Editor: Mờ Mờ
Mùa hè kết thúc, mùa thu lại đến.

Sau lễ khai giảng, quán cà phê sách nhộn nhịp suốt cả mùa hè cuối cùng cũng chào đón một mùa thảnh thơi nhất trong năm.
Vừa khai giảng, mấy đứa nhỏ cũng hiểu vào năm học mới môi trường mới, phải diễn vai con ngoan trò giỏi, không thể tan học xong là chạy ào đi uống nước lạnh chơi game được.

Mà bây giờ vẫn còn lâu mới tới thi giữa kỳ, cũng ít có học sinh ghép nhóm đi ôn tập hoặc chép bài nhau.
Tiền kiếm về ít đi chút đỉnh nhưng Trì Ngọc không lo, trái lại còn tranh thủ nghỉ ngơi vài hôm.

Dù sao Tây Nam không có mùa thu, chẳng mấy chốc là trời lạnh rồi, đến khi đó mấy đứa nhỏ lại chạy tới quán uống đồ nóng sưởi ấm, anh lại mệt bở hơi tai.
Nhân dịp này rỗi rãi, Trì Ngọc muốn về Trọng Thành một chuyến.
Thú thật thì từ đầu năm anh đã nảy ra ý tưởng này rồi, nhưng chần chừ mãi, lo này lo kia, thêm cả việc trong quán bận tối mặt tối mày, thế là gác lại sang bên.
Gác lại quá lâu, mong muốn như thể cái lò xo bị nén lại hết cỡ, một khi mất đi lực nén này thì sẽ chẳng thể nào kiểm soát được nữa.
Ngày hôm đó sau khi mơ thấy Tuân Mộ Sinh, anh lập tức lên mạng tra vé xe lửa, nhưng lúc thanh toán thì lại bỏ cuộc.
Bây giờ đi tìm Tuân Mộ Sinh, có phần hơi hèn hạ.
Năm đó người nằng nặc đòi đi là anh, bây giờ nhất quyết muốn quay về cũng là anh, vừa ích kỷ vừa tùy hứng, tự mình chữa lành cho mình, nhưng có lẽ đã gián tiếp làm tổn thương người không đáng bị anh tổn thương.
Anh thở dài tắt notebook, bước ra ban công hút thuốc.
Cơn gió mùa hè mang theo khí nóng, nhưng gió bên sông thì rất mát mẻ.

Từng làn khói trắng bay theo cơn gió đêm, biến mất ở nơi chẳng nhìn thấy.
Song, ý muốn trở về giống như ngọn lửa trên đồng cỏ, gió thổi đến, chẳng những không tắt đi mà còn cháy rực hơn nữa, giống như sóng lớn ồ ạt ập tới từ nơi chân trời.
Cuối cùng anh không ngồi yên nữa.

“Anh, anh đi du lịch hả?” Cậu nhóc làm thêm trong quán đang lau cốc, vô cùng tò mò: “Đi đâu thế? Bao giờ về?”
“Về quê thăm nhà mấy bữa.” Trì Ngọc xách túi hành lý đi vào trong quán, vốn định dặn dò mấy câu, dù sao cũng xin nghỉ một tuần để đi xa, nghĩ đi nghĩ lại không yên tâm cho lắm.

Song ngồi trong quán một lát thì lại thấy cũng không có gì cần dặn dò, đoạn, anh cười khách sáo: “Mấy ngày tới nhờ cả vào mấy đứa, anh sẽ về nhanh thôi.”
Cậu nhóc nói: “Ấy, khách sáo quá đi! Người bận nhất trong quán này là anh đó, một tuần tụi em còn có hai ngày nghỉ thay phiên cho nhau, còn anh nửa tháng mới nghỉ một lần, mà hôm đó cũng hay mời bọn em đi ăn xiên nướng nữa.


Yên tâm đi anh, trong quán có tụi em, anh cứ yên tâm đi chơi!”
Trì Ngọc nghe cậu ta nói mà ngượng chín mặt, ông chủ như anh còn chẳng dẻo mồm dẻo miệng bằng mấy cô cậu làm thêm trong quán, lúc không biết nói gì thì chỉ biết cười, vui cũng cười, lúng túng cũng cười, bao giờ cũng treo nụ cười bên môi, người không biết còn tưởng đâu anh có sự nghiệp thành công, gia đình đầm ấm, sống hạnh phúc lắm không chừng.
Trong thị trấn nho nhỏ này không ai biết quá khứ của anh.
Như vậy rất tốt, anh thường hay nghĩ, bày ra vẻ hạnh phúc giả tạo cho người ta xem thì vẫn tốt hơn là vạch trần những chuyện đau khổ khi xưa cho mọi người chiêm ngưỡng.
Trước khi đi anh đến quầy bar tự tay pha mấy ly cà phê heo con mời nhân viên trong quán uống, dặn dò mọi người mỗi ngày phải nhớ tặng năm ly cà phê cho khách hàng may mắn.
Một cô bé cười: “Anh, chúng ta không thể sáng tạo cái gì mới hơn à? Không vẽ heo con được không anh? Lần trước chị Vương ở phố ăn vặt bên kia đường cứ cằn nhằn, bảo con trai cưng của chị ấy khổ lắm mới thi đậu hai trường Bách khoa, anh lại tặng cho nó một cái mặt heo.”
Trong đôi mắt anh lóe lên một chút bàng hoàng, chẳng mấy chốc lại cười nói: “Vậy đi, tạm thời cứ vẽ heo con trước đã, đợi anh về nghĩ xem nên thêm thắt thế nào.”
“Chỉ thêm thắt thôi ạ?” Cô bé nói.
“Ừm, vẫn phải giữ heo con lại.”
Người trong quán cười phá lên.
Lúc xách túi hành lý ra khỏi cửa, anh còn loáng thoáng nghe thấy cô bé kia nói: “Anh tụi mình cũng thích heo con ghê ấy…”
Anh thở ra một hơi, nhanh chân bước đến trạm xe khách.
Không phải anh thích heo con, mà là vì lần đầu bắt hoa cho người kia, anh đã vẽ một cái mặt heo buồn cười.
Bây giờ anh sắp đến thăm người đó rồi.

Từ huyện Hổ đến Trọng Thành phải bắt ba chuyến xe buýt rồi đi tàu lửa tốc hành, mất tận hai ngày mới đến nơi.
Trì Ngọc đứng ở nhà ga quen thuộc, nhìn dòng người đông như mắc cửi, nhịp tim chợt tăng tốc.
Anh thấy sợ.
Sống ở đây gần 10 năm, đến cả mùi bánh bao bánh quẩy ngoài nhà ga cũng quá đỗi quen thuộc.

Lòng bàn tay anh đổ mồ hôi, dè dặt bước đi trong đám người, đi tới trạm xe buýt ở con đường đối diện, tay áo thun đã ướt đẫm mồ hôi.
Huyện Hổ ở trong núi đã qua mùa hè, nhưng Trọng Thành vẫn còn hơi thở của ngày hạ, mặt trời đứng bóng ở phía Đông, vừa nhìn đã biết là một ngày nắng gắt.
Anh đón một chiếc xe chạy tới bến xe ở trung tâm thành phố, trước khi đi anh đã đặt trước phòng ở khách sạn bình dân chỗ đó.
Khách sạn rất gần công ty của Tuân Mộ Sinh, cùng nằm chung trong một khu thương mại, nếu may mắn nói không chừng vừa kéo rèm cửa sổ ra là đã có thể nhìn trọn cả tòa nhà văn phòng ấy.
Nhưng số anh không hên cho lắm, lấy thẻ phòng mới biết cửa sổ trong phòng quay mặt về hướng khác.
Anh muốn đổi phòng nhưng cô bé lễ tân lại hồ hởi nói: “Thưa anh, căn phòng hiện tại của anh có tầm nhìn rất thoáng, có thể nhìn thấy vòng đu quay cao nhất trong thành phố của chúng tôi.


Buổi tối vòng đu quay phát sáng đẹp hết sảy luôn! Mấy chỗ khác thì bình thường thôi à, chỗ nào cũng là tòa nhà văn phòng, buổi tối đen thui, không có gì hay để coi!”
Xưa giờ anh không quen đôi co mồm mép với người khác, đối phương lại thật sự có ý tốt, anh đứng ở quầy lễ tân một lát, chỉ đành quay về phòng.
Vòng đu quay ngoài cửa sổ hai năm trước còn chưa có.
Anh thật sự rất mệt, tắm xong là đi ngủ, buổi chiều đói bụng thức dậy, vừa kéo rèm cửa sổ qua đã bị ánh mặt trời sáng rực chiếu thẳng vào mắt.
Mục đích tới Trọng Thành là để thăm Tuân Mộ Sinh, nhưng khi tới rồi thì chợt xuất hiện rào cản tâm lý.
Suy cho cùng, là anh chạy trốn trước, vì tình về lý thì anh cũng là người sai.
Ánh mặt trời chiếu vào người anh làm đôi mắt anh nóng lên.

Anh dụi nhẹ hai mắt, chảy ra một chút nước mắt sinh lý.
Bây giờ quay về đây, vừa đáng buồn vừa nực cười.
Khoan nói đến chuyện Tuân Mộ Sinh có chờ đợi anh hay không, cho dù thật sự đợi anh thì anh cũng không còn mặt mũi nào.
Anh ngồi đờ ra bên giường, quên mất cơn đói, lúc lấy lại tinh thần thì chân trời đã ánh lên màu xanh tím.
Màn đêm sắp tới rồi.

Khu này là một con phố sầm uất, đâu đâu cũng là nhà hàng quán ăn, Trì Ngọc vẫn chưa sẵn sàng để đi gặp Tuân Mộ Sinh, sợ tình cờ đụng mặt, thế là anh quẹo vào một hẻm nhỏ, bắt xe buýt và tàu điện ngầm tới đường Hồng Vũ.
Khắp cả Trọng Thành này, đường Vũ Hồng chắc chắn là nơi anh rành rọt nhất.
Trước khi xuống xe, anh đội mũ lưỡi trai rồi đeo thêm cái kính râm, trong lòng hơi thấp thỏm.
May mà đến khi bước vào nhà hàng Tứ Xuyên bán canh bổ anh vẫn không chạm mặt đồng nghiệp nào.

Nha????h ????hấ???? ????ại # T????u????T???????? ????EN.VN #
Lúc dọn món lên, trời đã tối mịt, anh vội ăn cho no cái bụng, đang suy nghĩ xem lát nữa nên đi đâu, chợt anh nghe thấy một tiếng rao hàng.
“Bưởi đây! Bưởi nhà trồng đây! Không ngọt không lấy tiền!”
Người gánh đòn gánh nhìn hơi quen quen, nhìn kỹ mới biết hóa ra đây là ông chú đã bán bưởi ở đường Vũ Hồng từ mấy năm trước.
Anh hồi tưởng một chút, nhớ mang máng là bưởi này rất thơm, ngửi vào tỉnh cả người, nhưng chất lượng thì hơi ba chấm, ngọt thì không thấy đâu, chỉ biết là chua gần chết.
Lúc ông chú gánh sọt bưởi đi ngang qua, anh nghiêng đầu nhìn một cái, không bị mắc lừa cái câu “không ngọt không lấy tiền” nữa.
Tuân Mộ Sinh thích uống trà bưởi mật, anh thì không thích, thỉnh thoảng nhớ lại vẫn thấy rất buồn cười.

Đàn ông thích ăn bưởi như vậy chắc chỉ có mỗi mình Tuân Mộ Sinh.
Nhớ đến Tuân Mộ Sinh, trái tim không khỏi thắt lại.
Anh bắt xe buýt, đi loanh quanh không có mục đích trên đường phố Trọng Thành.

Thời gian ở thành phố nhỏ như ngừng lại, mấy chục năm cũng không thay đổi, nhưng thành phố lớn thì đổi thay từng ngày, mỗi ngày mỗi khác.

Hai năm không ở đây, rất nhiều con đường đã đổi khác, nhà cao tầng thì cao hơn, cảnh đêm bây giờ cũng lung linh rạng rỡ hơn hồi xưa nhiều.
Có lẽ người ở phố huyện nhỏ và người ở thành phố lớn cũng như vậy.
Hai năm đã đủ để anh quên đi quá khứ ở huyện Hổ, cũng đủ để Tuân Mộ Sinh buông tay anh ở Trọng Thành.
Trước khi về khách sạn, anh tạt qua quảng trường Thịnh Hi đi dạo, sau đó lại về khu cư xá Uyển Phỉ thăm một lát.
Mô-đen rất dễ thay đổi, những bộ quần áo mà hai năm trước Kha Kình và KIME cho anh mặc bây giờ đã lỗi thời, những người mẫu đường phố ở sảnh trong ăn mặc xinh đẹp, trên người khoác những kiểu dáng mới nhất của quý này.
Nhớ đến Kha Kình và KIME, anh vẫn cảm thấy rất áy náy.

Cũng không biết bọn họ sống có tốt không, KIME đã tỏ tình hay chưa, Kha Kình có phải vẫn còn ở Nhật Bản hay không.
Có nói thế nào đi nữa thì anh cũng mong hai người sẽ khỏe mạnh, ai cũng tìm được hạnh phúc.
Khu cư xá Uyển Phỉ trái lại chẳng có gì thay đổi, căn phòng ngày xưa anh thuê chắc đã có khách trọ mới.
Anh còn nhớ tối hôm đó đi vội, định vứt đồ ăn trong tủ lạnh dưới bếp đi nhưng Lý Tiêu cứ hối mãi.

Cuối cùng anh vẫn chưa kịp vứt cải xanh với đậu hũ khô vừa mua về.
Chắc chủ nhà đã dọn rồi.
Gặp phải một khách trọ không nói lời nào đã ra đi như anh, không biết chủ nhà giận tới cỡ nào.

Đêm đã khuya nhưng phố lớn ngõ nhỏ vẫn vô cùng nhộn nhịp.
Trì Ngọc vừa về khách sạn thì đã nghe cô bé lễ tân bối rối giải thích với khách hàng mới đến: “Xin lỗi, thật sự đã hết phòng nhìn ra đu quay rồi…”
“Tôi có thể đổi.” Anh bước tới, mỉm cười lễ độ nói bổ sung: “Nếu cửa sổ quay mặt về phía trung tâm thương mại.”
Mười lăm phút sau, đổi phòng xong xuôi, anh mở cửa sổ sát đất ra đứng hóng gió đêm, dựa vào ban công nhìn tòa nhà văn phòng trong đêm tối.
Thật ra anh không biết phòng làm việc của Tuân Mộ Sinh nằm ở chỗ nào tầng nào, cũng không biết Tuân Mộ Sinh có còn trong phòng làm việc hay không, nhưng vừa nhìn một cái là nhìn tới ngẩn ngơ, chợt nghĩ lại, anh đã hiểu được tâm trạng ngày xưa của Tuân Mộ Sinh lúc ngồi trên cửa hàng bánh ngọt nhìn anh.
Nghĩ lại thì thấy Tuân Mộ Sinh giỏi hơn anh nhiều, dù sao chỉ cần nhìn thẳng qua cửa kính là đã thấy được anh, còn anh chỉ có thể nhìn vào một mảng mờ mịt vô định, không bắt được gì dù chỉ là một bóng hình tương tự.
Tắt đèn đi ngủ thôi, anh im lặng đưa ra quyết định.
Ngày mai đi một chuyến tới công ty Tuân Mộ Sinh, đứng từ xa nhìn Tuân Mộ Sinh một chút.

Nếu Tuân Mộ Sinh đã bắt đầu cuộc sống mới thì anh sẽ quay về huyện Hổ, từ đây không quấy rầy hắn nữa; nếu Tuân Mộ Sinh còn nhớ anh, chờ anh, thì anh sẽ chủ động một chút — mặc dù phải làm thế nào thì anh cũng không rõ cho lắm.


Hôm sau vẫn là một ngày nắng gắt chói chang, trời nóng khô hanh.
Trì Ngọc mặc một bộ quần áo bình thường chẳng chút nổi bật, mới sáng tinh mơ đã chạy tới công ty của Tuân Mộ Sinh ngồi đợi ở ghế sô pha dưới sảnh lớn.
Đó là một góc chết rất khuất, chỉ cần không vòng qua đây thì sẽ không thấy người ngồi trên ghế.
Mãi đến 10 giờ rưỡi sáng, Tuân Mộ Sinh vẫn không xuất hiện trong sảnh lớn.
Anh nghĩ có lẽ hắn đã đi thẳng lên văn phòng bằng thang máy dưới gara.
Không biết suy nghĩ của Tuân Mộ Sinh nên anh quả quyết không dám xuất hiện, vừa lo quấy rầy tới cuộc sống của đối phương, vừa sợ mình làm ra chuyện đường đột dị hợm.
Vì thế anh không hỏi, chỉ có thể chờ.
Buổi trưa, vài quý ông mặc đồ vest bước vào, đi thẳng tới quầy lễ tân, anh vô thức nghiêng qua nhìn một cái thì nghe thấy một nhân viên nữ nói: “Anh chờ chút, tôi sẽ liên lạc với thư ký của anh Tuân dùm anh.”
Anh lập tức căng thẳng, tim đập như sấm, vểnh tai tập trung nghe ngóng.
Chẳng bao lâu sau, một người đàn ông nhìn khá quen mắt chạy tới, anh ngẫm nghĩ mấy giây mới nhớ ra tên của cậu ta là Vương Kha, là một trong những thư ký của Tuân Mộ Sinh.
“Rất xin lỗi.” Vương Kha nói: “Sếp Lý, mấy anh đến không đúng lúc rồi, anh Tuân đã đi công tác, không ở trong công ty.”
Trong lòng Trì Ngọc lộp bộp một tiếng.
“Không phải đã hẹn hôm nay bàn chuyện hợp tác sao?” Người được gọi là sếp Lý vô cùng bất mãn.
“Xin lỗi, việc gấp, thật sự rất gấp.” Vương Kha vội vàng cười xòa: “Thế này đi, lần này anh Tuân đi công tác chắc khá lâu mới về, không mười ngày thì cũng là nửa tháng.

Trước khi đi anh ấy có dặn tôi, chuyện hợp tác giao hết cho phó tổng giám đốc Tôn giải quyết, anh coi không mấy chúng ta lên lầu bàn bạc nhé?”
Đi công tác rồi à? Trì Ngọc ngơ ngác nhìn xuống sàn nhà, phải đi mất mười ngày nửa tháng sao?
Tim đập rộn ràng chợt chậm nhịp trở lại, giống như tự nhiên có ai ụp một thau nước lạnh lên đầu anh.
Cả buổi sau, trong lòng vang lên một giọng nói — không đúng dịp gì cả.
Khó khăn lắm mới lấy hết can đảm quay về, người muốn gặp lại không có ở đây.
Anh không thể chờ tới mười ngày nửa tháng, bỏ mặc quán cà phê sách một tuần đã là quá lắm rồi, anh không thể chết dí ở đây lâu thế được.
Nhỡ đâu mười ngày nửa tháng sau Tuân Mộ Sinh vẫn không về thì sao?
Anh ngồi thêm một lát, bên kia Vương Kha đã dẫn sếp Lý và mọi người lên lầu.
Có lẽ bảo vệ đi kiểm tra trong sảnh thấy anh đáng nghi nên bước tới hỏi anh có cần gì không, anh vội vàng đứng dậy, bước vội đi ra.
Những tháng ngày ở chung với Tuân Mộ Sinh, Tuân Mộ Sinh cũng thường phải đi công tác nhưng không lâu lắm, một tuần lễ là nhiều lắm rồi, không bao giờ đi tận mười ngày nửa tháng, mà nghe ý của Vương Kha thì dường như việc đó có hơi khó giải quyết, mười ngày nửa tháng cũng chưa chắc về được.
Chuyện đen đủi thế này mà anh cũng đụng phải cho được.
Anh đứng dưới ánh mặt trời gay gắt ban trưa, dường như can đảm chợt bốc hơi đi mất.
Không thì về thôi, anh nghĩ.

Gần như ngay lúc đó, nơi phố huyện nhỏ vùng Tây Nam heo hút có một người đàn ông ăn mặc sang trọng nhưng cả người mệt mỏi mở cửa quán cà phê sách “Tìm Tuân”.
Hết chương 61.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương