Thất Sơn Truyện
-
Chương 31: Phần 9: Quỷ Hồn Ca Lâu Vương
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Lâm Gia Thái Bảo
Cả nhóm đứng im lặng, không khí xung quanh trở nên ngột ngạt đến lạ thường khi ông lão đằng kia tiến đến gần chúng tôi. Hùng ra dấu bảo chúng tôi lùi ra sau, anh đứng chắn phía trước, giơ tay ra chặn ông lão lại khi ông ấy đi xăm xăm tới. Rõ ràng đó là khuôn mặt trong di ảnh, không thể lẫn đâu được. Sinh quay sang anh Hùng nói nhỏ: “Phục Ma Thư có chú nào siêu thoát không anh, làm một bài tiễn ông nội này đi giùm em đi.”
Anh Hùng nói: “Có thì có, bài cứng lắm, nhưng này là người thật, ông nội anh mới làm ổng siêu thoát được, hay mày giết ổng đi rồi tao tụng chú siêu thoát cho.”
Sinh lắc đầu ngao ngán. Anh Hùng nói: “Chẳng hay ông đây là?”, ông lão nọ phá lên cười khà khà những tràng rất khoái chí rồi quăng cây gậy ra, bảo: “Mèn đét ơi, tưởng đâu mày dẫn theo Lý Tổ sư, khà khà.”
Cả đám lại ngơ ngác nhìn nhau, Hùng giả vờ: “Chú Ba khoẻ không?”
“Khoẻ, khoẻ re, hề hề” - ông lão kia đáp làm phần nào đó trong chúng tôi bắt đầu có cảm giác đây chính là Ba Lành! Bỗng ông lão nhảy chồm đến phía tôi, định lấy tay kéo lưng tôi quay về phía ổng, anh Hùng chụp tay ổng lại, nói: “Chú Ba nãy nhắc đến Lý Tổ sư? Chẳng phải ông ta chết rồi sao?”
Hùng vừa nói xong, không hiểu thế nào mà lão bỗng ngồi thụp xuống, lấy tay che đầu lại, điệu bộ hết sức hốt hoảng làm đám chúng tôi cũng một phen hú vía, ông nói mà như hét: “Con đâu biết gì đâu, Thầy đừng đánh con, Thầy đừng đánh con…con đâu biết gì đâu, Thầy ơi...”
.
Hùng quay sang nhìn Tú Linh, mặt cô cũng thoáng chau lại rồi mới đưa mắt nhìn Hùng, điệu bộ như đồng ý với suy nghĩ của Hùng: ông Ba đã hoá điên! Anh Hùng vừa định đến bên ông Ba nói gì đó thì bị Tú Linh ngăn lại, cô ngồi thụp xuống kế bên, khoác tay lên vai ông Ba, trông rất gần gũi, bảo: “Bác Ba nhớ con hông, con là đồ đệ của Lục Tỷ nè.” Vừa nói, tay cô rất nhanh, dùng hai đầu ngón trỏ và áp út, nhưng thực ra có lẽ là phần móng tay, ấn vào đỉnh hai bên sau đầu rồi hai bên cổ. Bỗng nhiên ông lão vẻ mặt bình thường trở lại, quay sang nhìn Tú Linh, cười điệu bộ hết sức thân mật, bảo: “Mày hả Sáu? Hôm nay mày đến thăm tao hả? Mày đừng đến đây…”. Ông bỏ lửng câu nói chỗ đó rồi đưa mắt rảo xung quanh như kiểu xem có ai đang theo dõi hay không, rồi ghé tai nói nhỏ với Tú Linh: “Thầy còn sống, còn sống đó, mày đừng đến gặp tao, Thầy biết là thầy xử hai đứa đó, nghe chưa, mày nhớ hồi đó mà phải hông, con Tám đó, tao giả chết nên Thầy tha tao đó, mày nghe tao đi Sáu!” Thú thật lúc ấy, khuôn mặt của bốn chúng tôi đều như nhau - ngơ ngác. Tú Linh muốn chắc lại, bèn thử hỏi về các kỹ thuật của Hàng Thịt cũng như các vấn đề của Lục Lâm khác, lão đều trả lời răm rắp, nhưng vẫn gọi Tú Linh là “Sáu”. Cô đứng dậy, ra vẻ bất lực, đi về phía anh Hùng bảo: “Theo những nhận dạng em biết được về chú Ba thì đúng là người này rồi, cái bớt trên trán không lẫn đâu được!” Tuy nhiên trước mặt chúng tôi là một Ba Lành đang bị mất trí, vô cùng hoảng loạn mỗi khi nhắc đến Lý Tổ sư. Nếu vậy thì trong quan tài là ai?
Anh Hùng cảm thấy thế này thì không ổn, bèn đến bên ông Ba, hỏi: “Chú Ba, con nghe nói chú từng đi vào hang Mo So, con định tìm Ngọc Rết trong đó, trong đó có không vậy chú?” Trái ngược với suy nghĩ của anh Hùng rằng lão vẫn trả lời ngây ngô, đột nhiên mặt lão căng lại, tỏ vẻ rất trầm ngâm, rồi như nhớ lại gì đó kinh khủng lắm, ông lại ôm đầu kêu lên: “Có, có, tui vô trỏng rồi, đừng có vô, a a…”
Anh Hùng ra hiệu Tú Linh tiếp tục điểm huyệt, cô làm ông trấn tĩnh lại một chút rồi mới hỏi nhỏ: “Anh Ba, em định vô đó, mà nghe nói có Quỷ hồn Ca Lâu Vương, em sợ đi công cốc, vừa không tìm được Ngọc Rết, vừa gặp Quỷ Vương thì chết em.” Cô nhái cách nói chuyện của Lục Tỷ.
Ông Ba bình tĩnh lại, thở đều, rồi nói: “Lúc đó tao đi với thầy, có Ngọc Rết đó, có Ngọc Rết đó…” rồi ông lại cười khà khà và vỗ đùi chan chát!
Anh Hùng hỏi: “Chú Ba, nãy con ghé nhà gặp anh Quý, anh Quý không biết chú ở đây, chú làm sao hay vậy?”, rõ ràng là anh đang muốn hỏi về thực hư chuyện ông giả chết.
Ông Ba quay sang nhìn Hùng, nhếch mép cười: “Thằng hai nó chỉ được cái làm theo lời tao nói, chớ đụng chuyện mà không có tao, nó biết kỹ thuật là gì thì tao cùi cho mày xem!” Chúng tôi vẫn im lặng, ông Ba nói tiếp: “Tụi bây biết sao hông, tao thấy không ổn, tao sợ Thầy phạt tao, tại Thầy tới kiếm tao, mà tao đâu có chịu đi với Thầy. Thầy khác rồi...tao sợ lắm, Thầy tao ổng dữ lắm đó, cái tao giả chết, tao lấy cây gòn, dùng Hình tạo dáng cho nó, thế mà thằng hai nhà tao không nhìn ra, uổng công tao dạy nó gần ba chục năm nay!” Thì ra ông lão dùng hình nhân thế mạng. Sau đó cả anh Hùng, Tú Linh và Sinh cố dở hết mánh của Lục Lâm để khai thác ký ức từ ông Ba, nhưng ông thực sự bị mất trí rồi, nên chẳng nhớ được gì, cứ hễ kể đến lần nhóm ba người lạ mặt đến thì ông lại nói Lý Tổ sư về kêu ông đi theo làm đồ, ổng không chịu, sợ thầy phạt nên ổng giả chết trốn ra Hòn Tre này, đó cũng là lúc ổng dựng nên Tứ phong ấn bốn phía đảo.
Chúng tôi cảm thấy bế tắc đang dần hiện rõ, bỗng ông Ba nhìn lên ba lô anh Hùng đem theo và thấy cái vô lăng, ông kêu lên rồi chạy đến sờ vào nó, hết sức nhẹ nhàng như người chủ đang vuốt ve chú cún. Thấy vậy, anh Hùng liền hỏi: “Này đồ chú Ba làm phải hông? Đẹp lắm đó, sao chú khắc được mấy chữ này vậy?” Ông Ba cười hề hề, bảo là chữ này tiếng Phạn cổ thôi, có gì ghê gớm, Lục Lâm lão làng ai mà không tinh thông. Bỗng ông như sực nhớ lại gì đó rồi đứng dậy ù chạy vào căn nhà lụp xụp, chúng tôi cũng chạy theo sát bên. Căn nhà kho chỉ chừng ba mươi mét vuông nhưng chứa rất nhiều đồ, dụng cụ, hết sức ngăn nắp. Ông Ba thì đang lúi húi như lục lọi gì đấy, tôi tranh thủ đảo mắt quanh căn phòng, nhìn những thứ treo trên vách nhưng không biết nó là gì, chỉ biết dựa vào khuôn mặt ba người kia để biết đó là những bảo bối hết sức quý giá đối với giới Lục Lâm. Tôi thấy anh Hùng cứ chăm chăm nhìn vào một cây búa, cán gỗ chạm hình rồng phượng hết sức tinh xảo và đẹp mắt hài hoà, phần đầu thì nhìn hơi gỉ sét nhưng lưỡi lại sắc lạ thường. Dĩ nhiên tôi biết đấy cũng thuộc hàng pháp khí thượng thừa, vừa định hỏi anh Hùng về lai lịch của nó thì nghe ông lão kêu lên: “Hê hê, thấy rồi, thấy rồi, Sáu, mày qua đây, anh cho mày xem cái này nè.” Ông lão bày ra một tấm giấy da trâu, trên đó được khắc chữ Hán, trông tấm da hết sức cũ kỹ nhưng nét chữ nhìn còn hệt như vừa mới khắc ngày hôm qua. Tú Linh đón tấm da, chỉ vừa đọc vài dòng cô đã không thể kìm nén sự kinh ngạc trên khuôn mặt, Hùng hỏi trên đó viết gì thì Tú Linh chỉ đáp gọn lỏn: Ca Lâu Thành.
Tôi hỏi Tú Linh: “Chế đẹp đây biết cả tiếng Hán cổ à?”
Cô chỉ cười nhếch mép rồi nói: “Đặc thù nghề nghiệp thôi nhóc ơi, Hàng Rong nào cũng phải tinh thông ít nhất ba ngôn ngữ cổ thường thấy: tiếng Hán, tiếng Phạn, và tiếng Khmer cổ, đọc được tấm da này với chế dễ ẹc.” Ba chúng tôi đứng lại kế bên Tú Linh như ra hiệu cho cô bắt đầu kể nội dung trên đó, cô trải đều tấm da ra cho chúng tôi xem - dày đặc những chữ là chữ. Tú Linh đưa mắt đọc một hồi, càng đọc thì cô càng thể hiện những biểu cảm hết sức khó hiểu. Doc chừng mười phút, cô quay sang giải nghĩa cho cả đám. Thì ra miếng da trâu đó được viết bởi một người nước Tây Tấn, tên là Từ Khoái. Năm Thái Khang thứ chín triều Tây Tấn, Trung Quốc (khoảng năm 288, tức thời vua Tấn Vũ Đế - Tư Mã Viêm, ai đọc Tam Quốc hẳn đều biết ông này), Từ Khoái được lệnh thống lĩnh hai mươi thuyền xuôi về phương nam, tìm kiếm các vương quốc mới để mở rộng quan hệ, khi đi ngang vùng biển Vịnh Thái Lan, đội tàu của ông bỗng dưng gặp cuồng phong, đều chìm cả, duy chỉ một chiếc của Từ Khoái hư nhẹ, dạt vào bờ. Tại đây có Ca Lâu Thành, một tiểu quốc nhỏ, khá độc lập. Theo miếng da ghi lại, Ca Lâu Thành được thành lập khoảng chín mươi năm trước (những năm 200) bởi một người tên là Ca Lâu Kiên Đà, vốn là hoàng thân của Đế chế Quý Sương (sử liệu chính thống hay gọi là Kushan, một quốc gia cổ đại vùng Trung Á ngày nay, tên Quý Sương là do Đế chế này có nòng cốt từ bộ lạc Quý Sương, gốc tại vùng Tân Cương, Trung Quốc) do chạy loạn khỏi thanh toán nội bộ, đã dong thuyền men theo bờ biển, đến vùng Kiên Lương, Hà Tiên thuộc Kiên Giang rồi xây thành lập ấp, lấy biểu tượng chim thần Ca Lâu La làm Hộ quốc thú, mong muốn phục hưng vương triều Kushan ở nơi xa xôi này. Trải qua ba đời Quốc vương, thời điểm Từ Khoái đến, Ca Lâu Vương có tên là Tỳ Khâu Đạt Bà, một người hết sức anh minh, được lòng muôn dân. Thấy Từ Khoái là người có học thức, văn chương nho nhã, am tường thiên văn địa lý nên Ca Lâu Vương nhờ ông ghi chép lại biên niên sử Ca Lâu Thành hòng lưu lại cho hậu thế. Trên miếng da không có biên niên sử chi tiết, chỉ là vài dòng tâm sự của Từ Khoái. Đáng chú ý, trong đó có ghi chép lại một chuyện làm Hùng và Sinh có vẻ lo lắng khi nghe.
Ca Lâu Thành là một hệ thống lớn, gồm mười chín thành nhỏ và một thành chủ, xây dựng dọc theo triền núi mà Từ Khoái gọi là Địa Nguyệt Sơn, dài trăm dặm, rộng mười dặm. Mỗi thành đều có một pháp bảo trấn thành, thành nằm trong lòng núi, lối vào quanh co hiểm hóc, không có người dẫn vào thì mười phần lạc hết chín! Tỳ Khâu Đạt Bà chỉ có một vợ, khi vợ chết ông không lập thêm thê thiếp, nguyện chỉ sống một đời còn lại lẻ loi để tưởng nhớ hoàng hậu. Ông có một cô con gái, Ca Lâu Công chúa năm đó mười sáu tuổi, xinh đẹp như hoa, văn võ song toàn, cách năm mươi bước chân có thể bắn tên xuyên qua nhẫn, cách trăm bước chân có thể phóng lao trúng một cái lá cây Tha La. Ca Lâu Vương hết mực yêu quý con gái mình, luôn dành cho cô những gì tốt đẹp. Bỗng một ngày nọ, khí tượng thay đổi, âm khí dâng cao, hôm ấy ngay lúc công chúa đi săn trong rừng bị sét đánh trúng nhưng không chết, chỉ hôn mê mấy ngày. Sau lần đó cô như thành một người khác, tóc dài ra rất nhanh, chuyển dần sang màu trắng, da xanh xao, nanh dài, mắt đỏ. Mọi người đồn cô đã bị Quỷ nhập tràng, Ca Lâu vương một mực không tin con gái yêu quý của mình đã hoá quỷ, tuy nhiên khi dân chúng phát hiện cô đang ăn thịt người, ông đành xuống tay giết chết con gái. Lúc đó, cảm động trước tình cảm Ca Lâu Vương, một vị cao tăng từ Ấn Độ có dịp đi ngang qua đây đã giúp ông một cách để làm công chúa sống dậy, đó là dùng một viên Ngô Công Kim Thân, lấy ngãi quấn quanh tim, sau đó làm phép cho trục quỷ hồn ra ngoài. Ca Lâu Vương mừng rỡ, mời vị cao tăng đó tiến hành, tuy nhiên vị sư có nói, làm cách này chỉ cho công chúa sống thêm một thời gian, bảy năm sau phải chôn thì mới không gây ra đại hoạ. Tỳ Khâu Đạt Bà đồng ý. Nghi lễ tiến hành trong ba ngày ba đêm, xong rồi vị sư ra đi ngay, để Ca Lâu Vương hạnh phúc bên con gái mới hồi sinh của mình. Chuyện này ngoài nội bộ triều đình thì không ai biết, vua chỉ cho công chúa đi trong cung điện, cấm ra ngoài. Mọi thứ tưởng đã ổn thỏa, tuy nhiên thời gian đầu công chúa còn cười nói bình thường, sau này thì mất dần cảm xúc, trơ ra như khúc gỗ. Thời hạn bảy năm thấm thoát trôi qua, đến ngày phải chôn sống công chúa. Ca Lâu Vương hết sức đau lòng, không nỡ giết con thêm lần nữa, bèn trái lời vị sư kia, cứ giam lỏng công chúa trong phòng, hy vọng lời cao tăng là sai. Một ngày nọ khi đến thăm con, ông vô cùng hốt hoảng khi thấy cô đã ăn thịt các tỳ nữ, quan lại hết sức hỗn loạn, tin đồn nhanh chóng lan ra cả vương quốc. Sức ép dâng cao buộc vua phải giết công chúa rồi thiêu xác. Các thế lực bên ngoài lợi dụng dân tình Ca Lâu Thành đang biến động, sẵn sàng quân lính để gây chiến.
Tình thế hết sức cam go, vua đành phải chính tay giết con gái mình lần thứ hai. Tình hình vương quốc sau đó ổn định lại, tuy nhiên Ca Lâu Vương thì không. Ông như là con người khác, ít nói rồi trở nên cộc tính hơn, râu tóc mọc dài trông hết sức đáng sợ. Ông ra lệnh đổi hai mươi pháp bảo ở hai mươi thành, chỉ thấy đó là những hòm gỗ cỡ người, có tin đồn rằng ông đã dính vào tà thuật, dùng quỷ trấn thành. Sau đó có người bắt được cự điểu ngoài biển, cho là Ca Lâu La trong truyền thuyết, bèn đem về dâng vua. Viết tới đây thì miếng da bị rách, các chữ phía sau mất, không tài nào đoán được.
Anh Hùng sau khi nghe xong thì trầm ngâm suy nghĩ như thường lệ, anh bảo Tú Linh cất tấm da rồi quay sang nói với ông Ba: “Nhà ông Ba nhiều đồ lạ quá, con chưa thấy cái này bao giờ.” Vừa nói anh vừa chỉ vào cây búa cán tía.
Ông Ba cười khà khà, cầm cây búa lên coi rồi bảo: “Đồ hiếm, trên đời chỉ có một cây mà thôi.” Anh Hùng bèn nháy mắt ra hiệu cho Tú Linh, cô đến đóng vai Lục Tỷ rồi bảo xin cây búa đó, ông Ba cười, nói: “Ờ, tưởng gì, Sáu mày cứ lấy đi, tao giờ dùng đâu nổi nữa.” Nói đến đó, ông Ba lại lên cơn, hét bảo rằng Lý Tổ sư về đánh ổng rồi ù té chạy ra ngoài, mất tăm vào cánh rừng đầy mồ mả tăm tối. Sinh bảo: “Chết mẹ rồi đại ca, có khi nào vào đó còn gặp thêm Quỷ Sống không?” Ý Sinh đang nói đến cô công chúa, tức là chưa biết được “trùm cuối” trong kỳ động Kiên Lương là ai, đã vậy giờ còn nghe có cả Ca Lâu La trong đó.
Tú Linh nói: “Ít nhất giờ chúng ta có manh mối khá chắc chắn về nơi sắp đi, chưa kể có thêm đồ chơi khủng nữa kìa.”
Nói đoạn, cô chỉ tay về cây búa. Tôi sực nhớ câu hỏi lúc trước, bèn đến nhờ anh Hùng giải thích nguồn gốc của nó. Anh giơ cán búa lên, vẻ mặt rất trân quý, rồi nói: “Chính cây búa này đã tạo nên tên tuổi của Lỗ Ban Tiểu Tử - Ba Lành. Lấy than đá để trong quan tài đốt lửa, dùng thép nấu trộn với một ít xương đùi người và lông mọc ở đầu hổ. Thân búa làm từ lõi cây Long Đỉnh ngàn tuổi, lõi nằm ở rễ chỉ dài chừng hai tấc là đã quý, lõi này dài đến năm tấc bảy phân, trên thân chạm khắc hoạ tiết rồng phượng, tượng trưng cho cả âm và dương. Anh nhớ không lầm, ông Ba Lành hồi xưa hay gọi nó là Đoá Thiên Phủ, nghĩa là Búa Chặt Trời.”
Tôi thử cầm cây búa trên tay, nó nặng đến lạ thường, dễ gì cũng phải hơn mười ký, thế mà anh Hùng cầm nhẹ như không. Tôi hỏi giờ anh không dùng cọc kỳ nam nữa sao mà chuyển sang dùng búa, anh chỉ cười rồi bảo đợi đó sẽ cho tôi xem. Chợt ông Ba bỏ chạy, để lại chúng tôi trong căn phòng toàn là hàng thượng phẩm Lục Lâm, thú thực là không tránh khỏi chuyện chúng tôi “cầm nhầm” vài thứ cho cuộc hành trình sắp tới, rồi lặng lẽ xuống thuyền quay về.
Lúc lên thuyền, chúng tôi lại trao đổi về chuyện ông Ba hoá điên. Tú Linh cam đoan người đó là Ba Lành, anh Hùng cũng cho là đúng, vì cái áp khí kinh người mỗi lần ông hoảng loạn cũng đủ nói lên tay nghề không khác được của Lỗ Ban Tiểu Tử. Tuy nhiên tại sao ông ta cứ nhắc đến Lý Tổ sư? Lý Tổ sư mất khoảng giữa thế kỷ trước, Lục Lâm đều thấy cả, vậy thì ai đến gặp Ba Lành mà ông ta lại cho rằng Lý Tổ sư quay về? Còn quá khứ về “Con Tám” - Tức đệ tử thứ Tám của Lý Tổ sư, chuyện đó như thế nào? Rốt cuộc Lý tổ sư là con người ra sao? Có quá nhiều câu hỏi ập đến, chúng tôi cứ loay hoay mãi chẳng thể nào hiểu được.
Anh Hùng chốt lại vấn đề, anh nói: “Theo anh, mọi chuyện xảy ra từ đầu đến giờ khá là lạ và bí ẩn, linh cảm anh cho rằng có gì đó không đúng, hay kiểu như có bàn tay ai đó sắp xếp, hiện giờ cứ cẩn trọng, chớ nên vội vàng khinh suất mà lại gặp hoạ. Anh tin nếu chúng ta cẩn thận thì không sao cả!” Nghe đến đó, chúng tôi phần nào cũng bớt nghĩ lại, nhưng cũng im lặng, chẳng ai nói câu gì nữa. Thuyền quay lại Hòn Củ Tron, trả cho Quý. Chuyện gặp Ba Lành còn sống, chúng tôi chẳng tiết lộ ra để tránh rắc rối. Sau đó anh Hùng cũng trả lại cái vô lăng cho ông Năm, dĩ nhiên là Sinh phải leo lên lắp vào lại cho lão. Tôi quay sang hỏi anh Hùng: “Tiếp theo mình đi đâu anh?”
Anh Hùng ngồi thụp xuống cái lốp xe cũ, thở thuốc hắt ra, rồi nói: “Thì đi Kiên Lương chứ đâu, giờ đủ dữ liệu rồi.” Nghe đến Kiên Lương, máu tôi như sôi lên khi nghĩ đến những gì sắp tới, bỗng tôi sực nhớ lại, hỏi thêm về Ca Lâu Thành. Anh Hùng cho rằng, di chỉ chúng tôi gặp hôm bữa ngoài biển Hòn Sơn chỉ là một tháp canh hoặc một tiền đồn nhỏ, việc nó có ngọc rết thường đã nói lên điều đó. Thứ nữa là Từ Khoái có chép về hai mươi thành nằm dọc trên núi Địa Nguyệt Sơn, điều này giải thích tại sao anh cho rằng di chỉ dưới biển kia không thuộc hệ thống thành chính, còn địa danh Địa Nguyệt Sơn thì đúng là lần đầu anh được nghe, không biết nó ở đâu. Mặc dù khu vực Hà Tiên - Kiên Lương cũng có khá nhiều núi, nhưng chúng nằm lẻ tẻ, rải rác, làm gì có dãy nào dài trăm dặm, rộng mười dặm. Có thể Từ Khoái nói quá lên chăng? Rốt cuộc vẫn không biết được. Lát sau khi Sinh sửa xong vô lăng, anh Hùng đề nghị chú Năm chở cả bọn từ Hòn Sơn đi đến vịnh Cây Dương, Kiên Lương. Ông Năm đồng ý cái rụp. Chiếc tàu nhỏ lại lênh đênh lần nữa, biển lần này khá lặng, gió mát, mọi người đều tranh thủ nằm ngủ một chút lấy sức trước khi đến Kiên Lương, tôi cũng chợp mắt theo.
Tiếng máy đều đều bỗng dưng chậm lại rồi tắt hẳn làm tôi tỉnh ngủ: chúng tôi đã đến nơi. Ông Năm để chúng tôi ở chợ Kiên Lương, mùi cá chợ chiều làm tôi khá khó chịu. Ông Năm nhất mực không chịu nhận tiền dầu từ anh Hùng, ông vẫn còn muốn cám ơn ngược lại chúng tôi. Sinh thấy vậy lẻn lên tàu, để lại tiền kế bên vô lăng rồi lấy hộp thuốc đè lên. Chúng tôi ghé vào quán cóc bên đường uống ít nước đỡ khát, kế hoạch là hôm nay sẽ nghỉ ở đây một đêm, sáng mai đi sớm. Tuy đã biết xác suất lớn đường vào nằm ở Hang Mo So, tuy nhiên hang này có khá nhiều khách du lịch, không hiểu bằng cách nào mà lối vào không ai thấy được. Tạm thời chỉ đoán thôi, đợi mai vào xem thực địa vậy. Lúc này bàn kế bên đang có một nhóm khách du lịch có vẻ tiếc do định vào Mo So nhưng cảnh sát ngăn lại, bảo là đang huy động tìm người mất tích trong đó, tạm thời không cho vào hang. Thông tin này đối với chúng tôi mà nói là hết sức gay go, phen này chắc không thể đợi được đến sáng mai mà đi trong đêm mới mong qua mắt được bên cảnh sát và cứu hộ. Trong khi đó, Tú Linh bảo: “Âm khí đằng đó nhả lên quá trời kìa, không chừng Hang Mo So nằm hướng đó…”.
Tôi đưa mắt nhìn theo, chỉ thấy trên nền trời trong xanh một làn khói mỏng, đều đặn phụt lên, tựa như ai đó đang thở trong khí trời rét buốt. Sinh uống ngụm Gò Đen, khà ra sảng khoái rồi nói: “Săn lan thì săn lan, cũng phải từ từ với có chút rượu chứ!”
Bỗng nhiên, từ phía sau chỗ chúng tôi ngồi, ông thợ sửa xe trung niên nói vọng lên: “Săn lan mấy đũa? Ở đây có đũa vàng đũa bạc, nhưng không biết người mua đằng kia là ai?” Chúng tôi giật mình nhìn ra sau, ông lão vẫn giả vờ cặm cụi sửa xe, bỗng nhìn lên anh Hùng với ánh mắt dò xét.
-
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Lâm Gia Thái Bảo
Cả nhóm đứng im lặng, không khí xung quanh trở nên ngột ngạt đến lạ thường khi ông lão đằng kia tiến đến gần chúng tôi. Hùng ra dấu bảo chúng tôi lùi ra sau, anh đứng chắn phía trước, giơ tay ra chặn ông lão lại khi ông ấy đi xăm xăm tới. Rõ ràng đó là khuôn mặt trong di ảnh, không thể lẫn đâu được. Sinh quay sang anh Hùng nói nhỏ: “Phục Ma Thư có chú nào siêu thoát không anh, làm một bài tiễn ông nội này đi giùm em đi.”
Anh Hùng nói: “Có thì có, bài cứng lắm, nhưng này là người thật, ông nội anh mới làm ổng siêu thoát được, hay mày giết ổng đi rồi tao tụng chú siêu thoát cho.”
Sinh lắc đầu ngao ngán. Anh Hùng nói: “Chẳng hay ông đây là?”, ông lão nọ phá lên cười khà khà những tràng rất khoái chí rồi quăng cây gậy ra, bảo: “Mèn đét ơi, tưởng đâu mày dẫn theo Lý Tổ sư, khà khà.”
Cả đám lại ngơ ngác nhìn nhau, Hùng giả vờ: “Chú Ba khoẻ không?”
“Khoẻ, khoẻ re, hề hề” - ông lão kia đáp làm phần nào đó trong chúng tôi bắt đầu có cảm giác đây chính là Ba Lành! Bỗng ông lão nhảy chồm đến phía tôi, định lấy tay kéo lưng tôi quay về phía ổng, anh Hùng chụp tay ổng lại, nói: “Chú Ba nãy nhắc đến Lý Tổ sư? Chẳng phải ông ta chết rồi sao?”
Hùng vừa nói xong, không hiểu thế nào mà lão bỗng ngồi thụp xuống, lấy tay che đầu lại, điệu bộ hết sức hốt hoảng làm đám chúng tôi cũng một phen hú vía, ông nói mà như hét: “Con đâu biết gì đâu, Thầy đừng đánh con, Thầy đừng đánh con…con đâu biết gì đâu, Thầy ơi...”
.
Hùng quay sang nhìn Tú Linh, mặt cô cũng thoáng chau lại rồi mới đưa mắt nhìn Hùng, điệu bộ như đồng ý với suy nghĩ của Hùng: ông Ba đã hoá điên! Anh Hùng vừa định đến bên ông Ba nói gì đó thì bị Tú Linh ngăn lại, cô ngồi thụp xuống kế bên, khoác tay lên vai ông Ba, trông rất gần gũi, bảo: “Bác Ba nhớ con hông, con là đồ đệ của Lục Tỷ nè.” Vừa nói, tay cô rất nhanh, dùng hai đầu ngón trỏ và áp út, nhưng thực ra có lẽ là phần móng tay, ấn vào đỉnh hai bên sau đầu rồi hai bên cổ. Bỗng nhiên ông lão vẻ mặt bình thường trở lại, quay sang nhìn Tú Linh, cười điệu bộ hết sức thân mật, bảo: “Mày hả Sáu? Hôm nay mày đến thăm tao hả? Mày đừng đến đây…”. Ông bỏ lửng câu nói chỗ đó rồi đưa mắt rảo xung quanh như kiểu xem có ai đang theo dõi hay không, rồi ghé tai nói nhỏ với Tú Linh: “Thầy còn sống, còn sống đó, mày đừng đến gặp tao, Thầy biết là thầy xử hai đứa đó, nghe chưa, mày nhớ hồi đó mà phải hông, con Tám đó, tao giả chết nên Thầy tha tao đó, mày nghe tao đi Sáu!” Thú thật lúc ấy, khuôn mặt của bốn chúng tôi đều như nhau - ngơ ngác. Tú Linh muốn chắc lại, bèn thử hỏi về các kỹ thuật của Hàng Thịt cũng như các vấn đề của Lục Lâm khác, lão đều trả lời răm rắp, nhưng vẫn gọi Tú Linh là “Sáu”. Cô đứng dậy, ra vẻ bất lực, đi về phía anh Hùng bảo: “Theo những nhận dạng em biết được về chú Ba thì đúng là người này rồi, cái bớt trên trán không lẫn đâu được!” Tuy nhiên trước mặt chúng tôi là một Ba Lành đang bị mất trí, vô cùng hoảng loạn mỗi khi nhắc đến Lý Tổ sư. Nếu vậy thì trong quan tài là ai?
Anh Hùng cảm thấy thế này thì không ổn, bèn đến bên ông Ba, hỏi: “Chú Ba, con nghe nói chú từng đi vào hang Mo So, con định tìm Ngọc Rết trong đó, trong đó có không vậy chú?” Trái ngược với suy nghĩ của anh Hùng rằng lão vẫn trả lời ngây ngô, đột nhiên mặt lão căng lại, tỏ vẻ rất trầm ngâm, rồi như nhớ lại gì đó kinh khủng lắm, ông lại ôm đầu kêu lên: “Có, có, tui vô trỏng rồi, đừng có vô, a a…”
Anh Hùng ra hiệu Tú Linh tiếp tục điểm huyệt, cô làm ông trấn tĩnh lại một chút rồi mới hỏi nhỏ: “Anh Ba, em định vô đó, mà nghe nói có Quỷ hồn Ca Lâu Vương, em sợ đi công cốc, vừa không tìm được Ngọc Rết, vừa gặp Quỷ Vương thì chết em.” Cô nhái cách nói chuyện của Lục Tỷ.
Ông Ba bình tĩnh lại, thở đều, rồi nói: “Lúc đó tao đi với thầy, có Ngọc Rết đó, có Ngọc Rết đó…” rồi ông lại cười khà khà và vỗ đùi chan chát!
Anh Hùng hỏi: “Chú Ba, nãy con ghé nhà gặp anh Quý, anh Quý không biết chú ở đây, chú làm sao hay vậy?”, rõ ràng là anh đang muốn hỏi về thực hư chuyện ông giả chết.
Ông Ba quay sang nhìn Hùng, nhếch mép cười: “Thằng hai nó chỉ được cái làm theo lời tao nói, chớ đụng chuyện mà không có tao, nó biết kỹ thuật là gì thì tao cùi cho mày xem!” Chúng tôi vẫn im lặng, ông Ba nói tiếp: “Tụi bây biết sao hông, tao thấy không ổn, tao sợ Thầy phạt tao, tại Thầy tới kiếm tao, mà tao đâu có chịu đi với Thầy. Thầy khác rồi...tao sợ lắm, Thầy tao ổng dữ lắm đó, cái tao giả chết, tao lấy cây gòn, dùng Hình tạo dáng cho nó, thế mà thằng hai nhà tao không nhìn ra, uổng công tao dạy nó gần ba chục năm nay!” Thì ra ông lão dùng hình nhân thế mạng. Sau đó cả anh Hùng, Tú Linh và Sinh cố dở hết mánh của Lục Lâm để khai thác ký ức từ ông Ba, nhưng ông thực sự bị mất trí rồi, nên chẳng nhớ được gì, cứ hễ kể đến lần nhóm ba người lạ mặt đến thì ông lại nói Lý Tổ sư về kêu ông đi theo làm đồ, ổng không chịu, sợ thầy phạt nên ổng giả chết trốn ra Hòn Tre này, đó cũng là lúc ổng dựng nên Tứ phong ấn bốn phía đảo.
Chúng tôi cảm thấy bế tắc đang dần hiện rõ, bỗng ông Ba nhìn lên ba lô anh Hùng đem theo và thấy cái vô lăng, ông kêu lên rồi chạy đến sờ vào nó, hết sức nhẹ nhàng như người chủ đang vuốt ve chú cún. Thấy vậy, anh Hùng liền hỏi: “Này đồ chú Ba làm phải hông? Đẹp lắm đó, sao chú khắc được mấy chữ này vậy?” Ông Ba cười hề hề, bảo là chữ này tiếng Phạn cổ thôi, có gì ghê gớm, Lục Lâm lão làng ai mà không tinh thông. Bỗng ông như sực nhớ lại gì đó rồi đứng dậy ù chạy vào căn nhà lụp xụp, chúng tôi cũng chạy theo sát bên. Căn nhà kho chỉ chừng ba mươi mét vuông nhưng chứa rất nhiều đồ, dụng cụ, hết sức ngăn nắp. Ông Ba thì đang lúi húi như lục lọi gì đấy, tôi tranh thủ đảo mắt quanh căn phòng, nhìn những thứ treo trên vách nhưng không biết nó là gì, chỉ biết dựa vào khuôn mặt ba người kia để biết đó là những bảo bối hết sức quý giá đối với giới Lục Lâm. Tôi thấy anh Hùng cứ chăm chăm nhìn vào một cây búa, cán gỗ chạm hình rồng phượng hết sức tinh xảo và đẹp mắt hài hoà, phần đầu thì nhìn hơi gỉ sét nhưng lưỡi lại sắc lạ thường. Dĩ nhiên tôi biết đấy cũng thuộc hàng pháp khí thượng thừa, vừa định hỏi anh Hùng về lai lịch của nó thì nghe ông lão kêu lên: “Hê hê, thấy rồi, thấy rồi, Sáu, mày qua đây, anh cho mày xem cái này nè.” Ông lão bày ra một tấm giấy da trâu, trên đó được khắc chữ Hán, trông tấm da hết sức cũ kỹ nhưng nét chữ nhìn còn hệt như vừa mới khắc ngày hôm qua. Tú Linh đón tấm da, chỉ vừa đọc vài dòng cô đã không thể kìm nén sự kinh ngạc trên khuôn mặt, Hùng hỏi trên đó viết gì thì Tú Linh chỉ đáp gọn lỏn: Ca Lâu Thành.
Tôi hỏi Tú Linh: “Chế đẹp đây biết cả tiếng Hán cổ à?”
Cô chỉ cười nhếch mép rồi nói: “Đặc thù nghề nghiệp thôi nhóc ơi, Hàng Rong nào cũng phải tinh thông ít nhất ba ngôn ngữ cổ thường thấy: tiếng Hán, tiếng Phạn, và tiếng Khmer cổ, đọc được tấm da này với chế dễ ẹc.” Ba chúng tôi đứng lại kế bên Tú Linh như ra hiệu cho cô bắt đầu kể nội dung trên đó, cô trải đều tấm da ra cho chúng tôi xem - dày đặc những chữ là chữ. Tú Linh đưa mắt đọc một hồi, càng đọc thì cô càng thể hiện những biểu cảm hết sức khó hiểu. Doc chừng mười phút, cô quay sang giải nghĩa cho cả đám. Thì ra miếng da trâu đó được viết bởi một người nước Tây Tấn, tên là Từ Khoái. Năm Thái Khang thứ chín triều Tây Tấn, Trung Quốc (khoảng năm 288, tức thời vua Tấn Vũ Đế - Tư Mã Viêm, ai đọc Tam Quốc hẳn đều biết ông này), Từ Khoái được lệnh thống lĩnh hai mươi thuyền xuôi về phương nam, tìm kiếm các vương quốc mới để mở rộng quan hệ, khi đi ngang vùng biển Vịnh Thái Lan, đội tàu của ông bỗng dưng gặp cuồng phong, đều chìm cả, duy chỉ một chiếc của Từ Khoái hư nhẹ, dạt vào bờ. Tại đây có Ca Lâu Thành, một tiểu quốc nhỏ, khá độc lập. Theo miếng da ghi lại, Ca Lâu Thành được thành lập khoảng chín mươi năm trước (những năm 200) bởi một người tên là Ca Lâu Kiên Đà, vốn là hoàng thân của Đế chế Quý Sương (sử liệu chính thống hay gọi là Kushan, một quốc gia cổ đại vùng Trung Á ngày nay, tên Quý Sương là do Đế chế này có nòng cốt từ bộ lạc Quý Sương, gốc tại vùng Tân Cương, Trung Quốc) do chạy loạn khỏi thanh toán nội bộ, đã dong thuyền men theo bờ biển, đến vùng Kiên Lương, Hà Tiên thuộc Kiên Giang rồi xây thành lập ấp, lấy biểu tượng chim thần Ca Lâu La làm Hộ quốc thú, mong muốn phục hưng vương triều Kushan ở nơi xa xôi này. Trải qua ba đời Quốc vương, thời điểm Từ Khoái đến, Ca Lâu Vương có tên là Tỳ Khâu Đạt Bà, một người hết sức anh minh, được lòng muôn dân. Thấy Từ Khoái là người có học thức, văn chương nho nhã, am tường thiên văn địa lý nên Ca Lâu Vương nhờ ông ghi chép lại biên niên sử Ca Lâu Thành hòng lưu lại cho hậu thế. Trên miếng da không có biên niên sử chi tiết, chỉ là vài dòng tâm sự của Từ Khoái. Đáng chú ý, trong đó có ghi chép lại một chuyện làm Hùng và Sinh có vẻ lo lắng khi nghe.
Ca Lâu Thành là một hệ thống lớn, gồm mười chín thành nhỏ và một thành chủ, xây dựng dọc theo triền núi mà Từ Khoái gọi là Địa Nguyệt Sơn, dài trăm dặm, rộng mười dặm. Mỗi thành đều có một pháp bảo trấn thành, thành nằm trong lòng núi, lối vào quanh co hiểm hóc, không có người dẫn vào thì mười phần lạc hết chín! Tỳ Khâu Đạt Bà chỉ có một vợ, khi vợ chết ông không lập thêm thê thiếp, nguyện chỉ sống một đời còn lại lẻ loi để tưởng nhớ hoàng hậu. Ông có một cô con gái, Ca Lâu Công chúa năm đó mười sáu tuổi, xinh đẹp như hoa, văn võ song toàn, cách năm mươi bước chân có thể bắn tên xuyên qua nhẫn, cách trăm bước chân có thể phóng lao trúng một cái lá cây Tha La. Ca Lâu Vương hết mực yêu quý con gái mình, luôn dành cho cô những gì tốt đẹp. Bỗng một ngày nọ, khí tượng thay đổi, âm khí dâng cao, hôm ấy ngay lúc công chúa đi săn trong rừng bị sét đánh trúng nhưng không chết, chỉ hôn mê mấy ngày. Sau lần đó cô như thành một người khác, tóc dài ra rất nhanh, chuyển dần sang màu trắng, da xanh xao, nanh dài, mắt đỏ. Mọi người đồn cô đã bị Quỷ nhập tràng, Ca Lâu vương một mực không tin con gái yêu quý của mình đã hoá quỷ, tuy nhiên khi dân chúng phát hiện cô đang ăn thịt người, ông đành xuống tay giết chết con gái. Lúc đó, cảm động trước tình cảm Ca Lâu Vương, một vị cao tăng từ Ấn Độ có dịp đi ngang qua đây đã giúp ông một cách để làm công chúa sống dậy, đó là dùng một viên Ngô Công Kim Thân, lấy ngãi quấn quanh tim, sau đó làm phép cho trục quỷ hồn ra ngoài. Ca Lâu Vương mừng rỡ, mời vị cao tăng đó tiến hành, tuy nhiên vị sư có nói, làm cách này chỉ cho công chúa sống thêm một thời gian, bảy năm sau phải chôn thì mới không gây ra đại hoạ. Tỳ Khâu Đạt Bà đồng ý. Nghi lễ tiến hành trong ba ngày ba đêm, xong rồi vị sư ra đi ngay, để Ca Lâu Vương hạnh phúc bên con gái mới hồi sinh của mình. Chuyện này ngoài nội bộ triều đình thì không ai biết, vua chỉ cho công chúa đi trong cung điện, cấm ra ngoài. Mọi thứ tưởng đã ổn thỏa, tuy nhiên thời gian đầu công chúa còn cười nói bình thường, sau này thì mất dần cảm xúc, trơ ra như khúc gỗ. Thời hạn bảy năm thấm thoát trôi qua, đến ngày phải chôn sống công chúa. Ca Lâu Vương hết sức đau lòng, không nỡ giết con thêm lần nữa, bèn trái lời vị sư kia, cứ giam lỏng công chúa trong phòng, hy vọng lời cao tăng là sai. Một ngày nọ khi đến thăm con, ông vô cùng hốt hoảng khi thấy cô đã ăn thịt các tỳ nữ, quan lại hết sức hỗn loạn, tin đồn nhanh chóng lan ra cả vương quốc. Sức ép dâng cao buộc vua phải giết công chúa rồi thiêu xác. Các thế lực bên ngoài lợi dụng dân tình Ca Lâu Thành đang biến động, sẵn sàng quân lính để gây chiến.
Tình thế hết sức cam go, vua đành phải chính tay giết con gái mình lần thứ hai. Tình hình vương quốc sau đó ổn định lại, tuy nhiên Ca Lâu Vương thì không. Ông như là con người khác, ít nói rồi trở nên cộc tính hơn, râu tóc mọc dài trông hết sức đáng sợ. Ông ra lệnh đổi hai mươi pháp bảo ở hai mươi thành, chỉ thấy đó là những hòm gỗ cỡ người, có tin đồn rằng ông đã dính vào tà thuật, dùng quỷ trấn thành. Sau đó có người bắt được cự điểu ngoài biển, cho là Ca Lâu La trong truyền thuyết, bèn đem về dâng vua. Viết tới đây thì miếng da bị rách, các chữ phía sau mất, không tài nào đoán được.
Anh Hùng sau khi nghe xong thì trầm ngâm suy nghĩ như thường lệ, anh bảo Tú Linh cất tấm da rồi quay sang nói với ông Ba: “Nhà ông Ba nhiều đồ lạ quá, con chưa thấy cái này bao giờ.” Vừa nói anh vừa chỉ vào cây búa cán tía.
Ông Ba cười khà khà, cầm cây búa lên coi rồi bảo: “Đồ hiếm, trên đời chỉ có một cây mà thôi.” Anh Hùng bèn nháy mắt ra hiệu cho Tú Linh, cô đến đóng vai Lục Tỷ rồi bảo xin cây búa đó, ông Ba cười, nói: “Ờ, tưởng gì, Sáu mày cứ lấy đi, tao giờ dùng đâu nổi nữa.” Nói đến đó, ông Ba lại lên cơn, hét bảo rằng Lý Tổ sư về đánh ổng rồi ù té chạy ra ngoài, mất tăm vào cánh rừng đầy mồ mả tăm tối. Sinh bảo: “Chết mẹ rồi đại ca, có khi nào vào đó còn gặp thêm Quỷ Sống không?” Ý Sinh đang nói đến cô công chúa, tức là chưa biết được “trùm cuối” trong kỳ động Kiên Lương là ai, đã vậy giờ còn nghe có cả Ca Lâu La trong đó.
Tú Linh nói: “Ít nhất giờ chúng ta có manh mối khá chắc chắn về nơi sắp đi, chưa kể có thêm đồ chơi khủng nữa kìa.”
Nói đoạn, cô chỉ tay về cây búa. Tôi sực nhớ câu hỏi lúc trước, bèn đến nhờ anh Hùng giải thích nguồn gốc của nó. Anh giơ cán búa lên, vẻ mặt rất trân quý, rồi nói: “Chính cây búa này đã tạo nên tên tuổi của Lỗ Ban Tiểu Tử - Ba Lành. Lấy than đá để trong quan tài đốt lửa, dùng thép nấu trộn với một ít xương đùi người và lông mọc ở đầu hổ. Thân búa làm từ lõi cây Long Đỉnh ngàn tuổi, lõi nằm ở rễ chỉ dài chừng hai tấc là đã quý, lõi này dài đến năm tấc bảy phân, trên thân chạm khắc hoạ tiết rồng phượng, tượng trưng cho cả âm và dương. Anh nhớ không lầm, ông Ba Lành hồi xưa hay gọi nó là Đoá Thiên Phủ, nghĩa là Búa Chặt Trời.”
Tôi thử cầm cây búa trên tay, nó nặng đến lạ thường, dễ gì cũng phải hơn mười ký, thế mà anh Hùng cầm nhẹ như không. Tôi hỏi giờ anh không dùng cọc kỳ nam nữa sao mà chuyển sang dùng búa, anh chỉ cười rồi bảo đợi đó sẽ cho tôi xem. Chợt ông Ba bỏ chạy, để lại chúng tôi trong căn phòng toàn là hàng thượng phẩm Lục Lâm, thú thực là không tránh khỏi chuyện chúng tôi “cầm nhầm” vài thứ cho cuộc hành trình sắp tới, rồi lặng lẽ xuống thuyền quay về.
Lúc lên thuyền, chúng tôi lại trao đổi về chuyện ông Ba hoá điên. Tú Linh cam đoan người đó là Ba Lành, anh Hùng cũng cho là đúng, vì cái áp khí kinh người mỗi lần ông hoảng loạn cũng đủ nói lên tay nghề không khác được của Lỗ Ban Tiểu Tử. Tuy nhiên tại sao ông ta cứ nhắc đến Lý Tổ sư? Lý Tổ sư mất khoảng giữa thế kỷ trước, Lục Lâm đều thấy cả, vậy thì ai đến gặp Ba Lành mà ông ta lại cho rằng Lý Tổ sư quay về? Còn quá khứ về “Con Tám” - Tức đệ tử thứ Tám của Lý Tổ sư, chuyện đó như thế nào? Rốt cuộc Lý tổ sư là con người ra sao? Có quá nhiều câu hỏi ập đến, chúng tôi cứ loay hoay mãi chẳng thể nào hiểu được.
Anh Hùng chốt lại vấn đề, anh nói: “Theo anh, mọi chuyện xảy ra từ đầu đến giờ khá là lạ và bí ẩn, linh cảm anh cho rằng có gì đó không đúng, hay kiểu như có bàn tay ai đó sắp xếp, hiện giờ cứ cẩn trọng, chớ nên vội vàng khinh suất mà lại gặp hoạ. Anh tin nếu chúng ta cẩn thận thì không sao cả!” Nghe đến đó, chúng tôi phần nào cũng bớt nghĩ lại, nhưng cũng im lặng, chẳng ai nói câu gì nữa. Thuyền quay lại Hòn Củ Tron, trả cho Quý. Chuyện gặp Ba Lành còn sống, chúng tôi chẳng tiết lộ ra để tránh rắc rối. Sau đó anh Hùng cũng trả lại cái vô lăng cho ông Năm, dĩ nhiên là Sinh phải leo lên lắp vào lại cho lão. Tôi quay sang hỏi anh Hùng: “Tiếp theo mình đi đâu anh?”
Anh Hùng ngồi thụp xuống cái lốp xe cũ, thở thuốc hắt ra, rồi nói: “Thì đi Kiên Lương chứ đâu, giờ đủ dữ liệu rồi.” Nghe đến Kiên Lương, máu tôi như sôi lên khi nghĩ đến những gì sắp tới, bỗng tôi sực nhớ lại, hỏi thêm về Ca Lâu Thành. Anh Hùng cho rằng, di chỉ chúng tôi gặp hôm bữa ngoài biển Hòn Sơn chỉ là một tháp canh hoặc một tiền đồn nhỏ, việc nó có ngọc rết thường đã nói lên điều đó. Thứ nữa là Từ Khoái có chép về hai mươi thành nằm dọc trên núi Địa Nguyệt Sơn, điều này giải thích tại sao anh cho rằng di chỉ dưới biển kia không thuộc hệ thống thành chính, còn địa danh Địa Nguyệt Sơn thì đúng là lần đầu anh được nghe, không biết nó ở đâu. Mặc dù khu vực Hà Tiên - Kiên Lương cũng có khá nhiều núi, nhưng chúng nằm lẻ tẻ, rải rác, làm gì có dãy nào dài trăm dặm, rộng mười dặm. Có thể Từ Khoái nói quá lên chăng? Rốt cuộc vẫn không biết được. Lát sau khi Sinh sửa xong vô lăng, anh Hùng đề nghị chú Năm chở cả bọn từ Hòn Sơn đi đến vịnh Cây Dương, Kiên Lương. Ông Năm đồng ý cái rụp. Chiếc tàu nhỏ lại lênh đênh lần nữa, biển lần này khá lặng, gió mát, mọi người đều tranh thủ nằm ngủ một chút lấy sức trước khi đến Kiên Lương, tôi cũng chợp mắt theo.
Tiếng máy đều đều bỗng dưng chậm lại rồi tắt hẳn làm tôi tỉnh ngủ: chúng tôi đã đến nơi. Ông Năm để chúng tôi ở chợ Kiên Lương, mùi cá chợ chiều làm tôi khá khó chịu. Ông Năm nhất mực không chịu nhận tiền dầu từ anh Hùng, ông vẫn còn muốn cám ơn ngược lại chúng tôi. Sinh thấy vậy lẻn lên tàu, để lại tiền kế bên vô lăng rồi lấy hộp thuốc đè lên. Chúng tôi ghé vào quán cóc bên đường uống ít nước đỡ khát, kế hoạch là hôm nay sẽ nghỉ ở đây một đêm, sáng mai đi sớm. Tuy đã biết xác suất lớn đường vào nằm ở Hang Mo So, tuy nhiên hang này có khá nhiều khách du lịch, không hiểu bằng cách nào mà lối vào không ai thấy được. Tạm thời chỉ đoán thôi, đợi mai vào xem thực địa vậy. Lúc này bàn kế bên đang có một nhóm khách du lịch có vẻ tiếc do định vào Mo So nhưng cảnh sát ngăn lại, bảo là đang huy động tìm người mất tích trong đó, tạm thời không cho vào hang. Thông tin này đối với chúng tôi mà nói là hết sức gay go, phen này chắc không thể đợi được đến sáng mai mà đi trong đêm mới mong qua mắt được bên cảnh sát và cứu hộ. Trong khi đó, Tú Linh bảo: “Âm khí đằng đó nhả lên quá trời kìa, không chừng Hang Mo So nằm hướng đó…”.
Tôi đưa mắt nhìn theo, chỉ thấy trên nền trời trong xanh một làn khói mỏng, đều đặn phụt lên, tựa như ai đó đang thở trong khí trời rét buốt. Sinh uống ngụm Gò Đen, khà ra sảng khoái rồi nói: “Săn lan thì săn lan, cũng phải từ từ với có chút rượu chứ!”
Bỗng nhiên, từ phía sau chỗ chúng tôi ngồi, ông thợ sửa xe trung niên nói vọng lên: “Săn lan mấy đũa? Ở đây có đũa vàng đũa bạc, nhưng không biết người mua đằng kia là ai?” Chúng tôi giật mình nhìn ra sau, ông lão vẫn giả vờ cặm cụi sửa xe, bỗng nhìn lên anh Hùng với ánh mắt dò xét.
-
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook