Thiết Thư Trúc Kiếm
-
Chương 85: Hắc ngục cốc nơi hội ác ma
Ngộ Phi đại sư mỉm cười điềm đạm bảo:
- Vị lão nhân Tiết Trung đây là lão quản gia từng quán xuyến mấy đời cơ nghiệp nhà họ Cừu của ngươi đó ! Xin thứ cho lão nạp nói thẳng, chính Tiết đại nương là mẹ vú nuôi thiếu hiệp đến lớn đấy.
Cừu Thiên Hiệp nghe qua cả mừng lẫn kinh ngạc, huyết mạch xung lên tận não quan, từ chỗ ghế ngồi nhảy phắt đến bên Tiết đại nương, ngã nhoài vào lòng bà lão, như đứa bé thơ vừa nức nở kêu lên:
- Bà ... !
Tiết đại nương chưa vơi dòng lệ, lại bắt đầu khóc rống lại rất thảm thiết.
Tiết Trung lần đến bên Thiên Hiệp, quỳ nhanh xuống đánh “bịch !” một tiếng, bằng giọng u sầu buồn bã tiếp lời:
- Tiểu chủ nhân, mọi việc do lão nô tài quá bất tài, để lụy cho tiểu chủ phải vất vaả suốt mười mấy năm trời.
Cừu Thiên Hiệp tay chân luống cuống, vội gượng dời Tiết đại nương bước đến đỡ Tiết Trung dậy, hoảng hốt hỏi:
- Lão công công ! Tiết công ... phụ thân ta ...
Tiết Trung vừa đứng dậy, đã đưa tay chỉ vào phía nhà sau nghẹn ngào nói:
- Tiểu chủ ! Theo lão nô vào trong bái kiến lão chủ nhân.
Cừu Thiên Hiệp vô cùng ngạc nhiên, hỏi ngay:
- Gia phụ còn tại thế ?
Tiết đại nương vịn vai Cừu Thiên Hiệp đi phía sau, buột miệng kêu lên:
- Tiểu chủ ! Đừng nghe lão mù nói đoạn, chỉ nhầm !
Khi cả ba qua khỏi gian nhà trên, đến căn nhà giữa, Tiết đại nương xô cửa bước vào, bà đánh lửa đốt nhanh cây nến, ánh sáng đèn chiếu rõ khắp gian phòng.
Cừu Thiên Hiệp vừa bước chân vào phòng, vội quỳ nhanh xuống đất, vì chàng thấy giữa nhà có bàn hương án, trên bàn đầy đủ nhang đèn, hoa quả, trên tường giữa bàn thờ, treo một bức họa vẽ một hình người thanh thanh mảnh dẻ, tuổi trạc trung tuần.
Dưới chân tượng, trên mặt bàn thờ bày ra một cái bài vị bằng trầm hương, có khắc một dòng chữ mạ vàng đề:
“Cố ân chủ Thần Châu Nhứt Kiếm, Cừu tướng công, húy Vô Kỵ đại nhân chi thần vị ... ” Cừu Thiên Hiệp gục đầu xuống đất, khóc như mưa, bằng giọng nói nghẹn ngào bi thiết kể lể:
- Con bất hiếu là Thiên Hiệp, không đền được công ơn dưỡng dục sinh thành, lại không cung phụng gia gia nơi thiên linh được, tội nghiệp rất thâm trọng. Cầu xin gia phụ có linh xin phò trì cho con trả được mối thù nhà, ngày rửa được hận cừu, con sẽ bẻ kiếm về quê, trọn đời chài lưới làm ăn, không xuất hiện giang hồ nữa.
Ngay lúc ấy, Ngộ Phi đại sư và Tiết Trung cũng vừa vào đến nơi.
Tiết Trung và Tiết đại nương quỳ hai bên Cừu Thiên Hiệp, cả ba người cúi mặt khóc ngất.
Ngộ Phi đại sư vừa bước vào phòng đã niệm:
- A di đà Phật ! A di đà Phật ...
Vừa niệm một tràng Phật hiệu, lại từ từ lên tiếng:
- Hôm nay chủ bộc các ngươi được trùng phùng, đấy là hỉ sự của nhà họ Cừu, vả lại chết là hết, các ngươi có bi thương chỉ vô ích, mà còn hao tổn tinh thần, thiếu hiệp, ngươi còn nhiều trách vụ, chớ khá bi thương mà hao mòn thân thể.
Cừu Thiên Hiệp cố dằn cơn thống khổ, vẫn quỳ trên đất, song hướng vào vợ chồng Tiết Trung lạy mấy lạy, nói:
- Mười mấy năm qua, mong ơn thờ phụng vong phụ, thay ta cúng bái, xin Tiết công, Tiết di nương nhận vài cái lạy tạ này.
Vợ chồng Tiết Trung vội cúi đầu lạy đáp lễ.
Bấy giờ, Ngộ Phi đại sư đưa mắt nhìn Thiên Hiệp mỉm cười nói:
- Thiếu hiệp, hiện giờ chúng ta nên bỏ qua những tình tiết nhỏ nhặt, mà bắt đầu nói về chánh sự.
Cừu Thiên Hiệp bấy giờ tâm dạ mẫn loạn như kim châm, dao cắt, thẫn thờ hỏi:
- Đại sư ! Chẳng hay chánh sự là việc gì ?
Ngộ Phi đại sư điềm đạm trả lời:
- Lão nạp đi tìm tông tích Thượng thừa Hoa pháp chân kinh mấy tháng trước đây, lão nạp đã đi suốt từ Nam ra Bắc, đôi hài cỏ đã giẫm gần mười ba tỉnh Trung Nguyên, hỏi thăm các môn phái võ lâm về quyển Chân kinh của bản tự, trong lúc bất ngờ, lão nạp gặp lại vợ chồng Tiết đại ca tại Phần Dương hồ này.
Tiết Trung quá hân hoan, nên vui vẻ chen lời:
- Nếu vợ chồng lão nô không gặp đại sư cho biết tin tức thiếu chủ, ắt vợ chồng lão nô sẽ ân hận mãi, khi chết cũng chẳng mặt mũi nào dám ngó lão nhân gia.
Cừu Thiên Hiệp lại đưa mắt nhìn Ngộ Phi đại sư bằng những tia trìu mến, đồng thời chàng lại nghĩ theo lời nói của đại sư, ắt hẳn vị lão sư đã tìm ra manh mối quyển chân kinh của Thiếu Lâm, do đó chàng thuận miệng hỏi ngay:
- Đại sư, đa tạ người lo lắng, nhưng không rõ chân kinh ... ?
Ngộ Phi đại sư khoát tay chận lời chàng mỉm cười bảo:
- Lão nạp nói hai chữ chánh sự đây, không cố ý ám chỉ đến Thượng thừa Hoa pháp chân kinh của tệ tự đâu.
Cừu Thiên Hiệp ngạc nhiên kêu lên:
- Chẳng hay ...
Ngộ Phi đại sư cười tủm tỉm, đưa tay chỉ vào mình Thiên Hiệp ngắt lời:
- Chánh sự là những điều ân oán do bổn thân thiếu hiệp mà ra đấy !
Cừu Thiên Hiệp giật mình mắng thầm:
“Ta thật là hồ đồ, vừa gặp được người nhà, sự hoan hỉ quá độ thành ra u mê, rồi quên bẳng đi mối thù cha chưa trả.” Vì thế chàng nghe nóng mặt, ngượng nghịu đáp:
- Nếu đại sư không nhắc nhở, vãn hạ suýt quên rồi !
Ngộ Phi đại sư thở dài, điềm đạm bảo tiếp:
- Thêm vào đấy, mối huyết cừu của thiếu hiệp đối với quyển chân kinh có liên quan với nhau.
Cừu Thiên Hiệp thất kinh, cả mừng nói:
- Thật vậy ư ?
Ngộ Phi đại sư gật gù mỉm cười bảo:
- Phải đấy thiếu hiệp ạ ! Song lẽ cả hai câu chuyện đều do một người gây ra, chỉ một người.
Cừu Thiên Hiệp quá sốt ruột hỏi:
- A ! Vậy hắn là ...
Ngộ Phi đại sư chớp nhanh viền mị bạc nghiêm giọng tiếp lời:
- Thôi mệnh diêm la Dị Đại Cương.
Cừu Thiên Hiệp kêu lên kinh dị:
- Húy ! Là hắn ?
Tiết Trung đứng bên ngoài, nghe đến đây lần lại sát Thiên Hiệp, bằng giọng ấm như chuông, chen lời:
- Thiếu chủ ! Cừu tiểu gia. Giữa một đêm rằm vào tiết Trung Thu, mười bảy năm về trước, Cừu lão chủ đã từ biệt giang hồ, treo kiếm ẩn cư, không ngờ vào khoảng canh ba, Thôi mệnh diêm la Dị Đại Cương dắt theo tam nghĩa cửu hiệp, cùng một số đông ác ma hắc đạo, tổng số có trên trăm người bọn chúng tủa ra vây phủ Thần châu sơn trang, vây chủ nhân, giết gia bộc.
Cừu Thiên Hiệp giương đôi mắt đỏ gay, ẩn đầy sát khí vì quá giận, chàng hỏi to như quát:
- Tiết công công ! Cha ta đã treo kiếm ẩn cư tại sao bọn chúng lại ... ?
Ngộ Phi đại sư khoát tay chận lời, chậm rãi nói tiếp:
- Lúc Cừu đại hiệp sanh tiền ghét kẻ ác như cừu thù, Dị Đại Cương lúc khai sáng “hHuyết Quang giáo” lập căn cứ tại Hàn sơn “Vong hồn trại”, chuyên hành ác sự, cha của ngươi nghe biết được đang đêm đơn thân độc kiếm vào Vong Hồn trại Hàn Sơn phá tan hoang doanh trại của chúng và giết sạch bọn ác ma. Huyết Quang giáo vì thế chúng phải hạ cờ giải tán ban hội.
Tiết Trung sụt sùi như nhớ lại dĩ vãng xa xăm, bèn lên tiếng nói tiếp:
- Đại sư nói rất đúng, lão chủ nhân là người khoan nhân trưởng giả, ít đề tâm phòng bị một ai, thành thử Dị Đại Cương chạy thoát ra ngoài hải đảo xa xăm, ngày đêm khổ luyện võ công nuôi chí báo thù, hắn lại cấu kết với hắc đạo, ác ma, kết thành một đoàn người sau đấy tìm đến Thần Châu sơn trang báo hận.
Cừu Thiên Hiệp nóng ran cả mặt, nghiến răng bảo to:
- Hay lắm ! Ác ma ! Cừu Thiên Hiệp này không trả được huyết cừu, thề chẳng sống nữa.
Tiết Trung lại chậm rài tiếp lời:
- Giữa lúc đêm hôm nguy cấp, lão chủ nhân bế thiếu gia giao cho lão nô, căn dặn lão nô đem thiếu gia trốn lên núi Chung Nam sơn tìm đến Huyền Hư cung, trao cho Hạ phu nhân nuôi dưỡng.
Cừu Thiên Hiệp nghe qua rúng động cả tâm can vội nhanh miệng hỏi ngay:
- Hạ phu nhân ? Có phải bà là “Nhất Đại Yên Cơ” Huyền Cung chủ nhân hay không ?
Ngộ Phi đại sư gật đầu, đôi mắt lim dim như hối tiếc những thời xuân mộng, bằng giọng êm đềm bảo tiếp:
- Đúng đấy thiếu hiệp ! Lúc xuân thời ta có nghe nói, Nhất Đại Yên Cơ với cha ngươi là cặp nhân tình tuyệt thế, trai tài gái sắc, thực ít ai sánh bằng, về sau không rõ đôi bên thắc mắc thế nào cha ngươi và nàng mỗi người đi một ngả. Cha ngươi mới kết hôn với một thiếu nữ khác, xinh đẹp hơn nàng, và hạ sanh ra ngươi đó, còn nàng thì gá nghĩa với Hạ Đình Huy là chủ nhân Huyền Cung huyết ma ... vậy !
Cừu Thiên Hiệp nghe qua sực nhớ lại câu chuyện cũ, lúc chàng đến Chung Nam sơn lần đầu tiên gặp “Hạ phu nhân”, bà đã tỏ ra niềm nở nói chuyện một hồi dài. Mấy lần sau mẹ con Nhất Đại Yên Cơ tử tế với chàng, rất mực lo lắng và chăm sóc đủ điều, nguyên bà ta nghĩ đến tình cũ nghĩa xưa mà giúp đỡ chàng rất thành thật, ưu ái như người mẹ thương con. Nghĩ đến đây, Thiên Hiệp lại quay nhìn lão quản gia hỏi tiếp:
- Tiết công ! Rồi ... người có đưa ta đến Chung Nam Sơn không ? Hay là Hạ Đình Duy lại chẳng thâu nhận chúng ta ?
Tiết Trung thở dài, lắc đầu đáp:
- Đều chẳng phải.
Cừu Thiên Hiệp ngạc nhiên hỏi:
- Vậy câu chuyện ra sao ?
Tiết Trung nghe qua tái mặt, các vết sẹo run lên bần bật, gương mặt xấu xí càng xấu xí hơn, trông rất khủng khiếp, chứng tỏ tâm trí lão đang giao động mãnh liệt.
Tiết đại nương vội lên tiếng, nói tiếp:
- Mọi việc đều do lão mù này mà hư hỏng, thực là quỷ già vô dụng.
Tiết Trung nghiến răng thành tiếng, toàn thân run lên bần bật.
Ngộ Phi đại sư nghiêm giọng bảo:
- Tiết đại nương, ngươi chớ nên trách oán đại ca, giữa lúc bao vây Thần Châu nhất kiếm, mỗi tên đều có một gã ma đầu ác hại, công lực phi phàm, Cừu đại hiệp còn cự đương không xuể, huống chi là tài của Tiết đại ca ?
Cừu Thiên Hiệp thấy Tiết Trung quá bi đát nên động lòng, bèn dùng lời an ủi:
- Đại sư dạy rất phải, tại hạ đâu dám phiền nhị vị ân công.
Tiết Trung thở dài buồn bã nói:
- Chỉ vì lão nô quá nông nổi, lúc lão nô bồng tiểu chủ toan chạy trốn, thì chẳng may ... làm ... nhưng ... mà ...
Tiết đại nương cả giận cướp lời chồng hỏi:
- Lão mù, còn gì phải nói nữa, mà phải kêu “nhưng mà nhưng mà” làm gì ?
Ngộ Phi đại sư đưa tay ngăn lời Tiết đại nương, ngầm ra hiệu cho Tiết Trung kể tiếp:
Cừu Thiên Hiệp trông thấy hoàn cảnh như thế nên hiểu ý đại sư lên tiếng bảo:
- Tiết công công ! Về sau thế nào ?
Tiết Trung thở dài ảo não, rầu rĩ tiếp lời:
- Về sau ư ? Thuộc hạ nhớ lại. Lão nhân gia còn lưu lại một vị tiểu thơ chừng một tuổi không rõ ...
Cừu Thiên Hiệp há mồm ngạc nhiên hỏi:
- Tiểu thơ ?
Tiết đại nương nghe qua vội nhanh miệng trả lời:
- Chính là bào muội của thiếu gia đấy !
Cừu Thiên Hiệp quá mừng hỏi lên như điên khùng:
- Ta mà có bào muội ? Ta có bào muội ... vậy em gái ta đâu.. tên gì ... ?
Tiết Trung cau mày nhăn nhó, dường như hồi tưởng chuyện xa xưa, chốc chốc thở dài não ruột nói tiếp:
- Lúc lão nô bế thiếu gia ra ngoài, lại sợ phải động thủ hạ chiêu, nên mang tiểu chủ ra sau lưng nhắm phía sau hậu viện chạy trốn, không ngờ ... Ôi ! Đau thay, khi vừa đến giữa sảnh đường, bỗng gặp hai mươi cao thủ tủa ra bao vây.
Cừu Thiên Hiệp bóp mạnh hai bàn tay vào nhau, mồ hôi rịn ướt, bằng giọng kinh ngạc kêu lên:
- A ! Đến hai mươi cao thủ sao ?
Tiết Trung gật gù nói nhanh:
- Phải đấy trong số này có nhiều tên biết mặt lão nô, bọn chúng không nói nửa lời tuốt đao thương kiếm vây phủ lão nô, buộc lão nô phải giao thiếu chủ cho cúng nó, chúng bảo nếu lão nô ưng thuận bọn chúng sẽ tha chết ngay.
Tiết Trung nói đến đây, dường như dĩ vãng hiện ra trước mắt, hai tay lão vỗ mạnh vào ngực, cau mày nghiến răng nói lớn:
- Ta tưởng có nói với bọn chúng chỉ vô ích và yêu cầu càng uổn glời, đồng thời cơn giận xung lên tối mặt, ta tuốt nhanh cập giản bạc thề chết mà đánh với bọn chúng, hầu bảo hộ thiếu gia.
Ngộ Phi đại sư chớp nhanh viền mắt bạc, điềm đạm tiếp lời.
Tiết Trung nghe qua thêm chua xót, run giọng tiếp lời:
- Cũng vì lão nô không biết lượng sức mình, mà hành động mù quáng nên trong vài chiêu thức đã bị trọng thương, ngất đi không rõ gì cả !
Tiết đại nương rầu rĩ tiếp lời:
- Sau khi bọn ma đầu giải tán và đi xa, tôi mới đi tìm trong đống xác chết lôi lão Tiết ra, lúc đó tiểu chủ đã mất tích, mà lão Tiết mang trên mình đến ba mươi mấy vết thương, đôi mắt lại bị người dùng mũi gươm khoét mất, chỉ còn thở thoi thóp, sự chết đã gần kề, tôi mới chạy vào phòng lão chủ nhân tìm được gói tuốc “Vạn ứng bá bửu tán” nhờ đó mới cứu lão Tiết thoát chết.
Tiết Trung điềm đạm nói thêm:
- Phải chi ta chết là hay hơn cả, vì sau chuyện này ta đâu dám vác mặt đến Chung Nam sơn, do đó ta mới dắt hiền nội đây, hết qua Đông đến Tây, trôi nổi bềnh bồng khắp xứ, cũng may cho ta, mặt đầy thương tích nên đổi cả diện mạo thuở trước, vì thế bọn ma đầu không một tên nào nhận ra ... !
Tiết đại nương lại dịu giọng tiếp lời:
- Vợ chồng chúng tôi rày đây mai đó, cốt ý là tìm xem thiếu gia hạ lạc nơi nào, nhưng ròng rã mười mấy năm trời vẫn không tìm ra tin tức nào cả, do đó vợ chồng chúng tôi mới đến trú ngụ tại nơi đây, vọng bàn thờ cúng lão chủ nhân, mong chuộc lại những lỗi lầm, cho đến nay lòng thành đã đến Hoàng Thiên, nên khiến gặp lại Cừu thiếu gia ... Ở chốn ... này.
Vừa nói đến đây, vợ chồng Tiết Trung đột nhiên xúc động khóc rống lên, tiếng khóc hân hoản thảm khổ, khiến người nghe cũng chua xót bồi hồi.
Cừu Thiên Hiệp nước mắt quanh tròng, song cố ngăn sự uất nghẹn, hỏi tiếp:
- Phụ thân ta sau cùng chết về tay ai ? Thi thể vùi lấy tại đâu ?
Tiết đại nương đáp nhanh qua dòng lệ nói:
- Lão chủ nhân chưa chết tại đương trường, mà mang tấm thân đầy thương tích nhắm hướng Thiết Huyết bảo chạy như bay đến.
Cừu Thiên Hiệp rúng động toàn thân kêu lên:
- Thiết Huyết bảo ?
Chàng lại sực nhớ đến câu chuyện “Cái thế ma quân” nên lấy làm hoài nghi, nói:
- Thiết Huyết bảo đâu phải là hạng người lương thiện, hắn giao du đầy dẫy với các tay hắc đạo ma đầu. Tại sao gia phụ lại hướng vào ngả ấy mà chạy, chẳng hóa ra dâng thịt vào miệng cọp hay sao ?
Ngộ Phi đại sư lắc đầu thở dài bảo:
- Thiếu hiệp ! Lòng cha mẹ thương con như biển hồ lai láng.
Cừu Thiên Hiệp lấy làm khó nghĩ, vội hỏi:
- Xin đại sư cho biết ý nghĩa ?
Ngộ Phi đại sư chép miệng thở dài, bằng giọng âm trầm bảo:
- Vì lúc đó Cừu đại hiệp chưa biết ngươi mất tích, nên không ngần ngại dâng xác vào miệng cọp, cũng chỉ vì ngươi mà đại hiệp không chạy đến Chung Nam sơn tỵ nạn, vì sợ kẻ thù theo dõi ý người muốn Tiết đại ca đưa ngươi đến Chung Nam sơn cho được an lành.
Cừu Thiên Hiệp kêu lên một tiếng “a” đau đớn. Vợ chồng Tiết Trung cảm động rơi lệ đầm đìa. Ngộ Phi đại sư chậm rãi nói tiếp:
- Theo lão nạp được biết, lúc vào Thiết Huyết bảo, cha ngươi trổ oai thần vung kiếm sát hại trên ba mươi tên cao thủ Thiết Huyết bảo, rồi mang tấm thân đầy thương tích chạy hướng Tây Bắc, từ đó không nghe tin tức gì nữa.
Cừu Thiên Hiệp nhìn lên bàn thờ bốc khói, đôi mắt mờ lệ, lại trầm giọng hỏi:
- Còn bức chân dung thế nào ?
Tiết Trung nghẹn ngào nói tiếp:
- Về sau lão nô được tin lão chủ nhân đã thác tại Hạ Lan sơn, vì thế lão nô mới lập thần án, đem bức chân dung để thờ phụng.
Ngộ Phi đại sư điềm đạm nói:
- Theo cá tính của Cừu đại hiệp lúc sanh tiền, nếu đại hiệp chưa chết, ắt là trả mối cừu rồi, đâu để đến ngày nay.
Cừu Thiên Hiệp ngẩn mặt nhìn thần vị, cúi đầu mặc niệm rất lâu.
Nguyên chàng đã rúng động toàn thân, vì bức tượng chân dung Cừu Vô Kỵ giống hao hao một người mà chàng đã gặp qua đôi lần ? Chàng cố moi óc suy tư vẫn không nhớ người đó là ai, nhân cớ ấy chàng quay sang Tiết Trung hỏi:
- Tiết công ? Ai đã họa tượng gia phụ thế ? Theo bức chân dung có giống gia phụ lúc sanh tiền hay chăng ?
Tiết Trung buồn rầu đáp:
- Lão nô đã mù mắt nào thấy chi, chẳng qua nghe gia nội nói lại, bức chân dung giống như người thật.
Ngộ Phi đại sư đỡ lời nói tiếp:
- Thiếu hiệp giống Cừu đại hiệp như đúc !
Ngay lúc ấy, Tiết đại nương từ nhà sau bưng lên một mâm cơm bốc khói, trên mâm có hai đĩa cá chép hấp cực to, và ba bầu rượu hâm nóng.
Nguyên đại nương thừa lúc mọi người ôn lại ký ức, bà ta lẽn ra sau nhà làm cơm, rượu.
Khi Tiết đại nương vừa bước đến cửa phòng đã nghe rõ mọi việc, bèn để mâm cơm lên bàn, lớn tiếng nói chen vào:
- Tượng ? Tượng phải không ? Bức tượng đã họa vào mùa xuân, trươóc khi “Thần Châu sơn trang” bị tiêu thổ giữa lúc hỗn loạn, tôi mang bức tượng chạy đi trốn, toan tìm kiếm thiếu gia giao lại, song tìm mãi không gặp, tối mới lấy ra đặt bàn thờ phụng. Bức tượng này giống hệt lão nhân gia, nghe đâu người vẽ ra nó là một đại danh sư đấy.
Nói đến đây, bà ta hướng vào đại sư và Thiên Hiệp mời mọc:
- Đại sư ! Tiểu chủ, xin mời dùng bữa cơm hàn giả này ! ...
Cừu Thiên Hiệp không còn lòng nào ăn uống, nhưng muốn phụng bồi Ngộ Phi đại sư, bất đắc dĩ chàng ngồi xuống hầu tiếp khách ...
Tiết đại nương lại vào phòng bưng ra hai dĩa thực phẩm, nào là cải ướp cam thảo, trứng gà chưng.
Ngộ Phi đại sư là người cao tăng đắc đạo, không kiêng cử chạy lạt, chỉ dùng rượu thịt theo thế tục ...
Giữa lúc mọi người cầm đũa, dùng cơm ...
Cừu Thiên Hiệp sực nhớ chuyện cũ, bèn cất tiếng hỏi:
- Di Tiết ! Về việc em gái ta ...
Tiết đại nương bị gọi đột ngột, sượng đỏ mặt điềm đạm trả lời:
- Tiểu thơ ư, tiểu thơ lại do một người vú khác săn sóc, lúc tiểu thơ vừa đúng một tuổi trông rất dễ thương, đã khỏe lại đẹp, lão chủ nhân phu phụ cưng như vàng ngọc ... !
Cừu Thiên Hiệp nóng lòng như lửa đốt, hỏi nhanh:
- Em gái ta có giống ta chút nào không, bên bả vai trái có ba nốt ruồi son chứ ?
- Không có.
Tiết đại nương vừa trả lời vừa suy nghĩ, cố ôn lại ký ức, nói lẩm bẩm:
- Phụng tiểu thư ... ư, giống hệt ... không ...
Cừu Thiên Hiệp gật gù buông ra một tiếng:
- Ai ?
Nguyên chàng sực tưởng một việc rất vu vơ:
- Chính mình là một trang tu mi nam tử, bị lão Hùng phong vạn lý Nhiệm Tử Huệ bắt đi, bất quá là chịu sự tủi nhục, hay nhọc nhằn về thể xác mà thôi, chứ em gái ta, nếu bị kẻ thù bắt giữ, ắt em ta sẽ gặp nhiều hoạn nạn ... Ôi ! Sẽ chịu bi thảm gấp muôn lần ... và biết đâu.. hậu quả không thể nào lường được ...
Cha mẹ ta đã chết ... chết là hết, không còn gì phải lo lắng ! Nhưng ... người sống ... lại là em gái ta ... là đồng bào ruột thịt ... thà rằng tử biệt còn hơn phải sanh ly ... !
Vì thế chàng lên tiếng truy vấn:
- Em gái ta là họ Cừu chứ ?
Tiết đại nương khoát tay, lắc đầu nói nhanh:
- Không, không ... tiểu thư gọi là Hắc Phụng do lão chủ nhân ...
Cừu Thiên Hiệp cả kinh đứng phắt dậy buộc miệng hô to:
- Hắc Phụng ! Trên đời này sao có sự trùng hợp khéo tuyệt như thế !
Chàng vừa nói dứt, những người ngồi vây quanh bàn vụt đứng phắt dậy, giương mắt nhìn Thiên Hiệp dò hỏi:
Ngộ Phi đại sư vẻ mặt đầy nghi vấn buộc miệng hỏi:
- Thiếu hiệp ...
Lão sư chưa nói hết lời, bỗng nhiên bên ngoài có tiếng chân người dẫm lên sân đá sột soạt, tương tự như nhiều người đến trước cửa túp lều tranh.
Cừu Thiên Hiệp thất kinh kêu to:
- Trước sân có người lạ !
Ngộ Phi đại sư đứng thẳng lên hỏi:
- Vị bên ngoài là ai ?
Có tiếng đáp dội vào trong:
- Không ngờ nhà sư cũng lại đây à ?
Ngay lúc ấy, ngoài cửa lều vang lên nhiều tiếng xôn xao, ngựa hí inh ỏi.
Nhứt Đại Yên Cơ mình khoác xiêm lục, chẳng đợi chủ nhà lên tiếng mời liền xô cửa đi thẳng vào nhà, khi đến cửa phòng bà vụt đứng khựng lại, giương đôi mắt tuyệt đẹp như phượng nhãn nhìn chăm chú vào bức họa “Thần Châu nhứt kiếm” Cừu Vô Kỵ đến ngẩn ngơ.
Cừu Thiên Hiệp thoạt trông thấy, vui mừng khôn tả, vội chạy bươn bả ra ngoài cửa phòng, vòng tay thi lễ nói:
- Tiền bối ...
Nhứt Đại Yên Cơ khẽ lắc đầu nói:
- Ta với cha ngươi đã kết nghĩa anh em, ngươi phải gọi ta là Cô cô ... !
Vừa nói xong, bà ta lại đưa tay chỉ ra sân, thuận miệng bảo:
- Có Liên nhi và Hắc Phụng cùng đi, ngươi mau ra đón bọn chúng vào.
Lúc bấy giờ từ phương xa tiếng gà gáy rộ, báo hiệu trời sắp sáng.
- Vị lão nhân Tiết Trung đây là lão quản gia từng quán xuyến mấy đời cơ nghiệp nhà họ Cừu của ngươi đó ! Xin thứ cho lão nạp nói thẳng, chính Tiết đại nương là mẹ vú nuôi thiếu hiệp đến lớn đấy.
Cừu Thiên Hiệp nghe qua cả mừng lẫn kinh ngạc, huyết mạch xung lên tận não quan, từ chỗ ghế ngồi nhảy phắt đến bên Tiết đại nương, ngã nhoài vào lòng bà lão, như đứa bé thơ vừa nức nở kêu lên:
- Bà ... !
Tiết đại nương chưa vơi dòng lệ, lại bắt đầu khóc rống lại rất thảm thiết.
Tiết Trung lần đến bên Thiên Hiệp, quỳ nhanh xuống đánh “bịch !” một tiếng, bằng giọng u sầu buồn bã tiếp lời:
- Tiểu chủ nhân, mọi việc do lão nô tài quá bất tài, để lụy cho tiểu chủ phải vất vaả suốt mười mấy năm trời.
Cừu Thiên Hiệp tay chân luống cuống, vội gượng dời Tiết đại nương bước đến đỡ Tiết Trung dậy, hoảng hốt hỏi:
- Lão công công ! Tiết công ... phụ thân ta ...
Tiết Trung vừa đứng dậy, đã đưa tay chỉ vào phía nhà sau nghẹn ngào nói:
- Tiểu chủ ! Theo lão nô vào trong bái kiến lão chủ nhân.
Cừu Thiên Hiệp vô cùng ngạc nhiên, hỏi ngay:
- Gia phụ còn tại thế ?
Tiết đại nương vịn vai Cừu Thiên Hiệp đi phía sau, buột miệng kêu lên:
- Tiểu chủ ! Đừng nghe lão mù nói đoạn, chỉ nhầm !
Khi cả ba qua khỏi gian nhà trên, đến căn nhà giữa, Tiết đại nương xô cửa bước vào, bà đánh lửa đốt nhanh cây nến, ánh sáng đèn chiếu rõ khắp gian phòng.
Cừu Thiên Hiệp vừa bước chân vào phòng, vội quỳ nhanh xuống đất, vì chàng thấy giữa nhà có bàn hương án, trên bàn đầy đủ nhang đèn, hoa quả, trên tường giữa bàn thờ, treo một bức họa vẽ một hình người thanh thanh mảnh dẻ, tuổi trạc trung tuần.
Dưới chân tượng, trên mặt bàn thờ bày ra một cái bài vị bằng trầm hương, có khắc một dòng chữ mạ vàng đề:
“Cố ân chủ Thần Châu Nhứt Kiếm, Cừu tướng công, húy Vô Kỵ đại nhân chi thần vị ... ” Cừu Thiên Hiệp gục đầu xuống đất, khóc như mưa, bằng giọng nói nghẹn ngào bi thiết kể lể:
- Con bất hiếu là Thiên Hiệp, không đền được công ơn dưỡng dục sinh thành, lại không cung phụng gia gia nơi thiên linh được, tội nghiệp rất thâm trọng. Cầu xin gia phụ có linh xin phò trì cho con trả được mối thù nhà, ngày rửa được hận cừu, con sẽ bẻ kiếm về quê, trọn đời chài lưới làm ăn, không xuất hiện giang hồ nữa.
Ngay lúc ấy, Ngộ Phi đại sư và Tiết Trung cũng vừa vào đến nơi.
Tiết Trung và Tiết đại nương quỳ hai bên Cừu Thiên Hiệp, cả ba người cúi mặt khóc ngất.
Ngộ Phi đại sư vừa bước vào phòng đã niệm:
- A di đà Phật ! A di đà Phật ...
Vừa niệm một tràng Phật hiệu, lại từ từ lên tiếng:
- Hôm nay chủ bộc các ngươi được trùng phùng, đấy là hỉ sự của nhà họ Cừu, vả lại chết là hết, các ngươi có bi thương chỉ vô ích, mà còn hao tổn tinh thần, thiếu hiệp, ngươi còn nhiều trách vụ, chớ khá bi thương mà hao mòn thân thể.
Cừu Thiên Hiệp cố dằn cơn thống khổ, vẫn quỳ trên đất, song hướng vào vợ chồng Tiết Trung lạy mấy lạy, nói:
- Mười mấy năm qua, mong ơn thờ phụng vong phụ, thay ta cúng bái, xin Tiết công, Tiết di nương nhận vài cái lạy tạ này.
Vợ chồng Tiết Trung vội cúi đầu lạy đáp lễ.
Bấy giờ, Ngộ Phi đại sư đưa mắt nhìn Thiên Hiệp mỉm cười nói:
- Thiếu hiệp, hiện giờ chúng ta nên bỏ qua những tình tiết nhỏ nhặt, mà bắt đầu nói về chánh sự.
Cừu Thiên Hiệp bấy giờ tâm dạ mẫn loạn như kim châm, dao cắt, thẫn thờ hỏi:
- Đại sư ! Chẳng hay chánh sự là việc gì ?
Ngộ Phi đại sư điềm đạm trả lời:
- Lão nạp đi tìm tông tích Thượng thừa Hoa pháp chân kinh mấy tháng trước đây, lão nạp đã đi suốt từ Nam ra Bắc, đôi hài cỏ đã giẫm gần mười ba tỉnh Trung Nguyên, hỏi thăm các môn phái võ lâm về quyển Chân kinh của bản tự, trong lúc bất ngờ, lão nạp gặp lại vợ chồng Tiết đại ca tại Phần Dương hồ này.
Tiết Trung quá hân hoan, nên vui vẻ chen lời:
- Nếu vợ chồng lão nô không gặp đại sư cho biết tin tức thiếu chủ, ắt vợ chồng lão nô sẽ ân hận mãi, khi chết cũng chẳng mặt mũi nào dám ngó lão nhân gia.
Cừu Thiên Hiệp lại đưa mắt nhìn Ngộ Phi đại sư bằng những tia trìu mến, đồng thời chàng lại nghĩ theo lời nói của đại sư, ắt hẳn vị lão sư đã tìm ra manh mối quyển chân kinh của Thiếu Lâm, do đó chàng thuận miệng hỏi ngay:
- Đại sư, đa tạ người lo lắng, nhưng không rõ chân kinh ... ?
Ngộ Phi đại sư khoát tay chận lời chàng mỉm cười bảo:
- Lão nạp nói hai chữ chánh sự đây, không cố ý ám chỉ đến Thượng thừa Hoa pháp chân kinh của tệ tự đâu.
Cừu Thiên Hiệp ngạc nhiên kêu lên:
- Chẳng hay ...
Ngộ Phi đại sư cười tủm tỉm, đưa tay chỉ vào mình Thiên Hiệp ngắt lời:
- Chánh sự là những điều ân oán do bổn thân thiếu hiệp mà ra đấy !
Cừu Thiên Hiệp giật mình mắng thầm:
“Ta thật là hồ đồ, vừa gặp được người nhà, sự hoan hỉ quá độ thành ra u mê, rồi quên bẳng đi mối thù cha chưa trả.” Vì thế chàng nghe nóng mặt, ngượng nghịu đáp:
- Nếu đại sư không nhắc nhở, vãn hạ suýt quên rồi !
Ngộ Phi đại sư thở dài, điềm đạm bảo tiếp:
- Thêm vào đấy, mối huyết cừu của thiếu hiệp đối với quyển chân kinh có liên quan với nhau.
Cừu Thiên Hiệp thất kinh, cả mừng nói:
- Thật vậy ư ?
Ngộ Phi đại sư gật gù mỉm cười bảo:
- Phải đấy thiếu hiệp ạ ! Song lẽ cả hai câu chuyện đều do một người gây ra, chỉ một người.
Cừu Thiên Hiệp quá sốt ruột hỏi:
- A ! Vậy hắn là ...
Ngộ Phi đại sư chớp nhanh viền mị bạc nghiêm giọng tiếp lời:
- Thôi mệnh diêm la Dị Đại Cương.
Cừu Thiên Hiệp kêu lên kinh dị:
- Húy ! Là hắn ?
Tiết Trung đứng bên ngoài, nghe đến đây lần lại sát Thiên Hiệp, bằng giọng ấm như chuông, chen lời:
- Thiếu chủ ! Cừu tiểu gia. Giữa một đêm rằm vào tiết Trung Thu, mười bảy năm về trước, Cừu lão chủ đã từ biệt giang hồ, treo kiếm ẩn cư, không ngờ vào khoảng canh ba, Thôi mệnh diêm la Dị Đại Cương dắt theo tam nghĩa cửu hiệp, cùng một số đông ác ma hắc đạo, tổng số có trên trăm người bọn chúng tủa ra vây phủ Thần châu sơn trang, vây chủ nhân, giết gia bộc.
Cừu Thiên Hiệp giương đôi mắt đỏ gay, ẩn đầy sát khí vì quá giận, chàng hỏi to như quát:
- Tiết công công ! Cha ta đã treo kiếm ẩn cư tại sao bọn chúng lại ... ?
Ngộ Phi đại sư khoát tay chận lời, chậm rãi nói tiếp:
- Lúc Cừu đại hiệp sanh tiền ghét kẻ ác như cừu thù, Dị Đại Cương lúc khai sáng “hHuyết Quang giáo” lập căn cứ tại Hàn sơn “Vong hồn trại”, chuyên hành ác sự, cha của ngươi nghe biết được đang đêm đơn thân độc kiếm vào Vong Hồn trại Hàn Sơn phá tan hoang doanh trại của chúng và giết sạch bọn ác ma. Huyết Quang giáo vì thế chúng phải hạ cờ giải tán ban hội.
Tiết Trung sụt sùi như nhớ lại dĩ vãng xa xăm, bèn lên tiếng nói tiếp:
- Đại sư nói rất đúng, lão chủ nhân là người khoan nhân trưởng giả, ít đề tâm phòng bị một ai, thành thử Dị Đại Cương chạy thoát ra ngoài hải đảo xa xăm, ngày đêm khổ luyện võ công nuôi chí báo thù, hắn lại cấu kết với hắc đạo, ác ma, kết thành một đoàn người sau đấy tìm đến Thần Châu sơn trang báo hận.
Cừu Thiên Hiệp nóng ran cả mặt, nghiến răng bảo to:
- Hay lắm ! Ác ma ! Cừu Thiên Hiệp này không trả được huyết cừu, thề chẳng sống nữa.
Tiết Trung lại chậm rài tiếp lời:
- Giữa lúc đêm hôm nguy cấp, lão chủ nhân bế thiếu gia giao cho lão nô, căn dặn lão nô đem thiếu gia trốn lên núi Chung Nam sơn tìm đến Huyền Hư cung, trao cho Hạ phu nhân nuôi dưỡng.
Cừu Thiên Hiệp nghe qua rúng động cả tâm can vội nhanh miệng hỏi ngay:
- Hạ phu nhân ? Có phải bà là “Nhất Đại Yên Cơ” Huyền Cung chủ nhân hay không ?
Ngộ Phi đại sư gật đầu, đôi mắt lim dim như hối tiếc những thời xuân mộng, bằng giọng êm đềm bảo tiếp:
- Đúng đấy thiếu hiệp ! Lúc xuân thời ta có nghe nói, Nhất Đại Yên Cơ với cha ngươi là cặp nhân tình tuyệt thế, trai tài gái sắc, thực ít ai sánh bằng, về sau không rõ đôi bên thắc mắc thế nào cha ngươi và nàng mỗi người đi một ngả. Cha ngươi mới kết hôn với một thiếu nữ khác, xinh đẹp hơn nàng, và hạ sanh ra ngươi đó, còn nàng thì gá nghĩa với Hạ Đình Huy là chủ nhân Huyền Cung huyết ma ... vậy !
Cừu Thiên Hiệp nghe qua sực nhớ lại câu chuyện cũ, lúc chàng đến Chung Nam sơn lần đầu tiên gặp “Hạ phu nhân”, bà đã tỏ ra niềm nở nói chuyện một hồi dài. Mấy lần sau mẹ con Nhất Đại Yên Cơ tử tế với chàng, rất mực lo lắng và chăm sóc đủ điều, nguyên bà ta nghĩ đến tình cũ nghĩa xưa mà giúp đỡ chàng rất thành thật, ưu ái như người mẹ thương con. Nghĩ đến đây, Thiên Hiệp lại quay nhìn lão quản gia hỏi tiếp:
- Tiết công ! Rồi ... người có đưa ta đến Chung Nam Sơn không ? Hay là Hạ Đình Duy lại chẳng thâu nhận chúng ta ?
Tiết Trung thở dài, lắc đầu đáp:
- Đều chẳng phải.
Cừu Thiên Hiệp ngạc nhiên hỏi:
- Vậy câu chuyện ra sao ?
Tiết Trung nghe qua tái mặt, các vết sẹo run lên bần bật, gương mặt xấu xí càng xấu xí hơn, trông rất khủng khiếp, chứng tỏ tâm trí lão đang giao động mãnh liệt.
Tiết đại nương vội lên tiếng, nói tiếp:
- Mọi việc đều do lão mù này mà hư hỏng, thực là quỷ già vô dụng.
Tiết Trung nghiến răng thành tiếng, toàn thân run lên bần bật.
Ngộ Phi đại sư nghiêm giọng bảo:
- Tiết đại nương, ngươi chớ nên trách oán đại ca, giữa lúc bao vây Thần Châu nhất kiếm, mỗi tên đều có một gã ma đầu ác hại, công lực phi phàm, Cừu đại hiệp còn cự đương không xuể, huống chi là tài của Tiết đại ca ?
Cừu Thiên Hiệp thấy Tiết Trung quá bi đát nên động lòng, bèn dùng lời an ủi:
- Đại sư dạy rất phải, tại hạ đâu dám phiền nhị vị ân công.
Tiết Trung thở dài buồn bã nói:
- Chỉ vì lão nô quá nông nổi, lúc lão nô bồng tiểu chủ toan chạy trốn, thì chẳng may ... làm ... nhưng ... mà ...
Tiết đại nương cả giận cướp lời chồng hỏi:
- Lão mù, còn gì phải nói nữa, mà phải kêu “nhưng mà nhưng mà” làm gì ?
Ngộ Phi đại sư đưa tay ngăn lời Tiết đại nương, ngầm ra hiệu cho Tiết Trung kể tiếp:
Cừu Thiên Hiệp trông thấy hoàn cảnh như thế nên hiểu ý đại sư lên tiếng bảo:
- Tiết công công ! Về sau thế nào ?
Tiết Trung thở dài ảo não, rầu rĩ tiếp lời:
- Về sau ư ? Thuộc hạ nhớ lại. Lão nhân gia còn lưu lại một vị tiểu thơ chừng một tuổi không rõ ...
Cừu Thiên Hiệp há mồm ngạc nhiên hỏi:
- Tiểu thơ ?
Tiết đại nương nghe qua vội nhanh miệng trả lời:
- Chính là bào muội của thiếu gia đấy !
Cừu Thiên Hiệp quá mừng hỏi lên như điên khùng:
- Ta mà có bào muội ? Ta có bào muội ... vậy em gái ta đâu.. tên gì ... ?
Tiết Trung cau mày nhăn nhó, dường như hồi tưởng chuyện xa xưa, chốc chốc thở dài não ruột nói tiếp:
- Lúc lão nô bế thiếu gia ra ngoài, lại sợ phải động thủ hạ chiêu, nên mang tiểu chủ ra sau lưng nhắm phía sau hậu viện chạy trốn, không ngờ ... Ôi ! Đau thay, khi vừa đến giữa sảnh đường, bỗng gặp hai mươi cao thủ tủa ra bao vây.
Cừu Thiên Hiệp bóp mạnh hai bàn tay vào nhau, mồ hôi rịn ướt, bằng giọng kinh ngạc kêu lên:
- A ! Đến hai mươi cao thủ sao ?
Tiết Trung gật gù nói nhanh:
- Phải đấy trong số này có nhiều tên biết mặt lão nô, bọn chúng không nói nửa lời tuốt đao thương kiếm vây phủ lão nô, buộc lão nô phải giao thiếu chủ cho cúng nó, chúng bảo nếu lão nô ưng thuận bọn chúng sẽ tha chết ngay.
Tiết Trung nói đến đây, dường như dĩ vãng hiện ra trước mắt, hai tay lão vỗ mạnh vào ngực, cau mày nghiến răng nói lớn:
- Ta tưởng có nói với bọn chúng chỉ vô ích và yêu cầu càng uổn glời, đồng thời cơn giận xung lên tối mặt, ta tuốt nhanh cập giản bạc thề chết mà đánh với bọn chúng, hầu bảo hộ thiếu gia.
Ngộ Phi đại sư chớp nhanh viền mắt bạc, điềm đạm tiếp lời.
Tiết Trung nghe qua thêm chua xót, run giọng tiếp lời:
- Cũng vì lão nô không biết lượng sức mình, mà hành động mù quáng nên trong vài chiêu thức đã bị trọng thương, ngất đi không rõ gì cả !
Tiết đại nương rầu rĩ tiếp lời:
- Sau khi bọn ma đầu giải tán và đi xa, tôi mới đi tìm trong đống xác chết lôi lão Tiết ra, lúc đó tiểu chủ đã mất tích, mà lão Tiết mang trên mình đến ba mươi mấy vết thương, đôi mắt lại bị người dùng mũi gươm khoét mất, chỉ còn thở thoi thóp, sự chết đã gần kề, tôi mới chạy vào phòng lão chủ nhân tìm được gói tuốc “Vạn ứng bá bửu tán” nhờ đó mới cứu lão Tiết thoát chết.
Tiết Trung điềm đạm nói thêm:
- Phải chi ta chết là hay hơn cả, vì sau chuyện này ta đâu dám vác mặt đến Chung Nam sơn, do đó ta mới dắt hiền nội đây, hết qua Đông đến Tây, trôi nổi bềnh bồng khắp xứ, cũng may cho ta, mặt đầy thương tích nên đổi cả diện mạo thuở trước, vì thế bọn ma đầu không một tên nào nhận ra ... !
Tiết đại nương lại dịu giọng tiếp lời:
- Vợ chồng chúng tôi rày đây mai đó, cốt ý là tìm xem thiếu gia hạ lạc nơi nào, nhưng ròng rã mười mấy năm trời vẫn không tìm ra tin tức nào cả, do đó vợ chồng chúng tôi mới đến trú ngụ tại nơi đây, vọng bàn thờ cúng lão chủ nhân, mong chuộc lại những lỗi lầm, cho đến nay lòng thành đã đến Hoàng Thiên, nên khiến gặp lại Cừu thiếu gia ... Ở chốn ... này.
Vừa nói đến đây, vợ chồng Tiết Trung đột nhiên xúc động khóc rống lên, tiếng khóc hân hoản thảm khổ, khiến người nghe cũng chua xót bồi hồi.
Cừu Thiên Hiệp nước mắt quanh tròng, song cố ngăn sự uất nghẹn, hỏi tiếp:
- Phụ thân ta sau cùng chết về tay ai ? Thi thể vùi lấy tại đâu ?
Tiết đại nương đáp nhanh qua dòng lệ nói:
- Lão chủ nhân chưa chết tại đương trường, mà mang tấm thân đầy thương tích nhắm hướng Thiết Huyết bảo chạy như bay đến.
Cừu Thiên Hiệp rúng động toàn thân kêu lên:
- Thiết Huyết bảo ?
Chàng lại sực nhớ đến câu chuyện “Cái thế ma quân” nên lấy làm hoài nghi, nói:
- Thiết Huyết bảo đâu phải là hạng người lương thiện, hắn giao du đầy dẫy với các tay hắc đạo ma đầu. Tại sao gia phụ lại hướng vào ngả ấy mà chạy, chẳng hóa ra dâng thịt vào miệng cọp hay sao ?
Ngộ Phi đại sư lắc đầu thở dài bảo:
- Thiếu hiệp ! Lòng cha mẹ thương con như biển hồ lai láng.
Cừu Thiên Hiệp lấy làm khó nghĩ, vội hỏi:
- Xin đại sư cho biết ý nghĩa ?
Ngộ Phi đại sư chép miệng thở dài, bằng giọng âm trầm bảo:
- Vì lúc đó Cừu đại hiệp chưa biết ngươi mất tích, nên không ngần ngại dâng xác vào miệng cọp, cũng chỉ vì ngươi mà đại hiệp không chạy đến Chung Nam sơn tỵ nạn, vì sợ kẻ thù theo dõi ý người muốn Tiết đại ca đưa ngươi đến Chung Nam sơn cho được an lành.
Cừu Thiên Hiệp kêu lên một tiếng “a” đau đớn. Vợ chồng Tiết Trung cảm động rơi lệ đầm đìa. Ngộ Phi đại sư chậm rãi nói tiếp:
- Theo lão nạp được biết, lúc vào Thiết Huyết bảo, cha ngươi trổ oai thần vung kiếm sát hại trên ba mươi tên cao thủ Thiết Huyết bảo, rồi mang tấm thân đầy thương tích chạy hướng Tây Bắc, từ đó không nghe tin tức gì nữa.
Cừu Thiên Hiệp nhìn lên bàn thờ bốc khói, đôi mắt mờ lệ, lại trầm giọng hỏi:
- Còn bức chân dung thế nào ?
Tiết Trung nghẹn ngào nói tiếp:
- Về sau lão nô được tin lão chủ nhân đã thác tại Hạ Lan sơn, vì thế lão nô mới lập thần án, đem bức chân dung để thờ phụng.
Ngộ Phi đại sư điềm đạm nói:
- Theo cá tính của Cừu đại hiệp lúc sanh tiền, nếu đại hiệp chưa chết, ắt là trả mối cừu rồi, đâu để đến ngày nay.
Cừu Thiên Hiệp ngẩn mặt nhìn thần vị, cúi đầu mặc niệm rất lâu.
Nguyên chàng đã rúng động toàn thân, vì bức tượng chân dung Cừu Vô Kỵ giống hao hao một người mà chàng đã gặp qua đôi lần ? Chàng cố moi óc suy tư vẫn không nhớ người đó là ai, nhân cớ ấy chàng quay sang Tiết Trung hỏi:
- Tiết công ? Ai đã họa tượng gia phụ thế ? Theo bức chân dung có giống gia phụ lúc sanh tiền hay chăng ?
Tiết Trung buồn rầu đáp:
- Lão nô đã mù mắt nào thấy chi, chẳng qua nghe gia nội nói lại, bức chân dung giống như người thật.
Ngộ Phi đại sư đỡ lời nói tiếp:
- Thiếu hiệp giống Cừu đại hiệp như đúc !
Ngay lúc ấy, Tiết đại nương từ nhà sau bưng lên một mâm cơm bốc khói, trên mâm có hai đĩa cá chép hấp cực to, và ba bầu rượu hâm nóng.
Nguyên đại nương thừa lúc mọi người ôn lại ký ức, bà ta lẽn ra sau nhà làm cơm, rượu.
Khi Tiết đại nương vừa bước đến cửa phòng đã nghe rõ mọi việc, bèn để mâm cơm lên bàn, lớn tiếng nói chen vào:
- Tượng ? Tượng phải không ? Bức tượng đã họa vào mùa xuân, trươóc khi “Thần Châu sơn trang” bị tiêu thổ giữa lúc hỗn loạn, tôi mang bức tượng chạy đi trốn, toan tìm kiếm thiếu gia giao lại, song tìm mãi không gặp, tối mới lấy ra đặt bàn thờ phụng. Bức tượng này giống hệt lão nhân gia, nghe đâu người vẽ ra nó là một đại danh sư đấy.
Nói đến đây, bà ta hướng vào đại sư và Thiên Hiệp mời mọc:
- Đại sư ! Tiểu chủ, xin mời dùng bữa cơm hàn giả này ! ...
Cừu Thiên Hiệp không còn lòng nào ăn uống, nhưng muốn phụng bồi Ngộ Phi đại sư, bất đắc dĩ chàng ngồi xuống hầu tiếp khách ...
Tiết đại nương lại vào phòng bưng ra hai dĩa thực phẩm, nào là cải ướp cam thảo, trứng gà chưng.
Ngộ Phi đại sư là người cao tăng đắc đạo, không kiêng cử chạy lạt, chỉ dùng rượu thịt theo thế tục ...
Giữa lúc mọi người cầm đũa, dùng cơm ...
Cừu Thiên Hiệp sực nhớ chuyện cũ, bèn cất tiếng hỏi:
- Di Tiết ! Về việc em gái ta ...
Tiết đại nương bị gọi đột ngột, sượng đỏ mặt điềm đạm trả lời:
- Tiểu thơ ư, tiểu thơ lại do một người vú khác săn sóc, lúc tiểu thơ vừa đúng một tuổi trông rất dễ thương, đã khỏe lại đẹp, lão chủ nhân phu phụ cưng như vàng ngọc ... !
Cừu Thiên Hiệp nóng lòng như lửa đốt, hỏi nhanh:
- Em gái ta có giống ta chút nào không, bên bả vai trái có ba nốt ruồi son chứ ?
- Không có.
Tiết đại nương vừa trả lời vừa suy nghĩ, cố ôn lại ký ức, nói lẩm bẩm:
- Phụng tiểu thư ... ư, giống hệt ... không ...
Cừu Thiên Hiệp gật gù buông ra một tiếng:
- Ai ?
Nguyên chàng sực tưởng một việc rất vu vơ:
- Chính mình là một trang tu mi nam tử, bị lão Hùng phong vạn lý Nhiệm Tử Huệ bắt đi, bất quá là chịu sự tủi nhục, hay nhọc nhằn về thể xác mà thôi, chứ em gái ta, nếu bị kẻ thù bắt giữ, ắt em ta sẽ gặp nhiều hoạn nạn ... Ôi ! Sẽ chịu bi thảm gấp muôn lần ... và biết đâu.. hậu quả không thể nào lường được ...
Cha mẹ ta đã chết ... chết là hết, không còn gì phải lo lắng ! Nhưng ... người sống ... lại là em gái ta ... là đồng bào ruột thịt ... thà rằng tử biệt còn hơn phải sanh ly ... !
Vì thế chàng lên tiếng truy vấn:
- Em gái ta là họ Cừu chứ ?
Tiết đại nương khoát tay, lắc đầu nói nhanh:
- Không, không ... tiểu thư gọi là Hắc Phụng do lão chủ nhân ...
Cừu Thiên Hiệp cả kinh đứng phắt dậy buộc miệng hô to:
- Hắc Phụng ! Trên đời này sao có sự trùng hợp khéo tuyệt như thế !
Chàng vừa nói dứt, những người ngồi vây quanh bàn vụt đứng phắt dậy, giương mắt nhìn Thiên Hiệp dò hỏi:
Ngộ Phi đại sư vẻ mặt đầy nghi vấn buộc miệng hỏi:
- Thiếu hiệp ...
Lão sư chưa nói hết lời, bỗng nhiên bên ngoài có tiếng chân người dẫm lên sân đá sột soạt, tương tự như nhiều người đến trước cửa túp lều tranh.
Cừu Thiên Hiệp thất kinh kêu to:
- Trước sân có người lạ !
Ngộ Phi đại sư đứng thẳng lên hỏi:
- Vị bên ngoài là ai ?
Có tiếng đáp dội vào trong:
- Không ngờ nhà sư cũng lại đây à ?
Ngay lúc ấy, ngoài cửa lều vang lên nhiều tiếng xôn xao, ngựa hí inh ỏi.
Nhứt Đại Yên Cơ mình khoác xiêm lục, chẳng đợi chủ nhà lên tiếng mời liền xô cửa đi thẳng vào nhà, khi đến cửa phòng bà vụt đứng khựng lại, giương đôi mắt tuyệt đẹp như phượng nhãn nhìn chăm chú vào bức họa “Thần Châu nhứt kiếm” Cừu Vô Kỵ đến ngẩn ngơ.
Cừu Thiên Hiệp thoạt trông thấy, vui mừng khôn tả, vội chạy bươn bả ra ngoài cửa phòng, vòng tay thi lễ nói:
- Tiền bối ...
Nhứt Đại Yên Cơ khẽ lắc đầu nói:
- Ta với cha ngươi đã kết nghĩa anh em, ngươi phải gọi ta là Cô cô ... !
Vừa nói xong, bà ta lại đưa tay chỉ ra sân, thuận miệng bảo:
- Có Liên nhi và Hắc Phụng cùng đi, ngươi mau ra đón bọn chúng vào.
Lúc bấy giờ từ phương xa tiếng gà gáy rộ, báo hiệu trời sắp sáng.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook