Thập Niên 70 Tiểu Phú Bà
-
Chương 28: Không Có Mũi Khoan Thì Đừng Làm Nghề Gốm 1
Tô Từ không ăn sáng, rửa mặt xong liền bện mái tóc dài thành hai bím tóc, dùng sợi len buộc lại rồi đi ra ngoài.
Tô Hoa Vinh hỏi cô muốn đi đâu, cô không trả lời cụ thể mà chỉ bảo ra ngoài dạo vài vòng.
Mà đi dạo vài vòng của Tô Từ lại là tới tận thị trấn.
Công xã Phúc Viên thuộc một trấn nhỏ xung quanh huyện Phong Cốc, cách thị trấn đại đội Hướng Dương không xa lắm, nhưng đi bộ qua đó nhanh nhất cũng phải mất một tiếng đồng hồ, chậm thì hai tiếng.
Sau khi Tô Từ đi vào trấn, trời đã sáng hoàn toàn.
Lý do cô vào trấn rất đơn giản, đó là đi khắp hang cùng ngõ hẻm dự định kiếm chút tiền bằng tay nghề của mình, trước tiên giải quyết vấn đề giữ ấm bụng.
Nếu như đã dám nói những lời đó với Diệp Lão Nhị, vậy thì phải tự lập đến cùng.
Cô chẳng có bản lĩnh gì, chuyên môn giám định đồ cổ, đồ quý hiếm không thể dùng được lúc này. Thứ duy nhất có thể giúp cô kiếm tiền bây giờ là tuyệt chiêu cô vẫn luôn cất giấu trong lòng —— Hàn gốm.
Trung Quốc có một câu tục ngữ, tên là ——"Không có mũi khoan thì đừng làm nghề gốm"
Nghề gốm ở đây có thể nói là tay nghề hàn gốm, chính là dùng đinh hàn gắn liền những món đồ gốm đã vỡ lại với nhau.
Hàn gốm cũng phân ra làm việc nặng và việc tỉ mỉ.
Những người hay đi khắp các ngõ ngách rao: "Hàn nồi, hàn bát, hàn chậu, hàn vại. . . . . .", đối tượng chính là những đồ dùng bình thường trong cuộc sống. Đây là việc nặng.
Còn những công cụ mà việc tỉ mỉ sử dụng rất tinh xảo, đinh hàn cũng lịch sự tao nhã hơn, thường được dùng bởi quan lại quyền quý để sửa chữa những món đồ cổ quý giá, còn được gọi với cái tên "Nghề ưu tú", chủ yếu là dùng thưởng thức.
Không phải khoe khoang nhưng tay nghề sửa chữa đồ cổ của Tô Từ còn vượt trội hơn so với nhiều bậc thầy đỉnh cao.
Nhưng dưới tình hình đặc biệt như hiện tại, những kĩ thuật tinh xảo đẹp đẽ đó đều không dùng đến, cô chỉ cần dùng một hai phần thực lực để giúp người ta sửa bát đĩa xoong nồi kiếm chút tiền là được.
Sau khi vào thị trấn, trước tiên Tô Từ tìm một góc tĩnh lặng không người qua lại.
Cô tìm kiếm một lượt trong tiệm tạp hóa bình thường, tìm thấy một cái khăn vuông mỏng màu đen cùng với gánh hàng rong cần dùng.
Một đầu của đòn gánh là chiếc hộp gỗ có ngăn kéo, bên trong có những món đồ như mũi khoan kim cương, ống cặp mũi khoan, cái kìm, một cây búa nhỏ, bàn chải lông gà, dây thừng mỏng, một tấm vải dày, bột vôi, mối hàn và mũ quan.
Trên thùng gỗ có một cái cung, giá đỡ dùng xích sắt treo một cái cồng, hai bên treo chày nhỏ. Chỉ cần đi trên đường, chày sẽ gõ vào cồng tạo ra tiếng leng keng.
Đầu còn lại của đòn gánh là một chiếc ghế, lúc làm việc có thể lấy ra ngồi.
Lúc đầu Tô Từ chuẩn bị những thứ này chỉ vì hoài niệm chuyện cũ, đến thế kỷ hai mốt sao có thể nhìn thấy những thứ này.
Không ngờ rằng cũng có một ngày cô lại gánh đòn gánh ra ngoài làm công việc nặng nhọc.
Giờ không phải là lúc để so đo những chuyện này, có thể kiếm được tiền là tốt rồi.
Khi đói bụng làm gì có ai chú ý đến vấn đề việc nặng hay việc nhẹ chứ.
Sau khi tìm được đồ, Tô Từ dùng chiếc khăn màu đen buộc lên đầu, chỉ để lộ ra hai con mắt.
Năm này vẫn chưa có thị trường kinh tế tự do hợp pháp. Để tránh gặp phiền phức, cô vẫn nên cẩn thận thì hơn.
Sau khi chuẩn bị xong trang phục và đồ nghề, Tô Từ bắt đầu rao lớn ở những con ngõ có nhà dân.
Cô cố ý khiến âm sắc của mình dày dặn hơn, kéo dài âm cuối rao lớn: "Hàn bát, hàn chậu, hàn vại đây. . . . . ."
Trước tiên đi qua hai con ngõ nhưng không thấy có động tĩnh gì.
Tới con ngõ thứ ba, cuối cùng cũng có một người phụ nữ ra ngoài cửa nhỏ giọng hỏi cô mấy câu rồi bảo cô vào nhà.
Nhà của người phụ nữ có hai cái bát sứ lớn cần phải sửa. Sau khi hỏi giá tiền hàn bát của Tô Từ, cảm thấy có thể chấp nhận được nên mới để cô vào trong.
Thời đại này những nhà dư giả không nhiều, bát sứ nứt rồi cũng không nỡ vứt đi, tiêu chút tiền sửa lại có thể tiếp tục dùng, tất nhiên là có lợi hơn so với việc đi mua cái mới.
Tô Từ đi vào nhà, tìm một chỗ đặt cái ghế xuống rồi mở ngăn kéo ra, trước tiên lấy tấm vải dày phủ lên đầu gối.
Cô nhận lấy cái bát từ tay người phụ nữ, trước tiên dùng bàn chải vệ sinh sạch sẽ những vụn sứ còn sót lại trên miệng vết nứt, sau đó khép cái bát lại, dùng dây thừng có móc câu quấn mấy vòng quanh nó để cố định chặt.
Sau khi khép vết nứt lại với nhau, cô dùng búa gõ chặt khe hở trên cái bát.
Kế tiếp dùng dây cung và mũi khoan đục lỗ nhỏ trên thân, động tác giống như đang kéo đàn nhị.
Tô Từ quấn khăn vô cùng kín đáo, làm việc rất nhập tâm, giọt mồ hôi lăn dài trên trán cũng không quan tâm.
Đứa con nhỏ của người phụ nữ cảm thấy rất thú vị, nó cầm cái ghế ngồi gần ngay trước mặt Tô Từ, nhìn chằm chằm vào mũi khoan của cô.
Tô Hoa Vinh hỏi cô muốn đi đâu, cô không trả lời cụ thể mà chỉ bảo ra ngoài dạo vài vòng.
Mà đi dạo vài vòng của Tô Từ lại là tới tận thị trấn.
Công xã Phúc Viên thuộc một trấn nhỏ xung quanh huyện Phong Cốc, cách thị trấn đại đội Hướng Dương không xa lắm, nhưng đi bộ qua đó nhanh nhất cũng phải mất một tiếng đồng hồ, chậm thì hai tiếng.
Sau khi Tô Từ đi vào trấn, trời đã sáng hoàn toàn.
Lý do cô vào trấn rất đơn giản, đó là đi khắp hang cùng ngõ hẻm dự định kiếm chút tiền bằng tay nghề của mình, trước tiên giải quyết vấn đề giữ ấm bụng.
Nếu như đã dám nói những lời đó với Diệp Lão Nhị, vậy thì phải tự lập đến cùng.
Cô chẳng có bản lĩnh gì, chuyên môn giám định đồ cổ, đồ quý hiếm không thể dùng được lúc này. Thứ duy nhất có thể giúp cô kiếm tiền bây giờ là tuyệt chiêu cô vẫn luôn cất giấu trong lòng —— Hàn gốm.
Trung Quốc có một câu tục ngữ, tên là ——"Không có mũi khoan thì đừng làm nghề gốm"
Nghề gốm ở đây có thể nói là tay nghề hàn gốm, chính là dùng đinh hàn gắn liền những món đồ gốm đã vỡ lại với nhau.
Hàn gốm cũng phân ra làm việc nặng và việc tỉ mỉ.
Những người hay đi khắp các ngõ ngách rao: "Hàn nồi, hàn bát, hàn chậu, hàn vại. . . . . .", đối tượng chính là những đồ dùng bình thường trong cuộc sống. Đây là việc nặng.
Còn những công cụ mà việc tỉ mỉ sử dụng rất tinh xảo, đinh hàn cũng lịch sự tao nhã hơn, thường được dùng bởi quan lại quyền quý để sửa chữa những món đồ cổ quý giá, còn được gọi với cái tên "Nghề ưu tú", chủ yếu là dùng thưởng thức.
Không phải khoe khoang nhưng tay nghề sửa chữa đồ cổ của Tô Từ còn vượt trội hơn so với nhiều bậc thầy đỉnh cao.
Nhưng dưới tình hình đặc biệt như hiện tại, những kĩ thuật tinh xảo đẹp đẽ đó đều không dùng đến, cô chỉ cần dùng một hai phần thực lực để giúp người ta sửa bát đĩa xoong nồi kiếm chút tiền là được.
Sau khi vào thị trấn, trước tiên Tô Từ tìm một góc tĩnh lặng không người qua lại.
Cô tìm kiếm một lượt trong tiệm tạp hóa bình thường, tìm thấy một cái khăn vuông mỏng màu đen cùng với gánh hàng rong cần dùng.
Một đầu của đòn gánh là chiếc hộp gỗ có ngăn kéo, bên trong có những món đồ như mũi khoan kim cương, ống cặp mũi khoan, cái kìm, một cây búa nhỏ, bàn chải lông gà, dây thừng mỏng, một tấm vải dày, bột vôi, mối hàn và mũ quan.
Trên thùng gỗ có một cái cung, giá đỡ dùng xích sắt treo một cái cồng, hai bên treo chày nhỏ. Chỉ cần đi trên đường, chày sẽ gõ vào cồng tạo ra tiếng leng keng.
Đầu còn lại của đòn gánh là một chiếc ghế, lúc làm việc có thể lấy ra ngồi.
Lúc đầu Tô Từ chuẩn bị những thứ này chỉ vì hoài niệm chuyện cũ, đến thế kỷ hai mốt sao có thể nhìn thấy những thứ này.
Không ngờ rằng cũng có một ngày cô lại gánh đòn gánh ra ngoài làm công việc nặng nhọc.
Giờ không phải là lúc để so đo những chuyện này, có thể kiếm được tiền là tốt rồi.
Khi đói bụng làm gì có ai chú ý đến vấn đề việc nặng hay việc nhẹ chứ.
Sau khi tìm được đồ, Tô Từ dùng chiếc khăn màu đen buộc lên đầu, chỉ để lộ ra hai con mắt.
Năm này vẫn chưa có thị trường kinh tế tự do hợp pháp. Để tránh gặp phiền phức, cô vẫn nên cẩn thận thì hơn.
Sau khi chuẩn bị xong trang phục và đồ nghề, Tô Từ bắt đầu rao lớn ở những con ngõ có nhà dân.
Cô cố ý khiến âm sắc của mình dày dặn hơn, kéo dài âm cuối rao lớn: "Hàn bát, hàn chậu, hàn vại đây. . . . . ."
Trước tiên đi qua hai con ngõ nhưng không thấy có động tĩnh gì.
Tới con ngõ thứ ba, cuối cùng cũng có một người phụ nữ ra ngoài cửa nhỏ giọng hỏi cô mấy câu rồi bảo cô vào nhà.
Nhà của người phụ nữ có hai cái bát sứ lớn cần phải sửa. Sau khi hỏi giá tiền hàn bát của Tô Từ, cảm thấy có thể chấp nhận được nên mới để cô vào trong.
Thời đại này những nhà dư giả không nhiều, bát sứ nứt rồi cũng không nỡ vứt đi, tiêu chút tiền sửa lại có thể tiếp tục dùng, tất nhiên là có lợi hơn so với việc đi mua cái mới.
Tô Từ đi vào nhà, tìm một chỗ đặt cái ghế xuống rồi mở ngăn kéo ra, trước tiên lấy tấm vải dày phủ lên đầu gối.
Cô nhận lấy cái bát từ tay người phụ nữ, trước tiên dùng bàn chải vệ sinh sạch sẽ những vụn sứ còn sót lại trên miệng vết nứt, sau đó khép cái bát lại, dùng dây thừng có móc câu quấn mấy vòng quanh nó để cố định chặt.
Sau khi khép vết nứt lại với nhau, cô dùng búa gõ chặt khe hở trên cái bát.
Kế tiếp dùng dây cung và mũi khoan đục lỗ nhỏ trên thân, động tác giống như đang kéo đàn nhị.
Tô Từ quấn khăn vô cùng kín đáo, làm việc rất nhập tâm, giọt mồ hôi lăn dài trên trán cũng không quan tâm.
Đứa con nhỏ của người phụ nữ cảm thấy rất thú vị, nó cầm cái ghế ngồi gần ngay trước mặt Tô Từ, nhìn chằm chằm vào mũi khoan của cô.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook