Thanh Triều Ngoại Sử
-
Chương 6: Thiếu đà chủ
Ngắm mãi nhân gian kiếp phũ phàng
Tâm tư quặn thắt nỗi niềm mang
Lặng nhìn thế sự buồn lơ đãng
Quên khuấy vầng Dương rực nắng vàng
Nhạc Tam Nguyên làm theo lời Cửu Dương, vội vã đi tìm các trưởng lão đến tụ tập để thương lượng. Hai canh giờ sau, Cửu Dương và các người trong Hắc Viện đã có mặt ở Thanh Tịnh Tự gần Tây Hồ.
Giang Nam có hai ngôi chùa lớn nổi tiếng, đó là Thiếu Lâm Tự và Thanh Tịnh Tự. Sau khi Giác Viễn qua đời, chùa Thiếu Lâm là do Lữ Lưu Lương giữ nhiệm vụ trụ trì. Còn Khẩu Tâm thì coi giữ chùa Thanh Tịnh.
Thanh Tịnh Tự là ngôi chùa cổ bốn mùa hương khói, do đại đương gia của Đại Minh Triều là Khẩu Tâm trông coi. Chùa được xây dựng vào những năm đầu thời Minh, mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những nét nguyên sơ hấp dẫn.
Chùa tọa lạc ở phía tây tỉnh Hàng Châu, cạnh Tây hồ. Theo dân gian tuyên truyền đồn đại, thì chùa được một người ni cô thiết kế.
Quanh chùa cây cối sum sê, làm tăng thêm vẻ hoang sơ độc đáo mà hấp dẫn, rêu phong cổ kính cho ngôi chùa. Mái nhà của chùa được uống cong, nóc có đắp rồng chầu nguyệt. Trên đỉnh có tấm bảng ghi ba chữ Thanh Tịnh Tự. Toàn thể chùa này được xây dựng bằng tre, mặt bằng chùa cấu trúc theo hình chữ tam, một kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau.
Ngoài cùng là tam quan, qua khỏi cổng vào chùa rồi là tới sân chùa, nơi có bày đặt các chậu cảnh và một hòn non bộ. Từ sân chùa dẫn đến nhà bái đường, gian đẹp nhất cả kiến trúc lẫn điêu khắc. Phía ngoài nhà bái đường có lan can bằng đá xanh bao quanh, chạm khắc các hình động vật, điểm xuyến thêm mây, trời, hoa, lá trông vô cùng thần tình và sinh động.
Quy mô của Thanh Tịnh Tự khá nhỏ nên chỉ có một gian bái đường, không như chùa Thiếu Lâm có đến những năm gian bái đường. Ở giữa bái đường có đặt hương án, người đến lễ chùa thường thắp hương ở đây.
Tiếp đến là một hành lang chạy dài nối nhà bái đường với hậu đường, nơi mà Nhạc Tam Nguyên mời các trưởng lão của bang hội phục Minh đến để hội hợp. Tượng bày ở nhà hậu đường có khá nhiều, chính giữa gian là tượng Bồ Đề Đại Ma được đúc bằng đồng đen. Tượng này có kích thước lớn và đồ sộ, cao hơn hai người đứng chồng lên vai nhau, tượng đặt trên tòa sen, đằng sau là vầng hào quan tỏa sáng, bên dưới là các hình trang trí sóng nước sống động như một thủy cung. Kế đó bày tượng Quan Âm tống tử và Quan Âm tọa sơn, hai bên tượng Quan Âm là hai tượng kim đồng và ngọc nữ…. Đằng sau những pho tượng thờ Phật là những pho tượng thần, rồi đến những nhân thần như Lưu Bị, Gia Cát Lượng, Quan Vân Trường, Khổng Tử…, những con người được coi là có thực, nhưng về sau nhờ học tập và tu luyện đã có tài thần thông biến hóa. Nhờ những khả năng đó họ cứu dân giúp nước và được nhân dân một vùng hay nhiều vùng thờ phụng. Ngoại trừ tượng Bồ Đề Đại Ma, tất cả các tượng khác đều được khắc bằng đá vôi.
Tương truyền chùa này nổi tiếng là thiêng, những năm hạn hán, người dân đến đây cầu mưa và cúng tế, sau đó thì trời bao giờ cũng đổ mưa. Có lần tỉnh này mưa đổ như trút nước trong khi mấy làng vô phúc cạnh bên thì vẫn nắng chang chang.
Thanh Tịnh Tự được xây lên bên cạnh Tây Hồ, nơi mà đã từ rất lâu rồi nổi tiếng là một hòn ngọc của vùng Giang Nam. Khi được ngắm từ trên cao, nhất là vào đầu mùa hạ, quang cảnh của hồ đẹp tựa như một bức tranh. Một nơi vô cùng tình tứ, nên thơ, với nhiều hàng bằng lăng in bóng mát rượi. Xen kẽ những cây hoa tím tỏa hương bay ngào ngạt đó là những rặng liễu rủ nhành xuống hồ nước, tạo nên những chiếc bóng trong xanh màu ngọc biếc. Khi ánh bình minh mới vừa nhú lên, hay lúc hoàng hôn buông xuống, mặt hồ như được hàng vạn tia nắng vàng chiếu sáng lấp lánh như một miếng ngọc khổng lồ.
Không biết duyên thơ, duyên đạo, hay duyên lành nào đã đưa đẩy thiên nhiên chế tạo khung cảnh hồ này? Quan khách đến dạo chơi bờ hồ, cảm giác như từng bước chân của họ lạc vào một thế giới mông lung, huyền ảo, những đóa sen nở muộn e ấp ẩn mình trong váng chiều vàng lãng đãng nơi này. Tây hồ được một dãy núi non bao bọc và ôm trọn vào trong lòng như tình thương của một người mẹ và một người con. Hai bên hồ có đôi bờ đê chạy dài như hai vành đai xanh thẳm. Hoa nở như gấm khi quan khách du xuân trên bờ đê này.
Tây Hồ còn có “Tam cầu sóng gió,” nổi tiếng bi ai, vì ba cây cầu này đã khiến cho nhiều cặp tình nhân trải qua bao nhiêu phong ba giông tố. Ngồi trên một trong ba cây cầu đá cong này người ta có thể ngắm trọn nét đẹp riêng của cảnh chùa Thanh Tịnh. Ba cây cầu được chạm khắc rất công phu, tinh xảo, và bố trí rất hài hòa. Tên của ba cây cầu “đau thương” này là cầu Đoạn, cầu Trường, và cầu Tây Lâm. Chữ đoạn của cây cầu Đoạn có nghĩa là đứt gãy từng đoạn, là sinh ly, tử biệt. Cây cầu này đã gắn liền với câu chuyện tình bi thảm của nàng Bạch Tố Trinh và chàng Hứa Tiên trong truyền thuyết Thanh Xà Bạch Xà. Dân gian tương truyền rằng chính tại cây cầu Đoạn, nàng Bạch Xà đã vô tình gặp gỡ chàng Hứa Tiên. Họ phải lòng nhau rồi thành duyên đôi lứa. Trớ trêu khi hai kẻ thương yêu nhau này lại phải đôi đường đôi ngã. Họ chia tay tại cầu Đoạn mà lòng vương vấn không nguôi được. Bạch Tố Trinh nhớ những chuỗi ngày tay trong tay vai kề vai cùng với tướng công của nàng, hai người ngắm những đóa hoa tuyết tan chảy, bên dưới gầm cầu là băng hàn trắng xóa nên Hứa Tiên gọi cảnh đẹp đó là tuyết tàn cầu Đoạn.
Chiếc cầu sóng gió thứ hai làm lay động lòng người là cầu Trường. Nghĩ tới cầu Trường làm người ta nhớ ngay đến mối tình gắn bó của đôi bạn trẻ Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài. Mặc dầu chữ “trường” của cây cầu Trường có nghĩa là dài nhưng chiếc cầu này lại không dài quá ba trăm thước. Bởi thế mà tại cầu Trường, Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài đã quyến luyến không rời xa nhau. Họ cùng nhau đi qua đi lại mười tám lần trước khi thốt lời từ giã.
Chiếc cầu Trường và cầu Đoạn đã trở thành chủ đề của rất nhiều thi nhân. Điển hình là hai câu thơ mà dân gian thường hay ngâm nga “Trường kiều bất trường tình nghĩa trường, đoạn kiều bất đoạn thốn trường đoạn.” Hàm ý rằng cầu Trường tuy ngắn nhưng tình nghĩa dài, như chuyện tình yêu của Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài. Còn cây cầu Đoạn không gãy nhưng lại khiến lòng người đau đớn như đứt từng khúc ruột khi nghĩ đến mối tình của Hứa Tiên và Bạch Tố Trinh.
---oo0oo---
Khi này là mùa thu, gió lúc nhặt lúc khoan, từng cơn gió lạnh ùa vào trong hậu đường của chùa Thanh Tịnh qua cánh cửa sổ bị mối ăn hỏng.
Bên ngoài cổng chùa, tiếng vó ngựa vang lên, thêm mấy người nữa vào trong. Chờ một lúc, lại có thêm nhiều người nữa. Hiểu Lạc nhận ra một trong những người đó là Lữ Lưu Lương. Nó dợm chân định chạy tới chào hỏi liền bị nữ thần y túm áo nó kéo lại.
-Đừng có làm bừa, ở đây toàn những bậc trưởng bối, đệ muốn làm gì thì chờ thất ca bảo đã.
Nó vâng lời nàng không đi nữa, cứ chăm chú mở to mắt nhìn Lữ đại học giả.
Lữ Lưu Lương là một học giả nổi tiếng thời Thuận Trị. Sau khi triều Minh bị diệt vong, ông được Cửu Nạn sư thái thuyết phục tham gia vào cuộc kháng chiến chống Thanh nhưng không thành công nên ở nhà theo giúp Mã Lương mở trường tư dạy học trò. Có nguời tiến cử ông tham dự cuộc thi Hồng từ khoa do hoàng đế Thuận Trị tổ chức, nhưng vì không muốn cộng tác với triều Thanh nên ông kiên quyết từ chối. Năm Thuận Trị đi Giang Nam đã vô tình gặp Lữ Lưu Lương, cả hai đi chung một chuyến đò, khi đó họ Lữ không biết đó là nhà vua xuất tuần, nên có đối đáp một vài câu đối với Thuận Trị. Hoàng đế thích lắm, sau khi trở về hoàng cung thì cho người đến Lữ gia rước ông vào cung để giao phó trọng trách dạy dỗ các vị bối lặc, nhưng một lần nữa cũng bị từ chối. Có một thời gian các quan đến trường học khuyên ông, thậm chí còn dọa nạt đóng cửa trường học để ông hạ sơn. Bất đắc dĩ, ông phải bỏ trường tới ở chùa Thiếu Lâm giả vờ xuống tóc làm hoà thượng. Mãi tới lúc đó các quan mới chịu buông tha.
Làm hòa thượng nhưng ông vẫn không quên việc viết sách, lập ngôn. Sách của Lữ Lưu Lương có những cuốn mang nội dung chống lại sự thống trị của vương triều Thanh của tộc Mãn nên chỉ được in ấn lén lút và được Mã Lương giảng dạy cho các học trò.
Bấy giờ mọi người có mặt đầy đủ trong hậu đường của chùa Thanh Tịnh.
Hiểu Lạc hết nhìn người này đến nhìn người kia, thấy ai cũng khí phách ùn ùn, nó ngưỡng mộ lắm. Chợt nó nhớ ra một chuyện, quay sang nữ thần y hỏi:
-Tỉ à, tại sao tổng đà chúng ta lại đặt ở An Huy vậy?
Nữ thần y mỉm cười đáp:
-Tỉ đã có lần nghe sư thái nói, sở dĩ bà chọn An Huy làm nơi đặt cơ sở hoạt động vì An Huy được xem là một trong những nơi khởi nguyên của dân tộc chúng ta. Đệ biết không, vào cuối thời Tống tại di chỉ huyện Tiềm Sơn của trấn An Huy này đã phát hiện được dấu tích về hoạt động của loài người và những di chỉ văn hóa thời đại đồ đá rồi đó. Hơn nữa An Huy là khu vực thuộc khu đất thép, tức loại đất sét hòa với đá ong. Đất này có độ bềnh rất cao, rất thích hợp cho việc đào địa đạo...
Nàng nói tới đây thì phương trượng của chùa Thanh Tịnh xuất hiện, toàn thân mặc áo trắng, khoác thêm trên vai ca sà màu đen, y bước tới trước mặt các trưởng lão. Người này có gương mặt rộng, hình chữ điền, cằm bạnh, da mặt đen nhánh, y bước ra chắp tay xá các trưởng lão một cái. Người này cũng chính là đại đương gia của Đại Minh Triều, với biệt hiệu là sát thủ Thiết đầu lôi - Khẩu Tâm.
Các trưởng lão cũng bái một cái đáp lễ.
Lữ Lưu Lương nói:
-A di đà Phật, xin hỏi phương trượng, nghe nói tổng đà chủ bị thương ở Sơn Tây không biết tình trạng bà hiện giờ thế nào?
Khẩu Tâm đáp lời:
-A di đà Phật, tổng đà chủ bị trúng hỏa dược, vết thương rất nặng, hiện bà đang quy ẩn để dưỡng thương, có thể sẽ một thời gian dài bà không gặp mọi người được.
Đột nhiên một cơn gió lạnh ùa vào, Cửu Dương cảm thấy trong người ớn lạnh, so vai một cái. Chàng bước ra, lên tiếng hỏi thăm về Tần Thiên Nhân và Tàu Chánh Khê. Cửu Dương khi về được Giang Nam đã có nghe tin lục ca và tứ ca của chàng là Đoàn Khiết Tường và Cung Từ Ân đã tử nạn rồi. Quân binh dán cáo thị đầy trong chợ, tin này anh em nhà họ Lữ đã nói với chàng.
Khẩu Tâm trả lời Cửu Dương, bảo Tần Thiên Nhân và Tàu Chánh Khê sau khi thoát khỏi vòng vây đã bí mật quay trở lại tỉnh Sơn Tây đánh cướp thi thể của hai người đương gia xấu số, đem đi an táng.
Trương Quốc Khải nghe quân binh mang thi hài tứ đương gia, lục đương gia, đem treo ở chợ Sơn Tây để răng dân chúng, hừ một tiếng chửi:
-Mẹ kiếp cái bọn chó Thanh!
-A di đà Phật – Khẩu Tâm và Lữ Lưu Lương cùng lắc đầu nói.
Trương Quốc Khải nói tiếp:
-Nhị ca, ngũ đệ, hai người họ gan mật cũng không nhỏ, đã bị phục kích còn dám quay trở lại.
Cửu Dương liếc nhìn Lâm Tố Đình, thấy vẻ mặt nàng hoang mang, nên Cửu Dương nhìn Trương Quốc Khải nói:
-Tuy rằng tên Phủ Viễn tướng quân đó quỉ kế đa đoan thật, nhưng nhị ca võ công rất giỏi, lại nữa về thông minh cơ biến thì ngũ ca ít ai sánh kịp huynh ấy, nên đệ tin chắc hai huynh ấy sẽ không thua thiệt.
Khẩu Tâm gật đầu nói:
-Đúng rồi! Nhờ ơn Phật Tổ Như Lai, nhị đệ, ngũ đệ không sao.
Lâm Tố Đình thở phào một cái, nói:
-Không biết hai huynh ấy khi nào mới về?
Khẩu Tâm nói:
-Sao khi chôn cất thi thể tứ đệ lục đệ, bần tăng làm theo lời tổng đà chủ, bảo hai người họ đến các phân đà báo tin cầu viện. Nếu tính tới ngày hôm nay thì lực lượng của bang hội chúng ta chắc đã đến tụ tập đầy đủ ở tổng đà hồi cương rồi.
Tổng đà ở hồi cương này là tổng đà thứ hai của Đại Minh Triều, có tên gọi là “đồn Bạch Nhật.”
Thằng bé Hiểu Lạc nghe vậy giật giật tay áo nữ thần y, nàng khom mình xuống, nó kề tai nàng nói:
-Tỉ à, năm vị đương gia còn lại của bang hội, ngoài Tần nhị đương gia và Tàu ngũ đương gia thì tất cả đang tập hợp ở đây, các thành viên ở các phân đà nằm rải rác khắp nơi cũng đến tập trung ở tổng đà hồi cương, lần này có chuyện lớn rồi, phải chăng?
Nữ thần y cốc đầu nó một cái nói:
-Vớ vẩn, đương nhiên phải là chuyện lớn chứ!
Quả nhiên Khẩu Tâm nói:
-Tổng đà chủ bảo bần tăng đến gặp các vị, trao lá thư này.
Khẩu Tâm rút lá thư viết cho các trưởng lão trong hội Đại Minh Triều ra. Lữ Lưu Lương xé thư ra đọc lên, thấy đầu thư là mấy câu chào hỏi, tiếp theo là nói về mấy vị bằng hữu trong hội gặp nguy nan, nhờ chiếu cố… Trong thư không ghi rõ khi nào bà trở về gặp mọi người.
Lữ Lưu Lương xem xong, thở ra một hơi nhìn Hồ Quảng Đông.
Hồ Quảng Đông năm nay hơn bảy mươi tuổi rồi, là tổng tiêu đầu của tiêu cục Hưng Chấn ở Hà Nam. Vùng phía nam này, tiêu cục đó là lớn nhất, có phân cục ở cả Quảng Đông, Cam Túc, Tế Nam, Khai Phong, Thái Nguyên. Hồ Quảng Đông oai trấn là vậy nhưng tuổi tác đã lớn, thế mà lão vẫn chưa chịu rửa tay gác kiếm. Ôi chao! Lẽ ra lão nên cáo lão hồi hưu rồi mới phải. Tiêu cục đã phát tài hơn bốn mươi năm trời, chẳng lẽ không biết thế nào là đủ?
Hồ Quảng Đông dựa vào một thanh bát quái đao, một đôi bát quái chưởng, năm xưa đánh khắp vùng đại giang nam bắc không gặp địch thủ, nên mới gọi là “oai trấn Hồ Quảng.” Người trong thiên hạ phải may mắn lắm mới có thể quen thân được với vị lão anh hùng này.
Hồ Quảng Đông cũng như Lữ gia là bạn tâm giao của Cửu Nạn sư thái.
-Phen này tổng đà chủ thật khiến người ta lo quá – Hồ Quảng Đông nói - Không rõ bà đang tính chuyện chi mà bảo chúng ta mọi chuyện trong hội bà giao lại cho thiếu đà chủ đối phó, lại không ghi ai là thiếu đà chủ, cũng không nói cho chúng ta biết bà đang ở đâu.
Một trưởng lão khác trong hội bước ra nói:
-Thế thì chúng ra cứ làm theo ý nguyện của tổng đà chủ, thiên lý đón long đầu, chọn ngày tốt làm lễ tham kiến thiếu đà chủ vậy.
Người mới vừa nói đấy là Lạc Thiết Môn, vốn là một đại hiệp phái Võ Đang. Thời tráng niên ông hành hiệp trượng nghĩa ở vùng Giang Nam, danh trấn giang hồ, cũng là một nhân vật nổi tiếng của bang phái Đại Minh Triều. Thiên lý đón long đầu nghĩa là người của các hội xa đến Giang Nam để bái kiến tân đà chủ, hoặc cũng có thể là các hội viên đón tân đà chủ từ phương xa về.
Con trai thứ của Lữ Lưu Lương là Lữ Nghị Chánh hỏi nhỏ:
-Cha à, theo cha thì chúng ta nên bầu cử ai đây?
Lữ Lưu Lương nói:
-Đương nhiên là một người trong các vị đương gia rồi, sư thái đã dặn như thế.
Lão Trần nói:
-Hiện có đại đương gia, tam đương gia và thất đương gia đang ở đây…
Hiểu Lạc nghe thấy thiếu một người, huýt vô hông Lâm Tố Đình nói khẽ:
-Họ quên còn có bát đương gia tỉ nữa.
Lâm Tố Đình không cười, Hiểu Lạc ngạc nhiên nói:
-Lâm tỉ sao thế? Chắc Lâm tỉ đang nhớ Tần nhị gia? Hay tỉ sợ nhị gia lâu ngày không gặp tỉ, sợ nhị gia thấy người khác đẹp hơn là lập tức thay lòng đổi dạ?
Lâm Tố Đình mỉm cười ngắt lời:
-Đừng có đoán mò, ta đang lo sốt cả ruột đây, mà là lo chuyện khác cơ.
Hiểu Lạc nói:
-Tỉ lo huynh ấy bị bất trắc ư?
Rồi nó làm như người lớn, khoác tay nói:
-Tần nhị gia võ công đệ nhất phương Nam, sẽ không việc gì đâu, đệ chắc rằng khi nhị gia về sẽ đưa tỉ đi ngắm mặt trời mọc trên Tây hồ.
-Ha! Đi chơi? – Lâm Tố Đình nói - Huynh ấy mỗi khi rảnh rỗi chỉ biết gói cảo chỉ mà ăn!
Hiểu Lạc ngơ ngác hỏi:
- Có thật như thế không?
Lâm Tố Đình hỏi lại:
- Sao ta phải lừa gạt đệ? Còn chuyện đi ngắm mặt trời mọc trên Tây hồ thì huynh ấy chỉ thích đi một mình, có bao giờ chịu rủ ta đi cùng đâu!
Hai người nói mà không để ý nữ thần y đứng cạnh đó trong lòng không khỏi áy náy, mặt hơi lộ vẻ hổ thẹn.
Lại nói tiếp chuyện các trưởng lão đang bàn về thiếu đà chủ.
Trương Quốc Khải vốn biết mình hữu dũng vô mưu, không thích hợp để làm kẻ chỉ huy nên lên tiếng từ chối. Chàng bảo bản thân chàng võ nghệ không cao, kiến thức chẳng đủ rộng, tính khí cũng không được trầm tĩnh nên không dám múa rìu qua mắt thợ.
Trương Quốc Khải dứt lời, có một bàn tay đặt lên vai chàng. Kẻ đó là Nhất Đình Phong, chuyên nghề buôn bán vải vóc, làm chủ hai xưởng dệt tơ lụa khá lớn ở phương nam. Tính y hiếu võ nên kết giao với Trương Quốc Khải, rồi được họ Trương giới thiệu vào bang hội Đại Minh Triều. Nhất Đình Phong thân hình mập mạp, năm nay chừng ba mươi mấy tuổi, thường mặc áo dài bằng tơ lụa in bông lớn, ngoài khoác thêm áo choàng màu xanh. Nhìn y chẳng khác gì một vị đại gia sống trong nhung lụa, nào ngờ cũng là hiệp khách phong trần.
-Theo ngu kiến của tôi thì nhị đương gia trực tiếp đứng ra nhậm chức thiếu đà là thích hợp nhất.
Một người trung niên mang chiếc mũ rộng vành ở sau lưng chợt lên tiếng. Y tên là Bạch Kiếm Phi, độc hành đại hiệp, tuổi trạc tứ tuần, y một người một ngựa chuyên đi cướp bọn nhà giàu độc ác. Y cũng từng trong một đêm đánh phá ba gia đình phú hộ ở Kim Lăng, dùng ba món trường đao, đoản đao, phi đao đánh tan hết đám võ sư bảo vệ ba nhà, bắt chúng cúp đuôi mà chạy, từ đó danh chấn giang hồ. Mỗi lần y hành sự đều có thăm dò kỹ lưỡng, nếu đúng là khổ chủ mang nhiều tiếng xấu, làm điều bất nghĩa mới ra tay. Vì thế mỗi lần y cướp được nhiều thì trong lòng lại càng vui vẻ, thật là nhân tâm đại khoái.
Trong hội bấy giờ không ai biết phải nên chọn vị đương gia nào. Một số ít người ủng hộ Khẩu Tâm, vì mặc dù Khẩu Tâm tuy đã xuất gia mà bản tính y vẫn không thay đổi, phóng khoáng hành hiệp giang hồ, họ kính ngưỡng Khẩu Tâm. Còn lại đại đa số muốn theo Tần Thiên Nhân vì tánh tình y thẳng thắn, trung trực, lại rất tài ba, võ công có thể coi như là vô địch ở phương nam, tóm lại y là một kẻ rất có nghĩa khí.
-A di đà Phật - Khẩu Tâm chợt lên tiếng - Cám ơn các vị đã đề bạc, và cũng theo như bần tăng nghĩ thì đúng là có điều đáng tiếc…
Có tiếng vội hỏi:
-Đáng tiếc ở chỗ nào?
Khẩu Tâm nói:
-Theo như bần tăng nghĩ thì Tần nhị đệ, hiện giờ không biết đang ở phương trời nào rồi, nếu đệ ấy không về cho sớm thì không biết chúng ta lại trở thành rắn không đầu tới bao giờ? Lại nữa đệ ấy trong mình đang bị thương, không tiện động thủ. Không phải bần tăng muốn trợ oai cho địch mà hạ thấp bên mình nhưng nhỡ mai này tên Phủ Viễn tướng quân đó mang bọn ưng trảo và quân đội thiết giáp của hắn đến đây, không có Tần nhị đệ của ta đứng ra lãnh đạo, làm sao chúng ta địch nổi đoàn binh áo sắt của hắn? Bần tăng tuy bất tài, nhưng cũng biết coi nghĩa khí quan trọng hơn tính mạng. Bần tăng cả đời này sống là cho bang hội, cái mạng này đã vứt đi lượm lại mấy lần, đem ra liều với chúng cũng không có gì là quan trọng, cho nên…
Mọi người nghe Khẩu Tâm nói bất giác mồ hôi toát ra đầy đầu, uy danh của Phủ Viễn tướng quân quả thật chấn động trung nguyên, trận mai phục vừa qua ở chùa Quan Âm nghe đâu cũng là do hắn tương kế. Mấy câu này của Khẩu Tâm tuy có phần khích bác nhưng hoàn toàn có tình có lý.
Nhưng, cho dù Khẩu Tâm nói vậy mà các trưởng lão trong hội hãy còn phân vân, chưa chịu hưởng ứng việc Khẩu Tâm trở thành thiếu đà chủ, mọi người vẫn cứ mong được Tần Thiên Nhân lãnh đạo họ.
Chợt có một tú tài chạy vào thưa với Cửu Dương:
-Dạ thưa viện trưởng, có người của chúng ta nhìn thấy ngũ đương gia xuất hiện ở thị trấn kế bên.
Trương Quốc Khải cả mừng nói:
-Nếu ngũ đệ đang tới đây thì chắc nhị ca cũng đang trên đường về đây.
Các vị trưởng lão đứng bên rất đắc ý, lại hô lên:
-Cứ nghe lời của Bạch đại hiệp là bảo đảm không lầm!
Những người khác nào còn được phép nghĩ ngợi nhiều, nghe thế thì luôn thanh đáp:
-Đúng vậy! Đúng vậy!
-Quyết định vậy đi!
Ai cũng hưởng ứng chuyện Tần Thiên Nhân lên nhậm chức thiếu đà chủ thay cho sư thái quyết định các chuyện lớn nhỏ trong hội.
Chỉ có Cửu Dương đứng đó nãy giờ là không có phản ứng gì, dường như chàng cũng không bị tác động bởi chuyện ai là thiếu đà chủ, chỉ đang xuất thần quan sát diện mạo từng người đang có mặt trong lúc này. Tự nhiên Cửu Dương nghĩ sống chung với các vị sư huynh bấy lâu, ăn chung một măm, ngủ chung một giường với họ mà giờ chàng mới phát hiện thấy một người sư huynh của chàng có môi trên mỏng hơn môi dưới, người như vậy khó tạo niềm tin, do lời nói không thật thà.
Chàng lại nhìn sang thấy người sư huynh khác thì hai môi đều mỏng, đúng là tướng số của một người thiếu điềm tỉnh, phản ứng nhanh lẹ với ngoại cảnh, nhưng về tình cảm thì khá là thủy chung, chân thật. Cửu Dương lại nhớ đến một người sư huynh nữa không có mặt ở đây, người này môi dày, chính thực là người phản ứng chậm chạp chân chất, nhưng dễ thuyết phục người nghe, trung tín, ít đổi thay.
Còn đệ tử cưng của chàng, Hiểu Lạc thì… môi trên nó dày hơn môi dưới, tài sản khó vững bền được (^_^). Cửu Dương lại nghĩ cũng may là trong hội không có đàn bà nào chàng quen mà tướng số khắc chồng, môi dưới trùm lên môi trên. Trái lại đàn bà mà môi trên trùm lên môi dưới là số khó thành đạt…
Khi này Khẩu Tâm cũng giống Cửu Dương, cũng đứng trầm ngâm đến xuất thần.
Lão Trần thấy Khẩu Tâm không nói tiếng nào hết bèn hỏi:
-Đại đương gia à, ngài suy nghĩ gì mà thất thần vậy?
Trong hậu đường có một người nói đùa:
-Chắc đại đương gia đang lo ngài không ủng hộ nổi?
Cửu Dương bấy giờ mới cười nói:
-Không ủng hộ nổi cũng phải ủng hộ. Đây là ý mệnh của tổng đà chủ, sau khi đồng lòng chọn được người rồi thì bất luận thiếu đà chủ có thành công hay không thì chúng ta cũng phải son sắt một lòng, trung thành với người.
Trước khi Cửu Dương ra khỏi hậu đường có nán lại nhìn Khẩu Tâm thêm một cái, Cửu Dương để ý kỹ thấy Khẩu Tâm có hơi cau mày lại. Tiểu Tường nãy giờ đứng cạnh Cửu Dương, nàng thấy ai cũng đi về cả rồi mà thần thái Cửu Dương hơi lạ, bèn kéo tay áo chàng một cái. Cửu Dương mới chịu cùng nàng và Lâm Tố Đình rời đi.
Lâm Tố Đình thì khỏi phải nói rồi, nàng nghe tin Tần Thiên Nhân bình an vô sự lòng mừng khôn xiết kể. Nàng nhớ Tần Thiên Nhân vô cùng, đã bao lâu rồi không gặp được chàng. Nay nghe chàng được bình an nàng tự nhủ nàng không cần mỗi đêm rúc vào một xó nhà khóc rưng rức nữa.
Lâm Tố Đình vốn dĩ đã tự xem nàng là chị dâu của Cửu Dương, nên mỗi khi hứng chí lên lại lớn tiếng bắt nạt chàng. Vì năm xưa hai nhà họ Tần và họ Lâm trong lúc cao hứng kháo chuyện với nhau, Tần Nhị và Lâm Vĩ đều nói nếu vợ của họ hạ sinh một cặp trai gái sẽ hứa hôn cho hai đứa bé, bằng không, nếu sinh đôi trai hay là đôi gái thì để chúng cùng làm tri kỷ.
Năm Tần Nhị qua đời, trước khi nhắm mắt ông gọi hai người con trai của ông tới nói:
-Thiên Nhân, Thiên Văn à, hai đứa con một người thông minh, lanh lợi, hiếu học, ham hỏi. Một người hiếu thảo, trọng đạo, biết giúp đỡ gia đình. Được hai người con như thế này, kẻ làm cha này không đòi hỏi gì hơn nữa.
Ông lại nhìn con trai trưởng là Tần Thiên Nhân, nhắc lại lời phối hôn của nhiều năm trước, hy vọng Tần Thiên Nhân chăm sóc cho Lâm Tố Đình vì cha mẹ Lâm Tố Đình đã sớm hóa người thiên cổ rồi. Lâm Tố Đình mới vì vậy mà mặc nhiên coi mình là thê tử chưa cưới của chàng.
Tâm tư quặn thắt nỗi niềm mang
Lặng nhìn thế sự buồn lơ đãng
Quên khuấy vầng Dương rực nắng vàng
Nhạc Tam Nguyên làm theo lời Cửu Dương, vội vã đi tìm các trưởng lão đến tụ tập để thương lượng. Hai canh giờ sau, Cửu Dương và các người trong Hắc Viện đã có mặt ở Thanh Tịnh Tự gần Tây Hồ.
Giang Nam có hai ngôi chùa lớn nổi tiếng, đó là Thiếu Lâm Tự và Thanh Tịnh Tự. Sau khi Giác Viễn qua đời, chùa Thiếu Lâm là do Lữ Lưu Lương giữ nhiệm vụ trụ trì. Còn Khẩu Tâm thì coi giữ chùa Thanh Tịnh.
Thanh Tịnh Tự là ngôi chùa cổ bốn mùa hương khói, do đại đương gia của Đại Minh Triều là Khẩu Tâm trông coi. Chùa được xây dựng vào những năm đầu thời Minh, mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những nét nguyên sơ hấp dẫn.
Chùa tọa lạc ở phía tây tỉnh Hàng Châu, cạnh Tây hồ. Theo dân gian tuyên truyền đồn đại, thì chùa được một người ni cô thiết kế.
Quanh chùa cây cối sum sê, làm tăng thêm vẻ hoang sơ độc đáo mà hấp dẫn, rêu phong cổ kính cho ngôi chùa. Mái nhà của chùa được uống cong, nóc có đắp rồng chầu nguyệt. Trên đỉnh có tấm bảng ghi ba chữ Thanh Tịnh Tự. Toàn thể chùa này được xây dựng bằng tre, mặt bằng chùa cấu trúc theo hình chữ tam, một kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau.
Ngoài cùng là tam quan, qua khỏi cổng vào chùa rồi là tới sân chùa, nơi có bày đặt các chậu cảnh và một hòn non bộ. Từ sân chùa dẫn đến nhà bái đường, gian đẹp nhất cả kiến trúc lẫn điêu khắc. Phía ngoài nhà bái đường có lan can bằng đá xanh bao quanh, chạm khắc các hình động vật, điểm xuyến thêm mây, trời, hoa, lá trông vô cùng thần tình và sinh động.
Quy mô của Thanh Tịnh Tự khá nhỏ nên chỉ có một gian bái đường, không như chùa Thiếu Lâm có đến những năm gian bái đường. Ở giữa bái đường có đặt hương án, người đến lễ chùa thường thắp hương ở đây.
Tiếp đến là một hành lang chạy dài nối nhà bái đường với hậu đường, nơi mà Nhạc Tam Nguyên mời các trưởng lão của bang hội phục Minh đến để hội hợp. Tượng bày ở nhà hậu đường có khá nhiều, chính giữa gian là tượng Bồ Đề Đại Ma được đúc bằng đồng đen. Tượng này có kích thước lớn và đồ sộ, cao hơn hai người đứng chồng lên vai nhau, tượng đặt trên tòa sen, đằng sau là vầng hào quan tỏa sáng, bên dưới là các hình trang trí sóng nước sống động như một thủy cung. Kế đó bày tượng Quan Âm tống tử và Quan Âm tọa sơn, hai bên tượng Quan Âm là hai tượng kim đồng và ngọc nữ…. Đằng sau những pho tượng thờ Phật là những pho tượng thần, rồi đến những nhân thần như Lưu Bị, Gia Cát Lượng, Quan Vân Trường, Khổng Tử…, những con người được coi là có thực, nhưng về sau nhờ học tập và tu luyện đã có tài thần thông biến hóa. Nhờ những khả năng đó họ cứu dân giúp nước và được nhân dân một vùng hay nhiều vùng thờ phụng. Ngoại trừ tượng Bồ Đề Đại Ma, tất cả các tượng khác đều được khắc bằng đá vôi.
Tương truyền chùa này nổi tiếng là thiêng, những năm hạn hán, người dân đến đây cầu mưa và cúng tế, sau đó thì trời bao giờ cũng đổ mưa. Có lần tỉnh này mưa đổ như trút nước trong khi mấy làng vô phúc cạnh bên thì vẫn nắng chang chang.
Thanh Tịnh Tự được xây lên bên cạnh Tây Hồ, nơi mà đã từ rất lâu rồi nổi tiếng là một hòn ngọc của vùng Giang Nam. Khi được ngắm từ trên cao, nhất là vào đầu mùa hạ, quang cảnh của hồ đẹp tựa như một bức tranh. Một nơi vô cùng tình tứ, nên thơ, với nhiều hàng bằng lăng in bóng mát rượi. Xen kẽ những cây hoa tím tỏa hương bay ngào ngạt đó là những rặng liễu rủ nhành xuống hồ nước, tạo nên những chiếc bóng trong xanh màu ngọc biếc. Khi ánh bình minh mới vừa nhú lên, hay lúc hoàng hôn buông xuống, mặt hồ như được hàng vạn tia nắng vàng chiếu sáng lấp lánh như một miếng ngọc khổng lồ.
Không biết duyên thơ, duyên đạo, hay duyên lành nào đã đưa đẩy thiên nhiên chế tạo khung cảnh hồ này? Quan khách đến dạo chơi bờ hồ, cảm giác như từng bước chân của họ lạc vào một thế giới mông lung, huyền ảo, những đóa sen nở muộn e ấp ẩn mình trong váng chiều vàng lãng đãng nơi này. Tây hồ được một dãy núi non bao bọc và ôm trọn vào trong lòng như tình thương của một người mẹ và một người con. Hai bên hồ có đôi bờ đê chạy dài như hai vành đai xanh thẳm. Hoa nở như gấm khi quan khách du xuân trên bờ đê này.
Tây Hồ còn có “Tam cầu sóng gió,” nổi tiếng bi ai, vì ba cây cầu này đã khiến cho nhiều cặp tình nhân trải qua bao nhiêu phong ba giông tố. Ngồi trên một trong ba cây cầu đá cong này người ta có thể ngắm trọn nét đẹp riêng của cảnh chùa Thanh Tịnh. Ba cây cầu được chạm khắc rất công phu, tinh xảo, và bố trí rất hài hòa. Tên của ba cây cầu “đau thương” này là cầu Đoạn, cầu Trường, và cầu Tây Lâm. Chữ đoạn của cây cầu Đoạn có nghĩa là đứt gãy từng đoạn, là sinh ly, tử biệt. Cây cầu này đã gắn liền với câu chuyện tình bi thảm của nàng Bạch Tố Trinh và chàng Hứa Tiên trong truyền thuyết Thanh Xà Bạch Xà. Dân gian tương truyền rằng chính tại cây cầu Đoạn, nàng Bạch Xà đã vô tình gặp gỡ chàng Hứa Tiên. Họ phải lòng nhau rồi thành duyên đôi lứa. Trớ trêu khi hai kẻ thương yêu nhau này lại phải đôi đường đôi ngã. Họ chia tay tại cầu Đoạn mà lòng vương vấn không nguôi được. Bạch Tố Trinh nhớ những chuỗi ngày tay trong tay vai kề vai cùng với tướng công của nàng, hai người ngắm những đóa hoa tuyết tan chảy, bên dưới gầm cầu là băng hàn trắng xóa nên Hứa Tiên gọi cảnh đẹp đó là tuyết tàn cầu Đoạn.
Chiếc cầu sóng gió thứ hai làm lay động lòng người là cầu Trường. Nghĩ tới cầu Trường làm người ta nhớ ngay đến mối tình gắn bó của đôi bạn trẻ Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài. Mặc dầu chữ “trường” của cây cầu Trường có nghĩa là dài nhưng chiếc cầu này lại không dài quá ba trăm thước. Bởi thế mà tại cầu Trường, Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài đã quyến luyến không rời xa nhau. Họ cùng nhau đi qua đi lại mười tám lần trước khi thốt lời từ giã.
Chiếc cầu Trường và cầu Đoạn đã trở thành chủ đề của rất nhiều thi nhân. Điển hình là hai câu thơ mà dân gian thường hay ngâm nga “Trường kiều bất trường tình nghĩa trường, đoạn kiều bất đoạn thốn trường đoạn.” Hàm ý rằng cầu Trường tuy ngắn nhưng tình nghĩa dài, như chuyện tình yêu của Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài. Còn cây cầu Đoạn không gãy nhưng lại khiến lòng người đau đớn như đứt từng khúc ruột khi nghĩ đến mối tình của Hứa Tiên và Bạch Tố Trinh.
---oo0oo---
Khi này là mùa thu, gió lúc nhặt lúc khoan, từng cơn gió lạnh ùa vào trong hậu đường của chùa Thanh Tịnh qua cánh cửa sổ bị mối ăn hỏng.
Bên ngoài cổng chùa, tiếng vó ngựa vang lên, thêm mấy người nữa vào trong. Chờ một lúc, lại có thêm nhiều người nữa. Hiểu Lạc nhận ra một trong những người đó là Lữ Lưu Lương. Nó dợm chân định chạy tới chào hỏi liền bị nữ thần y túm áo nó kéo lại.
-Đừng có làm bừa, ở đây toàn những bậc trưởng bối, đệ muốn làm gì thì chờ thất ca bảo đã.
Nó vâng lời nàng không đi nữa, cứ chăm chú mở to mắt nhìn Lữ đại học giả.
Lữ Lưu Lương là một học giả nổi tiếng thời Thuận Trị. Sau khi triều Minh bị diệt vong, ông được Cửu Nạn sư thái thuyết phục tham gia vào cuộc kháng chiến chống Thanh nhưng không thành công nên ở nhà theo giúp Mã Lương mở trường tư dạy học trò. Có nguời tiến cử ông tham dự cuộc thi Hồng từ khoa do hoàng đế Thuận Trị tổ chức, nhưng vì không muốn cộng tác với triều Thanh nên ông kiên quyết từ chối. Năm Thuận Trị đi Giang Nam đã vô tình gặp Lữ Lưu Lương, cả hai đi chung một chuyến đò, khi đó họ Lữ không biết đó là nhà vua xuất tuần, nên có đối đáp một vài câu đối với Thuận Trị. Hoàng đế thích lắm, sau khi trở về hoàng cung thì cho người đến Lữ gia rước ông vào cung để giao phó trọng trách dạy dỗ các vị bối lặc, nhưng một lần nữa cũng bị từ chối. Có một thời gian các quan đến trường học khuyên ông, thậm chí còn dọa nạt đóng cửa trường học để ông hạ sơn. Bất đắc dĩ, ông phải bỏ trường tới ở chùa Thiếu Lâm giả vờ xuống tóc làm hoà thượng. Mãi tới lúc đó các quan mới chịu buông tha.
Làm hòa thượng nhưng ông vẫn không quên việc viết sách, lập ngôn. Sách của Lữ Lưu Lương có những cuốn mang nội dung chống lại sự thống trị của vương triều Thanh của tộc Mãn nên chỉ được in ấn lén lút và được Mã Lương giảng dạy cho các học trò.
Bấy giờ mọi người có mặt đầy đủ trong hậu đường của chùa Thanh Tịnh.
Hiểu Lạc hết nhìn người này đến nhìn người kia, thấy ai cũng khí phách ùn ùn, nó ngưỡng mộ lắm. Chợt nó nhớ ra một chuyện, quay sang nữ thần y hỏi:
-Tỉ à, tại sao tổng đà chúng ta lại đặt ở An Huy vậy?
Nữ thần y mỉm cười đáp:
-Tỉ đã có lần nghe sư thái nói, sở dĩ bà chọn An Huy làm nơi đặt cơ sở hoạt động vì An Huy được xem là một trong những nơi khởi nguyên của dân tộc chúng ta. Đệ biết không, vào cuối thời Tống tại di chỉ huyện Tiềm Sơn của trấn An Huy này đã phát hiện được dấu tích về hoạt động của loài người và những di chỉ văn hóa thời đại đồ đá rồi đó. Hơn nữa An Huy là khu vực thuộc khu đất thép, tức loại đất sét hòa với đá ong. Đất này có độ bềnh rất cao, rất thích hợp cho việc đào địa đạo...
Nàng nói tới đây thì phương trượng của chùa Thanh Tịnh xuất hiện, toàn thân mặc áo trắng, khoác thêm trên vai ca sà màu đen, y bước tới trước mặt các trưởng lão. Người này có gương mặt rộng, hình chữ điền, cằm bạnh, da mặt đen nhánh, y bước ra chắp tay xá các trưởng lão một cái. Người này cũng chính là đại đương gia của Đại Minh Triều, với biệt hiệu là sát thủ Thiết đầu lôi - Khẩu Tâm.
Các trưởng lão cũng bái một cái đáp lễ.
Lữ Lưu Lương nói:
-A di đà Phật, xin hỏi phương trượng, nghe nói tổng đà chủ bị thương ở Sơn Tây không biết tình trạng bà hiện giờ thế nào?
Khẩu Tâm đáp lời:
-A di đà Phật, tổng đà chủ bị trúng hỏa dược, vết thương rất nặng, hiện bà đang quy ẩn để dưỡng thương, có thể sẽ một thời gian dài bà không gặp mọi người được.
Đột nhiên một cơn gió lạnh ùa vào, Cửu Dương cảm thấy trong người ớn lạnh, so vai một cái. Chàng bước ra, lên tiếng hỏi thăm về Tần Thiên Nhân và Tàu Chánh Khê. Cửu Dương khi về được Giang Nam đã có nghe tin lục ca và tứ ca của chàng là Đoàn Khiết Tường và Cung Từ Ân đã tử nạn rồi. Quân binh dán cáo thị đầy trong chợ, tin này anh em nhà họ Lữ đã nói với chàng.
Khẩu Tâm trả lời Cửu Dương, bảo Tần Thiên Nhân và Tàu Chánh Khê sau khi thoát khỏi vòng vây đã bí mật quay trở lại tỉnh Sơn Tây đánh cướp thi thể của hai người đương gia xấu số, đem đi an táng.
Trương Quốc Khải nghe quân binh mang thi hài tứ đương gia, lục đương gia, đem treo ở chợ Sơn Tây để răng dân chúng, hừ một tiếng chửi:
-Mẹ kiếp cái bọn chó Thanh!
-A di đà Phật – Khẩu Tâm và Lữ Lưu Lương cùng lắc đầu nói.
Trương Quốc Khải nói tiếp:
-Nhị ca, ngũ đệ, hai người họ gan mật cũng không nhỏ, đã bị phục kích còn dám quay trở lại.
Cửu Dương liếc nhìn Lâm Tố Đình, thấy vẻ mặt nàng hoang mang, nên Cửu Dương nhìn Trương Quốc Khải nói:
-Tuy rằng tên Phủ Viễn tướng quân đó quỉ kế đa đoan thật, nhưng nhị ca võ công rất giỏi, lại nữa về thông minh cơ biến thì ngũ ca ít ai sánh kịp huynh ấy, nên đệ tin chắc hai huynh ấy sẽ không thua thiệt.
Khẩu Tâm gật đầu nói:
-Đúng rồi! Nhờ ơn Phật Tổ Như Lai, nhị đệ, ngũ đệ không sao.
Lâm Tố Đình thở phào một cái, nói:
-Không biết hai huynh ấy khi nào mới về?
Khẩu Tâm nói:
-Sao khi chôn cất thi thể tứ đệ lục đệ, bần tăng làm theo lời tổng đà chủ, bảo hai người họ đến các phân đà báo tin cầu viện. Nếu tính tới ngày hôm nay thì lực lượng của bang hội chúng ta chắc đã đến tụ tập đầy đủ ở tổng đà hồi cương rồi.
Tổng đà ở hồi cương này là tổng đà thứ hai của Đại Minh Triều, có tên gọi là “đồn Bạch Nhật.”
Thằng bé Hiểu Lạc nghe vậy giật giật tay áo nữ thần y, nàng khom mình xuống, nó kề tai nàng nói:
-Tỉ à, năm vị đương gia còn lại của bang hội, ngoài Tần nhị đương gia và Tàu ngũ đương gia thì tất cả đang tập hợp ở đây, các thành viên ở các phân đà nằm rải rác khắp nơi cũng đến tập trung ở tổng đà hồi cương, lần này có chuyện lớn rồi, phải chăng?
Nữ thần y cốc đầu nó một cái nói:
-Vớ vẩn, đương nhiên phải là chuyện lớn chứ!
Quả nhiên Khẩu Tâm nói:
-Tổng đà chủ bảo bần tăng đến gặp các vị, trao lá thư này.
Khẩu Tâm rút lá thư viết cho các trưởng lão trong hội Đại Minh Triều ra. Lữ Lưu Lương xé thư ra đọc lên, thấy đầu thư là mấy câu chào hỏi, tiếp theo là nói về mấy vị bằng hữu trong hội gặp nguy nan, nhờ chiếu cố… Trong thư không ghi rõ khi nào bà trở về gặp mọi người.
Lữ Lưu Lương xem xong, thở ra một hơi nhìn Hồ Quảng Đông.
Hồ Quảng Đông năm nay hơn bảy mươi tuổi rồi, là tổng tiêu đầu của tiêu cục Hưng Chấn ở Hà Nam. Vùng phía nam này, tiêu cục đó là lớn nhất, có phân cục ở cả Quảng Đông, Cam Túc, Tế Nam, Khai Phong, Thái Nguyên. Hồ Quảng Đông oai trấn là vậy nhưng tuổi tác đã lớn, thế mà lão vẫn chưa chịu rửa tay gác kiếm. Ôi chao! Lẽ ra lão nên cáo lão hồi hưu rồi mới phải. Tiêu cục đã phát tài hơn bốn mươi năm trời, chẳng lẽ không biết thế nào là đủ?
Hồ Quảng Đông dựa vào một thanh bát quái đao, một đôi bát quái chưởng, năm xưa đánh khắp vùng đại giang nam bắc không gặp địch thủ, nên mới gọi là “oai trấn Hồ Quảng.” Người trong thiên hạ phải may mắn lắm mới có thể quen thân được với vị lão anh hùng này.
Hồ Quảng Đông cũng như Lữ gia là bạn tâm giao của Cửu Nạn sư thái.
-Phen này tổng đà chủ thật khiến người ta lo quá – Hồ Quảng Đông nói - Không rõ bà đang tính chuyện chi mà bảo chúng ta mọi chuyện trong hội bà giao lại cho thiếu đà chủ đối phó, lại không ghi ai là thiếu đà chủ, cũng không nói cho chúng ta biết bà đang ở đâu.
Một trưởng lão khác trong hội bước ra nói:
-Thế thì chúng ra cứ làm theo ý nguyện của tổng đà chủ, thiên lý đón long đầu, chọn ngày tốt làm lễ tham kiến thiếu đà chủ vậy.
Người mới vừa nói đấy là Lạc Thiết Môn, vốn là một đại hiệp phái Võ Đang. Thời tráng niên ông hành hiệp trượng nghĩa ở vùng Giang Nam, danh trấn giang hồ, cũng là một nhân vật nổi tiếng của bang phái Đại Minh Triều. Thiên lý đón long đầu nghĩa là người của các hội xa đến Giang Nam để bái kiến tân đà chủ, hoặc cũng có thể là các hội viên đón tân đà chủ từ phương xa về.
Con trai thứ của Lữ Lưu Lương là Lữ Nghị Chánh hỏi nhỏ:
-Cha à, theo cha thì chúng ta nên bầu cử ai đây?
Lữ Lưu Lương nói:
-Đương nhiên là một người trong các vị đương gia rồi, sư thái đã dặn như thế.
Lão Trần nói:
-Hiện có đại đương gia, tam đương gia và thất đương gia đang ở đây…
Hiểu Lạc nghe thấy thiếu một người, huýt vô hông Lâm Tố Đình nói khẽ:
-Họ quên còn có bát đương gia tỉ nữa.
Lâm Tố Đình không cười, Hiểu Lạc ngạc nhiên nói:
-Lâm tỉ sao thế? Chắc Lâm tỉ đang nhớ Tần nhị gia? Hay tỉ sợ nhị gia lâu ngày không gặp tỉ, sợ nhị gia thấy người khác đẹp hơn là lập tức thay lòng đổi dạ?
Lâm Tố Đình mỉm cười ngắt lời:
-Đừng có đoán mò, ta đang lo sốt cả ruột đây, mà là lo chuyện khác cơ.
Hiểu Lạc nói:
-Tỉ lo huynh ấy bị bất trắc ư?
Rồi nó làm như người lớn, khoác tay nói:
-Tần nhị gia võ công đệ nhất phương Nam, sẽ không việc gì đâu, đệ chắc rằng khi nhị gia về sẽ đưa tỉ đi ngắm mặt trời mọc trên Tây hồ.
-Ha! Đi chơi? – Lâm Tố Đình nói - Huynh ấy mỗi khi rảnh rỗi chỉ biết gói cảo chỉ mà ăn!
Hiểu Lạc ngơ ngác hỏi:
- Có thật như thế không?
Lâm Tố Đình hỏi lại:
- Sao ta phải lừa gạt đệ? Còn chuyện đi ngắm mặt trời mọc trên Tây hồ thì huynh ấy chỉ thích đi một mình, có bao giờ chịu rủ ta đi cùng đâu!
Hai người nói mà không để ý nữ thần y đứng cạnh đó trong lòng không khỏi áy náy, mặt hơi lộ vẻ hổ thẹn.
Lại nói tiếp chuyện các trưởng lão đang bàn về thiếu đà chủ.
Trương Quốc Khải vốn biết mình hữu dũng vô mưu, không thích hợp để làm kẻ chỉ huy nên lên tiếng từ chối. Chàng bảo bản thân chàng võ nghệ không cao, kiến thức chẳng đủ rộng, tính khí cũng không được trầm tĩnh nên không dám múa rìu qua mắt thợ.
Trương Quốc Khải dứt lời, có một bàn tay đặt lên vai chàng. Kẻ đó là Nhất Đình Phong, chuyên nghề buôn bán vải vóc, làm chủ hai xưởng dệt tơ lụa khá lớn ở phương nam. Tính y hiếu võ nên kết giao với Trương Quốc Khải, rồi được họ Trương giới thiệu vào bang hội Đại Minh Triều. Nhất Đình Phong thân hình mập mạp, năm nay chừng ba mươi mấy tuổi, thường mặc áo dài bằng tơ lụa in bông lớn, ngoài khoác thêm áo choàng màu xanh. Nhìn y chẳng khác gì một vị đại gia sống trong nhung lụa, nào ngờ cũng là hiệp khách phong trần.
-Theo ngu kiến của tôi thì nhị đương gia trực tiếp đứng ra nhậm chức thiếu đà là thích hợp nhất.
Một người trung niên mang chiếc mũ rộng vành ở sau lưng chợt lên tiếng. Y tên là Bạch Kiếm Phi, độc hành đại hiệp, tuổi trạc tứ tuần, y một người một ngựa chuyên đi cướp bọn nhà giàu độc ác. Y cũng từng trong một đêm đánh phá ba gia đình phú hộ ở Kim Lăng, dùng ba món trường đao, đoản đao, phi đao đánh tan hết đám võ sư bảo vệ ba nhà, bắt chúng cúp đuôi mà chạy, từ đó danh chấn giang hồ. Mỗi lần y hành sự đều có thăm dò kỹ lưỡng, nếu đúng là khổ chủ mang nhiều tiếng xấu, làm điều bất nghĩa mới ra tay. Vì thế mỗi lần y cướp được nhiều thì trong lòng lại càng vui vẻ, thật là nhân tâm đại khoái.
Trong hội bấy giờ không ai biết phải nên chọn vị đương gia nào. Một số ít người ủng hộ Khẩu Tâm, vì mặc dù Khẩu Tâm tuy đã xuất gia mà bản tính y vẫn không thay đổi, phóng khoáng hành hiệp giang hồ, họ kính ngưỡng Khẩu Tâm. Còn lại đại đa số muốn theo Tần Thiên Nhân vì tánh tình y thẳng thắn, trung trực, lại rất tài ba, võ công có thể coi như là vô địch ở phương nam, tóm lại y là một kẻ rất có nghĩa khí.
-A di đà Phật - Khẩu Tâm chợt lên tiếng - Cám ơn các vị đã đề bạc, và cũng theo như bần tăng nghĩ thì đúng là có điều đáng tiếc…
Có tiếng vội hỏi:
-Đáng tiếc ở chỗ nào?
Khẩu Tâm nói:
-Theo như bần tăng nghĩ thì Tần nhị đệ, hiện giờ không biết đang ở phương trời nào rồi, nếu đệ ấy không về cho sớm thì không biết chúng ta lại trở thành rắn không đầu tới bao giờ? Lại nữa đệ ấy trong mình đang bị thương, không tiện động thủ. Không phải bần tăng muốn trợ oai cho địch mà hạ thấp bên mình nhưng nhỡ mai này tên Phủ Viễn tướng quân đó mang bọn ưng trảo và quân đội thiết giáp của hắn đến đây, không có Tần nhị đệ của ta đứng ra lãnh đạo, làm sao chúng ta địch nổi đoàn binh áo sắt của hắn? Bần tăng tuy bất tài, nhưng cũng biết coi nghĩa khí quan trọng hơn tính mạng. Bần tăng cả đời này sống là cho bang hội, cái mạng này đã vứt đi lượm lại mấy lần, đem ra liều với chúng cũng không có gì là quan trọng, cho nên…
Mọi người nghe Khẩu Tâm nói bất giác mồ hôi toát ra đầy đầu, uy danh của Phủ Viễn tướng quân quả thật chấn động trung nguyên, trận mai phục vừa qua ở chùa Quan Âm nghe đâu cũng là do hắn tương kế. Mấy câu này của Khẩu Tâm tuy có phần khích bác nhưng hoàn toàn có tình có lý.
Nhưng, cho dù Khẩu Tâm nói vậy mà các trưởng lão trong hội hãy còn phân vân, chưa chịu hưởng ứng việc Khẩu Tâm trở thành thiếu đà chủ, mọi người vẫn cứ mong được Tần Thiên Nhân lãnh đạo họ.
Chợt có một tú tài chạy vào thưa với Cửu Dương:
-Dạ thưa viện trưởng, có người của chúng ta nhìn thấy ngũ đương gia xuất hiện ở thị trấn kế bên.
Trương Quốc Khải cả mừng nói:
-Nếu ngũ đệ đang tới đây thì chắc nhị ca cũng đang trên đường về đây.
Các vị trưởng lão đứng bên rất đắc ý, lại hô lên:
-Cứ nghe lời của Bạch đại hiệp là bảo đảm không lầm!
Những người khác nào còn được phép nghĩ ngợi nhiều, nghe thế thì luôn thanh đáp:
-Đúng vậy! Đúng vậy!
-Quyết định vậy đi!
Ai cũng hưởng ứng chuyện Tần Thiên Nhân lên nhậm chức thiếu đà chủ thay cho sư thái quyết định các chuyện lớn nhỏ trong hội.
Chỉ có Cửu Dương đứng đó nãy giờ là không có phản ứng gì, dường như chàng cũng không bị tác động bởi chuyện ai là thiếu đà chủ, chỉ đang xuất thần quan sát diện mạo từng người đang có mặt trong lúc này. Tự nhiên Cửu Dương nghĩ sống chung với các vị sư huynh bấy lâu, ăn chung một măm, ngủ chung một giường với họ mà giờ chàng mới phát hiện thấy một người sư huynh của chàng có môi trên mỏng hơn môi dưới, người như vậy khó tạo niềm tin, do lời nói không thật thà.
Chàng lại nhìn sang thấy người sư huynh khác thì hai môi đều mỏng, đúng là tướng số của một người thiếu điềm tỉnh, phản ứng nhanh lẹ với ngoại cảnh, nhưng về tình cảm thì khá là thủy chung, chân thật. Cửu Dương lại nhớ đến một người sư huynh nữa không có mặt ở đây, người này môi dày, chính thực là người phản ứng chậm chạp chân chất, nhưng dễ thuyết phục người nghe, trung tín, ít đổi thay.
Còn đệ tử cưng của chàng, Hiểu Lạc thì… môi trên nó dày hơn môi dưới, tài sản khó vững bền được (^_^). Cửu Dương lại nghĩ cũng may là trong hội không có đàn bà nào chàng quen mà tướng số khắc chồng, môi dưới trùm lên môi trên. Trái lại đàn bà mà môi trên trùm lên môi dưới là số khó thành đạt…
Khi này Khẩu Tâm cũng giống Cửu Dương, cũng đứng trầm ngâm đến xuất thần.
Lão Trần thấy Khẩu Tâm không nói tiếng nào hết bèn hỏi:
-Đại đương gia à, ngài suy nghĩ gì mà thất thần vậy?
Trong hậu đường có một người nói đùa:
-Chắc đại đương gia đang lo ngài không ủng hộ nổi?
Cửu Dương bấy giờ mới cười nói:
-Không ủng hộ nổi cũng phải ủng hộ. Đây là ý mệnh của tổng đà chủ, sau khi đồng lòng chọn được người rồi thì bất luận thiếu đà chủ có thành công hay không thì chúng ta cũng phải son sắt một lòng, trung thành với người.
Trước khi Cửu Dương ra khỏi hậu đường có nán lại nhìn Khẩu Tâm thêm một cái, Cửu Dương để ý kỹ thấy Khẩu Tâm có hơi cau mày lại. Tiểu Tường nãy giờ đứng cạnh Cửu Dương, nàng thấy ai cũng đi về cả rồi mà thần thái Cửu Dương hơi lạ, bèn kéo tay áo chàng một cái. Cửu Dương mới chịu cùng nàng và Lâm Tố Đình rời đi.
Lâm Tố Đình thì khỏi phải nói rồi, nàng nghe tin Tần Thiên Nhân bình an vô sự lòng mừng khôn xiết kể. Nàng nhớ Tần Thiên Nhân vô cùng, đã bao lâu rồi không gặp được chàng. Nay nghe chàng được bình an nàng tự nhủ nàng không cần mỗi đêm rúc vào một xó nhà khóc rưng rức nữa.
Lâm Tố Đình vốn dĩ đã tự xem nàng là chị dâu của Cửu Dương, nên mỗi khi hứng chí lên lại lớn tiếng bắt nạt chàng. Vì năm xưa hai nhà họ Tần và họ Lâm trong lúc cao hứng kháo chuyện với nhau, Tần Nhị và Lâm Vĩ đều nói nếu vợ của họ hạ sinh một cặp trai gái sẽ hứa hôn cho hai đứa bé, bằng không, nếu sinh đôi trai hay là đôi gái thì để chúng cùng làm tri kỷ.
Năm Tần Nhị qua đời, trước khi nhắm mắt ông gọi hai người con trai của ông tới nói:
-Thiên Nhân, Thiên Văn à, hai đứa con một người thông minh, lanh lợi, hiếu học, ham hỏi. Một người hiếu thảo, trọng đạo, biết giúp đỡ gia đình. Được hai người con như thế này, kẻ làm cha này không đòi hỏi gì hơn nữa.
Ông lại nhìn con trai trưởng là Tần Thiên Nhân, nhắc lại lời phối hôn của nhiều năm trước, hy vọng Tần Thiên Nhân chăm sóc cho Lâm Tố Đình vì cha mẹ Lâm Tố Đình đã sớm hóa người thiên cổ rồi. Lâm Tố Đình mới vì vậy mà mặc nhiên coi mình là thê tử chưa cưới của chàng.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook