“Học bù?” Từ này đối với Vương Quý Chi nghe vẫn còn chút mới lạ.
“Chính là giúp chúng giảng lại những nội dung đã học qua, rồi xem trước những gì sẽ học trong kỳ tới.” Tạ Miêu giải thích, “Nền tảng của chúng quá kém, nhưng Kiến Quân và Kiến Trung mới năm nhất trung học, Kiến Hoa cũng mới chỉ năm hai trung học, dạy bù chắc chắn có thể tiến bộ.”
Vương Quý Chi có chút do dự, “Sẽ không cản trở việc học của con chứ?”
“Không đâu, con giúp chúng dạy bù, cũng đồng nghĩa với con đang tự ôn tập lại.”
“Thế thì dạy đi.” Vương Quý Chi chắc nịt, “Đợi chúng về bà sẽ nói với chúng, bảo chúng đừng có chạy ra ngoài nữa.”
Ba anh em nhà họ Tạ đang chơi con vụ với người ta trên mặt sông đang đóng băng: Hắt xì...
Hôm nay trời nắng đẹp mà, sao lại hắt xì hơi nhỉ?
Đã chắc chắn về chuyện dạy bù, Vương Quý Chi quay đầu nhìn chiếc đồng hồ nhỏ trên bàn viết chữ, “Mấy giờ rồi, tại sao bác của con và Văn Lệ vẫn chưa đến?”
Vì Tạ Vệ Dân là thư ký lữ đoàn, mà thôn Bắc Xá chỉ có duy nhất hai cái điện thoại, một trong số đó đặt ở nhà họ Tạ.
Thường thì bác Tạ Mai có chuyện gì đó mượn điện thoại ở chỗ làm gọi điện về nhà. Hôm qua bác gọi điện nói rằng sáng hôm nay sẽ mang theo con trai và con gái về nhà mẹ ở hai ngày, theo lý thì giờ này phải đến rồi.
“Con đến cổng thôn xem thử.” Tạ Miêu nhảy xuống giường.
“Cũng được, nhưng mà con mặc nhiều thêm một chút, bên ngoài lạnh.”
Bà cụ lập tức lấy trong tủ ra một chiếc khăn màu tím đỏ lớn, gấp đôi lại và quấn trên đầu Tạ Miêu, “Vừa khéo bà Ngô của con nhờ Thục Cầm gửi qua chút đồ, trong đó có cái khăn này chỉ đích danh tặng con, con quàng vào rồi hẵng đi.”
Vương Quý Chi trước giờ luôn mau chóng gọn lẹ, ngày hôm sau sau khi nhận lời bà Ngô, bà đã chạy vào trong huyện một chuyến.
Chỉ có điều cái đồng hồ đó của Cố Hàm Giang quá đắt, nghe nói là hàng hiệu không có bán ở huyện Hồng Hà, làm trễ nãi một thời gian dài mới có mặt đồng hồ thích hợp, đến khi Tạ Miêu thi cuối kì mới sửa xong và gửi về lại.
Tạ Miêu cũng không ngạc nhiên khi bà Ngô tặng quà để cảm ơn sự giúp đỡ của Vương Quý Chi, nhưng cách bà nội quấn khăn thì...
“Chiếc khăn len này làm sao ấm bằng mũ da chứ, con vẫn mang mũ da thỏ thì tốt hơn, cái này cứ quàng lên cổ đi.”
Vì để trông khác với tạo hình gà mẹ mỗi khi ra đường của đại đa số phụ nữ trong thời đại này, Tạ Miêu đã lấy khăn quàng xuống, quấn từ trước ra sau, rồi lại, rồi quấn hai góc nhỏ hai bên từ sau cổ ra, buộc lại theo hình tam giác lớn ở phía trước.
“Vẫn là Miêu Miêu nhà ta khéo tay, xem chiếc khăn này thắt đẹp chưa kìa.” Vương Quý Chi nheo mắt cười, khen ngợi cháu gái của mình.
Tạ Miêu mỉm cười, đội chiếc mũ lông thỏ mà mẹ cô là Trình Lập Xuân mới làm cho cô ra ngoài.
Tạ Vệ Quốc nói muốn săn thỏ hoang để làm mũ cho Tạ Miêu, khéo thay chẳng bao lâu đã bẫy được hai con.
Khả năng thêu thùa của Trình Lập Xuân rất tốt, rất nhanh đã làm xong một cái theo lời của Tạ Miêu. Mặc dù là màu xám, nhưng đội lên vô cùng xinh đẹp, vả lại rất ấm áp.
Mũ da thỏ phối với chiếc khăn choàng do Tạ Miêu thắt, càng làm gương mặt nhỏ nhắn trắng nõn của cô càng thêm đỏ ửng, ngũ quan tinh tế như vẽ.
Vừa ra ngoài chẳng bao lâu, cô đã gặp dì Triệu hàng xóm, “Yo, hôm này Miêu Miêu trang điểm xinh đẹp thế này, đi đâu thế?”
“Đi xem bác con đã về chưa ạ?” Tạ Miêu cười đáp.
Đợi Tạ Miêu đi xa rồi, dì Triệu rũ tuyết trên cán chổi, quay người đi vào sân, nói với mẹ chồng: “Miêu Miêu nhà họ Tạ càng lớn càng xinh, học hành cũng tốt, nghe nói lần này lại kiểm tra giành hạng nhất toàn khối, đáng tiếc mới nhỏ vậy đã có hôn ước.”
“Sao nào, không có hôn ước thì con còn muốn cưới về làm con dâu hả? Nó lớn hơn thằng Cương những ba tuổi đấy.” Mẹ chồng liếc dì một cái.
“Lớn hơn ba tuổi thì sao chứ? Chẳng phải nói nữ hơn ba ôm gạch vàng hay sao? So với cái này, con còn sợ Cương Tử nhà chúng ta tương lai không có triển vọng, người ta chẳng để mắt…”
Lúc dì Triệu và mẹ chồng đang nói về Tạ Miêu ở đó, thì còn có một người cũng bị Tạ Miêu hớp hồn, nhìn đến nỗi mắt sắp rơi ra đến nơi.
Bắc Xá chẳng phải là một vùng quê sao, và con người vô cùng quê mùa sao?
Tại sao cô gái này lại xinh đẹp như thế? Trong veo cứ như bông hoa vậy.
Chàng trai trẻ đứng bên đường không kìm được đưa tay lên bên miệng, huýt gió y như lưu manh về phía Tạ Miêu.
Tạ Miêu nghe được, nhíu mày không thèm để ý.
Nhưng đối phương không những không bỏ qua, mà còn cười cợt đi theo, “Này đồng chí nữ đừng đi chứ, cho hỏi đường cái đi?”
“Chính là giúp chúng giảng lại những nội dung đã học qua, rồi xem trước những gì sẽ học trong kỳ tới.” Tạ Miêu giải thích, “Nền tảng của chúng quá kém, nhưng Kiến Quân và Kiến Trung mới năm nhất trung học, Kiến Hoa cũng mới chỉ năm hai trung học, dạy bù chắc chắn có thể tiến bộ.”
Vương Quý Chi có chút do dự, “Sẽ không cản trở việc học của con chứ?”
“Không đâu, con giúp chúng dạy bù, cũng đồng nghĩa với con đang tự ôn tập lại.”
“Thế thì dạy đi.” Vương Quý Chi chắc nịt, “Đợi chúng về bà sẽ nói với chúng, bảo chúng đừng có chạy ra ngoài nữa.”
Ba anh em nhà họ Tạ đang chơi con vụ với người ta trên mặt sông đang đóng băng: Hắt xì...
Hôm nay trời nắng đẹp mà, sao lại hắt xì hơi nhỉ?
Đã chắc chắn về chuyện dạy bù, Vương Quý Chi quay đầu nhìn chiếc đồng hồ nhỏ trên bàn viết chữ, “Mấy giờ rồi, tại sao bác của con và Văn Lệ vẫn chưa đến?”
Vì Tạ Vệ Dân là thư ký lữ đoàn, mà thôn Bắc Xá chỉ có duy nhất hai cái điện thoại, một trong số đó đặt ở nhà họ Tạ.
Thường thì bác Tạ Mai có chuyện gì đó mượn điện thoại ở chỗ làm gọi điện về nhà. Hôm qua bác gọi điện nói rằng sáng hôm nay sẽ mang theo con trai và con gái về nhà mẹ ở hai ngày, theo lý thì giờ này phải đến rồi.
“Con đến cổng thôn xem thử.” Tạ Miêu nhảy xuống giường.
“Cũng được, nhưng mà con mặc nhiều thêm một chút, bên ngoài lạnh.”
Bà cụ lập tức lấy trong tủ ra một chiếc khăn màu tím đỏ lớn, gấp đôi lại và quấn trên đầu Tạ Miêu, “Vừa khéo bà Ngô của con nhờ Thục Cầm gửi qua chút đồ, trong đó có cái khăn này chỉ đích danh tặng con, con quàng vào rồi hẵng đi.”
Vương Quý Chi trước giờ luôn mau chóng gọn lẹ, ngày hôm sau sau khi nhận lời bà Ngô, bà đã chạy vào trong huyện một chuyến.
Chỉ có điều cái đồng hồ đó của Cố Hàm Giang quá đắt, nghe nói là hàng hiệu không có bán ở huyện Hồng Hà, làm trễ nãi một thời gian dài mới có mặt đồng hồ thích hợp, đến khi Tạ Miêu thi cuối kì mới sửa xong và gửi về lại.
Tạ Miêu cũng không ngạc nhiên khi bà Ngô tặng quà để cảm ơn sự giúp đỡ của Vương Quý Chi, nhưng cách bà nội quấn khăn thì...
“Chiếc khăn len này làm sao ấm bằng mũ da chứ, con vẫn mang mũ da thỏ thì tốt hơn, cái này cứ quàng lên cổ đi.”
Vì để trông khác với tạo hình gà mẹ mỗi khi ra đường của đại đa số phụ nữ trong thời đại này, Tạ Miêu đã lấy khăn quàng xuống, quấn từ trước ra sau, rồi lại, rồi quấn hai góc nhỏ hai bên từ sau cổ ra, buộc lại theo hình tam giác lớn ở phía trước.
“Vẫn là Miêu Miêu nhà ta khéo tay, xem chiếc khăn này thắt đẹp chưa kìa.” Vương Quý Chi nheo mắt cười, khen ngợi cháu gái của mình.
Tạ Miêu mỉm cười, đội chiếc mũ lông thỏ mà mẹ cô là Trình Lập Xuân mới làm cho cô ra ngoài.
Tạ Vệ Quốc nói muốn săn thỏ hoang để làm mũ cho Tạ Miêu, khéo thay chẳng bao lâu đã bẫy được hai con.
Khả năng thêu thùa của Trình Lập Xuân rất tốt, rất nhanh đã làm xong một cái theo lời của Tạ Miêu. Mặc dù là màu xám, nhưng đội lên vô cùng xinh đẹp, vả lại rất ấm áp.
Mũ da thỏ phối với chiếc khăn choàng do Tạ Miêu thắt, càng làm gương mặt nhỏ nhắn trắng nõn của cô càng thêm đỏ ửng, ngũ quan tinh tế như vẽ.
Vừa ra ngoài chẳng bao lâu, cô đã gặp dì Triệu hàng xóm, “Yo, hôm này Miêu Miêu trang điểm xinh đẹp thế này, đi đâu thế?”
“Đi xem bác con đã về chưa ạ?” Tạ Miêu cười đáp.
Đợi Tạ Miêu đi xa rồi, dì Triệu rũ tuyết trên cán chổi, quay người đi vào sân, nói với mẹ chồng: “Miêu Miêu nhà họ Tạ càng lớn càng xinh, học hành cũng tốt, nghe nói lần này lại kiểm tra giành hạng nhất toàn khối, đáng tiếc mới nhỏ vậy đã có hôn ước.”
“Sao nào, không có hôn ước thì con còn muốn cưới về làm con dâu hả? Nó lớn hơn thằng Cương những ba tuổi đấy.” Mẹ chồng liếc dì một cái.
“Lớn hơn ba tuổi thì sao chứ? Chẳng phải nói nữ hơn ba ôm gạch vàng hay sao? So với cái này, con còn sợ Cương Tử nhà chúng ta tương lai không có triển vọng, người ta chẳng để mắt…”
Lúc dì Triệu và mẹ chồng đang nói về Tạ Miêu ở đó, thì còn có một người cũng bị Tạ Miêu hớp hồn, nhìn đến nỗi mắt sắp rơi ra đến nơi.
Bắc Xá chẳng phải là một vùng quê sao, và con người vô cùng quê mùa sao?
Tại sao cô gái này lại xinh đẹp như thế? Trong veo cứ như bông hoa vậy.
Chàng trai trẻ đứng bên đường không kìm được đưa tay lên bên miệng, huýt gió y như lưu manh về phía Tạ Miêu.
Tạ Miêu nghe được, nhíu mày không thèm để ý.
Nhưng đối phương không những không bỏ qua, mà còn cười cợt đi theo, “Này đồng chí nữ đừng đi chứ, cho hỏi đường cái đi?”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook