Thập Lý Hồng Liên Diễm Tửu
-
Chương 7
Sự xuất hiện của Hoa Di Kiếm ở nơi này quả là một bất ngờ. Kỳ thực, ta cũng sớm nên nhận ra người này chính là Huyết Phượng Hoàng. Lúc nàng xoay người, ta còn thấy trên đầu nàng cài một cái Phượng Hoàng trâm. Ta lại không chịu mình bị sắc đẹp mê hoặc, chỉ có thể nói không biết.
Hoa Di Kiếm xưa nay đa nghi, khi thu kiếm không quên liếc ta vài phát.
Biểu hiện trên mặt Tuyết Chi hợp thành muôn dạng, ánh mắt sắc bén giống như lão phụ năm mươi tuổi.
Ta bị bọn họ kẹp ở giữa, dở khóc dở cười.
Cho đến đêm, mọi vật đều im lặng.
Khó có thể tin Tuyết Chi và Hoa Di Kiếm có thể hòa bình chung sống, vừa khéo đúng lúc Tuyết Thiên đi dò hỏi tin tức. Thời cơ tốt, ta tự nhiên lưu lại nghỉ nơi.
Trong khách *** vẫn có du hiệp tìm nơi ngủ trọ, ca nữ xướng vãn, rượu ngon một ly nhạc một khúc.
Bôn ba trên giang hồ cả nam lẫn nữ, nếu là người có tài, tất không ảnh hưởng tuổi tác. Có khi thấy thiếu niên hăng hái nói chuyện giang hồ, tán gẫu võ lâm, chỉ càm thấy vạn phần kinh ngạc. Nhưng lấy lại *** thần nghĩ lại, năm đó khi ta và Lâm Hiên Phượng rời khỏi Loạn Táng thôn, đại để cũng ở tuổi này.
Là vật đổi sao dời.
Vài năm trôi qua, hiện tại nghe những người này trà trước rượu sau nói chuyện phiếm, ta đều thấy mờ mịt, lại hận năm đó lưu lạc giang hồ mà không tìm hiểu.
Giang hồ hưng vong thay đổi, người mới xuất hiện, người cũ thối lui.
Có người bảy mươi mặt còn trẻ, có người bảy thước lưỡng tóc mai.
Có lẽ tại bởi đêm yên lặng, đèn nơi khách *** ngất ngưởng, trừ tiếng mọi người nói nhỏ, chỉ còn lại âm thanh của rượu.
Từ đầu tới đuôi, những người bọn họ đề cập, ta chỉ biết Huyết Phượng Hoàng.
Từ lúc Trọng Liên tại đại hội anh hùng tái nhậm chức, bị thua, võ lâm lại tung tin vịt, thần thoại đều kết thúc bằng cái chết, lời đồn đại chuyện nhảm nhí, danh chấn nhất thời, sẽ thành việc đã qua.
Huyết Phượng Hoàng thường xuyên xuất đầu lộ diện lại không mất đi tính thần bí, chính là hợp với khẩu vị của họ. Lại có không ít người phỏng đoán nàng là nữ tử, khiến họ lại càng trở nên sài lang hổ báo.
Cho nên, ngay từ đầu bọn họ đề cập đến Huyết Phượng Hoàng, chủ đề sau vẫn sẽ là nàng.
Ta không quan tâm chuyện đó, xách bình rượu đi ra ngoài.
Sông lặng, trúc lạnh, gió đêm quất vào mặt.
Ao xuân ngân nga bát cửu khúc, thuyền hoa thuyền văn tam lưỡng thuyền.
Mặt sông sóng quang liễm diễm, đong đưa nghiêng ảnh sơ lâu. Bờ bên kia là một đống phong nguyệt lâu (ờ thì mọi người biết chuyện phong nguyệt…) tiếng cười tiếng ca truyền khắp bốn phương.
Ta duỗi người, ngáp lớn, thong thả lấy lại *** thần, phát hiện ra trên mặt đất có một thân ảnh nhạt nhòa.
Cao thủ sở dĩ được gọi là cao thủ, là bởi vì bọn họ có thể không nhìn mà nói người sau lưng là ai. Hiện giờ tốt xấu gì ta cũng coi như trong tình huống đó, dĩ nhiên không thể quay đầu.
Đèn đỏ và đen nho nhỏ lắc lắc, Phượng Hoàng trâm trên tóc người nọ khẽ vẫy tay ngoắc đuôi.
Nàng quả nhiên lá gan không nhỏ, vẫn chưa rời khỏi Triều Châu.
“Thời gian không còn sớm, một cô nương đơn độc lại ở bên ngoài, thực không an toàn.”
“Công tử võ công tuyệt luân, nhất định hội bảo vệ tiểu nữ.”
Âm thanh vừa mềm vừa dịu, duy chỉ thiếu sự mảnh mai của thiếu nữ.
Trên thực tế, nữ nhân biết võ công hằng năm sống trong cảnh chém chém giết giết, không lớn giọng cũng khó. Nàng tính ra cũng là kỳ tích.
“Võ công của ta so với cô nương, chẳng khác nào tiểu vu kiến đại vu (1). Cô nương cần gì phải làm khó ta.”
“Lâm công tử không hiếu kỳ ta là người như thế nào sao?”
Cả người ta co rút.
Lúc ấy thân phận của ta trên võ lâm bất quá cũng chỉ là nội sủng của Trọng Liên. Võ công của ta thăng tiến thế nào cũng không người biết, ta theo hắn ẩn cư cũng rất ít xuất hiện. Là nàng đã sớm nhận ra tướng mạo của ta, hay chính ta bất tri bất giác làm bại lộ thân phận của mình? Hay là…. ta căn bản là mục tiêu của nàng?
Ta tự nhiên một thân nhẹ, không sợ bị áp chế.
Nhưng nếu mục tiêu của nàng là Trọng Hỏa cung, Trọng Liên và Tuyết Chi chẳng phải…
Một thuyền hoa du qua, ánh sáng mang bóng nàng lùi về chiều dài vốn có, sau đó lại trải dài. Nàng buộc lại tơ lụa bên hông, mềm mại, *** tế, dài tới chân. Tơ lụa bị gió đêm thổi quật, trông giống như trường dương liên miên.
Ta đứng dậy, quay sang nàng cười nhạt: “Xin hỏi cô nương họ gì?”
“Trọng.”
“À, nguyên lai là Trọng cô nương.” Nếu không phải cực kỳ áp lực, ta chắc chắn lộ ra dấu vết. “Khuê danh cô nương là?”
Mưa phùn mênh mông, một mảnh mê ly trước mắt say.
Bức rèm che đưa tình, dõi mắt *** quang loạn hồng.
Huyết Phượng Hoàng ngẩng đầu, khóe mắt đôi mày xinh đẹp làm người ta không dám nhìn thẳng. Khăn che mặt của nàng động đậy, ba chữ chầm chậm nói ra:
“Tên một chữ Liên.” (nguyên văn là “单名莲.” – đúng ba chữ còn gì.)
Thân hình hơi hơi chấn động, lập tức trấn tĩnh.
Nàng nói cho ta tên này, muốn xem phản ứng của ta, nhất định là bởi vì có chỗ không xách định.
“À, Trọng Liên cô nương.” Ta nghiền ngẫm mà cười, làm bộ như lơ đãng liếc nhìn ngực nàng, lẩm bẩm nói: “Thật sự là một cái tên êm tai đến nỗi kẻ khác kinh ngạc” (êm quá ấy…)
Eo của nàng rất mảnh, không doanh nắm chặt (ko hiểu, chắc là tả dáng người yêu kiều.) bộ ngực lại thập phần ngọt ngào, no đủ.
“Lâm công tử thích tên này sao?”
“Hoa mà không tầm thường, thanh mà không đạm, hơn nữa nam nữ đều có thể dùng, là tên tốt. Đáng tiếc là đã có người dùng qua. Song cô nương với người kia thật ra cũng giống, dung mạo khuynh thành, thân thủ tuyệt thế. Ha, biết thế ta đã đặt cho con gái mình tên này.”
Nửa ngày bạch nguyệt, lạnh lẽo mấy phần.
Huyết Phượng Hoàng một thân bạch y, trừ mái tóc đen và đôi mắt như nước, chỉ có sắc bạch.
“Nếu ta chính là người công tử nói, công tử sẽ làm thế nào?” Nàng đến gần hai bước, mười ngón tay chạm lên vai ta. Ta nhất thời thất thần. Nàng ghé sát vào, hương thơm ngát, lông mi khẽ động: “Công tử có thể hay không hôn ta.”
Tay ta không nghe sai bảo, ngay cả khí lực nâng lên cũng không có.
Được một nữ tử chủ động tiếp cận, nam nhi nào sẽ cự tuyệt?
Rất khó khăn.
Lắc lắc đầu,nhất cổ tác khí (2)muốn đẩy nàng ra, giọng nàng như lại từ xa xôi vọng lại. “Lâm công tử, tiểu nữ nhung nhớ công tử đã lâu, có một yêu cầu quá đáng, mong công tử thành toàn.”
“Mời nói.”
“Cùng tiểu nữ một đêm uyên ương, có được không?”
Bộ ngực của nàng dáng lên, mềm mại, nhu du, mùi hương nồng theo mũi thâm nhập vào trong đầu.
Cả ngày mệt mỏi, ngay cả máu cũng tỏa ra hương vị mê người.Ta thở nhẹ một hơi, tay nâng lên, theo sợi tóc lạnh lẽo của nàng mà đi xuống.
Nàng ở trong lòng ta nhẹ nhàng thở dài.
Ta bỗng thu tay lại, thiếu chút nữa là đem nó vả ngay vào miệng.
Cấm dục bao lâu, nhưng lại nhanh như vậy thành đồ đệ bọn đạo chích.
“Thực xin lỗi, cô nương, ta đã lập gia đình.”
“Nam nhân tam thê tứ thiếp là chuyện bình thường, công tử cần gì phải để ý chuyện đó.
“Không, ta chung thủy với vợ của ta.”
Mắt nàng như xuân thủy, dịu dàng nhìn ta.
“Lâm công tử, người được công tử yêu thương thật hạnh phúc.”
Nàng dò xét một lúc, cách khăn che mặt, nhẹ nhàng chạm môi ta, rồi biến mất trong bóng đêm.
Sau đó, ta giật mình lùi lại mấy bước, đá ngã bình rượu trên mặt đất. Rượu đổ vào dòng nước, cuốn đi giấy hồng.
=======
(1) Tiểu vu kiến đại vu:
Chữ “Vu” ở đây là chỉ người thời xưa chuyên coi việc tế thần là nghề nghiệp để lừa gạt tiền của. Ý câu thành ngữ này là chỉ thầy phù thủy nhỏ gặp thầy phù thủ lớn, tài năng của hai bên khác nhau một trời một vực.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Tam quốc chí- Ngô thư-truyện Trương Hồng”.
Thời Tam Quốc có một đôi bạn rất thân nhau, một ngươi làm quan ở nước Ngụy tên là Trần Lâm, còn một người làm mưu sĩ cho Tôn Quyền ở Đông Ngô tên là Trương Hồng. Hai người đều có tài năng và rất kính trọng nhau. Họ tuy không sống cùng một nơi, nhưng vẫn thường xuyên viết thư qua lại thăm hỏi nhau và đàm luận về văn học. Một hôm, Trương Hồng nhân nhìn thấy một chiếc gối bằng gỗ lim rất đẹp, liền tức hứng viết luôn một bài phú rồi gửi cho Trần Lâm. Trần Lâm vô cùng tán thưởng bài phú này, rồi nhân một buổi tiệc đã đưa ra cho mọi người xem, và nói một cách tự hào rằng: “Bài phú này thực là tuyệt tác, các ông có biết không, đây là do Trương Hồng người bạn thân của tôi viết đó”. Ít lâu sau, khi Trương Hồng được đọc qua hai giai tác của Trần Lâm là “Võ khố phú” và “Ứng cơ luận” đã phải vỗ tay khen tuyệt. Trương Hồng viết thư cho Trần Lâm tỏ lòng khen ngợi phong cách sáng tác mới mẻ và độc đáo của Trầm Lâm, đồng thời còn khiêm tốn xin học hỏi Trần Lâm. Trần Lâm nhận được thư bạn cũng khiêm tốn hồi thư rằng: ” Tôi ở phương bắc đã không thông thạo tin tức, lại rất ít giao du với các văn nhân, học sĩ, tầm mắt còn rất hạn hẹp, ở chỗ tôi rất ít người viết văn chương, nên tôi trở nên có tiếng tăm cũng tương đối dễ dàng, nhưng đây không có nghĩa là tôi có tài năng xuất chúng, so với ông tôi còn kém xa, đây thật chẳng khác nào tiểu vu gặp đại vu, không thể bày trò pháp thuật được nữa “.
(2): Nhất cổ tác khí.
Chữ “cổ” ở đây là chỉ trống trận, còn “Tác khí” có nghĩa là *** thần hăng hái. Nguyên ý của câu thành ngữ này là chỉ khi bắt đầu chiến đấu thì *** thần binh sĩ rất hăng hái. Nay thường dùng để ví về nhân lúc *** thần mọi người đang dâng cao thì làm ngay cho xong việc. Đây có hàm ý khuyến khích. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Tả truyện-Trang Công thập niên”. Thời Xuân Thu, chiến tranh xảy ra liên miên. Năm 684 trước công nguyên, nước Tề khởi binh tiến đánh nước Lỗ. Lỗ Trang Công dẫn quân ra Trường Chước để quyết một trận tử chiến với quân Tề. Khi nghe quân Tề nổi trống trận chuẩn bị tấn công. Lỗ Trang Công liền vừa định dẫn quân ra nghênh chiến thì bị Tào Khoái ngăn lại, ông cho rằng thời cơ chưa tới, khuyên Lỗ Trang Công hãy chờ đợi xem sao đã. Quân Tề thấy quân Lỗ không có động tĩnh gì lại nổi trống trận lần nữa, nhưng Tào Khoái vẫn cho là thời cơ chưa đến. Quân Tề vẫn thấy quân Lỗ án binh bất động, lại nổi trống trận lần thứ ba để khiêu chiến. Bấy giờ, Tào Khoái mới bảo Lỗ Trang Công rằng: “Thời cơ tấn công đã đến”, kế đó tiếng trống trận của quân Lỗ nổi lên như mưa dồn gió dập, đám quân sĩ đang cố nén chờ đợi nay đã bùng lên như sóng cồn. Quân Tề ba lần định tấn công nhưng không thành, nên *** thần của quân sĩ đã bị tiêu giảm, *** thần rất căng thẳng và mỏi mệt, thậm trí đã có người ngồi xuống nghỉ ngơi, bị quân nước Lỗ đột nhiên xuất kích đánh cho một trận tơi bời. Sau khi giành được thắng lợi, Lỗ Trang Công mới hỏi Tào Khoái rằng: “Vì sao lại phải đợi quân Tề nổi ba lần trống trận rồi ta mới đánh?”. Tào Khoái nói: “Đánh trận là phải nhờ vào *** thần của binh sĩ. Khi đánh trống trận lần thứ nhất là lúc *** thần binh sĩ hăng hái nhất, đánh trống lần thứ hai thì *** thần binh sĩ đã bị tiêu giảm, đánh trống lần thứ ba thì dũng khí của binh lính đã bị hao tận. Bấy giờ, binh lính của ta lao lên trong tiếng trống trận, một đạo quân đang *** thần hăng hái, đánh một đạo quân đã uể oải mệt nhọc thì làm sao mà không thắng”.
Hoa Di Kiếm xưa nay đa nghi, khi thu kiếm không quên liếc ta vài phát.
Biểu hiện trên mặt Tuyết Chi hợp thành muôn dạng, ánh mắt sắc bén giống như lão phụ năm mươi tuổi.
Ta bị bọn họ kẹp ở giữa, dở khóc dở cười.
Cho đến đêm, mọi vật đều im lặng.
Khó có thể tin Tuyết Chi và Hoa Di Kiếm có thể hòa bình chung sống, vừa khéo đúng lúc Tuyết Thiên đi dò hỏi tin tức. Thời cơ tốt, ta tự nhiên lưu lại nghỉ nơi.
Trong khách *** vẫn có du hiệp tìm nơi ngủ trọ, ca nữ xướng vãn, rượu ngon một ly nhạc một khúc.
Bôn ba trên giang hồ cả nam lẫn nữ, nếu là người có tài, tất không ảnh hưởng tuổi tác. Có khi thấy thiếu niên hăng hái nói chuyện giang hồ, tán gẫu võ lâm, chỉ càm thấy vạn phần kinh ngạc. Nhưng lấy lại *** thần nghĩ lại, năm đó khi ta và Lâm Hiên Phượng rời khỏi Loạn Táng thôn, đại để cũng ở tuổi này.
Là vật đổi sao dời.
Vài năm trôi qua, hiện tại nghe những người này trà trước rượu sau nói chuyện phiếm, ta đều thấy mờ mịt, lại hận năm đó lưu lạc giang hồ mà không tìm hiểu.
Giang hồ hưng vong thay đổi, người mới xuất hiện, người cũ thối lui.
Có người bảy mươi mặt còn trẻ, có người bảy thước lưỡng tóc mai.
Có lẽ tại bởi đêm yên lặng, đèn nơi khách *** ngất ngưởng, trừ tiếng mọi người nói nhỏ, chỉ còn lại âm thanh của rượu.
Từ đầu tới đuôi, những người bọn họ đề cập, ta chỉ biết Huyết Phượng Hoàng.
Từ lúc Trọng Liên tại đại hội anh hùng tái nhậm chức, bị thua, võ lâm lại tung tin vịt, thần thoại đều kết thúc bằng cái chết, lời đồn đại chuyện nhảm nhí, danh chấn nhất thời, sẽ thành việc đã qua.
Huyết Phượng Hoàng thường xuyên xuất đầu lộ diện lại không mất đi tính thần bí, chính là hợp với khẩu vị của họ. Lại có không ít người phỏng đoán nàng là nữ tử, khiến họ lại càng trở nên sài lang hổ báo.
Cho nên, ngay từ đầu bọn họ đề cập đến Huyết Phượng Hoàng, chủ đề sau vẫn sẽ là nàng.
Ta không quan tâm chuyện đó, xách bình rượu đi ra ngoài.
Sông lặng, trúc lạnh, gió đêm quất vào mặt.
Ao xuân ngân nga bát cửu khúc, thuyền hoa thuyền văn tam lưỡng thuyền.
Mặt sông sóng quang liễm diễm, đong đưa nghiêng ảnh sơ lâu. Bờ bên kia là một đống phong nguyệt lâu (ờ thì mọi người biết chuyện phong nguyệt…) tiếng cười tiếng ca truyền khắp bốn phương.
Ta duỗi người, ngáp lớn, thong thả lấy lại *** thần, phát hiện ra trên mặt đất có một thân ảnh nhạt nhòa.
Cao thủ sở dĩ được gọi là cao thủ, là bởi vì bọn họ có thể không nhìn mà nói người sau lưng là ai. Hiện giờ tốt xấu gì ta cũng coi như trong tình huống đó, dĩ nhiên không thể quay đầu.
Đèn đỏ và đen nho nhỏ lắc lắc, Phượng Hoàng trâm trên tóc người nọ khẽ vẫy tay ngoắc đuôi.
Nàng quả nhiên lá gan không nhỏ, vẫn chưa rời khỏi Triều Châu.
“Thời gian không còn sớm, một cô nương đơn độc lại ở bên ngoài, thực không an toàn.”
“Công tử võ công tuyệt luân, nhất định hội bảo vệ tiểu nữ.”
Âm thanh vừa mềm vừa dịu, duy chỉ thiếu sự mảnh mai của thiếu nữ.
Trên thực tế, nữ nhân biết võ công hằng năm sống trong cảnh chém chém giết giết, không lớn giọng cũng khó. Nàng tính ra cũng là kỳ tích.
“Võ công của ta so với cô nương, chẳng khác nào tiểu vu kiến đại vu (1). Cô nương cần gì phải làm khó ta.”
“Lâm công tử không hiếu kỳ ta là người như thế nào sao?”
Cả người ta co rút.
Lúc ấy thân phận của ta trên võ lâm bất quá cũng chỉ là nội sủng của Trọng Liên. Võ công của ta thăng tiến thế nào cũng không người biết, ta theo hắn ẩn cư cũng rất ít xuất hiện. Là nàng đã sớm nhận ra tướng mạo của ta, hay chính ta bất tri bất giác làm bại lộ thân phận của mình? Hay là…. ta căn bản là mục tiêu của nàng?
Ta tự nhiên một thân nhẹ, không sợ bị áp chế.
Nhưng nếu mục tiêu của nàng là Trọng Hỏa cung, Trọng Liên và Tuyết Chi chẳng phải…
Một thuyền hoa du qua, ánh sáng mang bóng nàng lùi về chiều dài vốn có, sau đó lại trải dài. Nàng buộc lại tơ lụa bên hông, mềm mại, *** tế, dài tới chân. Tơ lụa bị gió đêm thổi quật, trông giống như trường dương liên miên.
Ta đứng dậy, quay sang nàng cười nhạt: “Xin hỏi cô nương họ gì?”
“Trọng.”
“À, nguyên lai là Trọng cô nương.” Nếu không phải cực kỳ áp lực, ta chắc chắn lộ ra dấu vết. “Khuê danh cô nương là?”
Mưa phùn mênh mông, một mảnh mê ly trước mắt say.
Bức rèm che đưa tình, dõi mắt *** quang loạn hồng.
Huyết Phượng Hoàng ngẩng đầu, khóe mắt đôi mày xinh đẹp làm người ta không dám nhìn thẳng. Khăn che mặt của nàng động đậy, ba chữ chầm chậm nói ra:
“Tên một chữ Liên.” (nguyên văn là “单名莲.” – đúng ba chữ còn gì.)
Thân hình hơi hơi chấn động, lập tức trấn tĩnh.
Nàng nói cho ta tên này, muốn xem phản ứng của ta, nhất định là bởi vì có chỗ không xách định.
“À, Trọng Liên cô nương.” Ta nghiền ngẫm mà cười, làm bộ như lơ đãng liếc nhìn ngực nàng, lẩm bẩm nói: “Thật sự là một cái tên êm tai đến nỗi kẻ khác kinh ngạc” (êm quá ấy…)
Eo của nàng rất mảnh, không doanh nắm chặt (ko hiểu, chắc là tả dáng người yêu kiều.) bộ ngực lại thập phần ngọt ngào, no đủ.
“Lâm công tử thích tên này sao?”
“Hoa mà không tầm thường, thanh mà không đạm, hơn nữa nam nữ đều có thể dùng, là tên tốt. Đáng tiếc là đã có người dùng qua. Song cô nương với người kia thật ra cũng giống, dung mạo khuynh thành, thân thủ tuyệt thế. Ha, biết thế ta đã đặt cho con gái mình tên này.”
Nửa ngày bạch nguyệt, lạnh lẽo mấy phần.
Huyết Phượng Hoàng một thân bạch y, trừ mái tóc đen và đôi mắt như nước, chỉ có sắc bạch.
“Nếu ta chính là người công tử nói, công tử sẽ làm thế nào?” Nàng đến gần hai bước, mười ngón tay chạm lên vai ta. Ta nhất thời thất thần. Nàng ghé sát vào, hương thơm ngát, lông mi khẽ động: “Công tử có thể hay không hôn ta.”
Tay ta không nghe sai bảo, ngay cả khí lực nâng lên cũng không có.
Được một nữ tử chủ động tiếp cận, nam nhi nào sẽ cự tuyệt?
Rất khó khăn.
Lắc lắc đầu,nhất cổ tác khí (2)muốn đẩy nàng ra, giọng nàng như lại từ xa xôi vọng lại. “Lâm công tử, tiểu nữ nhung nhớ công tử đã lâu, có một yêu cầu quá đáng, mong công tử thành toàn.”
“Mời nói.”
“Cùng tiểu nữ một đêm uyên ương, có được không?”
Bộ ngực của nàng dáng lên, mềm mại, nhu du, mùi hương nồng theo mũi thâm nhập vào trong đầu.
Cả ngày mệt mỏi, ngay cả máu cũng tỏa ra hương vị mê người.Ta thở nhẹ một hơi, tay nâng lên, theo sợi tóc lạnh lẽo của nàng mà đi xuống.
Nàng ở trong lòng ta nhẹ nhàng thở dài.
Ta bỗng thu tay lại, thiếu chút nữa là đem nó vả ngay vào miệng.
Cấm dục bao lâu, nhưng lại nhanh như vậy thành đồ đệ bọn đạo chích.
“Thực xin lỗi, cô nương, ta đã lập gia đình.”
“Nam nhân tam thê tứ thiếp là chuyện bình thường, công tử cần gì phải để ý chuyện đó.
“Không, ta chung thủy với vợ của ta.”
Mắt nàng như xuân thủy, dịu dàng nhìn ta.
“Lâm công tử, người được công tử yêu thương thật hạnh phúc.”
Nàng dò xét một lúc, cách khăn che mặt, nhẹ nhàng chạm môi ta, rồi biến mất trong bóng đêm.
Sau đó, ta giật mình lùi lại mấy bước, đá ngã bình rượu trên mặt đất. Rượu đổ vào dòng nước, cuốn đi giấy hồng.
=======
(1) Tiểu vu kiến đại vu:
Chữ “Vu” ở đây là chỉ người thời xưa chuyên coi việc tế thần là nghề nghiệp để lừa gạt tiền của. Ý câu thành ngữ này là chỉ thầy phù thủy nhỏ gặp thầy phù thủ lớn, tài năng của hai bên khác nhau một trời một vực.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Tam quốc chí- Ngô thư-truyện Trương Hồng”.
Thời Tam Quốc có một đôi bạn rất thân nhau, một ngươi làm quan ở nước Ngụy tên là Trần Lâm, còn một người làm mưu sĩ cho Tôn Quyền ở Đông Ngô tên là Trương Hồng. Hai người đều có tài năng và rất kính trọng nhau. Họ tuy không sống cùng một nơi, nhưng vẫn thường xuyên viết thư qua lại thăm hỏi nhau và đàm luận về văn học. Một hôm, Trương Hồng nhân nhìn thấy một chiếc gối bằng gỗ lim rất đẹp, liền tức hứng viết luôn một bài phú rồi gửi cho Trần Lâm. Trần Lâm vô cùng tán thưởng bài phú này, rồi nhân một buổi tiệc đã đưa ra cho mọi người xem, và nói một cách tự hào rằng: “Bài phú này thực là tuyệt tác, các ông có biết không, đây là do Trương Hồng người bạn thân của tôi viết đó”. Ít lâu sau, khi Trương Hồng được đọc qua hai giai tác của Trần Lâm là “Võ khố phú” và “Ứng cơ luận” đã phải vỗ tay khen tuyệt. Trương Hồng viết thư cho Trần Lâm tỏ lòng khen ngợi phong cách sáng tác mới mẻ và độc đáo của Trầm Lâm, đồng thời còn khiêm tốn xin học hỏi Trần Lâm. Trần Lâm nhận được thư bạn cũng khiêm tốn hồi thư rằng: ” Tôi ở phương bắc đã không thông thạo tin tức, lại rất ít giao du với các văn nhân, học sĩ, tầm mắt còn rất hạn hẹp, ở chỗ tôi rất ít người viết văn chương, nên tôi trở nên có tiếng tăm cũng tương đối dễ dàng, nhưng đây không có nghĩa là tôi có tài năng xuất chúng, so với ông tôi còn kém xa, đây thật chẳng khác nào tiểu vu gặp đại vu, không thể bày trò pháp thuật được nữa “.
(2): Nhất cổ tác khí.
Chữ “cổ” ở đây là chỉ trống trận, còn “Tác khí” có nghĩa là *** thần hăng hái. Nguyên ý của câu thành ngữ này là chỉ khi bắt đầu chiến đấu thì *** thần binh sĩ rất hăng hái. Nay thường dùng để ví về nhân lúc *** thần mọi người đang dâng cao thì làm ngay cho xong việc. Đây có hàm ý khuyến khích. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Tả truyện-Trang Công thập niên”. Thời Xuân Thu, chiến tranh xảy ra liên miên. Năm 684 trước công nguyên, nước Tề khởi binh tiến đánh nước Lỗ. Lỗ Trang Công dẫn quân ra Trường Chước để quyết một trận tử chiến với quân Tề. Khi nghe quân Tề nổi trống trận chuẩn bị tấn công. Lỗ Trang Công liền vừa định dẫn quân ra nghênh chiến thì bị Tào Khoái ngăn lại, ông cho rằng thời cơ chưa tới, khuyên Lỗ Trang Công hãy chờ đợi xem sao đã. Quân Tề thấy quân Lỗ không có động tĩnh gì lại nổi trống trận lần nữa, nhưng Tào Khoái vẫn cho là thời cơ chưa đến. Quân Tề vẫn thấy quân Lỗ án binh bất động, lại nổi trống trận lần thứ ba để khiêu chiến. Bấy giờ, Tào Khoái mới bảo Lỗ Trang Công rằng: “Thời cơ tấn công đã đến”, kế đó tiếng trống trận của quân Lỗ nổi lên như mưa dồn gió dập, đám quân sĩ đang cố nén chờ đợi nay đã bùng lên như sóng cồn. Quân Tề ba lần định tấn công nhưng không thành, nên *** thần của quân sĩ đã bị tiêu giảm, *** thần rất căng thẳng và mỏi mệt, thậm trí đã có người ngồi xuống nghỉ ngơi, bị quân nước Lỗ đột nhiên xuất kích đánh cho một trận tơi bời. Sau khi giành được thắng lợi, Lỗ Trang Công mới hỏi Tào Khoái rằng: “Vì sao lại phải đợi quân Tề nổi ba lần trống trận rồi ta mới đánh?”. Tào Khoái nói: “Đánh trận là phải nhờ vào *** thần của binh sĩ. Khi đánh trống trận lần thứ nhất là lúc *** thần binh sĩ hăng hái nhất, đánh trống lần thứ hai thì *** thần binh sĩ đã bị tiêu giảm, đánh trống lần thứ ba thì dũng khí của binh lính đã bị hao tận. Bấy giờ, binh lính của ta lao lên trong tiếng trống trận, một đạo quân đang *** thần hăng hái, đánh một đạo quân đã uể oải mệt nhọc thì làm sao mà không thắng”.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook