Thịnh Đường
-
Chương 34
Sau lần tỉnh lại ấy, bệnh của Lý Thế Dân ngày một ngớt dần. Chẳng bao lâu sau hắn đã xuống giường đi lại, thỉnh thoảng còn múa thương trong viện, mọi động tác đều lưu loát không còn trở ngại.
Mà hơn một tháng sau, tin Tiết Cử chết bệnh đã truyền về thành Trường An. Lý Thế Dân nghe vậy rất mừng, lập tức cầu kiến Lý Uyên, nói đây chính là thời cơ cực tốt để đánh bại Tiết quân, tha thiết xin xuất chiến.
Lý Uyên nghe vậy lại chỉ nói diệt trừ Tiết Cử không phải chuyện ngày một ngày hai, giờ chi bằng hãy ở lại kinh thành dưỡng bệnh cho tốt, đợi thời cơ chín muồi sẽ để hắn xuất chiến sau. Lý Thế Dân không kiềm chế nổi, liên tục thỉnh chiến, đều bị ông nói mấy câu gạt đi.
Thời gian cứ thế trôi qua, thấm thoắt đã đến tháng mười năm Vũ Đức thứ nhất. Khi đó Lý Kiến Thành đang bận chỉnh sửa thêm bớt luật thuế khoá lao dịch, ngày thường nếu không thương nghị với triều thần thì cũng thường đích thân lui tới trong thành thăm thú, lúc nào cũng bận tối mặt.
Hôm đó tiến cung yết kiến Lý Uyên, vào cửa rồi khấu đầu, ngẩng lên chỉ thấy trong tay ông đang cầm một bản tấu chương, đầu mày nhíu chặt, hình như đang suy xét điều gì.
“Phụ hoàng?” Lý Kiến Thành gọi thử một tiếng.
Lý Uyên hoàn hồn, cặp mày thoáng giãn ra một chút. Ông vẫy tay ra hiệu cho Lý Kiến Thành lại gần, đưa tấu chương trong tay cho anh: “Ngươi hãy xem đi.”
Lý Kiến Thành cầm lên, ánh mắt nhanh chóng quét qua những chữ viết trên đó. Lát sau anh đặt lại tấu chương lên ngự án, hỏi: “Việc này…… không biết trong lòng phụ hoàng đã quyết định chưa?”
“Lần này Ngõa Cương trại đại bại dưới tay Vương Thế Sung ở Lạc Dương, nếu trẫm không cho Lý Mật hàng, hắn chắc chắn sẽ đi tìm Vương Bá Đương. Trong tay Vương Bá Đương vẫn còn một ít nhân mã của Ngõa Cương trại, nếu hai quân tụ hợp rồi xây dựng lại căn cơ, Đông Sơn tái khởi (*), chỉ e ngày sau muốn trừ bỏ cũng khó.” Lý Uyên đặt tay lên tấu chương kia mà thở dài, “Có điều kẻ tên Lý Mật này rất có tài lược, người của Ngõa Cương cũng không phải vật trong ao, để hai vạn nhân mã vào kinh thành thì trẫm làm sao yên tâm cho nổi?”
(*) Xuất phát từ điển cố tể tướng Tạ An đời Đông Tấn từng mấy lần về ở ẩn Đông Sơn, từ chối lời mời làm quan của triều đình, sau đó đến khi gia thế suy yếu, quyền thần lộng hành mới chấp nhận quay trở lại. Thành ngữ này ý chỉ những người đã rơi vào hoàn cảnh xấu vẫn có thể phục hưng trở lại.
Ngoài lề một chút là mình khá thích thời Đông Tấn này. Cũng như đa số các quốc gia chiếm giữ Giang Nam, Đông Tấn có nền kinh tế, văn hóa phát triển rực rỡ trong khi phương bắc loạn lạc liên miên. Hai thế gia lừng lẫy của Đông Tấn thời đó là Vương, Tạ đã sản sinh ra những con người xuất sắc như Tạ An, Tạ Huyền, Vương Hy Chi, có thể nói Đông Tấn là quốc gia trù phú nhất vào thời bấy giờ. Tiếc là nó cũng tuân theo quy luật thiên hạ không thể thống nhất từ phương nam, trải qua mấy lần thay triều đổi đại cuối cùng bị phương bắc tiêu diệt, quả cũng có phần đáng tiếc (nhắc lại nhớ Nam Đường:’()
“Phụ hoàng lo ngại rất đúng.” Lý Kiến Thành trầm ngâm, “Căn cứ vào chuyện Lý Mật mới gia nhập Ngõa Cương trại không lâu đã bày mưu trừ bỏ người nhường quyền cho hắn là Trạch Nhượng, cũng đủ thấy kẻ này lòng lang dạ sói, tuyệt không phải hạng tầm thường. Nếu chấp nhận cho hắn đầu hàng mà không gia tăng phòng bị, chỉ e……” Vốn định nói chỉ e phụ hoàng sẽ trở thành Trạch Nhượng thứ hai, nhưng ngập ngừng giây lát, cuối cùng vẫn không nói ra miệng.
Nhưng Lý Uyên đã sớm hiểu ra ẩn ý trong lời anh nói, thở dài: “Việc này trẫm sẽ tạm gác lại mấy ngày để tổ chức thương nghị.”
“Phụ hoàng bất tất phải làm thế, nếu thật sự muốn nhận hàng thì nên nhanh chóng hồi âm. Nhi thần có một kế vừa có thể nhận hàng Lý Mật, lại giải được nỗi lo trong lòng phụ hoàng. Không biết phụ hoàng có muốn nghe thử một lần?”
Lý Uyên nghe vậy nhíu mày, hỏi: “Kế gì?”
Lý Kiến Thành nhìn thẳng vào ông, hạ giọng xuống, chậm rãi nhả ra hai chữ. Nét mặt anh vẫn bình thản ung dung, nhưng hai chữ trong miệng lại giống như hai mũi tên sắc bén phi thường.
(Mình quyết định dồi, sau này nếu có làm bản word thì sẽ lấy hai chữ này làm pass =))))))
“Kế rất hay!” Lý Uyên nghe hai chữ này lập tức cười lớn, vỗ tay nói, “Vậy trẫm giao toàn quyền cho ngươi, được không?”
“Nhi thần tuân chỉ!” Lý Kiến Thành lùi lại một bước, chắp tay lĩnh mệnh.
*****
Lý Uyên vừa gửi thư phúc đáp, đến tháng mười Lý Mật đã mang hai vạn nhân mã gấp gáp nhập quan.
Hôm đó thái tử Lý Kiến Thành thay mặt Lý Uyên ra nghênh đón. Anh vận hoa phục đứng ở chủ vị, dàn nghi trượng sau lưng tráng lệ hoa mỹ, quang cảnh lộng lẫy long trọng.
Lý Mật không ngờ đến cảnh ấy, bất giác nhướn mày. Đến gần, hắn vội vã xoay người xuống ngựa, còn chưa kịp mở miệng thì Lý Kiến Thành đã khách khí chắp tay, nói: “Phụ hoàng công việc bộn bề, không tiện đích thân tiếp đón, xin thúc phụ thứ lỗi.”
Hồi mới khởi binh, Lý Uyên từng viết thư qua lại với Lý Mật. Do hai người cùng mang họ Lý, cho nên trong thư cũng xưng huynh gọi đệ. Lúc này Lý Kiến Thành gọi hắn là “thúc phụ” cũng mang ngụ ý Lý Uyên vẫn chưa quên giao tình năm đó.
Năm đó Lý Mật mới lên nắm quyền ở Ngõa Cương trại, khí thế ngạo mạn, lời lẽ ngang tàng; còn Lý Uyên đang mưu đồ thẳng tiến Quan Trung, cố tránh gây thù chuốc oán, thái độ khiêm nhường. Nhưng chưa đầy hai năm sau, Lý Uyên đã giữ vững Quan Trung, đánh đông dẹp bắc, còn hắn lại rơi vào cảnh chiến bại xin hàng.
Lý Mật trầm ngâm giây lát, cuối cùng tiến lên một bước, chắp tay với Lý Kiến Thành: “Được thái tử đích thân nghênh đón, lão phu quả thật hết sức vui mừng.”
“Sao thúc phụ lại nói thế,” Lý Kiến Thành bình thản mỉm cười, sau đó nghiêng người nói, “Xin hãy theo ta về thành.”
Lý Mật gật đầu, quay lại toan ra hiệu cho nhân mã phía sau xếp hàng tiến vào theo, nhưng Lý Kiến Thành đã mở lời trước: “Trong thành chật hẹp, chỉ e không chứa hết, xin thúc phụ hãy cho nhân mã hạ trại trú đóng ngoài thành.”
Lý Mật nghe vậy ngẩn người, thầm nghĩ thành Trường An lớn thế, làm sao không chứa nổi hai vạn nhân mã. Hắn vốn là người cao ngạo, nhưng lúc này đang ở dưới mái hiên (*), không thể không học theo thái độ khiêm cung của Lý Uyên năm đó.
(*) Có câu “Người ở dưới mái hiên, không thể không cúi đầu” ý nói người bị phụ thuộc vào kẻ khác thì phải nhẫn nhịn nhiều chuyện.
Hắn liếc nhìn Lý Kiến Thành rất nhanh, cuối cùng thu lại vẻ do dự trong mắt, đáp: “Vậy đành để họ ở ngoài thành.”
Lý Kiến Thành chắp tay đúng lễ nghĩa, nói: “Vậy xin phiền thúc phụ.” Nói rồi quay lại nhìn Lý Mật gọi vài tướng lãnh lên nhắn nhủ, thần sắc bình thản pha chút trầm lặng.
Thả tay xuống, khóe môi nở một nụ cười nhàn nhạt như không.
Mà đúng lúc này, anh lại bắt gặp một đôi mắt giữa đám người sau lưng Lý Mật. Ánh mắt kia sáng rỡ lại sâu xa, mang theo ba phân ý cười nhìn mình, trong chốc lát đã gợi lên kí ức không lâu về trước.
Nhìn mình một lát, khóe môi người kia rõ ràng cong thêm vài phần, cách hàng người, từ xa chắp tay hành lễ.
Lý Kiến Thành bất giác nhíu mày, chỉ cảm thấy người này từ trên xuống dưới đều là bí ẩn, đối với mình lại tỏ ra hết sức chân thành.
Quả là thú vị.
Đúng lúc này, Lý Mật tiến lên nói: “Mọi việc đã phân phó thỏa đáng, ta vào thành thôi.”
“Thúc phụ, mời.” Lý Kiến Thành cung kính đưa tay, nhường hắn đi trước.
Kế đó quay lại nhìn người kia, khẽ gật đầu mỉm cười.
Người kia đứng cuối đoàn, thấy Lý Kiến Thành quay người đi thẳng, cho đến khi ống tay áo cũng biến mất sau biển người, không thấy đâu nữa. Trong đầu hồi tưởng nụ cười nhàn nhạt của đối phương trước khi quay đi, chính mình cũng bất giác bật cười thành tiếng.
“Ngụy đại nhân cười gì thế?” Một đồng liêu gần đó nghe tiếng cười, không khỏi hoài nghi.
Ngụy Trưng vẫn phóng mắt đăm đăm nhìn về phương xa, miệng chỉ lẩm nhẩm: “Dĩ nhiên là…… gặp được người vừa ý.”
“Sao cơ?” Người kia nghe thế liền nhướn mày.
“Tại hạ nói đùa thôi,” một khắc sau Ngụy Trưng đã thu ánh mắt, nhìn sang người kia, “Chuyện xin hàng khiến thủ lĩnh trăn trở nhiều ngày, hôm nay bụi trần đã có chốn nương thân, tại hạ mừng thầm trong lòng nên mới vô thức bật cười.”
Những lời này y nói ra hết sức nghiêm túc, cuối câu còn thêm vào một tiếng thở dài thư thái. Vị đồng liêu kia nghe vậy thì ngẩn người, còn đang định tiếp chuyện vài câu thì đối phương đã phất tay áo nói: “Ta vào thành thôi.”
Dứt lời nối gót chúng thần, ngang nhiên bước vào như không có chuyện gì.
*****
Lý Kiến Thành dựa người vào cạnh bàn, chăm chú đọc trang giấy trong tay. Đông cung Dực vệ Xa kỵ tướng quân Phùng Lập cúi đầu đứng một bên, lặng lẽ chờ phân phó.
“Ngụy Trưng……” Hồi lâu anh khẽ cười, đặt tờ giấy xuống bàn, đưa mắt nhìn Phùng Lập, vẻ mặt hết sức hài lòng, “Chỉ mất có một ngày đã dò hỏi thông tin về người này rõ ràng như thế, làm phiền Phùng tướng quân rồi.”
“Điện hạ đừng nói vậy,” Phùng Lập mừng rỡ, vội đáp, “Đây vốn là phận sự của mạt tướng!”
“Tướng quân vất vả rồi, mau về nghỉ ngơi đi.” Lý Kiến Thành mỉm cười, cúi đầu liếc qua lá thư trên bàn, chỉnh lại vạt áo rồi đứng dậy.
Phùng Lập thấy hình như anh muốn ra ngoài liền hỏi: “Điện hạ muốn đi đâu vậy?” Kẻ làm thuộc hạ có lẽ không nên hỏi câu này, nhưng giờ hắn đã là cảnh vệ Đông cung, an nguy của thái tử không thể không lưu tâm, trong lúc gấp gáp cũng không để ý đến lễ quân thần mà buột miệng hỏi.
Lời ra khỏi miệng mới biết mình thất lễ, lập tức cúi đầu: “Mạt tướng nhiều lời rồi.”
Lý Kiến Thành xưa nay vẫn cư xử ôn hòa với bộ hạ, không khắt khe về khoản lễ nghi rườm rà, nghe hỏi cũng chỉ cười đáp: “Dĩ nhiên là đi bái phỏng Ngụy Trưng kia.”
“Nếu điện hạ có ý này thì xin cứ để mạt tướng đi mời người đến là được, hạ mình đến đó chỉ e……” Phùng Lập ngập ngừng nhìn Lý Kiến Thành.
Lý Kiến Thành dĩ nhiên hiểu được ẩn ý trong đó, nghe vậy chỉ cười: “Người này có đáng để ta đích thân đến thăm một chuyến hay không, cứ đi là biết ngay thôi.” Dứt lời vén vạt áo, đẩy cửa bước ra.
Ngụy Trưng cùng với đa số hàng thần thuộc hạ của Lý Mật đều ở một nơi vắng vẻ ngoài cung.
Khi Lý Kiến Thành bước vào nhà y, chỉ thấy khoảnh sân đằng trước rất hẹp, bên trong trồng một khóm trúc tương phi nhỏ, giữa tiết trời thu đã dần dần tàn úa.
(Trúc tương phi là loại trúc đốm, truyền thuyết kể rằng khi vua Thuấn mất, hai người vợ của ông khóc thương, nước mắt vẩy lên thân trúc thành những đốm trắng.)
Trong nhà chỉ có vài hạ nhân, họ chưa bao giờ tiến cung, đương nhiên không biết thái tử đương triều. Nhìn qua quần áo, cho rằng Lý Kiến Thành quý công tử nhà ai, liền khách khí dẫn anh đến trước cửa phòng Ngụy Trưng.
“Lão gia, có một vị công tử đến thăm.” Lý Kiến Thành chắp tay đứng ngoài cửa, nghe hạ nhân báo vào trong.
Người trong phòng hỏi vọng ra: “Không biết vị công tử kia họ gì?”
“Họ Lý.” Không đợi hạ nhân đáp, Lý Kiến Thành đã mở miệng, hơi lên giọng một chút.
Người trong phòng im lặng giây lát mới nói: “Mời Lý công tử vào, các ngươi hãy lui xuống.”
Hạ nhân “dạ” một tiếng, mở cửa cho Lý Kiến Thành, nói: “Công tử mời vào.” Kế đó thi lễ rồi đi.
Lý Kiến Thành gật đầu, sải bước qua ngưỡng cửa, vừa ngước mắt lên đã thấy trong phòng có một người áo xanh vóc dáng cao gầy đứng nghiêm ở đó. Người kia trông thấy anh chỉ cười rồi chắp tay, vái một vái dài.
“Thảo dân chờ thái tử điện hạ đã lâu.”
Lý Kiến Thành bước vào phòng, đưa mắt nhìn hai chén trà trên bàn, không khỏi nhướn mày mỉm cười: “Xem ra Ngụy tiên sinh đã sớm đoán trước ta sẽ đến?”
Ngụy Trưng quay người nhìn theo ánh mắt anh, nhìn đến cạnh bàn thì bật cười: “Chỉ tiếc trà đã nguội, xem ra điện hạ quả đúng là công việc bộn bề.” Dứt lời nâng chén, đổ nước trà cũ đi, kế đó lại rót đầy chén mới, nhẹ nhàng đẩy đến trước mặt Lý Kiến Thành.
Lý Kiến Thành cúi đầu nhìn chén trà kia, thấy trong lời y có vài phần trách móc mình đến muộn, bất giác cười rộ lên, hỏi: “Tiên sinh làm sao biết được ta nhất định sẽ đến?”
“Hôm qua thấy điện hạ mỉm cười giữa đám người kia,” Ngụy Trưng nhìn anh, từ tốn đáp, “đã biết điện hạ hẳn phải hết sức hiếu kỳ đối với thảo dân.”
“Ngụy tiên sinh đúng là người thẳng thắn,” Lý Kiến Thành ngồi xuống ghế khách, lần này cười ha hả thành tiếng, hỏi, “Đã thế chi bằng Kiến Thành hỏi thẳng một câu, có được không?”
Ngụy Trưng vén áo bào, ngồi sang ghế đối diện: “Xin điện hạ cứ hỏi.”
Lý Kiến Thành gật đầu, hỏi: “Ngoài thành Lạc Dương, tiên sinh đưa thư, cớ sao không muốn lộ danh tính?”
“Nếu xưng tên ngay từ ngày đó, chỉ e điện hạ sẽ không để tâm đến một kẻ đưa thư bình thường.” Ngụy Trưng cười cười, nói thẳng, “Vả lại, nếu điện hạ có lòng, chẳng phải sớm muộn gì cũng có ngày biết sao?”
Lý Kiến Thành mỉm cười, kế đó lại hỏi: “Tiên sinh rõ ràng đã đầu về dưới trướng Lý Mật, cớ sao chỉ xưng là ‘thảo dân’?”
“Có đất nương thân mà không có chỗ thi tài, khác gì một kẻ vô danh?” Ngụy Trưng nghe vậy liền ngước mắt lên nhìn anh, nói rành rọt từng chữ. Dừng một chút, lại mỉm cười nói, “Thực ra trong lòng điện hạ đã sáng tỏ, hỏi câu này chẳng qua chỉ muốn xác nhận lại đó thôi.”
Lý Kiến Thành nghe vậy cười nói: “Lời lẽ của Ngụy tiên sinh thẳng thắn như vậy, chẳng trách Lý Mật kia không dung được.”
“Thói xấu này của Ngụy Trưng, trên đời e là cũng chỉ có người lòng dạ rộng rãi như điện hạ mới dung nổi.” Ngụy Trưng nói đến đây, chợt thu ý cười trên mặt, đứng lên vái dài một cái, nghiêm nghị nói, “Nếu điện hạ không chê, Ngụy Trưng nguyện theo sát không rời, thay người gánh vác gian lao, quyết không nề hà!”
Lý Kiến Thành rũ mắt nhìn y, từ từ thu lại ý cười trên mặt, dường như thoáng trầm ngâm. Lát sau anh mới mở miệng: “Từ hôm nay trở đi, tiên sinh hãy sửa lại hai chữ ‘thảo dân’ tự xưng này.”
Ngụy Trưng nghe thế tức khắc đứng dậy, tiếp đó lại vái một vái nữa: “Thần tuân chỉ.”
Lý Kiến Thành bưng chén trà, đặt lên môi nhấp một ngụm. Nghe y nói vậy, nét mặt anh vẫn bình thản, nhưng khóe môi lại nhếch lên thành một nụ cười nhàn nhạt.
*****
Sau khi Lý Mật quy hàng, Lý Uyên đối đãi hắn có thể coi như niềm nở khác thường. Mỗi lần gặp nhau đều cầm tay mà đi, ngoài miệng xưng huynh gọi đệ, tuyệt không kiêu ngạo mảy may. Nhưng so với sự nồng hậu này, thái độ của chúng thần văn võ trong triều lại khác xa một trời một vực.
Võ tướng ăn bớt lương bổng của quân trú đóng ngoài thành, làm nhân mã bữa đói bữa no, tiếng oán than dậy đất; văn quan đa số đều khinh thường ra mặt, thậm chí có người còn bóng gió gần xa đòi hắn đút lót.
Lý Mật bản tính vốn tự cao tự đại, làm sao chịu nổi? Nhưng mỗi lần nói lại với Lý Uyên, đối phương lập tức tỏ vẻ kinh ngạc giận dữ, hùng hồn vỗ án nói nhất định phải trừng phạt nghiêm khắc hơn. Có điều, sau đó cũng chẳng thấy thay đổi gì.
Thời gian kéo dài, trong lòng Lý Mật nảy sinh ức chế, nhưng không ai đánh người đang cười, vả lại hắn nhất thời cũng không có lối thoát. Cho nên mỗi lần đối mặt Lý Uyên, hắn cũng đành nhẫn thêm chút nào hay chút đó.
Hôm đó sau buổi chầu, Lý Kiến Thành và Lý Thế Dân đang bước ra khỏi đại điện, chợt thấy Lý Mật lầm lũi đi một mình phía trước, liền rảo bước thật nhanh, mở miệng gọi hắn lại.
“Thái tử điện hạ, Tần vương điện hạ.” Những ngày này tuy Lý Mật sống không được thoải mái cho lắm, nhưng ngoài mặt vẫn cư xử chu toàn, khách khí thi lễ với hai người, “Lâu ngày không gặy, phong thái của hai vị điện hạ càng thêm phần tuấn lãng.”
Ba người đứng hai bên, khách khí qua lại mấy câu. Lý Kiến Thành không muốn kéo dài màn chào hỏi này thêm nữa, dừng một chút rồi chắp tay nói: “Thưa thúc phụ, Kiến Thành có chuyện muốn nhờ.”
Trong lòng Lý Mật tuy hoài nghi, nhưng ngoài miệng vẫn đáp: “Thái tử có việc gì xin cứ nói.”
Lý Kiến Thành mỉm cười, cũng thẳng thắn hỏi: “Thực không dám giấu, Kiến Thành…… muốn xin một người của thúc phụ.”
Lời tác giả: Thật ra Phùng Lập cũng là một gã trung khuyển, sau chính biến Huyền Vũ môn rất nhiều văn võ quan viên trong Đông cung đều quy hàng nhị ngốc, Phùng Lập cũng không dám chết, lại thừa cơ chạy trốn, trải qua cuộc sống lưu lạc giang hồ.
Đưa Ngụy Trưng ra rồi, ta tự nhiên cảm thấy…… nhị ngốc ngươi đúng là nguy hiểm rình rập (﹁“﹁)
Lời editor: Ngụy tiên sinh đã có màn chào sân hoành tráng và em Dân sắp bị tiên sinh (cố tình) tạt cả lọ dấm chua vào mặt =)) Mình thấy cặp này cũng khá thú vị, có điều không xác định nổi công thụ nên khỏi ship. Kể ra xét từ thể lực cho đến địa vị thì Ngụy Trưng đều dưới cơ, nhưng một là cái cách Ngụy Trưng nhìn Thành (về sau này, đoạn đầu chưa có gì) rõ ràng là công nhìn thụ, hai là những lúc Thành ốm đau dặt dẹo trông yếu đuối khó tả, khiến bản năng làm công trong những kẻ thầm thương trộm nhớ Thành trỗi dậy, cho nên chung quy lại vẫn không định được vị trí trên dưới cho Ngụy tiên sinh => dẹp đi đỡ nghĩ mệt đầu:3
Anw, Ngụy Trưng thì mình thích từ lâu lắm rồi, thích từ khi chưa yêu Thành lận ~ Ngụy Trưng chính trực công tâm, một lòng vì nước, gần như thoát hẳn khỏi chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi, dám giựt râu rồng liên tục không kiêng nể gì dù cũng vài lần bị rồng khè lửa dọa đốt, đúng là xưa nay chỉ có một. Đọc truyện khoái nhất mấy màn Ngụy Trưng dùng mồm mép chọc Lý Thế Dân tức hộc máu, Lý Thế Dân về cung la hét đòi chém bay đầu Ngụy Trưng, cuối cùng vẫn không giết được đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Không biết hồi ở Đông cung Ngụy Trưng có ác miệng không (thẳng thắn thì không cần hỏi), hay là chỉ với Lý Thế Dân mới vậy =))
Về đồng chí Lý Mật xấu số và mối quan hệ dây dưa với bác Uyên, xin trích wiki thay lời muốn nói (wiki sẽ poil một ít tình tiết chương sau, nhưng hãy tin là chị Lâu luôn biết cách dẫn dắt cho những sự kiện vốn quen thuộc trở nên mới mẻ nên bị sopil tí cũng không hại gì):
[[[Trong khi đó Đường công Lý Uyên đã nổi dậy tại Thái Nguyên (太原, nay thuộc Thái Nguyên, Sơn Tây). Thoạt đầu, Lý Uyên đã viết thư cho Lý Mật nhằm thăm dò xem Lý Mật có muốn theo mình không, song Lý Mật tin tưởng vào thực lực của mình nên đã sai kí thất Tổ Quân Ngạn viết thư hồi đáp Lý Uyên:
Ta và ngươi mặc dù không cùng chi họ, song cùng mang họ Lý. Ta tự biết thực lực của mình không đủ, chỉ nhờ được anh hùng tứ hải hậu ái, suy tôn làm minh chủ. Hi vọng ngươi bang trợ giúp đỡ, đồng tâm hiệp lực. Hãy cùng nhau bắt giữ Doanh Anh tại Hàm Dương, giết Tử Thụ Tân tại Mục Dã, há chẳng phải là một điều đại sự sao?
Lý Uyên mất tinh thần song vì không muốn kết thù nên đã hồi đáp với lời lẽ khiêm nhường. Lý Mật hài lòng trước phản ứng của Lý uyên, cho rằng Lý Uyên bằng lòng ủng hộ mình, và kể từ thời điểm đó, Lý Mật và Lý Uyên thường trao đổi thư tín. Lý Uyên chiếm Trường An mà không gặp phải sự phản đối từ Lý Mật, sau khi chiếm được kinh đô, Lý Uyên lập Dương Hựu làm hoàng đế, tức Tùy Cung Đế, và tự mình phụ chính.]]]
[[[Vào mùa đông năm 618, Lý Mật đến gần Trường An. Đường Cao Tổ thoạt đầu cử nhiều người đến nghênh tiếp, Lý Mật cho rằng Đường Cao Tổ sẽ trao cho ông một vị trí tương đương với thừa tướng. Tuy nhiên, khi Lý Mật đến Trường An, binh lính của ông không được xem trọng và không được tiếp tế đầy đủ. Lý Mật sau đó được Đường Cao Tổ trao chức ‘quang lộc khanh’, phong tước ‘Hình quốc công’. Đường Cao Tổ cũng gả biểu muội là Độc Cô thị cho Lý Mật, gọi Lý Mật là “đệ”. Lý Mật không hài lòng, đặc biệt là bởi các hạ thần triều Đường phần lớn đều xem thường ông, và một số còn yêu cầu ông phải hối lộ.
Mặc dù hầu hết các lãnh thổ cũ của Lý Mật đều hàng phục Vương Thế Sung, song Từ Thế Tích thì không. Một người đi theo Lý Mật là Ngụy Trưng đã thỉnh cầu Đường Cao Tổ phái người đến khuyên Từ Thế Tích quy hàng Đường, Đường Cao Tổ đã quyết định phái Ngụy Trưng đi. Từ Thế Tích tuyên bố quy phục, song do trong lòng vẫn xem Lý Mật là chủ nên Từ Thế Tích không dâng tấu lên Đường Cao Tổ mà chỉ thông báo cho Lý Mật. Lý Mật đã trình tấu lên Đường Cao Tổ, Đường Cao Tổ đã ấn tượng trước Từ Thế Tích và ban họ Lý cho người này.
Cũng trong năm đó, do Lý Mật là quang lộc khanh nên phải tổ chức tiệc trong hoàng cung, do đó ông cảm thấy bị sỉ nhục. Lý Mật thảo luận tình thế với Vương Bá Đương, họ cho rằng hiện Từ Thế Tích và Trương Thiện Tương vẫn nắm được một đội quân đáng kể, vì thế vẫn còn cơ hội tái lập lực lượng. Do đó, Lý Mật đã thỉnh Đường Cao Tổ cho tiến về phía đông để thuyết phục các thuộc hạ cũ quy hàng triều Đường. Khoảng tết năm 619, bất chấp phản đối từ nhiều hạ thần, Đường Cao Tổ đã chấp thuận, Giả Nhuận Phủ và Vương Bá Đương cùng Lý Mật tiến về phía đông.
Tuy nhiên, sau khi Lý Mật rời khỏi Trường An, Đường Cao Tổ đã đổi ý và triệu Lý Mật trở về kinh thành. Khi nhận được chỉ thì Lý Mật đã tiến đến Trù Tang (綢桑, nay thuộc Tam Môn Hiệp, Hà Nam), ông lo sợ về mục đích của Đường Cao Tổ. Bất chấp lời phản đối của Giả Nhuận Phủ và Vương Bá Đương, Lý Mật quyết định nổi dậy. Lý Mật tập kích Đào Lâm (桃林, nay cũng thuộc Tam Môn Hiệp), chiếm được thành. Sau đó, Lý Mật bố cáo rằng đang tiến quân đến Lạc Dương, song thực tế ông tiến quân về Tương Thành (襄城, nay thuộc Bình Đỉnh Sơn, Hà Nam), nơi Trương Thiện Tương kiểm soát. Tuy nhiên, tướng Đường là Thịnh Ngạn Sư đã lường trước được rằng ông sẽ nổi dậy, vì thế đã giăng bẫy Lý Mật trên đường đi đến Tương Thành, giết chết Lý Mật và Vương Bá Đương.
Đường Cao Tổ trao thủ cấp của Lý Mật cho Lý Thế Tích và giải thích về việc Lý Mật nổi dậy. Lý Thế Tích tương tiếc Lý Mật, và Đường Cao Tổ đã cho an táng thi thể của Lý Mật bằng một buổi lễ lớn. Do Lý Mật được các binh sĩ đi theo cảm mến sâu đậm, nhiều người trong số họ đã than khóc rất nhiều đến nỗi khạc ra má.]]]
Ờm, bạn không định bình luận thêm gì đâu, chẳng qua càng đọc càng thấy Lý Uyên nhẫn quá giỏi, tầm nhìn đại cục bao quát sáng suốt và thủ đoạn mua chuộc nhân tâm phải nói là siêu đẳng x.x Muốn diệt Lý Mật cũng không đùng một phát gọi vào cung bố trí phục kích chém bay đầu mà ngoài mặt giả vờ thân thiết, sau lưng ngấm ngầm bật đèn xanh cho quan tướng chèn ép, bức Lý Mật làm phản rồi danh chính ngôn thuận đánh dẹp, kết quả thuận lợi thu phục hết thuộc hạ binh lính của ông ta. Kể ra Lý Mật mà chịu thu bớt nanh vuốt chấp nhận làm kẻ dưới thì vẫn có thể ghi tên mình vào list công thần khai Đường, nhưng ông ta là kẻ kiêu hùng, làm chủ một phương đã lâu nên không thể thu mình dưới trướng bất kì ai nữa, Lý Uyên không dung được cũng là điều dễ hiểu. Tiếc rằng Lý Uyên đối ngoại sáng suốt nhưng đối nội lại quá mềm lòng, để tình cảm lấn lướt lý trí nên mới có thảm kịch Huyền Vũ môn sau này…
Mà hơn một tháng sau, tin Tiết Cử chết bệnh đã truyền về thành Trường An. Lý Thế Dân nghe vậy rất mừng, lập tức cầu kiến Lý Uyên, nói đây chính là thời cơ cực tốt để đánh bại Tiết quân, tha thiết xin xuất chiến.
Lý Uyên nghe vậy lại chỉ nói diệt trừ Tiết Cử không phải chuyện ngày một ngày hai, giờ chi bằng hãy ở lại kinh thành dưỡng bệnh cho tốt, đợi thời cơ chín muồi sẽ để hắn xuất chiến sau. Lý Thế Dân không kiềm chế nổi, liên tục thỉnh chiến, đều bị ông nói mấy câu gạt đi.
Thời gian cứ thế trôi qua, thấm thoắt đã đến tháng mười năm Vũ Đức thứ nhất. Khi đó Lý Kiến Thành đang bận chỉnh sửa thêm bớt luật thuế khoá lao dịch, ngày thường nếu không thương nghị với triều thần thì cũng thường đích thân lui tới trong thành thăm thú, lúc nào cũng bận tối mặt.
Hôm đó tiến cung yết kiến Lý Uyên, vào cửa rồi khấu đầu, ngẩng lên chỉ thấy trong tay ông đang cầm một bản tấu chương, đầu mày nhíu chặt, hình như đang suy xét điều gì.
“Phụ hoàng?” Lý Kiến Thành gọi thử một tiếng.
Lý Uyên hoàn hồn, cặp mày thoáng giãn ra một chút. Ông vẫy tay ra hiệu cho Lý Kiến Thành lại gần, đưa tấu chương trong tay cho anh: “Ngươi hãy xem đi.”
Lý Kiến Thành cầm lên, ánh mắt nhanh chóng quét qua những chữ viết trên đó. Lát sau anh đặt lại tấu chương lên ngự án, hỏi: “Việc này…… không biết trong lòng phụ hoàng đã quyết định chưa?”
“Lần này Ngõa Cương trại đại bại dưới tay Vương Thế Sung ở Lạc Dương, nếu trẫm không cho Lý Mật hàng, hắn chắc chắn sẽ đi tìm Vương Bá Đương. Trong tay Vương Bá Đương vẫn còn một ít nhân mã của Ngõa Cương trại, nếu hai quân tụ hợp rồi xây dựng lại căn cơ, Đông Sơn tái khởi (*), chỉ e ngày sau muốn trừ bỏ cũng khó.” Lý Uyên đặt tay lên tấu chương kia mà thở dài, “Có điều kẻ tên Lý Mật này rất có tài lược, người của Ngõa Cương cũng không phải vật trong ao, để hai vạn nhân mã vào kinh thành thì trẫm làm sao yên tâm cho nổi?”
(*) Xuất phát từ điển cố tể tướng Tạ An đời Đông Tấn từng mấy lần về ở ẩn Đông Sơn, từ chối lời mời làm quan của triều đình, sau đó đến khi gia thế suy yếu, quyền thần lộng hành mới chấp nhận quay trở lại. Thành ngữ này ý chỉ những người đã rơi vào hoàn cảnh xấu vẫn có thể phục hưng trở lại.
Ngoài lề một chút là mình khá thích thời Đông Tấn này. Cũng như đa số các quốc gia chiếm giữ Giang Nam, Đông Tấn có nền kinh tế, văn hóa phát triển rực rỡ trong khi phương bắc loạn lạc liên miên. Hai thế gia lừng lẫy của Đông Tấn thời đó là Vương, Tạ đã sản sinh ra những con người xuất sắc như Tạ An, Tạ Huyền, Vương Hy Chi, có thể nói Đông Tấn là quốc gia trù phú nhất vào thời bấy giờ. Tiếc là nó cũng tuân theo quy luật thiên hạ không thể thống nhất từ phương nam, trải qua mấy lần thay triều đổi đại cuối cùng bị phương bắc tiêu diệt, quả cũng có phần đáng tiếc (nhắc lại nhớ Nam Đường:’()
“Phụ hoàng lo ngại rất đúng.” Lý Kiến Thành trầm ngâm, “Căn cứ vào chuyện Lý Mật mới gia nhập Ngõa Cương trại không lâu đã bày mưu trừ bỏ người nhường quyền cho hắn là Trạch Nhượng, cũng đủ thấy kẻ này lòng lang dạ sói, tuyệt không phải hạng tầm thường. Nếu chấp nhận cho hắn đầu hàng mà không gia tăng phòng bị, chỉ e……” Vốn định nói chỉ e phụ hoàng sẽ trở thành Trạch Nhượng thứ hai, nhưng ngập ngừng giây lát, cuối cùng vẫn không nói ra miệng.
Nhưng Lý Uyên đã sớm hiểu ra ẩn ý trong lời anh nói, thở dài: “Việc này trẫm sẽ tạm gác lại mấy ngày để tổ chức thương nghị.”
“Phụ hoàng bất tất phải làm thế, nếu thật sự muốn nhận hàng thì nên nhanh chóng hồi âm. Nhi thần có một kế vừa có thể nhận hàng Lý Mật, lại giải được nỗi lo trong lòng phụ hoàng. Không biết phụ hoàng có muốn nghe thử một lần?”
Lý Uyên nghe vậy nhíu mày, hỏi: “Kế gì?”
Lý Kiến Thành nhìn thẳng vào ông, hạ giọng xuống, chậm rãi nhả ra hai chữ. Nét mặt anh vẫn bình thản ung dung, nhưng hai chữ trong miệng lại giống như hai mũi tên sắc bén phi thường.
(Mình quyết định dồi, sau này nếu có làm bản word thì sẽ lấy hai chữ này làm pass =))))))
“Kế rất hay!” Lý Uyên nghe hai chữ này lập tức cười lớn, vỗ tay nói, “Vậy trẫm giao toàn quyền cho ngươi, được không?”
“Nhi thần tuân chỉ!” Lý Kiến Thành lùi lại một bước, chắp tay lĩnh mệnh.
*****
Lý Uyên vừa gửi thư phúc đáp, đến tháng mười Lý Mật đã mang hai vạn nhân mã gấp gáp nhập quan.
Hôm đó thái tử Lý Kiến Thành thay mặt Lý Uyên ra nghênh đón. Anh vận hoa phục đứng ở chủ vị, dàn nghi trượng sau lưng tráng lệ hoa mỹ, quang cảnh lộng lẫy long trọng.
Lý Mật không ngờ đến cảnh ấy, bất giác nhướn mày. Đến gần, hắn vội vã xoay người xuống ngựa, còn chưa kịp mở miệng thì Lý Kiến Thành đã khách khí chắp tay, nói: “Phụ hoàng công việc bộn bề, không tiện đích thân tiếp đón, xin thúc phụ thứ lỗi.”
Hồi mới khởi binh, Lý Uyên từng viết thư qua lại với Lý Mật. Do hai người cùng mang họ Lý, cho nên trong thư cũng xưng huynh gọi đệ. Lúc này Lý Kiến Thành gọi hắn là “thúc phụ” cũng mang ngụ ý Lý Uyên vẫn chưa quên giao tình năm đó.
Năm đó Lý Mật mới lên nắm quyền ở Ngõa Cương trại, khí thế ngạo mạn, lời lẽ ngang tàng; còn Lý Uyên đang mưu đồ thẳng tiến Quan Trung, cố tránh gây thù chuốc oán, thái độ khiêm nhường. Nhưng chưa đầy hai năm sau, Lý Uyên đã giữ vững Quan Trung, đánh đông dẹp bắc, còn hắn lại rơi vào cảnh chiến bại xin hàng.
Lý Mật trầm ngâm giây lát, cuối cùng tiến lên một bước, chắp tay với Lý Kiến Thành: “Được thái tử đích thân nghênh đón, lão phu quả thật hết sức vui mừng.”
“Sao thúc phụ lại nói thế,” Lý Kiến Thành bình thản mỉm cười, sau đó nghiêng người nói, “Xin hãy theo ta về thành.”
Lý Mật gật đầu, quay lại toan ra hiệu cho nhân mã phía sau xếp hàng tiến vào theo, nhưng Lý Kiến Thành đã mở lời trước: “Trong thành chật hẹp, chỉ e không chứa hết, xin thúc phụ hãy cho nhân mã hạ trại trú đóng ngoài thành.”
Lý Mật nghe vậy ngẩn người, thầm nghĩ thành Trường An lớn thế, làm sao không chứa nổi hai vạn nhân mã. Hắn vốn là người cao ngạo, nhưng lúc này đang ở dưới mái hiên (*), không thể không học theo thái độ khiêm cung của Lý Uyên năm đó.
(*) Có câu “Người ở dưới mái hiên, không thể không cúi đầu” ý nói người bị phụ thuộc vào kẻ khác thì phải nhẫn nhịn nhiều chuyện.
Hắn liếc nhìn Lý Kiến Thành rất nhanh, cuối cùng thu lại vẻ do dự trong mắt, đáp: “Vậy đành để họ ở ngoài thành.”
Lý Kiến Thành chắp tay đúng lễ nghĩa, nói: “Vậy xin phiền thúc phụ.” Nói rồi quay lại nhìn Lý Mật gọi vài tướng lãnh lên nhắn nhủ, thần sắc bình thản pha chút trầm lặng.
Thả tay xuống, khóe môi nở một nụ cười nhàn nhạt như không.
Mà đúng lúc này, anh lại bắt gặp một đôi mắt giữa đám người sau lưng Lý Mật. Ánh mắt kia sáng rỡ lại sâu xa, mang theo ba phân ý cười nhìn mình, trong chốc lát đã gợi lên kí ức không lâu về trước.
Nhìn mình một lát, khóe môi người kia rõ ràng cong thêm vài phần, cách hàng người, từ xa chắp tay hành lễ.
Lý Kiến Thành bất giác nhíu mày, chỉ cảm thấy người này từ trên xuống dưới đều là bí ẩn, đối với mình lại tỏ ra hết sức chân thành.
Quả là thú vị.
Đúng lúc này, Lý Mật tiến lên nói: “Mọi việc đã phân phó thỏa đáng, ta vào thành thôi.”
“Thúc phụ, mời.” Lý Kiến Thành cung kính đưa tay, nhường hắn đi trước.
Kế đó quay lại nhìn người kia, khẽ gật đầu mỉm cười.
Người kia đứng cuối đoàn, thấy Lý Kiến Thành quay người đi thẳng, cho đến khi ống tay áo cũng biến mất sau biển người, không thấy đâu nữa. Trong đầu hồi tưởng nụ cười nhàn nhạt của đối phương trước khi quay đi, chính mình cũng bất giác bật cười thành tiếng.
“Ngụy đại nhân cười gì thế?” Một đồng liêu gần đó nghe tiếng cười, không khỏi hoài nghi.
Ngụy Trưng vẫn phóng mắt đăm đăm nhìn về phương xa, miệng chỉ lẩm nhẩm: “Dĩ nhiên là…… gặp được người vừa ý.”
“Sao cơ?” Người kia nghe thế liền nhướn mày.
“Tại hạ nói đùa thôi,” một khắc sau Ngụy Trưng đã thu ánh mắt, nhìn sang người kia, “Chuyện xin hàng khiến thủ lĩnh trăn trở nhiều ngày, hôm nay bụi trần đã có chốn nương thân, tại hạ mừng thầm trong lòng nên mới vô thức bật cười.”
Những lời này y nói ra hết sức nghiêm túc, cuối câu còn thêm vào một tiếng thở dài thư thái. Vị đồng liêu kia nghe vậy thì ngẩn người, còn đang định tiếp chuyện vài câu thì đối phương đã phất tay áo nói: “Ta vào thành thôi.”
Dứt lời nối gót chúng thần, ngang nhiên bước vào như không có chuyện gì.
*****
Lý Kiến Thành dựa người vào cạnh bàn, chăm chú đọc trang giấy trong tay. Đông cung Dực vệ Xa kỵ tướng quân Phùng Lập cúi đầu đứng một bên, lặng lẽ chờ phân phó.
“Ngụy Trưng……” Hồi lâu anh khẽ cười, đặt tờ giấy xuống bàn, đưa mắt nhìn Phùng Lập, vẻ mặt hết sức hài lòng, “Chỉ mất có một ngày đã dò hỏi thông tin về người này rõ ràng như thế, làm phiền Phùng tướng quân rồi.”
“Điện hạ đừng nói vậy,” Phùng Lập mừng rỡ, vội đáp, “Đây vốn là phận sự của mạt tướng!”
“Tướng quân vất vả rồi, mau về nghỉ ngơi đi.” Lý Kiến Thành mỉm cười, cúi đầu liếc qua lá thư trên bàn, chỉnh lại vạt áo rồi đứng dậy.
Phùng Lập thấy hình như anh muốn ra ngoài liền hỏi: “Điện hạ muốn đi đâu vậy?” Kẻ làm thuộc hạ có lẽ không nên hỏi câu này, nhưng giờ hắn đã là cảnh vệ Đông cung, an nguy của thái tử không thể không lưu tâm, trong lúc gấp gáp cũng không để ý đến lễ quân thần mà buột miệng hỏi.
Lời ra khỏi miệng mới biết mình thất lễ, lập tức cúi đầu: “Mạt tướng nhiều lời rồi.”
Lý Kiến Thành xưa nay vẫn cư xử ôn hòa với bộ hạ, không khắt khe về khoản lễ nghi rườm rà, nghe hỏi cũng chỉ cười đáp: “Dĩ nhiên là đi bái phỏng Ngụy Trưng kia.”
“Nếu điện hạ có ý này thì xin cứ để mạt tướng đi mời người đến là được, hạ mình đến đó chỉ e……” Phùng Lập ngập ngừng nhìn Lý Kiến Thành.
Lý Kiến Thành dĩ nhiên hiểu được ẩn ý trong đó, nghe vậy chỉ cười: “Người này có đáng để ta đích thân đến thăm một chuyến hay không, cứ đi là biết ngay thôi.” Dứt lời vén vạt áo, đẩy cửa bước ra.
Ngụy Trưng cùng với đa số hàng thần thuộc hạ của Lý Mật đều ở một nơi vắng vẻ ngoài cung.
Khi Lý Kiến Thành bước vào nhà y, chỉ thấy khoảnh sân đằng trước rất hẹp, bên trong trồng một khóm trúc tương phi nhỏ, giữa tiết trời thu đã dần dần tàn úa.
(Trúc tương phi là loại trúc đốm, truyền thuyết kể rằng khi vua Thuấn mất, hai người vợ của ông khóc thương, nước mắt vẩy lên thân trúc thành những đốm trắng.)
Trong nhà chỉ có vài hạ nhân, họ chưa bao giờ tiến cung, đương nhiên không biết thái tử đương triều. Nhìn qua quần áo, cho rằng Lý Kiến Thành quý công tử nhà ai, liền khách khí dẫn anh đến trước cửa phòng Ngụy Trưng.
“Lão gia, có một vị công tử đến thăm.” Lý Kiến Thành chắp tay đứng ngoài cửa, nghe hạ nhân báo vào trong.
Người trong phòng hỏi vọng ra: “Không biết vị công tử kia họ gì?”
“Họ Lý.” Không đợi hạ nhân đáp, Lý Kiến Thành đã mở miệng, hơi lên giọng một chút.
Người trong phòng im lặng giây lát mới nói: “Mời Lý công tử vào, các ngươi hãy lui xuống.”
Hạ nhân “dạ” một tiếng, mở cửa cho Lý Kiến Thành, nói: “Công tử mời vào.” Kế đó thi lễ rồi đi.
Lý Kiến Thành gật đầu, sải bước qua ngưỡng cửa, vừa ngước mắt lên đã thấy trong phòng có một người áo xanh vóc dáng cao gầy đứng nghiêm ở đó. Người kia trông thấy anh chỉ cười rồi chắp tay, vái một vái dài.
“Thảo dân chờ thái tử điện hạ đã lâu.”
Lý Kiến Thành bước vào phòng, đưa mắt nhìn hai chén trà trên bàn, không khỏi nhướn mày mỉm cười: “Xem ra Ngụy tiên sinh đã sớm đoán trước ta sẽ đến?”
Ngụy Trưng quay người nhìn theo ánh mắt anh, nhìn đến cạnh bàn thì bật cười: “Chỉ tiếc trà đã nguội, xem ra điện hạ quả đúng là công việc bộn bề.” Dứt lời nâng chén, đổ nước trà cũ đi, kế đó lại rót đầy chén mới, nhẹ nhàng đẩy đến trước mặt Lý Kiến Thành.
Lý Kiến Thành cúi đầu nhìn chén trà kia, thấy trong lời y có vài phần trách móc mình đến muộn, bất giác cười rộ lên, hỏi: “Tiên sinh làm sao biết được ta nhất định sẽ đến?”
“Hôm qua thấy điện hạ mỉm cười giữa đám người kia,” Ngụy Trưng nhìn anh, từ tốn đáp, “đã biết điện hạ hẳn phải hết sức hiếu kỳ đối với thảo dân.”
“Ngụy tiên sinh đúng là người thẳng thắn,” Lý Kiến Thành ngồi xuống ghế khách, lần này cười ha hả thành tiếng, hỏi, “Đã thế chi bằng Kiến Thành hỏi thẳng một câu, có được không?”
Ngụy Trưng vén áo bào, ngồi sang ghế đối diện: “Xin điện hạ cứ hỏi.”
Lý Kiến Thành gật đầu, hỏi: “Ngoài thành Lạc Dương, tiên sinh đưa thư, cớ sao không muốn lộ danh tính?”
“Nếu xưng tên ngay từ ngày đó, chỉ e điện hạ sẽ không để tâm đến một kẻ đưa thư bình thường.” Ngụy Trưng cười cười, nói thẳng, “Vả lại, nếu điện hạ có lòng, chẳng phải sớm muộn gì cũng có ngày biết sao?”
Lý Kiến Thành mỉm cười, kế đó lại hỏi: “Tiên sinh rõ ràng đã đầu về dưới trướng Lý Mật, cớ sao chỉ xưng là ‘thảo dân’?”
“Có đất nương thân mà không có chỗ thi tài, khác gì một kẻ vô danh?” Ngụy Trưng nghe vậy liền ngước mắt lên nhìn anh, nói rành rọt từng chữ. Dừng một chút, lại mỉm cười nói, “Thực ra trong lòng điện hạ đã sáng tỏ, hỏi câu này chẳng qua chỉ muốn xác nhận lại đó thôi.”
Lý Kiến Thành nghe vậy cười nói: “Lời lẽ của Ngụy tiên sinh thẳng thắn như vậy, chẳng trách Lý Mật kia không dung được.”
“Thói xấu này của Ngụy Trưng, trên đời e là cũng chỉ có người lòng dạ rộng rãi như điện hạ mới dung nổi.” Ngụy Trưng nói đến đây, chợt thu ý cười trên mặt, đứng lên vái dài một cái, nghiêm nghị nói, “Nếu điện hạ không chê, Ngụy Trưng nguyện theo sát không rời, thay người gánh vác gian lao, quyết không nề hà!”
Lý Kiến Thành rũ mắt nhìn y, từ từ thu lại ý cười trên mặt, dường như thoáng trầm ngâm. Lát sau anh mới mở miệng: “Từ hôm nay trở đi, tiên sinh hãy sửa lại hai chữ ‘thảo dân’ tự xưng này.”
Ngụy Trưng nghe thế tức khắc đứng dậy, tiếp đó lại vái một vái nữa: “Thần tuân chỉ.”
Lý Kiến Thành bưng chén trà, đặt lên môi nhấp một ngụm. Nghe y nói vậy, nét mặt anh vẫn bình thản, nhưng khóe môi lại nhếch lên thành một nụ cười nhàn nhạt.
*****
Sau khi Lý Mật quy hàng, Lý Uyên đối đãi hắn có thể coi như niềm nở khác thường. Mỗi lần gặp nhau đều cầm tay mà đi, ngoài miệng xưng huynh gọi đệ, tuyệt không kiêu ngạo mảy may. Nhưng so với sự nồng hậu này, thái độ của chúng thần văn võ trong triều lại khác xa một trời một vực.
Võ tướng ăn bớt lương bổng của quân trú đóng ngoài thành, làm nhân mã bữa đói bữa no, tiếng oán than dậy đất; văn quan đa số đều khinh thường ra mặt, thậm chí có người còn bóng gió gần xa đòi hắn đút lót.
Lý Mật bản tính vốn tự cao tự đại, làm sao chịu nổi? Nhưng mỗi lần nói lại với Lý Uyên, đối phương lập tức tỏ vẻ kinh ngạc giận dữ, hùng hồn vỗ án nói nhất định phải trừng phạt nghiêm khắc hơn. Có điều, sau đó cũng chẳng thấy thay đổi gì.
Thời gian kéo dài, trong lòng Lý Mật nảy sinh ức chế, nhưng không ai đánh người đang cười, vả lại hắn nhất thời cũng không có lối thoát. Cho nên mỗi lần đối mặt Lý Uyên, hắn cũng đành nhẫn thêm chút nào hay chút đó.
Hôm đó sau buổi chầu, Lý Kiến Thành và Lý Thế Dân đang bước ra khỏi đại điện, chợt thấy Lý Mật lầm lũi đi một mình phía trước, liền rảo bước thật nhanh, mở miệng gọi hắn lại.
“Thái tử điện hạ, Tần vương điện hạ.” Những ngày này tuy Lý Mật sống không được thoải mái cho lắm, nhưng ngoài mặt vẫn cư xử chu toàn, khách khí thi lễ với hai người, “Lâu ngày không gặy, phong thái của hai vị điện hạ càng thêm phần tuấn lãng.”
Ba người đứng hai bên, khách khí qua lại mấy câu. Lý Kiến Thành không muốn kéo dài màn chào hỏi này thêm nữa, dừng một chút rồi chắp tay nói: “Thưa thúc phụ, Kiến Thành có chuyện muốn nhờ.”
Trong lòng Lý Mật tuy hoài nghi, nhưng ngoài miệng vẫn đáp: “Thái tử có việc gì xin cứ nói.”
Lý Kiến Thành mỉm cười, cũng thẳng thắn hỏi: “Thực không dám giấu, Kiến Thành…… muốn xin một người của thúc phụ.”
Lời tác giả: Thật ra Phùng Lập cũng là một gã trung khuyển, sau chính biến Huyền Vũ môn rất nhiều văn võ quan viên trong Đông cung đều quy hàng nhị ngốc, Phùng Lập cũng không dám chết, lại thừa cơ chạy trốn, trải qua cuộc sống lưu lạc giang hồ.
Đưa Ngụy Trưng ra rồi, ta tự nhiên cảm thấy…… nhị ngốc ngươi đúng là nguy hiểm rình rập (﹁“﹁)
Lời editor: Ngụy tiên sinh đã có màn chào sân hoành tráng và em Dân sắp bị tiên sinh (cố tình) tạt cả lọ dấm chua vào mặt =)) Mình thấy cặp này cũng khá thú vị, có điều không xác định nổi công thụ nên khỏi ship. Kể ra xét từ thể lực cho đến địa vị thì Ngụy Trưng đều dưới cơ, nhưng một là cái cách Ngụy Trưng nhìn Thành (về sau này, đoạn đầu chưa có gì) rõ ràng là công nhìn thụ, hai là những lúc Thành ốm đau dặt dẹo trông yếu đuối khó tả, khiến bản năng làm công trong những kẻ thầm thương trộm nhớ Thành trỗi dậy, cho nên chung quy lại vẫn không định được vị trí trên dưới cho Ngụy tiên sinh => dẹp đi đỡ nghĩ mệt đầu:3
Anw, Ngụy Trưng thì mình thích từ lâu lắm rồi, thích từ khi chưa yêu Thành lận ~ Ngụy Trưng chính trực công tâm, một lòng vì nước, gần như thoát hẳn khỏi chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi, dám giựt râu rồng liên tục không kiêng nể gì dù cũng vài lần bị rồng khè lửa dọa đốt, đúng là xưa nay chỉ có một. Đọc truyện khoái nhất mấy màn Ngụy Trưng dùng mồm mép chọc Lý Thế Dân tức hộc máu, Lý Thế Dân về cung la hét đòi chém bay đầu Ngụy Trưng, cuối cùng vẫn không giết được đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Không biết hồi ở Đông cung Ngụy Trưng có ác miệng không (thẳng thắn thì không cần hỏi), hay là chỉ với Lý Thế Dân mới vậy =))
Về đồng chí Lý Mật xấu số và mối quan hệ dây dưa với bác Uyên, xin trích wiki thay lời muốn nói (wiki sẽ poil một ít tình tiết chương sau, nhưng hãy tin là chị Lâu luôn biết cách dẫn dắt cho những sự kiện vốn quen thuộc trở nên mới mẻ nên bị sopil tí cũng không hại gì):
[[[Trong khi đó Đường công Lý Uyên đã nổi dậy tại Thái Nguyên (太原, nay thuộc Thái Nguyên, Sơn Tây). Thoạt đầu, Lý Uyên đã viết thư cho Lý Mật nhằm thăm dò xem Lý Mật có muốn theo mình không, song Lý Mật tin tưởng vào thực lực của mình nên đã sai kí thất Tổ Quân Ngạn viết thư hồi đáp Lý Uyên:
Ta và ngươi mặc dù không cùng chi họ, song cùng mang họ Lý. Ta tự biết thực lực của mình không đủ, chỉ nhờ được anh hùng tứ hải hậu ái, suy tôn làm minh chủ. Hi vọng ngươi bang trợ giúp đỡ, đồng tâm hiệp lực. Hãy cùng nhau bắt giữ Doanh Anh tại Hàm Dương, giết Tử Thụ Tân tại Mục Dã, há chẳng phải là một điều đại sự sao?
Lý Uyên mất tinh thần song vì không muốn kết thù nên đã hồi đáp với lời lẽ khiêm nhường. Lý Mật hài lòng trước phản ứng của Lý uyên, cho rằng Lý Uyên bằng lòng ủng hộ mình, và kể từ thời điểm đó, Lý Mật và Lý Uyên thường trao đổi thư tín. Lý Uyên chiếm Trường An mà không gặp phải sự phản đối từ Lý Mật, sau khi chiếm được kinh đô, Lý Uyên lập Dương Hựu làm hoàng đế, tức Tùy Cung Đế, và tự mình phụ chính.]]]
[[[Vào mùa đông năm 618, Lý Mật đến gần Trường An. Đường Cao Tổ thoạt đầu cử nhiều người đến nghênh tiếp, Lý Mật cho rằng Đường Cao Tổ sẽ trao cho ông một vị trí tương đương với thừa tướng. Tuy nhiên, khi Lý Mật đến Trường An, binh lính của ông không được xem trọng và không được tiếp tế đầy đủ. Lý Mật sau đó được Đường Cao Tổ trao chức ‘quang lộc khanh’, phong tước ‘Hình quốc công’. Đường Cao Tổ cũng gả biểu muội là Độc Cô thị cho Lý Mật, gọi Lý Mật là “đệ”. Lý Mật không hài lòng, đặc biệt là bởi các hạ thần triều Đường phần lớn đều xem thường ông, và một số còn yêu cầu ông phải hối lộ.
Mặc dù hầu hết các lãnh thổ cũ của Lý Mật đều hàng phục Vương Thế Sung, song Từ Thế Tích thì không. Một người đi theo Lý Mật là Ngụy Trưng đã thỉnh cầu Đường Cao Tổ phái người đến khuyên Từ Thế Tích quy hàng Đường, Đường Cao Tổ đã quyết định phái Ngụy Trưng đi. Từ Thế Tích tuyên bố quy phục, song do trong lòng vẫn xem Lý Mật là chủ nên Từ Thế Tích không dâng tấu lên Đường Cao Tổ mà chỉ thông báo cho Lý Mật. Lý Mật đã trình tấu lên Đường Cao Tổ, Đường Cao Tổ đã ấn tượng trước Từ Thế Tích và ban họ Lý cho người này.
Cũng trong năm đó, do Lý Mật là quang lộc khanh nên phải tổ chức tiệc trong hoàng cung, do đó ông cảm thấy bị sỉ nhục. Lý Mật thảo luận tình thế với Vương Bá Đương, họ cho rằng hiện Từ Thế Tích và Trương Thiện Tương vẫn nắm được một đội quân đáng kể, vì thế vẫn còn cơ hội tái lập lực lượng. Do đó, Lý Mật đã thỉnh Đường Cao Tổ cho tiến về phía đông để thuyết phục các thuộc hạ cũ quy hàng triều Đường. Khoảng tết năm 619, bất chấp phản đối từ nhiều hạ thần, Đường Cao Tổ đã chấp thuận, Giả Nhuận Phủ và Vương Bá Đương cùng Lý Mật tiến về phía đông.
Tuy nhiên, sau khi Lý Mật rời khỏi Trường An, Đường Cao Tổ đã đổi ý và triệu Lý Mật trở về kinh thành. Khi nhận được chỉ thì Lý Mật đã tiến đến Trù Tang (綢桑, nay thuộc Tam Môn Hiệp, Hà Nam), ông lo sợ về mục đích của Đường Cao Tổ. Bất chấp lời phản đối của Giả Nhuận Phủ và Vương Bá Đương, Lý Mật quyết định nổi dậy. Lý Mật tập kích Đào Lâm (桃林, nay cũng thuộc Tam Môn Hiệp), chiếm được thành. Sau đó, Lý Mật bố cáo rằng đang tiến quân đến Lạc Dương, song thực tế ông tiến quân về Tương Thành (襄城, nay thuộc Bình Đỉnh Sơn, Hà Nam), nơi Trương Thiện Tương kiểm soát. Tuy nhiên, tướng Đường là Thịnh Ngạn Sư đã lường trước được rằng ông sẽ nổi dậy, vì thế đã giăng bẫy Lý Mật trên đường đi đến Tương Thành, giết chết Lý Mật và Vương Bá Đương.
Đường Cao Tổ trao thủ cấp của Lý Mật cho Lý Thế Tích và giải thích về việc Lý Mật nổi dậy. Lý Thế Tích tương tiếc Lý Mật, và Đường Cao Tổ đã cho an táng thi thể của Lý Mật bằng một buổi lễ lớn. Do Lý Mật được các binh sĩ đi theo cảm mến sâu đậm, nhiều người trong số họ đã than khóc rất nhiều đến nỗi khạc ra má.]]]
Ờm, bạn không định bình luận thêm gì đâu, chẳng qua càng đọc càng thấy Lý Uyên nhẫn quá giỏi, tầm nhìn đại cục bao quát sáng suốt và thủ đoạn mua chuộc nhân tâm phải nói là siêu đẳng x.x Muốn diệt Lý Mật cũng không đùng một phát gọi vào cung bố trí phục kích chém bay đầu mà ngoài mặt giả vờ thân thiết, sau lưng ngấm ngầm bật đèn xanh cho quan tướng chèn ép, bức Lý Mật làm phản rồi danh chính ngôn thuận đánh dẹp, kết quả thuận lợi thu phục hết thuộc hạ binh lính của ông ta. Kể ra Lý Mật mà chịu thu bớt nanh vuốt chấp nhận làm kẻ dưới thì vẫn có thể ghi tên mình vào list công thần khai Đường, nhưng ông ta là kẻ kiêu hùng, làm chủ một phương đã lâu nên không thể thu mình dưới trướng bất kì ai nữa, Lý Uyên không dung được cũng là điều dễ hiểu. Tiếc rằng Lý Uyên đối ngoại sáng suốt nhưng đối nội lại quá mềm lòng, để tình cảm lấn lướt lý trí nên mới có thảm kịch Huyền Vũ môn sau này…
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook