Nhóm dịch: Thất Liên Hoa

Thanh toán xong, bà chủ rất tốt bụng, còn tặng Thư Nhan một số món ăn vặt mình tự làm.

“Tặng em bao nhiêu món thế này là em biết ơn lắm rồi.” Thư Nhan từ chối.

"Hiếm khi gặp được đồng hương, tất cả đều là duyên số. Sau này năng đến cho chị đắt hàng là được."

“Vậy em xin cảm ơn chị.” Trong lúc trò chuyện, Thư Nhan được biết năm nay bà chủ 36 tuổi, lớn hơn cô 11 tuổi, nhưng cuộc sống của người ta hạnh phúc, đuề huề, trông trẻ hơn Thư Nhan rất nhiều.

Khách sạn đang ở có một lợi thế là có bếp chung ở sân sau, tự chuẩn bị dụng cụ nấu nướng và nguyên liệu, nếu muốn dùng thì 50 xu một ngày, Thư Nhan định mua ít đồ và bát đũa để tự nấu.

Gần đó có một cửa hàng bách hóa, bán đủ thứ. Vốn dĩ cô muốn định cư ở Nam Thành, mua đồ đạc đầy đủ cũng không hề gì, nhưng còn dẫn theo hai đứa con nên có thể giản tiện được thì giản tiện. Cô chọn ba cái bát, ba đôi đũa, hai cái thìa, một bát to để đựng canh, một chiếc khăn lau bát đĩa, rồi lấy thêm hai cái đĩa nữa là đủ.

Diệp Thanh Thanh rất ngoan, giúp Thư Nhan xách một ít đồ nhẹ. Diệp Thiên Bảo nhìn thấy thế cũng xách giúp một ít đồ, Thư Nhan không ngăn cản sự tích cực của cậu bé, còn nhiệt tình khen ngợi hai chị em.

Không được ngăn cản con cái khi chúng muốn giúp đỡ, đây là điều cô học được từ các chuyên gia. Người ta cho rằng cha mẹ sẽ hình thành tính ì và ỷ lại của trẻ, Thư Nhan cảm thấy cũng có lý.

Diệp Thanh Thanh chơi với Diệp Thiên Bảo trong phòng, Thư Nhan vào bếp vừa rửa bát đũa rồi trần qua một lượt, vừa suy ngẫm về con đường tương lai.

Trước hết, phải tìm được một căn nhà để ở, mua được là tốt nhất, không mua được thì thuê trước.



Sau đó là vấn đề chọn trường cho Diệp Thanh Thanh. Hiện tại đã hết thời gian đăng ký, các trường đã khai giảng, muốn vào học thì phải tìm mối quan hệ. Nếu thực sự không được thì chỉ có thể theo học trường tư thục. Còn cả Diệp Thiên Bảo cũng đã đến lúc phải đi mẫu giáo. Chọn trường mẫu giáo cũng phiền phức. Bao nhiêu chuyện dồn dập không hề nhỏ.

Tạm thời thu xếp chuyện của hai đứa trẻ trước, rồi từ từ tính chuyện sau này.

Ngày hôm sau thức dậy, Thư Nhan ra ngoài mua bữa sáng về ăn.

"Lát nữa, mẹ sẽ ra ngoài tìm nhà. Con và em chơi trong phòng, ngoài mẹ ra thì không được mở cửa cho ai hết, cũng đừng ra ngoài, biết chưa?" Cô con gái này thực sự rất hiểu chuyện. Cũng may mà có được đứa con gái hiểu chuyện như vậy, nếu không có lẽ Thư Nhan còn mệt hơn bây giờ.

Khách sạn không có nhiều tiện nghi, đồ điện duy nhất là chiếc quạt, cố tình đặt quạt trên cao để hai đứa trẻ không vô tình chạm vào.

Buổi sáng thức dậy, cô cố ý mở nắp phích nước nóng cho nguội, nếu chúng muốn uống thì chỉ cần rót ra uống, chạm vào sẽ không bị bỏng. Ngó quanh thêm một vòng, thấy không có gì nguy hiểm, cô mới đi ra ngoài.

Thay vì tìm kiếm một cách mù quáng, cô biết gần đó có một khu tập thể cũ, trước đây là khu tập thể công nhân nhà máy, sau khi nhà máy chuyển đi, nhà trường mua lại làm nhà phúc lợi, phát cho giáo viên, một vài giáo viên đã có nhà sẵn sẽ đem cho thuê để bù vào chi phí thường ngày.

Cô đến gặp trực tiếp ông bảo vệ giải thích ý định của mình. Không may là ông cụ lại nói với Thư Nhan rằng nhà ở đây ít khi cho thuê, nếu có thì người ta đã thuê ngay rồi.

Là do cô không suy nghĩ kỹ càng. Hiện tại là năm 1992 chứ không phải 2019. Lương giáo viên còn rất thấp, nhiều giáo viên độc thân còn không được phân nhà nên chỉ có thể ở trong ký túc xá tập thể. Hơn nữa, nhà ở Nam Thành từ trước đến nay đều rất đắt đỏ, làm sao Thư Nhan có thể thuê được.

“Vậy ông ơi, ông có biết quanh đây còn chỗ nào có thể thuê được nhà không?” Thư Nhan không bị sốc, tiếp tục hỏi ông cụ.

“Tìm nhà quanh đây khó lắm.” Ông cụ lắc đầu.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương