Thiên Đường Có Gái Gọi Không
-
Chương 6
Lên cấp ba đều phải nội trú hết, ở cả tuần, tối thứ sáu mới bắt xe khách về nhà.
Cứ đến chiều là Trương Thanh đã mất dạng rồi.
Cậu ta không có tiền, phải đi bộ 31,4 cây số - cũng tức là 62,8 dặm đường để về nhà.
Tôi cũng chẳng hề hay biết.
Mãi cho đến một rạng sáng thứ bảy, chị ba sắp sinh, tôi với ông bô mỗi người đạp một xe, đèo mẹ tôi lên huyện.
Đường ra khỏi làng chỉ có một lối duy nhất, rạng sáng trời gần như vẫn còn tối mịt, chỉ có ánh trăng với đám đom đóm bâu đầy kênh chứa nước quanh ruộng.
Không khí ẩm ướt, cóc nhái chốc chốc kêu ồm ộp.
Xa xăm có tiếng gà gáy sớm, nhưng rất nhanh đã bị sự cô quạnh cắn nuốt.
Mẹ càm ràm, không ngừng lật giở tay nải, xem đã đem theo chìa khóa chưa, rồi lại bảo quên rải thóc cho gà, thêm cám cho lợn.
Tôi và ba đạp xe thở phì phò, bà ấy thấy chẳng ai đoái hoài đến mình, cũng không nói nữa.
Đúng vào lúc này, chúng tôi cùng trông thấy có người đang bước xuống từ con đê xa xa.
"Ai thế, sảng bảnh ra thế này?"
Người đó tiến lại gần, bước vào tầm nhìn của chúng tôi.
Thực tình mà nói thì cậu ta đi rất chậm, là chúng tôi đang tiến tới gần cậu ta thì đúng hơn.
"Trương Thanh?"
"Bác gái, bác trai."
Người cậu ta ướt sũng, chẳng biết là mồ hôi hay là hơi sương ngưng tụ lại, mặt bợt ra như ma.
Mẹ tôi thì thầm giục chúng tôi đi mau.
Tôi còn chưa kịp đạp, bà ấy đã nhảy xuống.
"Ấy, đợi đã.
Bác phải lên huyện có chút việc, đây là chìa khóa nhà, cháu phụ bác cho gà với lợn ăn nhé?"
Trương Thanh đáp "vâng ạ".
Đam Mỹ Hài
"Ôi, ngoan quá." Mẹ tôi lại móc một bọc vải nhỏ từ túi quần ra, lật mở từng lớp, rồi rút từ trong đó ra hẳn một tờ mười đồng mệnh giá lớn, có vẻ hạ quyết tâm nhét vào túi Trương Thanh.
Bà ấy giữ chặt mép túi của Trương Thanh, chẳng phải vì để ngăn Trương Thanh khước từ, mà càng giống như để ngăn mình giật lại hơn.
"Đây là tiền công bác cho, không được từ chối, nghe lời nhé."
Bà ấy chạy trở về, ngồi lên xe hối tôi đạp nhanh, mãi cho đến khi bỏ xa Trương Thanh lại đằng sau, đến tận khi cậu ta bị bóng tối nuốt chửng.
"A di đà Phật, phù hộ cho con ba bình an, coi như là tích đức vậy."
Hành động của mẹ tôi luôn khiến người ta khó lòng nắm bắt.
Có khi đang cảm động vì bà ấy, bà ấy có thể lập tức mọc gai tua tủa, còn phải khiến cho tất cả mọi người cùng khó chịu theo.
Điểm này khác hẳn mẹ Trương Thanh.
Bất kể ở đâu, họ Lý đều tuyệt đối là họ lớn, về cơ bản, cũng định sẵn đứng về phe đi chèn ép người khác.
Ở làng tôi, họ Lý chiếm quá nửa, những họ khác cũng chỉ có họ Vương, họ Từ là còn nhiều chút.
Còn họ Trương thì không phải người bản địa, có lẽ là đời ông nội tị nạn chạy tới đây.
Không có tiếng nói trong làng thì cũng thôi, còn suốt ngày bị hà hiếp, bởi vì nhà chẳng mấy mống, đánh lộn không lại được.
Thế nên bọn họ đều muốn kết thông gia với họ Lý, không được thì kết nghĩa cũng xong.
Mà vẫn không được nữa thì đời sau thân thiết cũng là tốt lắm rồi.
Trương Thanh bảo, hồi đi học cậu ta suốt ngày bị chặn đánh, cậu ta bèn nói mình là họ hàng của Lý Nghiệp, thế là chẳng ai dám đánh nữa.
Bởi vậy, tôi đến nhà Trương Thanh mượn chép bài tập, mẹ cậu ta có vẻ mừng lắm.
Thường thì người lớn không cần phải giữ kẽ với trẻ con, nhưng mẹ Trương Thanh cứ một mực đòi rót trà cho tôi.
Tôi trông bà ấy như sắp chết đến nơi, quả thực chẳng khác nào giãy ra khỏi âm tào địa phủ tới rót trà cho tôi.
Ơn huệ cùng khiếp hãi cô đặc lại quá mức sâu nặng, tôi thật chẳng dám nốc vào mồm.
Thế nên trừ phi tình thế bắt buộc, bằng không thường thì tôi chẳng bao giờ chịu vào nhà cậu ta.
Đương nhiên, đó chỉ là một vấn đề thôi, chủ yếu là nhà cậu ta được mỗi cái bàn đủ bốn chân, đến giường cũng kê bằng gạch, băng ghế có cái thì chỉ còn một nửa, không thì cũng ba chân, ấy thế mà còn phải nhường qua nhường lại.
Ngồi cái ghế mà không nhổm mông lên để giữ thăng bằng thì thế nào cũng ngã ngửa.
Sau này chúng tôi cùng nhau chạy xe, kiếm ra tiền rồi, việc đầu tiên Trương Thanh làm là mua lấy hai cái ghế.
Cậu ta mời tôi vào nhà ngồi, lần này quả ngồi được thật.
Để tiết kiệm tiền, cậu ta thường xuyên nhịn ăn.
Tôi không cho phép cậu ta nhịn.
Cậu ta bảo từ bé đến giờ cậu ta đều ngày một bữa như vậy, sẽ không ảnh hưởng đến việc lái xe, ăn nhiều vào còn buồn ngủ.
Tôi ép cậu ta ăn, cậu ta gặm chiếc màn thầu mà rơm rớm nước mắt, cứ như đang ăn cơm tù.
Đến khi hầu bao rủng rỉnh rồi, cậu ta tự cho phép mình tuần ăn thịt một lần, hoặc là món kho, hoặc là mì thịt bò.
Tôi kệ thây cậu ta, ngày nào cũng phải ăn thịt.
Cậu ta nhiều lần ngăn cản mà không được, lòng đau như cắt.
Rõ ràng là tiền của tôi, nhưng cậu ta xót tiền cả thiên hạ, hoang phí tiền của ai đều có thể khiến cậu ta rơi nước mắt.
Cậu ta đau lòng nói, năm nay em mười chín tuổi, chỉ mới được ăn thịt hai lần, một lần lúc ba em mất, một lần lúc ông em mất.
Giờ chúng tôi đều đã rời xa tuổi mười chín lắm rồi.
Bươn trải xã hội vài năm đều tỏ vẻ như một gã trung niên trải hết sự đời, nửa xa cách nửa thân quen vừa hàn huyên tán dóc vừa tản bộ giữa lối đi vây bởi cả đống tượng điêu khắc.
Buổi tối dạo chỗ này tốt nhất là cứ cắm đầu mà đi, đừng nhìn ngang ngó dọc, không chừng mặt đối mặt với cái đầu một bức tượng ngoại quốc chẳng được nạm tròng mắt, nhìn phát hãi.
Ở Bắc Kinh, cậu ta làm bảo vệ một trường học.
Vốn dĩ cậu ta chỉ xách balo đi, còn chưa biết phải làm gì, trên tàu gặp được một người Sơn Đông, kể rằng anh ta làm này làm kia ở Bắc Kinh.
Cả chặng đường Trương Thanh bưng trà rót nước, nịnh nọt người ta chẳng khác nào thái giám, người kia phởn phơ liền bảo giúp cậu ta giới thiệu.
"Em lại mượn ít tiền, mua lấy căn nhà trên huyện, trên tầng thì để ở, dưới tầng để mẹ em mở tiệm may vá." Cậu ta hồ hởi kể tôi nghe những chuyện ở nhà.
"Ba mẹ tôi vẫn ổn chứ?"
"Bác gái ấy à, lúc em đi thì vẫn khỏe lắm.
Nhưng mà hình như chị cả anh đổ bệnh rồi.
Em thấy chị ấy về nhà anh ở suốt nửa năm, em tới Bắc Kinh chị ấy vẫn còn chưa đi nữa."
Tôi cũng mường tượng được đại khái chuyện ra sao.
Chị cả đẻ liền bốn đứa con gái, cho đi hai đứa, giữ lại hai đứa, chỉ mong được mụn con trai.
Lần này chắc mẩm là về nhà nuôi thai đây mà.
Tôi hỏi cậu ta, hiện giờ trọ ở đâu?
Cậu ta bảo xa lắm, tận Lương Hương cơ.
Chẳng qua là có ông thầy nhà ở đây, lúc không phải ca trực thì cậu ta chạy tới đây nói chuyện với ông thầy ấy.
Tôi bảo ồ, cậu ta ừm.
Bỗng dưng lặng thinh vài giây, khiến đêm đen càng thêm tĩnh mịch.
"Chắc anh chưa biết nhỉ, giờ tụi mình ôn luyện vẫn có thể tham gia kỳ thi đại học dành cho người lớn đấy, vẫn có đại học người ta nhận."
Nhưng chuyện học hành đã xa vời với tôi lắm rồi, chẳng thể khơi dậy bất kỳ hứng thú nào nữa.
Tôi lại nhìn cậu ta, cứ cảm thấy quái lạ thế nào ấy.
Ngẫm nửa buổi, mới phát hiện là bởi quan hệ của chúng tôi đã thay đổi rồi.
Đã từng là bạn học, có một khoảng thời gian như vợ chồng, giờ lại vỏn vẹn chỉ là đồng hương nơi đất khách.
Tôi nghĩ chúng tôi đều chẳng thể nắm bắt chuẩn xác chừng mực cảm xúc cho được.
Gần quá thì không được, mà xa quá thì lại không phải phép.
Vậy nên hễ cậu ta sáp tới, tôi bèn dịch sang bên lề một chút.
Cậu ta cảm nhận được, bèn lùi về một chút.
Lời nói bỏ ngỏ hoài dưới đất, nửa ngày sau mới lại nhặt lên, hết sức lao lực.
Mãi cho đến khi tôi nói, muộn thế này rồi, cậu về thế nào?
Tôi vừa mở miệng, cậu ta liền rơi lệ, cuối cùng không kìm được nữa, òa khóc thật to.
"Em tìm anh bao lâu nay.
Anh bảo đi liền đi, chẳng buồn quay đầu lại."
"Lần rút tiền xong đó sao?"
"Phải...!Không phải, lần nào anh cũng vậy."
Trước khi chúng tôi làm tình, cậu ta chưa bao giờ khóc, chí ít thì chưa bao giờ khóc trước mặt tôi.
Còn luôn cố ý giữ khoảng cách với tôi, như thể sợ tôi làm gì cậu ta.
Kể từ sau khi làm tình, tính tự kiêu và ngạo mạn của cậu ta đều phơi cả ra với tôi, còn không cho nói, hở tí là lại rơi nước mắt.
Tôi bảo lỗ hậu của cậu nối liền với tròng mắt đấy hả, thọc bên này bên kia chảy nước.
Tôi chẳng hiểu nổi cậu ta, cũng chẳng hiểu nổi Thiệu Hồng.
Hiện giờ đến cả Từ Cạnh Ba cũng chẳng hiểu được nốt, thật chẳng hiểu cái thế giới này ra làm sao.
Tôi bảo, cậu đừng khóc nữa, muốn gì thì nói thẳng.
Cậu ta dùng tay áo lau nước mắt, chất vấn có phải tôi có người khác rồi không?
Tôi định bảo không có, trong óc lại chợt vụt qua mấy cái tên: Thiệu Hồng phía bắc, Linh Linh chỗ nhà chứa, Hiểu Tuyết phía đông, Phương Cảnh Hợp phía tây...!Tôi không nên thẳng thừng như vậy, nhưng rồi lại chẳng hề thấy chột dạ.
Điều đó bức ép tôi phải sử dụng một cách cực kỳ trơ trẽn mà nói với cậu ta rằng:
Có...!nhưng không nhiều.
Vẻ mặt Trương Thanh như thể bị súng nã.
Nếu cậu ta là chim, giờ ắt hẳn phải ngã từ trên trời xuống; là cá, thì bị ném vào đống tro khô.
Chẳng biết phải hình dung thế nào cho rõ nữa.
Có điều, dẫu gì cậu ta cũng không phải những động vật yếu ớt đó.
Cậu ta càng giống một ngọn cỏ túc, trời chưa sáng nông dân đã nhổ đi rồi, nhìn chúng đung đưa lay lắt thế, ấy vậy mà chập tối lại trồi lên.
Nhổ chẳng sạch, diệt chẳng hết, lỡ mà làm biếng một hai hôm thôi thì bọn chúng có thể bành trướng, nối liền những thửa ruộng vuông vắn lại làm một.
"Chỗ anh có tiện không, giờ này hết xe rồi, em có thể trú nhờ một đêm không?"
Tôi nhìn cậu ta nặn ra một khuôn mặt điềm nhiêm bình thản sau khi nếm trải đau đớn cùng cực, lòng muôn vàn nể phục, thậm chí là xót xa, tuy chẳng rõ cớ vì đâu.
"Đương đương đương nhiên là được." Lần này đến lượt tôi lắp bắp..
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook