Mẹ Phí nghe cũng nghe ra là con gái đang hờn dỗi: “Mẹ đương nhiên biết nhân phẩm của con, con chẳng qua đang giận hờn, nhưng cho dù có giận hờn thì cũng nên tìm một người điều kiện tốt hơn Diệp Phong. Con tìm Tiểu Phương…”
“Kết hôn không phải là đấu tranh với địa chủ, phân chia ruộng đất, người khác điều kiện có tốt thế nào cũng là chuyện của người ta. Kể cả khi con nhất thời chiếm được một tí lợi lộc, bọn họ cũng có thể tùy tay thu lại bất cứ lúc nào,” Phí Nghê nói. “Xưởng của con đang phân nhà, nếu như bỏ lỡ mất cơ hội này thì chẳng biết sẽ phải chờ đến bao giờ nữa. Con muốn tìm người kết hôn, Phương Mục Dương thích hợp nhất. Con không cảm thấy cậu ấy thua kém gì ai. Xuất thân cậu ấy như vậy mà đi cắm đội vẫn được đề cử vào đại học, trở về thăm người thân còn có thể thuận tiện cứu người, người bình thường đâu ai làm được như thế.” Ngoài chuyện nhà ở ra, cậu ta cũng còn những ưu điểm khác. Ở với Phương Mục Dương, cô có thể thích đọc sách gì thì đọc, thích nghe nhạc gì thì nghe, không cần lén la lén lút. Trong cái thời kỳ vợ chồng cũng có thể báo cáo nhau này, sẽ chỉ có chuyện cô báo cáo cậu ta chứ không có chuyện ngược lại.
“Phải phải, Tiểu Phương rất tốt, mẹ biết. Nhưng cưới người khác cũng có thể được phân nhà mà. Với điều kiện của con, tìm một người đàn ông có khả năng được phân nhà cũng đâu phải là chuyện khó.”
“Nhà này là nhà của con. Nhà người khác được phân, con có ở cũng chỉ là ở nhờ trong nhà họ.” Chỉ cần có nhà, những thứ khác từ từ rồi sẽ có hết, mà kể cả khi chưa có thì cũng có thể dùng tạm đồ thay thế. Nếu như chưa có giường thì kê hai cái hòm sát nhau cũng nằm ngủ được, hoặc cùng lắm là ngủ dưới đất mà thôi.
Phí Nghê biết cha mẹ mình lo lắng chuyện gì, lại nói thêm một câu: “Phương Mục Dương bây giờ cũng sắp có việc làm rồi, sau này cuộc sống của bọn con sẽ không khó khăn quá đâu.”
Mẹ Phí còn định nói tiếp, cha Phí đã giữ tay bà lại, nói với Phí Nghê: “Giờ này cũng muộn rồi, có chuyện gì mai lại nói, con cứ đi nghỉ trước đi.”
Đợi đến khi Phí Nghê đi qua phòng nước rửa mặt, cha Phí mới nói chuyện với bạn già: “Bà đâu phải là không biết tính nó đâu, những chuyện con bé đã quyết thì có thay đổi bao giờ?”
“Nhưng sao mà có thể lựa chọn Tiểu Phương được chứ? Ông cứ trông mặt Tiểu Phương mà xem, vừa nhìn đã biết là một cậu ấm trời sinh không chịu được khổ, chính là kiểu nhà có nghèo cũng phải đi làm phò mã…”
“Đã là thời đại nào rồi mà còn phò mã gì nữa?”
Mẹ Phí khinh thường nhìn cha Phí: “Ý tôi là, cậu ta chỉ thích hợp đi làm rể nhà có của, không hợp với nhà chúng ta. Cậu ta không giống với kiểu đàn ông có thể làm trụ cột cho một gia đình. Phí Nghê đi theo cậu ta, sau này tất sẽ chịu khổ.”
“Tôi thấy Tiểu Phương không giống lời bà nói đâu, chẳng phải người ta còn làm thanh niên trí thức ở nông thôn mấy năm sao? Lại còn cứu người nữa đấy, sao mà không thể chịu khổ được chứ?”
“Tôi chẳng cần biết cậu ta có thể chịu khổ hay không, mai sau kiểu gì cũng khổ. Hơn nữa cha mẹ đều đã gặp chuyện, cũng chẳng hỗ trợ được gì. Nhà người ta dựng vợ gả chồng đều cần ba mươi sáu chân(*), Tiểu Phương có cố xoay sở thì cũng chỉ được đôi món. Thời buổi này tam đại kiện(**) đều là cơ bản, hiện tại có những người kết hôn còn sắm cả TV nữa.”
(*) Ba mươi sáu chân: Tiêu chuẩn kết hôn vào những năm 70, chỉ tổng số chân của chín món đồ nội thất cơ bản cần có trong nhà – tủ quần áo, tủ năm ngăn kéo, giường, tủ đầu giường, bàn con và bốn cái ghế.
(**) Tam đại kiện: Đồng hồ, xe đạp, đài cát sét.
Nói đến TV, cả hai người đều trầm mặc. Diệp Phong là người của Cục Công nghiệp Vô tuyến điện, kết hôn với Diệp Phong chắc chắn là có TV. Nhưng vì mẹ Diệp Phong không ưa con gái nhà mình, bọn họ cũng cảm thấy đây không phải là mối hôn sự tốt.
Phí Nghê ôm chậu nước vào nhà, nghe thấy cha mẹ đề cập đến chuyện TV thì nhẹ giọng nói: “TV cả tuần cũng chỉ có hai chương trình, còn chẳng thiết thực bằng đài cát sét.”
Lời này nghe rất có vẻ “không được ăn nho liền chê nho chua”(***). Hai vợ chồng già liếc nhìn chiếc đài Phương Mục Dương đưa đặt trên cái tủ năm ngăn, đều yên lặng không nói gì.
(***) Không được ăn nho liền chê nho chua: Cố chê bai, phủ nhận thứ gì đó khi mình không đạt được nó (dựa trên câu chuyện ngụ ngôn “Con cáo và chùm nho” của Aesop).
Phí Nghê cũng không biết cái đài này là của Phương Mục Dương tặng, không ai kể cho cô nghe.
Sáng sớm hôm sau, Phí Nghê ăn vội chút đồ rồi nhanh chóng đi xuống tầng, Phương Mục Dương đã ở dưới đợi cô.
“Không phải cậu bảo trưa mới đến tìm tôi sao?”
“Bắt xe buýt cũng tốn tiền, tôi đưa em đi chẳng phải là miễn phí à?”
Phí Nghê nghĩ Phương Mục Dương nói không phải không có lý, nhưng mà chuyện này thực sự không phù hợp với tính cách của cậu ta: “Cậu tiết kiệm như thế từ khi nào vậy?”
“Chúng ta mua đồ đạc cũng cần tiền mà, có thể tiết kiệm được thì tiết kiệm.”
Phí Nghê ngồi lên sau xe, gió sớm thổi bay những sợi tóc trước trán cô. Cô ngửi thấy mùi xà phòng trên áo sơmi của Phương Mục Dương. Cậu ta chắc chắn là dùng quá nhiều xà phòng rồi, cái con người này giặt đồ luôn luôn tệ hại như vậy.
Song cô cũng không lên tiếng nhắc nhở gì. Nói rồi cậu ta lại muốn cô làm mẫu cho xem, cô nhất định sẽ không giặt đồ cho cậu ta đâu.
“Kết hôn không phải là đấu tranh với địa chủ, phân chia ruộng đất, người khác điều kiện có tốt thế nào cũng là chuyện của người ta. Kể cả khi con nhất thời chiếm được một tí lợi lộc, bọn họ cũng có thể tùy tay thu lại bất cứ lúc nào,” Phí Nghê nói. “Xưởng của con đang phân nhà, nếu như bỏ lỡ mất cơ hội này thì chẳng biết sẽ phải chờ đến bao giờ nữa. Con muốn tìm người kết hôn, Phương Mục Dương thích hợp nhất. Con không cảm thấy cậu ấy thua kém gì ai. Xuất thân cậu ấy như vậy mà đi cắm đội vẫn được đề cử vào đại học, trở về thăm người thân còn có thể thuận tiện cứu người, người bình thường đâu ai làm được như thế.” Ngoài chuyện nhà ở ra, cậu ta cũng còn những ưu điểm khác. Ở với Phương Mục Dương, cô có thể thích đọc sách gì thì đọc, thích nghe nhạc gì thì nghe, không cần lén la lén lút. Trong cái thời kỳ vợ chồng cũng có thể báo cáo nhau này, sẽ chỉ có chuyện cô báo cáo cậu ta chứ không có chuyện ngược lại.
“Phải phải, Tiểu Phương rất tốt, mẹ biết. Nhưng cưới người khác cũng có thể được phân nhà mà. Với điều kiện của con, tìm một người đàn ông có khả năng được phân nhà cũng đâu phải là chuyện khó.”
“Nhà này là nhà của con. Nhà người khác được phân, con có ở cũng chỉ là ở nhờ trong nhà họ.” Chỉ cần có nhà, những thứ khác từ từ rồi sẽ có hết, mà kể cả khi chưa có thì cũng có thể dùng tạm đồ thay thế. Nếu như chưa có giường thì kê hai cái hòm sát nhau cũng nằm ngủ được, hoặc cùng lắm là ngủ dưới đất mà thôi.
Phí Nghê biết cha mẹ mình lo lắng chuyện gì, lại nói thêm một câu: “Phương Mục Dương bây giờ cũng sắp có việc làm rồi, sau này cuộc sống của bọn con sẽ không khó khăn quá đâu.”
Mẹ Phí còn định nói tiếp, cha Phí đã giữ tay bà lại, nói với Phí Nghê: “Giờ này cũng muộn rồi, có chuyện gì mai lại nói, con cứ đi nghỉ trước đi.”
Đợi đến khi Phí Nghê đi qua phòng nước rửa mặt, cha Phí mới nói chuyện với bạn già: “Bà đâu phải là không biết tính nó đâu, những chuyện con bé đã quyết thì có thay đổi bao giờ?”
“Nhưng sao mà có thể lựa chọn Tiểu Phương được chứ? Ông cứ trông mặt Tiểu Phương mà xem, vừa nhìn đã biết là một cậu ấm trời sinh không chịu được khổ, chính là kiểu nhà có nghèo cũng phải đi làm phò mã…”
“Đã là thời đại nào rồi mà còn phò mã gì nữa?”
Mẹ Phí khinh thường nhìn cha Phí: “Ý tôi là, cậu ta chỉ thích hợp đi làm rể nhà có của, không hợp với nhà chúng ta. Cậu ta không giống với kiểu đàn ông có thể làm trụ cột cho một gia đình. Phí Nghê đi theo cậu ta, sau này tất sẽ chịu khổ.”
“Tôi thấy Tiểu Phương không giống lời bà nói đâu, chẳng phải người ta còn làm thanh niên trí thức ở nông thôn mấy năm sao? Lại còn cứu người nữa đấy, sao mà không thể chịu khổ được chứ?”
“Tôi chẳng cần biết cậu ta có thể chịu khổ hay không, mai sau kiểu gì cũng khổ. Hơn nữa cha mẹ đều đã gặp chuyện, cũng chẳng hỗ trợ được gì. Nhà người ta dựng vợ gả chồng đều cần ba mươi sáu chân(*), Tiểu Phương có cố xoay sở thì cũng chỉ được đôi món. Thời buổi này tam đại kiện(**) đều là cơ bản, hiện tại có những người kết hôn còn sắm cả TV nữa.”
(*) Ba mươi sáu chân: Tiêu chuẩn kết hôn vào những năm 70, chỉ tổng số chân của chín món đồ nội thất cơ bản cần có trong nhà – tủ quần áo, tủ năm ngăn kéo, giường, tủ đầu giường, bàn con và bốn cái ghế.
(**) Tam đại kiện: Đồng hồ, xe đạp, đài cát sét.
Nói đến TV, cả hai người đều trầm mặc. Diệp Phong là người của Cục Công nghiệp Vô tuyến điện, kết hôn với Diệp Phong chắc chắn là có TV. Nhưng vì mẹ Diệp Phong không ưa con gái nhà mình, bọn họ cũng cảm thấy đây không phải là mối hôn sự tốt.
Phí Nghê ôm chậu nước vào nhà, nghe thấy cha mẹ đề cập đến chuyện TV thì nhẹ giọng nói: “TV cả tuần cũng chỉ có hai chương trình, còn chẳng thiết thực bằng đài cát sét.”
Lời này nghe rất có vẻ “không được ăn nho liền chê nho chua”(***). Hai vợ chồng già liếc nhìn chiếc đài Phương Mục Dương đưa đặt trên cái tủ năm ngăn, đều yên lặng không nói gì.
(***) Không được ăn nho liền chê nho chua: Cố chê bai, phủ nhận thứ gì đó khi mình không đạt được nó (dựa trên câu chuyện ngụ ngôn “Con cáo và chùm nho” của Aesop).
Phí Nghê cũng không biết cái đài này là của Phương Mục Dương tặng, không ai kể cho cô nghe.
Sáng sớm hôm sau, Phí Nghê ăn vội chút đồ rồi nhanh chóng đi xuống tầng, Phương Mục Dương đã ở dưới đợi cô.
“Không phải cậu bảo trưa mới đến tìm tôi sao?”
“Bắt xe buýt cũng tốn tiền, tôi đưa em đi chẳng phải là miễn phí à?”
Phí Nghê nghĩ Phương Mục Dương nói không phải không có lý, nhưng mà chuyện này thực sự không phù hợp với tính cách của cậu ta: “Cậu tiết kiệm như thế từ khi nào vậy?”
“Chúng ta mua đồ đạc cũng cần tiền mà, có thể tiết kiệm được thì tiết kiệm.”
Phí Nghê ngồi lên sau xe, gió sớm thổi bay những sợi tóc trước trán cô. Cô ngửi thấy mùi xà phòng trên áo sơmi của Phương Mục Dương. Cậu ta chắc chắn là dùng quá nhiều xà phòng rồi, cái con người này giặt đồ luôn luôn tệ hại như vậy.
Song cô cũng không lên tiếng nhắc nhở gì. Nói rồi cậu ta lại muốn cô làm mẫu cho xem, cô nhất định sẽ không giặt đồ cho cậu ta đâu.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook