Thất Sơn Truyện
-
Chương 3: Ba chiếc quần đỏ
Lâm Gia Thái Bảo
Gạt tàn đầy. Ba cái ống khói chúng tôi hoạt động không ngừng nghỉ, tôi cũng bị cuốn hút vào chính câu chuyện của mình. Vừa gọi thêm gói Marlboro mới, ông anh tôi bóc vỏ cẩn thận, không quên chừa lại phần giấy để hơi thuốc không bay mất. Anh lấy ra ba điếu, chúng tôi chuyền nhau cái hột quẹt. Cách, cách, cách. Tiếng mồi lửa bắt đầu cho câu chuyện về ba đứa trẻ mặt quần đỏ tôi gặp trong hồ Tà Pạ.
Lí do tôi không ghé qua hồ Tà Pạ lúc vừa xuống chùa Khmer như tôi đã kể là do trời mưa, sau khi đi mấy vòng quanh cái giếng chết tiệt lúc nãy, tôi cũng có hơi bực trong người. Cũng may lúc tôi vừa ra tới đường chính, trời đã quang mây đã tạnh từ lúc nào. Nhìn đồng hồ, mới 3h, tôi quyết định quay xe lại. Hồ Tà Pạ nằm trong một ngã rẽ lên chùa Khmer, chạy đến bức tượng chỉ đường thứ hai, thay vì đi theo hướng ngón trỏ của vị hình người mặt quỷ thì tôi được người dân bản địa mách rằng: phải đi vào con đường mòn hướng ngược lại.
Tôi ngồi chễm chệ trên con 67, vỗ vào bình xăng như một kiểu trấn an, tội nghiệp cô gái ấy, con đường mà chúng tôi sắp đi vào toàn sìn là sìn. Ôi sao tôi thù trời mưa đến thế! Nhả côn, lên ga, tôi cố chạy thật chậm, được một lúc thì đến ngã ba, bên trái là con đường sâu hun hút, lại khá tối; bên phải có một ngôi nhà tường trắng, hàng rào vây kín mít. Theo bản năng, tôi rẽ phải.
Chạy được một hồi mà chẳng có dấu hiệu của cái hồ nào, chỉ thấy cỏ mọc ngày càng dày đặc. Lâu lâu lại có những tán cây không biết gốc ở đâu, chúng oằn mình vì sức nặng, phủ kín trên đầu như một mái vòm. Tôi cũng ngờ ngợ rằng mình đã rẽ nhầm đường, nhưng cho đến khi đụng đường cùng, tôi chịu chấp nhận. Rõ ràng tôi vẫn đứng trên con đường mòn, nghĩa là cỏ dưới chân tôi bị người đi đường dẫm đạp thường xuyên tạo thành con đường đất. Tôi nhấn mạnh như vậy là vì trước mặt tôi, con đường bị rừng cây cắt đứt, kiểu như “Rụp”, mày chỉ mòn tới đây thôi.
Tôi đành ngậm ngùi quay lại, nhìn vào con đường hun hút đã đi vào lúc nãy, tôi thấy có gì đó không đúng. Giống như bạn đi làm vào buổi sáng, đồ đạc trong phòng để chỗ nào bạn cũng biết, nhưng đến tối quay về, có cái gì đó đã bị di dời, nhưng bạn không biết đó là cái gì vậy. Ngập ngừng một lúc chưa chịu đi ra, tôi đưa mắt nhìn quanh, thấp thoáng nơi những bụi cỏ thấp hơn, tôi thấy những bóng trắng kì lạ đang đung đưa qua lại trong gió.
“Đ.m.” tôi tự nhủ, “cái đứa trẻ trâu nào dám hù bố mày!”
Tôi đá chân chống, thủ sẵn cái nón bảo hiểm trong tay, vạch cỏ đi đến hướng những bóng trắng kia. Tôi đang nổi máu điên, trừ khi nó cằm rắn hù tôi, không thôi nó bay ra là tôi đập nó sml. Chen qua những hàng cỏ dày đặt cuối cùng, tay tôi vung cái nón bảo hiểm hết cỡ. Nhưng không có đứa trẻ trâu nào đứng chờ tôi, chỉ là những ngôi mộ. Đếm ra thì có khoảng hơn chục cái. Chúng được sơn rất nhiều màu, mới có, cũ có, có khoảng ba hoặc bốn ngôi gì đó có bia màu trắng, thì ra đây là cái tôi thấy. Để ý kĩ thì, những ngôi mộ này có kích cỡ khá nhỏ, tôi nhìn lên những dòng chữ năm sinh – năm mất để xác nhận lại suy đoán của mình: mộ trẻ con! Nhớ lại chuyến đi vào rừng vừa rồi, trong cơn mưa rừng, thỉnh thoảng tôi đã nghe thấy tiếng thủ thỉ của trẻ con. Tôi đứng lặng người, cố lắng nghe thêm lần nữa. Nhưng chỉ có tiếng gió.
Tôi nhún vai, trút tiếng thở dài rồi lặng lẽ đi ra. Thật tội nghiệp cho những sinh linh nhỏ bé này.
Quãng đường vòng lại cũng không có gì đặt biệt, khoảng mười phút chạy xe, né những hố sìn khổng lồ, tôi cũng đến nơi. Trước mặt tôi là tấm bảng ghi chữ “Độ sâu nguy hiểm 17m. Cấm vào!” Bên trái tấm biển có ngôi nhà gỗ hai gian, những tấm ván ép thấm màu thời gian có màu nâu ngã đen, những cây cột dầu loang lỗ tổ ong bầu, và một người đàn ông trung niên đung đưa trên cái võng trước hiên nhà.
“Chú ơi,” tôi gọi lớn, “tấm biển này...”
Chưa đợi tôi nói hết câu, người đã ông đã vẫy vẫy cánh tay của mình trên không trung, có ý bảo tôi rằng cứ việc đi vào. Tôi thả lại tiếng “Con cám ơn” rồi cho xe chạy tiếp. Sao cánh tay người đàn ông này lại có thể vẫy mạnh như vậy, quan trọng hơn, sao vẫy mạnh như thế mà không hề sống động? Chắc tại ông ta đã quá quen với việc người ta hỏi về tấm biển báo, chắc vậy.
Chạy xe trên con đường dốc và đầy đá, vừa lên tới đỉnh đèo, cảnh vật của vùng Bảy Núi lại hiện hết sức choáng ngợp và huyền diệu. Nhìn sang phải, tôi thoáng thấy mặt nước màu xanh ngọc lấp lánh như bầu trời đầy sao. Cảm thấy rạo rực, tôi cho xe thả xuống dốc núi, tiến vào hồ Tà Pạ. Vừa đậu xe, tôi liền tức tốc chạy lên chỗ cao nhất để ngắm nhìn toàn cảnh nơi đây.
Mõm đá mà tôi chọn nằm phía bên trái của căn chòi bán nước. Tôi không biết mẹ tự nhiên đã tạo nên chỗ này như thế nào, chỉ thấy bà thật vĩ đại. Bàn tay của bà khéo léo khoét một cái lỗ sâu hoắm rồi rót vào đó những giọt nước tinh khiết nhất, ấy vậy mà bà vẫn chưa chịu dừng lại, bà lại tiếp tục chơi đùa với cảnh vật, kĩ càng lựa chọn những hòn đá, bụi cây rồi gói gọn chúng lại, thổi hồn vào chúng, không quên căn dặn hãy tồn tại với tất cả những gì bà đã cho chúng: hãy trở thành một ánh mắt đẵm lệ, mang một sự xúc động bất tận với nguồn thơ của mênh mông ruộng đồng.
Tôi đứng trên mõm đá khá lâu, thấy hơi tiếc vì không chạy xe lên đây được. Lúc tôi leo xuống, nhìn đồng hồ vừa đúng 4:20, à nhầm 4:30, sẵn tiện có cái chòi nước, tôi bước vào gọi lon bò cụng, ngắm nhìn mặt hồ cho thư giản rồi 5h đi ra cũng được. Chợt tôi nghe một tiếng “Ùm” như có vật gì vừa rơi xuống nước. Quay đầu về hướng tiếng động, tôi thấy ba đứa trẻ mặt quần thun màu đỏ đang đùa giỡn trên mõm đá ở giữa hồ. Một trong ba đứa vừa nhảy xuống nước, vì hồ khá trong nên tôi có thể thấy rõ tay và chân nó đang vùng vẫy. Lạ nhỉ, tôi thấy cả ba đứa đang cười đùa vui lắm, nhưng tôi không nghe thấy gì cả ngoài tiếng vẫy nước.
Chị bán nước đem lon bò cụng ra cho tôi cũng là lúc cặp đôi vào trước đó tính tiền về. Chị ta dọn bàn của họ rồi cũng ngồi xuống nghỉ ngơi, vì căn chòi khá nhỏ nên tôi ngồi cách chị ta không xa lắm.
“Chị ơi,” tôi đốt điếu thuốc rồi hỏi, “thường ngày khách vào đây đông không chị?”
“Lúc trước đông lắm chú, không có chỗ đậu xe luôn kìa. Có xe du lịch vô nữa. Mà giờ thì lắc nhắc.”
“Vậy hả chị. Ủa sao kì vậy ta?”
“Có người chết dưới hồ chú à. Chú thấy cái bảng dưới kia chưa?”
Tôi gật đầu.
“Thì từ vụ đó là khách mới bắt đầu bớt đi.”
Chị nói, giọng chị nghe buồn hẳn ra. Tôi thấy khá áy náy nên định lái qua chuyện khác. Chợt một loạt tiếng “Ùm” nữa lại vang lên. Ba đứa nhỏ đều nhảy xuống nước, tôi thấy chúng bơi về phía bên kia hồ, tứ chi chúng lợn rợn trong nước như những xúc tu, thoáng cái đã không thấy chúng đâu. Thấy cơ hội tôi liền chớp lấy. Tôi chỉ ra mõm đá ở giữa hồ.
“Mấy đứa nhỏ kia chắc dân ở đây hả chị. Thấy vậy mà gan quá nha!”
Hình như chị không nghe thấy câu hỏi của tôi hay sao, chỉ thấy thoáng qua đôi mắt chị mở hơi to trong một khoảnh khắc rồi trở lại bình thường. Chị ta không nhìn ra mõm đá, cũng không trả lời tôi mà đứng lên lấy cái giẻ ra lau bàn. Lạ nhỉ, nãy mới lau mà?
Tôi cũng không để ý nữa. Hút cạn lon bò cụng, tôi tiến lại phiến đá phẳng gần bờ hồ, ngắm nhìn tuyệt tác của mẹ thiên nhiên thêm một lần nữa trước khi ra về. Giờ mới thấy bờ đá cao nhất ở phía bên kia cũng chính là nơi nâng đỡ mõm đá tôi đứng lúc nãy. Nước phản chiếu ánh sáng lay lắt cuối ngày, long lanh soi lên đó những đường lân tinh. Nhìn kĩ mới thấy, vách đá khá phẳng phiu nhưng lại có những đường thẳng song song cao bằng đứa trẻ. Tôi đếm cũng có khoảng hơn hai chục đường như vậy, không biết chúng có kéo dài đến tận đáy hồ không. Bất chợt những đốt ngón tay tôi run nhẹ, ngón trỏ và ngón giữa động đậy trong vô thức. Tôi ém bàn tay lên vách đá, tự nhủ sao những đường thẳng kia trông giống vết tay cào quá. Không biết ai rãnh vậy?
Tôi lên xe ra về, lòng vẫn còn lân lân đầy luyến tiếc. Tôi chạy qua con đường đá, thả dốc xuống đèo, cái biển báo lúc nãy không biết ai đã xô ngã. Trong nhà, chỉ còn chiếc võng đong đưa. Chắc ông chú đi ăn rồi.
Gạt tàn đầy. Ba cái ống khói chúng tôi hoạt động không ngừng nghỉ, tôi cũng bị cuốn hút vào chính câu chuyện của mình. Vừa gọi thêm gói Marlboro mới, ông anh tôi bóc vỏ cẩn thận, không quên chừa lại phần giấy để hơi thuốc không bay mất. Anh lấy ra ba điếu, chúng tôi chuyền nhau cái hột quẹt. Cách, cách, cách. Tiếng mồi lửa bắt đầu cho câu chuyện về ba đứa trẻ mặt quần đỏ tôi gặp trong hồ Tà Pạ.
Lí do tôi không ghé qua hồ Tà Pạ lúc vừa xuống chùa Khmer như tôi đã kể là do trời mưa, sau khi đi mấy vòng quanh cái giếng chết tiệt lúc nãy, tôi cũng có hơi bực trong người. Cũng may lúc tôi vừa ra tới đường chính, trời đã quang mây đã tạnh từ lúc nào. Nhìn đồng hồ, mới 3h, tôi quyết định quay xe lại. Hồ Tà Pạ nằm trong một ngã rẽ lên chùa Khmer, chạy đến bức tượng chỉ đường thứ hai, thay vì đi theo hướng ngón trỏ của vị hình người mặt quỷ thì tôi được người dân bản địa mách rằng: phải đi vào con đường mòn hướng ngược lại.
Tôi ngồi chễm chệ trên con 67, vỗ vào bình xăng như một kiểu trấn an, tội nghiệp cô gái ấy, con đường mà chúng tôi sắp đi vào toàn sìn là sìn. Ôi sao tôi thù trời mưa đến thế! Nhả côn, lên ga, tôi cố chạy thật chậm, được một lúc thì đến ngã ba, bên trái là con đường sâu hun hút, lại khá tối; bên phải có một ngôi nhà tường trắng, hàng rào vây kín mít. Theo bản năng, tôi rẽ phải.
Chạy được một hồi mà chẳng có dấu hiệu của cái hồ nào, chỉ thấy cỏ mọc ngày càng dày đặc. Lâu lâu lại có những tán cây không biết gốc ở đâu, chúng oằn mình vì sức nặng, phủ kín trên đầu như một mái vòm. Tôi cũng ngờ ngợ rằng mình đã rẽ nhầm đường, nhưng cho đến khi đụng đường cùng, tôi chịu chấp nhận. Rõ ràng tôi vẫn đứng trên con đường mòn, nghĩa là cỏ dưới chân tôi bị người đi đường dẫm đạp thường xuyên tạo thành con đường đất. Tôi nhấn mạnh như vậy là vì trước mặt tôi, con đường bị rừng cây cắt đứt, kiểu như “Rụp”, mày chỉ mòn tới đây thôi.
Tôi đành ngậm ngùi quay lại, nhìn vào con đường hun hút đã đi vào lúc nãy, tôi thấy có gì đó không đúng. Giống như bạn đi làm vào buổi sáng, đồ đạc trong phòng để chỗ nào bạn cũng biết, nhưng đến tối quay về, có cái gì đó đã bị di dời, nhưng bạn không biết đó là cái gì vậy. Ngập ngừng một lúc chưa chịu đi ra, tôi đưa mắt nhìn quanh, thấp thoáng nơi những bụi cỏ thấp hơn, tôi thấy những bóng trắng kì lạ đang đung đưa qua lại trong gió.
“Đ.m.” tôi tự nhủ, “cái đứa trẻ trâu nào dám hù bố mày!”
Tôi đá chân chống, thủ sẵn cái nón bảo hiểm trong tay, vạch cỏ đi đến hướng những bóng trắng kia. Tôi đang nổi máu điên, trừ khi nó cằm rắn hù tôi, không thôi nó bay ra là tôi đập nó sml. Chen qua những hàng cỏ dày đặt cuối cùng, tay tôi vung cái nón bảo hiểm hết cỡ. Nhưng không có đứa trẻ trâu nào đứng chờ tôi, chỉ là những ngôi mộ. Đếm ra thì có khoảng hơn chục cái. Chúng được sơn rất nhiều màu, mới có, cũ có, có khoảng ba hoặc bốn ngôi gì đó có bia màu trắng, thì ra đây là cái tôi thấy. Để ý kĩ thì, những ngôi mộ này có kích cỡ khá nhỏ, tôi nhìn lên những dòng chữ năm sinh – năm mất để xác nhận lại suy đoán của mình: mộ trẻ con! Nhớ lại chuyến đi vào rừng vừa rồi, trong cơn mưa rừng, thỉnh thoảng tôi đã nghe thấy tiếng thủ thỉ của trẻ con. Tôi đứng lặng người, cố lắng nghe thêm lần nữa. Nhưng chỉ có tiếng gió.
Tôi nhún vai, trút tiếng thở dài rồi lặng lẽ đi ra. Thật tội nghiệp cho những sinh linh nhỏ bé này.
Quãng đường vòng lại cũng không có gì đặt biệt, khoảng mười phút chạy xe, né những hố sìn khổng lồ, tôi cũng đến nơi. Trước mặt tôi là tấm bảng ghi chữ “Độ sâu nguy hiểm 17m. Cấm vào!” Bên trái tấm biển có ngôi nhà gỗ hai gian, những tấm ván ép thấm màu thời gian có màu nâu ngã đen, những cây cột dầu loang lỗ tổ ong bầu, và một người đàn ông trung niên đung đưa trên cái võng trước hiên nhà.
“Chú ơi,” tôi gọi lớn, “tấm biển này...”
Chưa đợi tôi nói hết câu, người đã ông đã vẫy vẫy cánh tay của mình trên không trung, có ý bảo tôi rằng cứ việc đi vào. Tôi thả lại tiếng “Con cám ơn” rồi cho xe chạy tiếp. Sao cánh tay người đàn ông này lại có thể vẫy mạnh như vậy, quan trọng hơn, sao vẫy mạnh như thế mà không hề sống động? Chắc tại ông ta đã quá quen với việc người ta hỏi về tấm biển báo, chắc vậy.
Chạy xe trên con đường dốc và đầy đá, vừa lên tới đỉnh đèo, cảnh vật của vùng Bảy Núi lại hiện hết sức choáng ngợp và huyền diệu. Nhìn sang phải, tôi thoáng thấy mặt nước màu xanh ngọc lấp lánh như bầu trời đầy sao. Cảm thấy rạo rực, tôi cho xe thả xuống dốc núi, tiến vào hồ Tà Pạ. Vừa đậu xe, tôi liền tức tốc chạy lên chỗ cao nhất để ngắm nhìn toàn cảnh nơi đây.
Mõm đá mà tôi chọn nằm phía bên trái của căn chòi bán nước. Tôi không biết mẹ tự nhiên đã tạo nên chỗ này như thế nào, chỉ thấy bà thật vĩ đại. Bàn tay của bà khéo léo khoét một cái lỗ sâu hoắm rồi rót vào đó những giọt nước tinh khiết nhất, ấy vậy mà bà vẫn chưa chịu dừng lại, bà lại tiếp tục chơi đùa với cảnh vật, kĩ càng lựa chọn những hòn đá, bụi cây rồi gói gọn chúng lại, thổi hồn vào chúng, không quên căn dặn hãy tồn tại với tất cả những gì bà đã cho chúng: hãy trở thành một ánh mắt đẵm lệ, mang một sự xúc động bất tận với nguồn thơ của mênh mông ruộng đồng.
Tôi đứng trên mõm đá khá lâu, thấy hơi tiếc vì không chạy xe lên đây được. Lúc tôi leo xuống, nhìn đồng hồ vừa đúng 4:20, à nhầm 4:30, sẵn tiện có cái chòi nước, tôi bước vào gọi lon bò cụng, ngắm nhìn mặt hồ cho thư giản rồi 5h đi ra cũng được. Chợt tôi nghe một tiếng “Ùm” như có vật gì vừa rơi xuống nước. Quay đầu về hướng tiếng động, tôi thấy ba đứa trẻ mặt quần thun màu đỏ đang đùa giỡn trên mõm đá ở giữa hồ. Một trong ba đứa vừa nhảy xuống nước, vì hồ khá trong nên tôi có thể thấy rõ tay và chân nó đang vùng vẫy. Lạ nhỉ, tôi thấy cả ba đứa đang cười đùa vui lắm, nhưng tôi không nghe thấy gì cả ngoài tiếng vẫy nước.
Chị bán nước đem lon bò cụng ra cho tôi cũng là lúc cặp đôi vào trước đó tính tiền về. Chị ta dọn bàn của họ rồi cũng ngồi xuống nghỉ ngơi, vì căn chòi khá nhỏ nên tôi ngồi cách chị ta không xa lắm.
“Chị ơi,” tôi đốt điếu thuốc rồi hỏi, “thường ngày khách vào đây đông không chị?”
“Lúc trước đông lắm chú, không có chỗ đậu xe luôn kìa. Có xe du lịch vô nữa. Mà giờ thì lắc nhắc.”
“Vậy hả chị. Ủa sao kì vậy ta?”
“Có người chết dưới hồ chú à. Chú thấy cái bảng dưới kia chưa?”
Tôi gật đầu.
“Thì từ vụ đó là khách mới bắt đầu bớt đi.”
Chị nói, giọng chị nghe buồn hẳn ra. Tôi thấy khá áy náy nên định lái qua chuyện khác. Chợt một loạt tiếng “Ùm” nữa lại vang lên. Ba đứa nhỏ đều nhảy xuống nước, tôi thấy chúng bơi về phía bên kia hồ, tứ chi chúng lợn rợn trong nước như những xúc tu, thoáng cái đã không thấy chúng đâu. Thấy cơ hội tôi liền chớp lấy. Tôi chỉ ra mõm đá ở giữa hồ.
“Mấy đứa nhỏ kia chắc dân ở đây hả chị. Thấy vậy mà gan quá nha!”
Hình như chị không nghe thấy câu hỏi của tôi hay sao, chỉ thấy thoáng qua đôi mắt chị mở hơi to trong một khoảnh khắc rồi trở lại bình thường. Chị ta không nhìn ra mõm đá, cũng không trả lời tôi mà đứng lên lấy cái giẻ ra lau bàn. Lạ nhỉ, nãy mới lau mà?
Tôi cũng không để ý nữa. Hút cạn lon bò cụng, tôi tiến lại phiến đá phẳng gần bờ hồ, ngắm nhìn tuyệt tác của mẹ thiên nhiên thêm một lần nữa trước khi ra về. Giờ mới thấy bờ đá cao nhất ở phía bên kia cũng chính là nơi nâng đỡ mõm đá tôi đứng lúc nãy. Nước phản chiếu ánh sáng lay lắt cuối ngày, long lanh soi lên đó những đường lân tinh. Nhìn kĩ mới thấy, vách đá khá phẳng phiu nhưng lại có những đường thẳng song song cao bằng đứa trẻ. Tôi đếm cũng có khoảng hơn hai chục đường như vậy, không biết chúng có kéo dài đến tận đáy hồ không. Bất chợt những đốt ngón tay tôi run nhẹ, ngón trỏ và ngón giữa động đậy trong vô thức. Tôi ém bàn tay lên vách đá, tự nhủ sao những đường thẳng kia trông giống vết tay cào quá. Không biết ai rãnh vậy?
Tôi lên xe ra về, lòng vẫn còn lân lân đầy luyến tiếc. Tôi chạy qua con đường đá, thả dốc xuống đèo, cái biển báo lúc nãy không biết ai đã xô ngã. Trong nhà, chỉ còn chiếc võng đong đưa. Chắc ông chú đi ăn rồi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook