[Thập Niên 90] Một Chiêu Đệ Trọng Sinh
-
Chương 6: Cơm Chiên Trứng (2)
Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
“Kiên nhẫn một chút nhé!” Cô hai đổ một chậu nước sôi để nguội rửa sạch vết thương cho Tống Chiêu Đệ, dùng băng gạc lau khô rồi bôi một lớp thuốc mỡ: “Cô không dám bôi tro hương, sợ để lại sẹo! Chao ôi, thời tiết nóng như vậy, ngàn vạn lần đừng để nhiễm trùng."
"Chiêu Đệ? Sao em lại đến đây?" Con gái của cô hai là Lưu Văn Văn bước xuống tầng, nhìn thấy em họ thì cau mày: "Sắp khai giảng rồi, em không ở nhà học đi còn chạy đến đây làm gì?"
Cô hai kêu Văn Văn: "Đi lấy cho Chiêu Đệ bát cơm!"
Văn Văn bĩu môi bỏ đi, còn cố ý dùng sức làm tấm rèm cửa rung lên.
Mỗi lần em họ đến liền không có chuyện tốt, ba mẹ cô luôn tổng hợp lại hết sách cũ, đồ dùng học tập và quần áo của cô đưa cho em ấy, có khi còn cho cả đồ ăn ngon. Mỗi lần em ấy đến thì không bao giờ phải về tay không. Họ đều nói Tống Chiêu Đệ rất khổ, ở thôn này có ai mà không khổ chứ?
Lưu Văn Văn hơn Tống Chiêu Đệ một tuổi, học sinh trung học năm hai phải học bù trong kỳ nghỉ hè, cô ấy vội vàng ăn cơm rồi nói: "Mẹ, ở nhà chúng ta còn có trứng vịt muối không? Cho con một quả kẹp bánh bao mang đi học ăn nhé."
Thấy mẹ đã đi rồi, Lưu Văn Văn nhìn em họ: "Chiêu Đệ, cô sẽ không kêu mẹ tôi đóng học phí cho cô đấy chứ?"
Mặt Tống Chiêu Đệ nóng bừng.
Cô thực sự đến để vay tiền, nhưng không phải để trả học phí.
Cô trọng sinh về năm mười sáu tuổi, ở tuổi này đã được cấp căn cước công dân, vừa tỉnh lại cô liền nghĩ trộm thẻ căn cước rồi mua vé tàu nhanh chóng rời khỏi cái nhà kinh khủng này nhưng cô lại không có tiền mua vé tàu.
Nhìn thấy vẻ xấu hổ trên gương mặt của cô em họ, Lưu Văn Văn hừ một tiếng rồi cầm cặp sách lên: "Cô cho rằng tiền nhà tôi là cát sao? Ba tôi và anh trai tôi đi làm cực khổ, nhà tôi vẫn còn nợ tiền đấy."
Lúc sau cô hai đi qua, thấy kỳ quái liền hỏi: "Sao Văn Văn lại đi rồi? Còn chưa lấy bánh bao hấp trứng mà."
Sau đó bà ấy lại quay sang cháu gái: "Chiêu Đệ, hôm qua còn một ít cơm, cô vừa làm cho cháu chén cơm chiên trứng. Cháu phải ăn nhiều một chút thì mới có dinh dưỡng, miệng vết thương mới mau khỏi."
Cô hai lúc chiên cơm còn cho thêm cả giăm bông và hành lá vào cùng. Từ trước đến giờ Tống Chiêu Đệ đều thích nhất món này, nhưng nghĩ đến những lời Lưu Văn Văn nói, trong lòng cô như có tảng đá đè lên, nuốt không trôi.
Cô hai nhìn ra được hôm nay Tống Chiêu Đệ có tâm sự, nhưng hỏi mãi mà cô vẫn không nói ra.
Trước khi về, Tống Chiêu Đệ còn giúp cô hai đẩy từng thùng hàng ra ngoài, sau đó mới nói: "Cô, cháu về đánh cỏ cho heo đây."
Cô hai đội mũ rơm cho cô, nói: "Cẩn thận kẻo nắng, nhớ một ngày bôi thuốc mỡ ba lần."
Nghĩ nghĩ một chút, cô hai lại nói: "Cháu cũng đừng trách cha mẹ cháu chỉ nghĩ cho em trai. Ở nông thôn chúng ta là như vậy đấy, cháu nghĩ xem, giờ đất đai nhà cửa đều phân theo con trai mà chia, nhà nào cũng phải đẻ vài đứa con trai mới chịu. Chúng ta phận đàn bà phải tự chăm sóc lấy mình, không thể dựa vào ai được."
Tống Chiêu Đệ mỉm cười: "Cháu biết rồi."
Cô đi dọc đường một hồi, vừa quay đầu lại, cô hai vẫn đứng ở cửa, thấy cô quay lại vẫy vẫy tay, lòng cô chợt thắt lại.
Khi còn bé, cô đã luôn nghĩ, nếu mình là con gái của cô hai thì tuyệt biết bao!
Cô cũng không nói với cô hai về chuyện vay tiền nữa.
Trên đường đến đây, cô vô cùng tức giận, chỉ muốn rời khỏi "gia đình" đáng sợ này càng sớm càng tốt, nhưng khi bình tĩnh lại, cô thấy đây không phải một cách tốt.
Mười năm sau, thôn Tống Lý có giao thông thuận tiện, núi Quan Âm gần đó là một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng, nhưng vào năm 1997, ga đường sắt gần nhất cũng cách đó mười cây số.
“Kiên nhẫn một chút nhé!” Cô hai đổ một chậu nước sôi để nguội rửa sạch vết thương cho Tống Chiêu Đệ, dùng băng gạc lau khô rồi bôi một lớp thuốc mỡ: “Cô không dám bôi tro hương, sợ để lại sẹo! Chao ôi, thời tiết nóng như vậy, ngàn vạn lần đừng để nhiễm trùng."
"Chiêu Đệ? Sao em lại đến đây?" Con gái của cô hai là Lưu Văn Văn bước xuống tầng, nhìn thấy em họ thì cau mày: "Sắp khai giảng rồi, em không ở nhà học đi còn chạy đến đây làm gì?"
Cô hai kêu Văn Văn: "Đi lấy cho Chiêu Đệ bát cơm!"
Văn Văn bĩu môi bỏ đi, còn cố ý dùng sức làm tấm rèm cửa rung lên.
Mỗi lần em họ đến liền không có chuyện tốt, ba mẹ cô luôn tổng hợp lại hết sách cũ, đồ dùng học tập và quần áo của cô đưa cho em ấy, có khi còn cho cả đồ ăn ngon. Mỗi lần em ấy đến thì không bao giờ phải về tay không. Họ đều nói Tống Chiêu Đệ rất khổ, ở thôn này có ai mà không khổ chứ?
Lưu Văn Văn hơn Tống Chiêu Đệ một tuổi, học sinh trung học năm hai phải học bù trong kỳ nghỉ hè, cô ấy vội vàng ăn cơm rồi nói: "Mẹ, ở nhà chúng ta còn có trứng vịt muối không? Cho con một quả kẹp bánh bao mang đi học ăn nhé."
Thấy mẹ đã đi rồi, Lưu Văn Văn nhìn em họ: "Chiêu Đệ, cô sẽ không kêu mẹ tôi đóng học phí cho cô đấy chứ?"
Mặt Tống Chiêu Đệ nóng bừng.
Cô thực sự đến để vay tiền, nhưng không phải để trả học phí.
Cô trọng sinh về năm mười sáu tuổi, ở tuổi này đã được cấp căn cước công dân, vừa tỉnh lại cô liền nghĩ trộm thẻ căn cước rồi mua vé tàu nhanh chóng rời khỏi cái nhà kinh khủng này nhưng cô lại không có tiền mua vé tàu.
Nhìn thấy vẻ xấu hổ trên gương mặt của cô em họ, Lưu Văn Văn hừ một tiếng rồi cầm cặp sách lên: "Cô cho rằng tiền nhà tôi là cát sao? Ba tôi và anh trai tôi đi làm cực khổ, nhà tôi vẫn còn nợ tiền đấy."
Lúc sau cô hai đi qua, thấy kỳ quái liền hỏi: "Sao Văn Văn lại đi rồi? Còn chưa lấy bánh bao hấp trứng mà."
Sau đó bà ấy lại quay sang cháu gái: "Chiêu Đệ, hôm qua còn một ít cơm, cô vừa làm cho cháu chén cơm chiên trứng. Cháu phải ăn nhiều một chút thì mới có dinh dưỡng, miệng vết thương mới mau khỏi."
Cô hai lúc chiên cơm còn cho thêm cả giăm bông và hành lá vào cùng. Từ trước đến giờ Tống Chiêu Đệ đều thích nhất món này, nhưng nghĩ đến những lời Lưu Văn Văn nói, trong lòng cô như có tảng đá đè lên, nuốt không trôi.
Cô hai nhìn ra được hôm nay Tống Chiêu Đệ có tâm sự, nhưng hỏi mãi mà cô vẫn không nói ra.
Trước khi về, Tống Chiêu Đệ còn giúp cô hai đẩy từng thùng hàng ra ngoài, sau đó mới nói: "Cô, cháu về đánh cỏ cho heo đây."
Cô hai đội mũ rơm cho cô, nói: "Cẩn thận kẻo nắng, nhớ một ngày bôi thuốc mỡ ba lần."
Nghĩ nghĩ một chút, cô hai lại nói: "Cháu cũng đừng trách cha mẹ cháu chỉ nghĩ cho em trai. Ở nông thôn chúng ta là như vậy đấy, cháu nghĩ xem, giờ đất đai nhà cửa đều phân theo con trai mà chia, nhà nào cũng phải đẻ vài đứa con trai mới chịu. Chúng ta phận đàn bà phải tự chăm sóc lấy mình, không thể dựa vào ai được."
Tống Chiêu Đệ mỉm cười: "Cháu biết rồi."
Cô đi dọc đường một hồi, vừa quay đầu lại, cô hai vẫn đứng ở cửa, thấy cô quay lại vẫy vẫy tay, lòng cô chợt thắt lại.
Khi còn bé, cô đã luôn nghĩ, nếu mình là con gái của cô hai thì tuyệt biết bao!
Cô cũng không nói với cô hai về chuyện vay tiền nữa.
Trên đường đến đây, cô vô cùng tức giận, chỉ muốn rời khỏi "gia đình" đáng sợ này càng sớm càng tốt, nhưng khi bình tĩnh lại, cô thấy đây không phải một cách tốt.
Mười năm sau, thôn Tống Lý có giao thông thuận tiện, núi Quan Âm gần đó là một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng, nhưng vào năm 1997, ga đường sắt gần nhất cũng cách đó mười cây số.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook