[Thập Niên 80] Mẹ Vai Ác Hàng Ngày Nuôi Con
-
Chương 15: Hai Cái Nồi
Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
Cơm trong chén vốn đã không nhiều, sau khi chia thành hai thì phần của mỗi người càng ít đi.
Nhưng dù sao thì hai đứa trẻ cũng mới ăn trưa nên bây giờ cũng không quá đói.
Bùi San San và Bùi Cảnh ăn cơm trong chén riêng, mà đồ ăn cũng không ít.
Bùi San San nhìn chén cơm trước mặt rồi nhìn Khương Nhiễm, do dự một chút rồi hỏi: “Vậy còn chị?”
“Chị ăn mì.”
Cô vẫn còn một chén mì thịt thái sợi đấy! Lúc đang nói chuyện thì chén mì đã được mang ra.
Chén rất lớn, mì cũng nhiều.
Bên trên còn có rau xanh và thịt bằm, hơi nóng bốc lên, mùi thơm nức mũi.
Không thể không nói, đây mới là ưu điểm lớn nhất của món ăn vào thời đại này.
Không cần quá chú ý tới hình thức, phải nhiều thì mới no bụng được, đấy mới là điều quan trọng.
Nếu hương vị ngon một chút thì càng tốt.
Ba người ăn thoải mái cũng hết những thứ được gọi.
Sau khi ăn uống no đủ rồi lau miệng, Khương Nhiễm đi thanh toán.
Khi tính tiền, Khương Nhiễm phát hiện, không chỉ nhiều, mà giá cả cũng rất phải chăng.
Thịt nấu hai lần có giá tám hào, khoai tây vụn là ba hào.
Một chén mì thịt thái sợi sáu hào, một chén cơm hai hào.
Tổng cộng là một đồng chín hào.
Một đồng chín hào mà vừa có rau vừa có thịt, ăn cũng no bụng, thật sự là không đắt.
Khương Nhiễm thì thấy không đắt nhưng Bùi San San lại tỏ ra đau lòng vô cùng.
Tất nhiên là Bùi San San thấy chầu cơm này rất đắt.
Nhà họ Bùi sống nhờ vào trồng trọt, mà đất cũng chỉ được chia vài năm gần đây, lúc đó mới có thể trồng trọt rồi đem bán lương thực đổi lấy tiền.
Bình thường nếu muốn mua dầu muối tương dấm hay kim chỉ thì phải trông chờ vào mấy con gà mái trong nhà.
Một cái trứng gà có thể bán được một xu, nhưng nhà nào trong thôn cũng có gà cả.
Nhà họ Bùi nuôi mười mấy con già, ngày nào cũng có trứng nhưng không thể bán hết.
Ngày nào nguyên chủ cũng phải ăn mấy quả trứng gà.
Người nhà họ Bùi có thể không ăn, nhưng Bùi Cảnh còn nhỏ, này nào cũng muốn ăn một quả.
Nghĩ tới tình cảnh nhà họ Bùi, Khương Nhiễm cũng có hiểu được suy nghĩ của Bùi San San.
Nhưng chỉ là tạm thời mà thôi.
Chờ cô kiếm được tiền từ việc kinh doanh thì Bùi San San không cần phải tiếc mấy đồng tiền ăn cơm này nữa.
Sau khi ăn bữa này, Khương Nhiễm đã hiểu được hương vị, giá cả và lượng thức ăn của huyện này, cũng đã biết nên làm cái gì.
Chắc chắn phải có một tiệm cơm, nhưng không phải bây giờ.
Tài chính có hạn, Khương Nhiễm chỉ có thể dành dụm mà thôi.
Trong nhà có một chiếc xe kéo, dùng để kéo lương thực lúc vào mùa thu hoạch, còn những lúc khác thì không dùng để làm gì, có thể dùng để kéo đồ vật.
Xe có, nhu cầu mua đồ cũng chỉ còn bếp lò và chén nồi muôi chậu.
Bếp của nhà họ Bùi có một cái bếp đất kiểu cũ, nồi được đặt trực tiếp trên bệ bếp, muốn lấy xuống dùng cũng không được nên chỉ có thể mua cái khác.
Nếu ở mấy năm trước, muốn mua nồi thì phải có phiếu công nghiệp.
Nếu không có phiếu công nghiệp thì dù có tiền cũng không mua được nồi sắt.
Nhưng cải cách đã bắt đầu được mấy năm, chính sách đã thoải mái hơn nhiều.
Chỉ có có tiền thì vẫn mua được nồi sắt.
Bên trong cửa hàng bách hoá, Khương Nhiễm lựa chọn một lúc lâu mới chọn được một cái nồi.
Cái nồi này không lớn như cái nồi của nhà họ Bùi nhưng đã đủ dùng với Khương Nhiễm rồi.
Ngoài nồi sắt, Khương Nhiễm còn mua một cái nồi nhôm.
Nồi nhôm rẻ hơn một chút, nhưng hai cái nồi cũng tốn hết bốn mươi đồng.
Bùi San San nhìn thấy Khương Nhiễm tiêu hết bốn mươi đồng mà mắt không chớp cái nào thì đau lòng vô cùng.
Là bốn mươi đồng đấy!
Cơm trong chén vốn đã không nhiều, sau khi chia thành hai thì phần của mỗi người càng ít đi.
Nhưng dù sao thì hai đứa trẻ cũng mới ăn trưa nên bây giờ cũng không quá đói.
Bùi San San và Bùi Cảnh ăn cơm trong chén riêng, mà đồ ăn cũng không ít.
Bùi San San nhìn chén cơm trước mặt rồi nhìn Khương Nhiễm, do dự một chút rồi hỏi: “Vậy còn chị?”
“Chị ăn mì.”
Cô vẫn còn một chén mì thịt thái sợi đấy! Lúc đang nói chuyện thì chén mì đã được mang ra.
Chén rất lớn, mì cũng nhiều.
Bên trên còn có rau xanh và thịt bằm, hơi nóng bốc lên, mùi thơm nức mũi.
Không thể không nói, đây mới là ưu điểm lớn nhất của món ăn vào thời đại này.
Không cần quá chú ý tới hình thức, phải nhiều thì mới no bụng được, đấy mới là điều quan trọng.
Nếu hương vị ngon một chút thì càng tốt.
Ba người ăn thoải mái cũng hết những thứ được gọi.
Sau khi ăn uống no đủ rồi lau miệng, Khương Nhiễm đi thanh toán.
Khi tính tiền, Khương Nhiễm phát hiện, không chỉ nhiều, mà giá cả cũng rất phải chăng.
Thịt nấu hai lần có giá tám hào, khoai tây vụn là ba hào.
Một chén mì thịt thái sợi sáu hào, một chén cơm hai hào.
Tổng cộng là một đồng chín hào.
Một đồng chín hào mà vừa có rau vừa có thịt, ăn cũng no bụng, thật sự là không đắt.
Khương Nhiễm thì thấy không đắt nhưng Bùi San San lại tỏ ra đau lòng vô cùng.
Tất nhiên là Bùi San San thấy chầu cơm này rất đắt.
Nhà họ Bùi sống nhờ vào trồng trọt, mà đất cũng chỉ được chia vài năm gần đây, lúc đó mới có thể trồng trọt rồi đem bán lương thực đổi lấy tiền.
Bình thường nếu muốn mua dầu muối tương dấm hay kim chỉ thì phải trông chờ vào mấy con gà mái trong nhà.
Một cái trứng gà có thể bán được một xu, nhưng nhà nào trong thôn cũng có gà cả.
Nhà họ Bùi nuôi mười mấy con già, ngày nào cũng có trứng nhưng không thể bán hết.
Ngày nào nguyên chủ cũng phải ăn mấy quả trứng gà.
Người nhà họ Bùi có thể không ăn, nhưng Bùi Cảnh còn nhỏ, này nào cũng muốn ăn một quả.
Nghĩ tới tình cảnh nhà họ Bùi, Khương Nhiễm cũng có hiểu được suy nghĩ của Bùi San San.
Nhưng chỉ là tạm thời mà thôi.
Chờ cô kiếm được tiền từ việc kinh doanh thì Bùi San San không cần phải tiếc mấy đồng tiền ăn cơm này nữa.
Sau khi ăn bữa này, Khương Nhiễm đã hiểu được hương vị, giá cả và lượng thức ăn của huyện này, cũng đã biết nên làm cái gì.
Chắc chắn phải có một tiệm cơm, nhưng không phải bây giờ.
Tài chính có hạn, Khương Nhiễm chỉ có thể dành dụm mà thôi.
Trong nhà có một chiếc xe kéo, dùng để kéo lương thực lúc vào mùa thu hoạch, còn những lúc khác thì không dùng để làm gì, có thể dùng để kéo đồ vật.
Xe có, nhu cầu mua đồ cũng chỉ còn bếp lò và chén nồi muôi chậu.
Bếp của nhà họ Bùi có một cái bếp đất kiểu cũ, nồi được đặt trực tiếp trên bệ bếp, muốn lấy xuống dùng cũng không được nên chỉ có thể mua cái khác.
Nếu ở mấy năm trước, muốn mua nồi thì phải có phiếu công nghiệp.
Nếu không có phiếu công nghiệp thì dù có tiền cũng không mua được nồi sắt.
Nhưng cải cách đã bắt đầu được mấy năm, chính sách đã thoải mái hơn nhiều.
Chỉ có có tiền thì vẫn mua được nồi sắt.
Bên trong cửa hàng bách hoá, Khương Nhiễm lựa chọn một lúc lâu mới chọn được một cái nồi.
Cái nồi này không lớn như cái nồi của nhà họ Bùi nhưng đã đủ dùng với Khương Nhiễm rồi.
Ngoài nồi sắt, Khương Nhiễm còn mua một cái nồi nhôm.
Nồi nhôm rẻ hơn một chút, nhưng hai cái nồi cũng tốn hết bốn mươi đồng.
Bùi San San nhìn thấy Khương Nhiễm tiêu hết bốn mươi đồng mà mắt không chớp cái nào thì đau lòng vô cùng.
Là bốn mươi đồng đấy!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook