Làm một tiểu tiên nữ của năm 2020, ai mà không biết mấy câu liên ngôn liên ngữ? Cô còn có cả trà ngôn trà ngữ, kỹ ngôn kỹ ngữ (cách nói chuyện của trà xanh, kỹ nữ), hán ngôn hán ngữ còn chưa xuất chiêu đâu.
Cô, chính là tiểu tiên nữ thông thạo nhiều loại ngôn ngữ.
Cô, cái gì đều ăn, chính là không ăn thiệt, đặc biệt là thiệt về nói chuyện.
Khiêu khích cô?
Ha hả.
Mặc dù không thể lấy sức một người đấu 10 người thông minh, đem người dỗi đến nam tường lại bắn trở về, cũng muốn dùng liên ngôn liên ngữ mượn sức của người khác.
Nhìn thấy nước mắt của An Lệ Nùng, An Tam Gia lập tức bưng lên thân phận trưởng bối dạy dỗ An Lập Xuân. Người nhà quê dạy dỗ thực sự là không có nói năng uyển chuyển, đó là thẳng thắn lại trực tiếp.
An Lập Xuân tuy rằng không phục, nhưng một câu của An Tam Gia: ‘bất hiếu, về sau ít về nhà mẹ đẻ thôi’ lập tức khiến An Lập Xuân câm miệng.
Ánh mắt An Lệ Nùng lóe lên sự đắc ý, An Lệ Xuân là trưởng bối nên cô không thể trực tiếp cãi lại, nhưng An Lập Xuân không phải cũng có trưởng bối, không phải sao?
Vì sao có nhiều người muốn làm “bạch liên bông”?
Đương nhiên là bởi vì có chỗ lợi.
Nếu làm một cây bạch dương phải nghênh đón gió táp mưa sa, vậy thì chỉ muốn làm một bông hoa trắng nhỏ dưới gốc cây bạch dương là được rồi.
“Tam gia gia, bác gái vì sao lại không thích cháu? Ba ba, có phải cũng không thích cháu, đúng không?” An Lệ Nùng thấp thỏm, lo lắng nhìn An tam gia, giống như nếu ông bảo “đúng vậy”, cô bé sẽ ngay lập tức ngất xỉu.
“Cháu vẫn luôn muốn đi tìm ba cháu, nhưng cháu vẫn còn quá nhỏ, cháu.....” An Lệ Nùng mím chặt môi, nước mắt chảy dài trên má, như một chú cún con bị thế giới bỏ rơi trong mưa gió. Thật đáng thương.
Kỹ năng diễn xuất không chút thua kém so với “mỹ nhân rơi lệ” trong phim Quỳnh Dao. Trước kia, nghe nói rằng nữ chính trong phim Quỳnh Dao chính là “bà tổ” của những đóa tiểu bạch liên hoa, An Lệ Nùng đã nghiêm túc nghiên cứu các kiểu khóc của các nhân vật nữ chính trong phim, có “vui đến phát khóc”, có “khóc lóc đau thương khổ sở”, có “tủi thân, không cam lòng”.... cảm xúc khác nhau, các tư thế khóc cũng sẽ khác nhau.
“Đừng nghe bác cháu nói hươu nói vượn.” An tam gia trừng mắt nhìn An Lâ Xuân mang theo cảnh cáo, sau đó nhỏ giọng dỗ An Lệ Nùng, “Ba cháu cũng nhớ cháu đó. Đừng buồn, ba cháu thích cháu thương cháu nhất.”
An Lệ Nùng lập tức từ mưa chuyển sang nắng, nở nụ cười, “Cháu biết mà, ba cháu thích cháu nhất.”
Ha hả, ba cô còn không biết có sự tồn tại của cô đâu.
Tất nhiên, để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, An Lệ Nùng cũng sẽ coi ông ấy như “kim chủ ba ba” để lấy lòng, để ông ấy sẵn sàng bảo vệ và chiều chuộng cô.
Từ nhỏ sinh sống và lớn lên ở cô nhi viện, An Lệ Nùng hiểu rõ rằng có cha mẹ cùng không có cha mẹ khác nhau như nào. Khi còn nhỏ, khi cô đánh nhau với bạn học, bạn học buông lời hung ác ‘mày chờ đó, tao sẽ mách mẹ tao’ sau khi lớn lên, đi làm ngoài xã hội, đồng nghiệp không có thực lực lại có hậu đài càng thích nói ‘ba tao là......’ An Lệ Nùng không có ba cũng không có mẹ, người thân thiết nhất là mẹ viện trưởng cô nhi viện.
Trong cô nhi viện, đứa lớn đứa bé tầm mấy chục đứa, mẹ viện trưởng căn bản là chăm sóc không xuể. Chăm lo về mặt vật chất đã chiếm hết thời gian và sức lực của mẹ viện trưởng, thì lấy đâu ra thời gian để chăm lo về mặt tinh thần cho mỗi đứa trẻ nữa chứ?
Trẻ em trong cô nhi viện, có thể ăn no mặc ấm đã rất hạnh phúc lắm rồi.
Ở bên ngoài bị bắt nạt?
Một là nhịn, hai là tự mình đánh trả.
Bởi vì không có chống lưng, những đứa trẻ trong cô nhi viện đa số sẽ lựa chọn nhẫn nhịn, nhưng An Lệ Nùng không phải là người có thể chịu đựng nhẫn nhịn.
Bạn cùng bàn trộm véo cô? Cô nhất định sẽ ở chỗ càng ẩn nấp, dùng sức càng mạnh mà véo trả; người khác mắng cô, đánh cô? Cô cũng sẽ không chút do dự mà đánh trả.
Nếu để cho mẹ viện trưởng biết được, mặc kệ ai đúng ai sai, mẹ viện trưởng đều sẽ cho cô một viên kẹo, sau đó lôi kéo cô đi xin lỗi người ta.
Mẹ viện trưởng vẫn thường nói ‘có thiệt mới là phúc’.
Mẹ viện trưởng nói, xin lỗi không phải bởi vì cô sai, mà là vì để không có phiền phức kế tiếp. Ngay từ đầu, An Lệ Nùng cũng không hiểu được nỗi khổ tâm của mẹ viện trưởng, cảm thấy mẹ viện trưởng quá mềm yếu.
Thế nhân nhiều người đều là sợ kẻ mạnh, bắt nạt kẻ yếu.
Ngựa hiền bị người cưỡi, người hiền bị người khác đè đầu cưỡi cổ.
An Lệ Nùng cảm thấy sống ở đời, nên là ‘người kính ta một thước ta kính người một trượng’‘ăn miếng trả miếng’, khoái ý ân cừu, cùng lắm thì là cá chết lưới rách.
Nhưng Thôi lão tiên sinh, người đã giúp đỡ An Lệ Nùng được đi học có nói: Có đôi khi, yếu thế là một loại tự bảo vệ bản thân, cũng là một loại trí tuệ sinh tồn. Rất nhiều lúc, cá đã chết nhưng lưới còn chưa rách.
Dần dần trưởng thành, An Lệ Nùng chậm rãi lý giải được sự bất đắc dĩ khi làm một bên yếu thế của mẹ viện trưởng.
Cô, chính là tiểu tiên nữ thông thạo nhiều loại ngôn ngữ.
Cô, cái gì đều ăn, chính là không ăn thiệt, đặc biệt là thiệt về nói chuyện.
Khiêu khích cô?
Ha hả.
Mặc dù không thể lấy sức một người đấu 10 người thông minh, đem người dỗi đến nam tường lại bắn trở về, cũng muốn dùng liên ngôn liên ngữ mượn sức của người khác.
Nhìn thấy nước mắt của An Lệ Nùng, An Tam Gia lập tức bưng lên thân phận trưởng bối dạy dỗ An Lập Xuân. Người nhà quê dạy dỗ thực sự là không có nói năng uyển chuyển, đó là thẳng thắn lại trực tiếp.
An Lập Xuân tuy rằng không phục, nhưng một câu của An Tam Gia: ‘bất hiếu, về sau ít về nhà mẹ đẻ thôi’ lập tức khiến An Lập Xuân câm miệng.
Ánh mắt An Lệ Nùng lóe lên sự đắc ý, An Lệ Xuân là trưởng bối nên cô không thể trực tiếp cãi lại, nhưng An Lập Xuân không phải cũng có trưởng bối, không phải sao?
Vì sao có nhiều người muốn làm “bạch liên bông”?
Đương nhiên là bởi vì có chỗ lợi.
Nếu làm một cây bạch dương phải nghênh đón gió táp mưa sa, vậy thì chỉ muốn làm một bông hoa trắng nhỏ dưới gốc cây bạch dương là được rồi.
“Tam gia gia, bác gái vì sao lại không thích cháu? Ba ba, có phải cũng không thích cháu, đúng không?” An Lệ Nùng thấp thỏm, lo lắng nhìn An tam gia, giống như nếu ông bảo “đúng vậy”, cô bé sẽ ngay lập tức ngất xỉu.
“Cháu vẫn luôn muốn đi tìm ba cháu, nhưng cháu vẫn còn quá nhỏ, cháu.....” An Lệ Nùng mím chặt môi, nước mắt chảy dài trên má, như một chú cún con bị thế giới bỏ rơi trong mưa gió. Thật đáng thương.
Kỹ năng diễn xuất không chút thua kém so với “mỹ nhân rơi lệ” trong phim Quỳnh Dao. Trước kia, nghe nói rằng nữ chính trong phim Quỳnh Dao chính là “bà tổ” của những đóa tiểu bạch liên hoa, An Lệ Nùng đã nghiêm túc nghiên cứu các kiểu khóc của các nhân vật nữ chính trong phim, có “vui đến phát khóc”, có “khóc lóc đau thương khổ sở”, có “tủi thân, không cam lòng”.... cảm xúc khác nhau, các tư thế khóc cũng sẽ khác nhau.
“Đừng nghe bác cháu nói hươu nói vượn.” An tam gia trừng mắt nhìn An Lâ Xuân mang theo cảnh cáo, sau đó nhỏ giọng dỗ An Lệ Nùng, “Ba cháu cũng nhớ cháu đó. Đừng buồn, ba cháu thích cháu thương cháu nhất.”
An Lệ Nùng lập tức từ mưa chuyển sang nắng, nở nụ cười, “Cháu biết mà, ba cháu thích cháu nhất.”
Ha hả, ba cô còn không biết có sự tồn tại của cô đâu.
Tất nhiên, để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, An Lệ Nùng cũng sẽ coi ông ấy như “kim chủ ba ba” để lấy lòng, để ông ấy sẵn sàng bảo vệ và chiều chuộng cô.
Từ nhỏ sinh sống và lớn lên ở cô nhi viện, An Lệ Nùng hiểu rõ rằng có cha mẹ cùng không có cha mẹ khác nhau như nào. Khi còn nhỏ, khi cô đánh nhau với bạn học, bạn học buông lời hung ác ‘mày chờ đó, tao sẽ mách mẹ tao’ sau khi lớn lên, đi làm ngoài xã hội, đồng nghiệp không có thực lực lại có hậu đài càng thích nói ‘ba tao là......’ An Lệ Nùng không có ba cũng không có mẹ, người thân thiết nhất là mẹ viện trưởng cô nhi viện.
Trong cô nhi viện, đứa lớn đứa bé tầm mấy chục đứa, mẹ viện trưởng căn bản là chăm sóc không xuể. Chăm lo về mặt vật chất đã chiếm hết thời gian và sức lực của mẹ viện trưởng, thì lấy đâu ra thời gian để chăm lo về mặt tinh thần cho mỗi đứa trẻ nữa chứ?
Trẻ em trong cô nhi viện, có thể ăn no mặc ấm đã rất hạnh phúc lắm rồi.
Ở bên ngoài bị bắt nạt?
Một là nhịn, hai là tự mình đánh trả.
Bởi vì không có chống lưng, những đứa trẻ trong cô nhi viện đa số sẽ lựa chọn nhẫn nhịn, nhưng An Lệ Nùng không phải là người có thể chịu đựng nhẫn nhịn.
Bạn cùng bàn trộm véo cô? Cô nhất định sẽ ở chỗ càng ẩn nấp, dùng sức càng mạnh mà véo trả; người khác mắng cô, đánh cô? Cô cũng sẽ không chút do dự mà đánh trả.
Nếu để cho mẹ viện trưởng biết được, mặc kệ ai đúng ai sai, mẹ viện trưởng đều sẽ cho cô một viên kẹo, sau đó lôi kéo cô đi xin lỗi người ta.
Mẹ viện trưởng vẫn thường nói ‘có thiệt mới là phúc’.
Mẹ viện trưởng nói, xin lỗi không phải bởi vì cô sai, mà là vì để không có phiền phức kế tiếp. Ngay từ đầu, An Lệ Nùng cũng không hiểu được nỗi khổ tâm của mẹ viện trưởng, cảm thấy mẹ viện trưởng quá mềm yếu.
Thế nhân nhiều người đều là sợ kẻ mạnh, bắt nạt kẻ yếu.
Ngựa hiền bị người cưỡi, người hiền bị người khác đè đầu cưỡi cổ.
An Lệ Nùng cảm thấy sống ở đời, nên là ‘người kính ta một thước ta kính người một trượng’‘ăn miếng trả miếng’, khoái ý ân cừu, cùng lắm thì là cá chết lưới rách.
Nhưng Thôi lão tiên sinh, người đã giúp đỡ An Lệ Nùng được đi học có nói: Có đôi khi, yếu thế là một loại tự bảo vệ bản thân, cũng là một loại trí tuệ sinh tồn. Rất nhiều lúc, cá đã chết nhưng lưới còn chưa rách.
Dần dần trưởng thành, An Lệ Nùng chậm rãi lý giải được sự bất đắc dĩ khi làm một bên yếu thế của mẹ viện trưởng.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook