Thập Niên 70 Tiểu Phú Bà
-
Chương 30: Không Có Mũi Khoan Thì Đừng Làm Nghề Gốm 3
Tất nhiên ông lão dám giữ nó bởi vì thứ này thật sự không bắt mắt, nhìn chẳng khác gì so với bát đũa bình thườngxe.
Sau đợt càn quét của trào lưu “Phá tứ cựu”, vàng bạc châu báu của những địa chủ đều bị tịch thu vào công quỹ. Nhưng những món đồ chai lọ như thế này, người bình thường không biết phân biệt hàng tốt xấu sẽ vứt hết đi như rác rưởi.
Phá tứ cựu: Trào lưu bài trừ 4 thứ cũ: Tư tưởng cũ, văn hoá cũ, phong tục cũ, tập quán cũ
Ông lão nhìn thẳng vào đôi mắt của Tô Từ, cảm thấy cô vô hại mới buông lỏng thở dài một hơi.
Ông chậm rãi mở miệng nói: "Tổ tiên lưu lại, chỉ có một cái này thôi, muốn sửa để giữ lại làm kỉ niệm."
Tất nhiên Tô Từ hiểu được câu nói của ông. Ở thời đại này, món đồ trước mặt không đáng giá một quan tiền, thậm chí còn có thể mang tới phiền phức.
Ông lão chỉ muốn lén lút sửa nó như một cái đĩa gốm bình thường, không cần biết nó có được sửa tốt hay không, chỉ cần trở lại nguyên trạng làm kỷ niệm là được.
Nhưng Tô Từ có nguyên tắc riêng của mình đối với những món đồ này, cô sẽ không tùy tiện phá hỏng một món đồ quý.
Hiện tại trong thùng không có nguyên liệu và công cụ để sửa chữa gốm Thanh Hoa nhà Nguyên, hơn nữa cô đã chạy đi chạy lại khắp các con ngõ nhỏ ở thị trấn nửa ngày trời rồi, giờ cũng đã thấm mệt, tinh thần và thể lực cạn kiệt, không thích hợp để sửa thứ đồ quý báu như vậy.
Vậy nên cô nhìn ông lão rồi nói: "Ngài đừng gấp, ngày mai cháu sẽ mang đồ tốt qua đây tìm ngài, đảm bảo sẽ sửa chiếc đĩa này xinh đẹp trở lại. Nếu như cháu dùng những mối hàn trong thùng tự tiện sửa lại, thật sự sẽ làm hỏng món đồ tốt này mất."
Đinh hàn có rất nhiều loại, những chiếc trong thùng bây giờ dùng cho đồ dùng gia đình nên chỉ là những chiếc đinh sắt thô ráp.
Mà những chiếc đinh hàn dùng cho cổ vật yêu cầu sự tinh xảo và xinh đẹp, có đinh hoa, đinh tán, đinh vàng, đinh bạc, đinh đồng, đinh ghim, đinh bé, đinh gạo, đinh cát.
Cho dù phải sử dụng cách hàn sứ để sửa món đồ gốm Thanh Hoa nhà Nguyên này, Tô Từ vẫn muốn dùng những đinh hàn thích hợp nhất với nó.
Nói tóm lại là dù thế nào chăng nữa vẫn câu nói đó ——Cái đĩa sứ này, hôm nay không thích hợp để sửa.
Ông lão thấy cô vừa kiên trì vừa có nguyên tắc thì không làm khó nữa, chỉ đáp lại một cậu: "Vậy để ngày mai đi."
Nói xong vẫn thấy chưa yên tâm hẳn, lại bổ sung thêm một câu: "Ta tin cháu, cháu tuyệt đối đừng nói chuyện của ta ra ngoài."
Tô Từ gật đầu, "Ngài yên tâm, cháu sẽ không làm chuyện tổn hại đến người khác và không có lợi cho mình. Cháu rất yêu thích nghề này nên mới có tay nghề như vậy, cũng có tình cảm đặc biệt dành cho đồ cổ nữa. Mấy năm nay rất nhiều món đồ bị phá hỏng, cháu thấy thế mà đau lòng. So với ngài, cháu còn hy vọng những món đồ này có thể vĩnh viễn lưu truyền cho thế hệ sau hơn. Chúng là cội nguồn văn hoá của chúng ta, chẳng phải sao?"
Ông lão nghe những lời cô nói, cảm nhận được sự chân thật và thành ý trong lời nói của cô, cuối cùng cũng hoàn toàn buông lỏng cảnh giác với Tô Từ.
Ông bỏ cái đĩa vào lại trong ngăn tủ, tự mình đưa Tô Từ ra cửa.
Khi Tô Từ gánh hàng rong lên, ông lão phát hiện ra gì đó rồi hỏi Tô Từ: "Cháu là một cô gái đúng không?"
Tô Từ cười nhẹ, đôi mắt hơi cong lên: "Dạ, rao cả một ngày, khản cả giọng rồi."
Ông lão cũng cười một chút, khuôn mặt toát lên vẻ hiền từ: "Ngày mai ta ở nhà chờ cháu qua đây."
Tô Từ gật đầu, không nói thêm gì nữa, xoay người rời đi luôn.
Sau khi rời khỏi nhà ông lão, cô không rao hàng nữa.
Đơn hàng cuối cùng coi như không làm, cô tìm một chỗ vắng vẻ, cất gánh hàng rong và cái khăn vuông trên đầu vào trong không gian.
Mặc dù khăn khá mỏng nhưng oi bức cả nửa ngày trời vẫn khiến tóc cô gần như ướt đẫm.
Cũng may trong con ngõ nhỏ có gió, từng cơn thổi qua mặt khiến những giọt mồ hôi khô dần, mát mẻ hơn rất nhiều.
Tô Từ hít thở sâu một hơi rồi ra khỏi con ngõ chuẩn bị trở về nhà.
Đi đến cạnh con hào ngoài thị trấn, cô ngồi xuống bãi bồi trong những cơn gió mát để nghỉ ngơi trong khoảng nửa giờ đồng hồ.
Sau khi nghỉ ngơi, cô không đi bộ trở về nhà.
Trên người có chút tiền, cô bỏ ra hai xu để mua vé xe, ngồi xe buýt trở về công xã Phúc Viên.
Tô Từ ngồi trên xe buýt hóng gió, vừa nhìn nữ nhân viên bán vé xe mặc đồng phục màu lam, trên người khoác túi đeo vai.
Bộ đồng phục màu xanh trước mắt cũng coi như là một trong số trang phục thời thượng ở thời đại này. Tất nhiên thời thượng nhất, bắt mắt nhất vẫn là bộ quân trang.
Sau đợt càn quét của trào lưu “Phá tứ cựu”, vàng bạc châu báu của những địa chủ đều bị tịch thu vào công quỹ. Nhưng những món đồ chai lọ như thế này, người bình thường không biết phân biệt hàng tốt xấu sẽ vứt hết đi như rác rưởi.
Phá tứ cựu: Trào lưu bài trừ 4 thứ cũ: Tư tưởng cũ, văn hoá cũ, phong tục cũ, tập quán cũ
Ông lão nhìn thẳng vào đôi mắt của Tô Từ, cảm thấy cô vô hại mới buông lỏng thở dài một hơi.
Ông chậm rãi mở miệng nói: "Tổ tiên lưu lại, chỉ có một cái này thôi, muốn sửa để giữ lại làm kỉ niệm."
Tất nhiên Tô Từ hiểu được câu nói của ông. Ở thời đại này, món đồ trước mặt không đáng giá một quan tiền, thậm chí còn có thể mang tới phiền phức.
Ông lão chỉ muốn lén lút sửa nó như một cái đĩa gốm bình thường, không cần biết nó có được sửa tốt hay không, chỉ cần trở lại nguyên trạng làm kỷ niệm là được.
Nhưng Tô Từ có nguyên tắc riêng của mình đối với những món đồ này, cô sẽ không tùy tiện phá hỏng một món đồ quý.
Hiện tại trong thùng không có nguyên liệu và công cụ để sửa chữa gốm Thanh Hoa nhà Nguyên, hơn nữa cô đã chạy đi chạy lại khắp các con ngõ nhỏ ở thị trấn nửa ngày trời rồi, giờ cũng đã thấm mệt, tinh thần và thể lực cạn kiệt, không thích hợp để sửa thứ đồ quý báu như vậy.
Vậy nên cô nhìn ông lão rồi nói: "Ngài đừng gấp, ngày mai cháu sẽ mang đồ tốt qua đây tìm ngài, đảm bảo sẽ sửa chiếc đĩa này xinh đẹp trở lại. Nếu như cháu dùng những mối hàn trong thùng tự tiện sửa lại, thật sự sẽ làm hỏng món đồ tốt này mất."
Đinh hàn có rất nhiều loại, những chiếc trong thùng bây giờ dùng cho đồ dùng gia đình nên chỉ là những chiếc đinh sắt thô ráp.
Mà những chiếc đinh hàn dùng cho cổ vật yêu cầu sự tinh xảo và xinh đẹp, có đinh hoa, đinh tán, đinh vàng, đinh bạc, đinh đồng, đinh ghim, đinh bé, đinh gạo, đinh cát.
Cho dù phải sử dụng cách hàn sứ để sửa món đồ gốm Thanh Hoa nhà Nguyên này, Tô Từ vẫn muốn dùng những đinh hàn thích hợp nhất với nó.
Nói tóm lại là dù thế nào chăng nữa vẫn câu nói đó ——Cái đĩa sứ này, hôm nay không thích hợp để sửa.
Ông lão thấy cô vừa kiên trì vừa có nguyên tắc thì không làm khó nữa, chỉ đáp lại một cậu: "Vậy để ngày mai đi."
Nói xong vẫn thấy chưa yên tâm hẳn, lại bổ sung thêm một câu: "Ta tin cháu, cháu tuyệt đối đừng nói chuyện của ta ra ngoài."
Tô Từ gật đầu, "Ngài yên tâm, cháu sẽ không làm chuyện tổn hại đến người khác và không có lợi cho mình. Cháu rất yêu thích nghề này nên mới có tay nghề như vậy, cũng có tình cảm đặc biệt dành cho đồ cổ nữa. Mấy năm nay rất nhiều món đồ bị phá hỏng, cháu thấy thế mà đau lòng. So với ngài, cháu còn hy vọng những món đồ này có thể vĩnh viễn lưu truyền cho thế hệ sau hơn. Chúng là cội nguồn văn hoá của chúng ta, chẳng phải sao?"
Ông lão nghe những lời cô nói, cảm nhận được sự chân thật và thành ý trong lời nói của cô, cuối cùng cũng hoàn toàn buông lỏng cảnh giác với Tô Từ.
Ông bỏ cái đĩa vào lại trong ngăn tủ, tự mình đưa Tô Từ ra cửa.
Khi Tô Từ gánh hàng rong lên, ông lão phát hiện ra gì đó rồi hỏi Tô Từ: "Cháu là một cô gái đúng không?"
Tô Từ cười nhẹ, đôi mắt hơi cong lên: "Dạ, rao cả một ngày, khản cả giọng rồi."
Ông lão cũng cười một chút, khuôn mặt toát lên vẻ hiền từ: "Ngày mai ta ở nhà chờ cháu qua đây."
Tô Từ gật đầu, không nói thêm gì nữa, xoay người rời đi luôn.
Sau khi rời khỏi nhà ông lão, cô không rao hàng nữa.
Đơn hàng cuối cùng coi như không làm, cô tìm một chỗ vắng vẻ, cất gánh hàng rong và cái khăn vuông trên đầu vào trong không gian.
Mặc dù khăn khá mỏng nhưng oi bức cả nửa ngày trời vẫn khiến tóc cô gần như ướt đẫm.
Cũng may trong con ngõ nhỏ có gió, từng cơn thổi qua mặt khiến những giọt mồ hôi khô dần, mát mẻ hơn rất nhiều.
Tô Từ hít thở sâu một hơi rồi ra khỏi con ngõ chuẩn bị trở về nhà.
Đi đến cạnh con hào ngoài thị trấn, cô ngồi xuống bãi bồi trong những cơn gió mát để nghỉ ngơi trong khoảng nửa giờ đồng hồ.
Sau khi nghỉ ngơi, cô không đi bộ trở về nhà.
Trên người có chút tiền, cô bỏ ra hai xu để mua vé xe, ngồi xe buýt trở về công xã Phúc Viên.
Tô Từ ngồi trên xe buýt hóng gió, vừa nhìn nữ nhân viên bán vé xe mặc đồng phục màu lam, trên người khoác túi đeo vai.
Bộ đồng phục màu xanh trước mắt cũng coi như là một trong số trang phục thời thượng ở thời đại này. Tất nhiên thời thượng nhất, bắt mắt nhất vẫn là bộ quân trang.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook