Thời Hoàng Kim
-
Chương 13: Hồng phất chạy trốn trong đêm (5)
1
Năm ấy Lý Vệ công rời khỏi quê Lạc Dương đi Tràng An, đây là một việc lớn, ở chỗ chúng tôi, mỗi khi xảy ra một sự kiện trọng đại thì đi kèm theo là hiện tượng gà bay chó nhảy. Thí dụ khoa tôi có đồng nghiệp đi Mỹ dự một hội nghị hàng năm, hoặc thêm một vị giáo sư. Đó là sự kiện lớn, nhất định lại tăng thêm mối hận thù nhau. Những việc như vậy ở chỗ khác là nhỏ, có thể không có những triệu chứng báo trước, nhưng ở chỗ chúng tôi là việc lớn vì không có gì lớn hơn cả. Bây giờ bên cạnh tôi cũng có hiện tượng gà bay chó nhảy. Phải chăng tôi sắp chứng minh được định lý Fermat?
Về sau bọn công sai hầu như đã tìm được Lý Tịnh, nhưng không có nghĩa là chúng cao tay hơn bọn đã bị chặt đầu. Chúng chỉ bám theo Lý nhị nương mau chóng tìm đến được miếu thổ địa ở bãi rau. Số là có một gã béo đến gặp cô bảo Lý Tịnh trốn đi với một cô gái đẹp, cô gái ấy là bạn gã. Thế là Lý nhị nương cuống lên, đùm cơm lao thẳng ra bãi rau. Mối tình với Lý Tịnh chưa dứt cho nên Lý nhị nương muốn xem mặt mũi cô gái nọ ra sao vô tình kéo theo bọn công sai. Bọn này bám theo cũng là do gã béo xui vậy, gã bảo hôm nay Lý nhị nương sẽ đi gặp Lý Tịnh. Gã béo ấy chính là Giao Nhiễm. Ông muốn giúp bọn công sai nhưng không cứu họ khỏi cái chết vì họ chỉ tìm thấy Lý Tịnh chứ không bắt được. Lý Tịnh không những chạy thoát mà chạy hẳn ra khỏi thành Lạc Dương. Bọn công sai đã trở thành vật hy sinh đầu tiên ở bãi chặt đầu tại trung tâm Lạc Dương.
2
Bây giờ kể chuyện Lý Tịnh chạy thoát ra sao. Chiều hôm đó, bọn công sai đi theo Lý nhị nương vây cái miếu, con kiến chui không lọt. Bọn họ không thể coi thường Lý Tịnh, người mang cung nỏ kẻ mang đá cục hùng hổ như đàn mèo vây chặt con chuột. Có chuyện này cho thấy Lý Tịnh rất cảnh giác: Trông thấy Lý nhị nương, ông thò cổ ra dò xét xung quanh. Bọn công sai trông thấy Lý Tịnh bèn bắn tên và ném đá. Lý Tịnh thụt đầu vào. Tên và đá bay rào rào như mưa. Cái cửa tơi tả chỉ còn lại khung như cái hàng rào. Bọn công sai hét: Bên trong đầu hàng mau, hai tay đưa lên gáy! Có tên cuống lên hô líu cả lưỡi: Ra hàng bên trong, đầu đặt lên tay sau! Lý Tịnh chỉ có đầu hàng, không còn lối nào thoát được vì hơn năm trăm con người đang xông lên sắp xô đổ cả cái miếu rồi. Ông đành giơ hai tay ra sau gáy, quay lại nhìn Lý nhị nương mặt không còn hột máu đang ngồi bệt xuống đất. Hồng Phất đứng thẳng, mặt trắng bệch nhưng đôi mắt long lên lông mày xếch ngược, mím môi tỏ rõ thái độ không cam chịu. Thế rồi Hồng Phất đi theo sau ông, cũng hai tay ôm sau đầu. Ông đi ra, đầu óc rỗng không, ông chỉ biết không còn lối thoát thì đầu hàng, công sai quây lại định quàng xích vào người ông, lúc ấy trong miếu có một tiếng kêu thét, mọi người bị phân tâm, ông thúc đầu gối vào một gã đứng gần rồi lủi nhanh vào đám cỏ. Nơi đây ông đã cần mẫn làm lụng hàng ngày đào những rãnh và hố hình như để phòng sẵn. Đầu Lý Tịnh có nhiều óc quá cho nên quên hẳn, không kéo Hồng Phất một tay. May mà sống với nhau đã nhiều ngày nàng đã hiểu tính ấy của ông cho nên thấy ông nhón chân, nàng lập tức lao theo tóm lấy tay ông, tay kia quơ ra sau tìm Lý nhị nương định kéo theo, không biết rằng Lý nhị nương vẫn ngồi trong miếu. Bọn công sai đuổi theo, hết đứa này đến đứa khác sa xuống hố phân mà Lý Tịnh đã rải đất mỏng bên trên. Lý Tịnh lao đi rất mạnh, Hồng Phất không còn kịp ngoái lại nhìn. May mà Lý nhị nương cũng chẳng cần Hồng Phất quan tâm. Cô đã tự sát trong miếu.
Mùa hè năm ấy, gió thổi lồng lộng, dân trong thành Lạc Dương kéo đến khu trung tâm xem máy chém chạy bằng sức gió. Chiếc máy được bôi trơn, sáu cánh buồm giương lên. Cánh quạt gió của Trung Quốc khác của châu Âu, một cái đĩa tròn khổng lồ giữa có một cái cần. Căng buồm lên là đĩa quay, hạ buồm là dừng, không có đóng mở cũng không có hãm. Cho nên phải có năm sáu người hy sinh khi giương buồm, hạ buồm cũng có người chết, vì thấy không có gió mới được hạ buồm nhưng bất thần nổi gió là chết. Tuy vậy máy chạy khá tốt, bánh răng quay tròn thanh trượt chạy thẳng, một người công sai bị đẩy vào, máy chặt ra nát bét chẳng thấy đầu đâu. Chạy một hồi, bánh răng quay hình bầu dục, thanh trượt chạy theo hình sóng, bẻ phạm nhân thành hình trục khuỷu. Tóm lại cảnh tượng chiều hôm đó vô cùng thê thảm. Người ta đề nghị lãnh đạo cấp tiền sửa sang, cho quây máy bằng lưới để dễ tìm thấy đầu và cải tiến máy để chặt ra chặt nghiền ra nghiền. Nhưng lãnh đạo bảo không cần, có thế công sai mới tận tụy làm việc. Chuyện này xảy ra ai cũng trách Giao Nhiễm, có thể bắt được Lý Tịnh mà không giúp. Nghe nhiều quá Giao Nhiễm không chịu nổi cũng trốn khỏi Lạc Dương luôn. Về sau ở Phù Tang có người hỏi chuyện này, nếu người đó thương Hồng Phất thì ông bảo: Tôi yêu Hồng Phất, tôi không thể bắt cô ấy; nếu người đó thương công sai thì ông bảo: Bao nhiêu công sai bị giết bạn có động lòng không? Phải cho họ một cơ hội bắt người chứ; nếu bạn thương cả đôi bên thì ông bảo: Tôi yêu Hồng Phất lại thương công sai, đành phải làm thế thôi, làm người khó lắm. Bất kể bạn hỏi vặn thế nào ông đều giải thích được. Người làm lãnh đạo là thế.
3
Về những chuyện ở Lạc Dương, chúng ta có thể hiểu thế này: Thành phố này có lỗi, đầu tiên chỉ Lý Tịnh có lỗi thôi, cũng chẳng gây hại gì nhưng gặp Hồng Phất thì không thể sửa được nữa rồi. Lý nhị nương vốn sống an phận bỗng dưng chạy đến bãi rau đưa cơm cho Lý Tịnh, thế là bị truyền nhiễm. Bất kể lỗi gì đều làm phiền lãnh đạo , cho nên người làm lãnh đạo là chúa ghét người có lỗi. Tôi là người biết điều, thấy mình là người có lỗi cho nên không bao giờ trách lãnh đạo đã ghét mình. Ngoài ra không dám làm điều gì chướng mắt, độc thân hơn bốn mươi tuổi chưa đụng tới đàn bà.
Lần đầu nhìn thấy Lý nhị nương, Hồng Phất thấy cô ta không chút bối rối và chính mình cũng thản nhiên, nhưng chỉ mấy giây sau nàng thật sự kinh ngạc. Khi đó tên và đá bay vào cửa ầm ầm, Lý nhị nương lui vào trong và nói: Hỏng rồi, bị vây rồi. Hồng Phất cuống lên hỏi: Sao họ biết nơi này? Lý Tịnh nói: Chúng nó theo cô ta chứ sao nữa. Lý nhị nương thì trố mắt lên tái mặt, mồ hôi vã ra. Hồng Phất lắp bắp: Làm sao bây giờ? Lý Tịnh bảo: Đi ra thôi, xem sự thể thế nào. Rồi họ chạy thoát còn Lý nhị nương thì chết. Sau này khi bị treo lên, Hồng Phất vẫn thấy đôi mắt đen mở to của Lý nhị nương, trong lòng thấy hoảng loạn. Hồng Phất nghĩ: Mình thật sự không muốn gặp cô ấy! Hai người đàn bà theo đuổi một người đàn ông, gặp nhau là như thế.
Tôi độc thân có nghĩa là trong mắt các cô tôi chẳng có gì hấp dẫn cả, nhưng không có nghĩa tôi không bao giờ còn cơ hội. Thời buổi này, sử học, triết học, nhân loại học, xã hội học mà không có chút kiến thức toán thì sẽ gặp khó khăn, không biết máy tính thì càng phiền. Nếu là đàn ông thì học từ đầu, nếu là đàn bà thì phải có người giúp. Tôi tuy chưa chứng minh được định lý Fermat nhưng đối phó với mọi vấn đề cũng cừ lắm, sẵn sàng giúp người, có nghĩa là tôi cũng có chút thực tế. Tôi phải cám ơn Von Neuman và Turin. Các cô thấy tôi tóc nửa bạc lại gầy tong teo không có gì nguy hiểm, có thể mau chóng nhận ra tôi là người cương nghị và quyết đoán. Thí dụ tôi đã từng giúp một nghiên cứu sinh sử học, ngồi trong phòng máy tính cả một buổi chiều. Đến giờ ăn cơm, cô gái bảo: Em mời thầy ăn cơm! Tôi chém đinh chặt sắt bảo: Không! Mắt thì nhìn màn hình. Cô gái bảo: Thế thì em lấy cơm cho thầy ạ? Tôi nói ngắn gọn: Bánh bao. Lập tức cô bé thấy gọi thầy không hợp, cô đổi thành “này” cho thân mật. Cô đề nghị đến chỗ tôi ở thăm tôi. Cô bé khá lắm, mùa hè mặc soóc trắng lộ ra cặp đùi rất đẹp. Bây giờ tôi quên mặt cô bé rồi, đùi thì nhớ. Tôi nghĩ sẵn rồi, khi cô bé đến tôi sẽ dùng cách nói của nhân vật của Milan Contra. Nhân vật đó nói: “ Take off your clothes ”. Khi nói tôi nói đơn giản hơn nhiều: “cởi”, tất nhiên sau đó có thể lãnh một cái tát. Nhưng lãnh cái tát thì sợ chưa chuẩn bị, chưa chuẩn bị thì sợ. Nhưng câu chuyện không xảy ra, thậm chí cơ hội nói câu ấy cũng không có nốt. Cô bé đến thấy cô hàng xóm của tôi quần áo lếch thếch chạy ra chạy vào đổ trà súc ấm, cô xuất hiện hơi sớm vì lúc đó chưa có gì đáng xem. Thế là cô sinh viên lủi mất. Về sau tôi bảo cô bé rằng cô Oanh chỉ là người hàng xóm thôi. Cô bé cười thản nhiên bảo: Em thấy thầy với chị ấy đẹp đôi lắm. Thế là thế nào, chẳng bao giờ tôi hiểu cả.
Cái thản nhiên đó tôi cũng đã trải qua. Chúng tôi có nột tờ nội san “Số Lý Hóa”, nghe tên thì bạn cũng biết mấy khoa cùng làm, mỗi quý một kỳ, in mấy trăm bản, phát hành trong trường và trao đổi với bên ngoài, còn thừa cả đống chia về cho các khoa bán giấy vụn kiếm chút thu nhập. Tôi phụ trách biên tập trang Toán, ba tháng mất ít nhất nửa ngày đọc bản thảo, chẳng có gì vất vả nhưng lãnh đạo cử xuống một người cùng làm với tôi. Bây giờ thôi gặp người đó thấy khó chịu, thậm chí thấy mình sống bằng thừa. Không biết nên treo cổ như Hồng Phất hay bỏ chạy đi nơi khác.
Cô Lý nhị nương phố hàng Rượu hai mươi sáu tuổi thì cắt cổ bằng mảnh gương tự vẫn. Mảnh gương bằng đồng đúc, muốn soi phải mài cho sáng, lâu ngày nó mỏng đi và cạnh sắc hơn dao. Hồi đó các mẹ sề cãi nhau, tay phải cầm gương, tay trái giơ ra phía trước dọa cắt mũi đối phương. Thế rồi cả đời chẳng ai bị cắt mũi. Lý nhị nương lấy gương cắt động mạch chủ, máu phun khắp miếu. Khi thấy máu phun ra, Lý nhị nương sợ quá kêu thét lên. Chính tiếng kêu đó làm bọn công sai phân tâm và Tý Tịnh thừa cơ chạy thoát. Có điều lạ là đáng lẽ người bị phân tâm nhất phải là Lý Tịnh vì chỉ ông biết tiếng kêu của ai và chuyện gì đã xảy ra nhưng ông không mảy may phân tâm. Ông đã thản nhiên nghe và nhìn nhiều cái chết cho dù người chết là ai. Đó là cái tâm của con nhà tướng. Bởi vì ở chiến trường hay ở một nơi nào khác, một người chết đi sẽ gây ra một sự biến động, cần phải tỉnh táo để đối phó. Một người có tố chất làm tướng như thế bọn công sai làm sao mà bắt được. Ông đã trốn biệt tích. Người đuổi thì rơi hàng đàn xuống hố phân, bò lên được quay lại thấy mỗi Lý nhị nương đã chết, cáu quá phang mấy gậy rồi lấy xe, thất thểu kéo đi. Trên đường đi bọn công sai nghĩ sẽ chẳng giữ nổi cái đầu, bèn trốn sạch, chỉ có con trâu nhớ đường đi về phố hàng Rượu nhưng bị người ta đuổi đi vì chẳng ai muốn cho cái xe chở xác Lý nhị nương tơi tả đi vào phố. Con trâu kéo cái xe đi lang thang khắp nơi cuối cùng chẳng ai thấy nó về nữa, xác của Lý nhị nương cũng chẳng biết ở đâu. Chuyện này làm lãnh đạo rất tức giận vì Lý nhị nương can tội không tố giác tội phạm, chết rồi cũng phải chém đầu để răn đe dân chúng. Cuối cùng đành phải kiếm xác người ăn mày chết đói chặt đầu treo lên cổng thành.
Lý nhị nương đã chết như thế, khi còn sống cô cũng không làm ai chú ý. Việc cô thích nhất là ngồi trên thành giếng buôn chuyện nhưng không lấy một xu. Chính vì cô bẻm mép như thế cho nên đàn bà con gái ở phố này đều biết Lý Vệ công nhịn thở khi làm chuyện ấy, xong việc mới thở. Ông dai sức như con hà mã nhịn thở đến hơn nửa giờ mà không chết ngạt, chuyện ấy suốt đời Hồng Phất không biết được, chứng tỏ Lý nhị nương rất giỏi quan sát. Chính vì biệt tài đó mà lãnh đạo định chọn cô làm trinh sát ăn lương, lúc đó cô được lãnh đạo tin dùng, nhận lệnh bước vào giai đoạn mới, nhưng chẳng bao lâu thấy cô ngốc nghếch quá bèn xóa tên, quay về giai đoạn cũ. Chuyện ấy không có gì to tát, chúng ta cả đời ai chẳng có lúc được lãnh đạo tính chuyện nâng lên nhưng rồi thấy bùn nhão chẳng bám nổi vào tường lại gạt xuống đất. Lần cuối cùng lãnh đạo nghĩ đến cô là lần muốn có cái đầu của cô, cuối cùng không có đành phải lấy cái khác thay vào, cũng xong. Chỉ có Lý Tịnh nhớ đến cô. Mỗi lần ông đến là cô đóng cửa lại, cởi hết quần áo đi lại trong phòng rồi hăm hở bò lên người ông. Đôi vú cô nhỏ nhưng rắn chắc và là một phần cơ thể cô. Như người khác, đẹp thì có đẹp nhưng chúng lủng lẳng như ở ngoài cơ thể. Lý Vệ công nghĩ đến cô cũng chỉ để nhớ lại hình ảnh cô trần truồng đi lại trong phòng, cặp vú xinh xắn nhún nhảy theo bước chân. Thế rồi ông thở dài, lắc đầu và quên ngay.
4
Giao Nhiễm coi Lý Tịnh chẳng ra gì, phó chủ nhiệm khoa cũng coi tôi chẳng ra gì. Thằng nhóc hai tám hai chín tuổi, mặt tròn xoe, tóc chải mượt. Hắn được cử làm phó khoa vì xuất thân tại một trường đại học danh tiếng, lại là tiến sĩ ở Mỹ về. Vì có một ít tiền cho nên hống hách hơn cả chủ nhiệm, nhưng tôi cũng coi hắn chẳng ra gì, ngoài chút ngoại ngữ hắn chẳng hơn tôi cái gì, cũng chẳng chứng minh được định lý Fermat. Nền tảng văn cổ rất kém, chẳng hiểu gì điển tích, mặt này kém tôi xa. Một hôm tôi đến khoa, thấy hắn nói với ai đó rằng khoa ta toàn là quái vật – thí dụ như Vương Nhị. Nói đến đó trông thấy tôi, hắn câm tịt, mặt đỏ lựng. Tôi mời hắn nói tiếp, gọi mấy người bạn đến cùng nghe, hắn nhất định không nói nữa. Tôi không thể cho hắn nói tiếp cái giọng ấy nữa bèn phao tin hắn chỉ có một hòn dái mà lại bé như hạt lạc, thực ra tôi đâu có biết hắn có hai hay ba hòn và to bé thế nào. Nhưng tin đó truyền đi rất nhanh trong đám nữ sinh, thế là tôi đạt mục đích rồi. Hắn coi thường tôi chắc thấy tôi lúc nào cũng héo hắt, lơ nga lơ ngơ.
Giao Nhiễm coi thường Lý Tịnh lại bởi nguyên do khác. Giao Nhiễm là một đại kiếm khách, có thể chém đứt đầu con ruồi, Lý Tịnh thì chẳng là gì, chỉ biết đá vào đũng quần người ta. Mặc dù về sát thương địch thì chẳng khác nhau là mấy, nhưng về đẳng cấp thì khác xa nhau. Hồng Phất chạy theo Lý Tịnh, Giao Nhiễm không chịu nổi. Như thế gọi là ghen chăng. Thực ra ông có thể tìm được Lý Tịnh và chém thành trăm mảnh nhưng làm thế thì xấu hổ quá. Ông chỉ nghĩ cách làm cho cho Lý Tịnh phải gây rối. Gã phó chủ nhiệm khoa cũng có thể làm cho tôi phải đi bán cá khô nhưng xấu hổ, nhất là khi tôi bảo hắn chỉ có một hòn. Thực ra số phận của hai chúng tôi tùy thuộc lãnh đạo có xấu hổ hay không. Nếu tôi đi bán cá mắm thì chứng tỏ hắn chỉ có một hòn, hắn không dám. Nếu hắn chỉ có một hòn thì hắn có tốt nghiệp ở Berkeley California hay ở đâu cũng thế, người ta vẫn coi khinh. Trước khi tung tin tôi đã nghĩ chán rồi.
Tôi và gã phó chủ nhiệm khoa xung khắc đã hơn một tháng. Bây giờ nghĩ lại hắn chẳng đáng trách, tôi cũng vậy, chẳng qua là tư duy cứng nhắc . Từ này học cách nói trong văn chương bây giờ, ngày xưa gọi là thành kiến – tôi cũng khoái dùng từ mới. Hắn nghĩ cán bộ nghiên cứu khoa Toán của một trường đại học phải có bộ mặt béo tốt (tôi nói bộ mặt là tính cả bụng và lưng trở xuống), người ngũ đoản, tốt nghiệp Berkeley như hắn, thế mà tôi mặt nhọn, vừa cao vừa gầy, tốt nghiệp giữ lại làm việc ở nhà trường thì quái gở quá. Không trách hắn được vì hắn ăn cơm mãi thấy bánh bao khó nuốt. Vấn đề bây giờ tôi là cái bánh bao đó. Thế còn tôi? Chê cái gì nữa? Người ta được nuôi béo trắng như thế để cho mà ăn còn kén cá chọn canh. Là cái bánh bao không nên có thái độ như thế. Cái bánh bao tốt phải cho người ta có thời gian thích nghi. Thế là tôi cũng tư duy cứng nhắc. Thí dụ tôi rất muốn lấy vợ nhưng muốn vợ phải xinh tươi trẻ đẹp, đêm tân hôn phải còn trinh nguyên. Tại sao không nghĩ đến người nhiều tuổi một chút và đã từng có gia đình? Đêm tân hôn trinh nguyên thì sau có trinh nguyên nữa đâu, mới cưới thì xinh tươi trẻ đẹp, sau này có còn xinh tươi trẻ đẹp đâu. Sự cứng nhắc sẽ bóp chết mọi ý tưởng.
Tôi đã nói, Hồng Phất chạy theo Lý Vệ công, lúc đầu ông chẳng mặn mà cho lắm, đó chính là tư duy cứng nhắc đang ngự trị trong đầu ông. Hồng Phất có dáng của người mẫu, tóc dài, so với Lý nhị nương thì hơn mọi nhẽ. Hồng Phất lại rất lạ lẫm với sinh hoạt tình dục, làm chuyện ấy phải chỉ bảo tư thế nên thế nọ thế kia. Lý Vệ công thì đã quen hành sự với Lý nhị nương, cứ nghĩ, con gái phải lùn, tóc phải ngắn, làm chuyện ấy phải nhiệt tình. Đến khi Lý nhị nương chết rồi ông mới không còn ý nghĩ ấy. Trong chuyện này thì Hồng Phất thành kiến lại không nặng nề lắm. Trước hết nàng là phận gái, lại đã từng là con hát. Cho nên nếu nàng thành kiến thì là thành kiến của cái bánh bao. Cái bánh bao là để cho người ta ăn, oán thán cái nỗi gì! Tất nhiên so với con gái nhà lành thì nàng thành kiến hơi nhiều. Hồi nhỏ nhà tôi ăn cơm, sau này sa sút ăn bột mì viên hấp – hồi đó chưa có bán bột nở đóng trong túi. Cái thứ đó chỉ tống vào bụng cho đỡ đói chứ rất khó nuốt. Tôi nghĩ thời cổ con gái nhà lành cũng như bột mì viên vậy. Nếu bánh bao bột nở biết suy nghĩ thì không thể có bột mì viên được.
5
Lý Tịnh và Hồng Phất chạy khỏi thành Lạc Dương vào lúc trời sẩm tối. Bầu trời đầy mây như cái vung nồi cáu bẩn đen đúa, ánh một chút sắc hồng sắp tắt, nhìn lên tít trên cao chỉ thấy loang lổ hai màu đen đỏ. Họ đứng trên triền dốc ngoài thành Lạc Dương, phía sau là bức tường màu xanh lá. Trước mặt là con đường lớn, vết bánh xe đọng nước yên lặng uể oải hắt lên chút ráng hồng. Con đường nát bét vươn dài trên hoang mạc mênh mông, chỗ rộng chỗ hẹp chằng chịt vết xe đi. Nó là một thách thức quá lớn với người bộ hành cho nên người ta tránh nó càng xa càng tốt, đi mãi vào bên lề hoặc xéo lên cỏ. Trời sắp tối, đi đêm chẳng sung sướng gì nhưng phải đi. Lý Vệ công vừa bước vừa thở dài. Lát sau ông chìa tay dắt Hồng Phất. Họ để lại thành Lạc Dương phía sau. Họ đi rồi trong thành vẫn lùng sục và vẫn giết công sai. Về sau bị dồn vào bước đường cùng, đám công sai nổi lên chiếm cả thành Lạc Dương. Quân lính nhà Tùy bao vây chặt công phá mấy năm cuối cùng xông vào thành giết sạch người trong thành. Nhà Tùy còn rất nhiều thành khác nữa, Lạc Dương bị phá hủy, số mệnh nó cũng hết luôn.
Lý Vệ công đi mò mẫm trong đêm, tâm trạng rất cô đơn, nếu không có một người gần như xa lạ bên cạnh thì ông sẽ gục xuống bên đường mà khóc. Nếu có một con trai rời khỏi cái vỏ của mình rồi phiêu bạt trong biển thì đó là ông bây giờ. Ông không quên được thành Lạc Dương, không quên được những con đường lầy lội, những bức tường đất, không quên được ngôi nhà xập xệ, khai nồng nặc của ông. Một ngôi nhà chẳng đáng đồng xu, bên trong chất lộn xộn những đồ cũ nát, đầy gián và bọ, nhưng ông quen rồi, nhắm mắt đi vào cũng không đụng. Từ bé đến lớn tôi sống trong căn nhà một tầng thấp lè tè, cái hố xí lợp rạ, những người hàng xóm độc địa lắm điều, nhưng tôi nhớ từng nhà. Ở trong căn nhà của mình, con người ta không cô đơn, cũng không già đi, chỉ có suy yếu đi và sụp đổ cùng ngôi nhà. Điều này không thể học, hiểu, suy luận như toán học mà chỉ có thể cảm nhận. Bạn gặp tôi, chỉ cần có một chút cảm nhận là biết tôi ở Bắc Kinh, trong một ngõ nhỏ.
Hồng Phất rời khỏi Lạc Dương trong đêm tối, ngửi thấy sương đêm, mùi mục nát của đồng cỏ, thấy tinh thần phấn chấn hẳn lên. Ở mãi bãi rau chán rồi nàng đang muốn đi nơi khác. Cái miếu đổ nát biến thành mảnh sau vườn hoa Dương phủ mà tôi đã nói tới, nơi chỉ có kiến trúc bằng đá phản chiếu ánh trời, lúc nào cũng trắng bệch, màu của chết chóc. Nàng sẵn sàng trốn khỏi đây bất cứ lúc nào, như một hạt giống bay theo gió để tìm đất mới mà cắm rễ. Tôi cũng muốn thành một giáo sư Do Thái hói đầu chịu đựng sự ngạo mạn của người Pháp, hoặc đến Hong Kong làm một giáo sư bụng bia, thản nhiên nói mấy câu tiếng Anh giấu câu đố bên trong. Thậm chí tôi còn muốn trở thành Hồng Phất, mặc chiếc váy ướt đẫm sương đêm đi trên đồng cỏ, ngửi thấy mùi khét của mồ hôi Lý Vệ công. Bất kể tôi là ai, tôi đều cảm thấy thời gian đang trôi, mình cũng đang trôi như bông lau trong gió, như cánh bèo trên dòng nước nhưng tôi giấu kín sự phiêu diêu ấy sâu tận trong đáy lòng, không cho thể hiện ra. Bề ngoài tôi ngây ngô, dễ tin như Giao Nhiễm vậy.
Năm ấy Lý Vệ công rời khỏi quê Lạc Dương đi Tràng An, đây là một việc lớn, ở chỗ chúng tôi, mỗi khi xảy ra một sự kiện trọng đại thì đi kèm theo là hiện tượng gà bay chó nhảy. Thí dụ khoa tôi có đồng nghiệp đi Mỹ dự một hội nghị hàng năm, hoặc thêm một vị giáo sư. Đó là sự kiện lớn, nhất định lại tăng thêm mối hận thù nhau. Những việc như vậy ở chỗ khác là nhỏ, có thể không có những triệu chứng báo trước, nhưng ở chỗ chúng tôi là việc lớn vì không có gì lớn hơn cả. Bây giờ bên cạnh tôi cũng có hiện tượng gà bay chó nhảy. Phải chăng tôi sắp chứng minh được định lý Fermat?
Về sau bọn công sai hầu như đã tìm được Lý Tịnh, nhưng không có nghĩa là chúng cao tay hơn bọn đã bị chặt đầu. Chúng chỉ bám theo Lý nhị nương mau chóng tìm đến được miếu thổ địa ở bãi rau. Số là có một gã béo đến gặp cô bảo Lý Tịnh trốn đi với một cô gái đẹp, cô gái ấy là bạn gã. Thế là Lý nhị nương cuống lên, đùm cơm lao thẳng ra bãi rau. Mối tình với Lý Tịnh chưa dứt cho nên Lý nhị nương muốn xem mặt mũi cô gái nọ ra sao vô tình kéo theo bọn công sai. Bọn này bám theo cũng là do gã béo xui vậy, gã bảo hôm nay Lý nhị nương sẽ đi gặp Lý Tịnh. Gã béo ấy chính là Giao Nhiễm. Ông muốn giúp bọn công sai nhưng không cứu họ khỏi cái chết vì họ chỉ tìm thấy Lý Tịnh chứ không bắt được. Lý Tịnh không những chạy thoát mà chạy hẳn ra khỏi thành Lạc Dương. Bọn công sai đã trở thành vật hy sinh đầu tiên ở bãi chặt đầu tại trung tâm Lạc Dương.
2
Bây giờ kể chuyện Lý Tịnh chạy thoát ra sao. Chiều hôm đó, bọn công sai đi theo Lý nhị nương vây cái miếu, con kiến chui không lọt. Bọn họ không thể coi thường Lý Tịnh, người mang cung nỏ kẻ mang đá cục hùng hổ như đàn mèo vây chặt con chuột. Có chuyện này cho thấy Lý Tịnh rất cảnh giác: Trông thấy Lý nhị nương, ông thò cổ ra dò xét xung quanh. Bọn công sai trông thấy Lý Tịnh bèn bắn tên và ném đá. Lý Tịnh thụt đầu vào. Tên và đá bay rào rào như mưa. Cái cửa tơi tả chỉ còn lại khung như cái hàng rào. Bọn công sai hét: Bên trong đầu hàng mau, hai tay đưa lên gáy! Có tên cuống lên hô líu cả lưỡi: Ra hàng bên trong, đầu đặt lên tay sau! Lý Tịnh chỉ có đầu hàng, không còn lối nào thoát được vì hơn năm trăm con người đang xông lên sắp xô đổ cả cái miếu rồi. Ông đành giơ hai tay ra sau gáy, quay lại nhìn Lý nhị nương mặt không còn hột máu đang ngồi bệt xuống đất. Hồng Phất đứng thẳng, mặt trắng bệch nhưng đôi mắt long lên lông mày xếch ngược, mím môi tỏ rõ thái độ không cam chịu. Thế rồi Hồng Phất đi theo sau ông, cũng hai tay ôm sau đầu. Ông đi ra, đầu óc rỗng không, ông chỉ biết không còn lối thoát thì đầu hàng, công sai quây lại định quàng xích vào người ông, lúc ấy trong miếu có một tiếng kêu thét, mọi người bị phân tâm, ông thúc đầu gối vào một gã đứng gần rồi lủi nhanh vào đám cỏ. Nơi đây ông đã cần mẫn làm lụng hàng ngày đào những rãnh và hố hình như để phòng sẵn. Đầu Lý Tịnh có nhiều óc quá cho nên quên hẳn, không kéo Hồng Phất một tay. May mà sống với nhau đã nhiều ngày nàng đã hiểu tính ấy của ông cho nên thấy ông nhón chân, nàng lập tức lao theo tóm lấy tay ông, tay kia quơ ra sau tìm Lý nhị nương định kéo theo, không biết rằng Lý nhị nương vẫn ngồi trong miếu. Bọn công sai đuổi theo, hết đứa này đến đứa khác sa xuống hố phân mà Lý Tịnh đã rải đất mỏng bên trên. Lý Tịnh lao đi rất mạnh, Hồng Phất không còn kịp ngoái lại nhìn. May mà Lý nhị nương cũng chẳng cần Hồng Phất quan tâm. Cô đã tự sát trong miếu.
Mùa hè năm ấy, gió thổi lồng lộng, dân trong thành Lạc Dương kéo đến khu trung tâm xem máy chém chạy bằng sức gió. Chiếc máy được bôi trơn, sáu cánh buồm giương lên. Cánh quạt gió của Trung Quốc khác của châu Âu, một cái đĩa tròn khổng lồ giữa có một cái cần. Căng buồm lên là đĩa quay, hạ buồm là dừng, không có đóng mở cũng không có hãm. Cho nên phải có năm sáu người hy sinh khi giương buồm, hạ buồm cũng có người chết, vì thấy không có gió mới được hạ buồm nhưng bất thần nổi gió là chết. Tuy vậy máy chạy khá tốt, bánh răng quay tròn thanh trượt chạy thẳng, một người công sai bị đẩy vào, máy chặt ra nát bét chẳng thấy đầu đâu. Chạy một hồi, bánh răng quay hình bầu dục, thanh trượt chạy theo hình sóng, bẻ phạm nhân thành hình trục khuỷu. Tóm lại cảnh tượng chiều hôm đó vô cùng thê thảm. Người ta đề nghị lãnh đạo cấp tiền sửa sang, cho quây máy bằng lưới để dễ tìm thấy đầu và cải tiến máy để chặt ra chặt nghiền ra nghiền. Nhưng lãnh đạo bảo không cần, có thế công sai mới tận tụy làm việc. Chuyện này xảy ra ai cũng trách Giao Nhiễm, có thể bắt được Lý Tịnh mà không giúp. Nghe nhiều quá Giao Nhiễm không chịu nổi cũng trốn khỏi Lạc Dương luôn. Về sau ở Phù Tang có người hỏi chuyện này, nếu người đó thương Hồng Phất thì ông bảo: Tôi yêu Hồng Phất, tôi không thể bắt cô ấy; nếu người đó thương công sai thì ông bảo: Bao nhiêu công sai bị giết bạn có động lòng không? Phải cho họ một cơ hội bắt người chứ; nếu bạn thương cả đôi bên thì ông bảo: Tôi yêu Hồng Phất lại thương công sai, đành phải làm thế thôi, làm người khó lắm. Bất kể bạn hỏi vặn thế nào ông đều giải thích được. Người làm lãnh đạo là thế.
3
Về những chuyện ở Lạc Dương, chúng ta có thể hiểu thế này: Thành phố này có lỗi, đầu tiên chỉ Lý Tịnh có lỗi thôi, cũng chẳng gây hại gì nhưng gặp Hồng Phất thì không thể sửa được nữa rồi. Lý nhị nương vốn sống an phận bỗng dưng chạy đến bãi rau đưa cơm cho Lý Tịnh, thế là bị truyền nhiễm. Bất kể lỗi gì đều làm phiền lãnh đạo , cho nên người làm lãnh đạo là chúa ghét người có lỗi. Tôi là người biết điều, thấy mình là người có lỗi cho nên không bao giờ trách lãnh đạo đã ghét mình. Ngoài ra không dám làm điều gì chướng mắt, độc thân hơn bốn mươi tuổi chưa đụng tới đàn bà.
Lần đầu nhìn thấy Lý nhị nương, Hồng Phất thấy cô ta không chút bối rối và chính mình cũng thản nhiên, nhưng chỉ mấy giây sau nàng thật sự kinh ngạc. Khi đó tên và đá bay vào cửa ầm ầm, Lý nhị nương lui vào trong và nói: Hỏng rồi, bị vây rồi. Hồng Phất cuống lên hỏi: Sao họ biết nơi này? Lý Tịnh nói: Chúng nó theo cô ta chứ sao nữa. Lý nhị nương thì trố mắt lên tái mặt, mồ hôi vã ra. Hồng Phất lắp bắp: Làm sao bây giờ? Lý Tịnh bảo: Đi ra thôi, xem sự thể thế nào. Rồi họ chạy thoát còn Lý nhị nương thì chết. Sau này khi bị treo lên, Hồng Phất vẫn thấy đôi mắt đen mở to của Lý nhị nương, trong lòng thấy hoảng loạn. Hồng Phất nghĩ: Mình thật sự không muốn gặp cô ấy! Hai người đàn bà theo đuổi một người đàn ông, gặp nhau là như thế.
Tôi độc thân có nghĩa là trong mắt các cô tôi chẳng có gì hấp dẫn cả, nhưng không có nghĩa tôi không bao giờ còn cơ hội. Thời buổi này, sử học, triết học, nhân loại học, xã hội học mà không có chút kiến thức toán thì sẽ gặp khó khăn, không biết máy tính thì càng phiền. Nếu là đàn ông thì học từ đầu, nếu là đàn bà thì phải có người giúp. Tôi tuy chưa chứng minh được định lý Fermat nhưng đối phó với mọi vấn đề cũng cừ lắm, sẵn sàng giúp người, có nghĩa là tôi cũng có chút thực tế. Tôi phải cám ơn Von Neuman và Turin. Các cô thấy tôi tóc nửa bạc lại gầy tong teo không có gì nguy hiểm, có thể mau chóng nhận ra tôi là người cương nghị và quyết đoán. Thí dụ tôi đã từng giúp một nghiên cứu sinh sử học, ngồi trong phòng máy tính cả một buổi chiều. Đến giờ ăn cơm, cô gái bảo: Em mời thầy ăn cơm! Tôi chém đinh chặt sắt bảo: Không! Mắt thì nhìn màn hình. Cô gái bảo: Thế thì em lấy cơm cho thầy ạ? Tôi nói ngắn gọn: Bánh bao. Lập tức cô bé thấy gọi thầy không hợp, cô đổi thành “này” cho thân mật. Cô đề nghị đến chỗ tôi ở thăm tôi. Cô bé khá lắm, mùa hè mặc soóc trắng lộ ra cặp đùi rất đẹp. Bây giờ tôi quên mặt cô bé rồi, đùi thì nhớ. Tôi nghĩ sẵn rồi, khi cô bé đến tôi sẽ dùng cách nói của nhân vật của Milan Contra. Nhân vật đó nói: “ Take off your clothes ”. Khi nói tôi nói đơn giản hơn nhiều: “cởi”, tất nhiên sau đó có thể lãnh một cái tát. Nhưng lãnh cái tát thì sợ chưa chuẩn bị, chưa chuẩn bị thì sợ. Nhưng câu chuyện không xảy ra, thậm chí cơ hội nói câu ấy cũng không có nốt. Cô bé đến thấy cô hàng xóm của tôi quần áo lếch thếch chạy ra chạy vào đổ trà súc ấm, cô xuất hiện hơi sớm vì lúc đó chưa có gì đáng xem. Thế là cô sinh viên lủi mất. Về sau tôi bảo cô bé rằng cô Oanh chỉ là người hàng xóm thôi. Cô bé cười thản nhiên bảo: Em thấy thầy với chị ấy đẹp đôi lắm. Thế là thế nào, chẳng bao giờ tôi hiểu cả.
Cái thản nhiên đó tôi cũng đã trải qua. Chúng tôi có nột tờ nội san “Số Lý Hóa”, nghe tên thì bạn cũng biết mấy khoa cùng làm, mỗi quý một kỳ, in mấy trăm bản, phát hành trong trường và trao đổi với bên ngoài, còn thừa cả đống chia về cho các khoa bán giấy vụn kiếm chút thu nhập. Tôi phụ trách biên tập trang Toán, ba tháng mất ít nhất nửa ngày đọc bản thảo, chẳng có gì vất vả nhưng lãnh đạo cử xuống một người cùng làm với tôi. Bây giờ thôi gặp người đó thấy khó chịu, thậm chí thấy mình sống bằng thừa. Không biết nên treo cổ như Hồng Phất hay bỏ chạy đi nơi khác.
Cô Lý nhị nương phố hàng Rượu hai mươi sáu tuổi thì cắt cổ bằng mảnh gương tự vẫn. Mảnh gương bằng đồng đúc, muốn soi phải mài cho sáng, lâu ngày nó mỏng đi và cạnh sắc hơn dao. Hồi đó các mẹ sề cãi nhau, tay phải cầm gương, tay trái giơ ra phía trước dọa cắt mũi đối phương. Thế rồi cả đời chẳng ai bị cắt mũi. Lý nhị nương lấy gương cắt động mạch chủ, máu phun khắp miếu. Khi thấy máu phun ra, Lý nhị nương sợ quá kêu thét lên. Chính tiếng kêu đó làm bọn công sai phân tâm và Tý Tịnh thừa cơ chạy thoát. Có điều lạ là đáng lẽ người bị phân tâm nhất phải là Lý Tịnh vì chỉ ông biết tiếng kêu của ai và chuyện gì đã xảy ra nhưng ông không mảy may phân tâm. Ông đã thản nhiên nghe và nhìn nhiều cái chết cho dù người chết là ai. Đó là cái tâm của con nhà tướng. Bởi vì ở chiến trường hay ở một nơi nào khác, một người chết đi sẽ gây ra một sự biến động, cần phải tỉnh táo để đối phó. Một người có tố chất làm tướng như thế bọn công sai làm sao mà bắt được. Ông đã trốn biệt tích. Người đuổi thì rơi hàng đàn xuống hố phân, bò lên được quay lại thấy mỗi Lý nhị nương đã chết, cáu quá phang mấy gậy rồi lấy xe, thất thểu kéo đi. Trên đường đi bọn công sai nghĩ sẽ chẳng giữ nổi cái đầu, bèn trốn sạch, chỉ có con trâu nhớ đường đi về phố hàng Rượu nhưng bị người ta đuổi đi vì chẳng ai muốn cho cái xe chở xác Lý nhị nương tơi tả đi vào phố. Con trâu kéo cái xe đi lang thang khắp nơi cuối cùng chẳng ai thấy nó về nữa, xác của Lý nhị nương cũng chẳng biết ở đâu. Chuyện này làm lãnh đạo rất tức giận vì Lý nhị nương can tội không tố giác tội phạm, chết rồi cũng phải chém đầu để răn đe dân chúng. Cuối cùng đành phải kiếm xác người ăn mày chết đói chặt đầu treo lên cổng thành.
Lý nhị nương đã chết như thế, khi còn sống cô cũng không làm ai chú ý. Việc cô thích nhất là ngồi trên thành giếng buôn chuyện nhưng không lấy một xu. Chính vì cô bẻm mép như thế cho nên đàn bà con gái ở phố này đều biết Lý Vệ công nhịn thở khi làm chuyện ấy, xong việc mới thở. Ông dai sức như con hà mã nhịn thở đến hơn nửa giờ mà không chết ngạt, chuyện ấy suốt đời Hồng Phất không biết được, chứng tỏ Lý nhị nương rất giỏi quan sát. Chính vì biệt tài đó mà lãnh đạo định chọn cô làm trinh sát ăn lương, lúc đó cô được lãnh đạo tin dùng, nhận lệnh bước vào giai đoạn mới, nhưng chẳng bao lâu thấy cô ngốc nghếch quá bèn xóa tên, quay về giai đoạn cũ. Chuyện ấy không có gì to tát, chúng ta cả đời ai chẳng có lúc được lãnh đạo tính chuyện nâng lên nhưng rồi thấy bùn nhão chẳng bám nổi vào tường lại gạt xuống đất. Lần cuối cùng lãnh đạo nghĩ đến cô là lần muốn có cái đầu của cô, cuối cùng không có đành phải lấy cái khác thay vào, cũng xong. Chỉ có Lý Tịnh nhớ đến cô. Mỗi lần ông đến là cô đóng cửa lại, cởi hết quần áo đi lại trong phòng rồi hăm hở bò lên người ông. Đôi vú cô nhỏ nhưng rắn chắc và là một phần cơ thể cô. Như người khác, đẹp thì có đẹp nhưng chúng lủng lẳng như ở ngoài cơ thể. Lý Vệ công nghĩ đến cô cũng chỉ để nhớ lại hình ảnh cô trần truồng đi lại trong phòng, cặp vú xinh xắn nhún nhảy theo bước chân. Thế rồi ông thở dài, lắc đầu và quên ngay.
4
Giao Nhiễm coi Lý Tịnh chẳng ra gì, phó chủ nhiệm khoa cũng coi tôi chẳng ra gì. Thằng nhóc hai tám hai chín tuổi, mặt tròn xoe, tóc chải mượt. Hắn được cử làm phó khoa vì xuất thân tại một trường đại học danh tiếng, lại là tiến sĩ ở Mỹ về. Vì có một ít tiền cho nên hống hách hơn cả chủ nhiệm, nhưng tôi cũng coi hắn chẳng ra gì, ngoài chút ngoại ngữ hắn chẳng hơn tôi cái gì, cũng chẳng chứng minh được định lý Fermat. Nền tảng văn cổ rất kém, chẳng hiểu gì điển tích, mặt này kém tôi xa. Một hôm tôi đến khoa, thấy hắn nói với ai đó rằng khoa ta toàn là quái vật – thí dụ như Vương Nhị. Nói đến đó trông thấy tôi, hắn câm tịt, mặt đỏ lựng. Tôi mời hắn nói tiếp, gọi mấy người bạn đến cùng nghe, hắn nhất định không nói nữa. Tôi không thể cho hắn nói tiếp cái giọng ấy nữa bèn phao tin hắn chỉ có một hòn dái mà lại bé như hạt lạc, thực ra tôi đâu có biết hắn có hai hay ba hòn và to bé thế nào. Nhưng tin đó truyền đi rất nhanh trong đám nữ sinh, thế là tôi đạt mục đích rồi. Hắn coi thường tôi chắc thấy tôi lúc nào cũng héo hắt, lơ nga lơ ngơ.
Giao Nhiễm coi thường Lý Tịnh lại bởi nguyên do khác. Giao Nhiễm là một đại kiếm khách, có thể chém đứt đầu con ruồi, Lý Tịnh thì chẳng là gì, chỉ biết đá vào đũng quần người ta. Mặc dù về sát thương địch thì chẳng khác nhau là mấy, nhưng về đẳng cấp thì khác xa nhau. Hồng Phất chạy theo Lý Tịnh, Giao Nhiễm không chịu nổi. Như thế gọi là ghen chăng. Thực ra ông có thể tìm được Lý Tịnh và chém thành trăm mảnh nhưng làm thế thì xấu hổ quá. Ông chỉ nghĩ cách làm cho cho Lý Tịnh phải gây rối. Gã phó chủ nhiệm khoa cũng có thể làm cho tôi phải đi bán cá khô nhưng xấu hổ, nhất là khi tôi bảo hắn chỉ có một hòn. Thực ra số phận của hai chúng tôi tùy thuộc lãnh đạo có xấu hổ hay không. Nếu tôi đi bán cá mắm thì chứng tỏ hắn chỉ có một hòn, hắn không dám. Nếu hắn chỉ có một hòn thì hắn có tốt nghiệp ở Berkeley California hay ở đâu cũng thế, người ta vẫn coi khinh. Trước khi tung tin tôi đã nghĩ chán rồi.
Tôi và gã phó chủ nhiệm khoa xung khắc đã hơn một tháng. Bây giờ nghĩ lại hắn chẳng đáng trách, tôi cũng vậy, chẳng qua là tư duy cứng nhắc . Từ này học cách nói trong văn chương bây giờ, ngày xưa gọi là thành kiến – tôi cũng khoái dùng từ mới. Hắn nghĩ cán bộ nghiên cứu khoa Toán của một trường đại học phải có bộ mặt béo tốt (tôi nói bộ mặt là tính cả bụng và lưng trở xuống), người ngũ đoản, tốt nghiệp Berkeley như hắn, thế mà tôi mặt nhọn, vừa cao vừa gầy, tốt nghiệp giữ lại làm việc ở nhà trường thì quái gở quá. Không trách hắn được vì hắn ăn cơm mãi thấy bánh bao khó nuốt. Vấn đề bây giờ tôi là cái bánh bao đó. Thế còn tôi? Chê cái gì nữa? Người ta được nuôi béo trắng như thế để cho mà ăn còn kén cá chọn canh. Là cái bánh bao không nên có thái độ như thế. Cái bánh bao tốt phải cho người ta có thời gian thích nghi. Thế là tôi cũng tư duy cứng nhắc. Thí dụ tôi rất muốn lấy vợ nhưng muốn vợ phải xinh tươi trẻ đẹp, đêm tân hôn phải còn trinh nguyên. Tại sao không nghĩ đến người nhiều tuổi một chút và đã từng có gia đình? Đêm tân hôn trinh nguyên thì sau có trinh nguyên nữa đâu, mới cưới thì xinh tươi trẻ đẹp, sau này có còn xinh tươi trẻ đẹp đâu. Sự cứng nhắc sẽ bóp chết mọi ý tưởng.
Tôi đã nói, Hồng Phất chạy theo Lý Vệ công, lúc đầu ông chẳng mặn mà cho lắm, đó chính là tư duy cứng nhắc đang ngự trị trong đầu ông. Hồng Phất có dáng của người mẫu, tóc dài, so với Lý nhị nương thì hơn mọi nhẽ. Hồng Phất lại rất lạ lẫm với sinh hoạt tình dục, làm chuyện ấy phải chỉ bảo tư thế nên thế nọ thế kia. Lý Vệ công thì đã quen hành sự với Lý nhị nương, cứ nghĩ, con gái phải lùn, tóc phải ngắn, làm chuyện ấy phải nhiệt tình. Đến khi Lý nhị nương chết rồi ông mới không còn ý nghĩ ấy. Trong chuyện này thì Hồng Phất thành kiến lại không nặng nề lắm. Trước hết nàng là phận gái, lại đã từng là con hát. Cho nên nếu nàng thành kiến thì là thành kiến của cái bánh bao. Cái bánh bao là để cho người ta ăn, oán thán cái nỗi gì! Tất nhiên so với con gái nhà lành thì nàng thành kiến hơi nhiều. Hồi nhỏ nhà tôi ăn cơm, sau này sa sút ăn bột mì viên hấp – hồi đó chưa có bán bột nở đóng trong túi. Cái thứ đó chỉ tống vào bụng cho đỡ đói chứ rất khó nuốt. Tôi nghĩ thời cổ con gái nhà lành cũng như bột mì viên vậy. Nếu bánh bao bột nở biết suy nghĩ thì không thể có bột mì viên được.
5
Lý Tịnh và Hồng Phất chạy khỏi thành Lạc Dương vào lúc trời sẩm tối. Bầu trời đầy mây như cái vung nồi cáu bẩn đen đúa, ánh một chút sắc hồng sắp tắt, nhìn lên tít trên cao chỉ thấy loang lổ hai màu đen đỏ. Họ đứng trên triền dốc ngoài thành Lạc Dương, phía sau là bức tường màu xanh lá. Trước mặt là con đường lớn, vết bánh xe đọng nước yên lặng uể oải hắt lên chút ráng hồng. Con đường nát bét vươn dài trên hoang mạc mênh mông, chỗ rộng chỗ hẹp chằng chịt vết xe đi. Nó là một thách thức quá lớn với người bộ hành cho nên người ta tránh nó càng xa càng tốt, đi mãi vào bên lề hoặc xéo lên cỏ. Trời sắp tối, đi đêm chẳng sung sướng gì nhưng phải đi. Lý Vệ công vừa bước vừa thở dài. Lát sau ông chìa tay dắt Hồng Phất. Họ để lại thành Lạc Dương phía sau. Họ đi rồi trong thành vẫn lùng sục và vẫn giết công sai. Về sau bị dồn vào bước đường cùng, đám công sai nổi lên chiếm cả thành Lạc Dương. Quân lính nhà Tùy bao vây chặt công phá mấy năm cuối cùng xông vào thành giết sạch người trong thành. Nhà Tùy còn rất nhiều thành khác nữa, Lạc Dương bị phá hủy, số mệnh nó cũng hết luôn.
Lý Vệ công đi mò mẫm trong đêm, tâm trạng rất cô đơn, nếu không có một người gần như xa lạ bên cạnh thì ông sẽ gục xuống bên đường mà khóc. Nếu có một con trai rời khỏi cái vỏ của mình rồi phiêu bạt trong biển thì đó là ông bây giờ. Ông không quên được thành Lạc Dương, không quên được những con đường lầy lội, những bức tường đất, không quên được ngôi nhà xập xệ, khai nồng nặc của ông. Một ngôi nhà chẳng đáng đồng xu, bên trong chất lộn xộn những đồ cũ nát, đầy gián và bọ, nhưng ông quen rồi, nhắm mắt đi vào cũng không đụng. Từ bé đến lớn tôi sống trong căn nhà một tầng thấp lè tè, cái hố xí lợp rạ, những người hàng xóm độc địa lắm điều, nhưng tôi nhớ từng nhà. Ở trong căn nhà của mình, con người ta không cô đơn, cũng không già đi, chỉ có suy yếu đi và sụp đổ cùng ngôi nhà. Điều này không thể học, hiểu, suy luận như toán học mà chỉ có thể cảm nhận. Bạn gặp tôi, chỉ cần có một chút cảm nhận là biết tôi ở Bắc Kinh, trong một ngõ nhỏ.
Hồng Phất rời khỏi Lạc Dương trong đêm tối, ngửi thấy sương đêm, mùi mục nát của đồng cỏ, thấy tinh thần phấn chấn hẳn lên. Ở mãi bãi rau chán rồi nàng đang muốn đi nơi khác. Cái miếu đổ nát biến thành mảnh sau vườn hoa Dương phủ mà tôi đã nói tới, nơi chỉ có kiến trúc bằng đá phản chiếu ánh trời, lúc nào cũng trắng bệch, màu của chết chóc. Nàng sẵn sàng trốn khỏi đây bất cứ lúc nào, như một hạt giống bay theo gió để tìm đất mới mà cắm rễ. Tôi cũng muốn thành một giáo sư Do Thái hói đầu chịu đựng sự ngạo mạn của người Pháp, hoặc đến Hong Kong làm một giáo sư bụng bia, thản nhiên nói mấy câu tiếng Anh giấu câu đố bên trong. Thậm chí tôi còn muốn trở thành Hồng Phất, mặc chiếc váy ướt đẫm sương đêm đi trên đồng cỏ, ngửi thấy mùi khét của mồ hôi Lý Vệ công. Bất kể tôi là ai, tôi đều cảm thấy thời gian đang trôi, mình cũng đang trôi như bông lau trong gió, như cánh bèo trên dòng nước nhưng tôi giấu kín sự phiêu diêu ấy sâu tận trong đáy lòng, không cho thể hiện ra. Bề ngoài tôi ngây ngô, dễ tin như Giao Nhiễm vậy.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook