tôi chỉ mong bố tôi ngã xuống hố để tôi cứu, bây giờ tôi cũng muốn con Hải Ưng x rơi xuống hố để tôi cứu. Nhưng hai người đi rất cẩn thận cho nên phụ lòng tốt của tôi.
Nghe tôi kể về bố tôi, con ranh cau mày không nói, chắc nó cho là không quan trọng. Đối với người không hận được, tôi chỉ còn cách yêu để hóa giải. Thế là tôi yêu nó.
Mối tình này khác xa với tình yêu với Chiên Ba. Thằng Chiên Ba dáng vẻ èo uột, rất đáng yêu, hắn là nguồn vui của tôi. Con Hải Ưng x thì lại là nguồn đau khổ của tôi, tôi chỉ mong nó rơi xuống hố. Mặc dù như thế, nó vẫn bắt tôi phải tâm tưởng đến nó. Con người ta sống trên thế gian, sướng khổ đâu có phân biệt được cho rõ ràng, cho nên tôi chỉ mong sướng khổ đều là hàng thật giá đúng.
Ngày 5 tháng 1 năm 1974, trong căn phòng làm việc bé tí của nhà máy đậu phụ, tôi nói đủ thứ chuyện với Hải Ưng x , trong lòng căm tức nó muốn chết. Sự căm ghét đó theo Freud là sự trộn lẫn yêu và ghét, mỗi ngày một sâu. Về sau tôi vừa yêu lại vừa ghét. Nhưng đó là chuyện sau này.
Tôi kể cho con Hải Ưng x bắt đầu từ mùa xuân năm 1967, trong khu vườn trường, nơi tôi lớn lên bỗng nổi lên tiếng loa quàng quạc suốt ngày. Mọi người công kích nhau, đấu võ miệng, không đấm đá, chán ngắt. Nhưng không bao lâu sau họ chọi nhau. Đối với người không phải dân Bắc Kinh thì cần giải thích một chút: Đá dế gọi là chọi dế. Bắt đầu là rung cánh tạo tiếng động, sau đó là vuốt râu khiêu chiến, cuối cùng cắn xé đá đạp. Họ chọi nhau bắt đầu là múa nắm đấm để mở ra một lịch sử văn hóa. Lúc đầu sinh viên đánh xé nhau như người nguyên thủy, lúc đó tôi kết luận, bản chất của thế giới là nắm đấm, tôi phải nâng cao kỹ thuật đấu đá của mình. Đến mùa thu, tôi đánh giá trình độ binh khí đã đạt đến trình độ của La Mã cổ đại: có giáp sắt, giáo mác, máy ném đá, có công sự và tháp canh. Lúc ấy tôi tham gia với tư cách một công trình sư, bởi vì tôi thấy có một phe trình độ công binh kém quá. Áo giáp là hai mảnh gỗ dán đeo trước ngực và sau lưng, dán ảnh Mao chủ tịch, xông trận là đứng cả lên như những con rùa. Còn cây thương trên tay thì càng chẳng ra sao, nó là một cái ống sắt, được cưa vát bằng cái cưa tay trông như cái bút lông ngỗng, họ gọi như vậy là “lấy bút làm dáo mác”, họ cứ thế nườm nượp ra trận. Trong khi đó đối phương cầm giáo nhọn, nhằm thẳng Mao chủ tịch trên ngực hay giữa hai lông mày mà đâm là họ chết quay. Trông không chịu được, tôi chạy sang dạy họ làm mũ sắt giáp sắt, dùng máy mài của trường mài mũi giáo thật sắc, có thể đâm xuyên áo giáp. Tôi không nói chắc bạn cũng biết, họ học khoa học xã hội, nếu không thì họ chẳng cần một thằng nhóc trung học làm công trình sư. Nhưng tôi giúp họ cũng chỉ hai tháng, bởi vì đến mùa đông thì cuộc chiến đấu của chúng tôi đã bước vào thời đại sử dụng hỏa khí. Sáng đến ban vũ trang cướp súng, tối bắn nhau. Đến giai đoạn ấy họ vẫn mời tôi tham gia, nhưng tôi biết chỉ đóng một vai trò nhỏ thế là bỏ về nhà. Theo cách nhìn của tôi, làm súng không khó, làm đạn mới khó. Tôi phải kiếm mấy cuốn sách hóa học, đọc để nâng cao trình độ. Về sau thì ai cũng biết, đến cuối đông thì lãnh đạo không cho đánh nhau nữa vì thấy họ tiến bộ nhanh quá, không cấm khéo họ ném bom nguyên tử vào nhau, san phẳng Bắc Kinh này mất. Đúng là tôi đã định kiếm sách viết về vấn đề này, đọc để theo kịp tình hình. Về sau tôi không đọc sách vật lý nữa vì không thấy hứng thú mới chuyển sang học toán. Chuyện tôi thích khoa học là như thế.
Khi tôi kể cho nó nghe chuyện này thì đã là cuối đông, bên ngoài trời ấm dần. Nếu tính thời gian bằng tiết xuân ấm hoa nở thì đã hết một năm. Cuộc “giúp đỡ giáo dục” trước mắt vẫn còn kéo dài vô tận. Tôi cảm thấy có lẽ quãng đời còn lại là ở đây thôi. Trong hoàn cảnh này nghĩ lại những chuyện hồi nhỏ càng thấy bi thảm.
Tôi không những thích khoa học, còn thích xem đánh nhau.
Năm 1967 nơi tôi ở xảy xa đánh nhau bằng gươm dáo. Tôi muốn xem nhưng sợ họ xỉa cho một nhát bèn trèo lên cây. Thực ra họ chẳng muốn giết tôi, khi đi qua họ hỏi: Ê, nhóc con, bọn chúng nó ở đâu? Tôi giơ tay ngang mày nhìn quanh rồi nói: Phía thư viện có một nhóm đang nấp. Khi họ đánh nhau, thường tôi chỉ đứng xa để xem, duy nhất có lần họ đánh nhau ngay dưới gốc cây tôi ngồi, có người chết.
Hồi đó người ta mặc quần áo lao động màu xanh, đội mũ nan, đeo kính chắn gió như lái xe mô tô – bởi vì ném vôi bột là chiến thuật quen dùng, cổ quấn khăn mặt trắng, tôi không biết để làm gì, có thể là mốt mà thôi. Hôm đó không thấy những người “lấy bút làm giáo mác” đeo mảnh gỗ dán, tất cả đều trang bị giáp trụ tiêu chuẩn, giáo mác xủng xoảng va nhau, có tiếng kêu la, một người bị đâm xuyên. Một chiếc thương dài đâm lòi ra sau lưng gần một nửa. Cú đâm chắc là rất mạnh và giáp thì yếu. Mọi người chạy cả, chỉ còn lại anh chàng xấu số buông giáo đang quay quay bên dưới và tôi bị giam cứng trên cây. Anh ta vừa quay vừa kêu “ô ô”. Trời mùa hè mà tôi thấy lạnh người, muốn giúp mà bó tay, nhìn kìa, anh ta chỉ còn nói được nguyên âm thôi ư, không phát ra được phụ âm nữa rồi. Lát sau anh ta gục xuống.
Khi kể cho nó nghe, tôi kết luận: lúc đó anh ta rất lạnh và có cảm giác như vừa tỉnh cơn mê. Nó ngớ ngẩn hỏi tôi: Tỉnh gì? Mê gì? Tôi ranh mãnh tránh câu hỏi đó và nói, tôi không biết – nghe nói trước khi chết người ta đều có cảm giác như vừa tỉnh cơn mê.
Ngồi trong phòng của con Hải Ưng x tôi chẳng có gì mà nói đành nói những chuyện đó, nào là mê, nào là tỉnh, không phải tôi cố ý làm ra vẻ huyền bí mà tôi nói theo cảm hứng. Bởi vì tôi cảm thấy trong đầu óc của mỗi người có rất nhiều cái kỳ quặc, khi bị một cây thương xuyên qua người thì mọi ý nghĩ mất sạch. Tôi nghe nói ở nông thôn có một số người phụ nữ mê tín, thấy có tiên cáo nhập vào mình, thế là nói năng huyên thiên, khi đó lấy một chiếc kim to đâm vào miệng sẽ tỉnh lại ngay lập tức. Một nhát kim đâm mà hiệu nghiệm như vậy huống chi một nhát giáo đâm.
Khi đã lớn tôi đọc sách của Freud, thấy câu này: Theo một nghĩa nào đó, mỗi chúng ta đều có một chút hysteria ( [5] ) . Đọc đến đó tôi ngừng lại, tôi cứ ngơ ngẩn rất lâu trước từ này. Từ này vốn dĩ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “tử cung”, nhưng cái đó tôi chưa nhìn thấy bao giờ, cho nên không biết tưởng tượng ra sao. Tôi nhớ hồi mười hai tuổi, tôi làm ra một bộ nguồn điện, có thể phát ra dòng điện một chiều, xoay chiều với các điện áp khác nhau, sau đó tôi bắt rất nhiều chuồn chuồn cho điện giật chết bằng các mức điện áp. Tùy theo điện áp cao hay thấp, chúng có các kiểu chết khác nhau. Tôi liên tưởng, trong thời kỳ cách mạng người trúng xổ số đều là chuồn chuồn bị gí điện.
Những con chuồn chuồn chưa bị gí điện dửng dưng nhìn con bị gí điện chết. Cho nên tôi nghĩ, phải đến khi có dòng điện chạy qua thân mình thì nó mới biết mình trúng độc đắc, như tỉnh khỏi cơn mê.
2
Sáu tuổi tôi ngã gãy tay, sau đó đói gần chết, bị cô giáo mắng là đồ lợn, bị bố đánh vô cớ. Tất cả những chuyện đó tôi đều cắn răng chịu đựng và sống đến bốn mươi tuổi. Một đời nhẫn nhục như thế không ổn, cho nên tôi quyết định tự tìm lấy lối thoát. Lối thoát đó là suy nghĩ viển vông. Khi chu du thiên hạ, Alice có nói: Mọi thứ đều ngày càng thần kỳ, suy nghĩ viển vông là để tìm tòi sự thần kỳ.
Về chuyện tôi bị bố đánh, tôi nói thêm. Tôi trông thấy ông đội mũ cao, tôi cười và bị đánh. Dễ dàng kết luận rằng nếu tôi mếu thì không bị đánh. Nhưng kết luận đó sai. Kết luận đúng là đến lúc tôi bị đánh là bị đánh, cho dù mếu hay cười. Sống trên cõi đời này, thế nào cũng bị đánh, vì thế làm cái gì cũng chẳng có nghĩa. Chỉ đi tìm điều thần kỳ là có ý nghĩa.
Theo kinh nghiệm của tôi, ai trúng xổ số cũng phải đi tìm điều thần kỳ. Thí dụ bố tôi, là một giáo sư văn sử, nửa cuối cuộc đời toàn trúng số lặt vặt: nào là bị phê phán về quan điểm học thuật, nào là xuýt bị quy là phái hữu. Không lần trúng số nào xong lại không làm một điều kỳ quặc: nào là sụt sùi khóc và nói mình chưa cải tạo tốt, nào là giơ bộ mặt già đi nộp đơn xin vào đảng. Về sau ông nảy ra một ý nghĩ lạ kỳ, cho rằng mình hay trúng số như thế vì đã làm điều ác – đẻ đứa con mới mười mấy tuổi đã có râu, mặt mũi xấu xí. Đã trót làm điều ác thì phải làm điều thiện để đền bù, đó là đánh tôi. Cả tôi nữa, nửa đầu cuộc đời cũng toàn trúng số. Do sự kích thích của việc trúng số cho nên ngay từ bé tôi đã hơi kỳ quặc.
Tôi lấy lõi chỉ và dây chun làm ô tô, lấy tuýp xe đạp làm súng kíp, lấy lá đồng làm đèn đất, đó là tác phẩm thời đầu tiểu học, lớn lên một chút thì lấy phế liệu làm máy hơi nước, đốt mấy tờ báo là chạy mười lăm phút, lấy tôn làm khẩu đại bác, dẫn hơi xăng vào trong nòng rồi điểm hỏa, nổ bùm, lửa phun ra thổi bay viên đạn là cái nút phích. Về sau tôi còn dùng lò vứt đi để làm động cơ xăng, rất khéo nhưng hình thù kỳ dị chẳng lắp được lên xe để chạy, hơn nữa nó kêu to như sấm phải ra bãi rộng mới thử được. Càng lớn thì càng làm những thứ phức tạp hơn nhưng vật liệu toàn là sắt vụn vì chỗ tôi ở chỉ có chuồng gà và đống phế liệu, chẳng có gì khác. Tôi biến chỗ ở thành đống rác, bài tập về nhà thì không chịu làm cho nên luôn bị bố đánh. Bây giờ cho tôi đủ đồng vụn sắt vụn và đủ thời gian tôi sẽ làm được máy bay phản lực.
Tôi kể hết những chuyện ấy cho con Hải Ưng x nghe. Nó bảo, ý anh muốn nói là anh rất chịu khó, đúng không? Tôi nghe rất không lọt tai. Nó nói vậy có nghĩa là trước mặt nó tôi muốn tỏ ra là người chịu khó. Hồi đó tôi chưa quen cô làm sao mà có ý nghĩ thế được, tôi chỉ biết có người tóc dài vú to, nói như đấm vào tai. Vì vậy không nên dây với họ. Nghĩ thì dễ nhưng làm rất khó. Bởi vì đàn bà là đàn bà, anh vẫn cứ phải dây với họ.
3
Bây giờ thì tôi hiểu tìm tòi điều thần kỳ là thế nào, đó là một khi trúng được số đen, người ta lập tức có hoang tưởng sẽ trúng số đỏ. Thí dụ bố tôi xuýt bị quy phái hữu thì nộp đơn xin vào Đảng, hy vọng tổ chức Đảng lẩn thẩn tiếp thu để trúng số đỏ. Khi bị phê phán thì có ảo tưởng mình sẽ cải tạo tốt, không bị phê phán nữa, lại còn có thể phê phán người khác. Còn tôi, bị đói, bị đánh rồi thì leo lên lò cao tìm điều thần bí, phát minh ra đủ thứ để tìm ra thế giới mới hoặc để trở thành nhân vật vĩ đại. Hai bố con tôi giống nhau ở chỗ toàn trúng số đen, chỉ có khác tôi là trẻ con, nghĩ ra những điều quái gở hơn người già.
Tôi kể cho nó nghe năm 1966 tôi nhìn thấy một chiếc xe ô tô bị lật. Năm đó tôi mười bốn tuổi, trường nghỉ học, ngày nào tôi cũng lên phố. Ở đó rất nhiều ô tô chạy lung tung, có chiếc quặt phải quặt trái rồi bất thình lình lao vào quán hàng, có chiếc đang chạy chậm rì rì bỗng rú ầm ầm, bốc khói nghi ngút vọt lên. Một hôm tôi thấy một chiếc xe phóng như bay đến ngã tư thì lật. Hình như là chở dầu, bốc cháy thành một quả cầu lửa, dầu và lốp xe cháy khói đen kịt cuồn cuộn bốc lên, nhìn sướng mắt.
Về sau tôi cũng lái xe vẫn không hiểu làm thế nào để một chiếc xe tải to lật ngửa ngay trên mặt đất bằng phẳng. Lúc đó tôi chạy đến lửa đã tắt thấy trong cabin có ba người cháy đen, trông như chim nướng, nếu là chim nướng thì thơm lắm rồi, cái gì chứ nướng chim tôi là cao thủ. Nó nghe thấy lợm giọng và nói đầu óc tôi xấu xa – người tốt chết cháy mà không hề động lòng. Nói thật lòng, tôi muốn thương nhưng thương không nổi. Thương không thể cố mà được. Tôi chỉ thấy câu chuyện rất có ý nghĩa. Thời kỳ cách mạng là thời tôi toàn trúng số đen. Chỉ khi nào thấy có người trúng đậm hơn tôi thì tôi mới vui được.
Ngoài nướng chim, tôi còn giỏi làm cung bật hoặc các loại cơ cấu bắn đá. Năm 1967 chỗ tôi ở đánh nhau to, các phe phái đua nhau chiếm các tòa nhà. Chiếm được thì đuổi người đi, đục tường làm lỗ bắn gạch đá, ở đó lắp những máy bắn giống như cung bắn pháo của La Mã hoặc máy ném đá của Hy Lạp. Tôi mê cái thứ đó lắm và vô cùng kính trọng các bậc tiên liệt: Euclide, Archimède, Michel-ange, Léonardo da Vinci – những người đã làm ra chúng. Nhưng các sinh viên làm thì quá ư thô thiển, không thể gọi là “chế tạo”, họ lật ngược ghế băng lên, buộc săm xe đạp vào chân ghế mà kéo, viên gạch bắn đi không xa bằng ném tay. Thế rồi một hôm đám người xông đến nhà chúng tôi, đuổi mọi người ra. Lúc đó tình hình rối ren tôi không được ra khỏi nhà. Họ đến là tôi được tham gia chiến đấu nhưng người nhà tôi không ai biết. Họ phải cặm cụi dọn đến khu trung lập để tôi ở lại trông nhà. Khu trung lập là một cái nhà kho bỏ đi, mấy trăm người đàn ông, đàn bà, trẻ con sống lẫn lộn, có một vòi nước chung, mùi cứt đái bốc lên không thoát đi đâu được. Tôi may không được ở đó.
Khi ấy mọi tòa nhà quanh khu vườn trường, cửa sổ bị đập hết kính thành những lỗ đen sì, thỉnh thoảng ló ra cái đầu đội mũ nan. Trên nóc nhà thì bàn ghế xếp thành công sự, ở giữa cuốn lưới thép để chắn gạch đá ném tới. Lưới thép vốn dĩ để chắn bóng ở sân bóng chuyền. Cả một vườn trường biến thành một ổ gián. Đó là thời kỳ có rất nhiều loa phóng thanh kêu gào và rất nhiều người chết. Nhưng tôi chẳng thương tiếc. Thời đại mà tôi khoái bỗng đâu rơi xuống trần gian, một kỳ tích thật sự. Nhà tôi thành ổ gián, chẳng còn ai trách tôi tha các thứ đồng nát về thành đống rác. Còn gì sướng bằng nữa! Còn chuyện nó là tai họa lớn đến thế nào với người khác thì thằng bé mười mấy tuổi đầu như tôi hơi đâu mà lo?
4
Hồi nhỏ tôi muốn làm một nhà phát minh, hình như trong sự tìm tòi phát minh có một ma lực nào đó, làm cho người ta bay bổng. Vì thế đầu tiên tôi học toán, học cả Double E . Nhưng bây giờ tôi không thấy nó có cái ma lực ấy. Bất kể anh phát minh ra cái gì thì anh vẫn là anh. Tất cả ma lực của nó là làm cho anh chế tạo ra cái máy ném đá có thể giết người. Nhưng nếu biết làm thì cũng thôi. Hồi nhỏ tôi không chơi với bọn con gái, tôi tránh chúng nó như tránh dịch hạch. Nhưng bây giờ đã lấy vợ, tòm tem bất cứ lúc nào. Điều đó nói rằng tôi đã lớn. Hồi nhỏ tôi nhìn đời thế này: Bất kỳ lúc nào và ở đâu, chúng tôi đều đang chơi một trò chơi, theo luật chơi ai điểm cao hơn là thắng. Từng trường hợp cụ thể thì cách nghĩ như thế thường là đúng, trừ thời kỳ thối tha nát bét. Thí dụ, lên lớp thầy giáo cho điểm cao là thắng, thi đấu trọng tài cho điểm cao là thắng, ở Mỹ điểm cao đó được tính bằng tiền, vân vân. Nhưng nói tổng thể thì tôi chẳng thấy đúng chỗ nào, vì với tôi quy tắc đó luôn thay đổi. Nếu không có một quy tắc bao trùm thì cũng như không có quy tắc nào cả.
Bây giờ tôi lại nghĩ, tổn thất không nhỏ vì cái máy ném đá và những ý tưởng ngông cuồng. Nếu không mê mẩn vì chúng thì tôi làm được nhiều việc khác. Thí dụ quy tắc chung là chế tạo ra cái máy thì mười sáu tuổi tôi được điểm khá nhiều. Nhưng nếu quy tắc chung không phải thế mà là ai làm tình nhiều là thắng, thì tôi thua đậm. Nhưng quy tắc chung là gì thì chẳng ai biết cả. Những ý nghĩ về cái quy tắc chung đó, chính là triết học.
Đến năm ba lăm tuổi, tôi đi du học tại Mỹ, lúc không có tiền thì đến làm công ở quán ăn. Thường là rửa bát đĩa, bởi vì tôi hay nói lắp, mà không phải là “hậu nói lắp”, cũng không phải “trung nói lắp” mà là “tiền nói lắp”, không nói được câu nào, mắt thì cứ giương lên, nhất là khi nói tiếng Anh. Tôi gặp ông đầu bếp người Trung Quốc, sự nghiệp trọn đời của ông ta là mua xổ số. Là một học sinh chuyên toán sáu năm, xác suất như loto thì tính được, chỉ tiếc là tính xong không biết nói sao cho rõ để ông ta nghe. Mỗi khi phải quyết định mua số nào, ông ta chạy đến chùa thắp hương lễ phật, có khi viết thư cho thầy ở Dallas xin một quẻ. Có lúc bảo tôi cho một nhóm số, tôi chạy ra phố chép số xe. Việc này cũng nguy hiểm, đang mải chép thì trong xe nhảy ra mấy thằng cha da đen to vật vã, vừa chửi vừa xông đến, bắt tôi nói chép số xe làm gì, tôi co cẳng chạy rồi leo ống nước thoát thân, may mà chúng nó không có đứa nào là vận động viên, cũng không đứa nào mang súng. Cho nên tôi đành phải bảo ông đầu bếp là trong xổ số chẳng có bí quyết gì đâu, nếu có thì tôi cũng không thể nào biết được. Nhưng ông ta chỉ nói một câu mà tôi cứng họng: Nếu thật sự không có bí quyết, thì làm sao tôi lại tin là có? Tôi đã không bác bỏ được thì nói gì cũng không ăn thua. Thí dụ tôi nói: Nếu tôi chép biển số xe là ghi được xổ số kỳ sau, thì việc gì tôi phải mua kỳ sau nữa? Ông ta bảo: Ai biết được là anh không mua? Thế là tôi lại bị tiền nói lắp. Theo ông ta thì người trúng số nhất định nhìn ra bí quyết cho nên phát tài. Tất nhiên bí quyết thì chẳng ai chịu nói ra. Hơn nữa nói ra là mất thiêng. Chưa biết chừng bí quyết ấy nằm trên danh bạ điện thoại hay trong giấc mơ.
Cho đến khi tôi về nước rồi ông ấy vẫn bảo nhặt được vé ô tô trên phố thì gửi sang cho ông ấy, nhưng tôi chẳng bao giờ làm ở đấy nữa, cũng chẳng phải nịnh ông ta làm gì cho nên tôi chẳng làm chuyện đó. Nhưng đó là chuyện mãi về sau. Điều nghiêm trọng là ông ta đã mua loto suốt đời, đã bị tẩu hỏa nhập ma mà ông ta lại là sếp trực tiếp của tôi nên tôi không thể nói toẹt ra được rằng ông là đồ ngốc.
Người nhà bảo, hồi bé ngoài việc leo lên lò cao, tôi còn làm nhiều điều dại dột, thí dụ trèo cây ngã gãy chân, trốn vào núi ba ngày mới về, lấy cung bắn chết gà hàng xóm, vân vân. Nhưng tôi không nhớ. Theo tôi nếu có thì cũng chẳng là gì, không thể nói là dại vì tôi còn bé, cùng lắm thì là chưa hiểu biết.
Bây giờ tôi đã bốn mươi tuổi. Phát minh của tôi từ chín tuổi đến giờ không sao kể hết. Thí dụ tôi phát minh ra đôi tất dài tẩm bột sắt và hợp chất halogen. Bóc bao gói ra, nó phát nhiệt bốn mươi tám tiếng đồng hồ, hết nhiệt thì nó là đôi tất bình thường, vừa giải quyết vấn đề chống lạnh vừa xỏ chân được. Bây giờ tôi vẫn mê phát minh nhưng không còn tin nó sẽ đổi đời cho mình – nói cách khác phát minh chẳng trúng được số đỏ.
Tôi lấy vợ rồi sang Mỹ học. Ở trong nước tôi học toán nhưng cảm thấy vô nghĩa nên tôi đăng ký vào khoa máy tính và khoa Double E , ta gọi là vô tuyến điện. Vợ tôi học lịch sử đảng, sang bên đó chuyển sang PE, ta gọi là thể dục. Ngoài giờ lên lớp chúng tôi còn phải làm để lấy cái bỏ vào miệng. Vợ tôi làm hướng dẫn viên tại các phòng tập luyện rồi thành nghề suốt đời, bây giờ mỗi ngày hướng dẫn mười tiết còn thấy ít. Cô ấy bảo ngoài việc ăn ngủ ra chỉ thích hướng dẫn, nhảy tưng tưng trước bao nhiêu người. Còn tôi lập trình thuê. Đến Mỹ rồi mới biết, muốn sống phải kiếm tiền. Kiếm tiền vốn là một việc khô khan nhưng tôi cứ nghĩ về nó cho thật lãng mạn.
Lần đầu đem việc lập trình của khoa về, tôi nghĩ: “Được, đây là cơ hội để thi thố tài năng của mình!”. Từ nhỏ đến nay, tôi chưa bao giờ được suôn sẻ. Lúc đầu định làm họa sĩ thì mù màu. Sau làm nghiên cứu sinh khoa toán thì thầy hướng dẫn cho đề tài luận văn là Trình bày “bút ký toán học” của Marx. Mặc dù tôi moi óc ra viết được trăm rưỡi trang, nhưng tôi viết cái gì thì đến nay thầy chẳng nhớ và tôi cũng quên sạch rồi. Bản in cũng không biết để đâu mất. Cho nên luận văn ấy viết ra cũng như không, bao nhiêu tế bào não của tôi đã chết vô ích. Tóm lại tôi chưa làm được một công việc thật sự nào, trừ phi bạn tính cho tôi việc làm đậu phụ. Nói vậy để thấy sự xúc động của tôi khi nhận việc của khoa về. Tuy đây là chương trình cỡ lớn, nhiều người cùng biên soạn, nhưng tôi nghĩ như thế càng tốt vì sẽ càng chứng tỏ tôi hơn người. Càng nghĩ vậy thì tâm trí càng rối, chẳng viết ra một dòng mã nguồn nào. Cho nên tôi bảo vợ khi đi hãy khóa tôi trong nhà. Tôi đã lẩn thẩn nhưng vợ tôi không nhận ra.
Nhốt mình trong phòng, tôi hoàn toàn tập trung tư tưởng. Cho nên tôi viết loạt phần mềm đầu tiên rất giàu ý thơ. Lý hậu chủ đã viết thế này:
Đậu đỏ mổ vỡ hạt anh vũ
Về sự phức tạp và mềm dẻo, phần mềm của tôi đạt đến tầm của câu thơ này. Hậu chủ lại viết câu khuyết:
Mưa phùn chảy ướt trăng
Phần mềm của tôi cũng đơn giản như thế, người ta soạn mười dòng, tôi chỉ cần một dòng. Khi nộp lên, giáo sư thất kinh: Ngắn thế, chạy ( run ) được không? Tôi bảo xin ngài cứ thử đi. Thử xong ông bắt tay tôi: Cám ơn! Nhưng khi trả công thì tôi được ít nhất. Thì ra tính tiền theo số dòng, tôi tức điên người. Đợt giao phần mềm lần sau tôi kéo lê thê. Thơ cổ viết:
Nhất cá hòa thượng độc tự quy
Quan môn bế hộ yểm sài phi
Đợt thứ hai này tôi đạt đến tầm người ta soạn một dòng, tôi làm tới hai mươi dòng. Giáo sư không hỏi có run được hay không mà bảo: Anh là cái đồ phá quấy, đem về viết ngắn lại. Chủ nghĩa tư bản giả dối đến thế đó. Nhận xong tấm bằng tôi dứt khoát về nước. Bởi vì tôi là một nhà thơ lãng mạn tận xương tủy, khi vẽ là nhà thơ của màu sắc, khi lập trình là nhà thơ phần mềm. Xã hội tư bản khô cứng vô vị làm sao dung nạp nổi nhà thơ lãng mạn.
5
Ở Mỹ, tôi muốn làm Double E hay Computer thì tùy thích, lại kiếm được tiền nhưng không vui, ít nhất là không vui bằng hồi năm 1967 ở nhà chế tạo máy ném đá. Cửa sổ đập hết kính, tường đục thành lỗ, tôi mặc tạp dề da của thợ mộc, tai gài bút chì chỉ huy mười mấy sinh viên tháo bàn ghế nhà ra làm máy ném đá. Thiết kế không ai bằng tôi cho nên mọi người bầu tôi phụ trách. Khi lãnh đạo cấm đánh nhau, bố tôi trở về thấy nhà trống không, trong phòng sách lù lù một cái máy kỳ quặc vừa giống cái bệ pháo vừa giống cái máy chém, phần đế đổ xi măng cứng ngắc, không thể tháo dỡ được. Ông tức điên lên. Đó là cái máy ném đá của tôi, chính xác nhất so với các máy cùng loại trên thế giới. Nhưng các bộ phận trên đó là dụng cụ của gia đình tôi. Các thứ đó là của công, bố tôi không tiếc. Nhưng sách của ông bị mất nhiều, sách đó ông để cho tôi đọc. Tôi bảo người ta cầm gươm giáo muốn mượn sách nhà ta để xem, con giữ làm sao được.
Bây giờ tôi nghĩ, phê phán chủ nhĩa tư bản cũng phải có lương tâm, xã hội hiện đại đâu có chứa nổi quá nhiều nhà thơ. Cũng như gà nhiều quá thì không đẻ trứng, nhà thơ nhiều quá thì không có cơm ăn, bởi vì các nhà thơ chân chính đều là những kẻ phá quấy. Mùa thu năm 1967, các sinh viên “lấy bút làm giáo mác” xông đến nhà tôi, sau khi giúp dọn nhà đến khu trung lập, tôi ở lại coi nhà. Nhoáng một cái tôi đã nhập bọn với họ, đục tường đập kính. Nếu không đập thì gạch đá bay đến cũng làm vỡ và còn gây thương tích nữa. Chúng tôi lấy bàn ghế che lại, trong nhà tối om nhưng tôi thấy chưa đủ tối, bèn sơn đen tất cả tường và trần. Chỉ nửa ngày, bên trong tòa nhà tối đen như địa ngục. Tất nhiên làm thế là có lý, nếu có kẻ xông vào, chưa kịp nhìn thấy gì thì đã bị chúng tôi xiên mấy nhát rồi. Bằng cách ấy nhà ở chúng tôi được cải tạo thành cái tổ kiến. Đến mùa đông, cả tòa nhà không còn một viên ngói lành. Cửa sổ tầng một đều được hàn chắc chắn, chông nhọn đâm tua tủa ra ngoài, sắc hơn dao, các hành lang bị bịt kín, thay thế bằng những lối đi khác, ngang dọc khắp nơi. Sau ba ngày ba đêm không còn nhận ra ngôi nhà cũ nữa. Sau này khôi phục lại chi phí còn cao hơn cả chi phí xây ngôi nhà này. Từ đó bạn thấy tại sao đám sinh viên “lấy bút làm giáo mác” lại mang đến nhiều rủi ro, mà đó là chủ ý của tôi. Một nhà thơ như tôi mà gây tai họa đến vậy, nếu đâu cũng thế thì khủng khiếp biết chừng nào! Nhưng không làm nhà thơ thì tôi không sống nổi. Vậy rốt cuộc phải làm sao, đó là vấn đề.
6
Hồi nhỏ đọc “ Triều vua Asser của người Mỹ tại bang Connecticut” của Mark Twain , tôi thích làm người cổ đại. Nếu được chọn, tôi sẽ sống ở La Mã cổ hoặc Hy Lạp cổ. Khi đó mới có cơ hội làm những gì mình thích, người ta có thể phát minh ra máy móc –Archimède khi chế tạo guồng nước đâu có bị bố đánh. Tôi không nên sinh ra trong thời hiện đại, tôi là người cổ ngày nay. Tôi là Archimède, là Michel-ange. Tất cả những gì xung quanh chẳng liên quan gì đến tôi.
Ở nhà máy đậu, chịu “giúp đỡ giáo dục”, tôi vẫn thấy mình là người cổ hiện đại, nhưng đã biến dị chút ít. Con dao ba cạnh dùng để cạo cháy nồi nấu sữa đậu nếu tra cán làm giáo thời cổ đại thì tốt lắm. Bị mụ Lỗ truy đuổi và phải ngồi mài đũng quần chịu “giúp đỡ giáo dục” thì chẳng giống người cổ tí nào. Điều quan trọng là tôi chẳng còn tin sẽ có kỳ tích gì nữa. Tục ngữ có câu: Thời thế tạo anh hùng. Cái thời thế anh hùng ồn ào lộn xộn đã qua rồi không bao giờ trở lại.
Mỗi khi nhớ lại thời đại anh hùng đã qua, tôi đều bắt đầu từ hai sự kiện – vụ lật xe năm 1966 và cung bắn đá năm 1967. Tôi nói với nó về hai sự kiện, nó không hiểu gì về tầm quang trọng của chúng, vì nó không phải người cổ hiện đại. Mùa thu năm 1967 tôi bám ống nước thải trèo lên phòng thí nghiệm. Lúc đó cả đám “lấy bút làm giáo mác”, sáu bảy chục người ngồi trong nhà, không nước, không điện, không ăn, không uống, bên ngoài hát “Sở ca”, rất nhiều loa cỡ lớn đòi bọn “lấy bút làm giáo mác” nộp đơn xin đầu hàng. Tôi bảo họ nhà tôi ở đây, nhìn thì xấu xí nhưng là cứ điểm lợi hại để đánh nhau, bởi vì bên dưới có mấy đường cống ngầm, đường cáp điện, thậm chí có thể chui vào cống nước thải, theo đó đến tận thị trấn Hải Điện để mua quẩy. Thế là họ nửa đêm phá vây sang nhà tôi. Tất cả các tòa nhà ký túc xá đều bị chiếm, tất cả đều như những tổ ong. Nhắc lại tôi thấy vui sướng vô cùng, còn con Hải Ưng x thì nhăn nhó, không biết “giúp đỡ” tôi như thế nào.
Tôi ngẩng lên nhìn, trong ánh nắng chiều tóc nó có màu nâu vàng, cằm tròn, nét mặt dạy đời làm tôi nhớ lại cô giáo to như cái giành hồi tiểu học. Khoảnh khắc ấy tôi thấy ghét cay ghét đắng con ranh này. Tôi và nó là hai sinh vật khác loài, thù truyền kiếp như chó mèo. Nhưng nó bỗng cười với tôi và nói: Kể nữa đi. Lúc đó tôi lại thấy ấm lòng, một cảm giác tê dại, hầu như cảm ơn nó hãy còn để ý đến một thằng xấu xa như tôi. Điều đó cho thấy trong những con người như tôi cũng có tính cách nô lệ.
Bọn người xông đến nhà tôi toàn thân trắng xóa và sặc sụa mùi vôi bột, hai mắt sưng húp. Trên đường đến đây họ bị tấn công, về sau người ta nói phái này xấu xa, ác như bọn quốc xã. Nhưng nói thế là sai, tôi thấy họ rất lịch sự, nho nhã, khiêm nhường, không nói tục không nhổ bậy. Họ không giống đội quân chiến đấu mà giống như các quý tộc Anh quốc. Tôi rất thích đám người này. Nhưng đến cuối kỳ “cách mạng văn hóa” tính sổ thì họ bất hạnh nhất trường, một nhóm nhỏ mà giết nhiều nhất, phá nhiều nhất. Người cầm đầu bị tống giam, cả bọn bị tống về nông thôn lao động, không một ai ở lại thành phố. Như vậy có nghĩa là sẽ đến nơi không có điện không có ba bữa cơm ăn. Thế là những người tôi ưa đều rủi ro, tính cách mà tôi thích không phải là tính cách tốt đẹp.
Tôi cứ nghĩ mãi tại sao những người “lấy bút làm giáo mác” lại phải đánh trận, nói là vì chủ nghĩa, vì tư tưởng thì không đủ. Nếu nói rằng họ đi tìm sự thần kỳ như tôi thì cũng không đúng hẳn – đánh nhau là trò chơi của tôi ở tuổi mười lăm. Nhưng họ đều đã lớn cả, có thể động cơ của họ là các thứ kể trên trộn lẫn như cái người ta nôn ra khi say rượu. Bạn chẳng biết trong đống nôn ấy là những gì thì bạn cũng chẳng biết được động cơ của việc lấy bút làm giáo mác là những gì.
Lại nói chuyện leo lên lò cao kết thúc như thế nào. Đến năm mười ba tuổi thì tôi đã trèo lên được, chui vào trong, chẳng thấy có gì ngoài một mảnh chiếu, trên đó là những bao tránh thai đã sử dụng và một đám bầy nhầy như mớ bông ướt, có thể đoán ra là cái gì, nó giống như cái thứ tôi nhìn thấy trong vết thương gãy tay hồi sáu tuổi mà tôi vẫn ngỡ đó là bản thể của tôi, toàn thân tôi là một cái túi chăn ướt. Từ lần leo vào lò hôm đó nhân sinh quan của tôi trở nên bi quan. Trúng số đen to tướng hôm đó, tôi chẳng bao giờ còn mơ tưởng đến việc trúng số đỏ nữa.
Chuyện cái mớ bông ướt thì thế này: Buổi sáng dậy thấy trong quần lót của mình có thứ gì dính nhơm nhớp như mỡ xe đạp. Cảm giác ong ong mơ hồ trong đầu, nhớ lại đã nằm mơ thấy vú và mông con gái. Nhưng không hiểu tại sao vú mông lại đùn ra cái thứ này. Tôi không thích trạng thái như thế một chút nào cả.
Chuyện miếng bông ướt và những chuyện của tôi sau sự việc đó tôi không kể cho nó nghe. Tôi không kể chuyện của tôi sau đó vì tôi không có bản lĩnh thấy trước tương lai, tôi không kể chuyện miếng bông ướt vì cảm thấy rất không nên nói cho con gái nghe. Về sau cô ta bảo tôi: Anh bẩn quá! Khi ấy cô ta đã là vợ Chiên Ba, không biết cô ta có chê Chiên Ba bẩn không.
Về triết học, bây giờ tôi nghĩ: Nó có nhiều vấn đề, vấn đề thuyết bản thể, thuyết nhận thức, vân vân. Nhưng đối với người Trung Quốc, chỉ có một vấn đề rất quan trọng, tức là trên đời này không có cái gọi là bí quyết thần kỳ – bí quyết mua sổ số, bí quyết luyện kim đan, bí quyết bay bổng khỏi mặt đất, và bí quyết chạy bộ vào thiên đường giữa nhân gian. Nếu bạn bảo không có thì làm sao tôi tin là có? Nếu bạn bảo có thì tại sao tôi không thấy? Từ khi tôi chui được vào cái lò cao đó thì tôi chẳng còn tin rằng có bí quyết gì nữa. Tôi cũng như mọi người, phải yêu người mình ghét, phải kiếm tiền mua gạo, phải lập gia đình, có việc làm, nuôi vợ con. Tóm lại, trừ phi có chuyện lạ xảy ra còn thì sướng ít khổ nhiều và chuyện lạ mãi không thấy xảy ra. Tôi vắt kiệt tâm sức mà chẳng thấy điều thần kỳ. Trên đời chỉ toàn số đen, không có chuyện trúng số đỏ. Tôi nói tôi là người bi quan là như thế.
Mùa đông sắp hết, tôi nói cho con Hải Ưng x biết một việc: Hè năm 1966, “cách mạng văn hóa” vừa bung ra. Tôi thấy bố tôi bị một nhóm sinh viên áp giải đi diễu hành trong vườn trường. Hình như ông bị coi là người có uy tín trong giới học thuật phản động. Ông mặc cái áo Trung Sơn cũ, đầu đội cái mũ hình ống bằng giấy, tay cầm một khúc gậy gõ vào mảnh sắt. Đi diễu hành có cả một đoàn, ông đi khúc giữa. Lúc đó khoảng ba giờ chiều, thấy ông tôi hơi mỉm cười với ông, khi về nhà ông nện tôi một trận chí tử. Tôi nói tôi cười không có ý gì khác, nhưng không ăn thua. Lúc đó tôi nghiến răng thề sẽ hận ông suốt đời nhưng khi bình tĩnh lại thì lời thề cũng bay đi.
Bố tôi đầu rất to và hói. Trong “cách mạng văn hóa” không đến nỗi quá xui xẻo, chỉ bị đấu một lần, bị dẫn đi diễu trên phố một lần, không hiểu sao lại đúng lúc tôi nhìn thấy. Từ đó về sau ông không hiểu gì về tôi. Thí dụ năm tôi mười lăm tuổi, ông bảo thằng bé có tí tuổi đầu sao lại có râu? Mọi người cười ầm, ông thốt lên đau khổ: Thế này là thế nào? Tại sao cứ như là giặc Nhật bắn súng vậy!
Tôi bảo với con Hải Ưng x là tôi hận cha tôi. Vì tuy ông nuôi tôi từ nhỏ đến lớn nhưng ngày nào cũng đánh tôi. Điều này cũng có lợi vì khi bọn trẻ chúng tôi đánh nhau, đứa nào đánh đối phương khóc là coi như thắng, tôi lại không bao giờ khóc, da tôi như được bọc sắt. Tôi nghe nói người ta luyện võ phải lấy gạch đá gậy gộc tự đánh vào mình. Tôi bị bố đánh liên miên cho nên đỡ phải luyện cái món đó. Tôi chỉ mong bố tôi ngã xuống hố để tôi cứu, bây giờ tôi cũng muốn con Hải Ưng x rơi xuống hố để tôi cứu. Nhưng hai người đi rất cẩn thận cho nên phụ lòng tốt của tôi.
Nghe tôi kể về bố tôi, con ranh cau mày không nói, chắc nó cho là không quan trọng. Đối với người không hận được, tôi chỉ còn cách yêu để hóa giải. Thế là tôi yêu nó.
Mối tình này khác xa với tình yêu với Chiên Ba. Thằng Chiên Ba dáng vẻ èo uột, rất đáng yêu, hắn là nguồn vui của tôi. Con Hải Ưng x thì lại là nguồn đau khổ của tôi, tôi chỉ mong nó rơi xuống hố. Mặc dù như thế, nó vẫn bắt tôi phải tâm tưởng đến nó. Con người ta sống trên thế gian, sướng khổ đâu có phân biệt được cho rõ ràng, cho nên tôi chỉ mong sướng khổ đều là hàng thật giá đúng.
Ngày 5 tháng 1 năm 1974, trong căn phòng làm việc bé tí của nhà máy đậu phụ, tôi nói đủ thứ chuyện với Hải Ưng x , trong lòng căm tức nó muốn chết. Sự căm ghét đó theo Freud là sự trộn lẫn yêu và ghét, mỗi ngày một sâu. Về sau tôi vừa yêu lại vừa ghét. Nhưng đó là chuyện sau này.
Tôi kể cho con Hải Ưng x bắt đầu từ mùa xuân năm 1967, trong khu vườn trường, nơi tôi lớn lên bỗng nổi lên tiếng loa quàng quạc suốt ngày. Mọi người công kích nhau, đấu võ miệng, không đấm đá, chán ngắt. Nhưng không bao lâu sau họ chọi nhau. Đối với người không phải dân Bắc Kinh thì cần giải thích một chút: Đá dế gọi là chọi dế. Bắt đầu là rung cánh tạo tiếng động, sau đó là vuốt râu khiêu chiến, cuối cùng cắn xé đá đạp. Họ chọi nhau bắt đầu là múa nắm đấm để mở ra một lịch sử văn hóa. Lúc đầu sinh viên đánh xé nhau như người nguyên thủy, lúc đó tôi kết luận, bản chất của thế giới là nắm đấm, tôi phải nâng cao kỹ thuật đấu đá của mình. Đến mùa thu, tôi đánh giá trình độ binh khí đã đạt đến trình độ của La Mã cổ đại: có giáp sắt, giáo mác, máy ném đá, có công sự và tháp canh. Lúc ấy tôi tham gia với tư cách một công trình sư, bởi vì tôi thấy có một phe trình độ công binh kém quá. Áo giáp là hai mảnh gỗ dán đeo trước ngực và sau lưng, dán ảnh Mao chủ tịch, xông trận là đứng cả lên như những con rùa. Còn cây thương trên tay thì càng chẳng ra sao, nó là một cái ống sắt, được cưa vát bằng cái cưa tay trông như cái bút lông ngỗng, họ gọi như vậy là “lấy bút làm dáo mác”, họ cứ thế nườm nượp ra trận. Trong khi đó đối phương cầm giáo nhọn, nhằm thẳng Mao chủ tịch trên ngực hay giữa hai lông mày mà đâm là họ chết quay. Trông không chịu được, tôi chạy sang dạy họ làm mũ sắt giáp sắt, dùng máy mài của trường mài mũi giáo thật sắc, có thể đâm xuyên áo giáp. Tôi không nói chắc bạn cũng biết, họ học khoa học xã hội, nếu không thì họ chẳng cần một thằng nhóc trung học làm công trình sư. Nhưng tôi giúp họ cũng chỉ hai tháng, bởi vì đến mùa đông thì cuộc chiến đấu của chúng tôi đã bước vào thời đại sử dụng hỏa khí. Sáng đến ban vũ trang cướp súng, tối bắn nhau. Đến giai đoạn ấy họ vẫn mời tôi tham gia, nhưng tôi biết chỉ đóng một vai trò nhỏ thế là bỏ về nhà. Theo cách nhìn của tôi, làm súng không khó, làm đạn mới khó. Tôi phải kiếm mấy cuốn sách hóa học, đọc để nâng cao trình độ. Về sau thì ai cũng biết, đến cuối đông thì lãnh đạo không cho đánh nhau nữa vì thấy họ tiến bộ nhanh quá, không cấm khéo họ ném bom nguyên tử vào nhau, san phẳng Bắc Kinh này mất. Đúng là tôi đã định kiếm sách viết về vấn đề này, đọc để theo kịp tình hình. Về sau tôi không đọc sách vật lý nữa vì không thấy hứng thú mới chuyển sang học toán. Chuyện tôi thích khoa học là như thế.
Khi tôi kể cho nó nghe chuyện này thì đã là cuối đông, bên ngoài trời ấm dần. Nếu tính thời gian bằng tiết xuân ấm hoa nở thì đã hết một năm. Cuộc “giúp đỡ giáo dục” trước mắt vẫn còn kéo dài vô tận. Tôi cảm thấy có lẽ quãng đời còn lại là ở đây thôi. Trong hoàn cảnh này nghĩ lại những chuyện hồi nhỏ càng thấy bi thảm.
Tôi không những thích khoa học, còn thích xem đánh nhau.
Năm 1967 nơi tôi ở xảy xa đánh nhau bằng gươm dáo. Tôi muốn xem nhưng sợ họ xỉa cho một nhát bèn trèo lên cây. Thực ra họ chẳng muốn giết tôi, khi đi qua họ hỏi: Ê, nhóc con, bọn chúng nó ở đâu? Tôi giơ tay ngang mày nhìn quanh rồi nói: Phía thư viện có một nhóm đang nấp. Khi họ đánh nhau, thường tôi chỉ đứng xa để xem, duy nhất có lần họ đánh nhau ngay dưới gốc cây tôi ngồi, có người chết.
Hồi đó người ta mặc quần áo lao động màu xanh, đội mũ nan, đeo kính chắn gió như lái xe mô tô – bởi vì ném vôi bột là chiến thuật quen dùng, cổ quấn khăn mặt trắng, tôi không biết để làm gì, có thể là mốt mà thôi. Hôm đó không thấy những người “lấy bút làm giáo mác” đeo mảnh gỗ dán, tất cả đều trang bị giáp trụ tiêu chuẩn, giáo mác xủng xoảng va nhau, có tiếng kêu la, một người bị đâm xuyên. Một chiếc thương dài đâm lòi ra sau lưng gần một nửa. Cú đâm chắc là rất mạnh và giáp thì yếu. Mọi người chạy cả, chỉ còn lại anh chàng xấu số buông giáo đang quay quay bên dưới và tôi bị giam cứng trên cây. Anh ta vừa quay vừa kêu “ô ô”. Trời mùa hè mà tôi thấy lạnh người, muốn giúp mà bó tay, nhìn kìa, anh ta chỉ còn nói được nguyên âm thôi ư, không phát ra được phụ âm nữa rồi. Lát sau anh ta gục xuống.
Khi kể cho nó nghe, tôi kết luận: lúc đó anh ta rất lạnh và có cảm giác như vừa tỉnh cơn mê. Nó ngớ ngẩn hỏi tôi: Tỉnh gì? Mê gì? Tôi ranh mãnh tránh câu hỏi đó và nói, tôi không biết – nghe nói trước khi chết người ta đều có cảm giác như vừa tỉnh cơn mê.
Ngồi trong phòng của con Hải Ưng x tôi chẳng có gì mà nói đành nói những chuyện đó, nào là mê, nào là tỉnh, không phải tôi cố ý làm ra vẻ huyền bí mà tôi nói theo cảm hứng. Bởi vì tôi cảm thấy trong đầu óc của mỗi người có rất nhiều cái kỳ quặc, khi bị một cây thương xuyên qua người thì mọi ý nghĩ mất sạch. Tôi nghe nói ở nông thôn có một số người phụ nữ mê tín, thấy có tiên cáo nhập vào mình, thế là nói năng huyên thiên, khi đó lấy một chiếc kim to đâm vào miệng sẽ tỉnh lại ngay lập tức. Một nhát kim đâm mà hiệu nghiệm như vậy huống chi một nhát giáo đâm.
Khi đã lớn tôi đọc sách của Freud, thấy câu này: Theo một nghĩa nào đó, mỗi chúng ta đều có một chút hysteria ( [5] ) . Đọc đến đó tôi ngừng lại, tôi cứ ngơ ngẩn rất lâu trước từ này. Từ này vốn dĩ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “tử cung”, nhưng cái đó tôi chưa nhìn thấy bao giờ, cho nên không biết tưởng tượng ra sao. Tôi nhớ hồi mười hai tuổi, tôi làm ra một bộ nguồn điện, có thể phát ra dòng điện một chiều, xoay chiều với các điện áp khác nhau, sau đó tôi bắt rất nhiều chuồn chuồn cho điện giật chết bằng các mức điện áp. Tùy theo điện áp cao hay thấp, chúng có các kiểu chết khác nhau. Tôi liên tưởng, trong thời kỳ cách mạng người trúng xổ số đều là chuồn chuồn bị gí điện.
Những con chuồn chuồn chưa bị gí điện dửng dưng nhìn con bị gí điện chết. Cho nên tôi nghĩ, phải đến khi có dòng điện chạy qua thân mình thì nó mới biết mình trúng độc đắc, như tỉnh khỏi cơn mê.
2
Sáu tuổi tôi ngã gãy tay, sau đó đói gần chết, bị cô giáo mắng là đồ lợn, bị bố đánh vô cớ. Tất cả những chuyện đó tôi đều cắn răng chịu đựng và sống đến bốn mươi tuổi. Một đời nhẫn nhục như thế không ổn, cho nên tôi quyết định tự tìm lấy lối thoát. Lối thoát đó là suy nghĩ viển vông. Khi chu du thiên hạ, Alice có nói: Mọi thứ đều ngày càng thần kỳ, suy nghĩ viển vông là để tìm tòi sự thần kỳ.
Về chuyện tôi bị bố đánh, tôi nói thêm. Tôi trông thấy ông đội mũ cao, tôi cười và bị đánh. Dễ dàng kết luận rằng nếu tôi mếu thì không bị đánh. Nhưng kết luận đó sai. Kết luận đúng là đến lúc tôi bị đánh là bị đánh, cho dù mếu hay cười. Sống trên cõi đời này, thế nào cũng bị đánh, vì thế làm cái gì cũng chẳng có nghĩa. Chỉ đi tìm điều thần kỳ là có ý nghĩa.
Theo kinh nghiệm của tôi, ai trúng xổ số cũng phải đi tìm điều thần kỳ. Thí dụ bố tôi, là một giáo sư văn sử, nửa cuối cuộc đời toàn trúng số lặt vặt: nào là bị phê phán về quan điểm học thuật, nào là xuýt bị quy là phái hữu. Không lần trúng số nào xong lại không làm một điều kỳ quặc: nào là sụt sùi khóc và nói mình chưa cải tạo tốt, nào là giơ bộ mặt già đi nộp đơn xin vào đảng. Về sau ông nảy ra một ý nghĩ lạ kỳ, cho rằng mình hay trúng số như thế vì đã làm điều ác – đẻ đứa con mới mười mấy tuổi đã có râu, mặt mũi xấu xí. Đã trót làm điều ác thì phải làm điều thiện để đền bù, đó là đánh tôi. Cả tôi nữa, nửa đầu cuộc đời cũng toàn trúng số. Do sự kích thích của việc trúng số cho nên ngay từ bé tôi đã hơi kỳ quặc.
Tôi lấy lõi chỉ và dây chun làm ô tô, lấy tuýp xe đạp làm súng kíp, lấy lá đồng làm đèn đất, đó là tác phẩm thời đầu tiểu học, lớn lên một chút thì lấy phế liệu làm máy hơi nước, đốt mấy tờ báo là chạy mười lăm phút, lấy tôn làm khẩu đại bác, dẫn hơi xăng vào trong nòng rồi điểm hỏa, nổ bùm, lửa phun ra thổi bay viên đạn là cái nút phích. Về sau tôi còn dùng lò vứt đi để làm động cơ xăng, rất khéo nhưng hình thù kỳ dị chẳng lắp được lên xe để chạy, hơn nữa nó kêu to như sấm phải ra bãi rộng mới thử được. Càng lớn thì càng làm những thứ phức tạp hơn nhưng vật liệu toàn là sắt vụn vì chỗ tôi ở chỉ có chuồng gà và đống phế liệu, chẳng có gì khác. Tôi biến chỗ ở thành đống rác, bài tập về nhà thì không chịu làm cho nên luôn bị bố đánh. Bây giờ cho tôi đủ đồng vụn sắt vụn và đủ thời gian tôi sẽ làm được máy bay phản lực.
Tôi kể hết những chuyện ấy cho con Hải Ưng x nghe. Nó bảo, ý anh muốn nói là anh rất chịu khó, đúng không? Tôi nghe rất không lọt tai. Nó nói vậy có nghĩa là trước mặt nó tôi muốn tỏ ra là người chịu khó. Hồi đó tôi chưa quen cô làm sao mà có ý nghĩ thế được, tôi chỉ biết có người tóc dài vú to, nói như đấm vào tai. Vì vậy không nên dây với họ. Nghĩ thì dễ nhưng làm rất khó. Bởi vì đàn bà là đàn bà, anh vẫn cứ phải dây với họ.
3
Bây giờ thì tôi hiểu tìm tòi điều thần kỳ là thế nào, đó là một khi trúng được số đen, người ta lập tức có hoang tưởng sẽ trúng số đỏ. Thí dụ bố tôi xuýt bị quy phái hữu thì nộp đơn xin vào Đảng, hy vọng tổ chức Đảng lẩn thẩn tiếp thu để trúng số đỏ. Khi bị phê phán thì có ảo tưởng mình sẽ cải tạo tốt, không bị phê phán nữa, lại còn có thể phê phán người khác. Còn tôi, bị đói, bị đánh rồi thì leo lên lò cao tìm điều thần bí, phát minh ra đủ thứ để tìm ra thế giới mới hoặc để trở thành nhân vật vĩ đại. Hai bố con tôi giống nhau ở chỗ toàn trúng số đen, chỉ có khác tôi là trẻ con, nghĩ ra những điều quái gở hơn người già.
Tôi kể cho nó nghe năm 1966 tôi nhìn thấy một chiếc xe ô tô bị lật. Năm đó tôi mười bốn tuổi, trường nghỉ học, ngày nào tôi cũng lên phố. Ở đó rất nhiều ô tô chạy lung tung, có chiếc quặt phải quặt trái rồi bất thình lình lao vào quán hàng, có chiếc đang chạy chậm rì rì bỗng rú ầm ầm, bốc khói nghi ngút vọt lên. Một hôm tôi thấy một chiếc xe phóng như bay đến ngã tư thì lật. Hình như là chở dầu, bốc cháy thành một quả cầu lửa, dầu và lốp xe cháy khói đen kịt cuồn cuộn bốc lên, nhìn sướng mắt.
Về sau tôi cũng lái xe vẫn không hiểu làm thế nào để một chiếc xe tải to lật ngửa ngay trên mặt đất bằng phẳng. Lúc đó tôi chạy đến lửa đã tắt thấy trong cabin có ba người cháy đen, trông như chim nướng, nếu là chim nướng thì thơm lắm rồi, cái gì chứ nướng chim tôi là cao thủ. Nó nghe thấy lợm giọng và nói đầu óc tôi xấu xa – người tốt chết cháy mà không hề động lòng. Nói thật lòng, tôi muốn thương nhưng thương không nổi. Thương không thể cố mà được. Tôi chỉ thấy câu chuyện rất có ý nghĩa. Thời kỳ cách mạng là thời tôi toàn trúng số đen. Chỉ khi nào thấy có người trúng đậm hơn tôi thì tôi mới vui được.
Ngoài nướng chim, tôi còn giỏi làm cung bật hoặc các loại cơ cấu bắn đá. Năm 1967 chỗ tôi ở đánh nhau to, các phe phái đua nhau chiếm các tòa nhà. Chiếm được thì đuổi người đi, đục tường làm lỗ bắn gạch đá, ở đó lắp những máy bắn giống như cung bắn pháo của La Mã hoặc máy ném đá của Hy Lạp. Tôi mê cái thứ đó lắm và vô cùng kính trọng các bậc tiên liệt: Euclide, Archimède, Michel-ange, Léonardo da Vinci – những người đã làm ra chúng. Nhưng các sinh viên làm thì quá ư thô thiển, không thể gọi là “chế tạo”, họ lật ngược ghế băng lên, buộc săm xe đạp vào chân ghế mà kéo, viên gạch bắn đi không xa bằng ném tay. Thế rồi một hôm đám người xông đến nhà chúng tôi, đuổi mọi người ra. Lúc đó tình hình rối ren tôi không được ra khỏi nhà. Họ đến là tôi được tham gia chiến đấu nhưng người nhà tôi không ai biết. Họ phải cặm cụi dọn đến khu trung lập để tôi ở lại trông nhà. Khu trung lập là một cái nhà kho bỏ đi, mấy trăm người đàn ông, đàn bà, trẻ con sống lẫn lộn, có một vòi nước chung, mùi cứt đái bốc lên không thoát đi đâu được. Tôi may không được ở đó.
Khi ấy mọi tòa nhà quanh khu vườn trường, cửa sổ bị đập hết kính thành những lỗ đen sì, thỉnh thoảng ló ra cái đầu đội mũ nan. Trên nóc nhà thì bàn ghế xếp thành công sự, ở giữa cuốn lưới thép để chắn gạch đá ném tới. Lưới thép vốn dĩ để chắn bóng ở sân bóng chuyền. Cả một vườn trường biến thành một ổ gián. Đó là thời kỳ có rất nhiều loa phóng thanh kêu gào và rất nhiều người chết. Nhưng tôi chẳng thương tiếc. Thời đại mà tôi khoái bỗng đâu rơi xuống trần gian, một kỳ tích thật sự. Nhà tôi thành ổ gián, chẳng còn ai trách tôi tha các thứ đồng nát về thành đống rác. Còn gì sướng bằng nữa! Còn chuyện nó là tai họa lớn đến thế nào với người khác thì thằng bé mười mấy tuổi đầu như tôi hơi đâu mà lo?
4
Hồi nhỏ tôi muốn làm một nhà phát minh, hình như trong sự tìm tòi phát minh có một ma lực nào đó, làm cho người ta bay bổng. Vì thế đầu tiên tôi học toán, học cả Double E . Nhưng bây giờ tôi không thấy nó có cái ma lực ấy. Bất kể anh phát minh ra cái gì thì anh vẫn là anh. Tất cả ma lực của nó là làm cho anh chế tạo ra cái máy ném đá có thể giết người. Nhưng nếu biết làm thì cũng thôi. Hồi nhỏ tôi không chơi với bọn con gái, tôi tránh chúng nó như tránh dịch hạch. Nhưng bây giờ đã lấy vợ, tòm tem bất cứ lúc nào. Điều đó nói rằng tôi đã lớn. Hồi nhỏ tôi nhìn đời thế này: Bất kỳ lúc nào và ở đâu, chúng tôi đều đang chơi một trò chơi, theo luật chơi ai điểm cao hơn là thắng. Từng trường hợp cụ thể thì cách nghĩ như thế thường là đúng, trừ thời kỳ thối tha nát bét. Thí dụ, lên lớp thầy giáo cho điểm cao là thắng, thi đấu trọng tài cho điểm cao là thắng, ở Mỹ điểm cao đó được tính bằng tiền, vân vân. Nhưng nói tổng thể thì tôi chẳng thấy đúng chỗ nào, vì với tôi quy tắc đó luôn thay đổi. Nếu không có một quy tắc bao trùm thì cũng như không có quy tắc nào cả.
Bây giờ tôi lại nghĩ, tổn thất không nhỏ vì cái máy ném đá và những ý tưởng ngông cuồng. Nếu không mê mẩn vì chúng thì tôi làm được nhiều việc khác. Thí dụ quy tắc chung là chế tạo ra cái máy thì mười sáu tuổi tôi được điểm khá nhiều. Nhưng nếu quy tắc chung không phải thế mà là ai làm tình nhiều là thắng, thì tôi thua đậm. Nhưng quy tắc chung là gì thì chẳng ai biết cả. Những ý nghĩ về cái quy tắc chung đó, chính là triết học.
Đến năm ba lăm tuổi, tôi đi du học tại Mỹ, lúc không có tiền thì đến làm công ở quán ăn. Thường là rửa bát đĩa, bởi vì tôi hay nói lắp, mà không phải là “hậu nói lắp”, cũng không phải “trung nói lắp” mà là “tiền nói lắp”, không nói được câu nào, mắt thì cứ giương lên, nhất là khi nói tiếng Anh. Tôi gặp ông đầu bếp người Trung Quốc, sự nghiệp trọn đời của ông ta là mua xổ số. Là một học sinh chuyên toán sáu năm, xác suất như loto thì tính được, chỉ tiếc là tính xong không biết nói sao cho rõ để ông ta nghe. Mỗi khi phải quyết định mua số nào, ông ta chạy đến chùa thắp hương lễ phật, có khi viết thư cho thầy ở Dallas xin một quẻ. Có lúc bảo tôi cho một nhóm số, tôi chạy ra phố chép số xe. Việc này cũng nguy hiểm, đang mải chép thì trong xe nhảy ra mấy thằng cha da đen to vật vã, vừa chửi vừa xông đến, bắt tôi nói chép số xe làm gì, tôi co cẳng chạy rồi leo ống nước thoát thân, may mà chúng nó không có đứa nào là vận động viên, cũng không đứa nào mang súng. Cho nên tôi đành phải bảo ông đầu bếp là trong xổ số chẳng có bí quyết gì đâu, nếu có thì tôi cũng không thể nào biết được. Nhưng ông ta chỉ nói một câu mà tôi cứng họng: Nếu thật sự không có bí quyết, thì làm sao tôi lại tin là có? Tôi đã không bác bỏ được thì nói gì cũng không ăn thua. Thí dụ tôi nói: Nếu tôi chép biển số xe là ghi được xổ số kỳ sau, thì việc gì tôi phải mua kỳ sau nữa? Ông ta bảo: Ai biết được là anh không mua? Thế là tôi lại bị tiền nói lắp. Theo ông ta thì người trúng số nhất định nhìn ra bí quyết cho nên phát tài. Tất nhiên bí quyết thì chẳng ai chịu nói ra. Hơn nữa nói ra là mất thiêng. Chưa biết chừng bí quyết ấy nằm trên danh bạ điện thoại hay trong giấc mơ.
Cho đến khi tôi về nước rồi ông ấy vẫn bảo nhặt được vé ô tô trên phố thì gửi sang cho ông ấy, nhưng tôi chẳng bao giờ làm ở đấy nữa, cũng chẳng phải nịnh ông ta làm gì cho nên tôi chẳng làm chuyện đó. Nhưng đó là chuyện mãi về sau. Điều nghiêm trọng là ông ta đã mua loto suốt đời, đã bị tẩu hỏa nhập ma mà ông ta lại là sếp trực tiếp của tôi nên tôi không thể nói toẹt ra được rằng ông là đồ ngốc.
Người nhà bảo, hồi bé ngoài việc leo lên lò cao, tôi còn làm nhiều điều dại dột, thí dụ trèo cây ngã gãy chân, trốn vào núi ba ngày mới về, lấy cung bắn chết gà hàng xóm, vân vân. Nhưng tôi không nhớ. Theo tôi nếu có thì cũng chẳng là gì, không thể nói là dại vì tôi còn bé, cùng lắm thì là chưa hiểu biết.
Bây giờ tôi đã bốn mươi tuổi. Phát minh của tôi từ chín tuổi đến giờ không sao kể hết. Thí dụ tôi phát minh ra đôi tất dài tẩm bột sắt và hợp chất halogen. Bóc bao gói ra, nó phát nhiệt bốn mươi tám tiếng đồng hồ, hết nhiệt thì nó là đôi tất bình thường, vừa giải quyết vấn đề chống lạnh vừa xỏ chân được. Bây giờ tôi vẫn mê phát minh nhưng không còn tin nó sẽ đổi đời cho mình – nói cách khác phát minh chẳng trúng được số đỏ.
Tôi lấy vợ rồi sang Mỹ học. Ở trong nước tôi học toán nhưng cảm thấy vô nghĩa nên tôi đăng ký vào khoa máy tính và khoa Double E , ta gọi là vô tuyến điện. Vợ tôi học lịch sử đảng, sang bên đó chuyển sang PE, ta gọi là thể dục. Ngoài giờ lên lớp chúng tôi còn phải làm để lấy cái bỏ vào miệng. Vợ tôi làm hướng dẫn viên tại các phòng tập luyện rồi thành nghề suốt đời, bây giờ mỗi ngày hướng dẫn mười tiết còn thấy ít. Cô ấy bảo ngoài việc ăn ngủ ra chỉ thích hướng dẫn, nhảy tưng tưng trước bao nhiêu người. Còn tôi lập trình thuê. Đến Mỹ rồi mới biết, muốn sống phải kiếm tiền. Kiếm tiền vốn là một việc khô khan nhưng tôi cứ nghĩ về nó cho thật lãng mạn.
Lần đầu đem việc lập trình của khoa về, tôi nghĩ: “Được, đây là cơ hội để thi thố tài năng của mình!”. Từ nhỏ đến nay, tôi chưa bao giờ được suôn sẻ. Lúc đầu định làm họa sĩ thì mù màu. Sau làm nghiên cứu sinh khoa toán thì thầy hướng dẫn cho đề tài luận văn là Trình bày “bút ký toán học” của Marx. Mặc dù tôi moi óc ra viết được trăm rưỡi trang, nhưng tôi viết cái gì thì đến nay thầy chẳng nhớ và tôi cũng quên sạch rồi. Bản in cũng không biết để đâu mất. Cho nên luận văn ấy viết ra cũng như không, bao nhiêu tế bào não của tôi đã chết vô ích. Tóm lại tôi chưa làm được một công việc thật sự nào, trừ phi bạn tính cho tôi việc làm đậu phụ. Nói vậy để thấy sự xúc động của tôi khi nhận việc của khoa về. Tuy đây là chương trình cỡ lớn, nhiều người cùng biên soạn, nhưng tôi nghĩ như thế càng tốt vì sẽ càng chứng tỏ tôi hơn người. Càng nghĩ vậy thì tâm trí càng rối, chẳng viết ra một dòng mã nguồn nào. Cho nên tôi bảo vợ khi đi hãy khóa tôi trong nhà. Tôi đã lẩn thẩn nhưng vợ tôi không nhận ra.
Nhốt mình trong phòng, tôi hoàn toàn tập trung tư tưởng. Cho nên tôi viết loạt phần mềm đầu tiên rất giàu ý thơ. Lý hậu chủ đã viết thế này:
Đậu đỏ mổ vỡ hạt anh vũ
Về sự phức tạp và mềm dẻo, phần mềm của tôi đạt đến tầm của câu thơ này. Hậu chủ lại viết câu khuyết:
Mưa phùn chảy ướt trăng
Phần mềm của tôi cũng đơn giản như thế, người ta soạn mười dòng, tôi chỉ cần một dòng. Khi nộp lên, giáo sư thất kinh: Ngắn thế, chạy ( run ) được không? Tôi bảo xin ngài cứ thử đi. Thử xong ông bắt tay tôi: Cám ơn! Nhưng khi trả công thì tôi được ít nhất. Thì ra tính tiền theo số dòng, tôi tức điên người. Đợt giao phần mềm lần sau tôi kéo lê thê. Thơ cổ viết:
Nhất cá hòa thượng độc tự quy
Quan môn bế hộ yểm sài phi
Đợt thứ hai này tôi đạt đến tầm người ta soạn một dòng, tôi làm tới hai mươi dòng. Giáo sư không hỏi có run được hay không mà bảo: Anh là cái đồ phá quấy, đem về viết ngắn lại. Chủ nghĩa tư bản giả dối đến thế đó. Nhận xong tấm bằng tôi dứt khoát về nước. Bởi vì tôi là một nhà thơ lãng mạn tận xương tủy, khi vẽ là nhà thơ của màu sắc, khi lập trình là nhà thơ phần mềm. Xã hội tư bản khô cứng vô vị làm sao dung nạp nổi nhà thơ lãng mạn.
5
Ở Mỹ, tôi muốn làm Double E hay Computer thì tùy thích, lại kiếm được tiền nhưng không vui, ít nhất là không vui bằng hồi năm 1967 ở nhà chế tạo máy ném đá. Cửa sổ đập hết kính, tường đục thành lỗ, tôi mặc tạp dề da của thợ mộc, tai gài bút chì chỉ huy mười mấy sinh viên tháo bàn ghế nhà ra làm máy ném đá. Thiết kế không ai bằng tôi cho nên mọi người bầu tôi phụ trách. Khi lãnh đạo cấm đánh nhau, bố tôi trở về thấy nhà trống không, trong phòng sách lù lù một cái máy kỳ quặc vừa giống cái bệ pháo vừa giống cái máy chém, phần đế đổ xi măng cứng ngắc, không thể tháo dỡ được. Ông tức điên lên. Đó là cái máy ném đá của tôi, chính xác nhất so với các máy cùng loại trên thế giới. Nhưng các bộ phận trên đó là dụng cụ của gia đình tôi. Các thứ đó là của công, bố tôi không tiếc. Nhưng sách của ông bị mất nhiều, sách đó ông để cho tôi đọc. Tôi bảo người ta cầm gươm giáo muốn mượn sách nhà ta để xem, con giữ làm sao được.
Bây giờ tôi nghĩ, phê phán chủ nhĩa tư bản cũng phải có lương tâm, xã hội hiện đại đâu có chứa nổi quá nhiều nhà thơ. Cũng như gà nhiều quá thì không đẻ trứng, nhà thơ nhiều quá thì không có cơm ăn, bởi vì các nhà thơ chân chính đều là những kẻ phá quấy. Mùa thu năm 1967, các sinh viên “lấy bút làm giáo mác” xông đến nhà tôi, sau khi giúp dọn nhà đến khu trung lập, tôi ở lại coi nhà. Nhoáng một cái tôi đã nhập bọn với họ, đục tường đập kính. Nếu không đập thì gạch đá bay đến cũng làm vỡ và còn gây thương tích nữa. Chúng tôi lấy bàn ghế che lại, trong nhà tối om nhưng tôi thấy chưa đủ tối, bèn sơn đen tất cả tường và trần. Chỉ nửa ngày, bên trong tòa nhà tối đen như địa ngục. Tất nhiên làm thế là có lý, nếu có kẻ xông vào, chưa kịp nhìn thấy gì thì đã bị chúng tôi xiên mấy nhát rồi. Bằng cách ấy nhà ở chúng tôi được cải tạo thành cái tổ kiến. Đến mùa đông, cả tòa nhà không còn một viên ngói lành. Cửa sổ tầng một đều được hàn chắc chắn, chông nhọn đâm tua tủa ra ngoài, sắc hơn dao, các hành lang bị bịt kín, thay thế bằng những lối đi khác, ngang dọc khắp nơi. Sau ba ngày ba đêm không còn nhận ra ngôi nhà cũ nữa. Sau này khôi phục lại chi phí còn cao hơn cả chi phí xây ngôi nhà này. Từ đó bạn thấy tại sao đám sinh viên “lấy bút làm giáo mác” lại mang đến nhiều rủi ro, mà đó là chủ ý của tôi. Một nhà thơ như tôi mà gây tai họa đến vậy, nếu đâu cũng thế thì khủng khiếp biết chừng nào! Nhưng không làm nhà thơ thì tôi không sống nổi. Vậy rốt cuộc phải làm sao, đó là vấn đề.
6
Hồi nhỏ đọc “ Triều vua Asser của người Mỹ tại bang Connecticut” của Mark Twain , tôi thích làm người cổ đại. Nếu được chọn, tôi sẽ sống ở La Mã cổ hoặc Hy Lạp cổ. Khi đó mới có cơ hội làm những gì mình thích, người ta có thể phát minh ra máy móc –Archimède khi chế tạo guồng nước đâu có bị bố đánh. Tôi không nên sinh ra trong thời hiện đại, tôi là người cổ ngày nay. Tôi là Archimède, là Michel-ange. Tất cả những gì xung quanh chẳng liên quan gì đến tôi.
Ở nhà máy đậu, chịu “giúp đỡ giáo dục”, tôi vẫn thấy mình là người cổ hiện đại, nhưng đã biến dị chút ít. Con dao ba cạnh dùng để cạo cháy nồi nấu sữa đậu nếu tra cán làm giáo thời cổ đại thì tốt lắm. Bị mụ Lỗ truy đuổi và phải ngồi mài đũng quần chịu “giúp đỡ giáo dục” thì chẳng giống người cổ tí nào. Điều quan trọng là tôi chẳng còn tin sẽ có kỳ tích gì nữa. Tục ngữ có câu: Thời thế tạo anh hùng. Cái thời thế anh hùng ồn ào lộn xộn đã qua rồi không bao giờ trở lại.
Mỗi khi nhớ lại thời đại anh hùng đã qua, tôi đều bắt đầu từ hai sự kiện – vụ lật xe năm 1966 và cung bắn đá năm 1967. Tôi nói với nó về hai sự kiện, nó không hiểu gì về tầm quang trọng của chúng, vì nó không phải người cổ hiện đại. Mùa thu năm 1967 tôi bám ống nước thải trèo lên phòng thí nghiệm. Lúc đó cả đám “lấy bút làm giáo mác”, sáu bảy chục người ngồi trong nhà, không nước, không điện, không ăn, không uống, bên ngoài hát “Sở ca”, rất nhiều loa cỡ lớn đòi bọn “lấy bút làm giáo mác” nộp đơn xin đầu hàng. Tôi bảo họ nhà tôi ở đây, nhìn thì xấu xí nhưng là cứ điểm lợi hại để đánh nhau, bởi vì bên dưới có mấy đường cống ngầm, đường cáp điện, thậm chí có thể chui vào cống nước thải, theo đó đến tận thị trấn Hải Điện để mua quẩy. Thế là họ nửa đêm phá vây sang nhà tôi. Tất cả các tòa nhà ký túc xá đều bị chiếm, tất cả đều như những tổ ong. Nhắc lại tôi thấy vui sướng vô cùng, còn con Hải Ưng x thì nhăn nhó, không biết “giúp đỡ” tôi như thế nào.
Tôi ngẩng lên nhìn, trong ánh nắng chiều tóc nó có màu nâu vàng, cằm tròn, nét mặt dạy đời làm tôi nhớ lại cô giáo to như cái giành hồi tiểu học. Khoảnh khắc ấy tôi thấy ghét cay ghét đắng con ranh này. Tôi và nó là hai sinh vật khác loài, thù truyền kiếp như chó mèo. Nhưng nó bỗng cười với tôi và nói: Kể nữa đi. Lúc đó tôi lại thấy ấm lòng, một cảm giác tê dại, hầu như cảm ơn nó hãy còn để ý đến một thằng xấu xa như tôi. Điều đó cho thấy trong những con người như tôi cũng có tính cách nô lệ.
Bọn người xông đến nhà tôi toàn thân trắng xóa và sặc sụa mùi vôi bột, hai mắt sưng húp. Trên đường đến đây họ bị tấn công, về sau người ta nói phái này xấu xa, ác như bọn quốc xã. Nhưng nói thế là sai, tôi thấy họ rất lịch sự, nho nhã, khiêm nhường, không nói tục không nhổ bậy. Họ không giống đội quân chiến đấu mà giống như các quý tộc Anh quốc. Tôi rất thích đám người này. Nhưng đến cuối kỳ “cách mạng văn hóa” tính sổ thì họ bất hạnh nhất trường, một nhóm nhỏ mà giết nhiều nhất, phá nhiều nhất. Người cầm đầu bị tống giam, cả bọn bị tống về nông thôn lao động, không một ai ở lại thành phố. Như vậy có nghĩa là sẽ đến nơi không có điện không có ba bữa cơm ăn. Thế là những người tôi ưa đều rủi ro, tính cách mà tôi thích không phải là tính cách tốt đẹp.
Tôi cứ nghĩ mãi tại sao những người “lấy bút làm giáo mác” lại phải đánh trận, nói là vì chủ nghĩa, vì tư tưởng thì không đủ. Nếu nói rằng họ đi tìm sự thần kỳ như tôi thì cũng không đúng hẳn – đánh nhau là trò chơi của tôi ở tuổi mười lăm. Nhưng họ đều đã lớn cả, có thể động cơ của họ là các thứ kể trên trộn lẫn như cái người ta nôn ra khi say rượu. Bạn chẳng biết trong đống nôn ấy là những gì thì bạn cũng chẳng biết được động cơ của việc lấy bút làm giáo mác là những gì.
Lại nói chuyện leo lên lò cao kết thúc như thế nào. Đến năm mười ba tuổi thì tôi đã trèo lên được, chui vào trong, chẳng thấy có gì ngoài một mảnh chiếu, trên đó là những bao tránh thai đã sử dụng và một đám bầy nhầy như mớ bông ướt, có thể đoán ra là cái gì, nó giống như cái thứ tôi nhìn thấy trong vết thương gãy tay hồi sáu tuổi mà tôi vẫn ngỡ đó là bản thể của tôi, toàn thân tôi là một cái túi chăn ướt. Từ lần leo vào lò hôm đó nhân sinh quan của tôi trở nên bi quan. Trúng số đen to tướng hôm đó, tôi chẳng bao giờ còn mơ tưởng đến việc trúng số đỏ nữa.
Chuyện cái mớ bông ướt thì thế này: Buổi sáng dậy thấy trong quần lót của mình có thứ gì dính nhơm nhớp như mỡ xe đạp. Cảm giác ong ong mơ hồ trong đầu, nhớ lại đã nằm mơ thấy vú và mông con gái. Nhưng không hiểu tại sao vú mông lại đùn ra cái thứ này. Tôi không thích trạng thái như thế một chút nào cả.
Chuyện miếng bông ướt và những chuyện của tôi sau sự việc đó tôi không kể cho nó nghe. Tôi không kể chuyện của tôi sau đó vì tôi không có bản lĩnh thấy trước tương lai, tôi không kể chuyện miếng bông ướt vì cảm thấy rất không nên nói cho con gái nghe. Về sau cô ta bảo tôi: Anh bẩn quá! Khi ấy cô ta đã là vợ Chiên Ba, không biết cô ta có chê Chiên Ba bẩn không.
Về triết học, bây giờ tôi nghĩ: Nó có nhiều vấn đề, vấn đề thuyết bản thể, thuyết nhận thức, vân vân. Nhưng đối với người Trung Quốc, chỉ có một vấn đề rất quan trọng, tức là trên đời này không có cái gọi là bí quyết thần kỳ – bí quyết mua sổ số, bí quyết luyện kim đan, bí quyết bay bổng khỏi mặt đất, và bí quyết chạy bộ vào thiên đường giữa nhân gian. Nếu bạn bảo không có thì làm sao tôi tin là có? Nếu bạn bảo có thì tại sao tôi không thấy? Từ khi tôi chui được vào cái lò cao đó thì tôi chẳng còn tin rằng có bí quyết gì nữa. Tôi cũng như mọi người, phải yêu người mình ghét, phải kiếm tiền mua gạo, phải lập gia đình, có việc làm, nuôi vợ con. Tóm lại, trừ phi có chuyện lạ xảy ra còn thì sướng ít khổ nhiều và chuyện lạ mãi không thấy xảy ra. Tôi vắt kiệt tâm sức mà chẳng thấy điều thần kỳ. Trên đời chỉ toàn số đen, không có chuyện trúng số đỏ. Tôi nói tôi là người bi quan là như thế.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook