Thất Sơn Truyện
-
Chương 5: Cái võng
Lâm Gia Thái Bảo
Trời đã gần khuya, quán cà phê đã thưa bớt khách, và câu chuyện về chuyến đi An Giang của tôi cũng sắp đi đến hồi kết. Ông anh tôi ra sức hối thúc, sợ để mai, câu chuyện bị mất mạch thì tiếc lắm. Gã Hùng bon-sai giờ ngồi dựa lưng vào ghế, hai chân dạng rộng, cái cằm dài không còn thu vào nữa mà đã hơi đưa ra, nom có vẻ thoải mái. Tôi nhấp ngụm trà đá cho thanh giọng rồi kể tiếp.
Sau khi xuống núi, tôi cho xe chạy về hướng quốc lộ 61, rẽ vào đường tránh thành phố Châu Đốc, tạt ngang Cần Thơ thăm mấy đứa bạn rồi mới về Sài Gòn. Định bụng là như vậy, nhưng còn một địa điểm tôi muốn ghé nữa, đó là một khu bảo tồn thiên nhiên, kiểu rừng ngập nước. Thật ra chỗ này tôi đi rồi, nhưng là đi theo tour, ngồi trên xuồng tam bảng, đi khoảng một tiếng là hết rừng tràm, chuyến đó khá là chán nếu không có lũ chim sặc sỡ và lạ mắt bay qua lại hay đang đậu trên tổ. Còn lần này, tôi quyết định sẽ chạy xe máy, để xem cảm giác có gì khác không.
Vừa vào rừng tràm, thay vì vào mua vé tại phòng vé bên tay trái, người muốn chạy xe máy sẽ rẽ phải. Đi qua một con đê nhỏ, rẽ trái thêm lần nữa sẽ thấy con đường sâu hun hút với hai hàng tràm xanh và dài bất tận. Đoạn đường này khá vắng, tôi chạy xe khoảng mười phút mà chỉ gặp chưa tới năm người, có người dừng lại chụp hình, ăn sáng hoặc chỉ đơn giản là ngắm những thửa ruộng đang vô mùa ngập nước. Tôi cho xe chạy rất chậm, chợt tôi thấy một lối mòn bên trái, kích cỡ vừa một chiếc xe. Đường đất khá khô ráo, hai bên ngập trong lá cây khô, vừa đủ khoảng trống ở giữa cho tôi chạy vào. Cây hai bên đường mòn to gấp mấy lần bình thường, lại thêm tán rộng cho nên chưa được 9h mà cứ tưởng trời đã xế chiều. Cây đó tôi chịu, không biết nó tên gì nhưng lá khá giống lọai cây hay trồng trên vỉa hè, hai hàng cây không cao, đầu chúng chụm vào nhau tạo nên một khung cảnh có gì đó ma mị mà lại lãng mạn khi những tia nắng chiếu qua kẽ lá, soi sáng phía dưới, rất lung linh. Con đường này giống cái đê, ngăn giữa một bên là rừng tràm nước phèn và bên kia giống nước kênh dùng tưới tiêu.
Tôi nghĩ, con kênh nhỏ như vậy, xuồng tam bảng không thể nào vô được, đây chắc chắn là địa điểm lần tham quan trước tôi chưa từng đi qua. Cảm thấy háo hứng, tôi liền cho xe chạy vào. Phải công nhận, đường lót đan vẫn còn phản phất cái hơi nực của sớm muộn, còn đoạn đường mòn này, vừa bước vào tôi bỗng nhiên cảm thấy mát mẻ ngay lập tức, có khi còn hơi lạnh nữa chứ, hơi lạnh giống như ai ngậm đá và phà vào cổ bạn vậy. Về độ rộng lớn và hùng vĩ của rừng tràm này thì khỏi phải bàn, phải nói là ở vùng Bảy Núi An Giang này, thứ gì cũng làm tôi choáng ngợp. Từ những ngọn núi, ngôi chùa, cảnh đẹp, rồi đến hồ Tà Pạ và...cả vách đá bí ẩn kia nữa. Nghĩ đến đây, tự nhiên thấy tiếc. Xen vào đó là một chút hân hoan, vì tôi biết tôi sẽ trở lại, chừng nào tìm được vách đá đó mới thôi.
.
Càng tiến vào, con đường càng làm cho tôi có cảm giác như sâu hun hút. Tán cây càng lúc càng dày đặc, thỉnh thoảng có loài chim lạ nào đó bay ngang làm tôi hết sức thích thú. Phía rừng ngập nước là những gốc cây tràm to đến gần cả người ôm, gốc đen sì tua tủa những rễ hay cái gì đó của một cây khác. Nước hơi đen và có bọt váng. Các gốc cây nằm gần nhau, đan xen như một mê cung khổng lồ. Thỉnh thoảng, ẩn hiện sau những gốc cây tràm, tôi thấy có vật gì đó nổi lên rồi lại chìm xuống, dài hơn mét rưỡi, đen và tròn, như kiểu bong bóng căng lên. Tôi nghĩ một là có cá gì đó, không thì do con vật nào chết rồi trương lên. Nhưng không có mùi hôi. Phía rừng bên tay trái tôi, ngăn bởi con kênh nước ngọt, chừng vài chục mét thì có người bên đấy, chắc là mấy ông bên kiểm lâm. Có khi họ quay lưng với tôi, có khi họ nhìn theo kiểu tò mò, có cả mấy đứa nhỏ nữa. Mà mấy ông kiểm lâm này ăn mặc khá đa dạng, sơ vin có, bèo nhèo có. Mà họ chỉ đứng im đó thôi, kiểu như đứng đã lâu rồi. Rừng bên đấy thì thưa, trồng giống cây khác nhưng lá dày đặc hơn, phía dưới là cỏ ngang đầu gối.
Vừa chạy xe vừa ngắm cảnh, bất chợt tôi phát hiện ra một điểm chung lập đi lập lại của khu rừng này. Cứ khoảng bốn năm cây lại thấy cột một miếng vải màu đỏ, sâu trong rừng, thấp thoáng phía sau những miếng vải màu đỏ này là những sợi dây thừng treo lủng lẳng trên cành cây. Vì chạy xe rất chậm nên tôi có thể thấy rõ: những sợi dây thừng này bị cắt ngang chứ không hề đứt một cách tự nhiên. Thấy khá tò mò nhưng cũng không thể lí giải nên tôi chỉ biết nhún vai cho qua, tấp xe vào cái quán cóc làm ly cà phê sáng cái đã.
Quán cóc này có diện tích nhỏ nhưng vì nằm trong rừng, được những cây tràm già nhất bao phủ nên chỉ cần nhìn thôi là đủ biết nó thoáng mát như thế nào. Chỗ này lần trước đi tham quan tôi cũng có ghé ngang, nhưng lúc đó đi với nhóm bạn nên không để ý kỹ. Quán có khoảng năm bộ bàn ghế, tất cả đều làm từ những thanh gỗ trông khá mục nát, nhưng khi tôi ngồi xuống thì thấy độ rắn chắc không phải tầm thường. Cách chỗ tôi ngồi một bàn, có hai người độ bốn mươi ngoài đang ngồi nhậu. Mồi màn trên bàn đã cạn, chỉ còn chai rượu đế. Hai người họ đang huyên thuyên về chuyện trục vớt gì đó, nhưng vì tôi chưa có miếng cà phê nào trong người nên chỉ nghe chữ được chữ không.
Chủ quán là một bà lão, không biết bà bao nhiêu tuổi, chỉ thấy nếp nhăn dường như đã chiếm gần hết khuôn mặt. Thị giác của bà, nếu còn tỏ, chắc chỉ thấy thế giới như một đường kẻ. Lưng bà khom gần tới đất, còn giọng nói thì đục như dòng kênh sau căn chòi của bà. Nhận ly cà phê, tôi nói cám ơn nhưng dường như bà không nghe thấy. Tôi đốt điếu thuốc, hớp ngụm cà phê, rít một hơi thật sâu, để cho hương cà phê đi theo dòng khói chạy khắp cơ thể, trở thành loại thuốc tiên của những người chưa tỉnh ngủ. Mà, tôi đã thừa biết hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe.
Giờ tôi mới bắt đầu chú ý tới những lời hai người đàn ông kia nói với nhau. Chú lớn tuổi hơn có một nốt ruồi dưới cầm, mặc nhiên trên đó mọc ra những cọng râu trông như dòng thác. Tôi biết chú lớn hơn vì cách xưng hô thôi. Chú còn lại có đôi mắc xếch, môi dưới khá dày chống đỡ cho cánh mũi cứ phập phồng.
“...tao nói, bữa nào lội mương mà không nghe mùi là bữa đó khỏe”, chú lớn tuổi vừa nói, vừa vuốt mấy cọng râu, “còn gặp như bữa hổm thì thôi thôi...”
“Tại anh hên thôi anh Tám ơi”, chú nhỏ cự, “bên phía tui tuần này tính ra thôi là ba cái!”
“Trên bờ hay dưới mương?”
“Trên bờ hai, dưới mương một! Mà ngặt, cái dưới mương hết kéo lên được. Phải lấy chài lôi lên.”
“Bị “nó” níu lại đó, lần đó tao cũng bị, hai cái dưới gốc tràm, “nó” lôi vô tới đó luôn mày, tao gỡ không ra tới khi cúng nó mới nhả ra đó”
“Bởi vậy, thà là cắt mấy cái trên cây xuống nhẹ hơn dữ dằn”
“Ơn trời. Mô phật, mô phật!”
Nói tới đó, hai người rót rượu đầy ly rồi cùng nhau cạn. Xong rồi mỗi người lại nhìn một hướng, vẻ mặt đăm chiêu thấy rõ.
Tôi thấy vậy cũng không để ý tới họ nữa. Đưa mắt nhìn một vòng, tự nhiên thấy tít ngoài sâu trong khu rừng, đối diện với chòi nước có thứ gì đó đang đong đưa. Nhìn kĩ thì thấy đó là một chiếc võng, dây nhợ thòng xuống cả đất, chắc đã bị thủng. Xung quanh nó là các cây rừng, mật độ cũng khá dày, cỏ không cao lắm nhưng nhìn âm u. Chiếc võng này được mắc giữa hai thân cây nhỏ, dưới đất, lá khô chất đống giống như đã lâu lắm không ai nằm đó để phải gạt cỏ ra. Tôi nghĩ chắc là có gió mạnh ngoài kia lắm, vì cái võng bị thổi nghiêng sang một bên, sau đó dường như gió lặng nên nó lại rơi xuống, đong đưa qua lại. Rồi lại có gió, chiếc võng bị thổi, rồi gió lại tắt. Có nhịp điệu hẳn hoi, nhìn cũng khá giống với việc có ai đó ngồi lên, lấy trớn, rồi thả ra cho võng lắc lư, mà cũng giống thật vì phần võng bành ra chứ không xếp lại như khi không ai nằm.
“Chú ơi”, tôi nghe chất giọng đục ngầu của bà lão nên quay lại, “chú từ đâu tới?”
“Con ở Sài Gòn ngoại ơi!”
Bà cụ bị lãng tai, không nghe rõ tôi nói gì nên hếch cả mồm lên, làm vẻ mặt nghiêm trọng. Tôi thấy vậy liền hét câu đó thêm lần nữa.
“À, người “xì phố” đi du lịch phải chưa. Lâu lâu cũng có dăm ba cô chú đi lạc vô như chú vậy đó!”
“Con không có đi lạc ngoại ơi”, tôi thét lên, “mà ngoại cho con hỏi, cái võng ngoài kia của ai nằm mà rách hết trơn vậy ngoại?”
Bà cụ thấy tôi chỉ tay cũng cố gắng hết sức nhướn phần thịt trên chân mài lên nhìn theo, nhưng chắc vô vọng rồi. Sau đó thì bà ngoài cả người về phía đó luôn.
“Võng nào? Có kiểm lâm người ta ngủ trên tháp canh mới mắc võng, chứ rừng rú làm gì có võng?”
Chắc bà không thấy nên tôi cũng ậm ừ lái qua chuyện khác.
“Ngoại ơi, ngoại biết mấy miếng vải đỏ với mấy sợi dây thừng trong rừng không?”, tôi nghĩ bà sống ở đây lâu rồi nên chuyện này chắc kèo là bà sẽ biết.
“Người ta chết trong rừng đó chú,” bà thả câu nói nhẹ tơn, như thả cái lông gà lông vịt, “dây thừng là người ta treo cổ phải cắt thì mới đưa xuống được. Gỡ không ra. Còn miếng vải đỏ là của mấy ông thầy chùa cột, để siêu thoát. Với lại người nhà cũng biết chỗ mà lại đốt nhang. Thỉnh thoảng cũng có xác chết trôi...”
Đột nhiên, bà dừng lại giữa chừng như sực nhớ hay sợ hãi điều gì đó, quay ngoắt cổ về sau làm những thớ thịt già nua cong lại, sắp lớp. Tôi nhìn theo hướng đó, trong nhà, trên một cái bàn gỗ đã cũ, có một cái lư hương, nhang vừa cháy hết, phía sau là một bức ảnh thờ, đáng lý ra là vậy, nhưng trong khung ảnh thì không có gì cả. Không ảnh, không hình, cũng không có cả chữ tàu chữ tây. Chỉ đơn giản là một khung ảnh thờ màu đen, bên trong lót một tấm carton, bên ngoài cũng có tấm kính. Khung ảnh đã mòn hết mép, lấm tấm những chỗ như bị nhang chấm vào. Bà lão đứng dậy, lật đật chạy vào thấp một nén nhang mới như sợ cái chuyện bàn thờ lạnh tanh thì có cái gì đó ghê gớm lắm. Tôi thấy vậy liền để lại hai mười nghìn rồi đứng lên đi về.
Trên đường ra, gió thổi cây rừng kêu xào xạc như phụ họa cho tiếng lòng tôi cũng đang gào thét dữ dội; một cảm giác gì đó làm tôi cứ bồn chồn không yên. Tôi nghĩ về cuộc hội thoại của hai ông chú, những lời nói của bà lão và hàng loạt những chuyện khác tôi đã trãi qua trong hành trình về Bảy Núi lần này. Chẳng lẻ tôi muốn được tin và được sợ?
Tôi dựng xe, cảm thấy luyến tiếc. Khoảng chưa tới mười tiếng đồng hồ nữa thôi là tôi lại trở về với hồ sơ, với bộn bề công việc, với xe cộ, đèn đường và con người. Tôi ngồi khụy gối, bất giác bốc một nắm đất rồi thả cho gió mặc sức cuốn đi, ngước lên nhìn, trên cái cây trước mặt tôi là miếng vãi đỏ đang phất phơ như gửi lời tạm biệt.
“Meo.”
Sau lưng tôi, bên kia đường, một con mèo đen đang ngồi chễm chệ. Nó nhìn tôi, kêu thêm vài tiếng nữa. Chợt đôi mắt nó như trợn lên, hớt hải chạy về phía tôi, lông trên lưng nó dựng ngược. Tôi tưởng nó chạy sang chỗ tôi cho tôi nựng nịu nên cũng có chút mong chờ. Nhưng tôi đã lầm, ánh mắt nó không phải trợn ngược với tôi mà với cái gì đó sau lưng tôi. Có lẽ vậy. Nó làm tôi thoáng giật mình quay ra sau thì không có gì cả. Đường vẫn vắng ngắt. Nó chạy ngang tôi cái “vụt”, lúc tôi quay lại thì chỉ thấy cây cỏ động đậy chứ không thấy bóng dáng nó nữa.
Mà kể cũng lạ, tôi có cảm giác con mèo này như chỉ có cái đầu và hai chân trước. Như con người thiếu đi phần thân giữa. Hai cái chân uyển chuyển, còn đầu thì to quá khổ. Chắc nó chạy nhanh quá tôi nhìn không rõ. Xe chạy ra đường lớn, ngoái đầu nhìn lại con đường vừa thơ mộng vừa ma mị thêm một lần nữa, những sợi dây thừng đong đưa, mảnh vải phất phơ, nước ngập đen ngòm cả khu rừng bên kia, bất giác tôi nghĩ: “Lỡ chân té xuống mà mắc kẹt trong cái gốc tràm đó chắc trời mà biết."
Trời đã gần khuya, quán cà phê đã thưa bớt khách, và câu chuyện về chuyến đi An Giang của tôi cũng sắp đi đến hồi kết. Ông anh tôi ra sức hối thúc, sợ để mai, câu chuyện bị mất mạch thì tiếc lắm. Gã Hùng bon-sai giờ ngồi dựa lưng vào ghế, hai chân dạng rộng, cái cằm dài không còn thu vào nữa mà đã hơi đưa ra, nom có vẻ thoải mái. Tôi nhấp ngụm trà đá cho thanh giọng rồi kể tiếp.
Sau khi xuống núi, tôi cho xe chạy về hướng quốc lộ 61, rẽ vào đường tránh thành phố Châu Đốc, tạt ngang Cần Thơ thăm mấy đứa bạn rồi mới về Sài Gòn. Định bụng là như vậy, nhưng còn một địa điểm tôi muốn ghé nữa, đó là một khu bảo tồn thiên nhiên, kiểu rừng ngập nước. Thật ra chỗ này tôi đi rồi, nhưng là đi theo tour, ngồi trên xuồng tam bảng, đi khoảng một tiếng là hết rừng tràm, chuyến đó khá là chán nếu không có lũ chim sặc sỡ và lạ mắt bay qua lại hay đang đậu trên tổ. Còn lần này, tôi quyết định sẽ chạy xe máy, để xem cảm giác có gì khác không.
Vừa vào rừng tràm, thay vì vào mua vé tại phòng vé bên tay trái, người muốn chạy xe máy sẽ rẽ phải. Đi qua một con đê nhỏ, rẽ trái thêm lần nữa sẽ thấy con đường sâu hun hút với hai hàng tràm xanh và dài bất tận. Đoạn đường này khá vắng, tôi chạy xe khoảng mười phút mà chỉ gặp chưa tới năm người, có người dừng lại chụp hình, ăn sáng hoặc chỉ đơn giản là ngắm những thửa ruộng đang vô mùa ngập nước. Tôi cho xe chạy rất chậm, chợt tôi thấy một lối mòn bên trái, kích cỡ vừa một chiếc xe. Đường đất khá khô ráo, hai bên ngập trong lá cây khô, vừa đủ khoảng trống ở giữa cho tôi chạy vào. Cây hai bên đường mòn to gấp mấy lần bình thường, lại thêm tán rộng cho nên chưa được 9h mà cứ tưởng trời đã xế chiều. Cây đó tôi chịu, không biết nó tên gì nhưng lá khá giống lọai cây hay trồng trên vỉa hè, hai hàng cây không cao, đầu chúng chụm vào nhau tạo nên một khung cảnh có gì đó ma mị mà lại lãng mạn khi những tia nắng chiếu qua kẽ lá, soi sáng phía dưới, rất lung linh. Con đường này giống cái đê, ngăn giữa một bên là rừng tràm nước phèn và bên kia giống nước kênh dùng tưới tiêu.
Tôi nghĩ, con kênh nhỏ như vậy, xuồng tam bảng không thể nào vô được, đây chắc chắn là địa điểm lần tham quan trước tôi chưa từng đi qua. Cảm thấy háo hứng, tôi liền cho xe chạy vào. Phải công nhận, đường lót đan vẫn còn phản phất cái hơi nực của sớm muộn, còn đoạn đường mòn này, vừa bước vào tôi bỗng nhiên cảm thấy mát mẻ ngay lập tức, có khi còn hơi lạnh nữa chứ, hơi lạnh giống như ai ngậm đá và phà vào cổ bạn vậy. Về độ rộng lớn và hùng vĩ của rừng tràm này thì khỏi phải bàn, phải nói là ở vùng Bảy Núi An Giang này, thứ gì cũng làm tôi choáng ngợp. Từ những ngọn núi, ngôi chùa, cảnh đẹp, rồi đến hồ Tà Pạ và...cả vách đá bí ẩn kia nữa. Nghĩ đến đây, tự nhiên thấy tiếc. Xen vào đó là một chút hân hoan, vì tôi biết tôi sẽ trở lại, chừng nào tìm được vách đá đó mới thôi.
.
Càng tiến vào, con đường càng làm cho tôi có cảm giác như sâu hun hút. Tán cây càng lúc càng dày đặc, thỉnh thoảng có loài chim lạ nào đó bay ngang làm tôi hết sức thích thú. Phía rừng ngập nước là những gốc cây tràm to đến gần cả người ôm, gốc đen sì tua tủa những rễ hay cái gì đó của một cây khác. Nước hơi đen và có bọt váng. Các gốc cây nằm gần nhau, đan xen như một mê cung khổng lồ. Thỉnh thoảng, ẩn hiện sau những gốc cây tràm, tôi thấy có vật gì đó nổi lên rồi lại chìm xuống, dài hơn mét rưỡi, đen và tròn, như kiểu bong bóng căng lên. Tôi nghĩ một là có cá gì đó, không thì do con vật nào chết rồi trương lên. Nhưng không có mùi hôi. Phía rừng bên tay trái tôi, ngăn bởi con kênh nước ngọt, chừng vài chục mét thì có người bên đấy, chắc là mấy ông bên kiểm lâm. Có khi họ quay lưng với tôi, có khi họ nhìn theo kiểu tò mò, có cả mấy đứa nhỏ nữa. Mà mấy ông kiểm lâm này ăn mặc khá đa dạng, sơ vin có, bèo nhèo có. Mà họ chỉ đứng im đó thôi, kiểu như đứng đã lâu rồi. Rừng bên đấy thì thưa, trồng giống cây khác nhưng lá dày đặc hơn, phía dưới là cỏ ngang đầu gối.
Vừa chạy xe vừa ngắm cảnh, bất chợt tôi phát hiện ra một điểm chung lập đi lập lại của khu rừng này. Cứ khoảng bốn năm cây lại thấy cột một miếng vải màu đỏ, sâu trong rừng, thấp thoáng phía sau những miếng vải màu đỏ này là những sợi dây thừng treo lủng lẳng trên cành cây. Vì chạy xe rất chậm nên tôi có thể thấy rõ: những sợi dây thừng này bị cắt ngang chứ không hề đứt một cách tự nhiên. Thấy khá tò mò nhưng cũng không thể lí giải nên tôi chỉ biết nhún vai cho qua, tấp xe vào cái quán cóc làm ly cà phê sáng cái đã.
Quán cóc này có diện tích nhỏ nhưng vì nằm trong rừng, được những cây tràm già nhất bao phủ nên chỉ cần nhìn thôi là đủ biết nó thoáng mát như thế nào. Chỗ này lần trước đi tham quan tôi cũng có ghé ngang, nhưng lúc đó đi với nhóm bạn nên không để ý kỹ. Quán có khoảng năm bộ bàn ghế, tất cả đều làm từ những thanh gỗ trông khá mục nát, nhưng khi tôi ngồi xuống thì thấy độ rắn chắc không phải tầm thường. Cách chỗ tôi ngồi một bàn, có hai người độ bốn mươi ngoài đang ngồi nhậu. Mồi màn trên bàn đã cạn, chỉ còn chai rượu đế. Hai người họ đang huyên thuyên về chuyện trục vớt gì đó, nhưng vì tôi chưa có miếng cà phê nào trong người nên chỉ nghe chữ được chữ không.
Chủ quán là một bà lão, không biết bà bao nhiêu tuổi, chỉ thấy nếp nhăn dường như đã chiếm gần hết khuôn mặt. Thị giác của bà, nếu còn tỏ, chắc chỉ thấy thế giới như một đường kẻ. Lưng bà khom gần tới đất, còn giọng nói thì đục như dòng kênh sau căn chòi của bà. Nhận ly cà phê, tôi nói cám ơn nhưng dường như bà không nghe thấy. Tôi đốt điếu thuốc, hớp ngụm cà phê, rít một hơi thật sâu, để cho hương cà phê đi theo dòng khói chạy khắp cơ thể, trở thành loại thuốc tiên của những người chưa tỉnh ngủ. Mà, tôi đã thừa biết hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe.
Giờ tôi mới bắt đầu chú ý tới những lời hai người đàn ông kia nói với nhau. Chú lớn tuổi hơn có một nốt ruồi dưới cầm, mặc nhiên trên đó mọc ra những cọng râu trông như dòng thác. Tôi biết chú lớn hơn vì cách xưng hô thôi. Chú còn lại có đôi mắc xếch, môi dưới khá dày chống đỡ cho cánh mũi cứ phập phồng.
“...tao nói, bữa nào lội mương mà không nghe mùi là bữa đó khỏe”, chú lớn tuổi vừa nói, vừa vuốt mấy cọng râu, “còn gặp như bữa hổm thì thôi thôi...”
“Tại anh hên thôi anh Tám ơi”, chú nhỏ cự, “bên phía tui tuần này tính ra thôi là ba cái!”
“Trên bờ hay dưới mương?”
“Trên bờ hai, dưới mương một! Mà ngặt, cái dưới mương hết kéo lên được. Phải lấy chài lôi lên.”
“Bị “nó” níu lại đó, lần đó tao cũng bị, hai cái dưới gốc tràm, “nó” lôi vô tới đó luôn mày, tao gỡ không ra tới khi cúng nó mới nhả ra đó”
“Bởi vậy, thà là cắt mấy cái trên cây xuống nhẹ hơn dữ dằn”
“Ơn trời. Mô phật, mô phật!”
Nói tới đó, hai người rót rượu đầy ly rồi cùng nhau cạn. Xong rồi mỗi người lại nhìn một hướng, vẻ mặt đăm chiêu thấy rõ.
Tôi thấy vậy cũng không để ý tới họ nữa. Đưa mắt nhìn một vòng, tự nhiên thấy tít ngoài sâu trong khu rừng, đối diện với chòi nước có thứ gì đó đang đong đưa. Nhìn kĩ thì thấy đó là một chiếc võng, dây nhợ thòng xuống cả đất, chắc đã bị thủng. Xung quanh nó là các cây rừng, mật độ cũng khá dày, cỏ không cao lắm nhưng nhìn âm u. Chiếc võng này được mắc giữa hai thân cây nhỏ, dưới đất, lá khô chất đống giống như đã lâu lắm không ai nằm đó để phải gạt cỏ ra. Tôi nghĩ chắc là có gió mạnh ngoài kia lắm, vì cái võng bị thổi nghiêng sang một bên, sau đó dường như gió lặng nên nó lại rơi xuống, đong đưa qua lại. Rồi lại có gió, chiếc võng bị thổi, rồi gió lại tắt. Có nhịp điệu hẳn hoi, nhìn cũng khá giống với việc có ai đó ngồi lên, lấy trớn, rồi thả ra cho võng lắc lư, mà cũng giống thật vì phần võng bành ra chứ không xếp lại như khi không ai nằm.
“Chú ơi”, tôi nghe chất giọng đục ngầu của bà lão nên quay lại, “chú từ đâu tới?”
“Con ở Sài Gòn ngoại ơi!”
Bà cụ bị lãng tai, không nghe rõ tôi nói gì nên hếch cả mồm lên, làm vẻ mặt nghiêm trọng. Tôi thấy vậy liền hét câu đó thêm lần nữa.
“À, người “xì phố” đi du lịch phải chưa. Lâu lâu cũng có dăm ba cô chú đi lạc vô như chú vậy đó!”
“Con không có đi lạc ngoại ơi”, tôi thét lên, “mà ngoại cho con hỏi, cái võng ngoài kia của ai nằm mà rách hết trơn vậy ngoại?”
Bà cụ thấy tôi chỉ tay cũng cố gắng hết sức nhướn phần thịt trên chân mài lên nhìn theo, nhưng chắc vô vọng rồi. Sau đó thì bà ngoài cả người về phía đó luôn.
“Võng nào? Có kiểm lâm người ta ngủ trên tháp canh mới mắc võng, chứ rừng rú làm gì có võng?”
Chắc bà không thấy nên tôi cũng ậm ừ lái qua chuyện khác.
“Ngoại ơi, ngoại biết mấy miếng vải đỏ với mấy sợi dây thừng trong rừng không?”, tôi nghĩ bà sống ở đây lâu rồi nên chuyện này chắc kèo là bà sẽ biết.
“Người ta chết trong rừng đó chú,” bà thả câu nói nhẹ tơn, như thả cái lông gà lông vịt, “dây thừng là người ta treo cổ phải cắt thì mới đưa xuống được. Gỡ không ra. Còn miếng vải đỏ là của mấy ông thầy chùa cột, để siêu thoát. Với lại người nhà cũng biết chỗ mà lại đốt nhang. Thỉnh thoảng cũng có xác chết trôi...”
Đột nhiên, bà dừng lại giữa chừng như sực nhớ hay sợ hãi điều gì đó, quay ngoắt cổ về sau làm những thớ thịt già nua cong lại, sắp lớp. Tôi nhìn theo hướng đó, trong nhà, trên một cái bàn gỗ đã cũ, có một cái lư hương, nhang vừa cháy hết, phía sau là một bức ảnh thờ, đáng lý ra là vậy, nhưng trong khung ảnh thì không có gì cả. Không ảnh, không hình, cũng không có cả chữ tàu chữ tây. Chỉ đơn giản là một khung ảnh thờ màu đen, bên trong lót một tấm carton, bên ngoài cũng có tấm kính. Khung ảnh đã mòn hết mép, lấm tấm những chỗ như bị nhang chấm vào. Bà lão đứng dậy, lật đật chạy vào thấp một nén nhang mới như sợ cái chuyện bàn thờ lạnh tanh thì có cái gì đó ghê gớm lắm. Tôi thấy vậy liền để lại hai mười nghìn rồi đứng lên đi về.
Trên đường ra, gió thổi cây rừng kêu xào xạc như phụ họa cho tiếng lòng tôi cũng đang gào thét dữ dội; một cảm giác gì đó làm tôi cứ bồn chồn không yên. Tôi nghĩ về cuộc hội thoại của hai ông chú, những lời nói của bà lão và hàng loạt những chuyện khác tôi đã trãi qua trong hành trình về Bảy Núi lần này. Chẳng lẻ tôi muốn được tin và được sợ?
Tôi dựng xe, cảm thấy luyến tiếc. Khoảng chưa tới mười tiếng đồng hồ nữa thôi là tôi lại trở về với hồ sơ, với bộn bề công việc, với xe cộ, đèn đường và con người. Tôi ngồi khụy gối, bất giác bốc một nắm đất rồi thả cho gió mặc sức cuốn đi, ngước lên nhìn, trên cái cây trước mặt tôi là miếng vãi đỏ đang phất phơ như gửi lời tạm biệt.
“Meo.”
Sau lưng tôi, bên kia đường, một con mèo đen đang ngồi chễm chệ. Nó nhìn tôi, kêu thêm vài tiếng nữa. Chợt đôi mắt nó như trợn lên, hớt hải chạy về phía tôi, lông trên lưng nó dựng ngược. Tôi tưởng nó chạy sang chỗ tôi cho tôi nựng nịu nên cũng có chút mong chờ. Nhưng tôi đã lầm, ánh mắt nó không phải trợn ngược với tôi mà với cái gì đó sau lưng tôi. Có lẽ vậy. Nó làm tôi thoáng giật mình quay ra sau thì không có gì cả. Đường vẫn vắng ngắt. Nó chạy ngang tôi cái “vụt”, lúc tôi quay lại thì chỉ thấy cây cỏ động đậy chứ không thấy bóng dáng nó nữa.
Mà kể cũng lạ, tôi có cảm giác con mèo này như chỉ có cái đầu và hai chân trước. Như con người thiếu đi phần thân giữa. Hai cái chân uyển chuyển, còn đầu thì to quá khổ. Chắc nó chạy nhanh quá tôi nhìn không rõ. Xe chạy ra đường lớn, ngoái đầu nhìn lại con đường vừa thơ mộng vừa ma mị thêm một lần nữa, những sợi dây thừng đong đưa, mảnh vải phất phơ, nước ngập đen ngòm cả khu rừng bên kia, bất giác tôi nghĩ: “Lỡ chân té xuống mà mắc kẹt trong cái gốc tràm đó chắc trời mà biết."
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook