Thiên Tống
-
Chương 111-1: Buôn bán vũ khí (1)
Hoàng Gia thất lại xuất bản một ấn phẩm đặc biệt, kể tường tận, tỉ mỉ lần gặp đám thổ phỉ này, bắt đầu từ chuyện Triển Minh bắt được Ngô Gia Lượng, cảnh tượng kinh hãi ở Dương Bình trong một ngày ấy cũng được miêu tả cụ thể. Cuối cùng, tri huyện Dương Bình dẫn dắt mọi người cùng với đám thổ phỉ đấu trí, so tài với nhau, nhờ ân đức cao như trời biển của tân Hoàng, cuối cùng cũng khiến cho đám thổ phỉ chịu quy hàng.
Những miêu tả trên đều không kể gì đến chuyện thánh chỉ. Chỉ nói Âu Dương dùng kế vườn không nhà trống, sau khi bày ra uy lực phong phú liền cùng với đám thổ phỉ làm một cuộc cá cược. Kết quả là đấu năm trận, thắng ba trận, thủ lĩnh đám thổ phỉ lập tức quy hàng.
Triệu Ngọc đợi Cửu Công Công đọc xong, không chờ các đại thần bàn bạc đã lập tức hô lớn:
"Tuyên tri huyện Dương Bình vào triều."
Trương Bang Xương xung phong tố cáo:
"Bệ hạ, Âu đại nhân thân là quan phụ mẫu, lại dám giả truyền thánh chỉ hàng phục đám thổ phỉ. Tuy có công thật, nhưng theo như lời Âu đại nhân nói vào lần thượng triều trước đó, thì trận gió này không thể nào để nó lan xa hơn được. Sai chính là sai, mong bệ hạ có thể đưa ra một hình phạt đích đáng, để ngăn chặn miệng lưỡi của người đời.”
Hắn thật thông minh, dùng án lệ của Âu Dương lần trước để tạo áp lực với Âu Dương. Lần trước Âu Dương nói rằng phải dựa theo luật pháp mà xử phạt tên hiểu tử kia, để dằn xuống ngọn gió này. Nay Âu Dương giả truyền thánh chỉ, việc làm này giống với tên hiếu tử kia, xuất phát điểm đều là vì có ý tốt, nhưng lại không thể không xử phạt nghiêm khắc được.
Triệu Ngọc hỏi:
"Đại Lý Tự khanh, theo luật pháp, tội giả truyền thánh chỉ phải xử trí như thế nào?"
"Bẩm bệ hạ, Âu đại nhân là Bảo An đại phu, tội giảm nhẹ ba phần, theo luật pháp sẽ bị lưu đày đến Lĩnh Nam."
Đại Lý khanh còn bổ sung:
"Nhưng vi thần thấy đây đều vì Âu đại nhân muốn bảo vệ bách tính, bất đắc dĩ mới làm ra hành động như vậy, thấy Tống phỉ truyền tiếng xấu đi khắp mười châu, không một ai dám tiên phong đi ngăn chặn..."
Triệu Ngọc quát hỏi:
"Khanh là đang thay hắn cầu xin?"
"Vi thần chỉ là lấy sự luận sự mà thôi."
Công Bộ Thượng Thư tiếp tục tố giác:
"Bệ hạ, thần có lời muốn nói. Lần này Âu đại nhân cũng là hành sự bất đắc dĩ. Vì đợt tổ chức võ cử, mà cổng thành, tường thành Đông Tây đều tan hoang hết cả. Hơn trăm hương binh vô hiểm khả thủ, sao có thể phòng ngự được mấy nghìn mã phỉ thiện chiến cơ chứ."
Hộ Bộ Thượng Thư nói:
"Bệ hạ, thần đã cử người đi điều tra, Dương Bình hiện đang mở rộng Tân Thành, sớm đã có ý đồ phá hủy tường thành. thành phòng thủ tan hoang, đổ nát, không chống chọi qua nổi kì võ cử."
Thị vệ mã quân phó đô chỉ huy sứ Duyên Khánh nói:
"Bẩm bệ hạ, mạt tướng cho rằng, Âu đại nhân bất luận là có phạm bấy nhiêu sai lầm đi chăng nữa, thì nói cho cùng, cũng là để bảo vệ bách tính Dương Bình mỏng manh, yếu đuối. Công trạng quá nhiều, chỉ có thể thưởng chứ không thể phạt."
Trương Bang Xương hừ lạnh:
"Con trai Lưu Quang Thế của ngươi có được lợi ích từ chỗ người ta, thân là phụ thân như ngươi đương nhiên là sẽ nói như vậy rồi."
"Ta chỉ là lấy sự luận sự mà thôi. Vả lại, con trai của ta đạt được bảng nhãn, đó là quang minh chính đại. Ngươi căn bản không biết rằng để có thể bắt giết đám Tống phỉ cần phải có bao nhiêu nhân mã, phải hao phí bao nhiêu lương thảo và tiền bạc, đứng đó mà nói chuyện không biết thương sót."
Mã Sư cũng rất cố gắng vì người nhà mà ra mặt:
"Gia đinh nhà hắn chọc mù mắt nhà người ta, không ngờ mắt của hắn lại đặt ở trên đỉnh đầu."
"Ngươi..."
Trương Bang Xương giận dữ.
Ngự Sử Trung Thừa Vương Phủ - chữ này hình như mình không biết - ra mặt nói:
"Lẽ nào vì công lao mà có thể giả truyền thánh chỉ sao?"
"Làm gì có giả truyền thánh chỉ, chẳng phải sau đó bệ hạ đã chiêu an rồi sao?"
Hai bên bắt đầu cãi vã, từ khi tân hoàng đăng cơ đến nay, đây là lần đầu tiên trong triều xuất hiện hiện tượng tranh cãi ầm ĩ. Lúc trước đa phần là Thái Kinh, Cao Cầu, Đồng Quán, còn có Lương Sư Thành nữa, sớm đã không vừa mắt rồi. Mà hôm nay lập trường mọi người tương đối rõ ràng như vậy, không thể nói rõ được là ai có nhiều tư lợi hơn ai. Nói Âu Dương có công lao đa phần đều là các tướng lĩnh, thứ nhất vì bọn họ hiểu rất rõ về sự lợi hại của Tống Giang, hai là vì nếu lần này Âu Dương có công mà không thưởng, thì lần sau bọn họ có công có lẽ cũng sẽ không được thưởng. Thứ ba, lúc Âu Dương tổ chức võ cử, đặc biệt xem trọng ý kiến của các tướng lĩnh bọn họ, các tướng lĩnh đều có hảo cảm đối với Âu Dương.
Mà Trương Bang Xương có tư tâm cũng là vì muốn ngăn chặn công lao của Âu Dương trong triều đình ngày một lớn. Danh tiếng của Âu Dương ở Dương Bình với các quan khác ở những nơi khác không giống nhau. Các quan tốt ở những nơi khác là vì cần chính ái dân, thương cảm với bách tính. Mà Âu Dương là góp phần nâng cao mức sống của bách tính. Người trước làm việc khó nhọc, người sau thì tài giỏi. Người tài giỏi lúc nào cũng bị người đời ghen ghét, đố kị ít nhiều. Vả lại Âu Dương xác thực là đã bị người ta tóm được nhược điểm. Mặc dù Hoàng Gia báo không có nói, nhưng các đại thần sớm đã biết sự rối rắm ở trong đó. Tống Giang đầu hàng, càng chứng tỏ sức nặng của thánh chỉ nọ.
Để xuất hiện trường hợp này còn có một nguyên nhân khác, chính là Triệu Ngọc không có lấy một đại thần thân tín. Đời Tống Huy Tông thứ nhất, tuy các đại thần có sự ngăn cách, nhưng ít ra thì Hoàng Thượng vẫn còn có cách. Để xử lí chuyện này, người sẽ trực tiếp bàn bạc với Cao Cầu, xử lí dân sinh thì sẽ bàn bạc với Thái Kinh. Một khi đã quyết thì cho dù người khác có nói gì cũng vô dụng.
Triệu Ngọc với tình hình trước mặt cũng có chút đau đầu, công trạng của Âu Dương trong chuyện này là thật, ai cũng không gạt bỏ được. Nhưng việc giả truyền thánh chỉ kia cũng là thật. Với tư cách là người mang hoàng quyền tối cao, nàng không bằng lòng với chuyện người trong thiên hạ sẽ mô phỏng theo hành vi của Âu Dương. Do đó, nàng liền phất tay bảo mọi người yên lặng và hỏi:
"Thái tướng, khanh nghĩ sao?"
Hôm nay Triệu Ngọc quả thực rất nể trọng Thái Kinh.
Thái Kinh cúi đầu đi tới và nói:
"Bẩm bệ hạ, có công phải thưởng, có tội phải phạt. Mọi người ở đây đang không ngừng cãi vã, chủ yếu là do công lao của Âu đại nhân quá lớn mà ra. Cái này... Thần không có cách nào nói rõ được, vẫn xin bệ hạ định đoạt."
Cái này như thể là nói rồi, lại như thể là cái gì cũng không nói. Nhưng chí ít cũng đã chỉ ra được mấu chốt của vấn đề, đây chính là uy thế sừng sững của lão thần ở trong triều. Triệu Ngọc gật đầu và nói:
"Mọi người đều đã nói rất nhiều rồi, chi bằng để cho tri huyện Dương Bình tự mình nói đi."
"Việc này..."
Âu Dương gãi đầu nói:
"Bẩm bệ hạ, ngay từ đầu vi thần đã có suy nghĩ là sẽ bỏ chạy. Nhưng huyện úy của vi thần nói, chức trách của hắn là bảo vệ bình an cho nhân dân, chết cũng không hối tiếc. Vì lời này của hắn, vi thần nào còn mặt mũi mà bỏ chạy chứ. Nhưng vi thần ở lại không phải là để đợi người ta tới giết, cũng chẳng phải là đợi người ta đến cướp Dương Bình. Do vậy mà thần đã cùng với Ngô Gia Lượng bắt tay với nhau, để có thể thấy được chút tính tình của đám Tống phỉ. Từ tính tình của người này có thể thấy, hắn vẫn muốn dựa vào triều đình Đại Tống ta. Vi thần nghĩ rằng, cho dù là thổ phỉ đi chăng nữa thì họ vẫn là người của Đại Tống ta, có thể bớt số người chết được bao nhiêu thì bớt, do vậy liền thử xem có thể thuyết phục họ không. Về phần thánh chỉ, đúng thật là vi thần đã hao tốn một canh giờ để ngụy tạo nó. Thần dám làm dám chịu, mong bệ hạ minh xét."
Những miêu tả trên đều không kể gì đến chuyện thánh chỉ. Chỉ nói Âu Dương dùng kế vườn không nhà trống, sau khi bày ra uy lực phong phú liền cùng với đám thổ phỉ làm một cuộc cá cược. Kết quả là đấu năm trận, thắng ba trận, thủ lĩnh đám thổ phỉ lập tức quy hàng.
Triệu Ngọc đợi Cửu Công Công đọc xong, không chờ các đại thần bàn bạc đã lập tức hô lớn:
"Tuyên tri huyện Dương Bình vào triều."
Trương Bang Xương xung phong tố cáo:
"Bệ hạ, Âu đại nhân thân là quan phụ mẫu, lại dám giả truyền thánh chỉ hàng phục đám thổ phỉ. Tuy có công thật, nhưng theo như lời Âu đại nhân nói vào lần thượng triều trước đó, thì trận gió này không thể nào để nó lan xa hơn được. Sai chính là sai, mong bệ hạ có thể đưa ra một hình phạt đích đáng, để ngăn chặn miệng lưỡi của người đời.”
Hắn thật thông minh, dùng án lệ của Âu Dương lần trước để tạo áp lực với Âu Dương. Lần trước Âu Dương nói rằng phải dựa theo luật pháp mà xử phạt tên hiểu tử kia, để dằn xuống ngọn gió này. Nay Âu Dương giả truyền thánh chỉ, việc làm này giống với tên hiếu tử kia, xuất phát điểm đều là vì có ý tốt, nhưng lại không thể không xử phạt nghiêm khắc được.
Triệu Ngọc hỏi:
"Đại Lý Tự khanh, theo luật pháp, tội giả truyền thánh chỉ phải xử trí như thế nào?"
"Bẩm bệ hạ, Âu đại nhân là Bảo An đại phu, tội giảm nhẹ ba phần, theo luật pháp sẽ bị lưu đày đến Lĩnh Nam."
Đại Lý khanh còn bổ sung:
"Nhưng vi thần thấy đây đều vì Âu đại nhân muốn bảo vệ bách tính, bất đắc dĩ mới làm ra hành động như vậy, thấy Tống phỉ truyền tiếng xấu đi khắp mười châu, không một ai dám tiên phong đi ngăn chặn..."
Triệu Ngọc quát hỏi:
"Khanh là đang thay hắn cầu xin?"
"Vi thần chỉ là lấy sự luận sự mà thôi."
Công Bộ Thượng Thư tiếp tục tố giác:
"Bệ hạ, thần có lời muốn nói. Lần này Âu đại nhân cũng là hành sự bất đắc dĩ. Vì đợt tổ chức võ cử, mà cổng thành, tường thành Đông Tây đều tan hoang hết cả. Hơn trăm hương binh vô hiểm khả thủ, sao có thể phòng ngự được mấy nghìn mã phỉ thiện chiến cơ chứ."
Hộ Bộ Thượng Thư nói:
"Bệ hạ, thần đã cử người đi điều tra, Dương Bình hiện đang mở rộng Tân Thành, sớm đã có ý đồ phá hủy tường thành. thành phòng thủ tan hoang, đổ nát, không chống chọi qua nổi kì võ cử."
Thị vệ mã quân phó đô chỉ huy sứ Duyên Khánh nói:
"Bẩm bệ hạ, mạt tướng cho rằng, Âu đại nhân bất luận là có phạm bấy nhiêu sai lầm đi chăng nữa, thì nói cho cùng, cũng là để bảo vệ bách tính Dương Bình mỏng manh, yếu đuối. Công trạng quá nhiều, chỉ có thể thưởng chứ không thể phạt."
Trương Bang Xương hừ lạnh:
"Con trai Lưu Quang Thế của ngươi có được lợi ích từ chỗ người ta, thân là phụ thân như ngươi đương nhiên là sẽ nói như vậy rồi."
"Ta chỉ là lấy sự luận sự mà thôi. Vả lại, con trai của ta đạt được bảng nhãn, đó là quang minh chính đại. Ngươi căn bản không biết rằng để có thể bắt giết đám Tống phỉ cần phải có bao nhiêu nhân mã, phải hao phí bao nhiêu lương thảo và tiền bạc, đứng đó mà nói chuyện không biết thương sót."
Mã Sư cũng rất cố gắng vì người nhà mà ra mặt:
"Gia đinh nhà hắn chọc mù mắt nhà người ta, không ngờ mắt của hắn lại đặt ở trên đỉnh đầu."
"Ngươi..."
Trương Bang Xương giận dữ.
Ngự Sử Trung Thừa Vương Phủ - chữ này hình như mình không biết - ra mặt nói:
"Lẽ nào vì công lao mà có thể giả truyền thánh chỉ sao?"
"Làm gì có giả truyền thánh chỉ, chẳng phải sau đó bệ hạ đã chiêu an rồi sao?"
Hai bên bắt đầu cãi vã, từ khi tân hoàng đăng cơ đến nay, đây là lần đầu tiên trong triều xuất hiện hiện tượng tranh cãi ầm ĩ. Lúc trước đa phần là Thái Kinh, Cao Cầu, Đồng Quán, còn có Lương Sư Thành nữa, sớm đã không vừa mắt rồi. Mà hôm nay lập trường mọi người tương đối rõ ràng như vậy, không thể nói rõ được là ai có nhiều tư lợi hơn ai. Nói Âu Dương có công lao đa phần đều là các tướng lĩnh, thứ nhất vì bọn họ hiểu rất rõ về sự lợi hại của Tống Giang, hai là vì nếu lần này Âu Dương có công mà không thưởng, thì lần sau bọn họ có công có lẽ cũng sẽ không được thưởng. Thứ ba, lúc Âu Dương tổ chức võ cử, đặc biệt xem trọng ý kiến của các tướng lĩnh bọn họ, các tướng lĩnh đều có hảo cảm đối với Âu Dương.
Mà Trương Bang Xương có tư tâm cũng là vì muốn ngăn chặn công lao của Âu Dương trong triều đình ngày một lớn. Danh tiếng của Âu Dương ở Dương Bình với các quan khác ở những nơi khác không giống nhau. Các quan tốt ở những nơi khác là vì cần chính ái dân, thương cảm với bách tính. Mà Âu Dương là góp phần nâng cao mức sống của bách tính. Người trước làm việc khó nhọc, người sau thì tài giỏi. Người tài giỏi lúc nào cũng bị người đời ghen ghét, đố kị ít nhiều. Vả lại Âu Dương xác thực là đã bị người ta tóm được nhược điểm. Mặc dù Hoàng Gia báo không có nói, nhưng các đại thần sớm đã biết sự rối rắm ở trong đó. Tống Giang đầu hàng, càng chứng tỏ sức nặng của thánh chỉ nọ.
Để xuất hiện trường hợp này còn có một nguyên nhân khác, chính là Triệu Ngọc không có lấy một đại thần thân tín. Đời Tống Huy Tông thứ nhất, tuy các đại thần có sự ngăn cách, nhưng ít ra thì Hoàng Thượng vẫn còn có cách. Để xử lí chuyện này, người sẽ trực tiếp bàn bạc với Cao Cầu, xử lí dân sinh thì sẽ bàn bạc với Thái Kinh. Một khi đã quyết thì cho dù người khác có nói gì cũng vô dụng.
Triệu Ngọc với tình hình trước mặt cũng có chút đau đầu, công trạng của Âu Dương trong chuyện này là thật, ai cũng không gạt bỏ được. Nhưng việc giả truyền thánh chỉ kia cũng là thật. Với tư cách là người mang hoàng quyền tối cao, nàng không bằng lòng với chuyện người trong thiên hạ sẽ mô phỏng theo hành vi của Âu Dương. Do đó, nàng liền phất tay bảo mọi người yên lặng và hỏi:
"Thái tướng, khanh nghĩ sao?"
Hôm nay Triệu Ngọc quả thực rất nể trọng Thái Kinh.
Thái Kinh cúi đầu đi tới và nói:
"Bẩm bệ hạ, có công phải thưởng, có tội phải phạt. Mọi người ở đây đang không ngừng cãi vã, chủ yếu là do công lao của Âu đại nhân quá lớn mà ra. Cái này... Thần không có cách nào nói rõ được, vẫn xin bệ hạ định đoạt."
Cái này như thể là nói rồi, lại như thể là cái gì cũng không nói. Nhưng chí ít cũng đã chỉ ra được mấu chốt của vấn đề, đây chính là uy thế sừng sững của lão thần ở trong triều. Triệu Ngọc gật đầu và nói:
"Mọi người đều đã nói rất nhiều rồi, chi bằng để cho tri huyện Dương Bình tự mình nói đi."
"Việc này..."
Âu Dương gãi đầu nói:
"Bẩm bệ hạ, ngay từ đầu vi thần đã có suy nghĩ là sẽ bỏ chạy. Nhưng huyện úy của vi thần nói, chức trách của hắn là bảo vệ bình an cho nhân dân, chết cũng không hối tiếc. Vì lời này của hắn, vi thần nào còn mặt mũi mà bỏ chạy chứ. Nhưng vi thần ở lại không phải là để đợi người ta tới giết, cũng chẳng phải là đợi người ta đến cướp Dương Bình. Do vậy mà thần đã cùng với Ngô Gia Lượng bắt tay với nhau, để có thể thấy được chút tính tình của đám Tống phỉ. Từ tính tình của người này có thể thấy, hắn vẫn muốn dựa vào triều đình Đại Tống ta. Vi thần nghĩ rằng, cho dù là thổ phỉ đi chăng nữa thì họ vẫn là người của Đại Tống ta, có thể bớt số người chết được bao nhiêu thì bớt, do vậy liền thử xem có thể thuyết phục họ không. Về phần thánh chỉ, đúng thật là vi thần đã hao tốn một canh giờ để ngụy tạo nó. Thần dám làm dám chịu, mong bệ hạ minh xét."
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook