Thiên Đạo
-
Quyển 1 - Chương 6: Tri ngộ
Được chừng vài tuần trà, Mạnh Phi đã thu được chút sức lực
liền cầm tay Giang Phong đứng dậy, chầm chậm đi về phía vết khói đang bay lên.
Trong lòng lúc này họ Trần đang ước có thể tìm một thôn dân để nghỉ ngơi. Lần
theo con đường mòn, đi qua gần hết bờ cỏ xanh đến một bờ trúc um tùm nằm chia
ra hai bên, chia ra một thông lộ đâm thẳng ra tới một nóc nhà nhỏ. Hai người bước
gần đến căn nhà đó toan xin chút lương thực và một chỗ nghỉ chân thì bỗng nghe
có tiếng đàn vang lên, kèm theo đó là một bài ca đầy vẻ thê lương tịch mịch. Tiếng
đàn chau chuốt não nề, lúc cao tưởng như người đứng chênh vênh trên đỉnh núi mà
vọng về chân trời, lúc thấp thì như tiếng lòng chơ vơ giữa dòng suối nhìn nước
chảy hoa trôi. Mạnh Phi cũng là người có chút am hiểu âm luật, nghe tiếng đàn
này chợt hiểu người gảy đàn đang nhớ đến người tri kỉ. Tiếng đàn cầm vang lên
làm Mạnh Phi bất giác dừng chân bước, cứ thế cùng Giang Phong đứng ở bên ngoài
không dám quấy quả cảm hứng của người đang gảy đàn.
Chỉ nghe tiếng ca buồn rầu:
Một lời hẹn bao năm xa cách,
Lòng ta sầu biết trách ai đây?
Muốn bay cùng với ngàn mây,
Lang thang khắp chốn đó đây tìm nàng.
Đêm năm canh bàng hoàng chua xót.
Lời thề xưa lắng lót vành tai,
Khi buồn biết khóc cùng ai
Mùa xuân chỉ thấy hoa mai lệ tràn!
Hỏi khắp thế gian....
Tình ái là chi?
Bao năm biết mấy phân ly,
Miệng cười mà lệ đẫm mi mấy hàng.
Nắng dầm mưa dãi quan san,
Liêu Dương năm đó muôn ngàn khổ đau!
Thương ôi! Một mối tình đầu…
Gặp người một chốc, rồi sầu biệt ly.
Kiều nhi ơi hỡi Kiều nhi!
Ta về chốn cũ nàng đi chốn nào!?
...
Nghe đến đây chợt nghe “tinh” một tiếng vang lên, thì ra là tiếng đàn đứt dây. Hai người loáng thoáng nghe thấy tiếng thở dài não nuột: “Kiều nhi ơi! Biết khi nào ta có thể gặp lại nàng đây!”
Tới đây nghe giọng một người khác: “Đại nhân! Xin người hãy bớt thương tâm!”
Mạnh Phi nghe tiếng đàn đứt dây chợt tỉnh người, trong lòng lại cũng có chút tâm sự. Vốn năm xưa Mạnh Phi đường tình duyên dang dở, yêu người mà có nỗi khổ không thể gặp mặt, muôn vàn tâm sự mà không biết chia sẻ cùng ai, vạn lời nghìn nỗi cô liêu mà chỉ một thân độc khứ độc hành phiêu bạt. Thấm thoắt mười lăm năm trời chỉ tựa nửa kiếp sống thừa, bởi thế cơ hồ lại ngẩn người ra, miệng lẩm bẩm: “Hạ Tuyết! Ta thật là có lỗi với nàng. Nhưng mà nàng có hiểu nỗi khổ của ta chăng?”
Họ Trần trong tim như có muôn vạn vết dao cứa vào, lại nhớ đến Tượng nha phiến có khắc bóng hình của Hạ Tuyết mà thầm tiếc. Thì ra người Mạnh Phi vừa nghĩ đến có tên là Sở Hạ Tuyết, hình nàng có khắc trên một mặt của Tượng nha phiến mà Truy phong hồ điệp Trần Mạnh Phi lúc nào cũng mang theo bên người. Đêm qua trong lúc vạn bất đắc dĩ đành phải dùng nó thay ám khí ném ra cản đường mấy gã họ Yên.
Mạnh Phi bất chợt thầm than: “Số ta thật là bạc hạnh, hết làm Tuyết nhi bặt tích, lại hại đến Triệu đại ca.” - Anh ta nghĩ đến đây cơ hồ không kìm được lệ lại lăn dài trên hai gò má.
Giang Phong thấy biểu tình như thế của Mạnh Phi thì lại nghĩ: “Chắc thúc thúc lại lo nghĩ đến chuyện của phụ thân mà đau lòng.” – Bởi thế bèn giật ống tay áo của Trần Mạnh Phi: “Thúc thúc hãy bớt thương tâm, gác tâm sự lại một bên. Dầu sao mọi việc cũng đã xảy ra rồi!”
Mạnh Phi nghe Giang Phong nói thế, chưa kịp cất tiếng trả lời thì lại nghe tiếng người gảy đàn lên tiếng: “Tiểu Hàn! Ngươi xem ai đang đứng ngoài cửa. Ra mời họ vào đây!”
Có tiếng dạ ran của người có tên Tiểu Hàn kia, kế đó Mạnh Phi chợt thấy một người mặc áo màu xám kiểu phục sức của gia nhân bước ra ngoài. Người này vừa ra mở cổng, thấy bề ngoài đẫm máu của Mạnh Phi thì bất giác la hoảng, không tự chủ lùi lại sau vài bước miệng run run: “Hai người là ai? Đến đây có mục đích gì?”
Mạnh Phi chưa kịp cất tiếng thì thấy một văn nhân mặc thanh y mở cửa bước ra. Người này dáng người dỏng cao, nước da sáng, mang dáng dấp đầy vẻ tao nhã, dù nét buồn tràn ngập song cũng không che được vẻ anh tuấn. Lại nói về người vừa xuất hiện, thoáng trông thấy tình cảnh của Mạnh Phi có chút ngạc nhiên, song không lấy thế làm sợ hãi ngược lại còn vội vã bước ra mở toang cổng: “Không biết vị bằng hữu này ở đâu đến mà nhìn bộ dạng tiều tụy như vậy?”
Mạnh Phi thoáng quan sát thanh y nhân mới xuất hiện, lại nhớ đến cách xưng hô vừa rồi của người tên là Tiểu Hàn, bởi thế cũng chắp tay xá một cái: “Xin lỗi đã làm quấy quả nhã hứng của đại nhân khiến đàn đứt dây mà lời ca dang dở. Chỉ có điều là...”
Nói đến đây Mạnh Phi ấp úng: “Tại hạ tên gọi là Hạ Sở, đi cùng với điệt nhi đến Tô Châu. Nào ngờ giữa đường gặp cướp, vật lộn một phen may cùng với đứa cháu thoát thân được. Vì thế nên mới mang thương tích thế này. Chỉ là đến đây xin nghỉ nhờ một xíu, nếu có thể xin chút lương thực và nước uống lót dạ thí tốt quá.”
Người chủ nhân căn nhà kia nghe thấy thế đưa mắt quan sát Giang Phong, sau đó cất giọng ôn tồn: “Vị huynh đài này xin đừng khách khí như vậy. Tại hạ họ Kim, tên Trọng. Vừa rồi đàn đứt dây là do trong lòng tại hạ không được tốt, tuyệt nhiên không liên quan gì đến Hạ Sở huynh cả.”
Lại nghe tới lời họ Trần vừa nói, Kim Trọng tiếp lời: “Hai người đã đến đây thì cứ ở đây an tâm nghỉ ngơi chờ khi thương thế bình phục hoàn toàn rồi hãy lên đường.” Biểu tình chàng ta rất tin tưởng ở sự lương thiện của hai người Mạnh Phi – Giang Phong, hoàn toàn rất chân thành.
Tới đây, Kim Trọng liền cất tiếng gọi người được gọi là Tiểu Hàn tới phân phó: “Ngươi xem bố trí cho hai vị khách tắm rửa thay đổi y phục rồi dùng cơm.”
Mạnh Phi nghe vậy lên tiếng cảm ơn: “Xin cám ơn lòng tốt của Kim huynh.”
Kim Trọng nghe vậy cười xòa: “Huynh đài đừng có khách khí. Ài! Tại hạ có chút việc nên vào phòng nghỉ ngơi sớm. Xin Hạ huynh cứ tự nhiên.” – Họ Kim nói rồi phất ống tay áo cất bước đi vào.
Mạnh Phi và Giang Phong theo Tiểu Hàn đi sâu vào trong tiểu trúc, bước qua một hành lang hẹp là một căn phòng bài trí khá đơn sơ song vẫn toát lên vẻ tao nhã hiếm thấy. Có một bộ kỉ bằng ghế mây giản dị mà tinh tế, ở trên là bốn bức Họa thi được viết theo lối chữ Triện. Hai bên lại có hai bức Thập bát học sinh đồng, nét vẽ vô cùng sinh động và tỉ mỉ. Tuy nhiên vào lúc này tâm trạng hai người rối bời nào đâu còn lòng dạ nào quan sát xung quanh.
Người gia nhân có tên là Tiểu Hàn không nói gì, lẳng lặng chú ý quan sát vết thương của Mạnh Phi mặt khẽ nhăn lại. Một lát y mang ra cho Mạnh Phi vải bố trắng và kim sáng dược để cầm máu, lại đưa cho Mạnh Phi một bộ quần áo màu xanh nhạt, khẽ nói: “Đây là trang phục của Kim đại nhân, người bảo ta mang đến cho ngươi.” – Kế đó lại tiếp lời: “Ngươi đang gặp vết thương chí mạng không tiện tắm rửa chi bằng lau qua người rồi thay trang phục.”
Y nói đến đây đưa mắt nhìn Giang Phong, ánh nhìn vừa mang vẻ ái ngại lại vừa mang vẻ thương cảm song chỉ lặng im không nói gì, theo đó lát sau bước ra ngoài.
Giang Phong vào lúc này thẫn thờ, trong người cảm thấy vô cùng mệt mỏi, lúc nào trước mắt cậu cũng hiện lên thảm cảnh Triệu Vũ bị Yên Nhất đâm ngập cán đao, hai tay phụ thân ôm chặt lấy Yên Nhất mà miệng thì gào lên kêu Mạnh Phi thoát thân. Nhất thời Giang Phong như kẻ mất hồn, hôm qua phụ thân còn đó mỉm cười mà thoáng chốc đã về nơi chín suối. Cả người cậu vừa run lên, đôi mắt mở ra thất thần đau đớn.
Mạnh Phi dùng kim sáng dược để cầm máu nơi vết thương. Sau khi thay y phục xong cảm thấy khá vừa vặn, lát đưa mắt nhìn Giang Phong thấy biểu tình của cậu mà tan nát cõi lòng, trong lòng vụt qua muôn vàn suy nghĩ: “Bản thân ta thật quá đáng trách, lúc nào cũng luôn cố gắng giữ những qui củ cứng nhắc để rồi hôm qua chuốc lấy bi thương.”
Nghĩ đến đây Mạnh Phi run lên: “Triệu đại ca đã hi sinh tính mạng, nhất định khi ta còn một hơi thở thề quyết bảo vệ cho Phong nhi.” Kế đó một lát anh ta nghiến răng: “Ta thề băm xác mấy tên súc sinh kia mới hả giận.”
Ý nghĩ trả thù hiện ra trong đầu thì cùng lúc nhớ lại chuyện tối qua, sực nghĩ: “E nơi đây cũng vẫn còn ở Tô Châu. Sợ rằng bọn chúng lần ra được đến nơi thì khốn. Chỉ hiềm là vào lúc này ta chẳng còn chút hơi sức nào.” – Kế theo đó một lượt ý tưởng khác thoáng chốc hiện ra: “Có khi nào làm theo lời nói của Phong nhi được không nhỉ. Phao tin sẽ dùng Thái cực lưỡng nghi đồ ra đổi lấy mấy cái đầu của lũ súc sinh ấy.” Nghĩ một lúc, họ Trần động dung thở dài, thần thái phức tạp:” Ta thật ngớ ngẩn quá. Đó là những lời lẽ mà Phong nhi đã mang ra mê hoặc mấy tên kia. Huống hồ giờ này ta đã mất một tay, nếu người khác được tin ta đang giữ trong mình Thái cực lưỡng nghi đồ thì thật là rắc rối.”
Bao nhiêu suy nghĩ diễn ra một lượt trong đầu, lúc nhìn lại thì thấy Giang Phong đã ngủ tự lúc nào, đầu cậu hơi ngửa về sau chiếc ghế mây. Mạnh Phi chú ý quan sát thấy gương mặt Giang Phong ánh lên một nét cười, kế đó chuyển qua vẻ lo lắng rồi sau nữa, qua một khắc thời gian thấy Giang Phong líu lưỡi, kêu gào: “Phụ thân. Người đừng bỏ Phong nhi một mình…” Tới đây cậu bé giật mình tỉnh giấc, gương mặt đẫm lệ.
Mạnh Phi đưa cánh tay còn lại ôm Giang Phong đoạn khẽ xoa đầu an ủi: “Phong nhi đừng quá đau lòng. Có Trần thúc đây quyết sẽ không bao giờ để ai bắt nạt cháu nữa!”
Giang Phong nghe xong câu nói này, lúc này không kìm được ôm lấy Mạnh Phi òa lên nức nở, tiếng khóc thê lương và đau xót muôn phần, tiếng khóc như ai như oán làm người ta đau đớn tâm can. Thật rõ là: nghĩa bạt can vân, duyên tao ngộ một thoáng mà như quen biết tam sanh, thảm biến một khắc mà như ngàn năm đổ lệ.
Hai người đang ôm nhau khóc thì bất chợt tiếng đàn lại vang lên, thì ra là Kim Trọng nghe thấy tiếng khóc bèn gảy đàn. Chỉ nghe những âm thanh mơ màng như đưa Mạnh Phi đến một thảm cỏ xanh bát ngát, lát lại trầm nhẹ như cơn gió lả lướt trên mặt hồ tĩnh lặng, thoáng qua khẽ xao động như con thuyền câu nhẹ dập dềnh trên mặt sông. Nhất thời tiếng đàn làm tâm hồn Mạnh Phi và Giang Phong có chút thư thái.
…
Mạnh Phi đang ngẩn ngơ mơ màng thì bên tai chợt nghe tiếng Giang Phong lẩm bẩm: “Thoạt có vẻ bình thủy mà mất vẻ tự nhiên. Cảnh tĩnh mà lòng không tĩnh, cố gắng khiên cưỡng xa lánh hồng trần nhưng ý chẳng thể thoát tục, lòng muốn vô định song tâm chưa dứt niệm. Nói muốn nhưng thực tâm không muốn thì có cố cũng chỉ là khiên cưỡng...”
Mạnh Phi ngạc nhiên quay đầu lại thì thấy Giang Phong lúc này mặt đã ráo lệ, nói nhẹ vào tai Mạnh Phi: “Trần thúc à! Vẻ như vị đại nhân này có chuyện buồn đè nặng tâm can, song lại vì chuyện của chúng ta mà gảy khúc đàn này, chỉ e rằng đang cố làm lòng người khác thanh tĩnh mà làm lòng mình rối loạn càng thêm rối loạn.”
Thì ra nguyên do Triệu Vũ là một người vô cùng tài hoa, không phải ngẫu nhiên mà ông được người ta ví như Tư Mã Tương Như. Ông đặc biệt am hiểu về âm luật và cổ cầm, từ khi hiền thê qua đời, ông dành rất nhiều thời gian cho nhi tử. Mỗi khi rảnh rỗi thường gảy đàn cho Giang Phong nghe, đồng thời còn bắt cậu bé nhận xét về tiếng đàn. Lâu dần thành thói quen, lần này khi nghe tiếng đàn của Kim Trọng nhất thời Giang Phong buột miệng mà nói ra kiến giải của mình về tiếng đàn.
Giang Phong vừa nói đến đây bất chợt tiếng đàn câm bặt, lại có tiếng thở dài não nuột: “Không ngờ hai người lại am hiểu về âm luật như vậy. Đáng cười cho tại hạ múa rìu qua mắt thợ, toan tìm một cầm khúc để trấn lặng lòng người ai dè...”
Mạnh Phi ngạc nhiên quay sang phía Giang Phong: “Phong nhi còn nhỏ tuổi mà đã có kiến giải sâu sắc như vậy. Mình cũng biết chút về âm luật mà hóa ra không đủ am hiểu bằng một cậu bé.”
Chỉ nghe Giang Phong cười buồn bã: “Mỗi lần rảnh, phụ thân thường gảy đàn cho cháu nghe. Rồi người còn dạy cháu chút ít về cầm phổ.” Nói đến đây hai mắt rưng rưng cơ hồ lại rơi lệ, nhẹ giọng nói với Trần Mạnh Phi: “Chủ nhân nơi này đang chìm trong nỗi thương tâm, sầu muộn. E rằng chúng ta còn ở đây sẽ khiến lòng người này rối loạn mà không thể tĩnh tâm lại được. Trần thúc à! Chi bằng tranh thủ nghỉ ngơi rồi rời khỏi nơi này thôi.”
Mạnh Phi nghe được trầm người: “Không ngờ Phong nhi chỉ mười mấy tuổi đầu mà tinh tế như vậy. Hơn nữa lúc nào cũng nghĩ tới người khác trước khi nghĩ đến mình.” – Bởi thế nghĩ đến đây Mạnh Phi động tâm cơ: “Phải rồi. Chỉ e rằng bây giờ đã có lệnh dụ phủ nha truy bắt mình bố cáo khắp nơi rồi. Ngày trước thì không sao, chỉ là bây giờ mọi việc phải suy trước tính sau cho cặn kẽ.”
Bất chợt họ Trần vô tình nhìn về phía bả vai cụt, nhất thời ngẩn người ra: “Bây giờ với thương tích thế này rất dễ nhận diện. Hơn nữa võ công không được nửa phần như xưa, lại còn lo chiếu cố quan tâm đến Phong nhi nữa, e là gặp phải quan bình lành ít dữ nhiều.” Nghĩ đến đây có chút lo lắng gấp gáp: “Chi bằng tranh thủ nghỉ ngơi, tích chút sức lực đưa Phong nhi rời khỏi Tô Châu càng xa càng tốt.”
Mạnh Phi vừa đưa ra quyết định thì chợt thấy tiếng gõ cửa, Kim Trọng tay cầm một cây đàn bước vào: “Xin thứ cho tại hạ đã quấy rầy sự thanh tĩnh của hai người. Song quả thực được nghe những lời chỉ giáo ấy mà Kim mỗ như sáng ra được rất nhiều. Không ngờ Hạ Sở huynh lại là một đại sư trong Cầm nghệ.”
Mạnh Phi nghe thế thì ngẩn người ra, lát định thần ra mới nhớ là mình dùng cái tên là Hạ Sở. Khi anh ta vừa kịp nhớ ra thì Kim Trong đã đưa tay cung kính vái Mạnh Phi, giọng khẽ khàng buồn rầu: “Năm xưa tại hạ có gặp gỡ một tri kỉ. Cùng nàng sáng tối bàn âm luât, luận nhân sinh. Nhưng hỡi ôi…”
Nói đến đây giọng Kim Trọng trở nên vô cùng thê lương: “Bây giờ ngàn vạn chia cắt, vật cũ còn đây mà người xưa đâu mất, chỉ biết nghe tiếng đàn mà nhớ đến cố nhân. Tại hạ đã nghe rất nhiều người tấu khúc Phượng cầu hoàng, bản thân cũng nhiều lần thử... song chưa lần nào cảm nhận được giai điệu ngày xưa. Lần này... tại hạ xin tấu khúc nhạc đó, dám mong Hạ huynh chỉ giáo cho đôi điều.” - Kim Trọng nói đến đây thì sa nước mắt.
Mạnh Phi đỏ mặt: “Vốn dĩ người này thật là đa tình hết sức. Bất quá mình...”
Họ Trần nghĩ đến đây đưa mắt liếc Giang Phong một cái, hơi nhẹ cúi đầu: “Kim huynh đã nhầm người rồi. Sự thực thì người vừa nói đích xác là tiểu điệt.” - Nói rồi đưa tay chỉ Giang Phong.
“Là cậu bé này ư?” - Kim Trọng giật mình. Nhìn lại thì Giang Phong chỉ tầm mười ba mười bốn tuổi, vẻ mặt mệt mỏi tràn ngập nét bi thương, phục trang lấm tấm máu. Thấy Giang Phong cúi đầu ấp úng, lại nhìn đến vết máu dính trên áo Giang Phong và bả vai của Mạnh Phi, nhất thời Kim Trọng ngượng ngập: “Thứ cho tại hạ lắm chuyện. Thật là... không tìm đúng thời điểm rồi.”
Kim Trọng nói đến đây thì vẻ mặt rầu rĩ: “Xin Hạ huynh và tiểu huynh đệ này thoải mái tĩnh tâm. Tại hạ xin phép cáo lui.” – Nói xong bâng quơ ôm chặt cổ cầm trong lòng lùi ra cửa.
Giang Phong thấy điệu bộ của Kim Trọng như vậy bất giác nghĩ đến cha mình. Bề ngoài phóng khoáng , hào khí là thế nhưng mỗi khi một mình lại mang di ảnh vợ ra ngắm nghía, liên tục thở dài chua xót. Ý nghĩ vụt thoáng qua trong đầu, Giang Phong vội giật giọng: “Xin thúc thúc dừng bước. Cháu có một vài lời muốn nói với thúc thúc.”
Kim Trọng nghe thấy thế vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, ôm cây đàn tiến vào. Chỉ nghe Giang Phong nói: “Cháu chỉ biết chút ít, đây cũng chỉ là những lời nghe được từ cha cháu. Có mấy lời mong thúc thúc đừng chê cười.”
Nói đến đây, thấy biểu tình chăm chú của Kim Trọng, Giang Phong lại nhẹ nhàng tiếp lời: “Gảy đàn muốn thuần thì lòng phải tĩnh, muốn tiếng đàn mang niệm thì tâm phải có ý. Trừ bậc thần tiên tấu nhạc, muốn tiếng đàn có thần thì hồn người phải có niệm. Khúc Tư Mã Phượng Cầu vốn là tiếng đàn biểu sự si mê của Tư Mã Tương Như với Trác Văn Quân. Lại như khúc nhạc phải có sự giao hòa giữa sự tương tư và mong ước, chú trọng ở một chữ cầu nhưng mà là cầu người kề cạnh, là đối tượng để bày tỏ nỗi tương tư mong nhớ...”
Giang Phong nói đến đây có chút ấp úng: “Chỉ là giờ này thúc thúc và người tri kỉ ngàn dặm xa cách. Có cầu nhưng trong niệm biết khó, chỉ luyến mà trong tâm ngập sầu... Như vậy, như vậy... càng cố thì tiếng đàn càng lạc nhịp. Làm sao mà còn có thể gảy khúc Phượng cầu hoàng được như ngày xưa. Chỉ e một chút đau buồn mà dây “thương” so thành dây “chủy”, đôi lúc đôi cả dây “văn” và dây “võ” cùng rung một điệu. Cứ cố khiên cưỡng sẽ khiến sầu ngày càng sầu thêm mà thôi.”
Giang Phong vẻ mặt buồn rầu: “E rằng thúc cũng biết điều này.... chỉ là nhất thời trong lòng cố tình không chịu chấp nhận mà thôi.”
Kim Trọng sững người nhìn Giang Phong, sau đó cúi đầu ngẩn ngơ nhìn cây Thất huyền cầm trên tay như kẻ mất hồn, cuối cùng buông ra tiếng thở dài não nuột. Đoạn như quên mất cả sự xuất hiện của hai người Mạnh Phi và Giang Phong trong phòng, Kim Trọng đưa bàn tay vuốt nhẹ mặt bên của cây Thất huyền cầm, mặt tràn ngập nhớ nhung. Mạnh Phi không kìm được tò mò, nhất thời liếc mắt quan sát chỉ thấy mặt bên cây đàn nhạt một mầu hồng, khắc lên ba chữ: Vương Thúy Kiều - nét thảo uốn lượn vô cùng tinh tế, làm Mạnh Phi hiểu ra: Chắc hẳn người tri kỉ của Kim Trọng tên là Vương Thúy Kiều.
Mạnh Phi vừa nghĩ đến đây bất chợt hình ảnh Sở Hạ Tuyết hiện về rõ mồn một trong đầu, đưa mắt nhìn xuống mới sực nhớ mình đã lạc mất cây Tượng nha phiến, nhất thời cũng liền ngẩn ngơ mặt tràn đầy tâm sự. Trong khoảnh khắc không khí trong phòng chùng xuống. Được một hồi, Kim Trọng chợt lên tiếng: “Không ngờ vị tiểu huynh đệ này niên kỉ còn nhỏ mà tinh thâm âm luật đến nhường ấy, nghe một khúc nhạc nửa vời lại suy ra được tâm sự của người. Lại căn vào biểu cảnh mà đoán được nhạc lý. Thật là....”
Thấy tâm tư của Kim Trọng như vậy, nhớ lại lời Giang Phong nói vừa rồi Mạnh Phi khẽ lời: “Hai người bọn tại hạ chỉ cần nghỉ ngơi ở đây nửa ngày. Chiều nay có chút công việc cần phải lên đường ngay. Nhân tiện đây xin cám ơn lòng tốt của Kim huynh.”
Kim Trọng nghe mấy lời của Mạnh Phi như vậy khẽ buồn rầu: “Nếu hai người có việc quan trọng cần phải đi thì cứ tùy tiện. Nhược bằng không có thể ở đây an tâm tĩnh dưỡng!”
Kim Trọng quay mặt ra ngoài lớn giọng: “Tiểu Hàn, hãy mau chóng dọn cơm cho khách rồi thu xếp chỗ nghỉ ngơi cho họ.”
Nói đến đây thì ho sù sụ không ngớt, Tiểu Hàn từ ngoài bước vào: “Đại nhân giữ gìn sức khỏe. Tới giờ uống thuốc rồi. Mọi việc xin cứ để cho nô tài thu xếp!” - Nói rồi đưa tay đỡ lấy Kim Trọng.
Mạnh Phi thấy thế thì lên tiếng: “Đã có vị bằng hữu này chu toàn mong Kim huynh cứ yên tâm nghỉ ngơi.”
Kim Trọng nghe vậy cũng không tiện nói nhiều, đưa tay vào trong ống tay áo: “Hôm qua hai người Hàn huynh gặp phải tai ương. Tại hạ không có nhiều, đây chỉ là chút đỉnh gọi là tấm lòng mong Hạ huynh nhận lấy.”
Mạnh Phi toan tìm lời từ chối, bất giác nhớ lại chút ngân lượng còn sót lại trong người đã lạc đi đâu mất, lại nhớ hoàn cảnh hiện tại, nhất là còn có Giang Phong nữa trong lòng thầm nghĩ: “Việc gì cứ phải khách sáo với những quan niệm cố chấp thế. Kim Trọng cũng chỉ có ý tốt!” Mạnh Phi nghĩ đến đây cũng không khách khí nữa bèn đưa tay nhận lấy, cất tiếng cảm kích: “Tại hạ cũng không khách sáo nữa. Xin cảm ơn thịnh tình của Kim huynh.”
Kim Trọng thấy vậy nở một nụ cười vui vẻ, đưa mắt nhìn Giang Phong một lần nữa đoạn nhẹ giọng: “Thứ cho tại hạ buổi chiều không tiễn. Xin phép cáo biệt, giờ đây tại hạ về phòng luôn!” – Nói xong tay ôm chặt chiếc đàn lê bước đi.
Mạnh Phi và Giang Phong đã vô cùng mỏi mệt, cho nên khi Tiểu Hàn dọn cơm lên hai người ăn xong lăn ra ngủ một mạch. Không rõ đã trải qua bao nhiêu khắc thời gian, Mạnh Phi là người đầu tiên tỉnh dậy, quay đầu sang nhìn thấy Giang Phong đang say ngủ, trên khóe mắt ẩn ước vài giọt lệ bất giác cất tiếng thở dài. Lại qua một khoảng thời gian nữa, Mạnh Phi đưa mắt nhìn ra cửa sổ thấy trời đã xế chiều, ánh tà dương nhẹ luồn qua mành cửa mờ mờ ảo ảo. Mạnh Phi bèn quyết định đánh thức Giang Phong dậy: “Phong nhi. Cháu phải dậy thôi. Chúng ta phải đi khỏi đây càng xa càng tốt.”
Giang Phong mở mắt tỉnh dậy, nhìn Mạnh Phi lại chợt nhớ đến hoàn cảnh hiện tại, trong lòng thương tâm ngàn vạn cay đắng lại muốn khóc một chập nữa. Bất quá lại nhìn vẻ mặt khổ não âu sầu của Mạnh Phi lòng chợt se lại, tự nhủ: “Ta phải mạnh mẽ lên. Dầu sao cha cũng đã mất rồi, không thể cứ thương tâm khóc lóc mãi thế được, không thể để Trần thúc thêm ưu phiền sầu muộn nữa.” – Tới đây cậu bé cố lấy vẻ mặt tươi tỉnh, đứng lên.
Hai người vừa bước ra khỏi phòng thì thấy người gia nhân có tên là Tiểu Hàn đứng chờ ở ngoài căn phòng, trên tay y là hai túi hành trang. Nhìn thấy Mạnh Phi và Giang Phong bước ra thì bèn lên tiếng: “Hai vị đã ra đi. Đây có vài bộ y phục và một ít lương khô, hai người cầm theo tiện cho việc lên đường.”
Mạnh Phi thấy Kim Trọng chu đáo như vậy bất giác trong lòng vô cùng cảm thán, ngân lượng ban sáng cũng đã nhận rồi nên lần này cũng không tiện từ chối bèn một lượt thu lấy rồi lên tiếng cảm ơn. Tiểu Hàn cũng khá chu đáo, không biết chỉ trong nửa ngày y kiếm đâu được mấy bộ y phục niên thiếu vừa tầm Giang Phong, khi đưa cho Giang Phong thay thì thấy cậu bé cẩn thận gói bộ y phục cũ loang vết máu lại rồi cất rất cẩn thận. Mạnh Phi lờ mờ đoán rằng: bộ y phục đó có thể là quà tặng của Triệu Vũ, hai là Giang Phong muốn gìn giữ nó lại để nhớ kĩ mối thù này nhưng cũng không tiện hỏi nhiều. Vào lúc này nhất thời cùng Giang Phong lên đường, trong lòng chỉ một mực tìm cách rời đi nơi này càng xa càng tốt.
Đêm hôm ấy hai người nhất loạt không ngủ, bôn tẩu một mạch. Mạnh Phi thân là một người trong võ lâm, dù có cụt một tay nhưng vẫn còn lại vài phần bản lĩnh, lại quen nay đây mai đó nhất thời không cảm thấy vấn đề gì. Về phần Giang Phong, chỉ là một thiếu niên chưa đầy mười bốn tuổi, từ nhỏ sống trong cảnh có người hầu hạ, hơn nữa thể chất lại hư nhược nên cảm giác vô cùng mệt mỏi với chuyến đi dài. Song Giang Phong thiên tính vô cùng quật cường, quyết tâm không để mình trở thành mối bận tâm của Mạnh Phi nên không có nửa tiếng kêu than, kiên cương dụng hết sức lực. Mạnh Phi cũng hiểu rõ điều đó, lại thầm nghĩ nhân tiện qua dịp này rèn luyện thể lực Giang Phong, tiện cho việc truyền thụ võ nghệ sau này. Mãi đến khi Giang Phong không thể chi trì được nữa mới dừng lại nghỉ ngơi.
Trên đường bôn hành, Mạnh Phi vừa đi vừa thầm tính toán: bằng vào khả năng của mình hiện nay, công lực tiêu hao còn phân nửa. Đã vậy lại còn mất một cánh tay, nhất thời bây giờ tìm cách trả thù vội vã e chỉ là kế sách của kẻ thất phu. Quân tử báo thù mười năm chưa muộn, huống hồ suy đi tính lại kẻ chủ mưu giật giây tất cả phía sau là tên cẩu quan Hồ Lăng còn đó, nhất thời nếu dứt dây động rừng e rằng chỉ sợ mình lẫn Giang Phong đều không giữ được tính mạng. Điều khả dĩ nhất bây giờ là tìm một nơi an toàn để có thể yên tâm chiếu cố Giang Phong, sau đó từ từ tìm cách trả thù. Nghĩ đến chuyện năm xưa, Mạnh Phi quyết định đưa Giang Phong đi đến dưới chân núi Thái Hòa rèn luyện võ công. Thật là không ngờ câu chuyện một hai đòi học cái trò “phi đũa” mà đã trở thành ra hoàn cảnh này, Mạnh Phi cũng không biết nên buồn hay vui.
Lại nghĩ đến việc truyền thụ võ nghệ cho Giang Phong, trong lòng Mạnh Phi có chút phiền muộn. E rằng con đường võ học của Giang Phong có chút chông gai. Nếu may mắn thì cũng phải mất mười mấy năm trời khổ lực may ra mới được tính là một cao thủ chân chính. Mạnh Phi dù tự hiểu được Giang Phong quyết tâm và nghị lực có thừa, song một là cơ thể hư nhược, thứ nữa là học võ hơi muộn, thứ ba suy đi tính lại Mạnh Phi cũng chưa phải xem được là một đại cao thủ.
Chân thành mà nói, điều làm nên tiếng tăm lừng lẫy Truy phong hồ điệp Trần Mạnh Phi đó chính là bộ pháp Hồ điệp xuyên hoa ảo diệu tuyệt luân. Nhớ năm xưa, khi còn thanh niên, một lần Mạnh Phi ra tay nghĩa hiệp song gặp phải đối thủ khá mạnh, lần đó chỉ chút nữa vong mạng trong tay ác tặc. May thay đột nhiên hiện ra một vị vô danh tiền bối, người này thật đúng là tuyệt thế cao thủ hàng thật giá thật. Không những ông ta đã cứu giúp Mạnh Phi một cái mạng, đồng thời còn truyền cho Mạnh Phi một bộ pháp thần kì nhưng bắt phải lập thệ rằng: Trước khi được sự đồng ý của ông, Mạnh Phi không được mang bộ pháp này truyền cho ai.
Tính ra mà nói, tâm pháp nội công của Mạnh Phi dù miễn cưỡng cũng có thể xem là công pháp tốt, tuy nhiên nếu đem so với Thái Cực thần công của Võ Đang, Dịch cân kinh của Thiếu Lâm.. thì còn thua xa. Hơn nữa đối với người tu luyện võ đạo, tâm pháp nội công lại được xem là cái gốc. Gốc có vững, căn cơ có sâu thì võ công mới có thể thành tựu được.Như vậy, nếu nội công không thuần, không vững thì trừ ra có chiêu thức tinh kì mới có thể khắc chế được đối phương có công lực cao hơn mình. Giang Phong nếu bắt đầu từ bây giờ luyện võ, cơ thể lại hư nhược nếu muốn có thành tựu hơn người thì nhất thiết phải học được một tâm pháp tu luyện nội công hàng đầu, hai là gặp được kì tích làm nội công đột biến song xem ra điều thứ nhất thì cực khó, điều thứ hai xem chừng lại càng viển vông. Con đường võ học khó có đường tắt, đa phần một thân bản lĩnh đều bắt nguồn từ sự nỗ lực của bản thân, hoặc giả gặp được kì tích. Nhắc đến hai chữ “kì tích” không hiểu sao Mạnh Phi lại nghĩ đến Thái cực lưỡng nghi đồ.
Nghĩ vòng quanh luẩn quẩn một hồi Mạnh Phi chợt tự cười bản thân mình. Đột nhiên không hiểu sao trong đầu lại nảy sinh ra ý muốn tài bồi gấp rút Giang Phong một thân bản lĩnh cao cường để cậu đích thân trả thù cho Triệu Vũ. Nhất loạt bao nhiêu ý chuyển biến đổi, nhớ lại lời của vị tiền bối cao thủ khi xưa: võ công thành tựu phần lớn là do nỗ lực, nhưng mà ngộ tính cũng tuyệt không kém phần quan trọng. Có người dù suốt đời cố gắng nỗ lực hết mình song tuyệt nhiên vẫn không thể trở thành một cao thủ chân chính được. Lại có người thiên tư thông tuệ, tự mình sáng tạo ra một trường phái võ học riêng biệt, trở thành tông chủ một phái , võ công đến cảnh đăng phong tạo cực. Trương Chân Nhân - tổ sư sáng lập ra Võ Đang phái chẳng phải là một ví dụ hay sao. Nghĩ thế, cuối cùng Mạnh Phi đã có quyết định: cứ mang tâm pháp nội công của mình ra truyền lại cho Giang Phong, mai này thành tựu như thế nào một phần trông chờ vào ngộ tính và nỗ lực của cậu bé.
Hai người cứ đi mải miết, khi giữa đồng không mông quạnh thì lấy lương khô ra ăn, gặp thôn dân làng mạc thì vào xin ngủ nhờ. Được cái số tiền Kim Trọng đưa cho khá nhiều nên sinh hoạt cũng không lấy làm khó khăn cho lắm. Dần dà cũng được hơn hai tuần trăng, Giang Phong tạm nguôi ngoai phần nào nỗi đau mất cha.
Khi hai người đến bờ phía nam sông Hán, với cước trình thế này Mạnh Phi tính chỉ cần mất khoảng vài ngày đường nữa thì đến nơi. Việc quan trọng trước mắt là tìm mua một ít lương thực và tư trang để có thể ở cố định một chỗ lâu dài. Khi trời đã ngả về chiều, quan sát thấy gương mặt Giang Phong mướt mồ hôi, Mạnh Phi nhìn quanh quất thấy một ngôi miếu hoang ở phía xa thì động tâm suy nghĩ nhanh. Xung quanh không có thôn làng e rằng đêm nay phải lấy ngôi miếu kia làm chốn nghỉ chân, nghĩ thế bèn cùng với Giang Phong đi về ngôi miếu hoang đó.
Hai người ăn lương khô, nói chuyện một hồi, sau một ngày dài vất vả Giang Phong lăn ra ngủ. Mạnh Phi thì trằn trọc không yên, ngửa mặt nhìn qua lỗ thủng của mái ngôi miếu mà băn khoăn. Thi thoảng lại thở dài não nuột, không biết là có tâm sự gì.
Bất chợt Mạnh Phi có cảm giác lớp rơm ở ngôi miếu xao động nhẹ, theo đó một bóng người từ từ tiến vào. Người này râu tóc trắng phơ, da dẻ hồng hào, vận bộ quần áo bằng vải bố màu xám đã rách song vẫn rất sạch sẽ. Trong tay ông ta cầm một hồ lô màu tía nhạt, thần thái xem ra có phần rất đắc chí, vừa đi nghênh ngang vừa ca vang:
“Duy ngã bất quan tang lỗ biến - Sành đầu y cựu tử doanh tôn. “
(Dịch thơ:
Mình ta xem nhẹ sự đời.
Chỉ cần chai rượu không vơi đầu giường)
Ông ta ngâm tới đây, bất chợt đưa mắt nhìn Mạnh Phi và Giang Phong mắt không chớp rồi cười lên ha hả. Mạnh Phi thấy biểu tình của ông ta như thế, linh động tâm cơ thầm nghĩ biết đâu ông ta cũng là một nhân vật võ lâm, thế nên cũng không lấy làm kinh sợ cho lắm. Nghĩ thế bèn giơ cánh tay còn lại làm điệu cung kính nói xong thốt: “Vãn bối là Trần Mạnh Phi cùng đứa cháu tên là Triệu Giang Phong ra mắt tiền bối.”
Ông ta nhìn Mạnh Phi cười nói: “Ha ha không ngờ một hôm gió mát trăng thanh lại có cái vinh dự được hai vị khách ghé thăm tệ xá.”
Tiếng nói của ông ta bất giác làm Giang Phong tỉnh giấc, thiên tính của cậu thích sự náo nhiệt, không kìm được bất giác kêu lên: “Hôm nay bất quá mới mùng hai mùng ba gì đó, gió mát thì có mát nhưng trăng không có thanh. Hi hi, lại còn gọi căn miếu hoang này là tệ xá, lão bá thật đúng là con người vui vẻ.”
Nói đến đây, Giang Phong loáng thoáng nhớ đến hai câu hát vừa rồi của ông ta, tự nhiên hiểu: “Thì ra ông ta là một người yêu rượu điên cuồng.” – Nghĩ thế cậu không kìm được, chỉ tay vào vò rượu của ông ta và nói: “Khách đến mà chủ nhà không mời mọi người được một bữa rượu hay sao?”
Giang Phong nhìn điệu bộ của ông ta đưa hồ lô lên ngửi ngửi, rồi lại ngẩn người ra nhìn Mạnh Phi và Giang Phong, xem chừng bị lời nói của Giang Phong làm tâm cơ chút xao động, nhưng xem chừng điệu bộ vẫn rất quí trọng vò rượu trong tay. Giang Phong thấy thế bèn kêu lên:
“Đông phong tiêu tháp phất cao lâm.
Khuynh tận kiến bôi thoại dạ thâm.”
(Dịch thơ:
Gió đông hiu hắt qua rừng.
Hãy cạn chén rượu gặp mừng đêm thâu!)
Ông ta nghe Giang Phong cất lời như vậy không kìm được, thích thú kêu lên: “Hảo tiểu tử. Bằng chừng này tuổi đầu mà tâm tính thoải mái tự nhiên lắm. Lão phu vô cùng cao hứng.”
Ông ta nói đến đây, lại đưa mắt ngước nhìn vò rượu trên tay, rồi giọng trầm trầm: “Bằng vào câu nói đó, lão phu đã có thiện cảm với ngươi rồi. Bất quá chút rượu này không phải là rượu bình thường. Lão phu phải lao tâm khổ tứ cả mấy năm trời mới thu được chút xíu này. Không phải ai muốn uống là uống được.”
Ông ta nói đến đây mở nút hồ lô, đưa lên mủi ngửi một hơi dài xem chừng thập phần sảng khoái. Rồi lại nhanh chóng đậy nút lại. Mạnh Phi và Giang Phong xem hành động của ông ta tý chốc không nhịn được cười, thầm nghĩ bụng: “Thật là một con người háo rượu hết sức.”
Thế nhưng, hai người bọn họ vừa nghĩ tới đây bất giác một mùi hương thơm nồng lan ra khắp căn miếu hoang, Mạnh Phi thoáng biến sắc. Đây đích thị là hương rượu trong vò của ông ta lan tỏa ra xung quanh, Mạnh Phi cũng từng được kinh qua rất nhiều loại rượu song chưa từng nghe nói có một loại rượu nào mà mùi thơm quyến rũ như thế này.
Nhìn thần thái của Mạnh Phi ông già cười khoái chí, hất hàm hỏi: “Ha ha… sao rồi. Hương thơm của Bách hương vương tửu quả không tệ chứ!” - Lão nói đến đây vẻ mặt mười phần khoái chí: “Rượu này không phải ai muốn uống là uống được. Hà hà... lại có người uống được nhưng lại không thể đuợc uống.”
Ông ta vừa dứt lời bất chợt có tiếng cười ha ha vang lên khắp bốn phương, thoảng như tiếng chuông đồng rót vào tai, lại thoáng như đã đi xa hàng dặm. Thanh âm chưa dứt đã thấy có một hòa thượng mang sa di giới cô trên đầu, tay cầm một cây thiền trượng, mặc tăng bào màu vàng nhạt thong thả bước vào. Người chưa tới mà tiếng nói đã vang lên như chuông đồng: “Hà hà... kể cả lão bằng hữu lâu năm như Tửu tăng đệ đây mà lão tửu quỷ Lý Bách Tiếu cũng không cho nếm chút đỉnh sao?”
Lão tăng nói đến đây chỉ liếc xéo hai người Giang Phong, Mạnh Phi một cái rồi không lưu tâm nữa, mắt dán vào vò rượu trên tay của Lý Bách Tiếu. Về phần Mạnh Phi nghe thấy cái danh tự Lý Bách Tiếu nhất thời biến sắc, lại nghe lão ăn mày có tên là Lý Bách Tiếu kia quát giọng bực dọc: “Không được. Dạng người như Tửu tăng ngươi càng không được nếm.”
Kế đó trừng mắt sẵng giọng, Lý Bách Tiếu nói tiếp: “Hừ! Lần này ngươi đến đây còn có đi kèm với ai nữa?”
Chỉ nghe vị tăng nhân kia cười ha ha: “Lần này một mình Tửu tăng đệ theo hơi rượu mà lần tới đây thôi. Bất quá...” - Nói đến đây lão ta cười to: “Thiết nghĩ không phải chỉ có một mình đệ là có tài đánh hơi rượu. Huống hồ gì hương thơm của Bách hương vương tửu bằng một thì tin đồn về danh tiếng của nó bằng mười. Hà hà hà…”
Mạnh Phi nghe tới đây phút chốc toát hết mồ hôi. Hóa ra lão già cầm vò rượu kia là Thần y Lý Bách Tiếu. Nghe đồn người này y thuật thông thần, được mọi người trên giang hồ tụng xưng là Tái hoa đà, trừ tuyệt chứng mà Diêm Vương đã điểm tử ra, còn không dẫu là tuyệt chứng nhưng chỉ cần qua tay Lý Bách Tiếu có thể cải tử hoàn sinh. Chỉ có điều thân là thần y mà ông ta nay đây mai đó, cứu bệnh tùy duyên chứ không lập phòng bệnh chẩn mạch bốc thuốc.
Mạnh Phi nhiều năm nay dù lăn lộn chốn giang hồ, song gần mười lăm năm nay liên tục ra tay giết mười mấy tên tham quan trừ hại cho dân, vỗn dĩ dính dáng nhiều với quan binh tự nhiên kiến văn về các cao thủ võ lâm cũng không am hiểu nhiều lắm. Nhất thời lần này mới biết hóa ra Lý Bách Tiếu lại háo rượu đến mức ấy. Cũng nào ai ngờ ông già mình gặp mặt đêm nay là Tái Hoa Đà Lý Bách Tiếu. Bấy giờ chỉ nghe Lý Bách Tiếu dỏng tai lên, sau đó hừ lạnh: “Quái nho Triển Tú Sĩ đã đến rồi thì hiện thân ra đi chứ!”
Lý Bách Tiếu vừa nói đến đây, thì chợt có tiếng cười nhẹ nhàng, trước mắt Giang Phong thoáng hoa lên phất phơ một bóng trắng tiêu sái nhẹ lướt vào trong miếu. Chân vừa chạm đất thì tả thủ xòe ra một cái quạt nan thếp đoạn nhẹ phe phẩy, mỉm cười ung dung mà rằng: “Tiểu đệ Triển Tú Sĩ ra mắt nhị vị huynh đài.”
Chỉ thấy vị bạch y nho sĩ này râu ba chòm, dáng vẻ nho nhã, tuổi trạc ngũ tuần, bàn tay ung dung cầm quạt phe phẩy. Mạnh Phi trong lòng lại rúng động lần nữa. Nếu quả thực đây là người mà Mạnh Phi đang phỏng đoán thì cái miếu hoang này đúng thật là nơi Ngọa hổ tàng long. Triển Tú Sĩ danh xưng quái nho, lừng lẫy giang hồ. Người này vì gia thế hiển hách mà được nhận làm kí danh đệ tử phái Võ Đang, võ công của ông ta được đích thân Thanh Hư chân nhân Tiền Bất Phàm truyền thụ. Như vậy ông ta cũng tính là sư đệ của Phong Dương Tử - đương kim chưởng môn phái Võ Đang. Chỉ cái địa vị sư đệ chưởng môn phái Võ Đang đủ biết võ công ông ta ghê gớm thế nào.
Thấy Triển Tú Sĩ đến, ánh mắt Tái Hoa Đà Lý Bách Tiếu có chút bực tức: “Không phải Quái nho đến đây cũng tranh phần rượu với ta chứ?” – Tới đây thấy ông ta hừ nhẹ: “Không biết Triển đại gia có hứng uống rượu từ bao giờ thế.”
Chỉ nghe Triển Tú Sĩ cười: “Tiểu đệ ko có bản lĩnh dám tranh phần rượu của Lý đại ca. Chỉ có điều là Tiểu nữ vốn luyện công bất cẩn, hai mạch Xung khiếu và Huyền kiều có chút không thông. Cầu mong Lý đại ca đến tệ xá ra tay diệu thủ chữa lành bệnh cho tiểu nữ. Được vậy tiểu đệ vô cùng biết ơn.”
Lý Bách Tiếu nghe vậy thì cau giọng: “Không có bản lĩnh thì ko dám tranh. Hừ, nếu ta không đi thì ngươi cướp rượu của ta chắc!”
Nói xong ông ta cười: “Huống hồ vả lại làm gì có chuyện nguy hiểm, Tiểu nha đầu ấy vì nôn nóng nên nhất thời luyện công đốt cháy giai đoạn. Hừ... tuổi còn nhỏ mà hiếu thắng thế thì sau này lớn lên... Ái dà. Lần này ta không chữa đấy, cho nha đầu ấy nếm khổ sở một phen!” – Ông ta nói đến đây gương mặt nhăn lại.
Quái nho Triển Tú Sĩ nghe lão nói đến đây chỉ cười dài: “Có lý nào tiểu đệ lại tham lam thế. Hà hà... Bách Hương vương tửu trân quí như thế nào ai mà chẳng biết chứ. Chỉ là nếu Lý đại ca ngại đích thân đến tệ xá ra tay thì cho tiểu đệ xin một chút là đủ. Nếu có hỗ trợ của Bách hương vương tửu, với chút công lực nhỏ nhoi của tiểu đệ chắc cũng không đến nỗi bất lực.”
Chỉ nghe tiếng ca buồn rầu:
Một lời hẹn bao năm xa cách,
Lòng ta sầu biết trách ai đây?
Muốn bay cùng với ngàn mây,
Lang thang khắp chốn đó đây tìm nàng.
Đêm năm canh bàng hoàng chua xót.
Lời thề xưa lắng lót vành tai,
Khi buồn biết khóc cùng ai
Mùa xuân chỉ thấy hoa mai lệ tràn!
Hỏi khắp thế gian....
Tình ái là chi?
Bao năm biết mấy phân ly,
Miệng cười mà lệ đẫm mi mấy hàng.
Nắng dầm mưa dãi quan san,
Liêu Dương năm đó muôn ngàn khổ đau!
Thương ôi! Một mối tình đầu…
Gặp người một chốc, rồi sầu biệt ly.
Kiều nhi ơi hỡi Kiều nhi!
Ta về chốn cũ nàng đi chốn nào!?
...
Nghe đến đây chợt nghe “tinh” một tiếng vang lên, thì ra là tiếng đàn đứt dây. Hai người loáng thoáng nghe thấy tiếng thở dài não nuột: “Kiều nhi ơi! Biết khi nào ta có thể gặp lại nàng đây!”
Tới đây nghe giọng một người khác: “Đại nhân! Xin người hãy bớt thương tâm!”
Mạnh Phi nghe tiếng đàn đứt dây chợt tỉnh người, trong lòng lại cũng có chút tâm sự. Vốn năm xưa Mạnh Phi đường tình duyên dang dở, yêu người mà có nỗi khổ không thể gặp mặt, muôn vàn tâm sự mà không biết chia sẻ cùng ai, vạn lời nghìn nỗi cô liêu mà chỉ một thân độc khứ độc hành phiêu bạt. Thấm thoắt mười lăm năm trời chỉ tựa nửa kiếp sống thừa, bởi thế cơ hồ lại ngẩn người ra, miệng lẩm bẩm: “Hạ Tuyết! Ta thật là có lỗi với nàng. Nhưng mà nàng có hiểu nỗi khổ của ta chăng?”
Họ Trần trong tim như có muôn vạn vết dao cứa vào, lại nhớ đến Tượng nha phiến có khắc bóng hình của Hạ Tuyết mà thầm tiếc. Thì ra người Mạnh Phi vừa nghĩ đến có tên là Sở Hạ Tuyết, hình nàng có khắc trên một mặt của Tượng nha phiến mà Truy phong hồ điệp Trần Mạnh Phi lúc nào cũng mang theo bên người. Đêm qua trong lúc vạn bất đắc dĩ đành phải dùng nó thay ám khí ném ra cản đường mấy gã họ Yên.
Mạnh Phi bất chợt thầm than: “Số ta thật là bạc hạnh, hết làm Tuyết nhi bặt tích, lại hại đến Triệu đại ca.” - Anh ta nghĩ đến đây cơ hồ không kìm được lệ lại lăn dài trên hai gò má.
Giang Phong thấy biểu tình như thế của Mạnh Phi thì lại nghĩ: “Chắc thúc thúc lại lo nghĩ đến chuyện của phụ thân mà đau lòng.” – Bởi thế bèn giật ống tay áo của Trần Mạnh Phi: “Thúc thúc hãy bớt thương tâm, gác tâm sự lại một bên. Dầu sao mọi việc cũng đã xảy ra rồi!”
Mạnh Phi nghe Giang Phong nói thế, chưa kịp cất tiếng trả lời thì lại nghe tiếng người gảy đàn lên tiếng: “Tiểu Hàn! Ngươi xem ai đang đứng ngoài cửa. Ra mời họ vào đây!”
Có tiếng dạ ran của người có tên Tiểu Hàn kia, kế đó Mạnh Phi chợt thấy một người mặc áo màu xám kiểu phục sức của gia nhân bước ra ngoài. Người này vừa ra mở cổng, thấy bề ngoài đẫm máu của Mạnh Phi thì bất giác la hoảng, không tự chủ lùi lại sau vài bước miệng run run: “Hai người là ai? Đến đây có mục đích gì?”
Mạnh Phi chưa kịp cất tiếng thì thấy một văn nhân mặc thanh y mở cửa bước ra. Người này dáng người dỏng cao, nước da sáng, mang dáng dấp đầy vẻ tao nhã, dù nét buồn tràn ngập song cũng không che được vẻ anh tuấn. Lại nói về người vừa xuất hiện, thoáng trông thấy tình cảnh của Mạnh Phi có chút ngạc nhiên, song không lấy thế làm sợ hãi ngược lại còn vội vã bước ra mở toang cổng: “Không biết vị bằng hữu này ở đâu đến mà nhìn bộ dạng tiều tụy như vậy?”
Mạnh Phi thoáng quan sát thanh y nhân mới xuất hiện, lại nhớ đến cách xưng hô vừa rồi của người tên là Tiểu Hàn, bởi thế cũng chắp tay xá một cái: “Xin lỗi đã làm quấy quả nhã hứng của đại nhân khiến đàn đứt dây mà lời ca dang dở. Chỉ có điều là...”
Nói đến đây Mạnh Phi ấp úng: “Tại hạ tên gọi là Hạ Sở, đi cùng với điệt nhi đến Tô Châu. Nào ngờ giữa đường gặp cướp, vật lộn một phen may cùng với đứa cháu thoát thân được. Vì thế nên mới mang thương tích thế này. Chỉ là đến đây xin nghỉ nhờ một xíu, nếu có thể xin chút lương thực và nước uống lót dạ thí tốt quá.”
Người chủ nhân căn nhà kia nghe thấy thế đưa mắt quan sát Giang Phong, sau đó cất giọng ôn tồn: “Vị huynh đài này xin đừng khách khí như vậy. Tại hạ họ Kim, tên Trọng. Vừa rồi đàn đứt dây là do trong lòng tại hạ không được tốt, tuyệt nhiên không liên quan gì đến Hạ Sở huynh cả.”
Lại nghe tới lời họ Trần vừa nói, Kim Trọng tiếp lời: “Hai người đã đến đây thì cứ ở đây an tâm nghỉ ngơi chờ khi thương thế bình phục hoàn toàn rồi hãy lên đường.” Biểu tình chàng ta rất tin tưởng ở sự lương thiện của hai người Mạnh Phi – Giang Phong, hoàn toàn rất chân thành.
Tới đây, Kim Trọng liền cất tiếng gọi người được gọi là Tiểu Hàn tới phân phó: “Ngươi xem bố trí cho hai vị khách tắm rửa thay đổi y phục rồi dùng cơm.”
Mạnh Phi nghe vậy lên tiếng cảm ơn: “Xin cám ơn lòng tốt của Kim huynh.”
Kim Trọng nghe vậy cười xòa: “Huynh đài đừng có khách khí. Ài! Tại hạ có chút việc nên vào phòng nghỉ ngơi sớm. Xin Hạ huynh cứ tự nhiên.” – Họ Kim nói rồi phất ống tay áo cất bước đi vào.
Mạnh Phi và Giang Phong theo Tiểu Hàn đi sâu vào trong tiểu trúc, bước qua một hành lang hẹp là một căn phòng bài trí khá đơn sơ song vẫn toát lên vẻ tao nhã hiếm thấy. Có một bộ kỉ bằng ghế mây giản dị mà tinh tế, ở trên là bốn bức Họa thi được viết theo lối chữ Triện. Hai bên lại có hai bức Thập bát học sinh đồng, nét vẽ vô cùng sinh động và tỉ mỉ. Tuy nhiên vào lúc này tâm trạng hai người rối bời nào đâu còn lòng dạ nào quan sát xung quanh.
Người gia nhân có tên là Tiểu Hàn không nói gì, lẳng lặng chú ý quan sát vết thương của Mạnh Phi mặt khẽ nhăn lại. Một lát y mang ra cho Mạnh Phi vải bố trắng và kim sáng dược để cầm máu, lại đưa cho Mạnh Phi một bộ quần áo màu xanh nhạt, khẽ nói: “Đây là trang phục của Kim đại nhân, người bảo ta mang đến cho ngươi.” – Kế đó lại tiếp lời: “Ngươi đang gặp vết thương chí mạng không tiện tắm rửa chi bằng lau qua người rồi thay trang phục.”
Y nói đến đây đưa mắt nhìn Giang Phong, ánh nhìn vừa mang vẻ ái ngại lại vừa mang vẻ thương cảm song chỉ lặng im không nói gì, theo đó lát sau bước ra ngoài.
Giang Phong vào lúc này thẫn thờ, trong người cảm thấy vô cùng mệt mỏi, lúc nào trước mắt cậu cũng hiện lên thảm cảnh Triệu Vũ bị Yên Nhất đâm ngập cán đao, hai tay phụ thân ôm chặt lấy Yên Nhất mà miệng thì gào lên kêu Mạnh Phi thoát thân. Nhất thời Giang Phong như kẻ mất hồn, hôm qua phụ thân còn đó mỉm cười mà thoáng chốc đã về nơi chín suối. Cả người cậu vừa run lên, đôi mắt mở ra thất thần đau đớn.
Mạnh Phi dùng kim sáng dược để cầm máu nơi vết thương. Sau khi thay y phục xong cảm thấy khá vừa vặn, lát đưa mắt nhìn Giang Phong thấy biểu tình của cậu mà tan nát cõi lòng, trong lòng vụt qua muôn vàn suy nghĩ: “Bản thân ta thật quá đáng trách, lúc nào cũng luôn cố gắng giữ những qui củ cứng nhắc để rồi hôm qua chuốc lấy bi thương.”
Nghĩ đến đây Mạnh Phi run lên: “Triệu đại ca đã hi sinh tính mạng, nhất định khi ta còn một hơi thở thề quyết bảo vệ cho Phong nhi.” Kế đó một lát anh ta nghiến răng: “Ta thề băm xác mấy tên súc sinh kia mới hả giận.”
Ý nghĩ trả thù hiện ra trong đầu thì cùng lúc nhớ lại chuyện tối qua, sực nghĩ: “E nơi đây cũng vẫn còn ở Tô Châu. Sợ rằng bọn chúng lần ra được đến nơi thì khốn. Chỉ hiềm là vào lúc này ta chẳng còn chút hơi sức nào.” – Kế theo đó một lượt ý tưởng khác thoáng chốc hiện ra: “Có khi nào làm theo lời nói của Phong nhi được không nhỉ. Phao tin sẽ dùng Thái cực lưỡng nghi đồ ra đổi lấy mấy cái đầu của lũ súc sinh ấy.” Nghĩ một lúc, họ Trần động dung thở dài, thần thái phức tạp:” Ta thật ngớ ngẩn quá. Đó là những lời lẽ mà Phong nhi đã mang ra mê hoặc mấy tên kia. Huống hồ giờ này ta đã mất một tay, nếu người khác được tin ta đang giữ trong mình Thái cực lưỡng nghi đồ thì thật là rắc rối.”
Bao nhiêu suy nghĩ diễn ra một lượt trong đầu, lúc nhìn lại thì thấy Giang Phong đã ngủ tự lúc nào, đầu cậu hơi ngửa về sau chiếc ghế mây. Mạnh Phi chú ý quan sát thấy gương mặt Giang Phong ánh lên một nét cười, kế đó chuyển qua vẻ lo lắng rồi sau nữa, qua một khắc thời gian thấy Giang Phong líu lưỡi, kêu gào: “Phụ thân. Người đừng bỏ Phong nhi một mình…” Tới đây cậu bé giật mình tỉnh giấc, gương mặt đẫm lệ.
Mạnh Phi đưa cánh tay còn lại ôm Giang Phong đoạn khẽ xoa đầu an ủi: “Phong nhi đừng quá đau lòng. Có Trần thúc đây quyết sẽ không bao giờ để ai bắt nạt cháu nữa!”
Giang Phong nghe xong câu nói này, lúc này không kìm được ôm lấy Mạnh Phi òa lên nức nở, tiếng khóc thê lương và đau xót muôn phần, tiếng khóc như ai như oán làm người ta đau đớn tâm can. Thật rõ là: nghĩa bạt can vân, duyên tao ngộ một thoáng mà như quen biết tam sanh, thảm biến một khắc mà như ngàn năm đổ lệ.
Hai người đang ôm nhau khóc thì bất chợt tiếng đàn lại vang lên, thì ra là Kim Trọng nghe thấy tiếng khóc bèn gảy đàn. Chỉ nghe những âm thanh mơ màng như đưa Mạnh Phi đến một thảm cỏ xanh bát ngát, lát lại trầm nhẹ như cơn gió lả lướt trên mặt hồ tĩnh lặng, thoáng qua khẽ xao động như con thuyền câu nhẹ dập dềnh trên mặt sông. Nhất thời tiếng đàn làm tâm hồn Mạnh Phi và Giang Phong có chút thư thái.
…
Mạnh Phi đang ngẩn ngơ mơ màng thì bên tai chợt nghe tiếng Giang Phong lẩm bẩm: “Thoạt có vẻ bình thủy mà mất vẻ tự nhiên. Cảnh tĩnh mà lòng không tĩnh, cố gắng khiên cưỡng xa lánh hồng trần nhưng ý chẳng thể thoát tục, lòng muốn vô định song tâm chưa dứt niệm. Nói muốn nhưng thực tâm không muốn thì có cố cũng chỉ là khiên cưỡng...”
Mạnh Phi ngạc nhiên quay đầu lại thì thấy Giang Phong lúc này mặt đã ráo lệ, nói nhẹ vào tai Mạnh Phi: “Trần thúc à! Vẻ như vị đại nhân này có chuyện buồn đè nặng tâm can, song lại vì chuyện của chúng ta mà gảy khúc đàn này, chỉ e rằng đang cố làm lòng người khác thanh tĩnh mà làm lòng mình rối loạn càng thêm rối loạn.”
Thì ra nguyên do Triệu Vũ là một người vô cùng tài hoa, không phải ngẫu nhiên mà ông được người ta ví như Tư Mã Tương Như. Ông đặc biệt am hiểu về âm luật và cổ cầm, từ khi hiền thê qua đời, ông dành rất nhiều thời gian cho nhi tử. Mỗi khi rảnh rỗi thường gảy đàn cho Giang Phong nghe, đồng thời còn bắt cậu bé nhận xét về tiếng đàn. Lâu dần thành thói quen, lần này khi nghe tiếng đàn của Kim Trọng nhất thời Giang Phong buột miệng mà nói ra kiến giải của mình về tiếng đàn.
Giang Phong vừa nói đến đây bất chợt tiếng đàn câm bặt, lại có tiếng thở dài não nuột: “Không ngờ hai người lại am hiểu về âm luật như vậy. Đáng cười cho tại hạ múa rìu qua mắt thợ, toan tìm một cầm khúc để trấn lặng lòng người ai dè...”
Mạnh Phi ngạc nhiên quay sang phía Giang Phong: “Phong nhi còn nhỏ tuổi mà đã có kiến giải sâu sắc như vậy. Mình cũng biết chút về âm luật mà hóa ra không đủ am hiểu bằng một cậu bé.”
Chỉ nghe Giang Phong cười buồn bã: “Mỗi lần rảnh, phụ thân thường gảy đàn cho cháu nghe. Rồi người còn dạy cháu chút ít về cầm phổ.” Nói đến đây hai mắt rưng rưng cơ hồ lại rơi lệ, nhẹ giọng nói với Trần Mạnh Phi: “Chủ nhân nơi này đang chìm trong nỗi thương tâm, sầu muộn. E rằng chúng ta còn ở đây sẽ khiến lòng người này rối loạn mà không thể tĩnh tâm lại được. Trần thúc à! Chi bằng tranh thủ nghỉ ngơi rồi rời khỏi nơi này thôi.”
Mạnh Phi nghe được trầm người: “Không ngờ Phong nhi chỉ mười mấy tuổi đầu mà tinh tế như vậy. Hơn nữa lúc nào cũng nghĩ tới người khác trước khi nghĩ đến mình.” – Bởi thế nghĩ đến đây Mạnh Phi động tâm cơ: “Phải rồi. Chỉ e rằng bây giờ đã có lệnh dụ phủ nha truy bắt mình bố cáo khắp nơi rồi. Ngày trước thì không sao, chỉ là bây giờ mọi việc phải suy trước tính sau cho cặn kẽ.”
Bất chợt họ Trần vô tình nhìn về phía bả vai cụt, nhất thời ngẩn người ra: “Bây giờ với thương tích thế này rất dễ nhận diện. Hơn nữa võ công không được nửa phần như xưa, lại còn lo chiếu cố quan tâm đến Phong nhi nữa, e là gặp phải quan bình lành ít dữ nhiều.” Nghĩ đến đây có chút lo lắng gấp gáp: “Chi bằng tranh thủ nghỉ ngơi, tích chút sức lực đưa Phong nhi rời khỏi Tô Châu càng xa càng tốt.”
Mạnh Phi vừa đưa ra quyết định thì chợt thấy tiếng gõ cửa, Kim Trọng tay cầm một cây đàn bước vào: “Xin thứ cho tại hạ đã quấy rầy sự thanh tĩnh của hai người. Song quả thực được nghe những lời chỉ giáo ấy mà Kim mỗ như sáng ra được rất nhiều. Không ngờ Hạ Sở huynh lại là một đại sư trong Cầm nghệ.”
Mạnh Phi nghe thế thì ngẩn người ra, lát định thần ra mới nhớ là mình dùng cái tên là Hạ Sở. Khi anh ta vừa kịp nhớ ra thì Kim Trong đã đưa tay cung kính vái Mạnh Phi, giọng khẽ khàng buồn rầu: “Năm xưa tại hạ có gặp gỡ một tri kỉ. Cùng nàng sáng tối bàn âm luât, luận nhân sinh. Nhưng hỡi ôi…”
Nói đến đây giọng Kim Trọng trở nên vô cùng thê lương: “Bây giờ ngàn vạn chia cắt, vật cũ còn đây mà người xưa đâu mất, chỉ biết nghe tiếng đàn mà nhớ đến cố nhân. Tại hạ đã nghe rất nhiều người tấu khúc Phượng cầu hoàng, bản thân cũng nhiều lần thử... song chưa lần nào cảm nhận được giai điệu ngày xưa. Lần này... tại hạ xin tấu khúc nhạc đó, dám mong Hạ huynh chỉ giáo cho đôi điều.” - Kim Trọng nói đến đây thì sa nước mắt.
Mạnh Phi đỏ mặt: “Vốn dĩ người này thật là đa tình hết sức. Bất quá mình...”
Họ Trần nghĩ đến đây đưa mắt liếc Giang Phong một cái, hơi nhẹ cúi đầu: “Kim huynh đã nhầm người rồi. Sự thực thì người vừa nói đích xác là tiểu điệt.” - Nói rồi đưa tay chỉ Giang Phong.
“Là cậu bé này ư?” - Kim Trọng giật mình. Nhìn lại thì Giang Phong chỉ tầm mười ba mười bốn tuổi, vẻ mặt mệt mỏi tràn ngập nét bi thương, phục trang lấm tấm máu. Thấy Giang Phong cúi đầu ấp úng, lại nhìn đến vết máu dính trên áo Giang Phong và bả vai của Mạnh Phi, nhất thời Kim Trọng ngượng ngập: “Thứ cho tại hạ lắm chuyện. Thật là... không tìm đúng thời điểm rồi.”
Kim Trọng nói đến đây thì vẻ mặt rầu rĩ: “Xin Hạ huynh và tiểu huynh đệ này thoải mái tĩnh tâm. Tại hạ xin phép cáo lui.” – Nói xong bâng quơ ôm chặt cổ cầm trong lòng lùi ra cửa.
Giang Phong thấy điệu bộ của Kim Trọng như vậy bất giác nghĩ đến cha mình. Bề ngoài phóng khoáng , hào khí là thế nhưng mỗi khi một mình lại mang di ảnh vợ ra ngắm nghía, liên tục thở dài chua xót. Ý nghĩ vụt thoáng qua trong đầu, Giang Phong vội giật giọng: “Xin thúc thúc dừng bước. Cháu có một vài lời muốn nói với thúc thúc.”
Kim Trọng nghe thấy thế vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, ôm cây đàn tiến vào. Chỉ nghe Giang Phong nói: “Cháu chỉ biết chút ít, đây cũng chỉ là những lời nghe được từ cha cháu. Có mấy lời mong thúc thúc đừng chê cười.”
Nói đến đây, thấy biểu tình chăm chú của Kim Trọng, Giang Phong lại nhẹ nhàng tiếp lời: “Gảy đàn muốn thuần thì lòng phải tĩnh, muốn tiếng đàn mang niệm thì tâm phải có ý. Trừ bậc thần tiên tấu nhạc, muốn tiếng đàn có thần thì hồn người phải có niệm. Khúc Tư Mã Phượng Cầu vốn là tiếng đàn biểu sự si mê của Tư Mã Tương Như với Trác Văn Quân. Lại như khúc nhạc phải có sự giao hòa giữa sự tương tư và mong ước, chú trọng ở một chữ cầu nhưng mà là cầu người kề cạnh, là đối tượng để bày tỏ nỗi tương tư mong nhớ...”
Giang Phong nói đến đây có chút ấp úng: “Chỉ là giờ này thúc thúc và người tri kỉ ngàn dặm xa cách. Có cầu nhưng trong niệm biết khó, chỉ luyến mà trong tâm ngập sầu... Như vậy, như vậy... càng cố thì tiếng đàn càng lạc nhịp. Làm sao mà còn có thể gảy khúc Phượng cầu hoàng được như ngày xưa. Chỉ e một chút đau buồn mà dây “thương” so thành dây “chủy”, đôi lúc đôi cả dây “văn” và dây “võ” cùng rung một điệu. Cứ cố khiên cưỡng sẽ khiến sầu ngày càng sầu thêm mà thôi.”
Giang Phong vẻ mặt buồn rầu: “E rằng thúc cũng biết điều này.... chỉ là nhất thời trong lòng cố tình không chịu chấp nhận mà thôi.”
Kim Trọng sững người nhìn Giang Phong, sau đó cúi đầu ngẩn ngơ nhìn cây Thất huyền cầm trên tay như kẻ mất hồn, cuối cùng buông ra tiếng thở dài não nuột. Đoạn như quên mất cả sự xuất hiện của hai người Mạnh Phi và Giang Phong trong phòng, Kim Trọng đưa bàn tay vuốt nhẹ mặt bên của cây Thất huyền cầm, mặt tràn ngập nhớ nhung. Mạnh Phi không kìm được tò mò, nhất thời liếc mắt quan sát chỉ thấy mặt bên cây đàn nhạt một mầu hồng, khắc lên ba chữ: Vương Thúy Kiều - nét thảo uốn lượn vô cùng tinh tế, làm Mạnh Phi hiểu ra: Chắc hẳn người tri kỉ của Kim Trọng tên là Vương Thúy Kiều.
Mạnh Phi vừa nghĩ đến đây bất chợt hình ảnh Sở Hạ Tuyết hiện về rõ mồn một trong đầu, đưa mắt nhìn xuống mới sực nhớ mình đã lạc mất cây Tượng nha phiến, nhất thời cũng liền ngẩn ngơ mặt tràn đầy tâm sự. Trong khoảnh khắc không khí trong phòng chùng xuống. Được một hồi, Kim Trọng chợt lên tiếng: “Không ngờ vị tiểu huynh đệ này niên kỉ còn nhỏ mà tinh thâm âm luật đến nhường ấy, nghe một khúc nhạc nửa vời lại suy ra được tâm sự của người. Lại căn vào biểu cảnh mà đoán được nhạc lý. Thật là....”
Thấy tâm tư của Kim Trọng như vậy, nhớ lại lời Giang Phong nói vừa rồi Mạnh Phi khẽ lời: “Hai người bọn tại hạ chỉ cần nghỉ ngơi ở đây nửa ngày. Chiều nay có chút công việc cần phải lên đường ngay. Nhân tiện đây xin cám ơn lòng tốt của Kim huynh.”
Kim Trọng nghe mấy lời của Mạnh Phi như vậy khẽ buồn rầu: “Nếu hai người có việc quan trọng cần phải đi thì cứ tùy tiện. Nhược bằng không có thể ở đây an tâm tĩnh dưỡng!”
Kim Trọng quay mặt ra ngoài lớn giọng: “Tiểu Hàn, hãy mau chóng dọn cơm cho khách rồi thu xếp chỗ nghỉ ngơi cho họ.”
Nói đến đây thì ho sù sụ không ngớt, Tiểu Hàn từ ngoài bước vào: “Đại nhân giữ gìn sức khỏe. Tới giờ uống thuốc rồi. Mọi việc xin cứ để cho nô tài thu xếp!” - Nói rồi đưa tay đỡ lấy Kim Trọng.
Mạnh Phi thấy thế thì lên tiếng: “Đã có vị bằng hữu này chu toàn mong Kim huynh cứ yên tâm nghỉ ngơi.”
Kim Trọng nghe vậy cũng không tiện nói nhiều, đưa tay vào trong ống tay áo: “Hôm qua hai người Hàn huynh gặp phải tai ương. Tại hạ không có nhiều, đây chỉ là chút đỉnh gọi là tấm lòng mong Hạ huynh nhận lấy.”
Mạnh Phi toan tìm lời từ chối, bất giác nhớ lại chút ngân lượng còn sót lại trong người đã lạc đi đâu mất, lại nhớ hoàn cảnh hiện tại, nhất là còn có Giang Phong nữa trong lòng thầm nghĩ: “Việc gì cứ phải khách sáo với những quan niệm cố chấp thế. Kim Trọng cũng chỉ có ý tốt!” Mạnh Phi nghĩ đến đây cũng không khách khí nữa bèn đưa tay nhận lấy, cất tiếng cảm kích: “Tại hạ cũng không khách sáo nữa. Xin cảm ơn thịnh tình của Kim huynh.”
Kim Trọng thấy vậy nở một nụ cười vui vẻ, đưa mắt nhìn Giang Phong một lần nữa đoạn nhẹ giọng: “Thứ cho tại hạ buổi chiều không tiễn. Xin phép cáo biệt, giờ đây tại hạ về phòng luôn!” – Nói xong tay ôm chặt chiếc đàn lê bước đi.
Mạnh Phi và Giang Phong đã vô cùng mỏi mệt, cho nên khi Tiểu Hàn dọn cơm lên hai người ăn xong lăn ra ngủ một mạch. Không rõ đã trải qua bao nhiêu khắc thời gian, Mạnh Phi là người đầu tiên tỉnh dậy, quay đầu sang nhìn thấy Giang Phong đang say ngủ, trên khóe mắt ẩn ước vài giọt lệ bất giác cất tiếng thở dài. Lại qua một khoảng thời gian nữa, Mạnh Phi đưa mắt nhìn ra cửa sổ thấy trời đã xế chiều, ánh tà dương nhẹ luồn qua mành cửa mờ mờ ảo ảo. Mạnh Phi bèn quyết định đánh thức Giang Phong dậy: “Phong nhi. Cháu phải dậy thôi. Chúng ta phải đi khỏi đây càng xa càng tốt.”
Giang Phong mở mắt tỉnh dậy, nhìn Mạnh Phi lại chợt nhớ đến hoàn cảnh hiện tại, trong lòng thương tâm ngàn vạn cay đắng lại muốn khóc một chập nữa. Bất quá lại nhìn vẻ mặt khổ não âu sầu của Mạnh Phi lòng chợt se lại, tự nhủ: “Ta phải mạnh mẽ lên. Dầu sao cha cũng đã mất rồi, không thể cứ thương tâm khóc lóc mãi thế được, không thể để Trần thúc thêm ưu phiền sầu muộn nữa.” – Tới đây cậu bé cố lấy vẻ mặt tươi tỉnh, đứng lên.
Hai người vừa bước ra khỏi phòng thì thấy người gia nhân có tên là Tiểu Hàn đứng chờ ở ngoài căn phòng, trên tay y là hai túi hành trang. Nhìn thấy Mạnh Phi và Giang Phong bước ra thì bèn lên tiếng: “Hai vị đã ra đi. Đây có vài bộ y phục và một ít lương khô, hai người cầm theo tiện cho việc lên đường.”
Mạnh Phi thấy Kim Trọng chu đáo như vậy bất giác trong lòng vô cùng cảm thán, ngân lượng ban sáng cũng đã nhận rồi nên lần này cũng không tiện từ chối bèn một lượt thu lấy rồi lên tiếng cảm ơn. Tiểu Hàn cũng khá chu đáo, không biết chỉ trong nửa ngày y kiếm đâu được mấy bộ y phục niên thiếu vừa tầm Giang Phong, khi đưa cho Giang Phong thay thì thấy cậu bé cẩn thận gói bộ y phục cũ loang vết máu lại rồi cất rất cẩn thận. Mạnh Phi lờ mờ đoán rằng: bộ y phục đó có thể là quà tặng của Triệu Vũ, hai là Giang Phong muốn gìn giữ nó lại để nhớ kĩ mối thù này nhưng cũng không tiện hỏi nhiều. Vào lúc này nhất thời cùng Giang Phong lên đường, trong lòng chỉ một mực tìm cách rời đi nơi này càng xa càng tốt.
Đêm hôm ấy hai người nhất loạt không ngủ, bôn tẩu một mạch. Mạnh Phi thân là một người trong võ lâm, dù có cụt một tay nhưng vẫn còn lại vài phần bản lĩnh, lại quen nay đây mai đó nhất thời không cảm thấy vấn đề gì. Về phần Giang Phong, chỉ là một thiếu niên chưa đầy mười bốn tuổi, từ nhỏ sống trong cảnh có người hầu hạ, hơn nữa thể chất lại hư nhược nên cảm giác vô cùng mệt mỏi với chuyến đi dài. Song Giang Phong thiên tính vô cùng quật cường, quyết tâm không để mình trở thành mối bận tâm của Mạnh Phi nên không có nửa tiếng kêu than, kiên cương dụng hết sức lực. Mạnh Phi cũng hiểu rõ điều đó, lại thầm nghĩ nhân tiện qua dịp này rèn luyện thể lực Giang Phong, tiện cho việc truyền thụ võ nghệ sau này. Mãi đến khi Giang Phong không thể chi trì được nữa mới dừng lại nghỉ ngơi.
Trên đường bôn hành, Mạnh Phi vừa đi vừa thầm tính toán: bằng vào khả năng của mình hiện nay, công lực tiêu hao còn phân nửa. Đã vậy lại còn mất một cánh tay, nhất thời bây giờ tìm cách trả thù vội vã e chỉ là kế sách của kẻ thất phu. Quân tử báo thù mười năm chưa muộn, huống hồ suy đi tính lại kẻ chủ mưu giật giây tất cả phía sau là tên cẩu quan Hồ Lăng còn đó, nhất thời nếu dứt dây động rừng e rằng chỉ sợ mình lẫn Giang Phong đều không giữ được tính mạng. Điều khả dĩ nhất bây giờ là tìm một nơi an toàn để có thể yên tâm chiếu cố Giang Phong, sau đó từ từ tìm cách trả thù. Nghĩ đến chuyện năm xưa, Mạnh Phi quyết định đưa Giang Phong đi đến dưới chân núi Thái Hòa rèn luyện võ công. Thật là không ngờ câu chuyện một hai đòi học cái trò “phi đũa” mà đã trở thành ra hoàn cảnh này, Mạnh Phi cũng không biết nên buồn hay vui.
Lại nghĩ đến việc truyền thụ võ nghệ cho Giang Phong, trong lòng Mạnh Phi có chút phiền muộn. E rằng con đường võ học của Giang Phong có chút chông gai. Nếu may mắn thì cũng phải mất mười mấy năm trời khổ lực may ra mới được tính là một cao thủ chân chính. Mạnh Phi dù tự hiểu được Giang Phong quyết tâm và nghị lực có thừa, song một là cơ thể hư nhược, thứ nữa là học võ hơi muộn, thứ ba suy đi tính lại Mạnh Phi cũng chưa phải xem được là một đại cao thủ.
Chân thành mà nói, điều làm nên tiếng tăm lừng lẫy Truy phong hồ điệp Trần Mạnh Phi đó chính là bộ pháp Hồ điệp xuyên hoa ảo diệu tuyệt luân. Nhớ năm xưa, khi còn thanh niên, một lần Mạnh Phi ra tay nghĩa hiệp song gặp phải đối thủ khá mạnh, lần đó chỉ chút nữa vong mạng trong tay ác tặc. May thay đột nhiên hiện ra một vị vô danh tiền bối, người này thật đúng là tuyệt thế cao thủ hàng thật giá thật. Không những ông ta đã cứu giúp Mạnh Phi một cái mạng, đồng thời còn truyền cho Mạnh Phi một bộ pháp thần kì nhưng bắt phải lập thệ rằng: Trước khi được sự đồng ý của ông, Mạnh Phi không được mang bộ pháp này truyền cho ai.
Tính ra mà nói, tâm pháp nội công của Mạnh Phi dù miễn cưỡng cũng có thể xem là công pháp tốt, tuy nhiên nếu đem so với Thái Cực thần công của Võ Đang, Dịch cân kinh của Thiếu Lâm.. thì còn thua xa. Hơn nữa đối với người tu luyện võ đạo, tâm pháp nội công lại được xem là cái gốc. Gốc có vững, căn cơ có sâu thì võ công mới có thể thành tựu được.Như vậy, nếu nội công không thuần, không vững thì trừ ra có chiêu thức tinh kì mới có thể khắc chế được đối phương có công lực cao hơn mình. Giang Phong nếu bắt đầu từ bây giờ luyện võ, cơ thể lại hư nhược nếu muốn có thành tựu hơn người thì nhất thiết phải học được một tâm pháp tu luyện nội công hàng đầu, hai là gặp được kì tích làm nội công đột biến song xem ra điều thứ nhất thì cực khó, điều thứ hai xem chừng lại càng viển vông. Con đường võ học khó có đường tắt, đa phần một thân bản lĩnh đều bắt nguồn từ sự nỗ lực của bản thân, hoặc giả gặp được kì tích. Nhắc đến hai chữ “kì tích” không hiểu sao Mạnh Phi lại nghĩ đến Thái cực lưỡng nghi đồ.
Nghĩ vòng quanh luẩn quẩn một hồi Mạnh Phi chợt tự cười bản thân mình. Đột nhiên không hiểu sao trong đầu lại nảy sinh ra ý muốn tài bồi gấp rút Giang Phong một thân bản lĩnh cao cường để cậu đích thân trả thù cho Triệu Vũ. Nhất loạt bao nhiêu ý chuyển biến đổi, nhớ lại lời của vị tiền bối cao thủ khi xưa: võ công thành tựu phần lớn là do nỗ lực, nhưng mà ngộ tính cũng tuyệt không kém phần quan trọng. Có người dù suốt đời cố gắng nỗ lực hết mình song tuyệt nhiên vẫn không thể trở thành một cao thủ chân chính được. Lại có người thiên tư thông tuệ, tự mình sáng tạo ra một trường phái võ học riêng biệt, trở thành tông chủ một phái , võ công đến cảnh đăng phong tạo cực. Trương Chân Nhân - tổ sư sáng lập ra Võ Đang phái chẳng phải là một ví dụ hay sao. Nghĩ thế, cuối cùng Mạnh Phi đã có quyết định: cứ mang tâm pháp nội công của mình ra truyền lại cho Giang Phong, mai này thành tựu như thế nào một phần trông chờ vào ngộ tính và nỗ lực của cậu bé.
Hai người cứ đi mải miết, khi giữa đồng không mông quạnh thì lấy lương khô ra ăn, gặp thôn dân làng mạc thì vào xin ngủ nhờ. Được cái số tiền Kim Trọng đưa cho khá nhiều nên sinh hoạt cũng không lấy làm khó khăn cho lắm. Dần dà cũng được hơn hai tuần trăng, Giang Phong tạm nguôi ngoai phần nào nỗi đau mất cha.
Khi hai người đến bờ phía nam sông Hán, với cước trình thế này Mạnh Phi tính chỉ cần mất khoảng vài ngày đường nữa thì đến nơi. Việc quan trọng trước mắt là tìm mua một ít lương thực và tư trang để có thể ở cố định một chỗ lâu dài. Khi trời đã ngả về chiều, quan sát thấy gương mặt Giang Phong mướt mồ hôi, Mạnh Phi nhìn quanh quất thấy một ngôi miếu hoang ở phía xa thì động tâm suy nghĩ nhanh. Xung quanh không có thôn làng e rằng đêm nay phải lấy ngôi miếu kia làm chốn nghỉ chân, nghĩ thế bèn cùng với Giang Phong đi về ngôi miếu hoang đó.
Hai người ăn lương khô, nói chuyện một hồi, sau một ngày dài vất vả Giang Phong lăn ra ngủ. Mạnh Phi thì trằn trọc không yên, ngửa mặt nhìn qua lỗ thủng của mái ngôi miếu mà băn khoăn. Thi thoảng lại thở dài não nuột, không biết là có tâm sự gì.
Bất chợt Mạnh Phi có cảm giác lớp rơm ở ngôi miếu xao động nhẹ, theo đó một bóng người từ từ tiến vào. Người này râu tóc trắng phơ, da dẻ hồng hào, vận bộ quần áo bằng vải bố màu xám đã rách song vẫn rất sạch sẽ. Trong tay ông ta cầm một hồ lô màu tía nhạt, thần thái xem ra có phần rất đắc chí, vừa đi nghênh ngang vừa ca vang:
“Duy ngã bất quan tang lỗ biến - Sành đầu y cựu tử doanh tôn. “
(Dịch thơ:
Mình ta xem nhẹ sự đời.
Chỉ cần chai rượu không vơi đầu giường)
Ông ta ngâm tới đây, bất chợt đưa mắt nhìn Mạnh Phi và Giang Phong mắt không chớp rồi cười lên ha hả. Mạnh Phi thấy biểu tình của ông ta như thế, linh động tâm cơ thầm nghĩ biết đâu ông ta cũng là một nhân vật võ lâm, thế nên cũng không lấy làm kinh sợ cho lắm. Nghĩ thế bèn giơ cánh tay còn lại làm điệu cung kính nói xong thốt: “Vãn bối là Trần Mạnh Phi cùng đứa cháu tên là Triệu Giang Phong ra mắt tiền bối.”
Ông ta nhìn Mạnh Phi cười nói: “Ha ha không ngờ một hôm gió mát trăng thanh lại có cái vinh dự được hai vị khách ghé thăm tệ xá.”
Tiếng nói của ông ta bất giác làm Giang Phong tỉnh giấc, thiên tính của cậu thích sự náo nhiệt, không kìm được bất giác kêu lên: “Hôm nay bất quá mới mùng hai mùng ba gì đó, gió mát thì có mát nhưng trăng không có thanh. Hi hi, lại còn gọi căn miếu hoang này là tệ xá, lão bá thật đúng là con người vui vẻ.”
Nói đến đây, Giang Phong loáng thoáng nhớ đến hai câu hát vừa rồi của ông ta, tự nhiên hiểu: “Thì ra ông ta là một người yêu rượu điên cuồng.” – Nghĩ thế cậu không kìm được, chỉ tay vào vò rượu của ông ta và nói: “Khách đến mà chủ nhà không mời mọi người được một bữa rượu hay sao?”
Giang Phong nhìn điệu bộ của ông ta đưa hồ lô lên ngửi ngửi, rồi lại ngẩn người ra nhìn Mạnh Phi và Giang Phong, xem chừng bị lời nói của Giang Phong làm tâm cơ chút xao động, nhưng xem chừng điệu bộ vẫn rất quí trọng vò rượu trong tay. Giang Phong thấy thế bèn kêu lên:
“Đông phong tiêu tháp phất cao lâm.
Khuynh tận kiến bôi thoại dạ thâm.”
(Dịch thơ:
Gió đông hiu hắt qua rừng.
Hãy cạn chén rượu gặp mừng đêm thâu!)
Ông ta nghe Giang Phong cất lời như vậy không kìm được, thích thú kêu lên: “Hảo tiểu tử. Bằng chừng này tuổi đầu mà tâm tính thoải mái tự nhiên lắm. Lão phu vô cùng cao hứng.”
Ông ta nói đến đây, lại đưa mắt ngước nhìn vò rượu trên tay, rồi giọng trầm trầm: “Bằng vào câu nói đó, lão phu đã có thiện cảm với ngươi rồi. Bất quá chút rượu này không phải là rượu bình thường. Lão phu phải lao tâm khổ tứ cả mấy năm trời mới thu được chút xíu này. Không phải ai muốn uống là uống được.”
Ông ta nói đến đây mở nút hồ lô, đưa lên mủi ngửi một hơi dài xem chừng thập phần sảng khoái. Rồi lại nhanh chóng đậy nút lại. Mạnh Phi và Giang Phong xem hành động của ông ta tý chốc không nhịn được cười, thầm nghĩ bụng: “Thật là một con người háo rượu hết sức.”
Thế nhưng, hai người bọn họ vừa nghĩ tới đây bất giác một mùi hương thơm nồng lan ra khắp căn miếu hoang, Mạnh Phi thoáng biến sắc. Đây đích thị là hương rượu trong vò của ông ta lan tỏa ra xung quanh, Mạnh Phi cũng từng được kinh qua rất nhiều loại rượu song chưa từng nghe nói có một loại rượu nào mà mùi thơm quyến rũ như thế này.
Nhìn thần thái của Mạnh Phi ông già cười khoái chí, hất hàm hỏi: “Ha ha… sao rồi. Hương thơm của Bách hương vương tửu quả không tệ chứ!” - Lão nói đến đây vẻ mặt mười phần khoái chí: “Rượu này không phải ai muốn uống là uống được. Hà hà... lại có người uống được nhưng lại không thể đuợc uống.”
Ông ta vừa dứt lời bất chợt có tiếng cười ha ha vang lên khắp bốn phương, thoảng như tiếng chuông đồng rót vào tai, lại thoáng như đã đi xa hàng dặm. Thanh âm chưa dứt đã thấy có một hòa thượng mang sa di giới cô trên đầu, tay cầm một cây thiền trượng, mặc tăng bào màu vàng nhạt thong thả bước vào. Người chưa tới mà tiếng nói đã vang lên như chuông đồng: “Hà hà... kể cả lão bằng hữu lâu năm như Tửu tăng đệ đây mà lão tửu quỷ Lý Bách Tiếu cũng không cho nếm chút đỉnh sao?”
Lão tăng nói đến đây chỉ liếc xéo hai người Giang Phong, Mạnh Phi một cái rồi không lưu tâm nữa, mắt dán vào vò rượu trên tay của Lý Bách Tiếu. Về phần Mạnh Phi nghe thấy cái danh tự Lý Bách Tiếu nhất thời biến sắc, lại nghe lão ăn mày có tên là Lý Bách Tiếu kia quát giọng bực dọc: “Không được. Dạng người như Tửu tăng ngươi càng không được nếm.”
Kế đó trừng mắt sẵng giọng, Lý Bách Tiếu nói tiếp: “Hừ! Lần này ngươi đến đây còn có đi kèm với ai nữa?”
Chỉ nghe vị tăng nhân kia cười ha ha: “Lần này một mình Tửu tăng đệ theo hơi rượu mà lần tới đây thôi. Bất quá...” - Nói đến đây lão ta cười to: “Thiết nghĩ không phải chỉ có một mình đệ là có tài đánh hơi rượu. Huống hồ gì hương thơm của Bách hương vương tửu bằng một thì tin đồn về danh tiếng của nó bằng mười. Hà hà hà…”
Mạnh Phi nghe tới đây phút chốc toát hết mồ hôi. Hóa ra lão già cầm vò rượu kia là Thần y Lý Bách Tiếu. Nghe đồn người này y thuật thông thần, được mọi người trên giang hồ tụng xưng là Tái hoa đà, trừ tuyệt chứng mà Diêm Vương đã điểm tử ra, còn không dẫu là tuyệt chứng nhưng chỉ cần qua tay Lý Bách Tiếu có thể cải tử hoàn sinh. Chỉ có điều thân là thần y mà ông ta nay đây mai đó, cứu bệnh tùy duyên chứ không lập phòng bệnh chẩn mạch bốc thuốc.
Mạnh Phi nhiều năm nay dù lăn lộn chốn giang hồ, song gần mười lăm năm nay liên tục ra tay giết mười mấy tên tham quan trừ hại cho dân, vỗn dĩ dính dáng nhiều với quan binh tự nhiên kiến văn về các cao thủ võ lâm cũng không am hiểu nhiều lắm. Nhất thời lần này mới biết hóa ra Lý Bách Tiếu lại háo rượu đến mức ấy. Cũng nào ai ngờ ông già mình gặp mặt đêm nay là Tái Hoa Đà Lý Bách Tiếu. Bấy giờ chỉ nghe Lý Bách Tiếu dỏng tai lên, sau đó hừ lạnh: “Quái nho Triển Tú Sĩ đã đến rồi thì hiện thân ra đi chứ!”
Lý Bách Tiếu vừa nói đến đây, thì chợt có tiếng cười nhẹ nhàng, trước mắt Giang Phong thoáng hoa lên phất phơ một bóng trắng tiêu sái nhẹ lướt vào trong miếu. Chân vừa chạm đất thì tả thủ xòe ra một cái quạt nan thếp đoạn nhẹ phe phẩy, mỉm cười ung dung mà rằng: “Tiểu đệ Triển Tú Sĩ ra mắt nhị vị huynh đài.”
Chỉ thấy vị bạch y nho sĩ này râu ba chòm, dáng vẻ nho nhã, tuổi trạc ngũ tuần, bàn tay ung dung cầm quạt phe phẩy. Mạnh Phi trong lòng lại rúng động lần nữa. Nếu quả thực đây là người mà Mạnh Phi đang phỏng đoán thì cái miếu hoang này đúng thật là nơi Ngọa hổ tàng long. Triển Tú Sĩ danh xưng quái nho, lừng lẫy giang hồ. Người này vì gia thế hiển hách mà được nhận làm kí danh đệ tử phái Võ Đang, võ công của ông ta được đích thân Thanh Hư chân nhân Tiền Bất Phàm truyền thụ. Như vậy ông ta cũng tính là sư đệ của Phong Dương Tử - đương kim chưởng môn phái Võ Đang. Chỉ cái địa vị sư đệ chưởng môn phái Võ Đang đủ biết võ công ông ta ghê gớm thế nào.
Thấy Triển Tú Sĩ đến, ánh mắt Tái Hoa Đà Lý Bách Tiếu có chút bực tức: “Không phải Quái nho đến đây cũng tranh phần rượu với ta chứ?” – Tới đây thấy ông ta hừ nhẹ: “Không biết Triển đại gia có hứng uống rượu từ bao giờ thế.”
Chỉ nghe Triển Tú Sĩ cười: “Tiểu đệ ko có bản lĩnh dám tranh phần rượu của Lý đại ca. Chỉ có điều là Tiểu nữ vốn luyện công bất cẩn, hai mạch Xung khiếu và Huyền kiều có chút không thông. Cầu mong Lý đại ca đến tệ xá ra tay diệu thủ chữa lành bệnh cho tiểu nữ. Được vậy tiểu đệ vô cùng biết ơn.”
Lý Bách Tiếu nghe vậy thì cau giọng: “Không có bản lĩnh thì ko dám tranh. Hừ, nếu ta không đi thì ngươi cướp rượu của ta chắc!”
Nói xong ông ta cười: “Huống hồ vả lại làm gì có chuyện nguy hiểm, Tiểu nha đầu ấy vì nôn nóng nên nhất thời luyện công đốt cháy giai đoạn. Hừ... tuổi còn nhỏ mà hiếu thắng thế thì sau này lớn lên... Ái dà. Lần này ta không chữa đấy, cho nha đầu ấy nếm khổ sở một phen!” – Ông ta nói đến đây gương mặt nhăn lại.
Quái nho Triển Tú Sĩ nghe lão nói đến đây chỉ cười dài: “Có lý nào tiểu đệ lại tham lam thế. Hà hà... Bách Hương vương tửu trân quí như thế nào ai mà chẳng biết chứ. Chỉ là nếu Lý đại ca ngại đích thân đến tệ xá ra tay thì cho tiểu đệ xin một chút là đủ. Nếu có hỗ trợ của Bách hương vương tửu, với chút công lực nhỏ nhoi của tiểu đệ chắc cũng không đến nỗi bất lực.”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook