Thiên Sơn Mộ Tuyết
-
Chương 20
Con chó dại vội cúp đuôi bỏ chay. Tôi thở hổn hển không ra hơi, người đó vươn tay kéo cánh tay tôi, cất giọng thân quen mà đầy lo âu:
- Nó cắn em à?
Mạc Thiệu Khiêm, thì ra là Mạc Thiệu Khiêm?
Chưa bao giờ tôi lại khẩn thiết muốn được gặp anh như lúc này, lần đầu tiên trong đời, tôi thấy mình mừng rỡ khi thấy anh. Tôi nhào vào lòng anh, giấu mặt mình thật sâu trong vòm ngực ấy. Nhịp tim của anh vừa dồn dập vừa rộn ràng, tôi cũng vậy, thậm chí còn thở không ra hơi. Thế rồi gần như ngay lập tức, anh bế tôi ra một chỗ có nhiều ánh sáng hơn. Đầu gối ứa máu, tay anh đang xoa phần khớp xương:
- Sao rồi? Thế này có đau không?
Tôi vẫn nghẹn ngào:
- Không đau.
- Khớp chắc không sao đâu. – Rồi anh hỏi – Sao em lại chạy ra đây?
Tôi nức nở nói:
- Em sợ. Trong nhà chỉ có mình em, em sợ.
Anh vẫn cẩn thận quan sát vết thương:
- Ngã hay là bị chó cắn?
- Em vừa ngã.
- Nó đã cắn em chưa?
- Chưa. – Tôi sụt sịt.
Đột nhiên anh ngừng lại, sau đó buông một câu lạnh nhạt:
- Đáng đời!
Chỗ đầu gối vẫn đang đau như kim châm, muối xát, anh thả tôi xuống, định bỏ đi. Bây giờ, anh có cười trên nỗi đau của tôi, tôi cũng chẳng có cảm giác gì, tôi níu áo anh, hạ giọng nói:
- Anh đừng giận nhé!
- Ai bảo tôi giận?
Anh vẫn lạnh lùng, hất tay tôi ra rồi bước sang một bên, quay mặt về hướng biển.
Tôi thấy mình khóc lóc chẳng ra làm sao, mắt cá chân bị trẹo, không đứng vững, tôi bèn nhảy lò cò, rồi vừa nhảy một bước lại nghe anh nói:
- Em cứ nhảy loi choi đi, rồi thế nào cái chân cũng sưng lên cho mà xem, lúc đó cho em ở lại đây một mình.
Tôi sượng sùng, đành ngồi thụp xuống bãi cát.
Anh không đoái hoài thì tôi chỉ còn nước ngồi im ở đó mà thôi.
Trên mặt biển, chẳng thứ gì hiện rõ hình hài ngoại trừ bóng đem, họa hoằn lắm mới có một ngôi sao nhấp nháy, lẻ loi. Nơi đảo xa, ánh đèn của ngọn hải đăng vươn xa tít tắp vào trùng khơi. Gió biển gọi ngàn con sóng triền miên xô bờ, tôi chợt thấy lạnh, người hơi run run.
Bấy giờ, Mạc Thiệu Khiêm vẫn đứng lặng người trên bãi cát, sóng vỡ òa thành những bọt biển chỉ cách chân anh trong gang tấc. Gió lùa tay áo khiến nó phồng lên như đôi cánh màu đen. Thân hình cao lớn của anh luôn khiến tôi phải ngước mắt nhìn, bây giờ, anh đứng đó còn tôi đang ngồi, góc nhìn càng chếch cao hơn.
- Em nhìn gì?
Giọng anh vẫn đều đều như thường ngày, tôi luôn nghi ngờ tự hỏi phải chăng sau gáy anh có mắt nên chẳng cần ngoái lại mà vẫn biết tôi đang nhìn.
Tôi ấp úng:
- Em nhìn xem… anh đang nhìn gì…
Anh ngoảng lại rồi chợt mỉm cười, trời tối đen như mực, chẳng biết có phải anh đang cười không nữa. Anh giơ tay, chỉ về phía ngọn hải đăng:
- Cảng tự nhiên này không tệ đâu nhỉ?
Đây chính là sự khác biệt giữa dân thường và đại gia, trong khi đại gia luôn nghĩ cách kiếm tiền mọi lúc mọi nơi, thì người như tôi chỉ biết phấp phỏng đoán ý anh. Cảng khẩu tôi cũng chẳng biết chứ đừng nói đến cảng tự nhiên.
- Năm đó, bố tôi đã nhận ra tiềm năng của vùng này, ông chỉ mong xây dựng được một cảng trung chuyển dầu. Tuy mấy tỉnh ven biển gần đây đã có vài cảng nước sâu quy mô lớn, nhưng cũng chỉ là cảng trung chuyển container mà thôi. Nếu tàu chở dầu quốc tế từ Đại Tây Dương ghé vào đây để tiết kiệm đường thủy hơn là vào Ninh Ba.
Tuy không hiểu nhưng tôi vẫn nhận ra giọng điệu mỉa mai trong lời anh nói:
- Bốn mươi vạn đồng, chỉ vì bốn mươi vạn đồng cỏn con. Uổng công bố tôi tin tưởng bố em, chỉ vì bốn mươi vạn đồng mà bố em bán đứng bố tôi!
Tôi chết trân tại chỗ, bấy lâu nay, tôi đâu biết thì ra chính vùng biển này đã khởi nguồn mọi vướng mắc ân oán từ đời trước.
- Công trình đã bắt đầu thi công, vậy mà bọn họ lại xúi giục nông dân kháng nghị cảng dầu sẽ làm ô nhiêm môi trường, sau đó, họ thuyết phục được chính quyền điều chỉnh quy hoạch, di dời địa điểm xây dựng sang nơi khác. Tất cả đều được tính toán kỹ càng, kế hoạch chặt chẽ, phải vậy không? Bất chấp cái nắng gay gắt của mùa hè, bố tôi vẫn bay đi bay về để trì hoãn hoặc thay đổi tiến trình, cho đến một ngày, ông đột ngột qua đời ngay tại sân bay… Về sau, cách đây khoảng hai trăm cây số, mọc lên một cảng dầu. Họ độc chiếm gói thầu, cả khu hải đảo biến thành kho dầu lớn. Trong khi tổng số vốn đầu tư chỉ nhỉn hơn giá thầu thấp nhất của bố tôi vài trăm triệu, trên mặt trận kinh tế, bọn họ thắng một bàn đẹp. Mỗi lần đến đây, mỗi lần ngắm nhìn vùng biển này, tôi luôn nghĩ, trọn đời này mình sẽ không bao giờ tha thứ cho những kẻ đã hại chết bố mình.
Tôi biết trong đó bao gồm cả tôi và bố tôi, anh nói như vậy, tức là anh không định tha thứ cho tôi. Trong mắt anh thấp thoáng ánh lệ hoặc có lẽ do tôi nhìn nhầm, thoắt cái anh đã ngoảnh mặt, dõi mắt nhìn về phía bờ biển đen kịt, nghe tiếng sóng lao xao như một cơn mưa rào. Nhìn anh đứng đó vừa cao vừa xa, trời và biên bao la chỉ là phông nền cho bóng hình lẻ loi của anh.
Tôi không thốt nổi lên một lời, con người tôi xưa nay chưa từng nghĩ ngợi đa đoan, bấy lâu nay, tôi luôn cầm chắc ý nghĩ, anh chính là người hận tôi nhất. Thế nhưng trong điện thoại của anh lại chỉ có ảnh tôi, thậm chí lúc ngủ mà anh cũng chụp được.
Tôi vẫn nhớ làn gió ấm áp phe phẩy trên mặt mình khi anh sấy tóc cho tôi mà cứ ngỡ đó chỉ là một giấc mơ. Anh gắng sức đè nén, khiến tôi nảy sinh cảm giác tuyệt vọng, nhưng giờ tôi đã hiểu, thì ra anh còn tuyệt vọng hơn cả tôi. Tôi ngước mắt nhìn anh mà anh vẫn đăm đăm nhìn về phía biển. Tôi không hiểu tình cảm mình dành cho người đàn ông này là gì, trước đây, tôi hận anh, tình cảm đó chỉ có sự hận thù, cho đến sau này, cả hai chúng tôi đều ghét cay ghét đắng lẫn nhau, chỉ mong người kia chết ngay trước mặt mình. Giờ thì tôi không biết mình đang nghĩ những gì. Tôi từng yêu Tiêu Sơn, mối tình đầu sâu lắng và vô vọng xiết bao nhưng tất thảy đều đã hoa thành tro tàn của số phận. Còn tôi với Mạc Thiệu Khiêm, có lẽ giữa chúng tôi chỉ tồn tại một mối vướng mắc duyên nợ trời định.
Chúng tôi ngồi trên triền cát đến tận lúc bình minh, biển khơi đã he hé đường chân trời bao la. Vòm trời và mặt nước dần xa nhau, đại dương khoác áo màu lam sậm, da trời lại nhuốm một màu đen pha xanh thẫm. Bấy giờ bình minh đã ửng hồng phía đông. Mắt cá chân tôi sưng vù, không dám chạm đất.
Gió sớm mai lạnh hơn gió đêm làm tôi co ro, tê tái, mấy lần thử tự đứng dậy nhưng lần nào cũng thất bại. Cuối cùng, anh bước đến, quỳ trước mặt tôi. Nhìn thấy lưng ấy, lòng tôi dấy lên một cảm giác rối bời, không biết diễn tả thế nào. Dù sao cũng không thể ngồi đây mãi được, anh cõng tôi về biệt thự. Sóng nối đuôi nhau cập bờ, anh để lại sau lưng những dấu chân in hằn trên nền cát ẩm, và rồi có con sóng nào sẽ ùa đến cuốn phăng đi. Tôi níu chặt cổ anh, có cảm giác mình là đứa trẻ được anh đong đưa, dỗ dành dìu vào giấc ngủ.
Chân tôi phải chườm đá mất nửa ngày, nhưng vẫn chưa thấy tình hình chuyển biến rõ rệt, tuy nhiên, cũng không gặp biến chứng xấu. Mạc Thiệu Khiêm đi mua dầu hồng hoa, tay nghề xoa bóp của anh đúng là không hề tầm thường, làm tôi đau ứa cả nước mắt. Không biết do tác dụng cả dầu hồng hoa hay do tài nghệ mát xa của anh mà đến tối, tôi đã có thể đi lại được. Nhưng cả đêm qua co ro ngoài biển nên giờ tôi lăn đùng ra ốm, ban đầu chỉ hơi đau bụng, hôm sau tỉnh dậy đã thấy chóng mặt, ho sù sụ, trán nóng hầm hập, đành nằm liệt trên giường như một sợi mì luộc chín nhũn. Chẳng mấy chốc, Mạc Thiệu Khiêm cũng bị lây, chúng tôi bê hai cốc thuốc to đùng cùng uống, vì lười đi chợ nên đành nấu cháo trắng ăn.
Thực ra cháo trắng ăn cũng khá ngon, sau ba ngày liên tiếp ăn cháo, đến mức sắp tu thành chính quả thì cơn cảm cúm mới có dấu hiệu thuyên giảm. Uống thuốc cảm cúm nhiều nên tôi làm việc gì cũng rối tung rối mù, có lúc bỏ quần áo của Mạc Thiệu Khiêm vào máy giặt rồi lại giặt luôn cả ví tiền của anh. Mạc Thiệu Khiêm ngủ trưa dậy lúc tôi đang mải dán mấy tờ tiền ướt sũng lên vách kính cửa sổ. Tôi ngượng ngùng nói với anh:
- Thẻ ngân hàng chắc không vấn đề gì đâu…
Tấm ảnh gia đình bé xíu anh kẹp trong ví cũng bị tôi làm cho nhàu nhĩ. Trong bức ảnh, một cặp vợ chồng trẻ đang bồng một đứa trẻ sơ sinh, đôi mắt đen láy của đứa bé đã nói lên dáng dấp trưởng thành sau này. Không ngờ Mạc Thiệu Khiêm hồi bé lại có khuôn mặt tròn xoe như trái táo, nhìn đôi gò má còn phơn phớt hồng y hệt con gái. Lần đầu tiên, tôi nhìn thấy bố đẻ của Mạc Thiệu Khiêm, dáng dấp bây giờ của anh giống hệt bố hồi trẻ, cả hai bố con đều có vầng trán cao, khí chất nghiêm nghị điển hình của người phương Bắc. Ban đầu, tôi dán tấm ảnh lên cửa kính để hong khô, vừa khô được phân nửa, nó rơi luôn xuống bệ cửa sổ. Mạc Thiệu Khiêm nhặt lên, ngắm nghía, bất ngờ hơn là anh không hề nổi giận với tôi. Tôi áy náy nhìn anh, cuối cùng lấy hết can đảm nói:
- Em xin lỗi!
Câu “xin lỗi” thốt lên, muộn đến mười năm có lẻ. Mạc Thiệu Khiêm không ngoảnh lại mà chỉ cúi đầu ngắm nghía bức ảnh, một lúc lâu sau, anh mới cất tiếng:
- Không phải lỗi của em.
Khoảng thời gian sống bên bờ biển có lẽ là chuỗi ngày bình yên nhất trong mấy năm sống chung của chúng tôi, tuy phần lớn thời gian, cả hai đều lăn ra ốm nhưng những cuộc cãi vã đã trở nên hiếm hoi. Tôi nghĩ bụng, chắc anh ấy cũng hiểu ý mình, giữa hai người chỉ còn mười hai ngày nữa thôi, mười hai ngày này như một quãng đời tự nhiên dôi ra, cho phép chúng tôi có thể bình thản với nhau. Tuy mỗi lần đưa mắt nhìn ra vùng biển bao la kia, trong tôi chợt xuất hiện cảm giác áy náy khôn tả, giả như bố tôi đừng làm vậy thì có lẽ nơi đây đã mọc lên một hải cảng quy mô lớn, và tất cả sẽ trở nên khác đi, bao gồm cả cuộc đời tôi và Mạc Thiệu Khiêm. Trước mặt anh, tôi không nhắc tới chuyện chiếc điện thoại và tuuyệt nhiên không hề đả động đến Mộ Vịnh Phi, anh cũng vậy, tôi tự nhủ, nếu như cuộc hôn nhân giữa anh và Mộ Vịnh Phi thực sự là một cuộc giao dịch, ắt hẳn đây là điều bứt rứt nhất trong anh. Trong khi, tôi với anh chỉ còn có mười hai ngày nữa thôi.
Hôm nào trời đẹp, Mặc Thiệu Khiêm sẽ xuống biển bơi, nắng biển làm tôi trở nên đen sạm và gầy rộc nhưng bù lại tôi đã biết bắt cua, mò ngao sò. Ngày qua ngày, những món hải sản ấy đều lặng lẽ vào bụng tôi, Mạc Thiệu Khiêm làm món cháo cua ngon không chê vào đâu được, theo đánh giá của tôi, anh rất có triển vọng làm đầu bếp. Tuy hơi vụng nhưng tôi cũng học được cách chế biến ngao, sò bằng lò vi sóng, rồi rưới thêm ít tương, ăn rất ngon. Mỗi lần tôi lúi húi trong bếp, anh thường ôm chầm lấy tôi từ phía sau, chưa bao giờ anh dành cho tôi những cử chỉ dịu dàng đến vậy, chắc bởi anh thích nhìn tôi đeo tạp dề. Tôi thấy bóng mình qua lớp cửa kính, trông rất ra dáng một bà nội trợ, còn vòng tay của anh, nói thật, nó ấm áp quá đỗi.
Chúng tôi không chia phòng ngủ nữa, dường như điều đó đã trở thành một việc hết sức tự nhiên. Cuối cùng, tôi đã quen chung giường với Mạc Thiệu Khiêm, hay nói cách khác, anh đã quen có thêm tôi trên chiếc giường của mình. Nhiều lúc giật mình tỉnh dậy lúc nửa đêm, hầu như lần nào tôi cũng bắt gặp anh đang thao láo nhìn lên trần nhà. Tư thế ngủ của tôi vẫn chẳng khá hơn tẹo nào, nửa thân dưới nằm đè lên anh, chắc anh khó chịu lắm nên mới trằn trọc mất ngủ. Tôi thấy ăn năn, liền nằm nhích ra:
- Anh chưa ngủ sao?
Bình thường anh không trả lời, chỉ bảo tôi mau ngủ đi. Đêm cuối cùng ở bờ biển, tôi vẫn giật mình tỉnh giấc giữa đêm như thường lệ, hôm nay, không thấy bóng dáng Mạc Thiệu Khiêm trong phòng. Tuy đã hẹ rèm kín mít nhưng vẫn văng vẳng nghe tiếng sóng vỗ ầm ì. Phòng ngủ im ắng khác lạc, thậm chí tôi nghe rõ từng hơi thở và nhịp đập của trái tim mình. Tôi đoán chắc Mạc Thiệu Khiêm đi toilet nhưng đợi mãi không thấy anh về, cuối cùng tôi đành vươn tay bật đèn. Trong ánh đèn màu cam dìu dịu, gió đưa mành rèm phất phơ kèm vị biển mặn mòi tôi đã quen bấy lâu, dội vào tai cả tiếng sóng vỗ bờ trong đêm tĩnh lặng. Không rõ Mạc Thiệu Khiêm đã đi đâu.
Tôi mò xuống nhà, thấy anh đang lẻ loi ngồi hút thuốc trong bóng đêm. Phòng khách tối hơn buồng ngủ trên gác hai, nếu không nhờ đốm thuốc cháy đỏ lập lòe, chắc tôi không nhận ra anh. Tôi xỏ dép lê, đến tôi cũng chẳng nghe ra tiếng bước chân mình, vậy mà anh lại nhận ra:
- Dậy rồi à?
Tôi quờ quạng tìm sofa, tay chạm vào đồ mây có cảm giác mát rượi đặc trưng, vừa lần mò ngồi xuống, thấy anh định dụi điếu thuốc, tuy vẫn còn một đoạn kha khá hút dở, tôi bèn nói:
- Sao anh không ngủ?
Anh nói:
- Muốn hút thuốc nên ra đây ngồi một lúc.
Tôi khẽ trườn đến cạnh anh, thấy anh không định xua đi, tôi càng tỏ ra dạn dĩ hơn, rút điếu thuốc trên khóe môi anh, đưa lên miệng mình hút thử, một vị man mát, khen khét xộc vào mũi. Trong bóng tối, tôi cảm nhận được ngực anh rung rung, có lẽ anh đang cười. Tôi dựa vào người anh, chỗ mềm mềm là bụng, rắn rắn là bắp tay.
- Thì ra là mùi này… – Tôi dụi điếu thuốc cháy dở vào gạt tàn. – Chẳng hay ho gì cả.
- Em tưởng nó thế nào?
Thay vì trả lời, tôi ngẩng đầu, đặt lên môi anh một nụ hôn. Lần đầu tiên tôi tự nguyện cũng như chủ động đặt lên môi anh một nụ hôn không nhuốm màu dục vọng, cũng không ẩn chứa động cơ, chỉ bởi muốn hôn anh mà thôi. Thuốc lá có vị cay nồng, còn hương thơm man mát dịu vĩnh viễn tồn tại trên cơ thể anh nay đã chìm giữa mùi biển. Tôi ôm anh như một con gấu túi bám lấy thân cây, lồng ngực rộng lớn của anh mang lại cho tôi cảm giác vô cùng an toàn. Một lúc lâu sau, tôi nghe anh cất giọng khàn khàn:
- Gái ngoan không nên thế này.
- Anh có quan niệm cổ lỗ sĩ thế? Anh không thấy trong phim, 9x bây giờ toàn thế à? Em đã lớn chừng này rồi.
- Ý anh bảo chuyện hút thuốc kìa.
Tôi nguýt anh một cái đầy khinh thường, đang tối mù thế này, chắc anh không thấy đâu:
- Thì em đang nói chuyện hút thuốc đấy chứ. Anh lại nghĩ bậy bạ gì hả?
Anh không đôi co với tôi nữa mà dùng hành động của mình để nói cho tôi biết anh đang nghĩ bậy bạ điều gì.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm chơ vơ trên sofa, cổ tê rần, xương cốt toàn thân rệu rạo, rã rời. Tôi chợt nghĩ mình già thật rồi, mới nằm úp một đêm trên sofa mà đã khó chịu thế này. Tôi bật dậy, đi lên gác nhìn thấy Mạc Thiệu Khiêm đã sắp xếp hành lý xong xuôi. Anh biết tôi đang đứng ngoài cửa nhưng cũng không buồn ngẩng đầu:
- Ra sân bay thôi.
Thì ra mười hai ngày đã trôi qua thật rồi. Tôi ngây người, nhìn dáng vẻ anh trong chiếc áo sơ mi chưa bẻ cổ, trái ngược hẳn với bầu không khí thảnh thơi miền biển. Cuối cùng tôi đã hiểu ra, tất cả đã kết thúc rồi. Cứ ngỡ một tháng dài đằng đẵng, cho đến tận lúc kết thúc, tôi mới nhận ra nó không dài như mình vẫn tưởng. Tôi không hiểu nổi cảm xúc đang ngự trị trong lòng, là trút được gánh nặng ư? Cũng không hẳn, trái lại, có gì đó nặng trĩu kỳ lạ, thậm chí là thoáng chút mất mát. Anh dễ dàng rút lui khỏi cuộc chơi, còn tôi lại như diễn viên quá nhập vai, cho đến tận lúc này, vẫn chưa bình tâm trở lại. Tôi nghĩ rất có thể do mình quá mệt mỏi. Mấy tháng gần đây, trải qua từng đó chuyện, thật sự khiến tôi mệt mỏi vô cùng.
Chúng tôi trở về thành phố quen thuộc, vừa xuống máy bay đã có tài xế đến đón. Tháng Ba âm lịch, họa hoằn lắm miền Bắc mới có cơn mưa lất phất như hôm nay. Tài xế mở ô, giúp chúng tôi xách hành lý, Mạc Thiệu Khiêm cầm chiếc ô đen của mình, rồi ngăn tài xế đang định nhất cả va li của tôi lên. Anh nói:
- Em về trường đi.
Tôi đã xin trường nghỉ thêm một tuần sau lễ, hôm nay, vừa vặn là ngày nghỉ cuối cùng.
- Tôi đã chọn bản hợp đồng nhà máy hóa chất này, hiện tôi đang có dự án về hóa chất, quá trình bàn bạc cũng gần xong rồi, em cứ gửi thẳng qua bên đó, những việc còn lại khắc có người lo.
Tôi nhìn khuôn mặt không biểu cảm của anh, giọng điệu cũng hờ hững như thể đang nói chuyện vặt vãnh:
- Tôi cất hợp đồng trong va li của em, em cứ đưa cho bố Lưu Duyệt Oánh, ông ta là người trong nghề, nhìn khắc hiểu.
Tôi đứng im như trời trồng, để mặc làn mưa giăng mắc thấm ướt tóc mình. Lẫn trong tiếng ầm ầm của động cơ Boeing khổng lồ đang cất cánh, tiếng anh bập bùng chẳng nghe rõ. Gương mặt anh trở nên nhạt nhòa dưới làn mưa bụi lất phất.
- Đồng Tuyết, đây là lần cuối cùng. – Anh ngừng lại một lúc. – Tôi hy vọng sau này em đừng đến tìm tôi nữa.
Anh quay lưng, bước lên xe, tài xế nhận lại chiếc ô, cánh cửa khép lại ngay sau đó, rồi xe chuyển bánh trong lặng lẽ. Bóng chiếc Maybach khuất xa khỏi tầm mắt. Mưa bụi lắc rắc như tấm rèm thủy tinh khổng lồ, chụp xuống chiếc va li nhỏ đang dựng dưới chân, cơn mưa phủ lên nó một lớp bụi nước lấp lánh. Khi mua chiếc va li này, Mạc Thiệu Khiêm đã nói con gái dùng thì vừa đẹp, có thể đựng được cả quần áo lẫn mỹ phẩm. Thực ra, Mạc Thiệu Khiêm đã mua cho tôi rất nhiều thứ. Ba năm qua, về mặt vật chất, tôi đã có đủ những thứ tốt nhất. Tất cả những thứ đó tôi đều để lại chung cư mà không hề mang theo bất cứ thứ gì, lúc đó, tôi quyết tâm phải thoát khỏi anh, sau này không muốn dây dưa gì với anh nữa.
Tự vấn lòng mình
Em thấy gì khi nhắm mắt
Khung cảnh nào hiện về trong mơ?
Phải chăng dĩ vãng đã xa lại chợt về?
Đôi ta chợt nhận ra,
Tình yêu chỉ là sự thử thách
Tình nồng thoáng vụt qua,
Tình ta quay về xuất phát.
Trái tim trót trao ai?
Người đó rời xa mình mất…
Diêu Khiêm
- Nó cắn em à?
Mạc Thiệu Khiêm, thì ra là Mạc Thiệu Khiêm?
Chưa bao giờ tôi lại khẩn thiết muốn được gặp anh như lúc này, lần đầu tiên trong đời, tôi thấy mình mừng rỡ khi thấy anh. Tôi nhào vào lòng anh, giấu mặt mình thật sâu trong vòm ngực ấy. Nhịp tim của anh vừa dồn dập vừa rộn ràng, tôi cũng vậy, thậm chí còn thở không ra hơi. Thế rồi gần như ngay lập tức, anh bế tôi ra một chỗ có nhiều ánh sáng hơn. Đầu gối ứa máu, tay anh đang xoa phần khớp xương:
- Sao rồi? Thế này có đau không?
Tôi vẫn nghẹn ngào:
- Không đau.
- Khớp chắc không sao đâu. – Rồi anh hỏi – Sao em lại chạy ra đây?
Tôi nức nở nói:
- Em sợ. Trong nhà chỉ có mình em, em sợ.
Anh vẫn cẩn thận quan sát vết thương:
- Ngã hay là bị chó cắn?
- Em vừa ngã.
- Nó đã cắn em chưa?
- Chưa. – Tôi sụt sịt.
Đột nhiên anh ngừng lại, sau đó buông một câu lạnh nhạt:
- Đáng đời!
Chỗ đầu gối vẫn đang đau như kim châm, muối xát, anh thả tôi xuống, định bỏ đi. Bây giờ, anh có cười trên nỗi đau của tôi, tôi cũng chẳng có cảm giác gì, tôi níu áo anh, hạ giọng nói:
- Anh đừng giận nhé!
- Ai bảo tôi giận?
Anh vẫn lạnh lùng, hất tay tôi ra rồi bước sang một bên, quay mặt về hướng biển.
Tôi thấy mình khóc lóc chẳng ra làm sao, mắt cá chân bị trẹo, không đứng vững, tôi bèn nhảy lò cò, rồi vừa nhảy một bước lại nghe anh nói:
- Em cứ nhảy loi choi đi, rồi thế nào cái chân cũng sưng lên cho mà xem, lúc đó cho em ở lại đây một mình.
Tôi sượng sùng, đành ngồi thụp xuống bãi cát.
Anh không đoái hoài thì tôi chỉ còn nước ngồi im ở đó mà thôi.
Trên mặt biển, chẳng thứ gì hiện rõ hình hài ngoại trừ bóng đem, họa hoằn lắm mới có một ngôi sao nhấp nháy, lẻ loi. Nơi đảo xa, ánh đèn của ngọn hải đăng vươn xa tít tắp vào trùng khơi. Gió biển gọi ngàn con sóng triền miên xô bờ, tôi chợt thấy lạnh, người hơi run run.
Bấy giờ, Mạc Thiệu Khiêm vẫn đứng lặng người trên bãi cát, sóng vỡ òa thành những bọt biển chỉ cách chân anh trong gang tấc. Gió lùa tay áo khiến nó phồng lên như đôi cánh màu đen. Thân hình cao lớn của anh luôn khiến tôi phải ngước mắt nhìn, bây giờ, anh đứng đó còn tôi đang ngồi, góc nhìn càng chếch cao hơn.
- Em nhìn gì?
Giọng anh vẫn đều đều như thường ngày, tôi luôn nghi ngờ tự hỏi phải chăng sau gáy anh có mắt nên chẳng cần ngoái lại mà vẫn biết tôi đang nhìn.
Tôi ấp úng:
- Em nhìn xem… anh đang nhìn gì…
Anh ngoảng lại rồi chợt mỉm cười, trời tối đen như mực, chẳng biết có phải anh đang cười không nữa. Anh giơ tay, chỉ về phía ngọn hải đăng:
- Cảng tự nhiên này không tệ đâu nhỉ?
Đây chính là sự khác biệt giữa dân thường và đại gia, trong khi đại gia luôn nghĩ cách kiếm tiền mọi lúc mọi nơi, thì người như tôi chỉ biết phấp phỏng đoán ý anh. Cảng khẩu tôi cũng chẳng biết chứ đừng nói đến cảng tự nhiên.
- Năm đó, bố tôi đã nhận ra tiềm năng của vùng này, ông chỉ mong xây dựng được một cảng trung chuyển dầu. Tuy mấy tỉnh ven biển gần đây đã có vài cảng nước sâu quy mô lớn, nhưng cũng chỉ là cảng trung chuyển container mà thôi. Nếu tàu chở dầu quốc tế từ Đại Tây Dương ghé vào đây để tiết kiệm đường thủy hơn là vào Ninh Ba.
Tuy không hiểu nhưng tôi vẫn nhận ra giọng điệu mỉa mai trong lời anh nói:
- Bốn mươi vạn đồng, chỉ vì bốn mươi vạn đồng cỏn con. Uổng công bố tôi tin tưởng bố em, chỉ vì bốn mươi vạn đồng mà bố em bán đứng bố tôi!
Tôi chết trân tại chỗ, bấy lâu nay, tôi đâu biết thì ra chính vùng biển này đã khởi nguồn mọi vướng mắc ân oán từ đời trước.
- Công trình đã bắt đầu thi công, vậy mà bọn họ lại xúi giục nông dân kháng nghị cảng dầu sẽ làm ô nhiêm môi trường, sau đó, họ thuyết phục được chính quyền điều chỉnh quy hoạch, di dời địa điểm xây dựng sang nơi khác. Tất cả đều được tính toán kỹ càng, kế hoạch chặt chẽ, phải vậy không? Bất chấp cái nắng gay gắt của mùa hè, bố tôi vẫn bay đi bay về để trì hoãn hoặc thay đổi tiến trình, cho đến một ngày, ông đột ngột qua đời ngay tại sân bay… Về sau, cách đây khoảng hai trăm cây số, mọc lên một cảng dầu. Họ độc chiếm gói thầu, cả khu hải đảo biến thành kho dầu lớn. Trong khi tổng số vốn đầu tư chỉ nhỉn hơn giá thầu thấp nhất của bố tôi vài trăm triệu, trên mặt trận kinh tế, bọn họ thắng một bàn đẹp. Mỗi lần đến đây, mỗi lần ngắm nhìn vùng biển này, tôi luôn nghĩ, trọn đời này mình sẽ không bao giờ tha thứ cho những kẻ đã hại chết bố mình.
Tôi biết trong đó bao gồm cả tôi và bố tôi, anh nói như vậy, tức là anh không định tha thứ cho tôi. Trong mắt anh thấp thoáng ánh lệ hoặc có lẽ do tôi nhìn nhầm, thoắt cái anh đã ngoảnh mặt, dõi mắt nhìn về phía bờ biển đen kịt, nghe tiếng sóng lao xao như một cơn mưa rào. Nhìn anh đứng đó vừa cao vừa xa, trời và biên bao la chỉ là phông nền cho bóng hình lẻ loi của anh.
Tôi không thốt nổi lên một lời, con người tôi xưa nay chưa từng nghĩ ngợi đa đoan, bấy lâu nay, tôi luôn cầm chắc ý nghĩ, anh chính là người hận tôi nhất. Thế nhưng trong điện thoại của anh lại chỉ có ảnh tôi, thậm chí lúc ngủ mà anh cũng chụp được.
Tôi vẫn nhớ làn gió ấm áp phe phẩy trên mặt mình khi anh sấy tóc cho tôi mà cứ ngỡ đó chỉ là một giấc mơ. Anh gắng sức đè nén, khiến tôi nảy sinh cảm giác tuyệt vọng, nhưng giờ tôi đã hiểu, thì ra anh còn tuyệt vọng hơn cả tôi. Tôi ngước mắt nhìn anh mà anh vẫn đăm đăm nhìn về phía biển. Tôi không hiểu tình cảm mình dành cho người đàn ông này là gì, trước đây, tôi hận anh, tình cảm đó chỉ có sự hận thù, cho đến sau này, cả hai chúng tôi đều ghét cay ghét đắng lẫn nhau, chỉ mong người kia chết ngay trước mặt mình. Giờ thì tôi không biết mình đang nghĩ những gì. Tôi từng yêu Tiêu Sơn, mối tình đầu sâu lắng và vô vọng xiết bao nhưng tất thảy đều đã hoa thành tro tàn của số phận. Còn tôi với Mạc Thiệu Khiêm, có lẽ giữa chúng tôi chỉ tồn tại một mối vướng mắc duyên nợ trời định.
Chúng tôi ngồi trên triền cát đến tận lúc bình minh, biển khơi đã he hé đường chân trời bao la. Vòm trời và mặt nước dần xa nhau, đại dương khoác áo màu lam sậm, da trời lại nhuốm một màu đen pha xanh thẫm. Bấy giờ bình minh đã ửng hồng phía đông. Mắt cá chân tôi sưng vù, không dám chạm đất.
Gió sớm mai lạnh hơn gió đêm làm tôi co ro, tê tái, mấy lần thử tự đứng dậy nhưng lần nào cũng thất bại. Cuối cùng, anh bước đến, quỳ trước mặt tôi. Nhìn thấy lưng ấy, lòng tôi dấy lên một cảm giác rối bời, không biết diễn tả thế nào. Dù sao cũng không thể ngồi đây mãi được, anh cõng tôi về biệt thự. Sóng nối đuôi nhau cập bờ, anh để lại sau lưng những dấu chân in hằn trên nền cát ẩm, và rồi có con sóng nào sẽ ùa đến cuốn phăng đi. Tôi níu chặt cổ anh, có cảm giác mình là đứa trẻ được anh đong đưa, dỗ dành dìu vào giấc ngủ.
Chân tôi phải chườm đá mất nửa ngày, nhưng vẫn chưa thấy tình hình chuyển biến rõ rệt, tuy nhiên, cũng không gặp biến chứng xấu. Mạc Thiệu Khiêm đi mua dầu hồng hoa, tay nghề xoa bóp của anh đúng là không hề tầm thường, làm tôi đau ứa cả nước mắt. Không biết do tác dụng cả dầu hồng hoa hay do tài nghệ mát xa của anh mà đến tối, tôi đã có thể đi lại được. Nhưng cả đêm qua co ro ngoài biển nên giờ tôi lăn đùng ra ốm, ban đầu chỉ hơi đau bụng, hôm sau tỉnh dậy đã thấy chóng mặt, ho sù sụ, trán nóng hầm hập, đành nằm liệt trên giường như một sợi mì luộc chín nhũn. Chẳng mấy chốc, Mạc Thiệu Khiêm cũng bị lây, chúng tôi bê hai cốc thuốc to đùng cùng uống, vì lười đi chợ nên đành nấu cháo trắng ăn.
Thực ra cháo trắng ăn cũng khá ngon, sau ba ngày liên tiếp ăn cháo, đến mức sắp tu thành chính quả thì cơn cảm cúm mới có dấu hiệu thuyên giảm. Uống thuốc cảm cúm nhiều nên tôi làm việc gì cũng rối tung rối mù, có lúc bỏ quần áo của Mạc Thiệu Khiêm vào máy giặt rồi lại giặt luôn cả ví tiền của anh. Mạc Thiệu Khiêm ngủ trưa dậy lúc tôi đang mải dán mấy tờ tiền ướt sũng lên vách kính cửa sổ. Tôi ngượng ngùng nói với anh:
- Thẻ ngân hàng chắc không vấn đề gì đâu…
Tấm ảnh gia đình bé xíu anh kẹp trong ví cũng bị tôi làm cho nhàu nhĩ. Trong bức ảnh, một cặp vợ chồng trẻ đang bồng một đứa trẻ sơ sinh, đôi mắt đen láy của đứa bé đã nói lên dáng dấp trưởng thành sau này. Không ngờ Mạc Thiệu Khiêm hồi bé lại có khuôn mặt tròn xoe như trái táo, nhìn đôi gò má còn phơn phớt hồng y hệt con gái. Lần đầu tiên, tôi nhìn thấy bố đẻ của Mạc Thiệu Khiêm, dáng dấp bây giờ của anh giống hệt bố hồi trẻ, cả hai bố con đều có vầng trán cao, khí chất nghiêm nghị điển hình của người phương Bắc. Ban đầu, tôi dán tấm ảnh lên cửa kính để hong khô, vừa khô được phân nửa, nó rơi luôn xuống bệ cửa sổ. Mạc Thiệu Khiêm nhặt lên, ngắm nghía, bất ngờ hơn là anh không hề nổi giận với tôi. Tôi áy náy nhìn anh, cuối cùng lấy hết can đảm nói:
- Em xin lỗi!
Câu “xin lỗi” thốt lên, muộn đến mười năm có lẻ. Mạc Thiệu Khiêm không ngoảnh lại mà chỉ cúi đầu ngắm nghía bức ảnh, một lúc lâu sau, anh mới cất tiếng:
- Không phải lỗi của em.
Khoảng thời gian sống bên bờ biển có lẽ là chuỗi ngày bình yên nhất trong mấy năm sống chung của chúng tôi, tuy phần lớn thời gian, cả hai đều lăn ra ốm nhưng những cuộc cãi vã đã trở nên hiếm hoi. Tôi nghĩ bụng, chắc anh ấy cũng hiểu ý mình, giữa hai người chỉ còn mười hai ngày nữa thôi, mười hai ngày này như một quãng đời tự nhiên dôi ra, cho phép chúng tôi có thể bình thản với nhau. Tuy mỗi lần đưa mắt nhìn ra vùng biển bao la kia, trong tôi chợt xuất hiện cảm giác áy náy khôn tả, giả như bố tôi đừng làm vậy thì có lẽ nơi đây đã mọc lên một hải cảng quy mô lớn, và tất cả sẽ trở nên khác đi, bao gồm cả cuộc đời tôi và Mạc Thiệu Khiêm. Trước mặt anh, tôi không nhắc tới chuyện chiếc điện thoại và tuuyệt nhiên không hề đả động đến Mộ Vịnh Phi, anh cũng vậy, tôi tự nhủ, nếu như cuộc hôn nhân giữa anh và Mộ Vịnh Phi thực sự là một cuộc giao dịch, ắt hẳn đây là điều bứt rứt nhất trong anh. Trong khi, tôi với anh chỉ còn có mười hai ngày nữa thôi.
Hôm nào trời đẹp, Mặc Thiệu Khiêm sẽ xuống biển bơi, nắng biển làm tôi trở nên đen sạm và gầy rộc nhưng bù lại tôi đã biết bắt cua, mò ngao sò. Ngày qua ngày, những món hải sản ấy đều lặng lẽ vào bụng tôi, Mạc Thiệu Khiêm làm món cháo cua ngon không chê vào đâu được, theo đánh giá của tôi, anh rất có triển vọng làm đầu bếp. Tuy hơi vụng nhưng tôi cũng học được cách chế biến ngao, sò bằng lò vi sóng, rồi rưới thêm ít tương, ăn rất ngon. Mỗi lần tôi lúi húi trong bếp, anh thường ôm chầm lấy tôi từ phía sau, chưa bao giờ anh dành cho tôi những cử chỉ dịu dàng đến vậy, chắc bởi anh thích nhìn tôi đeo tạp dề. Tôi thấy bóng mình qua lớp cửa kính, trông rất ra dáng một bà nội trợ, còn vòng tay của anh, nói thật, nó ấm áp quá đỗi.
Chúng tôi không chia phòng ngủ nữa, dường như điều đó đã trở thành một việc hết sức tự nhiên. Cuối cùng, tôi đã quen chung giường với Mạc Thiệu Khiêm, hay nói cách khác, anh đã quen có thêm tôi trên chiếc giường của mình. Nhiều lúc giật mình tỉnh dậy lúc nửa đêm, hầu như lần nào tôi cũng bắt gặp anh đang thao láo nhìn lên trần nhà. Tư thế ngủ của tôi vẫn chẳng khá hơn tẹo nào, nửa thân dưới nằm đè lên anh, chắc anh khó chịu lắm nên mới trằn trọc mất ngủ. Tôi thấy ăn năn, liền nằm nhích ra:
- Anh chưa ngủ sao?
Bình thường anh không trả lời, chỉ bảo tôi mau ngủ đi. Đêm cuối cùng ở bờ biển, tôi vẫn giật mình tỉnh giấc giữa đêm như thường lệ, hôm nay, không thấy bóng dáng Mạc Thiệu Khiêm trong phòng. Tuy đã hẹ rèm kín mít nhưng vẫn văng vẳng nghe tiếng sóng vỗ ầm ì. Phòng ngủ im ắng khác lạc, thậm chí tôi nghe rõ từng hơi thở và nhịp đập của trái tim mình. Tôi đoán chắc Mạc Thiệu Khiêm đi toilet nhưng đợi mãi không thấy anh về, cuối cùng tôi đành vươn tay bật đèn. Trong ánh đèn màu cam dìu dịu, gió đưa mành rèm phất phơ kèm vị biển mặn mòi tôi đã quen bấy lâu, dội vào tai cả tiếng sóng vỗ bờ trong đêm tĩnh lặng. Không rõ Mạc Thiệu Khiêm đã đi đâu.
Tôi mò xuống nhà, thấy anh đang lẻ loi ngồi hút thuốc trong bóng đêm. Phòng khách tối hơn buồng ngủ trên gác hai, nếu không nhờ đốm thuốc cháy đỏ lập lòe, chắc tôi không nhận ra anh. Tôi xỏ dép lê, đến tôi cũng chẳng nghe ra tiếng bước chân mình, vậy mà anh lại nhận ra:
- Dậy rồi à?
Tôi quờ quạng tìm sofa, tay chạm vào đồ mây có cảm giác mát rượi đặc trưng, vừa lần mò ngồi xuống, thấy anh định dụi điếu thuốc, tuy vẫn còn một đoạn kha khá hút dở, tôi bèn nói:
- Sao anh không ngủ?
Anh nói:
- Muốn hút thuốc nên ra đây ngồi một lúc.
Tôi khẽ trườn đến cạnh anh, thấy anh không định xua đi, tôi càng tỏ ra dạn dĩ hơn, rút điếu thuốc trên khóe môi anh, đưa lên miệng mình hút thử, một vị man mát, khen khét xộc vào mũi. Trong bóng tối, tôi cảm nhận được ngực anh rung rung, có lẽ anh đang cười. Tôi dựa vào người anh, chỗ mềm mềm là bụng, rắn rắn là bắp tay.
- Thì ra là mùi này… – Tôi dụi điếu thuốc cháy dở vào gạt tàn. – Chẳng hay ho gì cả.
- Em tưởng nó thế nào?
Thay vì trả lời, tôi ngẩng đầu, đặt lên môi anh một nụ hôn. Lần đầu tiên tôi tự nguyện cũng như chủ động đặt lên môi anh một nụ hôn không nhuốm màu dục vọng, cũng không ẩn chứa động cơ, chỉ bởi muốn hôn anh mà thôi. Thuốc lá có vị cay nồng, còn hương thơm man mát dịu vĩnh viễn tồn tại trên cơ thể anh nay đã chìm giữa mùi biển. Tôi ôm anh như một con gấu túi bám lấy thân cây, lồng ngực rộng lớn của anh mang lại cho tôi cảm giác vô cùng an toàn. Một lúc lâu sau, tôi nghe anh cất giọng khàn khàn:
- Gái ngoan không nên thế này.
- Anh có quan niệm cổ lỗ sĩ thế? Anh không thấy trong phim, 9x bây giờ toàn thế à? Em đã lớn chừng này rồi.
- Ý anh bảo chuyện hút thuốc kìa.
Tôi nguýt anh một cái đầy khinh thường, đang tối mù thế này, chắc anh không thấy đâu:
- Thì em đang nói chuyện hút thuốc đấy chứ. Anh lại nghĩ bậy bạ gì hả?
Anh không đôi co với tôi nữa mà dùng hành động của mình để nói cho tôi biết anh đang nghĩ bậy bạ điều gì.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm chơ vơ trên sofa, cổ tê rần, xương cốt toàn thân rệu rạo, rã rời. Tôi chợt nghĩ mình già thật rồi, mới nằm úp một đêm trên sofa mà đã khó chịu thế này. Tôi bật dậy, đi lên gác nhìn thấy Mạc Thiệu Khiêm đã sắp xếp hành lý xong xuôi. Anh biết tôi đang đứng ngoài cửa nhưng cũng không buồn ngẩng đầu:
- Ra sân bay thôi.
Thì ra mười hai ngày đã trôi qua thật rồi. Tôi ngây người, nhìn dáng vẻ anh trong chiếc áo sơ mi chưa bẻ cổ, trái ngược hẳn với bầu không khí thảnh thơi miền biển. Cuối cùng tôi đã hiểu ra, tất cả đã kết thúc rồi. Cứ ngỡ một tháng dài đằng đẵng, cho đến tận lúc kết thúc, tôi mới nhận ra nó không dài như mình vẫn tưởng. Tôi không hiểu nổi cảm xúc đang ngự trị trong lòng, là trút được gánh nặng ư? Cũng không hẳn, trái lại, có gì đó nặng trĩu kỳ lạ, thậm chí là thoáng chút mất mát. Anh dễ dàng rút lui khỏi cuộc chơi, còn tôi lại như diễn viên quá nhập vai, cho đến tận lúc này, vẫn chưa bình tâm trở lại. Tôi nghĩ rất có thể do mình quá mệt mỏi. Mấy tháng gần đây, trải qua từng đó chuyện, thật sự khiến tôi mệt mỏi vô cùng.
Chúng tôi trở về thành phố quen thuộc, vừa xuống máy bay đã có tài xế đến đón. Tháng Ba âm lịch, họa hoằn lắm miền Bắc mới có cơn mưa lất phất như hôm nay. Tài xế mở ô, giúp chúng tôi xách hành lý, Mạc Thiệu Khiêm cầm chiếc ô đen của mình, rồi ngăn tài xế đang định nhất cả va li của tôi lên. Anh nói:
- Em về trường đi.
Tôi đã xin trường nghỉ thêm một tuần sau lễ, hôm nay, vừa vặn là ngày nghỉ cuối cùng.
- Tôi đã chọn bản hợp đồng nhà máy hóa chất này, hiện tôi đang có dự án về hóa chất, quá trình bàn bạc cũng gần xong rồi, em cứ gửi thẳng qua bên đó, những việc còn lại khắc có người lo.
Tôi nhìn khuôn mặt không biểu cảm của anh, giọng điệu cũng hờ hững như thể đang nói chuyện vặt vãnh:
- Tôi cất hợp đồng trong va li của em, em cứ đưa cho bố Lưu Duyệt Oánh, ông ta là người trong nghề, nhìn khắc hiểu.
Tôi đứng im như trời trồng, để mặc làn mưa giăng mắc thấm ướt tóc mình. Lẫn trong tiếng ầm ầm của động cơ Boeing khổng lồ đang cất cánh, tiếng anh bập bùng chẳng nghe rõ. Gương mặt anh trở nên nhạt nhòa dưới làn mưa bụi lất phất.
- Đồng Tuyết, đây là lần cuối cùng. – Anh ngừng lại một lúc. – Tôi hy vọng sau này em đừng đến tìm tôi nữa.
Anh quay lưng, bước lên xe, tài xế nhận lại chiếc ô, cánh cửa khép lại ngay sau đó, rồi xe chuyển bánh trong lặng lẽ. Bóng chiếc Maybach khuất xa khỏi tầm mắt. Mưa bụi lắc rắc như tấm rèm thủy tinh khổng lồ, chụp xuống chiếc va li nhỏ đang dựng dưới chân, cơn mưa phủ lên nó một lớp bụi nước lấp lánh. Khi mua chiếc va li này, Mạc Thiệu Khiêm đã nói con gái dùng thì vừa đẹp, có thể đựng được cả quần áo lẫn mỹ phẩm. Thực ra, Mạc Thiệu Khiêm đã mua cho tôi rất nhiều thứ. Ba năm qua, về mặt vật chất, tôi đã có đủ những thứ tốt nhất. Tất cả những thứ đó tôi đều để lại chung cư mà không hề mang theo bất cứ thứ gì, lúc đó, tôi quyết tâm phải thoát khỏi anh, sau này không muốn dây dưa gì với anh nữa.
Tự vấn lòng mình
Em thấy gì khi nhắm mắt
Khung cảnh nào hiện về trong mơ?
Phải chăng dĩ vãng đã xa lại chợt về?
Đôi ta chợt nhận ra,
Tình yêu chỉ là sự thử thách
Tình nồng thoáng vụt qua,
Tình ta quay về xuất phát.
Trái tim trót trao ai?
Người đó rời xa mình mất…
Diêu Khiêm
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook