Thanh Tịnh Đạo
-
2: Phần Thứ Nhất Giới Chương I Giảng Nghĩa Về Giới
I.
Dẫn Nhập1.Người trú giới có tríTu tập tâm và tuệNhiệt tâm và thận trọngTỷ kheo ấy thoát triền.
(S., i, 13)Do duyên gì bài kệ trên đây được nói? Khi đức Thế tôn ở Xá vệ, một vị trời đi đến hoặc, vị ấy đã đặt câu hỏi này:Nội triền và ngoại triềnChúng sinh bị triền phượcCon hỏi GotamaAi thoát khỏi triền này? (S.
i, 13)2. Ðây là ý nghĩa tóm tắt.
Triền là lưới tham.
Vì đó là một trói buộc theo nghĩa đan mắc vào nhau, như những cành cây chằng chịt như mạng lưới trong các khu rừng tre v.v....!Tham cứ tiếp tục khởi qua lại giữa những đối tượng của tâm, từ sắc pháp đến tâm pháp và trái lại.
Tham được gọi là nội triền và ngoại triền vì nó khởi lên dưới hình thức khát ái đối với vật dụng của mình và đối với vật dụng của người, đối với tự ngã của mình và tự ngã của một người khác, đối với nội xứ và ngoại xứ.
Vì tham khơiû theo cách ấy, nên chúng sinh bị triền phược.
Như những cây tre bị vướng mắc bởi bụi tre, thế gian này cũng vậy, nói cách khác, tất cả chúng sinh này đều bị vướng mắc vì mạng lưới chằng chịt của dục vọng.
Con hỏi Gotama: Và bởi vì thế gian bị trói buộc như thế, cho nên con muốn hỏi điều này.
Vị trời xưng hô với đức Thế tôn bằng tộc tánh của Ngài là Gotama.
Ai thoát khỏi triền này: Ai có thể giải toả, tháo gỡ trói buộc này, cái mớ bòng bong làm cho chúng sinh trong tam giới đều bị quấn quít như thế? Ðiều vị trời ấy hỏi là, ai có khả năng tháo gỡ triền phược?3. Khi được hỏi như vậy, đức Thế tôn, đấng Vô ngại giải, Trời của các vị trời, vượt hơn Ðế thích, Phạm thiên, đấng Thành tựu bốn vô uý, đấng Mười lực, đấng Chánh biến tri, đã nói bài kệ này để trả lời:Người trú giới có tríTu tập tâm và tuệNhiệt tâm và thận trọngTỷ kheo ấy thoát triền4.Bây giờ tôi sẽ, đưa ra ý nghĩa chân thực chia làm giới, vân vân...! của câu kệ do bậc Ðại thánh nói.Trong giáo pháp đấng Chiến thắngCó những người tâm đạo đã từ bỏGia đình, sống không nhà-những người mặc dù khát khao sự thanh tịnhnhưng vẫn chưa có được cái chánh kiến về con đường thắng, bảo đảm, gồm Giới, Ðịnh và Tuệ.Con đường khó tìm, dẫn đến thanh tịnhCho những người chưa được an, dù đã cố gắng,Tôi sẽ giảng Ðạo lộ an ổnVề Thanh tịnhY cứ lời dạy của những vị cư trúTrong ngôi Ðại tinh xáNhững người ưa thích thanh tịnh Hãy chú tâm nghe trình bày.5. Ở đây, thanh tịnh nên hiểu là Niết bàn.
Niết bàn không tất cả cấu uế, nên hoàn toàn thanh tịnh.
Thanh tịnh đạo là con đường dẫn đến sự thanh tịnh ấy, cách đến gọi là con đường.
Tôi sẽ giải thích con đường đưa đến sự thanh tịnh ấy.6. Trong vài trường hợp, con đường dẫn đến thanh tịnh được dạy là do tuệ quán (về vô thường, khổ, vô ngã), như khi nói:Tất cả hành vô thườngVới tuệ quán thấy vậyÐau khổ được nhàm chánChính con đường thanh tịnh.
(Dh.
227)Trong vài trường hợp, được giảng do thiền định và trí tuệ, như khi nói:Người có thiền có tuệNhất định gần Niết bàn (Dh.372)Khi thì được giảng là do nghiệp, như khi nói:Nghiệp, minh và chánh phápGiới - tối thượng sanh mạng Chính nhờ các pháp trênKhiến chúng sinh thanh tịnhKhông phải do giai cấpKhông phải do tài sản (M.
iii, 262)Khi thì được giảng là do Giới v.v...!Như khi nói:Vị luôn luôn trì giớiTrí tuệ khéo định tĩnhChí siêng năng dõng mãnhVượt bậc lưu khó vượtVà có trường hợp, thanh tịnh đạo được giảng là do bốn niệm xứ v.v...!như khi nói: "Nầy các tỷ kheo, con đường này là con đường duy nhất để thanh tịnh các hữu tình....!để chứng Niết bàn, đó là bốn Niệm xứ".
(D.
ii, 290).
Cũng tương tự với bốn chánh cần v.v...!Nhưng để trả lời câu hỏi này, thì con đường thanh tịnh được giảng là giới, định và tuệ.7.
Ðây là bình chú vắn tắt về bài kệ.
Trú giới là đứng vững trên đ?t giới.
Chỉ có người thực sự thành tựu trọn vẹn giới, mới được gọi là "trú giới".
Cho nên câu này có nghĩa: trú giới do thành tựu viên mãn giới.
Người là một hữu tình.
Có trí có tuệ do nghiệp sinh, nhờ một kiết sanh có ba nhân (là vô tham, vô sân và vô si).
Tu tập tâm và tuệ: tu tập cả định và tuệ.
Tâm ở đây chỉ định, còn tuệ là quán.
Nhiệt tâm (àtàpin): có nghị lực.
Nghị lực được gọi là tinh cần hay nhiệt tâm (àtàpa) với ý nghĩa đốt cháy những phiền não.
Vì có nghị lực, nên vị ấy nhiệt tâm tinh cần.Thận trọng: Là có tuệ giác, chỉ tuệ phòng hộ.
Trong câu trả lời, tuệ được nhắc đến ba lần: lần đầu (có trí) là tuệ bẩm sinh, lần thứ hai là tuệ với nghĩa"quán", còn lần này chỉ tuệ "phòng hộ" hướng dẫn mọi công việc.Tỷ kheo (bhikkhu) là kẻ thấy sự khủng khiếp (bhayam ikkhati) trong vòng luân hồi sinh tử.
Thoát triền: như người đứng trên đất, dùng con dao bén có thể phát quang một bụi tre chằng chịt, cũng thế, vị tỷ kheo có được sáu yếu tố này là giới, định tuệ, gòm ba thứ nói trên, và sự nhiệt tâm tinh cần - đứng trên đất giới, dùng tay tuệ (phòng hộ) nỗ lực bằng tinh cần, cầm dao tuệ (bẩm sinh) được mài sắc trên đá thiền định -có thể tháo gỡ, cắt đứt, phá huỷ tất cả các dây nhợ tham dục.
Chính ở giai đoạn này, thuộc Ðạo lộ, vị ấy mới được gọi là đã "thoát triền": Ở sát na chứng quả, vị ấy đã tháo gỡ xong sự trói buộc và xứng đáng sự cúng dường tối thượng của thế gian và chư thiên, nên Thế tôn nói:Người trú giới có tríTu tập tâm và tuệ Nhiệt tâm và thận trọng Tỷ kheo ấy thoát triền.Ở đây, không có gì vị ấy phải làm về trí tuệ bẩm sinh nhờ đó mà vị ấy được gọi là người "có trí", bởi vì trí tuệ này đã an trú thuần nhờ ảnh hưởng của nghiệp đời trước.
Song nhiệt tâm và thận trọng có nghĩa rằng, bằng nghị lực kiên trì như đã nói, và bằng hành vi đầy giác tỉnh với tuệ quán, vị ấy cần phải- khi đã an trú trong giới- tu tập, phát triển Chỉ và Quán được mô tả bằng từ ngữ Tâm và Tuệ.
Ðây là cách đức Thế tôn chỉ rõ đạo lộ đưa đến thanh tịnh dưới những đề mục Giới, Ðịnh và Tuệ.9. Từ trước đến đây, những điều được nêu lên là Ba môn học, giáo lý tốt đẹp trong ba phương diện, điều kiện cần thiết để chứng ba minh v.v..
Sự tránh hai cực đoan và tu tập trung đạo, cách vượt khỏi những đoạ xứ, đoạn trừ ô nhiễm dưới ba khía cạnh, sự đề phòng vi phạm, sự thanh lọc ba thứ nhiễm ô, và lý do đạt đến những quả Dự lưu v.v...!Nêu lên như thế nào?10. Ở đây, sự tu tập tăng thượng giới được nêu bằng Giới; tu tăng thượng tâm bằng Ðịnh; và tu tăng thượng trí tuệ bằng TuệSự tốt đẹp của giáo lý ở chặn đầu được nêu bằng Giới, do đoạn kinh: "Và gì là khởi điểm của các thiện pháp? Chính là giới hoàn toàn thanh tịnh".
(S.
V, 143) và do Pháp cú 183 "Không làm mọi điều ác".
Giới là khởi đầu của giáo lý.
Và giới tốt đẹp, vì nó đem lại những đức đặc biệt là bất hối, v.v...!Sự tốt đẹp của giáo lý ở chặn giữa được nêu bằng Ðịnh.
Do Pháp cú 183 "Không làm mọi điều ác", định là chặn giữa của giáo lý: "Thành tựu các hạnh lành".(Không làm mọi điều ácThành tựu các hạnh lànhTâm ý giữ trong sạchChính lời chư Phật dạy)Và Ðịnh tốt đẹp, vì đem lại các đức đặc biệt như thần thông v.v...!Sự tốt đẹp của giáo lý ở chặn cuối được nêu bằng Tuệ.
Do câu "Tâm ý giữ trong sạch.
Chính lời chư Phật dạy".
(Dh.183) và vì tuệ là cao điểm của nền giáo lý, nên Tuệ là chặn cuối.
Tuệ tốt đẹp vì đem lại đức bình thản đối với những điều khả ý và bất khả ý.
Như kinh dạy:Như núi đá kiên cốKhông bị gió lay độngHuỷ báng hoặc tán dươngKhông lay động bậc trí.
(Dh.81)11. Cũng thế, điều kiện cần thiết để chứng ba minh được nêu bằng Giới.
Vì nhờ sự hỗ trợ của Giới viên mãn mà người ta đắc ba minh.
Ðiều kiện cần thiết để đắc sáu thông được nêu bằng Ðịnh, vì chính nhờ sự hỗ trợ của định viên mãn mà đạt đến sáu thông.
Ðiều kiện cần thiết để đắc bốn vô ngại giải được nêu bằng Tuệ, vì chính nhờ sự hỗ trợ của tuệ viên mãn mà được bốn vô ngại giải.
(Chú thích: Ba minh: túc mạng minh, nhớ được các đời trước; thiên nhãn minh: biết sự chết và tái sinh của các hữu tình; lậu tận minh, đoạn trừ tất cả lậu hoặc.
(M.
i, 22-3).
Bốn vô ngại giải là nghĩa vô ngại, pháp vô ngại, từ vô ngại, biện tài vô ngại (A.
ii, 160).Sự tránh xa cực đoan mê đắm dục lạc được nêu bằng Giới cực đoan ép xác khổ hạnh được nêu bằng Ðịnh, và sự tu tập trung đạo được nêu bằng Tuệ.12. Cũng vậy, Giới được nêu làm phương tiện để vượt khỏi các đạo xứ, Ðịnh để vượt khỏi các dục, và tuệ để vượt tất cả hữu.
Lại nữa, sự từ bỏ những ô nhiễm do thay thế những pháp ngược lại là Giới, do nhiếp phục là Ðịnh, do đoạn tận là Tuệ.13. Ðề phòng vi phạm những điều ô nhiễm là nhờ Giới, đề phòng các ám ảnh của ô nhiễm là nhờ Ðịnh, đề phòng các tùy miên (khuynh hướng nội tại đưa đến ô nhiễm) là nhờ Tuệ.Sự thanh lọc những ô nhiễm do tà hạnh là nhờ Giới; thanh lọc những ô nhiễm do dục tham là nhờ Ðịnh; và thanh lọc những ô nhiễm do tà kiến là nhờ Tuệ.14. Lý do đắc quả Dự lưu và Nhất lai là Giới, quả Bất hoàn là Ðịnh và quả A-la-hán là Tuệ.
Vì bậc Dự lưu được gọi là người "thành tựu viên mãn các phẩm loại của giới", bậc nhất lai cũng vậy, bậc bất hoàn được gọi là "viên mãn định" và A-la-hán là bậc "tuệ viên mãn".15. Ðến đây, chín nhóm "ba pháp" đã được nêu lên về các đức đặc biệt của giới định tuệ, đó là ba môn học, giáo lý tốt đẹp ở ba phương diện, điều kiện cần để chứng ba minh, sự tránh hai cực đoan và tu tập trung đạo, cách vượt khỏi đoạ xứ, khỏi dục và khỏi hữu, sự từ bỏ ô nhiễm ở ba bực, sự đề phòng vi phạm, sự thanh lọc ba thứ nhiễm ô và lý do đắc các quả.---o0o---.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook