[Thập Niên 70] Nữ Thanh Niên Trí Thức Dũng Cảm
Chương 42: Bảng hiệu sống (2)

Nhóm dịch: Thất Liên Hoa

Cô cố bình tĩnh gật đầu, khen ngợi: "Hai đứa con đúng là cao thủ bắt sâu, mau cho gà ăn đi, gà đẻ trứng là chúng ta có trứng ăn."

Tiểu Bảo cảm thấy cực kỳ tự hào, lập tức mang danh hiệu cao thủ bắt sâu này cho mình, cũng không tính bỏ xuống. Tuy phần lớn sâu là do Đại Bảo bắt, còn bé chịu trách nhiệm chính là cầm chai.

Trình Đại Bảo thấy Khương Lâm cắt cỏ bồ hoàng, trên ngọn còn dính hoa hương bồ xanh lè, bé lựa ra: “Chờ cái này chín, mẹ làm gối, nhồi chăn."

Khương Lâm: ... Thằng bé này nói vậy là có ý gì? Ý bảo mình đừng cắt hả? Ý là mẹ còn không bằng con hả! ! ! cô nói: "Vậy sau này mẹ không cắt cỏ bồ hoàng nữa, chờ đến khi mùa đông mới cắt về làm gối."

Trình Đại Bảo nhìn cô bằng ánh mắt đầy tán dương.

Khương Lâm: ... Cái vật quỷ này có thể làm gối nhồi chăn? Nói ngốc gì vậy.

Sau bữa trưa, Diêm Nhuận Chi lại nói như xin phép Khương Lâm: "Mẹ Bảo nhi, chúng ta có nên tháo chăn bông áo bông ra giặt không?"

Lãnh đạo Khương cố làm ra vẻ cao thâm nói: “Phải tháo ra giặt, còn phải khâu lại nữa."

Công việc này không được coi là công việc với nhà nông. Việc tháo ra rất nhanh, chỉ cần một lát là xong, buổi sáng mang ra sông giặt, buổi trưa mặt trời lên cao rất nhanh khô, sau đó dành thời gian vá lại là được.

Chờ đến khi Diêm Nhuận Chi tìm tất cả chăn bông áo bông trong nhà ra, Khương Lâm trầm mặc.

Cô có riêng một chiếc chăn cũ, mùa đông tự đắp chiếc chăn bông đó, Diêm Nhuận Chi và hai đứa trẻ đắp chung một chăn. Cô có một chiếc áo bông, tuy cũ nhưng rất dầy, Đại Bảo Tiểu Bảo cũng còn đỡ, nhưng áo của Diêm Nhuận Chi vừa cũ lại vừa mỏng, trong nhồi hỗn độn nào là bông vải, hoa hương bồ, vĩ hoa, trời đông giá rét có thể giữ ấm mới là lạ.

Hơn nữa, ngoài của cô ra, tất cả vải vóc trong nhà đã bị bạc đến càng ngày càng mỏng, lúc giặt mà không cẩn thận có thể làm rách.

Khương Lâm: Diêm Nhuận Chi rất sợ lạnh, mùa hè còn mặc áo dài quần dài che kín mít từ đầu đến chân, mùa đông mà mặc áo bông này thì không biết sẽ bị lạnh thành cái dạng gì.



Bởi vì hai ngày nay Diêm Nhuận Chi đối xử với cô rất tốt, cô đã sắp coi Diêm Nhuận Chi làm trưởng bối của mình rồi.

Diêm Nhuận Chi nhìn sắc mặt của cô, thận trọng nói: "Năm nay mỗi người sẽ còn được phát thêm một phiếu bông vải, đến lúc đó sẽ nhồi áo bông cho con, đống bông cũ thì để nhồi cho hai Bảo nhi, áo bông của bọn trẻ đã hơi chật rồi."

Ở thời đại này, có nhiều gia đình còn không có chăn bông để đắp.

Khương Lâm cảm thấy hơi ê ẩm trong lòng, để che giấu biểu tình, cô cúi đầu tháo chỉ, động tác cũng vô thức cẩn thận hơn, để tránh kéo rách vải đã bị mài mỏng này, cũng phải chú ý chỉ tháo một đoạn chỉ, để phần còn lại tiếp tục dùng.

Cả một buổi chiều nay, cô vừa làm vừa nghĩ xem nên kiếm tiền thế nào, còn sớm mua vải và bông vải về nhà khâu chăn bông áo bông. Thời gian trôi qua rất nhanh, thời tiết tháng chín đã trở lạnh, đôi khi tháng mười còn có tuyết rơi, nên cô phải nghĩ cách càng sớm càng tốt.

Diêm Nhuận Chi cứ nghĩ là cô chê áo bông quá cũ nên tâm tình không tốt, trong lòng nghĩ hay là dùng điểm công việc để đổi vải trong đội. Bà ấy bảo hai đứa trẻ đi ra ngoài chơi, đừng ở nhà làm phiền Khương Lâm.

Khương Lâm: Tôi đang phiền lòng vì nghèo.

Buổi tối, Diêm Nhuận Chi đốt ngải cứu khô để đuổi muỗi, Khương Lâm bị sặc khói ngải, vội dẫn Đại Bảo Tiểu Bảo đi ra ngoài hiên nhà kể chuyện cho hai bé một lúc, đến khoảng tám rưỡi mới đi vào nhà ngủ.

Trình Đại Bảo và Trình Tiểu Bảo vừa chơi vừa làm cả ngày nay cũng mệt mỏi, buổi tối vừa nằm xuống giường đã ngủ thiếp đi.

Khương Lâm không ngủ được nên ngồi nghịch mấy đồ thêu không dùng đến của Diêm Nhuận Chi, có đóa hoa nguyệt quý trong veo như nước, có chùm hoa phong lan, trên lá thêu một con dế mèn đang đậu, hoặc là một cành hồng hạnh… đồ thêu rất tỉ mỉ, phối màu tươi sáng, nhìn rất sống động.

Cô càng nhìn hai mắt càng sáng lên, nếu thêu thứ này vào khăn tay, hoặc là may vào trên túi xách, trên trang phục, hay là dùng làm buộc tóc cũng cực kỳ đẹp. Nông thôn bây giờ vẫn còn xám xịt, nhưng ở trên thành phố đã sớm có nhiều dấu hiệu tươi sáng.

Khương Lâm động não suy nghĩ, liệu có nên thử cầm thứ này đi đổi thành tiền, hoặc là phiếu bông vải cũng được.

Diêm Nhuận Chi chú ý đến sắc mặt của cô, kể từ lúc tháo chăn đến giờ con dâu đều không được vui vẻ cho lắm, bà ấy cẩn thận nói: "Mẹ Bảo nhi à, xã viên chúng ta không chuộng đồ thêu, mọi người đều thích đồ đơn giản hơn, nếu con thích, mẹ sẽ thêu vào trong áo cho con."

Khương Lâm: "Con không mặc, con đang nghĩ những hình thêu này rất đẹp, không dùng đến cũng không có ích gì. Hay là chúng ta thêu thành khăn tay, túi xách gì đó đổi lấy tiền."

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương