Thiên Tống
-
Chương 45-1: Đạp thanh (1)
Tin vui này đầu tiên là lan đến Hàng Châu, sau đó là Tân Thành. Âu Dương Đường Ca vừa nhìn thấy hỉ sự này đã sốc tới mức làm đổ một chén trà nhỏ, đi không quản ngày đêm trở về thôn trang. Là người đầu tiên có được tin tức này, cả đêm hắn không sao chợp mắt được. Không chỉ mỗi anh, mà cả thôn nhỏ cũng không tài nào chợp mắt được trong đêm ấy.
Tiếng pháo vang lên ầm ĩ, tin mừng của Âu Dương lại một lần nữa làm khổ Âu Gia Trang. Đại Bá mở yến tiệc linh đình chiêu đãi bà con suốt ba ngày trời. Số tiền chiêu đãi này cũng không phải do ông ấy bỏ ra, mà là do quan huyện phái người gửi tới. Trong lòng Đại Bá vô cùng vui sướng, may mà tên tiểu tử này kiên trì đào hôn*.
*Đào hôn: Chạy trốn khỏi cuộc hôn nhân bị ép buộc, trước ngày cưới bỏ nhà trốn đi.
Tin vui này không chỉ khiến cho Âu Gia Trang được toàn thôn chúc mừng, mà còn khiến cho Âu Dương ở trong miệng từng người của Liễu Gia Trang trở thành kẻ tội đồ vì vinh hoa phú quý mà vong ân phụ nghĩa.
Cũng có người nói rằng Âu Dương đã lấy nữ nhi của quan lớn XX nào đó, đến tận cửa nhà người ta làm con rể. Bất luận là nói như thế nào, thì tin báo hỉ này cũng đã khiến cho mong muốn liên hôn với Âu Gia của người nhà Tú Nhi dứt mộng.
Âu Dương không quản nhiều như vậy. Hắn từ trước tới nay chưa từng lấy chuyện hôn sự của bản thân xem như trò đùa của trẻ con. Do vậy mà sư việc lan ra càng rộng, thì Lý Sư Sư kia cũng không thể rời đi được, công chúa cũng sẽ không trong lúc sóng to gió lớn thế này mà cử người đi tìm Âu Dương.
Âu Dương bỗng nhiên phát hiện ra bản thân không có việc gì là không thể làm.Cũng có vài vị học sĩ đến mời Âu Dương Tỉnh Nguyên hội hữu thơ ca, nhưng đều bị Âu Dương viện cớ thể không khỏe mà đuổi đi.
Mấy ngày nay Âu Dương cũng không bước xuống lầu hay đi ra khỏi phòng. Tất thảy nước dùng để tắm rửa, cơm ăn nước uống đều do một mình Âu Bình mang đến. Âu Bình vẫn luôn tự hỏi, vì sao trong lòng Tỉnh Nguyên Âu Dương lại không vui như vậy.
Cậu ấy có lòng nhờ Tiểu Thanh đến khuyên giải, nhưng Âu Dương lại nghiêm mặt mà nói với cậu là Âu Dương người coi như chưa từng quen biết con người ấy. Cho nên cậu cũng không dám có chút khinh suất.
Lễ bộ truyền tin đến, cuộc Thi Đình đã định sẽ diễn ra vào ngày mùng một tháng năm. Âu Dương vừa nhìn thấy vẫn còn gần hai tháng nữa mới tới cuộc thi, hắn quả thật là không sao nhịn được nữa, bản thân liền muốn đến vùng ngoại ô để hưu nhàn* trong tiết Thanh Minh, do vậy không quản ba bảy hai mốt ngày, liền xuất môn giải sầu.
Lần này xuất môn, hắn mới phát hiện bản thân đúng là suy nghĩ quá nhiều. Kỳ thực người đi trên phố cũng chẳng có ai quen biết hắn cả, chỉ cần hắn không ở giữa phố hét lớn: Ta là Phốc Vương kiêm chức Tỉnh Nguyên là xong.
*Hưu nhàn: nghỉ ngơi trong lúc rảnh rỗi.
Trong mắt mọi người, Âu Dương cũng không quá rực rỡ nên hắn rất mãn nguyện, cùng Âu Bình đi hội Đạp Thanh.
Nhà thơ Đỗ Phủ có viết:
"Tam nguyệt tam thiên khí tượng tân
Trường An thủy biên đa lệ nhân"*
Có lẽ không chỉ là nói đến ngày ba thang ba. Tháng ba thực ra là ngày diễn ra hội Đạp Thanh. Thời xưa với thời nay không giống nhau, lúc ấy có rất nhiều người tham gia vào hoạt động náo nhiệt nhất.
Ở ngoại ô, người quen biết và không quen biết sẽ ghé vào cùng tham gia vào toàn bộ hoạt động, đánh đu, thả diều, kéo co, chọi gà, đánh bóng ... Đương nhiên đây cũng là dịp tốt để các cô gái "êm đềm trướng ũ màn che" tìm được ý chung nhân của mình, huống hồ đây còn là kỳ thi ba năm tổ chức một lần.
*Hai câu thơ trong bài thơ Lệ Nhân Hành (Bài hát về người đẹp) của Đỗ Phủ. Hai câu trên có nghĩa là: Mồng ba tháng ba khí trời mát mẻ, bên những dòng nước ở Trường An có nhiều cô gái đẹp.
Mà Biện Hà ở bên ngoài Biện* Kinh lại là nơi diễn ra hội Đạp Thanh tuyệt hảo nhất. Tuy rằng đã qua tiết trời tươi đẹp để diễn ra hội Đạp Thanh, nhưng mà người qua kẻ lại vô cùng náo nhiệt. Hai bên bờ sông lại có không ít cỗ kiệu hoa lệ dừng lại, còn có không ít những nữ nhân yểu điệu, duyên dáng đang chơi đùa cùng với nha hoàn của mình.
Mấy ngày trước đến nơi này, Âu Bình đã giải thích với Âu Dương rằng những nữ nhân kia đều là con gái trong các gia đình phú hộ quyền quý đang tìm kiếm đức lang quân như ý. Các học giả rất vui mừng mà đến nơi này góp vui, kết giao với vài người, ngâm thơ, đối ẩm, cũng là hi vọng sẽ có ai đó sẽ thấy mình vừa mắt.
Tuy tất thảy học giả đều được bản thưởng quan tước như nhau, nhưng người thứ nhất nói muốn có một địa vị tốt trong triều đình thì phải biết tìm một ngọn núi cao để mà dựa vào. Người thứ hai lại bảo lòng ham phú quý sa hoa, quyền cao chức trọng thì ai mà chẳng có.
Người thứ ba thì nói giữa quan A với quan B vẫn có sự cách biệt. Cần phải biết rằng người có gia sản vượt qua mười vạn quan tiền ở Biện Kinh chỗ nào cũng có, vượt qua trăm vạn quan tiền cũng có khối người. Hơn nữa, đa phần những người này đều là có quan hệ quan thương.
*Biện: Sông Biện; Khai Phong (tên riêng của Khai Phong thuộc Hà Nam, Trung quốc).
Âu Dương lớn lên kể ra cũng có thể coi là . Ít ra thì mặt cũng tương đối trắng trẻo, y phục lại sạch sẽ, gọn gàng, đi trên đường thu hút rất nhiều ánh mắt của mọi người. Âu Dương cũng rất khiêm nhường với hư vinh, trong lòng rất đỗi tự hào. Âu Dương tham gia một trận đá cầu, phạm quy chiến thuật ba lần, làm một người bị thương, bị mọi người chỉ trích, ấm ức bỏ đi.
Tiếng pháo vang lên ầm ĩ, tin mừng của Âu Dương lại một lần nữa làm khổ Âu Gia Trang. Đại Bá mở yến tiệc linh đình chiêu đãi bà con suốt ba ngày trời. Số tiền chiêu đãi này cũng không phải do ông ấy bỏ ra, mà là do quan huyện phái người gửi tới. Trong lòng Đại Bá vô cùng vui sướng, may mà tên tiểu tử này kiên trì đào hôn*.
*Đào hôn: Chạy trốn khỏi cuộc hôn nhân bị ép buộc, trước ngày cưới bỏ nhà trốn đi.
Tin vui này không chỉ khiến cho Âu Gia Trang được toàn thôn chúc mừng, mà còn khiến cho Âu Dương ở trong miệng từng người của Liễu Gia Trang trở thành kẻ tội đồ vì vinh hoa phú quý mà vong ân phụ nghĩa.
Cũng có người nói rằng Âu Dương đã lấy nữ nhi của quan lớn XX nào đó, đến tận cửa nhà người ta làm con rể. Bất luận là nói như thế nào, thì tin báo hỉ này cũng đã khiến cho mong muốn liên hôn với Âu Gia của người nhà Tú Nhi dứt mộng.
Âu Dương không quản nhiều như vậy. Hắn từ trước tới nay chưa từng lấy chuyện hôn sự của bản thân xem như trò đùa của trẻ con. Do vậy mà sư việc lan ra càng rộng, thì Lý Sư Sư kia cũng không thể rời đi được, công chúa cũng sẽ không trong lúc sóng to gió lớn thế này mà cử người đi tìm Âu Dương.
Âu Dương bỗng nhiên phát hiện ra bản thân không có việc gì là không thể làm.Cũng có vài vị học sĩ đến mời Âu Dương Tỉnh Nguyên hội hữu thơ ca, nhưng đều bị Âu Dương viện cớ thể không khỏe mà đuổi đi.
Mấy ngày nay Âu Dương cũng không bước xuống lầu hay đi ra khỏi phòng. Tất thảy nước dùng để tắm rửa, cơm ăn nước uống đều do một mình Âu Bình mang đến. Âu Bình vẫn luôn tự hỏi, vì sao trong lòng Tỉnh Nguyên Âu Dương lại không vui như vậy.
Cậu ấy có lòng nhờ Tiểu Thanh đến khuyên giải, nhưng Âu Dương lại nghiêm mặt mà nói với cậu là Âu Dương người coi như chưa từng quen biết con người ấy. Cho nên cậu cũng không dám có chút khinh suất.
Lễ bộ truyền tin đến, cuộc Thi Đình đã định sẽ diễn ra vào ngày mùng một tháng năm. Âu Dương vừa nhìn thấy vẫn còn gần hai tháng nữa mới tới cuộc thi, hắn quả thật là không sao nhịn được nữa, bản thân liền muốn đến vùng ngoại ô để hưu nhàn* trong tiết Thanh Minh, do vậy không quản ba bảy hai mốt ngày, liền xuất môn giải sầu.
Lần này xuất môn, hắn mới phát hiện bản thân đúng là suy nghĩ quá nhiều. Kỳ thực người đi trên phố cũng chẳng có ai quen biết hắn cả, chỉ cần hắn không ở giữa phố hét lớn: Ta là Phốc Vương kiêm chức Tỉnh Nguyên là xong.
*Hưu nhàn: nghỉ ngơi trong lúc rảnh rỗi.
Trong mắt mọi người, Âu Dương cũng không quá rực rỡ nên hắn rất mãn nguyện, cùng Âu Bình đi hội Đạp Thanh.
Nhà thơ Đỗ Phủ có viết:
"Tam nguyệt tam thiên khí tượng tân
Trường An thủy biên đa lệ nhân"*
Có lẽ không chỉ là nói đến ngày ba thang ba. Tháng ba thực ra là ngày diễn ra hội Đạp Thanh. Thời xưa với thời nay không giống nhau, lúc ấy có rất nhiều người tham gia vào hoạt động náo nhiệt nhất.
Ở ngoại ô, người quen biết và không quen biết sẽ ghé vào cùng tham gia vào toàn bộ hoạt động, đánh đu, thả diều, kéo co, chọi gà, đánh bóng ... Đương nhiên đây cũng là dịp tốt để các cô gái "êm đềm trướng ũ màn che" tìm được ý chung nhân của mình, huống hồ đây còn là kỳ thi ba năm tổ chức một lần.
*Hai câu thơ trong bài thơ Lệ Nhân Hành (Bài hát về người đẹp) của Đỗ Phủ. Hai câu trên có nghĩa là: Mồng ba tháng ba khí trời mát mẻ, bên những dòng nước ở Trường An có nhiều cô gái đẹp.
Mà Biện Hà ở bên ngoài Biện* Kinh lại là nơi diễn ra hội Đạp Thanh tuyệt hảo nhất. Tuy rằng đã qua tiết trời tươi đẹp để diễn ra hội Đạp Thanh, nhưng mà người qua kẻ lại vô cùng náo nhiệt. Hai bên bờ sông lại có không ít cỗ kiệu hoa lệ dừng lại, còn có không ít những nữ nhân yểu điệu, duyên dáng đang chơi đùa cùng với nha hoàn của mình.
Mấy ngày trước đến nơi này, Âu Bình đã giải thích với Âu Dương rằng những nữ nhân kia đều là con gái trong các gia đình phú hộ quyền quý đang tìm kiếm đức lang quân như ý. Các học giả rất vui mừng mà đến nơi này góp vui, kết giao với vài người, ngâm thơ, đối ẩm, cũng là hi vọng sẽ có ai đó sẽ thấy mình vừa mắt.
Tuy tất thảy học giả đều được bản thưởng quan tước như nhau, nhưng người thứ nhất nói muốn có một địa vị tốt trong triều đình thì phải biết tìm một ngọn núi cao để mà dựa vào. Người thứ hai lại bảo lòng ham phú quý sa hoa, quyền cao chức trọng thì ai mà chẳng có.
Người thứ ba thì nói giữa quan A với quan B vẫn có sự cách biệt. Cần phải biết rằng người có gia sản vượt qua mười vạn quan tiền ở Biện Kinh chỗ nào cũng có, vượt qua trăm vạn quan tiền cũng có khối người. Hơn nữa, đa phần những người này đều là có quan hệ quan thương.
*Biện: Sông Biện; Khai Phong (tên riêng của Khai Phong thuộc Hà Nam, Trung quốc).
Âu Dương lớn lên kể ra cũng có thể coi là . Ít ra thì mặt cũng tương đối trắng trẻo, y phục lại sạch sẽ, gọn gàng, đi trên đường thu hút rất nhiều ánh mắt của mọi người. Âu Dương cũng rất khiêm nhường với hư vinh, trong lòng rất đỗi tự hào. Âu Dương tham gia một trận đá cầu, phạm quy chiến thuật ba lần, làm một người bị thương, bị mọi người chỉ trích, ấm ức bỏ đi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook